Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất Indole-3-butanic acid (IBA) đến khả năng hình thành cây hom Gáo (Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex Walp) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN ANH TUẤN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT INDOLE-3-BUTANIC
ACID ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH CÂY HOM GÁO
(Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex Walp)
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm Nghiệp
Khoa : Lâm nghiệp
Lớp : 42LN
Khoá học : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Sỹ Trung
Phòng Sau Đại học- Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên








Thái Nguyên, 2014


2


LỜI CẢM ƠN

Mục tiêu của khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm là đào
tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành
thạo thực hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể
thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm
quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy được những
kinh nghiệm cần thiết sau này.
Để thực hiện được điều đó Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp –
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã đồng ý cho tôi thực hiện đề tài:

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất Indole-3-butanic acid (IBA) đến khả năng
hình thành cây hom Gáo (Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex Walp)

tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
.

Trong suốt thời gian thực tập, bằng niềm say mê nhiệt tình và sự cố
gắng của chính bản thân cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Lê Sỹ Trung, người

đã trực tiếp hướng dẫn tôi đề tài này và cán bộ vườn ươm khoa Lâm nghiệp
đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình hoàn thiện bản khóa
luận này.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian và trình độ có hạn, nên bản khóa luận này sẽ còn nhiều
thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên để bản
khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Anh Tuấn




3

MỤC LỤC


PHẦN 1.

MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học của giâm hom 4
2.1.1. Cơ sở tế bào học 4
2.1.2. Cơ sở di truyền học 5
2.1.3. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể 6
2.1.4. Sự hình thành rễ của hom giâm 6
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom 7
2.1.6. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi giâm hom 14
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới 14
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 15
2.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 17
2.4.1. Tổng quan loài cây nghiên cứu 17
2.4.2. Tổng quan địa điểm nghiên cứu 18
PHẦN 3.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 20
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Địa điểm, thời gian thực hiện đề tài 20
3.3. Nội dung nghiên cứu 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp 20



4

3.4.1.1. Vật liệu dùng cho nghiên cứu 21

3.4.1.2. Các bước tiến hành 22
3.4.1.3. Chăm sóc và thu thập số liệu 23
PHẦN 4.

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 29
4.1. Kết quả về ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng IBA ở một số
nồng độ đến tỉ lệ hom sống của cây Gáo 29
4.2. Kết quả về các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Gáo ở các công thức thí nghiệm. 31
4.3. Kết quả về tỷ lệ ra chồi của hom cây Gáo 36
PHẦN 5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
5.1. Kết luận 39
5.2. Tồn tại 39
5.3. Đề nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41





5

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


IBA : INDOLE-3-BUTANIC ACID
IAA : INDOLE-3-ACETIC ACID
NAA : 1-NAPHTHALENE ACETIC ACID
LSD : Least significant diference

CTTN : CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM
CT : CÔNG THỨC




6

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ MẪU BẢNG


Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho các công thức giâm hom Gáo
với 3 lần nhắc lại 21
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Gáo ở các công thức thí nghiệm ở
định kỳ theo dõi 29
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Gáo ở các công thức
thí nghiệm 31
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả về chỉ số ra rễ
của hom cây Gáo ở đợi cuối thí nghiệm 34
Bảng 4.4: Bảng phân tích phương sai một nhân tố ảnh hưởng
Về chỉ số ra rễ của hom cây Gáo 34
Bảng 4.5: Bảng sai dị từng cặp
xjxi −
cho chỉ số ra rễ của hom cây Gáo 35
Bảng 4.6: Tỷ lệ ra chồi của cây hom Gáo ở các công thức thí nghiệm 36
Mẫu bảng 01: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích
phương sai 1 nhân tố 25
Mẫu bảng 02: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA 28





7

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 4.1: Tỉ lệ sống của hom Gáo ở các công thức thí nghiệm 30
Hình 4.2: Các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Gáo ở các công thức
thí nghiệm 32




1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên có giá trị to lớn không chỉ về mặt kinh tế
mà còn về xã hội, khoa học, môi trường và quốc phòng. Thế nhưng, hiện
nay tài nguyên rừng nước ta đã bị suy giảm đáng kể cả về số lượng và chất
lượng. Nguyên nhân là do cháy rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản,
chuyển đất rừng sang những mục đích sử dụng khác… Kết quả đã làm cho
nhiều loài cây gỗ quý hiếm, cây bản địa, cây có giá trị cao về kinh tế bị đe
dọa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng. Vì thế, việc nghiên cứu bảo
tồn đa dạng sinh học đang trở thành nhu cầu cấp thiết hiện nay.
Giống là một khâu đặc biệt quan trọng trong các chương trình trồng
rừng kể cả cho rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây

phân tán. Công tác giống đóng một vai trò không thể thiếu được trong
trồng rừng, nhằm tái tạo, giúp cho sản xuất nghề rừng được lâu dài, sớm
phát huy tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường [5].
Giống là một khâu quan trọng của rừng thâm canh, không có giống
được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên
cao [1].
Những loại rừng sau khi đã được chọn lọc, khảo nghiệm thì việc lựa
chọn phương pháp nhân giống có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc duy
trì những tính trạng tốt của loài cây rừng. Một trong số những phương pháp
nhân giống duy trì được trọn vẹn những tính trạng tốt từ đời trước cho đời
sau là nhân giống bằng hom.
Nhân giống bằng hom là một trong những công cụ hiệu quả cho chọn
giống cây rừng. Song cần thấy rằng việc áp dụng nhân giống bằng hom chỉ
là một công cụ của chọn giống, nó chỉ phát huy tác dụng tốt khi giống đã


2

qua chọn lọc, khảo nghiệm cẩn thận, được chứng minh là hơn giống đại
trà [5].
Cây Gáo danh pháp khoa học là Neolamarckia cadamba nhiều tài
liệu sử dụng tên Anthocephalus chinensis (tên chi xuất hiện “Lamarckia”
bắt nguồn từ tên của nhà tự nhiên học người pháp Jean-Baptiste Lamarck).
Gáo là cây gỗ thường xanh quanh năm thuộc họ thiến thảo.
Gáo là loài cây đa tác dụng. Lá và vỏ cây được dùng để chiết xuất
chất chống viêm. Ở Ấn Độ và một số nước có tôn giáo theo Hin-đu và Ấn –
Độ giáo thì loài này được trồng như một loài cây tôn nghiêm, hoa của nó
được dùng trong công nghệ tinh chiết các hoạt chất dùng là nước hoa. Gỗ
Gáo tính chất cơ học không cao, có thể dễ dàng gia công cắt gọt, dùng đóng
các vật liệu gia dụng sau khi được xử lý bảo quản.

Gáo trắng là loài có ý nghĩa lâm học, được quan tâm nghiên cứu như
là loài thúc đẩy quá trình tái sinh lỗ trống rừng mưa nhiệt đới, phục hồi
rừng thứ sinh nghèo kiệt từ giai đoạn diễn thế rừng thảm lau sậy, tre nứa.
có thể trồng ở vùng ven bán ngập của các hồ thủy điện, tăng sinh khối gỗ
cho mô hình trồng rừng kết hợp tre - gỗ.
Nhận thấy rằng để gieo ươm và trồng cây Gáo thành công, điều
quan trọng trước hết là phải có những hiểu biết đầy đủ về những nhân
tố có ảnh hưởng lớn đến sức sống và sinh trưởng của cây con trong giai
đoạn vườn ươm
Xuất phát từ thực tế tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của chất Indole-3-butanic acid (IBA) đến khả năng hình thành cây
hom Gáo (Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex Walp) tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên”
.



3

1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần nhân giống cây Gáo, cung cấp cho trồng rừng gỗ lớn,
cây cải thiện môi trường.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Lựa chọn được nồng độ thuốc IBA phù hợp cho cho sự hình thành cây
hom Gáo.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
• Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp cho sinh viên vận dụng kỹ
thuật giâm hom từ lý thuyết vào thực tế.
Rút ra được một số kinh nghiệm thực tế trong nhân giống cây rừng từ

hom.Củng cố thêm

những kiến thức đã được học. Bước đầu nắm được cách
viết tài liệu tham khảo. Bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu, xử lý số liệu,
viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
• Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả của đề tài là căn cứ khoa học để xây dựng quy trình kĩ thuật
nhân giống cây Gáo từ hom áp dụng vào thực tế sản xuất.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của giâm hom
Theo nghĩa rộng thì nhân giống sinh dưỡng bao gồm nhân giống
bằng hom, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy mô phân sinh,….
Nhân giống bằng hom là phương pháp có hệ số nhân giống lớn
tương đối rẻ tiền nên được dùng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây
cảnh và cây ăn quả [1].
Thực vật có hai hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản vô tính và
sinh sản hữu hình. Sinh sản hữu hình là hình thức sinh sản trong đó có sự
kết hợp giữa hai giao tử đực và cái đơn bội để trở thành hợp tử lưỡng bội.
Hợp tử phát triển thành cá thể mới. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
không qua thụ tinh, nó bao gồm sự kết hợp vô tính và các dạng khác của
sinh sản dinh dưỡng.
Nhân giống dinh dưỡng là hình thức nhân giống dựa trên cơ sở của
sinh sản sinh dưỡng. Cây phân sinh được tạo ra từ một bộ phận của cây mẹ
bằng hàng loạt quá trình nguyên nhiễm nên có khả năng phát triển thành

cây mới có đặc điểm di truyền giống cây mẹ.
Nhân giống bằng hom là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn
thân, một đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom, cây
hom có dặc tính di truyền như của cây mẹ. Vấn đề quyết định trong giâm
hom là làm cho hom ra rễ, trong công thức thí nghiệm hom ra rễ càng nhiều
thí nghiệm càng thành công.
2.1.1. Cơ sở tế bào học
Dựa vào đơn vị cấu trúc cơ bản của cây rừng, trong đó tế bào là
cơ sở quan trọng mang đầy đủ thông tin di truyền cho các quá trình phát
triển của thực vật.
Khả năng hình thành rễ và thân phụ thuộc vào đặc điểm di truyền
của loài cây, bộ phận của cây lấy làm giống cũng như loài tế bào đã phân
hóa của cây.


5

2.1.2. Cơ sở di truyền học
Dựa vào các đặc tính di truyền của cây mẹ truyền cho đời con nhờ
quá trình nguyên nhiễm hay nguyên phân, mà ta tiến hành dùng các cành,
thân để giâm hom.
Kết quả nghiên cứu của (D.A Komixaro, 1964: B.Martin, 1974;
Nanda,1970…) đều đi đến một kết luận chung nhất là: Các loài cây khác
nhau thì đặc điểm ra rễ khác nhau. Các tác giả này đã dựa vào khả năng ra
rễ để chia làm 3 nhóm: (theo Qujada, 1985 và Nanda, 1970)
Nhóm dễ ra rễ: bao gồm các loại cây không cần sử dụng chất kích
thích vẫn có tỷ lệ ra rễ cao, nhóm này gồm 29 loài như: Đa, Sung, Tre,
Nứa, Dương…
Nhóm khó ra rễ: bao gồm các loài hầu như không ra rễ hoặc là phải
dùng chất kích thích ra rễ mà vẫn cho tỉ lệ ra rễ thấp, nhóm này gồm 26 loài

như chi: Mận mơ. Ở nước ta, Bách tán cũng thuộc loài rất khó ra rễ
Nhóm ra rễ trung bình: bao gồm các loài chỉ sử dụng chất kích thích
với nồng độ thấp cũng có thể ra rễ với tỉ lệ cao, nhóm này gồm 65 loài,
trong đó có các chi: chi Thông, chi Sồi,…Tuy vậy, sự phân chia này chỉ có
ý nghĩa tương đối, vì thế theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật
thành 2 nhóm chính là:
Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom, cành: Gồm nhiều loài cây thuộc
họ Dâu tằm, một số loài thuộc họ Liễu, với những loài cây này, khi giâm
hom không cần xử lý thuốc hom vẫn ra rễ bình thường
Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt: khả năng ra rễ của hom giâm bị
hạn chế bởi các mức độ khác nhau. Những loài cây dễ ra rễ như Thông đỏ,
40-50 tuổi vẫn ra rễ 80-90%[2]


6

2.1.3. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cá thể đều do bộ gen và môi
trường xung quanh quyết định, môi trường ở đây là môi trường bên ngoài
và môi trường bên trong ảnh hưởng đến tế bào chất. Quá trình phát triển
của cá thể được thể hiện qua các giai đoạn: Non trẻ, chuyển tiếp, thành
thục, khả năng ra chồi rễ của các bộ phận là rất khác nhau.
Trong sinh sản sinh dưỡng (giâm hom) cũng hay gặp hiện tượng
Topophysis (hiện tượng bảo lưu cục bộ) đó là hiện tượng bảo lưu duy trì sự
phát triển hình thái và đặc điểm sinh học của bộ phận được lấy làm vật liệu
giống trong nhân giống sinh dưỡng, những cây con được tạo ra từ chồi
ngọn sẽ mọc thẳng (hiện tượng này thường gặp ở chi Bách Tán).
2.1.4. Sự hình thành rễ của hom giâm
Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ
của nó, rễ bất định có thể sinh ra tự nhiên (Ví dụ: Đa, Si khi ra rễ là

mọc từ cành và đâm dài xuống đất, còn cây Cau, Dừa thì rễ lại mọc ra
từ giữa các thân).
Có 2 loại rễ bất định là: Rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh, rễ tiềm ẩn là rễ có
nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành cây nhưng chỉ phát triển khi đoạn thân
hoặc cành đó tách rời khỏi cây, còn rễ mới sinh được hình thành khi cắt
hom và là hậu quả của phản ứng với vết cắt, khi hom bị cắt các tế bào sống
ở vết cắt bị tổn thương và các tế bào dẫn truyền của mô gỗ được hở ra và
gián đoạn, sau đó quá trình tái sinh xảy ra theo 3 bước: Các tế bào bị
thương ở mặt ngoài chết và hình thành một lớp tế bào bị thối trên bề mặt,
vết thương bị bọc một lớp bần, mạch gỗ được đậy lại bằng keo, lớp bảo vệ
này giúp cho mặt cắt khỏi thoát nước.


7

Các tế bào sống ở ngay dưới lớp bảo vệ đó sẽ bắt đầu phân chia ngay
sau khi bị cắt vài ngày và có thể hình thành một lớp mô mềm. Các tế bào ở
vùng lân cận của tượng tầng mạch và li be bắt đầu hình thành rễ bất định.
Cây gỗ có một hoặc nhiều lớp mô gỗ thứ cấp và li be thì rễ bất định
thường phát sinh ở tế bào nhu mô còn sống của hom bắt nguồn từ li be thứ
cấp còn non. Tuy nhiên, đôi khi rễ bất định cũng phát sinh từ mạch ray,
thượng tầng, li be, bì khổng và tủy.
Nói chung, các rễ bất định thường được hình thành bên cạnh và sát
ngoài lõi trung tâm của mô mạch và ăn sâu trong thân (cành) tới gần ống
mạch sát bên ngoài thượng tầng.
Như vậy, việc giâm hom để hình thành bộ rễ mới là quan trọng nhất,
sau đó là số lượng rễ trên hom và chiều dài của rễ.
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom
• Thời vụ giâm hom
Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh

hưởng đến sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào
thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom, một số loài cây có thể giâm hom
quanh năm, nhưng một số loài thì cần có thời vụ nhất định, mùa mưa là
mùa giâm hom có tỉ lệ ra rễ cao nhất của nhiều loài cây, trong khi một số
loài khác lại ra rễ cao nhất vào mùa xuân. Hom lấy trong thời kỳ cây mẹ có
hoạt động sinh trưởng mạnh thường có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với các thời
kỳ khác. Thay đổi tỉ lệ ra rễ của hom giâm theo thời vụ được cho là do tình
trạng dinh dưỡng của hom hoặc do thay đổi là quan hệ các nhân tố nội sinh
kích thích và kìm hãm ra rễ [dẫn từ Tewari, 1993] gắn liền với sự thay đổi
trạng thái, hình thái- sinh lý của cành làm thay đổi đến hoạt động của tượng
tầng, nơi xuất phát của rễ bất định xuất hiện trong quá trình giâm hom.
Thời vụ giâm hom đạt kết quả tốt hay xấu thường gắn liền với các
yếu tố cơ bản là diễn biến khí hậu, thời tiết quanh năm, mùa sinh trưởng


8

của cây và trạng thái sinh lý của cảnh, hầu hết các loài cây đều sinh trưởng
mạnh trong mùa xuân hè (mùa mưa) và sinh trưởng chậm vào thời kỳ cuối
thu và mùa đông (mùa khô) . Vì thế, thời kỳ giâm hom tốt nhất có tỉ lệ ra rễ
cao nhất cho nhiều loài cây là các tháng xuân-hè và đầu thu (tức là mùa
mưa và mùa nóng ẩm). Đến nay nhiều tác giả cho rằng cách xác định
lịch nhân giống bằng hom là không nên, bởi vì bắt đầu thời kỳ sinh
dưỡng nhịp độ sinh trưởng và phát triển chồi ở các loài rất khác nhau
trong từng năm [2].
Với cây vùng ôn đới thì thời kì giâm hom tốt nhất là thời kỳ hoa nở
rộ, còn với cây á nhiệt đới ẩm thì thời kỳ giâm hom của nhiều loài không
trùng với lúc ra hoa. Từ những kết quả đã nghiên cứu, có thể đi đến kết
luận sau: Một số loài có thể giâm hom trong thời kỳ sinh trưởng mạnh của
cành, một số khác trong thời kỳ sinh trưởng giảm dần và một số loài sau

khi kết thúc sinh trưởng cành, thời kỳ tốt nhất để giâm hom cho mỗi loài ở
từng vùng chỉ có thể xác định bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, ở các nước
nhiệt đới nóng ẩm, thời kỳ giâm hom còn phụ thuộc vào thời tiết trong
năm. Ở nước ta, những tháng mùa hè nhiệt độ không khí ngoài trời 35-36
độC, trong lúc đó độ ẩm không khí còn quá thấp, không thuận lợi cho sự ra
rễ của hom. Nhìn chung, trong điều kiện khí hậu Việt Nam, thời kỳ giâm
hom thích hợp nhất là vào các tháng mùa xuân, mùa hè và mùa thu.
• Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong quá trình ra rễ của hom giâm,
không có ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp,
quá trình trao đổi chất khó xảy ra, do đó không có hoạt động ra rễ, hầu hết
các loài cây không thể ra rễ trong điều kiện che tối hoàn toàn, bất kể đó là
nhóm cây ưa sáng hay chịu bóng. Trong điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự
nhiên mạnh thường kèm theo nhiệt độ cao nên giảm đáng kể tỉ lệ ra rễ.
Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom.Chất lượng


9

ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm, theo Komisarov,
1964 thì ánh sáng tự nhiên cần thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng
xanh làm giảm tỉ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loài cây ưa sáng. Tewary
(1993) cho rằng thời gian chiếu sáng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của
hom giâm. Ánh sáng tán xạ cần thiết cho hom và độ sáng thích hợp khoảng
40-50% ánh sáng toàn phần, ánh sáng đầy đủ thời gian ra rễ ngắn hơn và tỷ
lệ ra rễ cũng cao hơn.
Tuy nhiên, các loài yêu cầu ánh sáng cũng khác nhau: cây ưa sáng
yêu cầu ánh sáng cao hơn cây chịu bóng, trong tối hom của các loài ưa sáng
hoàn toàn không ra rễ. Yêu cầu của ánh sáng còn phụ thuộc vào mức độ
hóa gỗ và chất dự trữ trong hom. Hom hóa gỗ yếu, chất dự trữ ít cần cường

độ ánh sáng tán xạ cao so với hom hóa gỗ hoàn toàn. Ánh sáng là yếu tố
cần thiết cho hom ra rễ, điều đó lý giải tại sao các nhà kính được sử dụng
để giâm hom hoăc nhà giâm hom tạm thời thường được lợp bằng các màng
Polyetylen trắng trong suốt mà không dùng các vật liệu khác. Trong thực
tế, ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình ra rễ của hom giâm thường mang
tính tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng - nhiệt - ẩm mà không phải nhân
tố riêng lẻ. Vì thế khi giâm hom phải chú ý đầy đủ đến các yếu tố này.
Mặt khác, ánh sáng chỉ tác động đến ra rễ của hom với sự có mặt của
lá cây, hom không có lá thì không có hoạt động ra rễ. Hoạt đông ra rễ của
những hom không có lá cũng chỉ xảy ra sau khi hom đã mọc chồi và ra lá
mới…
• Nhiệt độ không khí và nhiệt độ giá thể
Cùng với ánh sáng nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định
tốc độ ra rễ của hom giâm, ở nhiệt độ quá thấp, hom nằm ở trạng thái tiềm
ẩn và không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường hô hấp và bị nóng,
từ đó cũng làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom.


10


Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom
thích hợp cho ra rễ là 28-33
0
C và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25-30
0
C
(Longman, 1993). Trong lúc các loài cây vùng lạnh cần nhiệt độ không khí
trong nhà giâm hom thích hợp 23-27
0

C, nhiệt độ giá thể thích hợp là 22-
24
0
C (Dansin, 1983). Nói chung, nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom
nên cao hơn nhiệt độ giá thể 2-3
0
C. Theo D.A. Komixarov thì nhu cầu về
nhiệt độ cho ra rễ của hom các loài thực vật biến động trong một phạm vi
rộng và phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của chúng
• Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng
trong quá trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế
bào và chuyển hóa vật chất trong cây đều cần nước, thiếu nước thì hom bị
héo, nhiều nước quá thì hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá trình
quang hợp bị ngừng trệ, khi giâm hom mỗi loài cây cần một độ ẩm thích
hợp, làm mất độ ẩm của hom từ 15-20% thì hom hoàn toàn mất khả năng
ra rễ [13]. Đối với nhiều loài cây, độ ẩm thích hợp cho cá thể cắm hom là
50-70. Yêu cầu độ ẩm không những thay đổi theo loài cây mà còn thay
đổi theo mức độ hóa gỗ của hom giâm. Nhiều loài cây hom hóa gỗ yếu
nên yêu cầu độ ẩm giá thể thấp và độ ẩm không khí cao, trong khi hom
nửa hóa gỗ lại yêu cầu độ ẩm giá thể cao hơn.
Mặt khác, theo Dansin (1983) thì cây lá kim không nên có độ ẩm giá
thể quá lớn, trong khi cây lá rộng cần độ ẩm lớn hơn. Trong thực tế, phun
sương mù để duy trì độ ẩm cần thiết cho hom, yêu cầu về độ ẩm không khí
và giá thể từng loài cây, từng giai đoạn không giống nhau, tùy thời tiết mà
ta điều chỉnh số lần phun sương để đảm bảo độ ẩm nhất định cho hom, cho
nên phun sương là yêu cầu bắt buộc khi giâm hom, phun sương vừa làm
tăng độ ẩm vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm sự bốc hơi nước của lá.
Độ ẩm không khí và giá thể là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được



11


cho hom ra rễ. Trong quá trình giâm hom, độ ẩm giữ cho hom không bị khô
héo và giúp cho hom quang hợp, tốt nhất để duy trì độ ẩm không khí là tạo
một lớp mù trong nhà giâm hom, độ ẩm giá thể quá thấp làm cho hom khô,
héo lá trước lúc ra rễ. Song độ ẩm giá thể cao làm cho phần hom cắm trong
giá thể bị thối rữa, nhất là đối với những hom còn non. Vì vậy, để duy trì
độ ẩm thích hợp cho hom ra rễ cần chọn vật liệu phù hợp với từng loài cây
• Giá thể cắm hom
Giá thể cắm hom là nơi cắm hom sau khi đã xử lý chất kích thích ra
rễ. Giá thể được dùng làm thí nghiệm này là đất vàng trong vườn ươm. Một giá
thể cắm hom tốt là có độ thoát khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời gian dài
mà không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đồng thời làm sạch không
bị nhiễm nấm, không có nguồn sâu bệnh, độ pH khoảng 6.0-7.0 [4].
Hom được cắm trực tiếp trên giá thể là đất vườn ươm, đảm bảo độ
thoát nước trung bình, không tạo cho giá thể quá khô hoặc quá ướt. Để
chống sâu bệnh, giá thể hom đều đã được xử lý quá thuốc diệt nấm:
KMnO
4
trong vòng 24h trước khi cắm hom.
• Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì auxin được coi là những chất
quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom. Song nhiều chất khác tác
động cùng auxin và thay đổi hoạt tính của auxin cũng tồn tại một cách tự
nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của
chúng. Những chất quan trọng nhất là Rhirocalin, đồng nhân tố ra rễ và các
chất kích thích và kìm hãm ra rễ (Tewari,1993).
Rhirocalin: được coi là cần thiết cho hình thành rễ của nhiều loài

cây. Builena, 1964 cho rằng: Rhirocalin là một phức chất của 3 nhân tố. (1).
Nhân tố đặc thù có khả năng chuyển dịch, có nhóm diphenol được sản sinh từ
lá dưới ánh sáng. (2). Nhân tố không đặc thù và linh hoạt (auxin) tồn tại ở các
nồng độ theo giới hạn sinh lý. (3). Các enzym đặc thù có thể ở dạng Phenol -


12


Oxydaza nằm ở trụ bì, Phloem và tượng tầng. Phức hợp hai chất đầu cùng với
chất thứ ba tạo thành Rhizocalin phát động ra rễ ở hom giâm.
Chất điều hòa sinh trưởng có vai trò đặc biệt trong quá trình hình
thành bộ rễ của hom giâm. Để cho hom ra rễ thì mỗi loài cây sử dụng một
loại thuốc với nồng độ và thời gian thích hợp.
Auxin NAA (axit Napthalen-axetic), trong từng trường hợp cụ thể thì
auxin lại có hiệu quả ra rễ khác nhau đối với từng loại cây khác nhau và các
loại thuốc khác nhau. Thí nghiệm giâm hom cho các loài cây Bạch đàn
trắng, Mỡ, Sở tại trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã thấy rằng: IBA là
chất có hiệu quá ra rễ cao nhất đối với Bạch đàn trắng: 93% ; IAA và 2,4D
là chất có hiệu quả ra rễ cao nhất đối với cây Mỡ: 85% [6]; đối với cây Sở
chất có hiệu quả ra rễ cao nhất là NAA: 75% (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng
Nghĩa, Phạm Văn Tuấn, Đoàn Thị Bích, 1997)

[11].
Nghiên cứu cây Dầu Rái bằng hom đã đạt tỷ lệ ra rễ đối với thuốc
bột 80%, thuốc nước 78,3% [3].
• Xử lý bằng thuốc nước
Khi xử lý hom bằng thuốc nước thì nồng độ và thời gian xử lý ảnh
hưởng rất lớn đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm. Nồng độ xử lý quá thấp, không
có tác dụng phân hóa tế bào để hình thành ra rễ của hom giâm. Nồng độ

quá cao, hom thối rữa trước lúc rễ hình thành, nồng độ thấp phải xử lý thời
gian dài, còn nồng độ cao phải xử lý trong thời gian ngắn. Thí nghiệm
nghiên cứu 4 nồng độ: 300ppm, 450ppm, 600ppm, 750ppm. Ví dụ: hom
Thông đuôi ngựa 2 tuổi được xử lý bắng thuốc nước IBA nồng độ 75ppm,
100ppm, 150ppm trong 8h có tỉ lệ ra rễ tương ứng là: 6%, 80%, 87% [Lê
Đình Khả, 1994].
Khi lựa chọn nồng độ chất kích thích ra rễ cần chú ý đến nhiệt độ
không khí và mức độ hóa gỗ của hom. Trong quá trình giâm hom khi nhiệt
độ cao cần phải xử lý với nồng độ thấp hơn và ngược lại . Hom quá non


13


(chưa hóa gỗ) phải xử lý với nồng độ thấp, ngược lại hom hơi già (gần hóa
gỗ hoàn toàn) phải xử lý với nồng độ cao hơn.
• Thời gian xử lý thuốc
Cùng một loại thuốc, cùng một nồng độ, nhưng thời gian xử lý khác
nhau cũng cho kết quả khác nhau. Cần chú ý là giữa thời gian xử lý, nồng
độ và nhiệt độ không khí có mối quan hệ nhất định nên cần phải điều chỉnh
sao cho thích hợp thì kết quả ra rễ của hom mới được cải thiện, nếu nồng
độ chất kích thích cao, cần xử lý với thời gian ngắn và ngược lại. Nếu nhiệt
độ không khí cao cần xử lý với nồng độ thấp và thời gian ngắn hơn.
• Phương pháp xử lý hom
Thông thường hom được xử lý bằng cách ngâm hom trong dung dịch
chất kích thích ra rễ. Chất kích thích ra rễ là hỗn hợp chất tan thì phần gốc
của hom được nhúng vào nước và chấm vào thuốc, sao cho thuốc dính vào
gốc hom. Chất kích thích là dung dịch có nồng độ thấp 20-200ppm phần
gốc hom được nhúng vào dung dịch 24h, chất kích thích ra rễ ở nồng độ
500-1000ppm, phần gốc của hom được nhúng nhanh trong dung dịch 4-5

giây [9].
Tóm lại, xử lý hom bằng dung dịch có ưu điểm là tăng tỉ lệ ra rễ của
hom, nhưng không thích hợp cho sản xuất lớn.Dạng dung dịch thường
được dùng trong nghiên cứu hoặc các thí nghiệm có lượng hom ít hay loài
cây rất khó ra rễ.
• Nhận xét chung
Như vậy, để hình thành một bộ rễ mới phải trải qua quá trình rất
phức tạp, tổng hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội sinh, ngoại sinh, sử
dụng các chất điều hòa sinh trưởng (auxin)… Quá trình hình thành rễ phải
trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn cần phức hệ nhất định
các điều kiện hoàn cảnh, có thể nói chọn đúng thời gian giâm hom, cây tuổi
mẹ lấy hom (ngọn), chọn đúng thuốc xử lý và nồng độ thích hợp, kết hợp


14


với các yếu tố kỹ thuật chăm sóc tốt… thì hom sẽ có tỷ lệ ra rễ cao nhất,
chất lượng bộ rễ tốt nhất. Chính vì vậy, nắm chắc cơ sở khoa học của việc
nhân giống bằng hom thì hom giâm sẽ đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất.
2.1.6. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi giâm hom
Vật liệu giâm hom rất nhạy cảm với sự mất nước và dễ bị nấm bệnh.
Hom phải ở độ hóa gỗ thích hợp cho từng loài cây và phải được bảo quản
tốt. Khí giâm hom, yêu cầu: không cắt hom quá già hoặc quá non, hom đã
cắt không được để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời [8].
Vật liệu giâm hom không nên dể quá xa nơi giâm hom và không nên
cất trữ quá một ngày, khi vận chuyển phải cất trữ hom trong bình lạnh, và
phải giữ đủ ẩm. Hom giâm không ngắn dưới 5cm, song cũng không dài quá
15cm. Khi cắt hom phải dùng dao sắc để tránh hom không bị dập nát, xây
xước. Phải xử lý bằng thuốc chống nấm bệnh trước khi xử lý bằng thuốc

kích thích ra rễ, phải để lại số lá tối thiểu ở phía trên cho hom giâm và phải
cắt bớt phiến lá, song phải cắt hết lá ở phần giâm dưới đất. Hom giâm phải
đặt trong lều nilon để giữ ẩm và giữ nhiệt. Trên lều có mái che để tránh ánh
sáng trực xạ và giảm bớt cường độ ánh sáng. Giá thể giâm hom phải được
thoát nước tốt và không bị nhiễm nấm bệnh. Phải thường xuyên tưới phun
sương để giữ ẩm và giữ đủ độ ẩm không khí cho hom giâm.
Vậy để hom giâm thành công cho bất cứ loài cây nào đều phải kết
hợp một cách đầy đủ và đồng bộ, các biện pháp kỹ thuật cần thiết từ khâu
lấy hom, giâm hom và tạo điều kiện cần thiết cho hom ra rễ.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Với cây họ Sao dầu:
Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu
từ những năm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở viện nghiên
cứu Lâm nghiệp Malaysia, ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung
tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Sepilok, cũng đã báo cáo các công trình có giá


15


trị về công trình nhân giống sinh dưỡng cây họ dầu. Tuy nhiên cho đến nay,
tỷ lệ ra rễ của các cây họ dầu còn quá thấp, sau khi thay đổi các phương
tiện nhân giống như: các phương pháp vệ sinh tốt hơn, che bóng hiệu qua
hơn, phun sương mù, kỹ thuật trẻ hóa cây mẹ,… thì tỷ lệ ra rễ được cải
thiện (ví dụ: Hopea odorata có tỷ lệ ra rễ 86%, Shorea Leprosula 71%,
Shoera Parvifolia 70%,…

[12].
Với loài cây Gáo:


Gáo có tên khoa học là Anthocephalus chinensis (Lam) A.Rich.ex Walp.,
thuộc họ Rubiaceace, là cây gỗ thường xanh hoặc nửa rụng lá, thân cao tới
35m, đường kính ngang ngực tới trên 100cm, thân tròn, thẳng đứng. Gáo
có mặt ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Srilanka, Philipin, Ấn Độ,
Indonexia, Mianma, Thái Lan …
Ở Ấn Độ và một số nước có tôn giáo theo Hin-du và Ấn độ giáo thì
loài này được trồng như một loài cây tôn nghiêm.
“ Cây tỷ phú ”. Đó là tên mà người Thái Lan đặt cho cây Gáo. Còn
tại Hội nghị Lâm nghiệp thế giới lần thứ 7, các nhà khoa học lâm nghiệp đã
tôn vinh cây Gáo là “ cây kỳ tích ”, bởi những tiềm lực cực lớn của nó
trong việc gây rừng nhân tạo mọc nhanh [14].
Theo Viện khoa học Lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc), cây Gáo
30 năm tuổi có đường kính ngang ngực 46,3cm, cao 22,7m. Còn ở Thái
Lan, cây Gáo 6 tuổi có chu vi thân (đo cách mặt đất 1m) đạt tới 197cm.
Trong 1 đến 5 năm đầu, cây vươn cao rất nhanh, lượng tăng trưởng bình
quân năm của đường kính từ 3 đến 4 cm.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Từ lâu trong sản xuất Nông-Lâm nghiệp, người dân Việt Nam đã
biết sử dụng các phương pháp nhân giống sinh dưỡng như chiết, ghép các
loài cây ăn quả, cây cảnh. Người nông dân đã biết trồng cây bằng hom cho


16


các loài Tre, Trúc, Sắn, Mía,… song với loài cây rừng nhân giống bằng
hom mới được chú ý từ những năm 1979 trở lại đây.
Lần đầu tiên vào năm 1976, những thực nghiệm về nhân giống hom
với một số loài Thông và Bạch đàn được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu
cây có sợi Phù Ninh- Phú Thọ. Đây là nghiên cứu rất sơ khai, song đã mở

đầu cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp sau này ở Việt Nam.
Những năm 1983-1984, các thực nghiệm về nhân giống bằng hom
được tiến hành tại Viện Lâm nghiệp (nay là Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam), đối tượng nghiên cứ là loài Mỡ, Lát hoa, Bạch đàn (Nguyễn
Ngọc Tân, 1983; Phạm Văn Tuấn, 1984), nội dung nghiên cứ tập trung vào
đặc điểm cấu tạo giải phẫu của hom, ảnh hưởng nhiệt độ, độ ẩm môi trường,
và xử lý các chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống và ra rễ của hom giâm.
Trong những năm 1990 trở lại đây, Lê Đình Khả và cộng sự đã
nghiên cứu giâm hom cho Keo lá tràm, Keo tai tượng,… đã đạt kết quả, các
thí nghiệm về loại nhà giâm hom, môi trường cắm hom, thời vụ và phương
pháp xử lý chồi cũng được thực hiện. Từ kết quả của nghiên cứu này đã
xây dựng được các hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hom, phục vụ cho
các chương trình trồng rừng. Ngoài ra, một số loài cây quý hiếm như
Thông đỏ, Bách xanh cũng được nghiên cứu và đạt kết quả. Trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) sau một
thời gian nghiên cứu thực nghiệm đã thành công trong việc sản xuất hom
cây Bạch đàn trắng và Keo lai theo kế hoạch được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phê duyệt trong 3 năm 1996- 1998, để phục vụ chương
trình trồng thí điểm Keo lai ở vùng sinh thái chính trong cả nước. Tính đến
cuối năm 1997, Trung tâm đã sản xuất khoảng 120 ngàn cây hom cho 60
ha rừng trồng [10].


17


2.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.1. Tổng quan loài cây nghiên cứu
• Đặc điểm chung
Cây Gáo là cây rừng mưa, nửa rụng lá của vùng nhiệt đới, nam á

nhiệt đới, tập trung phân bố ở vùng có nhiệt độ không khí bình quân năm
20-24°C, nhiệt độ tối cao cực trị 40°C, tối thấp cực trị 4°C, lượng mưa bình
quân năm 1200-2000mm, không có sương muối, ở vùng nam á nhiệt đới có
nhiệt độ bình quân năm trên 19,5°C, nhiệt độ tối thấp cực trị 0°C, cũng có
phân bố chút ít. Cây Gáo dễ bị sương muối gây hại, khi nhiệt độ thấp
xuống -2°C, có 4-5 ngày sương giá, sẽ bị rét hại.
Gáo ưa khí hậu ấm áp, đủ ánh sáng. Nếu đủ nhiệt lượng và độ ẩm
cao, lượng mưa dồi dào, đất phì nhiêu. Gáo ưa sống ở nơi đất ẩm thấp gần
nước, ven sông suối. Trên đất đồi tơi xốp, tầng đất sâu, đất tốt, cây sinh
trưởng rất tốt.
Gáo sinh trưởng nhanh, sau 10 năm đã thành cây gỗ lớn.
• Đặc điểm hình thái
Cây Gáo là cây thường xanh hoặc nửa rụng lá. Thân cây thuộc nhóm
thân đơn trục, thân tròn, thẳng đứng. Vỏ cây khi còn non có màu nâu tro,
tròn nhẵn, khi trưởng thành có màu nâu, có sọc thẳng đứng. Gỗ giác màu
trắng, gỗ lõi màu cam nhạt. Có các cành nhánh đâm ngang, cành nhánh dài
và phẳng, ngọn hơi rủ, tán hình dù. Thân cây con màu xanh, hình 4 cạnh,
thân chính và cành có lõi xốp.
Lá mọc đối, có phiến hình bầu dục, dài 20-25 cm, rộng 12-17 cm,
chiều dài lá có thể tới 40-70 cm, đầu lá có mũi nhọn, đuôi lá có thể tròn
hoặc tù, mặt dưới có lông mượt. Lá kèm sớm rụng, dạng lá kèm thon nhọn
dài 1,5-2 cm. Hoa mọc ở ngọn, mọc ở đầu cành nhánh, màu vàng trắng,
hoa trụ vươn dài. Quả chín màu vàng hung, quả sóc 4 ngăn, quả dạng phức
kép hình cầu đường kính 2 - 4,5 cm, hạt nhỏ có cạnh.


18


• Phân bố

Phân bố tự nhiên ở vùng 21°30 tới 22°30 vĩ bắc, 99°-108° kinh đông.
Ở Việt Nam, Trung Quốc thường gặp cây Gáo ở độ cao từ 450 – 650m, rất
hiếm thấy ở độ cao 850 - 1000m, thông thường phân bố ở vùng đất ẩm ướt
các thung lũng.
Phân bố tự nhiên vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Nam Trung Hoa,
Nam Á, Đông Nam Á tới vùng đào Pa Pua.
• Giá trị
Thành phần hoá học: Lá và vỏ cây chiết xuất chất chống viêm.
Hoa được dùng trong công nghệ tinh chiết các hoạt chất dùng làm
nước hoa
Gỗ Gáo có tính chất cơ học không cao, có thể dễ dàng gia công cắt
gọt dùng đóng các vật gia dụng sau khi xử lý bảo quản.\
Có ý nghĩa lâm học. Là loài thúc đẩy quá trình tái sinh lỗ trống rừng
mưa nhiệt đới, phục hồi rừng thứ sinh nghèo kiệt.
Vỏ Gáo có tác dụng chữa sốt dưới dạng thuốc sắc.
Rễ Gáo có thể làm thuốc trị kiết lỵ tiêu chảy.
Lá Gáo có thể làm thức ăn chăn nuôi.
2.4.2. Tổng quan địa điểm nghiên cứu
• Địa điểm nghiên cứu
Vườn ươm trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
• Vị trí địa lí
Đề tài được tiến hành tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố
Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều
- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
- Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
• Địa hình

×