Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của Bò H''''Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 92 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN ĐÀM THUYÊN






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA BÒ H'MÔNG
NUÔI TẠI HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG


Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Huê Viên




THÁI NGUYÊN - 2012


i




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Đàm Thuyên
















ii




LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi được đào
tạo, trưởng thành cũng như tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho tôi hoàn thành
nhiệm vụ của mình. Tôi xin cảm ơn các đơn vị Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Hà Giang, UBND huyện Mèo Vạc và các xã, thị trấn Mèo Vạc,
Pả Vi, huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Trần Huê Viên là người thầy hướng dẫn về khoa học, đã giúp đỡ
tôi tận tình và có trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thiện
bản luận văn này.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình
đã tận tình giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn

thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Đàm Thuyên


iii




MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1


2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

3.1. Ý nghĩa khoa học 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1
.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.1.1. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng 6

1.1.1.1. Khái niệm về quá trình sinh trưởng và phát dục 6

1.1.1.2. Những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục 7

1.1.2. Tính trạng số lượng và sự di truyền tính trạng số lượng 6
1.1.2.1. Tính trạng số lượng 6
1.1.2.2. Sự di truyền của tính trạng số lượng 7
1.1.3. Khả năng sinh trưởng, cho thịt của bò và các yếu tố ảnh hưởng 9
1.1.3.1. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của bò 9
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở bò 10
1.1.4. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng và năng
suất thịt của bò 15
1.1.5. Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng thịt bò 18
1.2. Vai trò và tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam 23

1.2.1. Vai trò chăn nuôi bò thịt 23
1.2.2. Tình hình chăn nuôi bò và tiêu thụ bò thịt ở Việt Nam 24
1.3. Đặc điểm của bò H’Mông 25
1.4. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Mèo Vạc 26
1.4.1. Điều kiện tự nhiên 26
1.4.1.1. Vị trí địa lý 26
1.4.1.2 Điều kiện khí hậu 26
1.4.1.3 Địa hình đất đai 26
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
1.4.2.1. Tiềm năng kinh tế 27
1.4.2.2. Văn hoá, xã hội 27
1.4.2.3. Mục tiêu về phát triển chăn nuôi bò 28


iv




1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 28
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 28
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 35
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.2. Nội dung nghiên cứu 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 35
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 36
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của bò 36

2.3.4. Phương pháp xác định năng suất thịt bò 38
2.3.5. Phương pháp xác định chất lượng thịt bò 39
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Đánh giá thực trạng, tình hình chăn nuôi bò tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang 40
3.1.1. Số lượng và sự phân bổ đàn bò tại huyện Mèo Vạc 40
3.1.1.1. Số lượng đàn bò H'Mông toàn huyện (từ năm 2009 đến 2011) 41
3.1.1.2. Cơ cấu đàn bò H'Mông nuôi trong nông hộ tại huyện Mèo Vạc 42
3.1.2. Thực trạng tình hình chăn nuôi đàn bò H'Mông tại huyện Mèo Vạc 42
3.1.2.1. Nguồn thức ăn sử dụng cho bò 43
3.1.2.2. Điều kiện chuồng trại và công tác thú y đối với chăn nuôi bò tại
huyện Mèo Vạc 44
3.1.2.3. Hệ thống khuyến nông 45
3.2. Kích thước các chiều đo và một số chỉ số cấu tạo thể hình ở bê H’Mông 46
3.2.1. Kết quả xác định kích thước một số chiều đo cơ thể của bê H'Mông 46
3.2.1.1. Kích thước cao vây của bê H’Mông 46
3.2.1.2. Vòng ngực của bê H’Mông qua các tháng tuổi 48
3.2.1.3. Kích thước dài thân chéo của bê H’Mông qua các tháng tuổi 49
3.2.1.4. Chu vi vòng ống của bê H’Mông ở các tháng tuổi 51
3.2.2. Kết quả tính toán một số chỉ số cấu tạo thể hình của bê H’Mông 52
3.2.3. Khối lượng của bê ở các lứa tuổi 53
3.2.3.1. Sinh trưởng tích lũy 54
3.2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối 56
3.2.3.3. Sinh trưởng tương đối 57
3.3. Kích thước một số chiều đo cơ thể, một số chỉ số cấu tạo thể hình và khối
lượng của bò H'Mông ở các lứa tuổi 58
3.3.1. Kích thước một số chiều đo của bò H'Mông 58
3.3.2. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của đàn bò H’Mông 63
3.3.3. Khối lượng của bò H’Mông qua các lứa tuổi 64



v




3.4. Đánh giá năng suất, chất lượng thịt bò H’Mông 66
3.4.1. Kết quả mổ khảo sát xác định năng suất thịt của bò H’Mông 66
3.4.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về thành phần hóa học thịt bò H’Mông 68
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
4.1. Kết luận 70
4.1.1. Về thực trạng tình hình chăn nuôi bò H'Mông tại huyện Mèo Vạc 70
4.1.2. Về khả năng sinh trưởng của bò H’Mông nuôi tại nông hộ 70
4.1.3. Về sức sản xuất thịt của bò H’Mông nuôi tại nông hộ 71
4.2. Đề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI 82


vi




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CV : Cao vây
CSDT : Chỉ số dài thân
CSKL : Chỉ số khối lượng
CSTM : Chỉ số tròn mình

CSTX : Chỉ số to xương
Cs : Cộng sự
DTC : Dài thân chéo
ĐVT : Đơn vị tính
HF : Holstein Friesian
RN : Rộng ngực
VN : Vòng ngực
VO : Vòng ống
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TB : Trung bình
TT : Thị trấn
PTNT : Phát triển nông thôn


vii




DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Số lượng bò của từng khu vực qua các năm từ 2000 -2009 25
Bảng 3.1. Số lượng và sự phân bố đàn bò tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
(từ năm 2009-2011) 40
Bảng 3.2. Số lượng bò H'Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc (từ năm 2009 đến
năm 2011) 41
Bảng 3.3. Quy mô đàn bò H’Mông của các hộ điều tra 42
Bảng 3.4. Sử dụng thức ăn cho bò tại các hộ điều tra 43
Bảng 3.5. Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuôi bò 44
Bảng 3.6. Cao vây của bê H’Mông ở các lứa tuổi 46

Bảng 3.7. Kích thước vòng ngực của bê H’Mông ở các lứa tuổi 48
Bảng 3.8. Chiều dài thân chéo của bê H’Mông ở các lứa tuổi 50
Bảng 3.9. Chu vi vòng ống của bê H’Mông ở các lứa tuổi 51
Bảng 3.10. Một số chỉ số cầu tạo thể hình của bê H’Mông ở các lứa tuổi 52
Bảng 3.11. Khối lượng bê ở các lứa tuổi 54
Bảng 3.12. Sinh trưởng tuyệt đối của bê H’Mông qua các lứa tuổi 56
Bảng 3.13. Sinh trưởng tương đối của bê H’Mông qua các lứa tuổi 57
Bảng 3.14. Kích thước cao vây của bò H’Mông ở các lứa tuổi 58
Bảng 3.15. Kích thước vòng ngực của bò H’Mông ở các lứa tuổi 59
Bảng 3.16. Kích thước dài thân chéo của bò H’Mông ở các lứa tuổi 61
Bảng 3.17. Chu vi vòng ống của bò H’Mông ở các lứa tuổi 62
Bảng 3.18. Chỉ số hình thể của bò H’Mông ở các lứa tuổi 63
Bảng 3.19. Khối lượng của bò H’Mông ở các lứa tuổi 64
Bảng 3.20. Năng suất thịt của bò H’Mông mổ khảo sát 67
Bảng 3.21. Thành phần hóa học của thịt bò H’Mông 69
Bảng 3.22. Thành phần và hàm lượng amino acid trong thịt bò H’Mông 69


viii




DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn số lượng bò từ năm 2009 đến 2011 41
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn sự phát triển chiều cao vây của bê H’Mông qua
các lứa tuổi 47
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn biến đổi kích thước vòng ngực của bê H’Mông

qua các lứa tuổi 49
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn biến đổi kích thước dài thân chéo của bê H’Mông
qua lứa tuổi 50
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn biến đổi vòng ống của bê H’Mông qua lứa tuổi 51
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng tích lũy của bê theo thời gian 54
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn biến đổi chiều cao vây của bò H’Mông theo tuổi59
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn biến đổi vòng ngực của bò H’Mông theo tuổi 60
Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn biến đổi chiều dài thân chéo của bò H’Mông theo
tuổi 61
Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn biến đổi vòng ống của bò H’Mông theo tuổi 62
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn biến đổi khối lượng bò H’Mông qua các lứa tuổi 65


1




MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, chăn nuôi bò ở nước ta phát triển mạnh, cung
cấp nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho bữa ăn mỗi gia đình, cung cấp
sức kéo, nguồn phân bón hữu cơ dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, tăng thu
nhập cho hộ nông dân khu vực nông thôn. Trong những năm gần đây, nhu cầu
tiêu thụ thịt bò của người dân cả nước ngày càng tăng. Năm 2002, tiêu thụ thịt
bò của cả nước là 1,2 kg/người/năm, dự báo tới năm 2010 là 2,6
kg/người/năm. Bò thịt dễ chăm sóc và nuôi dưỡng, thích nghi trong các điều
kiện môi trường chăn nuôi khác nhau, thức ăn cho bò thịt là các loại sản phẩm
phụ từ trồng trọt, nguồn thức ăn cho bò có sẵn ngay xung quanh chúng ta.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, số lượng bò của tỉnh Hà
Giang năm 2000 là 54,6 nghìn con. Số liệu năm 2010 là 101,7 nghìn con. Như
vậy, trong vòng 10 năm số lượng bò của tỉnh đã tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên,
chất lượng đàn bò hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để
nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt của Hà Giang, nhiều chương
trình giống, khảo sát chất lượng đàn bò của tỉnh đã được triển khai.
Mèo Vạc là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang. Phía đông và phía bắc
giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với hai huyện Đồng Văn và Yên Minh,
phía nam giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Diện tích huyện là 57.668,61
ha với dân số thống kê năm 2010 là 7,3 vạn người.
Địa hình chủ yếu của huyện là núi đá vôi, có sông Nho Quế chảy qua.
Đất nông nghiệp có khoảng 1.600 ha. Sản xuất nông nghiệp là trồng trọt và
khai thác các loại cây dược liệu, tam thất, hồ đào, v.v. Ngành chăn nuôi có
những gia súc bò, dê, ngựa. Có Quốc lộ 2A chạy qua.


2




Với đặc thù về địa hình của huyện rất phù hợp cho chăn nuôi bò, giống bò
chủ yếu của huyện là bò H'Mông, được chăn thả phù hợp với tập quán chăn nuôi
của các dân tộc ít người. Lợi thế của người dân tộc vùng cao là vẫn giữ được
phương thức chăn nuôi truyền thống, vì vậy họ sản xuất ra các sản phẩm an toàn,
có giá trị dinh dưỡng cao, có tính đặc sản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc phát triển đàn bò này tại địa phương vẫn còn có những
bất cập, sự hiểu biết, những nghiên cứu về giống bò này còn rất ít.
Để đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng tình hình chăn nuôi, những

đặc điểm, tính năng sản xuất của bò H'Mông, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của bò H’Mông nuôi
tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng về một số chỉ tiêu sản xuất thịt của bò
H’Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang góp phần tạo dựng cơ sở
khoa học cho việc phát triển giống bò H'Mông tại địa phương.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sản xuất thịt của bò H’Mông ở lứa tuổi 36 tháng.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của
đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc giúp đánh giá khả năng thích nghi
của đàn bò đồng thời tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế nhằm
nâng cao khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của bò H’Mông.
Góp phần phát triển vùng sản xuất bò thịt chất lượng cao tại huyện Mèo
Vạc nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.


3




3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của
đàn bò H’Mông tại Mèo Vạc là cơ sở để nhân rộng và phát triển giống bò thịt
quý này ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đánh giá đúng thực
trạng của đàn bò H’Mông tại địa phương, từ đó có định hướng đúng đắn cho
công cuộc bảo tồn và phát triển đàn bò H’Mông.

Cung cấp thêm thông tin để các cấp, các ngành liên quan biết được
khuynh hướng hiện tại của đàn bò H’Mông hiện có tại địa phương để có chiến
lược và kế hoạch phát triển cho tương lai.
















4




CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng

1.1.1.1. Khái niệm về quá trình sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng là một trong những tính trạng di truyền số lượng của vật
nuôi và chịu tác động của ngoại cảnh. Trong công tác nhân giống vật nuôi,
tính trạng này luôn được nghiên cứu. Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các
chất hữu cơ thông qua đồng hoá và dị hoá. Sự sinh trưởng làm tăng kích
thước các chiều, tăng khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con
vật. Nói cách khác đó là sự tích luỹ dần dần các chất mà chủ yếu là protein
trong cơ thể. Tốc độ sinh trưởng và cách thức tổng hợp protein là do các gen
trong cơ thể điều khiển. Như vậy sự tăng về khối lượng là một trong những
chỉ tiêu tăng trưởng của cơ thể. Tuy nhiên một số trường hợp sự tăng khối
lượng không phải là tăng trưởng đó là sự tích luỹ mỡ hoặc nước mà không có
sự phát triển của mô cơ. Theo Gartner, 1922, quá trình sinh trưởng được xem
là kết quả của sự phân chia tế bào, làm tăng thể tích của tế bào để tạo nên sự
sống (Lê Quang Nghiệp, 1984) [29]. Sự sinh trưởng được bắt đầu từ khi trứng
được thụ tinh để hình thành hợp tử cho đến khi cơ thể trưởng thành. Nghiên
cứu sự sinh trưởng không thể không nói đến sự phát dục. Đó là một quá trình
thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh dần về chức năng các bộ
phận của cơ thể vật nuôi. Theo Somangaozen, 1935, giữa sinh trưởng và phát
dục của cơ quan này hay cơ quan khác, có sự tương quan và phụ thuộc lẫn
nhau. Hiện tượng này không phải bao giờ cũng chỉ ở phạm vi bộ phận mà còn
đối với toàn bộ cơ thể. Nó được thực hiện qua trao đổi chất và luôn thay đổi.
Quá trình này mang tính giai đoạn, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác


5




nhau, do nhiều yếu tố tác động như phân hoá, trao đổi chất, dinh dưỡng… (Lê

Quang Nghiệp, 1984) [29].
Sinh trưởng và phát dục của gia súc là hai mặt của một quá trình phát
triển cơ thể vật nuôi. Nói cách khác, phát triển là kết quả của các quá trình
sinh trưởng, phát dục dưới dạng động thái mà cơ sở vật chất của nó là sự tăng
khối lượng, thể tích cùng với sự thay đổi sâu sắc về chức năng các bộ phận
trong cơ thể.
Như vậy quá trình sinh trưởng và phát dục là quá trình thay đổi về số
lượng và chất lượng liên tục của cơ thể vật nuôi. Tuy nhiên xét trong phạm vi
toàn cơ thể không phải lúc nào hai mặt sinh trưởng và phát dục cũng song
song với nhau mà có thời kỳ sinh trưởng mạnh hay phát dục mạnh hơn. Sinh
trưởng có thể phát sinh từ phát dục và ngược lại sinh trưởng tạo điều kiện cho
phát dục tiếp tục hoàn chỉnh (Trần Đình Miên, 1975) [25]
1.1.1.2. Những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục
Quá trình phát triển của gia súc thường tuân theo những quy luật nhất
định. Trong chăn nuôi, muốn đánh giá đúng đắn sự phát triển của vật nuôi,
cần nắm được những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục cũng như nhu
cầu của cơ thể đang phát triển và những ảnh hưởng của ngoại cảnh đối với
quá trình này. Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi thường tuân theo các quy
luật chung, đó là: Sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, sinh trưởng phát dục
không đồng đều và sinh trưởng phát dục theo nhịp điệu (Nguyễn Văn Bình và
Trần Văn Tường, 2004) [2].
+ Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: Quá trình phát triển của
vật nuôi được phân chia thành 2 giai đoạn. Đó là giai đoạn phát triển trong
bào thai và giai đoạn phát triển ngoài bào thai. Giai đoạn phát triển ngoài bào
thai được chia làm 2 thời kỳ, là thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Sự tăng
trưởng của cơ thể non trong giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng rất lớn của môi


6





trường dinh dưỡng trong cơ thể mẹ. Khi cơ thể gia súc non được sinh ra đó là
thời kỳ tiếp theo của giai đoạn bào thai, thì sự sinh trưởng phụ thuộc vào tính
di truyền của đời trước nhiều hơn.
+ Quy luật phát triển không đồng đều của vật nuôi cho thấy nhịp độ phát
triển của cơ thể và từng bộ phận qua các thời kỳ có những đặc điểm khác nhau.
+ Qui luật phát triển theo nhịp điệu: Sự sinh trưởng phát dục của sinh
vật nói chung và gia súc nói riêng không phải là tuyến tính. Fedolop đã theo
dõi sự tăng trưởng của bò trong điều kiện nuôi dưỡng ổn định cho thấy sự
tăng trọng thường theo chu kỳ và mỗi chu kỳ khoảng 12 ngày. Các hiện tượng
khác trong cơ thể cũng diễn ra theo nhịp điệu như: Chu kỳ động dục, sự đồng
hoá, dị hoá của cơ thể….
Khi nắm được các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sẽ giúp
chúng ta điều khiển 2 yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Hai yếu tố này có mối
liên hệ chặt chẽ và biểu hiện rõ rệt trong suốt quá trình sinh trưởng phát dục
của vật nuôi. Trên cơ sở đó chúng ta chủ động điều chỉnh các điều kiện cho
phù hợp với sự sinh trưởng của từng loại vật nuôi nhằm đạt được mục đích,
đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
1.1.2. Tính trạng số lượng và sự di truyền tính trạng số lượng
1.1.2.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng được gọi là tính trạng đo lường. Tuy nhiên, có một
số tính trạng mà giá trị của nó thu được băng cách đếm: Số con đẻ ra trong
một lứa, số trứng đẻ ra trong một chu kỳ… vẫn được coi là tính trạng số
lượng. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là tính trạng
số lượng, hầu như các thay đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật là sự thay
đổi của tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng có các đặc trưng sau:
- Tính trạng số lượng biến thiên liên tục;
- Phân bố tần suất giá trị của tính trạng số lượng là phân bố chuẩn;



7




- Là tính trạng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen có một tác động nhỏ;
- Chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh.
1.1.2.2. Sự di truyền của tính trạng số lượng
Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật di truyền của Mendel làm
cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng so với tính trạng chất
lượng nên phương pháp nghiên cứu của di truyền học số lượng khác với
phương pháp nghiên cứu của di truyền học Mendel.
Ở các đời lai, tính trạng số lượng không phân ly theo một tỷ lệ nhất
định, kết quả đó hầu như đối lập với quy luật di truyền Mendel. Do vậy nhiều
nhà nghiên cứu di truyền trước đây cho rằng sự di truyền tính trạng số lượng
không tuân theo quy luật di truyền Mendel. Đến năm 1908 các công trình
nghiên cứu của Nilsson - Ehle mới xác định được tính trạng số lượng biến
thiên liên tục và di truyền theo đúng quy luật của tính trạng chất lượng có
biến dị gián đoạn. tức là các định luật cơ bản về di truyền của Meldel (trích
theo Trần Đình Miên và Cs, 1994) [26]. Bộ phận di truyền liên quan tới các
tính trạng số lượng được gọi là di truyền học số lượng hoặc di truyền sinh trắc
hay di truyền thống kê.
Do đặc trưng của tính trạng số lượng nên phương pháp nghiên cứu di
truyền số lượng khác với phương pháp nghiên cứu di truyến chất lượng.
Đối tượng nghiên cứu không dừng lại ở mức độ cá thể mà phải mở
rộng ở mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể.
Sự sai khác giữa các cá thể không thể chỉ là sự phân loại và phải có sự
đo lường từng cá thể.

Cơ sở di truyền tính trạng số lượng được thiết lập bởi các công trình
nghiên cứu của Fisher R. A, (1918) [55]; Wright 1926, Haldane 1932 (trích
theo Nguyễn Văn Thiện, 1995) [39], Đặng Vũ Bình (2002) [3]. Để giải thích
sự di truyền tính trạng số lượng Nilsson - Ehle (1908) đã đưa ra thuyết đa gen


8




với nội dung sau: Tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen,
phương thức di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của
di truyền như: Sự phân ly, tổ hợp và liên kết … Mỗi gen thường có tác dụng
nhỏ đối với các tính trạng kiểu hình, nhưng nhiều gen có giá trị cộng gộp lớn
hơn. Tác dụng của các gen khác nhau trên cùng một tính trạng có thể cộng
gộp hoặc không cộng gộp. Ngoài ra còn có thể có các kiểu tác động ức chế
khác nhau giữa các gen nằm ở các locus khác nhau.
Trong thực tế nếu biết được chính xác số lượng gen quyết định tính
trạng số lượng có thể đề ra các phương pháp trực tiếp nghiên cứu các tính
trạng số lượng đó.
Theo Morgan 1911, Wright 1933 (trích theo Phan Cự Nhân, 1977) [30],
quá trình hình thành tính trạng của gia súc không những chịu sự chi phối của
các gen mà còn chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện môi trường.
Giá trị của một tính trạng (giá trị kiểu hình) biểu thị thông qua giá trị
kiểu gen và sai lệch môi trường:
P = G + E
Trong đó:
P: Giá trị kiểu hình
G: Giá trị kiểu gen

E: Sai lệch môi trường.
Sai lệch môi trường của một quần thể bằng không, do đó giá trị trung
bình kiểu hình bằng giá trị trung bình kiểu gen. Giá trị kiểu gen của tính trạng
số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ cấu tạo thành, các gen có hiệu ứng
riêng biệt rất nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính
trạng nghiên cứu.
Phân tích giá trị tính trạng số lượng cho thấy: Muốn cải tiến năng suất
của vật nuôi cần phải tác động cải tiến di truyền (G) bằng cách tác động vào


9




hiệu ứng cộng gộp thông qua các biện pháp chọn lọc. Tác động vào các hiệu
ứng trội và át chế bằng các biện pháp tạp giao. Tác động về mặt môi trường
bằng các cải tiến điều kiện chăn nuôi, nâng cao chất lượng thức ăn, cải tiến
chuồng trại và các điều kiện môi trường, tăng cường biện pháp thú y.
Theo Holroyd, 1988 [60], tính trạng số lượng thể hiện bằng các giá trị
đo lường và được xác định bằng các tham số thống kê riêng. Theo Nguyễn
Văn Thiện 1995 [39], khi nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng người
ta thường dùng các tham số thống kê mô tả cũng như xác định các mối tương
quan phụ thuộc tuyến tính.
1.1.3. Khả năng sinh trưởng, cho thịt của bò và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.3.1. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của bò
Theo Lê Viết Ly (1995) [20], đường cong sinh trưởng của bò cũng như
các gia súc khác chia làm 2 pha rõ rệt: Pha sinh trưởng nhanh xảy ra trước khi
thành thục sinh dục. Con vật tăng khối lượng theo tỷ lệ tăng dần khi được
nuôi dưỡng với khẩu phần hợp lý. Pha thứ hai mà chúng ta dễ dàng nhận ra là

pha sinh trưởng chậm lại, sinh trưởng giảm dần cho đến khi con vật ổn định
về mặt khối lượng, lúc này con vật thành thục về thể vóc. Sự giảm sinh
trưởng có thể do quá trình đồng hóa và dị hóa đạt mức cân bằng, tổ chức tế
bào của các mô đáp ứng ít hơn với hormon sinh trưởng. Sự sinh trưởng của cơ
tương đối nhanh, các tổ chức cơ tăng khối lượng với cường độ tương đối ổn
đinh. Sự tích lũy mỡ ở thời kỳ gia súc non chậm nhưng sau đó tăng lên khi gia
sức thành thục thể vóc.
Chăn nuôi bò thịt phải hướng tới mục đích thúc đẩy tăng trưởng nhanh
các phần thịt có giá trị và giảm thiểu các phần thịt kém chất lượng như phần
thịt đầu, thịt chân, thịt vùng bụng.
Trong quá trình nuôi dưỡng không thể tránh khỏi tình trạng sinh trưởng
bị kìm hãm do các tác động của môi trường như thiếu thức ăn trong mùa khô
hoặc vì những tác động khác dẫn đến cường độ sinh trưởng của gia súc thấp và


10




phải đợi đến mùa có nhiều thức ăn con vật mới sinh trưởng tốt lên được. Thông
thường xảy ra hiện tượng ở một giai đoạn nào đó sinh trưởng của con vật bị
kìm hãm do bị thiếu thức ăn, đến giai đoạn sau nhận được dinh dưỡng tốt,
cường độ sinh trưởng của nó sẽ lớn hơn ở con vật không bị ức chế và cuối cùng
vẫn đạt khối lượng cùng lúc với các con vật khác. Đó là hiện tượng sinh trưởng
bù chúng ta thường gặp trong chăn nuôi gia súc nhai lại do kéo dài thời gian
nuôi qua các mùa vụ khác nhau trong năm. Trong thực tế chăn nuôi, chúng ta
đã áp dụng hiện tượng sinh trưởng bù và vỗ béo bò gầy để nâng cao năng suất
và cải tiến chất lượng thịt, đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Sinh trưởng của gia súc chịu tác động của các yếu tố di truyền và ngoại

cảnh. Sinh trưởng nhanh hay chậm phản ánh khả năng sản xuất của con vật.
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở bò
a. Yếu tố di truyền
Trong thực tế các giống bò khác nhau có tốc độ sinh trưởng và khả
năng sản xuất thịt hoàn toàn khác nhau. Khả năng này phụ thuộc vào quá trình
sinh trưởng của từng giống bò, đó là quá trình tích lũy các hợp chất hữu cơ
trong cơ thể mà thành phần chính là protein. Tốc độ và phương thức tổng hợp
protein phụ thuộc vào tốc độ và phương thức hoạt động của các gen điều
khiển sinh trưởng (Williamson và Payner, 1978) [74].
Cường độ sinh trưởng của con vật phụ thuộc vào lứa tuổi, khối
lượng, giới tính. Sự thành thục về thể xác sớm hay muộn cũng tác động đến
sinh trưởng và tầm vóc của bò thịt. Các giống bò nội thành thục về thể vóc
muộn hơn so với các giống bò nhập nội hay các giống bò lai khi chúng
được nuôi ở cùng một chế độ dinh dưỡng. Giới tính cũng tác động rõ nét
đối với sự sinh trưởng, bò đực thường lớn hơn bò cái cùng tuổi từ 10 -20 %
(“Giáo trình chăn nuôi trâu bò”, Nguyễn Xuân Trạch, 2007) [43]. Quá
trình sinh trưởng nói trên cũng ảnh hưởng tới các thành phần khác nhau của
cơ thể. Ở bò đực hàm lượng mỡ trong cơ thấp hơn so với bò đực thiến, như


11




vậy sự thiếu hụt hormon sinh dục đã tác động đến chuyển hóa, phần lớn
năng lượng được chuyển hóa thành mỡ ở bò đực thiến. Sự tăng cường tích
lũy mỡ càng làm thay đổi hình dáng bên ngoài của bò thịt, hình dáng đó có
ảnh hưởng tới thành phần thịt xẻ. Sự khác nhau về hình dạng của thịt xẻ có
liên quan tới độ dài của xương và các liên kết giữa xương và cơ. Độ béo

của thịt xẻ có liên quan tới giống, khối lượng giết mổ và độ tuổi giết mổ
cũng như phương thức nuôi dưỡng.
Nguyễn Xuân Trạch, (2007) [43], hệ số di truyền cơ dài lưng và thịt
vùng mông khá cao, h
2
= 0,61. Burns và Cs, 2005 [4] cho rằng: Khối lượng
thân thịt là tiêu chuẩn quan trọng nhất đánh giá khả năng cho thịt ở bò. Các
yếu tố chi phối đến tỷ lệ thịt xẻ bao gồm: Kiểu gen, tỷ lệ mất nước, độ béo
của thân thịt, khối lượng thân thịt.
b. Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh
chi phối khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của bò. Chế độ dinh dưỡng cao
sẽ rút ngắn quá trình nuôi dưỡng và làm thay đổi phẩm chất thịt. Hai loại dinh
dưỡng quan trọng cần cho vật nuôi là năng lượng và protein. Năng lượng cần
cho việc duy trì sự tồn tại của tổ chức cơ thể, hoạt động của cơ, hệ tiêu hóa và
hình thành tổ chức mới. Nhu cầu năng lượng chịu ảnh hưởng bởi khối lượng
của con vật và khối lượng tăng lên của các tổ chức trong cơ thể. Năng lượng
để sản xuất 1kg mỡ gấp 7 lần năng lượng để sản xuất 1kg thịt nac. Bò có khối
lượng từ 100 -450 kg, tăng khối lượng/ngày 1,25 kg cần mức protein 13,5 -
14,6% so với vật chất khô (Lê Viết Ly, 1995) [21]. Simm G, (1998) [72] sử
dụng tảng liếm ure - rỉ mật làm thức ăn cho bò đực thiến ở Châu Phi đạt tăng
khối lượng 560g/ngày, trong khi đó lô đối chứng chỉ đạt 220g/ngày.
Vũ Văn Nội và Cs (1995) [32], sử dụng tảng liếm urê - rỉ mật cho bò F
1

và cho thấy: Tăng trọng bình quân đạt 0,386 -0,492 kg/con/ngày, vượt 60% so


12





với bò nuôi quảng canh. Vũ Văn Nội và Lê Viết Ly (1996) [22] thông báo:
Khi bổ sung rơm ủ urê + 2 kg rỉ mật + 2 kg hạt bông và rơm trộn urê 2 kg rỉ
mật + 2 kg hạt bông nuôi bò Sahiwal 15 tháng tuổi, tăng khối lượng bình quân
đạt tương ứng 568,88 g/ngày; 454,44 g/ngày.
Tyler, 1998 [73], nghiên cứu bổ sung rỉ mật, 3% urê và hạt bông khối
lượng tăng thêm từ 14 - 23 kg/con tùy thuộc vào mức dinh dưỡng bổ sung.
Vũ Chí Cương và Cs (2005) [9] tiến hành vỗ béo bò đực HF lúc 12 tháng
tuổi đạt 718 - 879 g/con/ngày với tỷ lệ thịt xẻ tương ứng 47,5% - 48,3%. Bò
được bổ sung thức ăn tinh đã cải thiện đáng kể quá trình sinh trưởng, tăng tỷ lệ
thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và các phần thịt có giá trị dinh dưỡng cao.
Boorman (1998) [48], cho biết Bò Brahman chăn thả trên đồng cỏ tự
nhiên và đồng cỏ cải tiến có trồng 20% cây họ đậu và bổ sung hỗn hợp thức
ăn (molasses, urea, bột hạt bông, kynofos 21 và muối), khối lượng đạt được
sau 3 tháng tương ứng 140; 149; 162; 177 kg. Trong cùng một đơn vị thời
gian nhóm bò Brahman được chăn thả trên đồng cỏ cải tiến với 20% cây họ
đậu và được bổ sung hỗn hợp thức ăn giàu năng lượng đã đưa lại khối lượng
cao nhất đạt 177kg so với bò chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên chỉ đạt 140 kg.
Phương thức nuôi dưỡng và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhất định đến
quá trình sinh trưởng và cho thịt của gia súc.
Vũ Chí Cương và Cs, 2005 [10], đã tiến hành sử dụng lõi ngô trong
khẩu phần rỉ mật cao vỗ béo bò Lai Sind. Kết quả thu được rất khả quan, tăng
khối lượng bình quân đạt từ 700 -880 g/ngày. Việc thay thế nguồn thức ăn thô
bằng lõi ngô, một loại phụ phẩm nông nghiệp sẵn có không ảnh hưởng đến
tăng khối lượng của bò vỗ béo.
Vũ Chí Cương và Cs (2007) [11], đã tiến hành vỗ béo bò F
1
(Brahman

× Lai Sind) lúc 18 tháng tuổi bằng hạt bông, rỉ mật, bột sắn. Kết quả bò thí
nghiệm đạt tăng khối lượng 732 - 845 g/ngày.


13




Nhiều thí nghiệm nuôi vỗ béo bò thịt được tiến hành nhằm nghiên cứu
ảnh hưởng của thức ăn giàu năng lượng, giàu protein đến tăng khối lượng và
chất lượng thịt. Jiang và Cs, 1992 (trích theo Lê Viết Ly, 1995) [20] đã tiến
hành vỗ béo 4 giống bò địa phương trong 395 ngày với các loại thức ăn là phụ
phẩm nông nghiệp, tăng khối lượng bình quân đạt 662 -782 g/con/ngày, chất
lượng thịt được cải thiện đáng kể.
Vũ Chí Cương và Cs (2007) [11], nghiên cứu vỗ béo bò Lai Sind bằng
phụ phẩm nông nghiệp đạt tăng khối lượng 0,583 -0,839 kg/con/ngày.
Nguyễn Văn Thưởng và Cs (1985) [40], đã vỗ béo bò Lai Sind 21 -
24 tháng tuổi bằng bổ sung 10 kg cỏ vào ban đêm. Kết quả cho thấy: Tăng
khối lượng gấp đôi so với bò đối chứng nuôi chăn thả (300g/con/ngày so
với 150 g/con/ngày).
Theo nghiên cứu của Burns và Cs, 2005 [4], khả năng sản xuất thịt của
gia súc là do tương tác giữa các kiều gen, môi trường. Khả năng cho sản
phẩm của các giống bò lai Bos indicus cao hơn so với bò Bos taurus trong các
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Úc có thể do Bos indicus thích nghi đối
với môi trường nhiệt đới cao hơn. Trong điều kiện môi trường stress ở mức
thấp (đồng cỏ chất lượng cao, đồng cỏ được thâm canh vỗ béo), các tác giả
trên cho thấy: Các phẩm giống khác nhau có quá trình sinh sản, sinh trưởng
và thích nghi khác nhau.
Nhìn chung, các giống bò chuyên dụng sản xuất thịt có quá trình sinh

trưởng rất cao trong điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, đồng cỏ thâm canh
và các điều kiện môi trường thuận lợi.
Trong môi trường chăn nuôi mà mức độ thâm canh thấp, gia súc dễ bị
stress do đồng cỏ có chất lượng thấp. Bò Bos indicus thuần có thể là giống
được lựa chọn, không những chỉ vì khả năng phù hợp với các yêu cầu thị
trường mà còn vì khả năng thích nghi cao hơn các giống Bò Bos taurus.


14




Ở Anh, hệ thống nuôi bò thịt dựa vào đại mạch đã trở thành hình thức
đầu tư sâu, sử dụng thức ăn tinh để rút ngắn thời gian nuôi và đạt được khối
lượng lớn. Kỹ thuật vỗ béo thâm canh (feedlot system) có rất nhiều ưu điểm
so với kiểu nuôi truyền thống. Trong một môi trường thuận lợi thâm canh cao,
các giống bò thịt có năng suất cao sẽ phát huy tác dụng kiểu gen năng suất
cao của phẩm giống.
c. Thời gian nuôi
Thời gian nuôi là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất
lượng của thịt bò. Tùy theo từng thị trường tiêu thụ khác nhau mà chúng ta có
thời gian nuôi khác nhau.
Một vấn đề hết sức quan trọng khi xây dựng chương trình phát triển
chăn nuôi bò thịt là hiểu biết các điều kiện môi trường mà bò được nuôi. Khả
năng sản xuất của bò ở các vùng khác nhau mang tính đặc trưng của nhiệt độ,
độ ẩm, lượng mưa, độ màu mỡ của đất đai, thảm thực vật, tình trạng bệnh tật
và ký sinh trùng. Điều kiện môi trường khác nhau đã tác động đến sự sinh
trưởng, phát triển của gia súc. Trong chăn nuôi bò tạo nên sự tương thích giữa
kiểu gen (giống gia súc) với môi trường, tạo nên sự cân bằng giữa tăng

trưởng, khối lượng sơ sinh lớn, tỷ lệ sinh sản cao ở bò mẹ, sản xuất sản phẩm
có chất lượng cao với giá thành thấp nhất. Vấn đề này liên quan đến điều kiện
chăn nuôi tại địa phương, khả năng chăm sóc cũng như các điều kiện sẵn có
về nguồn thức ăn, trình độ chăn nuôi của hộ dân tại địa phương. Nó ảnh
hưởng đến thời gian vỗ béo, khả năng nuôi dưỡng tốt của hộ dân, rút ngắn
khoảng thời gian nuôi nhưng tăng khối lượng của bò vẫn đạt tiêu chuẩn, góp
phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi bò.
Theo Burns, 2005 [4], các thị trường khác nhau yêu cầu sản phẩm
mang các đặc tính riêng biệt. Do vậy, thời gian nuôi và phương thức nuôi
cũng thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu của người tiêu dùng. Hầu hết các thị


15




trường nhập khẩu thịt bò từ Úc yêu cầu tuổi của bò tối đa là 7 răng. Bò già
chất lượng thịt sẽ kém, độ dai tăng làm giảm tính hấp dẫn của thịt bò.
Tuổi giết thịt phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng
của giống bò và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Bò chuyên dụng thịt
châu Âu có thể giết thịt sớm hơn các giống bò địa phương. Lê Quang Nghiệp,
1984 [29], cho rằng: Bò Vàng Việt Nam tuổi giết thịt khoảng 24 tháng tuổi
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.1.4. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng và
năng suất thịt của bò
Khối lượng của bò ở các tháng tuổi chính là độ sinh trưởng tích lũy,
đường cong lý thuyết có dạng chữ S khi gia súc còn nhỏ, dốc dựng khi bò ở
giai đoạn sinh trưởng nhanh và sau đó đường cong có xu hướng nằm ngang
khi bò đạt tuổi trưởng thành, con vật thành thục về thể vóc.

Sinh trưởng tuyệt đối là tăng khối lượng đạt được trong một thời gian
nhất định. Đường cong biểu diễn sinh trưởng tuyệt đối theo kiểu hình chuông
tăng dần đạt giá trị cực đại và sau đó giảm dần. Nuôi bò thịt thường kết thúc ở
thời kỳ cuối cùng của giai đoạn vỗ béo, khi đường cong bắt đầu đi xuống.
Sinh trưởng tuyệt đối đạt được phụ thuộc vào phẩm giống. Các giống bò
chuyên dụng thịt cho sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với các giống bò kiêm
dụng hoặc các giống bò địa phương.
Sinh trưởng tương đối là mức tăng trưởng đạt được tính theo tỷ lệ %,
đường cong sinh trưởng tương đối của bò là đường hyperbol. Bò càng lớn
tuổi quá trình sinh trưởng càng chậm lại.
Kích thước các chiều đo và các chỉ số cấu tạo thể hình là sự biểu hiện
cụ thể của quá trình sinh trưởng, phát triển của gia súc. Kích thước các chiều
đo là tính trạng chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố giống và điều kiện chăm sóc


16




nuôi dưỡng. Hệ số di truyền của tính trạng khá cao. Nguyễn Văn Thiện, 1995
[39], cho biết: Hệ số di truyền cao vây h
2
= 0,63, vòng ngực h
2
= 0,28.
Agasti và Cs, 1984 [46], cho biết: Bò lai giữa giống Jersey, Holstein
với bò Hariana có dài thân chéo 181,75 -186,85 cm, rộng ngực 45,12 -50,26
cm lúc bò đạt khối lượng tương ứng 314,86 -353,85 kg.
Trần Trọng Thêm, 1986 [38], nhận thấy: Dài thân chéo, vòng ngực của

bò lai Holstein với bò Lai Sind cao hơn Lai Sind, các chỉ số tròn mình 105,62
-113,16 %, chỉ số dài thân 122,45 -129,80%.
Để đánh giá khả năng cho thịt, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau, trong đó phương pháp mổ khảo sát tách riêng thân thịt xẻ thành từng loại
riêng rẽ là phương pháp chính xác nhất. Nhưng do tính phức tạp và nó không còn
ý nghĩa đối với con giống khi bắt buộc phải giết mổ, nên nhiều nghiên cứu đã tiến
hành xem xét các mối tương quan giữa thân thịt với các chỉ tiêu khác đơn giản
hơn và dễ thực hiện hơn. Hàng loạt các nghiên cứu đã cho thấy: Tương quan giữa
các tính trạng diện tích cơ dài lưng với khối lượng thịt xẻ có r = 0,23 -0,66; tương
quan giữa tỷ lệ thịt xẻ với diện tích cơ dài lưng có r = 0,36; độ dày mỡ với diện
tích cơ dài lưng có r = 0,01 (Koots và Cs, 1994) [63].
Để đánh giá năng suất thịt người ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu: Khối
lượng khi giết mổ, tăng khối lượng/ngày, khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt
tinh. Đây là những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi bò thịt.
Để nghiên cứu quá trình sinh trưởng của gia súc nhiều nhà nghiên cứu
đã đưa ra và ứng dụng các hàm hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính để mô tả
quá trình sinh trưởng của sinh vật. Gompertz, 1825 [57] đưa ra mô hình để
xác định các quá trình sinh trưởng của sinh vật, mô hình có dạng:
Y = mEXP(-aEXP(-bx))
Trong
đó:

+ Y: Khối lượng bò
(kg)

×