Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và diện tích dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ rừng trồng Keo lai (Acacia hybrid) tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.01 KB, 48 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HÀ VĂN TRINH


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI VÀ DIỆN TÍCH DINH
DƯỠNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CÂY CÁ LẺ RỪNG
TRỒNG KEO LAI (ACACIA HYBRID)
TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2009 – 2013
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Văn Thông







Thái Nguyên - 2014

LỜI CẢM ƠN
Trong môi trường làm việc năng động như hiện nay, để đáp ứng
được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì hành trang ra trường của
mỗi sinh viên không chỉ là nắm vững về mặt lý thuyết mà còn cần phải giỏi
về thực hành.
Thực tập tốt nghiệp chính là một giai đoạn rất quan trọng giúp cho mỗi
sinh viên có điều kiện củng cố những kiến thức đã học tập trong nhà trường
và là cơ hội để mỗi sinh viên tự trau dồi kiến thức thực tế nhằm chuẩn bị hành
trang cho công việc sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành
thực hiện khóa luận:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và diện tích dinh dưỡng đến một số
chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ rừng trồng Keo lai (Acacia hybrid) tại xã Động
Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ”.
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc đến nay, bài khóa luận của tôi
đã hoàn thành. Nhân dịp này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
giáo trong khoa Lâm nghiệp – những người đã trang bị cho chúng tôi hành
trang kiến thức cơ bản về chuyên môn Lâm nghiệp, đặc biệt là thầy giáo Th.S
Vũ Văn Thông – người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa
luận này. Đồng thời tôi xinh chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cán
bộ Phòng Nông Nghiệp huyện Phú Lương, cán bộ và nhân dân xã Động
Đạt,huyện Phú Lương.
Do trình độ chuyên môn còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa cùng toàn thể các
bạn sinh viên.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực tập


Hà Văn Trinh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa
ÔTC Ô tiêu chuẩn
D
t
Đường kính tán
H
vn
Chiều cao vút ngọn
D Đường kính
Hdc Chiều cao dưới cành
Dc

Đường kính gốc cành
A Tuổi cây
a

Diện tích dinh dưỡng

















DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Chỉ tiêu khí hậu cơ bản của xã Động Đạt 10
Bảng 2.2: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất đai xã Động Đạt 11
Bảng 2.3: Tổng hợp thành phần dân tộc xã Động Đạt 13
Bảng 4.1: Kết quả xác định phân bố số cây theo cỡ đường kính 25
Bảng 4.2. Kết quả nắn phân bố thực nghiệm N/D
1.3
theo hàm Weibull 26
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả xác định tương quan H/D
1.3
28
Nhận xét: 29
Theo bảng ta thấy: 29
Bảng 4.4. Kết quả xác định quan hệ giữa h
vn
với A và a 30
B¶ng 4.5: KÕt qu¶ x¸c ®Þnh quan hÖ gi÷a h

dc
/d víi A và a 30
Bảng 4.6. Kết quả xác định quan hệ giữa h
dc
/h
vn
với A và a 31
B¶ng 4.7 : KÕt qu¶ x¸c ®Þnh quan hÖ gi÷a d
t
/d
1.3
víi A vµ a 32
B¶ng 4.8 : KÕt qu¶ x¸c ®Þnh quan hÖ gi÷a α víi A vµ a 33
B¶ng 4.9 : KÕt qu¶ x¸c ®Þnh quan hÖ gi÷a d
c
víi A vµ a 34












DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 4.1. Biểu đồ nắn phân bố N/D
1.3
theo hàm Weibull tuổi 3 đỉnh 27
Hình 4.2. Biểu đồ nắn phân bố N/D
1.3
theo hàm Weibull tuổi 5 sườn 27

















MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 3


1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

2.1.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu 4

2.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 5

2.2. Những nghiên cứu trến thế giới 7

2.3. Những nghiên cứu trong nước 8

2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 9

2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 9

2.4.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 11

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG 16

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 16


3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu 16

3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 16

3.3. Nội dung nghiên cứu 16

3.4. Phương pháp nghiên cứu 16

3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp 17

3.4.2. Phương pháp nội nghiệp 18

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

4.1.

Kết quả nghiên cứu một số quy luật kết cấu lâm phần Keo lai 25

4.1.1. Kết quả xác định phân bố số cây theo cỡ đường kính 25

4.1.2. Kết quả xác định tương quan giữa chiều cao với đường kính 28

4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và diện tích dinh dưỡng đến một
số chỉ tiêu hình thái của Keo lai: 29


4.1.1. Ảnh hưởng của A và a đến (h
vn
) 29


4.1.2. Ảnh hưởng của A và a đến (h
dc
/d) 30

4.1.3. Ảnh hưởng của A và a đến ( h
dc
/h
vn
) 31

4.1.4. Ảnh hưởng của A và a đến tỷ số đường kính tán và
đường kính (d
t
/d
1.3
) 32

4.1.5. Ảnh hưởng của A và a đến góc phân cành (α) 33

4.1.6. Ảnh hưởng của A và a đến đường kính gốc cành (d
c
) 34

4.3.

Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng
trồng Keo lai 35

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37


5.1. Kết luận chung 37

5.1.1. Về quy luật kết cấu lâm phần 37

5.1.2. Về ảnh hưởng của tuổi và diện tích dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu hình
thái cây cá lẻ rừng trồng Keo lai 37

5.3.1. đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai 39

5.2. Những tồn tại và kiến nghị 39

5.2.1.Tồn tại 39

5.2.2. Kiến nghị 39





1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu của mỗi quốc gia, là tài nguyên có
thể tái tạo được. Rừng đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của toàn bộ
con người cũng như các sinh vật trên trái đất, rừng cung cấp oxi duy trì sự
sống và là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Rừng cung cấp nhiều

lâm đặc sản quý hiểm, duy trì sự phát triển của nguồn gen thực vật động vật
có giá trị kinh tế cao, bảo tồn đa dạng sinh học. Rừng đóng vai trò to lớn đối
với an ninh quốc phòng và nền kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu
cho sản xuất công nghiệp, đồ gia dụng, những cây thuốc quý hiếm Đặc
biệt nữa rừng có vai trò bảo vệ môi trường sinh thái môi trường sống cho
con người.
Trong những năm gần đây, môi trường sống của nước ta cũng như cả
thế giới đang bị biến động mạnh, không khí ô nhiễm nghiêm trọng, nhiệt độ
trái đất tăng, thiên tai lũ lụt hạn hán xảy ra thường xuyên. Do vậy một câu hỏi
lớn được đặt ra đâu là nguyên nhân gây nên những tình trạng như hiện nay?
Và câu trả lời đưa ra là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng trên đó là diện tích và chất lượng rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Ở nước ta rừng và đất rừng chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, năm 1943 diện
tích rừng có khoảng 14,3 triệu ha, độ che phủ đạt 43% nhưng đến năm 1995
diện tích chỉ còn 9,2 triệu ha. Trước tình trạng trên vào ngày 29/7/1998 Thủ
tướng Chính phủ ra nghị định 02 về giao đất giao rừng, quyết định 661/Đ-
TTG về mục tiêu nhiệm vụ chính sách trồng mới 5 triệu ha rừng trên cả nước,
với mục tiêu bảo vệ diện tích rừng hiện có và tái tạo thêm vốn rừng bằng cách
trồng thêm rừng nâng cao độ che phủ. Keo lai được chọn là loài cây trồng
rừng chính, quan trọng, là loài cây chủ đạo trong chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng.
Cây Keo lai hay còn gọi là sự kết hợp giữa giống hai loài keo lá tràm
(Acacia auriculiormis) và Keo tai tượng (Acacia mangium) và được chuyển
hóa từ những cây đầu dòng có năng suất cao. Cây có nguồn gốc ở Australia
2

và được trồng phổ biến ở Đông Nam Á. Cây Keo lai được chấm phá đầu tiên
vào năm 1972 bởi hai nhà khoa học Hepbum va Ghim trong một quần thụ ở
ven biển vùng Sabah, Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông qua
việc thụ phấn chéo giữa Keo lá tràm (Acacia auriculiormis) và Keo tai tượng

( Acacia mangium) sẽ tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố
mẹ. Kết luận trên đã được xác định bởi kết quả nghiên cứu của Pedlay năm
1987. Sau đó hàng loạt các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khác
về năng lực sản xuất hạt giống và chất lượng gỗ, đặc tính di truyền, sự ra hoa
kết quả của Keo lai…đã được công bố rộng rãi.
Cho đến nay Keo lai là loài cây đã được khẳng định là chịu đựng được
sự khô hạn, tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn Keo lá tràm kể cả trên đất cát
nghèo dinh dưỡng. Việc đẩy mạnh trồng rừng kinh tế và rừng phòng hộ bằng
Keo lai vô tính nhằm thay thế dần cây Keo lá tràm để tạo ra các quần thể rừng
trồng chất lượng cao, trước hết là đối với dự án trồng rừng 661 cây Keo lai
giữ vai trò là cây tiên phong đang là giải pháp hữu hiệu của ngành Lâm
nghiệp nước ta hiện nay trong trồng rừng hiện nay.
Việt Nam Keo lai được phát hiện ở một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ,ở
Ba Vì và một số tỉnh khác và được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
thuộc Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam nghiên cứu khảo nghiệm và
thành công, và đã được gây trồng trên nhiều vùng sinh thái của cả nước như:
Vùng trung tâm, Đông bắc bộ, Bắc trung bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, …
với nguồn giống chủ yếu là dùng phương pháp vô tính (giâm hom).
Thái Nguyên có điều kiện lập địa thích hợp với sự phân bố của cây Keo
lai, với các huyện phụ cận như Phú Lương được đánh giá là có điều kiện thổ
nhưỡng khí hậu phù hợp, diện tích trồng keo để sản xuất kinh tế và che phủ đất
là khá lớn, hiện nay vào khoảng 2.500 ha (năm 2008) tuy nhiên chưa thực sự
đạt được kết quả cao. Xuất phát từ thực tế và nhu cầu trên tôi xin đề xuất đề tài
nghiên cứu:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và diện tích dinh dưỡng đến một số
chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ rừng trồng Keo lai (Acacia hybrid ) tại xã Động
Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ”.
3



1.2. Mục đích nghiên cứu
Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và diện tích dinh dưỡng đến
một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ rừng trồng Keo lai (Acacia hybrid). (Acacia
Auriculiormis x Acacia mangium) tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên từ đó làm cơ sở khoa học để đề xuất một số biện pháp kỹ thuật
lâm sinh thích hợp nhất để áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại địa phương giúp
mang lại hiệu quả cao nhất.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuổi và diện tích dinh dưỡng đến
một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ của lâm phần Keo lai tại xã Động Đạt
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số biện pháp lâm sinh phù hợp với mục tiêu kinh doanh
nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập: Qua thực hiện chuyên đề sẽ giúp bản thân làm
quen với thực tiễn, có điều kiện so sánh, đối chứng và kiểm nghiệm giữa lí
thuyết và thực tiễn, củng cố kiến thức đã học được từ nhà trường và có điều
kiện tích lũy thêm kiến thức thực tế.
- Ý nghĩa trong khoa học: Thấy rõ thực trạng kinh tế lâm nghiệp, cụ thể
là rừng trồng Keo lai trong thời gian qua phát triển tương đối mạnh trên địa
bàn xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên. Kết quả và hiệu quả
kinh tế cao của việc trồng keo tai tượng , một số tác động tích cực về mặt xã
hội từ hoạt động này. Để phát triển rừng sản xuẩt nói riêng và ngành lâm
nghiệp nói chung cho cả huyện, tỉnh trong nhưng năm tiếp theo.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Sau khi nghiên cứu sẽ đóng góp
một phần nhất định trong việc đề suất một số biện pháp kỹ thuật chắm sóc
nuôi dưỡng rừng trồng. Việc nắm bắt được quy luật sinh trưởng, mối liên hệ
giữa sinh trưởng của cây rừng, cây bụi thảm tươi với đặc điểm đất đai sẽ làm
tiền đề cho việc đưa ra những biện pháp kỹ thuật lâm sinh cũ thể, hợp lý phục
vụ cho công tác điều tra kinh doanh rừng cũng như công tác quy hoạch phát

triển rừng Keo tại địa phương.
4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu
Tuổi lâm phần là nhân tố cấu trúc về mặt thời gian, phản ánh giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của lâm phần. Đối với rừng trồng, căn cứ vào giai
đoạn phát triển của lâm phần người ta chia thành các cấp tuổi
+ Cấp tuổi 1: rừng con
+ Cấp tuổi 2: rừng sào
+ Cấp tuổi 3: rừng trung niên
+ Cấp tuổi 4: rừng gần thành thục
+ Cấp tuổi 5: rừng thành thục
+ Cấp tuổi 6: rừng quá thành thục
Cấp tuổi có thể ngắn hoặc dài, tùy thuộc vào loài cây, điều kiện lập
địa…Đối với loài cây sinh trưởng nhanh cấp tuổi có thể 2- 5 năm; đối với loài
cây sinh trưởng chậm cấp tuổi có thể 10- 20 năm.
Khoảng không gian dinh dưỡng là một đại lượng biến thiên qua các
giai đoạn tuổi,sau đó do sự tương tác giữa các cá thể cây rừng và điều kiện
môi trường sẽ tạo nên một sự cân bằng. Và được xác định qua mối quan hệ:
Chiều cao bình quân(H), mật độ lâm phần(N), và tuổi lâm phần(T). Sự biến
đổi của các đại lượng này đều có quy luật.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này và đã cố gắng đưa ra
một chỉ số có thể đại diện tốt cho các quy luật cạnh tranh và chọn lọc tự nhiên
của lâm phần, tuy nhiên không một chỉ tiêu đơn lẻ nào thoả mãn được điều đó
(Jeroê K Vanclay 1994). Các chỉ số cạnh tranh được đề xuất có thể chia làm 4
dạng chủ yếu sau

1
:
1. Vùng bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh (competivi influence zone)
2. Diện tích dinh dưỡng tiềm năng sẵn có (area potentially available)
3. Cỡ khoảng cách (size-distance) bao gồm cả chiều ngang và thẳng đứng.
4. Tầm nhìn không gian (sky – view) và tầm ánh sáng bị chặn (light-
interception).
5

Cách đo đếm và xác định các chỉ số cạnh tranh mà các tác giả đề xuất
đều khác nhau ngay cả khi cùng ở một dạng chỉ số. Một số tác giả trên thế
giới đã sử dụng các chỉ số cạnh tranh để nghiên cứu quá trình cạnh tranh của
các cây rừng trong lâm phần, cả thuần loại đều tuổi đến hỗn loại khác tuổi.
Tuy nhiên, theo Opie (1968), Lorimer (1983), Martin và Ek (1984) (Jerome
K.Vanclay 1994) thì việc xác định các chỉ số cạnh tranh theo các phương
pháp đã nêu thường là rất phức tạp và chi phí lớn. Hơn thế nữa, thường khó
có thể ước lượng các chỉ tiêu về tăng trưởng trực tiếp thông qua các chỉ số
cạnh tranh này, vì vậy nó ít được áp dụng trong thực tiễn.
Nakayama và Nagashima (1963), Newham (1966), Rudra (1980) trên cơ sở
chấp nhận hình chiếu tán lá là hình tròn để đo đường kính hình chiếu tán lá và coi
đó là chỉ tiêu biểu thị diện tích dinh dưỡng cây rừng khi nghiên cứu về không gian
dinh dưỡng và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra.
Các nghiên cứu về không gian dinh dưuỡng và diện tích dinh dưỡng đã
cố gắng phản ánh đưựoc quy luật cạnh tranh, chọn lọc tự nhiên trong lâm
phần. Cùng với các nghiên cứu về mật độ khác đã góp phần làm phong phú
thêm các phương pháp nghiên cứu về quá trình cạnh tranh, chọn lọc tự nhiên
trong lâm phần, những cơ sở để xác định mật độ tối ưu lâm phần tại thưòi
điểm nào đó.
2.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Keo lai tên khoa học: Acacia hybrid (Acacia mangium x Acacia

auriculiormis).
Giới (regnum): Thực vật (Plantate)
Bộ (ordo): Đậu (Fabales)
Họ (familia): Đậu (Fabaceae)
Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae)
Chi (genus): Keo (Acacia)
Loài (species): Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)
- Đặc điểm nhận biết:
Keo lai là loài cây gỗ thẳng, tròn đều,tán phát triển cân đối, vỏ ngoài
màu xám, cành non vuông màu xanh lục, lá có 3- 4 gân mặt chính, lá hình
mác, có chiều dài và chiều rộng nhỏ hơn keo tai tượng và lớn hơn lá keo lá
6

tràm, hoa lưỡng tính mọc cụm, màu trắng hơi vàng mọc ở nách lá. Là cây đa
mục đích có thể cao đến 25 – 30m đường kính lên đến 60 – 80cm, cây ưa
sáng mọc nhanh có khả năng cải tạo đất chống xói mòn, chống cháy rừng.
- Đặc điểm sinh học và sinh thái học:
Keo lai có nguồn gốc ở Australia, được nhập trồng ở nhiều nuớc nhiệt
đới Đông Nam Á. Ở Việt Nam được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong
những năm gần đây, cây mọc tốt ở hầu hết tất cả cá dạng đất và phát triển,
thích nghi nhất ở các tỉnh Quảng Bình trở vào. Lượng mưa từ 1.500 -
2.500mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ PH từ 3-7 phân bố từ độ cao 800m so
với mặt nước biển.
Keo lai thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân 22˚C, tối
thích từ 24-28˚C, giới hạn 40˚C.
Lượng mưa trung bình trên 1000mm, tối thích 1.600mm, số tháng mưa
bình quân: 4 tháng, tối thiểu: 6 tháng.
Đất đai: chủ yếu trồng trên đất feralit, tầng dày tối thiểu là 75cm, tối
ưu: 4-50cm. Đất phù xa cổ đất xám bạc màu,đất phèn lên luống không bị
ngập nước đều có thể trồng được.

Do keo lai giâm hom chủ yếu là dễ bàn nên độ dày tầng đất đối với
rừng trồng nguyên liệu trong 5-7 tiến hành khai thác không nhất thiết phải có
đọ dày tầng đất > = 40- 50cm…
Nhưng trong điều kiện cụ thể, keo giâm hom không được trồng trên các
loại đất sau đây:
+ Đất trơ sỏi đá, tầng đất mỏng độ sâu bé hơn 20cm.
+ Đất cát trắng đất cát di động
+ Đất nhiễm mặn, thường xuyên ngập úng
+ Đất bị đá ong hóa hay giây hóa.
Keo lai trồng đúng kỹ thuật thâm canh: chọ giống tạo cây con, trồng,
chăm sóc quản lý bảo vệ chu đáo, sau đó 7-8 năm có thể thu hoạch gỗ để làm
nguyên liệu chế biến bột giấy. Năng suất tăng truỏng rừng trồng Keo lai hiện
tại đạt khoảng 15-20m3/1ha/năm ở chu kỳ 7-8 năm và đạt khối lượng 120-
160m3/1ha/năm sau trồng 7-8 năm ( cả vỏ).
7

Sau 15 trồng rừng Keo lai có thể khai thác chọn để làm gỗ gia dụng,
xây dựng.
Vùng trồng ở Việt Nam: Tây Bắc - Trung tâm - Đông Bắc - Đồng bằng
Sông Hồng - Bắc Trung Bộ - Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ -
Tây Nam Bộ.
Công dụng:
Cây gỗ trung bình, gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân
biệt, mềm xốp hơn Keo lá tràm nhưng chắc hơn Keo tai tượng, dùng xẻ
ván,làm nhà, đóng đồ gia dụng, làm nguyên liệu giấy.
Ở Việt Nam, Keo lai được trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải tạo
môi trường sinh thái và sản xuất gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến bột giấy, gỗ ván dăm.
Chính do những đặc điểm và công dụng nói trên mà Keo lai được đánh
giá là loài cây đa tác dụng điển hình trong danh mục cơ cấu cây trồng lâm

nghiệp nước ta, cần được tiếp tục phát triển để góp phần tạo nguồn nguyên
liệu dồi dào phục vụ cho công nghiệp cũng như cho nhu cầu chất đốt của nhân
dân địa phương.
Do những đặc điểm ưu việt và tính phổ biến trong gây trồng loài cây
này như hiện nay. Vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu cơ bản về những
mối quan hệ, những ảnh hưởng giữa nhân tố điều tra trong các lâm phần để từ
đó có biện pháp kinh doanh thích hợp và hiệu quả. Trong thời gian qua, ở
nước ta đã có nhiều công trình khoa học về Keo lai . Những công trình này đã
giải quyết một số tồn tại trong thực tiễn sản xuất và làm sáng tỏ một số vấn đề
có ý nghĩa khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu là đặc điểm,
khảo nghiệm xuất xứ và chọn giống, tìm hiểu khả năng gây trồng và giới
thiệu giá trị sử dụng cũng như tiềm năng của Keo lai trong công tác trồng
rừng nguyên liệu tập trung, trồng rừng phòng hộ và cải thiện giống.
2.2. Những nghiên cứu trến thế giới
Keo lai là tên viết tắt của giống lai tự nhiên giữa loài Keo lá tràm
(Acacia auriculiormis) và Keo tai tượng (Acacia mangium) Giống Keo lai tự
nhiên này được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim năm 1972
trong các cây Keo tai tượng trồng ven đường Sook Telupid thuộc bang Sabah
8

Malaysia. Năm 1976 M.Than đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa
Keo tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn
giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley khi
xem xét các tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland- Australia ( Lê
Đình Khả,1999). Ngoài ra Keo lại tự nhiên còn được phát hiện ở vùng
Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull,1986, Gun và cộng
sự, 1987, Griffin, 1988) ở một số nơi khác tại Sabah ( Rufelds,1987) và Ulu
Kukut ( Darus và Rasip,1989) của Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi
của Thái Lan ( Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai
tượng đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có một số

đặc tính vượt trội hơn so với cây bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ
thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn (Lê Đình Khả năm, 2006).
Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Rufelds (1988) về hình thái của cây
Keo lai. Và nghiên cứu của Gan.E và Boom liang ( 1991) chỉ ra rằng xuất
hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng nhưng muộn hơn Keo lá tràm.
Và sự phát hiện của Bowen (1981) về tính chất trung gian giữa Keo tai tượng
và Keo lá tràm ở các bộ phận sinh sản.
2.3. Những nghiên cứu trong nước
Ở nước ta cây Keo tai tượng và Keo lá tràm được nhập vào từ năm
1960, nhưng mãi đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, giống Keo lai mới
được phát hiện và tập trung nghiên cứu.
Cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và cộng sự
thuộc trung tâm nghiên cứu giống cây rừng( RCFTI) phát hiện đầu tiên tai Ba
Vì và vùng Đông Nam Bộ năm 1992. Từ năm 1993 đến nay Lê Đình Khả và
cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và cải thiện giống cây Keo lai đồng thời đưa
vào khảo nghiệm một số giống Keo lai có năng suất cao tại Ba Vì được kí
hiệu là BV, trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc một số
giống được ký hiệu là KL.
Lê Đình Khả và các cộng sự ( 1993 ,1995 ,1997 ,2006) khi nghiên cứu
về các đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã kết luận Keo lai có tỷ
trọng gỗ và đặc điểm hình thái trung gian của cây bố mẹ. Keo lai có ưu thế
sinh trưởng hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm.
9

Những công trình nghiên cứu đã đề xuất được hướng giải quyết và
phương pháp luận trong nghiên cứu trong nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và
diện tích dinh dưỡng đến hình thái các cây cá lẻ trong rừng trồng. Từ đó các
biện pháp tác động đạt hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh và nuôi dưỡng rừng
trồng nói chung và rừng trồng Keo nói riêng.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
a. Vị trí địa lý:
Ranh giới hành chính xã như sau:
Xã Động Đạt nằm ở phía Bắc của huyện Phú Lương có trục đường
quốc lộ 3 chạy qua, cách trung tâm thành phố 25km. Ranh giới hành chính xã
như sau:
- Phía Đông giáp xã Yên Lạc
- Phía Tây giáp Phủ Lý, Phục Linh- Đại Từ
- Phía Nam giáp Phấn Mễ
- Phía Bắc giáp xã Yên Đổ
Xã Động Đạt là một xã miền núi có địa hình phức tạp. Đồi, núi dạng
bát úp kéo dài thành dải dọc theo hướng Bắc Nam. Đất chủ yếu phát triển trên
đá vôi… Ferarit đỏ, vàng, nâu, đất núi đá thích hợp cho phát triển nông lâm
nghiệp đặc biệt thích hợp cho phát triển cây công nghiệp chè, cây ăn quả và
cây màu. Nhờ có đường giao thông nối liền các vùng lân cận là điều kiện
thuận lợi để lưu thông hàng hóa.
b. Khí hậu,thủy văn:
Động Đạt là một xã miền núi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm. Nằm trong vùng dự báo khí tượng của trạm khí tượng Thái nguyên.
10

Bảng 2.1: Chỉ tiêu khí hậu cơ bản của xã Động Đạt
Tháng
Số giờ nắng
(h)
Nhiệt độ
(C
0
)
Lượng mưa

(mm)
ẩm độ
không khí
( %)
1 57.5 16 20 78
2 45.5 17 35 81
3 45 20 62.5 85
4 65 24 87.5 86
5 145 27 250 85
6 175 29 350 83
7 175 30 400 85
8 170 28 250 86
9 185 27 250 83
10 185 28 125 81
11 135 21 62.5 78
12 115 18 10 75
TB 124.8 23.75 158.5 82.16
Qua biểu khí hậu cho thấy nhiệt độ trung bình năm là 23.75 (C
0
), lượng
mưa 158.5 (mm), ẩm độ không khí 82.16 (%) và lượng chiếu sáng 124.8 (h)
là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát
triển. Khí hậu địa phương được phân ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng
4 đến tháng 9, lượng mưa phân bố không đều tập trung vào tháng 6 tháng 7.
Gây lụt lội ở vùng trũng và xói mòn mạnh ở các cùng đất dốc, mưa nhiều kết
hợp với khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện phù hợp cho nhiều sâu, bệnh, dịch
…phá hoại mùa màng. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khô
hạn kết hợp với rét đậm, sương muối rất khó khăn cho việc chăm sóc cây
trồng, vật nuôi và mở rộng sản xuất.
- Thủy văn: Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp

của xã là do con sông bắt nguồn từ Chợ Mới - Bắc Kạn cung cấp và một số hồ
đập ngăn lại từ các con suối nhỏ. Với hệ thống kênh mương chưa phát triển
gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất đặc biệt là mùa khô, một số xóm vùng
cao còn thiếu cả nước sinh hoạt.
c. Tình hình sử dụng đất đai:
Toàn xã với tổng diện tích đất tự nhiên là 3988.71 ha gồm nhiều loại
đất với mục đích sử dụng khác nhau, được thể hiện thông qua bảng biểu
11

Bảng 2.2: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất đai xã Động Đạt
Thứ
tự
Mục Đích Sử Dụng Đất Mã
Diện tích năm
2012 (ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên 3988.71

1 Đất Nông nghiệp NNP 3394.62

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1493.94

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 762.83

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 474.81

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 288.02

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 731.11

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1862.91


1.2.2 Đất rừng sản xuất RSX 1767.91

1.2.3 Đất rừng phòng hộ RPH 59

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 73.77

2 Đất phi nông nghiệp PNN 556.1

2.1 Đất ở OTC 90.06

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 90.06

2.2 Đất chuyên dùng CDG 365.49

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 1.32

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 93.31

2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông CSK 125.3

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 145.56

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 11.94

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 88.61

3 Đất chưa sử dụng CSD 37.99

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0.05


3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 20.67

3.3 Đất núi đá không có rừng cây NCS 17.27

(Nguồn phòng địa chính xã Động Đạt)
2.4.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trong sản xuất có ý nghĩa rất lớn
đến đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội của người dân. Nó không những giúp ổn
12

định đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, thúc đẩy
quá trình sản xuất nhỏ lẻ phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa và có sự phối kết
hợp giữa các ngành sản xuất trên diện tích canh tác, nó vừa mang tính chất cung
cấp, bảo vệ, ổn định. Đó là tiền đề cơ sở vững chắc để phát triển nông lâm nghiệp
canh tác ở những vùng đồi núi địa phương còn gặp phải khó khăn. Để thấy rõ ảnh
hưởng của nó thông qua nghiên cứu các mặt sau:
a. Tình hình lao động
Xã Động Đạt với tổng diện tích đất tự nhiên là 3988.71 bao gồm 23
xóm bản là một xã thuần nông có 2704 hộ, 10421 nhân khẩu (biểu tổng hợp
của xã năm 2012), có mật độ dân số tương đối cao và phân bố ở các độ tuổi
lao động không đồng đều. Hiện tại số lao động trong độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi
và khoảng 6275 lao động trong đó lao động trẻ từ 18 tuổi đến 35 tuổi chiếm
số đông hơn. Đó là nguồn lao động trẻ dồi dào, người dân nơi đây đủ tiềm
năng để phát triển kinh tế và nông nghiệp. Cung cấp một lượng lao động trẻ,
khỏe sang các vùng khác và các nước khác. Đặc biệt đó là nguồn cung cấp
nhân lực để thúc đẩy phong trào sản xuất nông lâm nghiệp tại thôn bản, khai
hoang, phục hóa những vùng đất trống đồi trọc thoái hóa chưa sử dụng vào
sản xuất để mang lại kinh tế ổn định.
b. Tình hình kinh tế xã Động Đạt

Nhìn chung kinh tế xã hiện nay xếp vào loại trung bình khá của cả huyện.
về sản xuất nông lâm nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã có những tiến bộ
đáng kể, đã có những ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất.
Xã cũng đã khuyến khích người dân tham gia sản xuất kinh tế tập trung với mục
đích là tạo ra sản phẩm hàng hóa. Dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành trong xã
đã ưu tiên đầu tư cho phát triển nông lâm nghiệp, đảm bảo đủ cung cấp lương thực
cho người dân và giảm số hộ nghèo, phát triển kinh tế theo hướng vừa và nhỏ
đồng thời chú trọng phát triển nghề rừng và thực hiện tốt các chỉ thị về quản lý và
bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi, khai thác và trồng mới. Chăm sóc rừng
trồng theo dự án 661 đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi kịp thời
để gia tăng thu nhập cho người dân.
c. Thành phần dân tộc
Động Đạt là một xã miền núi, người dân sống lâu đời ở đây chủ yếu là
người Tày, Nùng, Dao, Sán Chí…còn phần lớn là do phong trào di dân tự do
trong vài chục năm gần đây đến sinh sống trên địa bàn.
13

Bảng 2.3: Tổng hợp thành phần dân tộc xã Động Đạt
Tổng số hộ
dân trên địa
bàn (hộ)
Trong đó hộ
dân tộc
thiểu số (hộ)
Tổng nhân
khẩu trên
địa bàn
(người)
Trong đó
Tỷ lệ

người
DT
thiểu
số %
Dân tộc
thiểu số
( người)
Dân tộc
kinh
(người)

2712 1598 10736 5308 5328 49.4
(Biểu tổng hợp thành phần dân tộc của xã tính đến tháng 1 năm 2013)
d. Cơ sở hạ tầng
- Giáo dục: được sự quan tâm của các cấp các ngành trong xã luôn luôn
làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho
dạy và học nâng cao và phát huy vai trò của hội đồng giáo dục, phối kết hợp
giữa gia đình và nhà trường để nâng cao chất lượng dạy và học. toàn xã hiện
nay có 1 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, các trường tiểu học đã
được xây lại với cơ sở vật chất khá đầy đủ. Nhìn chung chất lượng giáo dục
của toàn xã đang từng bước được nâng lên
- Y tế: xã có một trạm y tế nằm trên trục đường quốc lộ 3 rất thuận tiện cho
việc đi lại và khám chữa bệnh. Xã đã xây dựng mạng lưới y tế thôn bản của 23/23
xóm. Từng bước đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân
- Giao thông: Xã có một tuyến đường giao thông chính đi qua là
quốc lộ 3 với 8km chạy qua xã. Luôn quản lý tốt 71.82 km đường giao
thông trên địa bàn. Về cơ bản đã hoàn thành trục đường liên xã đến 23
xóm. Có 1/23 xóm hoàn thành đường liên thôn. Đây là điều kiện thuận lợi
để bà con đi lại và trao đổi, buôn bán hàng hóa. Tuy nhiên một số xóm
đường liên thôn chưa được hoàn thành nên đi lại khó khăn, nhất mà mùa

mưa hay bị xói lở và lầy lội.
- Thủy lợi: Phối hợp cùng trạm bơm thủy nông huyện đã bàn giao cho xã
quản lý 4 hồ nước và 11 đập bơm nước, 5 trạm bơm , 13 km đường kênh mương
được bê tông hóa. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt và tưới tiêu.
- Điện: Toàn xã có 4 trạm hạ thế, hiện nay 100% dân cư trong xã được
sử dụng điện lưới quốc gia.
14

Qua cái nhìn tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của
xã Động Đạt thấy được đời sống của người dân hiện nay đã ổn định. Từng bước
xây dựng làng bản văn hóa giàu mạnh, đời sống dân trí được nâng lên nhờ biết
nắm bắt kịp thời những tiềm năng và cơ hội sản xuất từ kinh tế vườn đồi. Tuy
nhiên họ gặp phải không ít khó khăn bên cạnh những thuận lợi sau:
- Thuận lợi
+ Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện ủy HĐND - UBND, của
các phòng ban huyện giúp đỡ tháo dỡ khó khăn trong sản xuất, hỗ trợ kỹ
thuật, giới thiệu giống mới… Hỗ trợ vốn vay trực tiếp đến với người nông
dân thông qua các tổ chức đoàn thể.
+ Nguồn lao động trẻ, khỏe, dồi dào, cần cù lao động có truyền thống đoàn
kết ham học hỏi, tìm những loài cây có giá trị đưa vào sản xuất tại quê hương.
+ Khí hậu đất đai khá phù hợp cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Được sự hỗ trợ của các chương trình dự án: PAM, 327, 661, trồng
cây nhân dân, kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp đường…
+ Tình hình an ninh chính trị ổn định giúp người dân an tâm sản xuất.
- Khó khăn
+ Trình độ dân trí nói chung là còn thấp, tỷ lệ chưa đồng đều chủ yếu
tập trung vào các dân tộc thiểu số, nên việc tiếp nhận khoa học kĩ thuật còn
hạn chế, chưa đồng đều. Do vậy các mô hình sản xuất còn mang tính tự phát
và chủ quan.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kinh doanh, khoa học kĩ thuật chưa

nhiều. Áp dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế nên việc chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi còn chậm…Các mô hình sản xuất chưa được nhân rộng
trên toàn địa bàn.
+ Thủy lợi chưa phát triển đồng đều đặc biết là những nơi canh tác lúa
một vụ khan hiếm nước trầm trọng nhất là vào mùa khô thậm chí thiếu cả
nước sinh hoạt.
+ Địa hình bị chia cắt phân tán, độ dốc tương đối cao rất khó khăn cho
việc chăm sóc thu hái.
+ Mạng lưới dịch vụ kém phát triển, một số các sản phẩm làm ra chưa
trở thành hàng hóa, giá trị thấp, thiếu sức cạnh tranh, sản xuất còn phân tán
chưa tập trung, ngành nghề phụ phát triển chậm.
15

+ Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa
mưa nên việc lưu thông hàng hóa ở những vùng sâu gặp không ít trở ngại…
Qua cái nhìn tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
của xã Động Đạt ta thấy được đời sống của người dân hiện nay đã ổn định
dần. Xây dựng nếp sống văn minh dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân
chủ và văn minh.

16

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Rừng trồng Keo lai (Acacia Hybrid).
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và diện
tích dinh dưỡng đến các chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ của lâm phần Keo lai,

một số quy luật tương quan giữa các chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ trong
phạm vi xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên.
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Từ 31/12/2013 đến 25/05/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu quy luật kết cấu lâm phần:
+ Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính
+ Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và diện tích dinh dưỡng đến một số chỉ
tiêu biểu thị hình thái cây cá lẻ
- Đề xuất những giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng Keo
lai cho địa phương.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết phục vụ cho công tác điều tra: giấy, bút
bi, bút chì, thước dây, bảng biểu, thước kẹp kính, thước đo cao, thước sào, dây,
kéo và các phương tiện cần thiết khác.
Liên hệ với địa phương nơi nghiên cứu, thống nhất địa điểm và thời gian
tiến hành nghiên cứu tại địa phương.
17

3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
Thu thập số liệu ngoài thực địa là khâu rất quan trọng có ý nghĩa quyết
định đến kết quả nghiên cứu, phương pháp thu thập hợp lý, đạt độ chính xác
cao sẽ đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu

+ Khảo sát sơ bộ hiện trạng rừng trồng tại khu vực nghiên cứu.
Tiến hành xác định các khu vực tập trung nhiều diện tích trồng Keo lai
trong xã.
Tại mỗi khu vực đã chọn bố trí 3 OTC điển hình ở 3 vị trí chân, sườn,
đỉnh. Mỗi ô có diện tích 500 m
2
(25m x 20 m), ÔTC là những ô đại diện mang
tính chất điển hình cho khu vực.
- Chiều cao vút ngọn (H
vn
): được đo bằng thước sào có vạch hoặc thước
Blumleiss. H
vn
của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng
của cây. Đo toàn bộ số cây trong ô tiêu chuẩn.
- Chiều cao dưới cành (h/dc): là vị trí từ gốc cây( sát mặt đất) đến vị trí
điểm phân cành lớn đầu tiên của thân cây, được đo bằng thước sào có vạch.
- Đường kính tán D
t
(m): được xác định bằng thước dây, đo theo hình
chiếu của tán cây theo 2 chiều Đông – Tây, Nam – Bắc lấy giá trị trung bình.
- Đường kính gốc cành (d
c
) được đo tại vị trí sát gốc cành bằng thước
kẹp kính, đơn vị đo là centimet, đo theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau
đó tính trị số bình quân. Và đo toàn bộ số cây trong ÔTC.
- Góc phân cành (α): Góc phân cành là góc được tạo bởi trục dọc thân
cây với trục dọc của cành cây, góc phân cành được đo bằng thước đo độ và số
liệu thu thập được ghi vào biểu điều tra cây tiêu chuẩn theo mẫu quy định.


- Đánh giá chất lượng cây thông qua các chỉ tiêu hình thái. Phân ra làm
3 cấp: tốt; trung bình, xấu. Trong đó:
+ Cây tốt là những cây sinh trưởng khỏe mạnh, thân thẳng, cân đối,
tròn đều, tán lá cân đối không bị sâu bệnh.
+ Cây trung bình: sinh trưởng bình thường, tán nhỏ hoặc hơi lệch, phân
cành sớm.
+ Cây xấu là những cây thân cong queo, tán lệch, bị sâu bệnh
Tất cả các số liệu được ghi lại vào mẫu bảng biểu điều tra
18


Biểu điều tra sinh trưởng của cây Keo lai

Tiểu khu…… khoảnh………. Lô…………. Diện tích lô:……
TT ÔTC:…….… Vị trí ÔTC:…….
Tuyến điều tra:…… Địa điểm……….
Năm trồng:……… Độ cao…………
Ngày điều tra: Ngày / / Loài cây:
Người điều tra:………… ………………
Hướng
phơi:…………
Họ và tên chủ hộ nhận khoán:………………. Độ dốc:…………
TT

Chu vi
(cm)
D
1.3
(cm)
D

t

(m)
H
vn

(m)
Tình hình
sinh trưởng
Ghi
chú
Tốt TB Xấu


- Phương pháp kế thừa tài liệu
+ Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, điều kiện
khí tượng thủy văn, diện tích đất, diện tích rừng của xã Động Đạt huyện Phú
Lương tỉnh Thái nguyên
+ Kế thừa số liệu thống kê trồng rừng qua các năm của phòng nông
nghiệp huyện Phú Lương.
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp
 Sau khi tinh được trị số
χ
2
m
Phương pháp nắn phân bố thực nghiệm
Nắn phân bố thực nghiệm bằng hàm Weibull (Ngô Kim Khôi, 1998 )
Thực hiện theo bảng mẫu sau:
Nắn phân bố thực nghiệm bằng hàm Weibull
D


Ni

xi – a

xt– a
(xi–a)
α
(xt – a)
α

ni(xi-a)
α
u

e
-u

Pi

fll

Kiểm tra



Trong bảng trên :

×