Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật nguy cấp quý hiếm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.61 MB, 90 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HOÀNG THỊ LINH



Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT
NGUY CẤP QUÝ HIẾM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN KIM HỶ - TỈNH BẮC KẠN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Khoa : Lâm nghiệp
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 - 2014





Thái Nguyên, 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HOÀNG THỊ LINH



Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT
NGUY CẤP QUÝ HIẾM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN KIM HỶ - TỈNH BẮC KẠN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : 1.ThS. Trần Thị Hương Giang
2.ThS. Lê văn Phúc





Thái Nguyên, 2014

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn
dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố
lại những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế
thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho
sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được
trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu
ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực
tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của
thầy giáo Th.S Trần Thị Hương Giang và Th.S Lê Văn Phúc em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiên trạng các loài thực vật nguy cấp quý
hiếm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim
Hỷ - tỉnh Bắc Kạn”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
cô giáo Th.S Trần Thị Hương Giang, thầy giáo Th.S Lê Văn Phúc và các
thầy cô giáo trong khoa. Cùng với sự phối hợp giúp đỡ của ban quản ly Khu
bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và người dân hai xã: xã Ân Tình và xã Kim Hỷ
em đã hoàn thành đề tài đúng thời hạn. Qua đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc đến những sự giúp đỡ quý báo đó. Bên cạnh đó em xin cảm ơn đến
các ban ngành lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên Khu bảo tồn thiên nhiên

Kim Hỷ và bà con trong Khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành
đề tài.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế vì vậy đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Hoàng Thị Linh

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của em có sự hỗ trợ từ giáo
viên hướng dẫn Th.S Trần Thị Hương Giang và Th.S Lê Văn Phúc. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ các khóa luận hay công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được chính
chúng em đi điều tra từ hiện trường và thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi
trong tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện
trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu có phát hiện bất cứ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước hội đồng cũng như kết quả đề tài của mình.

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2014

XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội

đồng khoa học!



Th.S Trần Thị Hương Giang


Người viết cam đoan



Hoàng Thị Linh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hvn : Chiều cao vút ngọn
D1.3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m
IUCN : International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources- Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên
ÔTC : Ô tiêu chuẩn

ÔDB : Ô dạng bản
UBND : Ủy ban nhân dân
BQL : Ban quản lý
VQG : Vườn quốc gia
KBT : Khu bảo tồn
BTTN : Bảo tồn thiên nhiên
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH : Đa dạng sinh học
CITES : Convention on International Trade in Endangered Species
of Wild Fauna and Flora - Công ước về buôn bán quốc tế các
loài động thực vật hoang dã, nguy cấp
EX : Tuyệt chủng (Extinct)
EW : Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild)
CR : Cực kì nguy cấp (Critically Endangered)
EN : Nguy cấp (Endangered)
VU : Sắp nguy cấp (Vulnerable)
Ic : Ít lo ngại (Least Concern)
DD : Thiếu dẫn liệu (Data Deficient)
NE : Không được đánh giá (Not Evaluated)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng loài nguy cấp quý hiếm tại một số khu rừng đặc dụng 13
Bảng 2.2: Số lượng loài theo ngành thực vật của Khu bảo tồn 25
Bảng 2.3: Phân loại loài theo cấp bảo tồn 25
Bảng 4.1. Tỷ lệ thực vật quý hiếm giữa các ngành 32
Bảng 4.2. Danh mục các loài cây quý hiếm được người dân sử dụng 35
Bảng 4.3: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo tuyến 37
Bảng 4.4: Số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo tuyến 42

Bảng 4.5: Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao 44
Bảng 4.6: Bảng số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo độ cao 46
Bảng 4.7: Phân bố các loài thực vật tái sinh quý hiếm theo tuyến 47
Bảng 4.8: Phân hạng các mối đe dọa trực tiếp tới Khu bảo tồn 52
Bảng 4.9: Thống kê các vụ vi phạm trong các năm 2011- 5/2014 58



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các loài thực vật quý hiếm giữa các ngành 33
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mức độ nguy cấp của các loài quý hiếm trong
KBT 34
Hình 4.3: Bản đồ bố trí khu vực nghiên cứu 41
Hình 4.4: Các tuyến điều tra 42
Hình 4.5: Biểu đồ số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo tuyến 43
Hình 4.6: Biểu đồ số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo độ cao 47
Hình 4.7: Các vụ vi phạm trong các năm 2011- 5/2013 58



MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 3
1.3. Mục tiêu của đề tài 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở lý luận về nghiên cứu thực vật nguy cấp quý

hiếm 5
2.1.1. Các khái niệm 5
2.1.1.1. Khái niệm sinh học bảo tồn 5
2.1.1.2. Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học 5
2.1.1.3. Khái niện sách đỏ 5
2.1.1.4. Khái niệm thực vật rừng quý hiếm 6
2.1.2. Vai trò của việc bảo tồn loài thực vật quý hiếm 6
2.1.3. Quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ các loài thực vật quý
hiếm 6
2.1.4. Cơ sở khoa học 7
2.1.5. Cơ sở lý luận 9
2.2. Thực trạng về quản lý bảo vệ thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt
Nam 10
2.2.1. Hệ thống văn bản chính sách 10
2.2.2. Tình hình quản lý bảo vệ và các hoạt động buôn bán thực vật nguy
cấp quý hiếm ở Việt Nam 10
2.3. Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại một số VQG và
KBT ở Việt Nam 13
2.4. Kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 15
2.4.1. Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm trên thế giới 15
2.4.2. Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam 17
2.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 21
2.5.1. Đặc điểm tình hình chung của Khu bảo tồn 21


2.5.2. Điều kiện tự nhiên 21
2.5.2.1. Vị trí địa lý. 21
2.5.2.2. Khí hậu thủy văn 22
2.5.2.3. Địa hình, địa thế 22
2.5.3. Điều kiện kinh tế xã hội 23

2.5.3.1. Tình hình dân tộc dân số. 23
2.5.3.2. Hiện trạng rừng và sử dụng đất 23
2.5.3.3. Tình hình dân sinh, kinh tế và việc sử dụng các loại đất 24
2.5.3.4. Về dân trí, văn hóa - xã hội 24
2.6. Đặc điểm hệ sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ 24
2.6.1. Hệ thực vật rừng: 24
2.6.2. Hệ động vật 25
2.7. Thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu 26
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 27
3.1. Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 27
3.3. Nội dung nghiên cứu. 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp 28
3.4.1.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản 28
3.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa 28
3.6. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 31
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
4.1. Thực trạng các loài thực vật quý hiếm trong KBTTN Kim Hỷ - Bắc
Kạn 32
4.1.1. Danh lục và cấp bảo tồn các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo
tồn Thiên nhiên Kim Hỷ - Bắc Kạn 32
4.1.2. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về các loài thực
vật quý hiếm trong Khu bảo tồn 35
4.1.3. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo tuyến 37
4.1.4. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo độ cao 43


4.1.5. Tái sinh các loài quý hiếm trong Khu bảo tồn 47

4.2. Những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Kim Hỷ 49
4.3. Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh
học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn 50
4.3.1. Thực trạng về bộ máy tổ chức và năng lực của ban quản lý 50
4.3.2. Những mối đe dọa chủ yếu 51
4.3.3. Hiện trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Khu
BTTN Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn 57
4.3.3.1. Thực trạng về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng 57
4.3.3.2. Thực trạng về phát triển tài nguyên rừng 59
4.3.4. Những tồn tại, hạn chế 60
4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn loài thực vật quý
hiếm 61
4.4.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện 61
4.4.2. Giải pháp về chính sách 61
4.4.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật 61
4.4.4. Giải pháp về nhân lực 62
4.4.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế 62
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1. Kết luận 63
5.2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65





1
Phần 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Rừng là một phần rất quan trọng đối với sinh quyển, nó là một nguồn
vật chất, kho báu quý giá của con người, rừng vốn được mệnh danh là lá phổi
xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng
khí duy trì sự sống cho con người, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất,
nuôi dưỡng nguồn nước, hạn chế thiên tai, bão lũ, là khâu quan trọng trong
chu trình tuần hoàn vật chất của thiên nhiên, là nơi cư chú của rất nhiều loài
động vật, là nơi cung cấp thức ăn cho động vật nói chung. Đặc biệt thảm thực
vật rừng còn có vai trò rất quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các
hoạt động của con người như gỗ, nguyên liệu giấy, xây dựng nhà cửa và các
trang thiết bị nội thất, cho dầu béo, tinh dầu, làm thuốc, làm cảnh và nhiều
giá trị sử dụng khác.
Vai trò của rừng rất to lớn đối với loài người và mọi sinh vật trên trái
đất, nhưng trong những năm qua, do nhu cầu của cuộc sống ngày càng tăng
cao, con người đã tàn phá rừng một cách bừa bãi gây ra những hậu quả
nghiêm trọng như: Lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, đất đai thoái hóa bị
xói mòn, rửa trôi làm thiếu diện tích đất canh tác, giảm sản lượng lương thực,
hoa màu Tài nguyên rừng ngày càng nghèo kiệt các hệ sinh thái rừng nhiều
nơi bị phá hủy, kèm theo đó nhiều loài động vật, thực vật rừng đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Mất rừng do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên
nhân chủ yếu là do con người quản lý và sử dụng tài nguyên rừng chưa hợp
lý, nạn du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra trên nhiều nơi
nhất là các vùng sâu, vùng xa kinh tế còn khó khăn chưa phát triển. Vấn đề
cấp bách cần đặt ra cho chúng ta đó là sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thực
vật theo hướng phát triển lâu bền, bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động
thực vật là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong giai đoạn
hiện nay của nước ta có được như vậy trước hết phải nắm vững một số đặc
trưng cơ bản của hệ thống thực vật. Việt Nam được coi là một trong những
trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam Á, từ kết quả nghiên cứu về



2
khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước đều nhận định rằng Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á và là
một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao.
Việt Nam là một trong những quốc gia nằm ở phần đông bán đảo Đông
Dương, thuộc trung tâm của khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích phần đất
liền là 330.541km², kéo dài 15 vĩ độ Bắc xuống Nam (từ vĩ tuyến 8º30’ -
23º22’ độ Bắc) và trải rộng trên 7 kinh tuyến (từ 102º10’ - 109º21’ độ kinh
Đông). Phía Bắc giáp Trung Hoa, Tây giáp Lào và Campuchia, Đông Nam là
biển Đông, bờ biển Việt Nam dài 3.260km. Bên cạnh các loài đặc hữu mang
tính bản địa còn nhiều loài thuộc các trung tâm lân cận di cư sang, trên thế
giới núi đá vôi chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất liền, ¼ dân số thế giới
sống phụ thuộc vào nguồn nước ngầm ngọt có nguồn gốc từ núi đá vôi, một
thay đổi dù chỉ rất nhỏ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới nguồn lợi nhạy cảm này, một
số khu núi đá vôi cung cấp độ phì nhiêu cao cho đất trồng trọt, các khu vực
hang động là sinh cảnh của nhóm chim yến, nhóm rơi Nhiều nơi khai thác
núi đá vôi làm xi măng. Đặc biệt nguồn lợi lớn nhất từ núi đá vôi là khai thác
du lịch bền vững, nhiều cảnh quan núi đá vôi trên thế giới trở thành biểu
tượng hoặc được công nhận là thắng cảnh hay di sản thế giới như Hòn Phụ Tử
(Kiên Giang), Hạ Long (Quảng Ninh), Non Nước (Đà Nẵng), Phong Nha
(Quảng Bình) Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn thuộc khu
vực núi đá vôi, mang nhiều đặc điểm chung của hệ sinh thái rừng trên núi đá
vôi của Việt Nam. Diện tích của Khu bảo tồn trên 14 nghìn ha, trải dài từ các
xã Vũ Muộn, Cao Sơn (huyện Bạch Thông) tới các xã Lương Thượng, Ân
Tình, côn Minh (huyện Na Rì), là nơi lưu giữ được hiện trạng nguyên sơ của
thiên nhiên kỳ thú cùng với những giá trị sinh học phong phú, đa dạng [13].
Trước khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên (năm 2004) hiện tượng
chặt phá rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ săn bắn động vật trái phép diễn ra

thường xuyên làm cho chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Từ khi trở
thành Khu bảo tồn thiên nhiên, thảm thực vật, động vật ở đây đã được bảo
vệ nghiêm ngặt, tình trạng chặt phá rừng đã giảm nhiều, song việc khai thác
nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (hoa quả rừng, dược liệu, cây cảnh, động
vật ) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã làm suy giảm đáng kể tính đa dạng sinh


3
học của hệ sinh thái rừng nơi đây. Các vấn đề bảo tồn rừng phát sinh từ những
phát triển của thời đại, như việc tăng áp lực dân số, các chính sách quốc gia
trong việc sử dụng đất và giao đất, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.
Trong khi đó những hệ thống quản lý rừng truyền thống đang dần được thay
thế bằng các tổ chức quản lý rừng nhà nước nhưng thiếu các chính sách hỗ trợ
và những thay đổi xã hội. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thường xuyên
diễn ra tình trạng “lâm tặc” và “khoáng tặc” đang ngày đêm khai thác các tài
nguyên gỗ và khoáng sản ở trong Khu bảo tồn [5]. Việc khai thác trái phép
các loài cây gỗ quý hiếm như Nghiến, Sến, Đinh, Thông (Du sam đá vôi,
Thiết sam giả lá ngắn) có nhiều nguyên nhân, nhưng thực tế là tất cả vùng
lõi của Khu bảo tồn đều có dân sinh sống. Theo quy định tất cả vùng diện
tích có rừng này điều thuộc diện nghiêm cấm khai thác, săn bắn nhưng do
người dân sống rải rác trong rừng và việc mưu sinh của người dân điều phải
dựa vào rừng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng khó
khăn nên việc cấm tuyệt đối khai thác tài nguyên rừng là rất khó. Xuất phát từ
thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiên trạng các loài
thực vật nguy cấp quý hiếm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích của đề tài
Phân tích, đánh giá thực trạng các loài thực vật quý hiếm qua đó đưa ra
một số giải pháp nhằm bảo tồn loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn.

1.3. Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu chính:
- Xác định danh lục một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của Khu
bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ
- Đánh giá được hiệu quả của các giải pháp bảo tồn loài thực vật quý
hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn gặp phải trong
công tác bảo tồn loài thực vật quý hiếm
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và khoa học


4
+ Giúp sinh viên củng cố lại và bổ sung thêm kiến thức đã học để nâng
cao chất lượng và hiệu quả thực tập. Qua đó giúp sinh viên làm quen với việc
nghiên cứu khoa học, viết và trình bày báo cáo khoa học, nghiên cứu khoa học.
+ Cung cấp những kinh nghiệm thực tế cho sinh viên trong qua trình
tiếp xúc và làm việc với người dân.
+ Thấy được những khó khăn của người dân tại địa phương đang gặp
phải từ đó có hướng đưa ra các giải pháp giúp họ khắc phục.
+ Cung cấp tài liệu thông tin cho các đối tượng quan tâm.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lí bảo vệ rừng của địa phương
+ Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng dựa
theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2013) và Nghị định
32/2006/NĐ-CP.
+ Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển loài thực vật quý
hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn.



5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở lý luận về nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm sinh học bảo tồn
Sinh học bảo tồn là một nguyên lý khoa học được xây dựng để bảo vệ các
loài, thiết lập các Khu bảo tồn mới và củng cố nâng cấp các vườn quốc gia cũng
là để xác định những loài nào trên trái đất được bảo tồn cho tương lai [11].
Sinh học bảo tồn là một ngành khoa học đa ngành (multi-díciplinara),
tập hợp được rất nhiều người và nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau
nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng đa dạng sinh học hiện nay.
Về nhiều mặt có thể nói sinh học bảo tồn là một khoa học thiết yếu
(crisis discipline). Các quyết định về vấn đề bảo tồn được đưa ra hằng ngày
và thường với những thông tin rất hạn chế do thời gian cấp bách. Sinh học cố
gắng đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong
điều kiện thực tế ngày nay.
2.1.1.2. Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học
- Phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai các nhân tố
của đa dạng sinh học như các nguồn tài nguyên sinh học
- Phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho
cuộc sống của con người.
- Phục vụ bảo tồn bản thân đa dạng sinh học mà không vì một mục đích
lý do nào khác, đặc biệt tất cả các loài động vật thực vật quý hiếm đang sống
hiện nay[11].
2.1.1.3. Khái niệm sách đỏ
Sách đỏ (Rea Data Book) được coi là tài liệu có tính chất quốc gia và
mang ý nghĩa quốc tế, công bố các loài động vật, thực vật thuộc loại quý hiếm
ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới đang bị đe dọa giảm sút số lượng hoặc đã

có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Đây là cơ
sở khoa học, tạo cơ sở pháp lý cho việc đề xuất, quyết định các biện pháp bảo
vệ, phục hồi đối với từng đối tượng thuộc loại này, đồng thời cũng là căn cứ


6
để xử lý các hành vi phá hoại thiên nhiên, gây tác hại cho sự tồn tại, phát triển
của các loài sinh vật cần được bảo vệ trong hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên sinh vật ở mỗi nước [12]
2.1.1.4. Khái niệm thực vật rừng qúy hiếm
Theo khoản 14 điều 3 luật bảo vệ và phát triển rừng loài thực vật quý
hiếm là loài có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng
còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc danh mục các loài
thực vật rừng quý hiếm do chính phủ quy định để quản lý và bảo vệ [22].
2.1.2. Vai trò của việc bảo tồn loài thực vật quý hiếm
Mỗi 1 loài động, thực vật là 1 thành phần, nhiều thành phần xuất hiện sẽ
góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học. Việt Nam là 1 trong những nước trên
thế giới mang trong mình sự đa dạng đó. Thế nhưng, nguồn tài nguyên quí
báu, vô cùng phong phú đó đang bị suy giảm ngiêm trọng bởi sự tàn phá, hủy
diệt và nguyên nhân chủ yếu là tác động của con người.
2.1.3. Quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ các loài thực vật quý hiếm
1. Nhà nước đầu tư để quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm tại các khu rừng đặc dụng, các hoạt động cứu hộ đối với
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý tịch thu.
2. Hỗ trợ khắc phục thiệt hại do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ
tự nhiên gây ra cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở ngoài các khu rừng
đặc dụng, các hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp trong các khu rừng
đặc dụng (được chính quyền cấp xã, nơi có rừng đặc dụng xác nhận) theo quy
định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp

cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [22].
Việc săn bắt, đánh bắt khai thác các loài động thực vật nguy cấp, quý
hiếm là những hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong điều 12 Luật bảo
vệ và phát triển rừng và điều 7 Luật bảo vệ đa dạng sinh học: Các hành vi tác
động khác nhau như tiếp cận nguồn gen, vận chuyển, tàng trữ phải tuân theo
các quy định của pháp luật.


7
Về các hành vi vi phạm: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy
định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm (quy định tại
nghị định 32/2006/ NĐ-CP của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp quý hiếm) thì căn cứ tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý
theo quy định [10].
2.1.4. Cơ sở khoa học
- Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đa dạng sinh học đang ngày
càng suy giảm làm cho số lượng các loài động thực vật giảm từng ngày từng giờ,
đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm. Yêu cầu đặt ra là phải phân cấp đánh
giá các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn
chúng một cách có hiệu quả.
- Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế
giới [23], chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam (2007) [7], để
hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây
cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các
quy định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên,
tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc
theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of
decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of
geographic distribution), và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố

(degree of population and distribution fragmentation).
+ Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy
định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có
những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): là một trạng thái bảo tồn của sinh
vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc
khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những
thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của
loài đều không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời
gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể
của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo
và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người.


8
+ Cực kì nguy cấp (CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần.
+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị
coi là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên
rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và
Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên
cao trong một tương lai không xa.
+ Sắp bị đe dọa: Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
+ Ít lo ngại (Least Concern) – Ic: Bao gốm các taxon không được coi là
phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.

+ Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) – DD: Một taxon được coi là thiếu
dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về
nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.
+ Không được đánh giá (Not Evaluated) – NE: Một taxon được coi là
không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
+ Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài
liệu kế thừa của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn chi cục
kiểm lâm cho thấy: Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - Bắc Kạn tồn tại rất
nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN, VU… [4], cần
được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cho nên việc nghiên cứu một số loài
thực vật quý hiếm và đề xuất các phương thức bảo tồn các loài thực vật quý
hiếm, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý hiếm và nguồn
gen của chúng là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp
tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài


9
2.1.5. Cơ sở lý luận
Khi tiến hành bảo tồn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Mọi dạng của sự sống là độc nhất và cần thiết, mỗi người phải nhận
thức được điều đó.
- Bảo tồn đa dạng sinh học là một dạng đầu tư mang lại lợi ích lớn cho
địa phương, cho đất nước, cho toàn cầu.
- Chi phí và lợi ích của bảo tồn đa dạng sinh học là một dạng sinh học
phải được chia đều cho mọi đất nước và mọi con người trong đất nước đó.
- Vì là một phần của các cố gắng phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng
sinh học đòi hỏi sự biến đổi lớn về hình mẫu và thực tiễn phát triển kinh tế
toàn cầu.
- Tăng kinh phí cho bảo tồn đa dạng sinh học tự nó không làm mất mát

đa dạng sinh học. Cần phải cải cách chính sách và tổ chức để tạo ra điều kiện
để nguồn kinh phí được sử dụng hiệu quả.
- Mỗi địa phương, đất nước và toàn cầu đều có các ưu tiên khác nhau về
bảo tồn đa dạng sinh học và chúng cần được xem xét khi xây dựng chiến lược
bảo tồn. Mọi đất nước, mọi cộng đồng đều quan tâm tới bảo tồn đa dạng sinh
học riêng của mình nhưng không nên tập trung chỉ riêng một hệ sinh thái hay
các nước giàu có về loài.
- Bảo tồn đa dạng sinh học chỉ có thể được duy trì khi nhận thức và
quan tâm của mọi người dân được đề cao và khi nhà nước lập chính sách
được thông tin đáng tin cậy làm cơ sở xây dựng chính sách.
- Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học phải được lên kế hoạch và thực
hiện ở phạm vi đã được các tiêu chuẩn sinh thái và xã hội xác định. Hoạt động
cần tập chung vào các nơi hiện đang có người dân sinh sống và làm việc trong
vùng cấm hoang dại.
- Đa dạng văn hóa gắn liền với đa dạng sinh học. Hiểu biết tập thể của
nhân loại về đa dạng sinh học cũng như việc quản lý, sử dụng đa dạng sinh
học đều nằm trong đa dạng văn hóa. Bảo tồn đa dạng sinh học góp phần tăng
cường các giá trị và sự thống nhất văn hóa.


10
- Tăng cường sự tham gia của người dân, quan tâm tới các quyền cơ bản
của con người, tăng cường giáo dục, thông tin và và tăng cường khả năng tổ
chức là những nhân tố cơ bản của bảo tồn đa dạng sinh học.
Khi bảo tồn có các phương pháp sau:
- Bảo tồn tại chỗ (in - situ conservation)
+ Khu bảo tồn nghiêm ngặt - I (Strict protection)
+ Vườn quốc gia (Nationat park) Khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí -
II
+ Thắng cảnh thiên nhiên (Natural monument) bảo tồn đặc điểm tự

nhiên - III.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên có quản lý (Convervation through active
manegemant) Khu bảo tồn sinh cảnh/ bảo tồn loài - IV
+ Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/ cảnh quan biển – V (Protected
landscape/ seascape)
+ Sử dụng bền vững hệ sinh thái tự nhiên - VI (Sustainable use of
natural ecosystem) hay khu quản lý tài nguyên (Managed resource protected area).
- Bảo tồn chuyển chỗ
+ Vườn động vật hay vườn thú (Zoo)
+ Bể nuôi (Aquarium)
+ Vườn thực vật (Bontanic garden)
+ Ngân hàng giống (Seed bank)
- Mối liên hệ giữa bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ
- Luật pháp liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học
2.2. Thực trạng về quản lý bảo vệ thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam
2.2.1. Hệ thống văn bản chính sách
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn
và phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được thể
hiện bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời.
Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra
đời của Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) và
Nghị Định 32-CP (2006). Nghị định 18/HĐBT nhằm thực hiện Điều 19 của
Luật bảo vệ rừng năm 1991. Nghị định này quy định danh mục các loài động


11
thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ. Đây là nghị định đầu tiên có định
nghĩa về các loài quý, hiếm và các loài động, thực vật hoang dã thông thường
ở Việt Nam. Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ- CP
để sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành

theo Nghị định 18/HĐBT và chế độ quản lý bảo vệ. Việc ban hành và thực
hiện Nghị định này đã đem lại nhiều cơ hội tồn tại cho nhiều loài động thực
vật hoang dã.
Ngày 1 tháng 7 năm 2009 Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam chính
thức có hiệu lực. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được luật đa dạng sinh
học ưu tiên bảo vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài. Luật đa dạng sinh học là một
bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo tồn
và phát triển giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam.
2.2.2. Tình hình quản lý bảo vệ và các hoạt động buôn bán thực vật nguy
cấp quý hiếm ở Việt Nam
Thực trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp thực vật hoang
dã ở Việt Nam là vấn đề phức tạp. Trong giai đoạn từ năm 2006, mỗi năm có
gần 50.000 tấn thực vật hoang dã bị khai thác và buôn bán bất hợp pháp (Theo
Cục kiểm lâm -Việt báo số 28/2/2006). Hiện nay, Việt Nam có 5 điểm nóng về
buôn bán động thực vật hoang dã, gồm Nghệ An, Hà Nội, TP.HCM, Quảng
Ninh và Lạng Sơn (TRAFFIC-2010). Đây là những khu vực trọng điểm tập kết
động thực vật hoang dã để vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ. Nếu chỉ đề
cập đến thực vật, tình trạng các loài bị nguy cấp ngày càng tăng về số lượng và
mức độ đe dọa trong khoảng 15 năm trở lại đây. Trong Sách Đỏ Việt Nam
1996, Việt Nam có 24 loài thực vật thuộc diện nguy cấp thì đến Sách Đỏ 2004,
Việt Nam có 191 loài, và Sách Đỏ 2007 đã liệt kê 196 loài (trong đó có 45 loài
rất nguy cấp). Ngoài việc số lượng loài bị đe dọa đã tăng lên đáng kể, mức độ
bị đe dọa ở cấp cao nhất cũng tăng thêm. Một số lượng lớn các loài trước đây
còn được xếp trong thứ hạng sắp nguy cấp thì nay đã phải chuyển sang thứ
hạng nguy cấp. Các mối đe dọa chính đối với các loài thực vật nguy cấp quý
hiếm vẫn là: Khai thác ráo riết, mất môi trường sống và một số loài có khả
năng tái sinh thấp.


12

Theo mục đích và mức độ khai thác, buôn bán sử dụng, các loài thực
vật nguy cấp quý hiếm được phân chia thành các nhóm sau:
- Những loài cho giá trị kinh tế đặc biệt, đã bị săn lùng ráo riết trong
những năm 2006, 2007, 2009, 2010 (hiện nay tạm lắng xuống) như: Sưa
(khoảng 8 tỷ đồng/m2), Hoàng đàn, Thủy tùng (khoảng 300 triệu đồng/m
2
)
[20]

- Những loài cho gỗ, có giá trị cao đang bị săn lùng bao gồm các loài:
Gõ đỏ, Trắc, Cẩm lai, Lim xanh, Nghiến, Mun. Trong 6 tháng đầu năm 2010,
lực lượng Kiểm lâm Lạng Sơn đã thu giữ được 9.386 cục thớt nghiến. Trong
năm 2008, lực lượng Kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắc Lắc) phát
hiện hơn 250 vụ khai thác gỗ trái phép với gần 650 cây gỗ thuộc nhóm quý
hiếm như Cẩm lai, Giáng hương. Trong quý I và quý II năm 2010, lực lượng
kiểm lâm VQG Bù Gia Mập đã phát hiện khối lượng gỗ Gõ đỏ và Cẩm lai bị
khai thác trộm ước tính hơn 200 m
2

[20]
.
- Những loài cho sản phẩm dược liệu có giá trị cao trên thị trường, có
vùng phân bố hẹp đang bị săn lùng ráo riết: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam
thất hoàng, Hoàng liên gai, Lan một lá, Lan kim tuyến. So với các loài cây gỗ,
những vụ khai thác vận chuyển những loài này ít bị bắt giữ và xử lý trước
pháp luật do quy mô khai thác và số lượng bị bắt giữ ít. Bên cạnh đó các lực
lượng chức năng cũng ít chú ý tới nhóm loài phi gỗ này. Tình trạng người dân
vào rừng thu hái các loài trên vẫn xảy ra, ngay cả trong các khu rừng đặc
dụng. Các hoạt động vào rừng khai thác Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Hoàng
liên gai… diễn ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Ngày

23/10/2010, Vườn sâm ngọc linh ở xã Măng Rí (Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã
bị mất trộm hơn 1300 cây Sâm ngọc linh
[19].

- Những loài bị săn lùng với mục đích làm cảnh: các loài Lan hài, Lan
kim tuyến, Thạch hộc bách xanh, Đinh tùng và các loài Tuế. Tuy các loài này
bị khai thác chỉ ở một số địa phương nhất định, nhưng số lượng cá thể bị lấy ra
khỏi rừng cũng tương đối lớn. Ví dụ, xung quanh vùng đệm VQG Ba Vì (Hà
Nội) số lượng cây Bách xanh được xuất bán ở các vườn ươm cũng đến hàng
vạn cây. Các loài Lan hài rất dễ tìm mua ở các chợ cây cảnh lớn của Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác
[20].



13
- Những loài khác trong danh mục Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định
số 32/2006/NĐ-CP tuy không bị khai thác rầm rộ và buôn bán trên quy mô rộng
lớn nhưng vẫn bị khai thác đơn lẻ ở từng địa phương. Theo đánh giá của
TRAFFIC, số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉ chiếm 10% tổng số
vụ trên thực tế. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn, Việt Nam sẽ có nguy
cơ mất mát không thể thay thế về đa dạng sinh học, nguồn gen và một số loài
thực vật hoang dã sẽ biến mất khỏi tự nhiên.
Tại KBT thiên nhiên Kim Hỷ - Bắc Kạn công tác bảo tồn nói chung và
công tác bảo tồn các loài thực vật nói riêng chưa được tiến hành một cách đầy
đủ và hệ thống. Tuy còn nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do nhiều lý do
nên công tác bảo tồn còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại [1], [2], [3], [5].
Vì vậy việc điều tra đánh giá thực trạng các loài thực vật quý hiếm là
việc rất quan trọng phục vụ công tác giám sát đánh giá bảo tồn đa dạng sinh
học của KBT.

2.3. Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại một số VQG và KBT
ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm
nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch Rừng [20] tại 39 khu rừng đặc dụng, các trạm
thực nghiệm, các khu rừng giống, các vườn cây dược liệu và các điểm nóng về
khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản trên toàn quốc, số lượng các loài thực vật
nguy cấp, quý hiếm bước đầu được thống kê cho từng khu được thể hiện trên
bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Số lượng loài nguy cấp quý hiếm tại một số khu rừng đặc dụng
TT Loại hình Số loài
I Vườn quốc gia
1.1 Ba Bể 16
1.2 Hoàng Liên 23
1.3 Tam Đảo 11
1.4 Xuân Sơn 20
1.5 Ba Vì 10
1.6 Cát Bà 10


14
1.7 Cúc Phương 10
1.8 Bạch Mã 12
1.9 Pông Nha Kẻ Bàng 9
1.10 Pù Mát 5
1.11 Vũ Quang 13
1.12 Bidoup-Núi Bà 25
1.13 Chư Rom Rây 12
1.14 Kon Ka Kinh 8
1.15 Yok Đôn 11
1.16 Chư Yang Sin 15

1.17 Bù Gia Mập 14
1.18 Cát Tiên 9
1.19 Núi Chúa 8
1.20 Phước Bình 7
II Khu bảo tồn thiên nhiên
2.1 Hang Kia – Pà Cò 16
2.2 Ngọc Sơn - Ngổ Luông 11
2.3 Sốp Cộp 8
2.4 Hữu Liên 9
2.5 Na Hang 18
2.6 Tây Côn Lĩnh 22
2.7 Thần Sa - Phượng Hoàng 15
2.8 Vân Long 4
2.9 Đakrông 15
2.10 Phong Điền 13
2.11 Ngọc Linh 12
2.12 Sông Thanh 8
2.13 Bà Nà - Núi Chúa 7
2.14 Krông Trai 6


15
2.15 Ea Sô 5
2.16 Ea Ral 1
2.17 Trấp Ksơ 1
2.18 Bình Châu Phước Bửu 8
2.19 KBT và di tích lịch sử Vĩnh Cửu - Đồng Nai 10
Trong số các khu rừng đặc dụng được điều tra đánh giá, các khu Ea Ral
và Trấp Ksơ (Đắc Lắc) được thành lập với mục đích để bảo tồn duy nhất loài
Thông nước, và cũng không phát hiện được loài nào khác ngoài loài thông

nước ở 2 KBT trên. Một số khu rừng đặc dụng khác như VQG Ba Bể (Bắc
Kạn), VQG Hoàng Liên (Lào Cai), VQG Bi Doup Núi Bà (Lâm Đồng), VQG
Xuân Sơn (Phú Thọ) và KBT Hang Kia Cò (Hòa Bình) có số lượng các loài
nguy cấp quý hiếm khá lớn (trên dưới 20 loài). Đây là những nơi có chứa giá
trị đa dạng sinh học cao, đã được nghiên cứu khá đầy đủ về khu hệ động thực
vật và cần phải có chương trình cụ thể để bảo tồn những loài nguy cấp quý
hiếm (cả nội vi và ngoại vi), đặc biệt là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng
cao. Các khu rừng đặc dụng còn lại đều có khoảng 3-10 loài nguy cấp quý
hiếm cần được bảo tồn và phát triển.
2.4. Kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm trên thế giới
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác
nhau, nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các
nguồn tài nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm. Để nâng cao nhận thức
trong xã hội và toàn cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh
học và tạo cứ liệu quan trọng cho công tác bảo tồn, từ năm 1964, hiệp hội bảo
tồn thiên nhiên thế giới, đã cho xuất bản các Bộ sách đỏ nhằm cung cấp một
cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của
các loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Năm
1994, IUCN [12] đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc phân
hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe dọa trên thế giới. Các thứ
hạng và tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hoá như sau: loài tuyệt chủng (EX),
loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU),…Năm
2004 Sách đỏ IUCN công bố văn bản đánh giá các loài động thực vật gọi là

×