Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến bột dinh dưỡng từ Hàu Thái Bình Dương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 89 trang )

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM



NGUYN TH TUYT


Tờn ti:
Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến bột dinh dỡng
từ Hàu Thái Bình Dơng

KhóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Cụng ngh Thc phm
Khoa : CNSH-CNTP
Khoỏ hc : 2010-2014





Thỏi Nguyờn, nm 2014
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




NGUYN TH TUYT


Tờn ti:
Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến bột dinh dỡng
từ Hàu Thái Bình Dơng

KhóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Cụng ngh Thc phm
Lp : K42 - CNTP
Khoa : CNSH-CNTP
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : ThS. Phm Th Thu Hin
Trung tõm CNSH& CNTP- S Khoa hc Cụng ngh H Ni
ThS. Lu Hng Sn
Khoa CNSH - CNTP, trng i hc Nụng Lõm Thỏi Nguyờn

Thỏi Nguyờn, nm 2014
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, các phòng ban liên quan, Ban Chủ Nhiệm khoa CNSH & CNTP,
cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa CNSH & CNTP đã giảng dạy, hướng dẫn để tôi
có những kiến thức như ngày hôm nay.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Thị Thu Hiền đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn các cán bộ của Trung tâm CNSH & CNTP Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Lưu Hồng Sơn đã nhiệt tình giúp
đỡ dạy bảo để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn chân thành nhất tới gia
đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái nguyên, ngày… tháng… năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Tuyết

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhu cầu kẽm áp dụng khuyến nghị của FAO/WHO (2002); SEA-
RDAs, (2005) . 10
Bảng 2.2: Nhu cầu iốt khuyến nghị . 13
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của một số loại động vật thủy sản . 13
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng của Hàu trong 100 gram phần thịt ăn được14
Bảng 2.5: Bảng thành phần dinh dưỡng chính trong 100g gạo 18
Bảng 2.6: Thành phần vitamin và khoáng chất trong 100g gạo . 19
Bảng 2.7: Bảng thành phần dinh dưỡng của đậu phaxôn trong 100g 20
Bảng 2.8: Các thành phần trong hạt đậu tương (% chất khô) 20
Bảng 2.9: Hàm lượng các acid béo trong dầu đậu tương 20
Bảng 2.10: Bảng thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu trong chế biến
bột dinh dưỡng 21

Bảng 2.11: Phân loại hạt 22
Bảng 2.12: Phân loại lực thích hợp ứng cho từng vật liệu nghiền. 23
Bảng 3.1: Thang điểm cảm quan 38
Bảng 4.1: Kích thước và khối lượng của Hàu 40
Bảng 4.2: Thành phầm dinh dưỡng của nguyên liệu Hàu. 40
Bảng 4.2: Chất lượng cảm quan của bột Hàu sau khi nghiền bằng các thiết bị
khác nhau 41
Bảng 4.3 : Chất lượng cảm quan của bột Hàu sau khi rây 43
Bảng 4.4: Tỷ lệ thu hồi của bột Hàu sau khi rây 43
Bảng 4.5: Xác định khối lượng nước trong Hàu. 43
Bảng 4.6: OD của BSA 44
Bảng 4.8: Thành phần dinh dưỡng chính của bột Hàu 46
Bảng 4.9: Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thường được sử dụng
để chế biến bột dinh dưỡng. 47
Bảng 4.10: Chất lượng cảm quan của bột bán thành phẩm khi bổ sung bột Hàu
ở các công thức phối trộn nguyên liệu. 48
Bảng 4.11: Chất lượng cảm quan của bột bán thành phẩm khi bổ sung bột đậu
tương ở các công thức phối trộn nguyên liệu. 49
Bảng 4.12: Chất lượng cảm quan của bột bán thành phẩm khi bổ sung gạo ở
các công thức phối trộn nguyên liệu. 51
Bảng 4.13: Chất lượng cảm quan của bột bán thành phẩm khi bổ sung đậu
xanh ở các công thức phối trộn nguyên liệu. 52
Bảng 4.14: Chất lượng cảm quan của bột bán thành phẩm khi bổ đường ở các
công thức phối trộn nguyên liệu. 54
Bảng 4.15: Hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu trong 100g bột của công
thức 21. 55
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu vi sinh của bột dinh dưỡng từ Hàu 58
Bảng 4.17: Tổng chi phí để sản xuất 1 kg bột dinh dưỡng từ Hàu 59

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Một số sản phẩm bột dinh dưỡng điển hình 4
Hình 2.2: Hình thái bên ngoài của Hàu Thái Bình Dương . 8
Hình 2.3: Cấu tạo của Hàu . 9
Hình 2.4: Sản phẩm chức năng Oyster Pill được chế biến từ thịt Hàu 15
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giá trị cảm quan của các thiết bị nghiền 42
Hình 4.2: Đường chuẩn của BSA 45
Hình 4.3: Đường chuẩn của glucose 46
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện giá trị cảm quan của các công thức khi bổ sung bột
Hàu. 48
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện giá trị cảm quan của các công thức khi bổ sung bột
đậu tương. 50
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện giá trị cảm quan của các công thức khi bổ sung bột
gạo 51
Hình 4.7: Biểu đồ thể hện giá tri cảm quan của các công thức khi bổ sung đậu
xanh. 53
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện giá trị cảm quan của các công thức khi bổ sung
đường. 54
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng của công thức 21.55
Hình 4.10: Quy trình chế biến bột dinh dưỡng từ Hàu Thái Bình Dương. 56








KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu Tên đầy đủ
BSA Albumin huyết thanh bò (Bovine serum albumin)
DNS 3,5- dinitrosalisylic
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (
Food and Agriculture Organization
)

ICCIDD Hội đồng quốc tế về Kiểm soát rối loạn thiếu iốt (International Council
for the Control of Iodine Deficiency Disorders)
IDD Rối loạn do thiếu iot (Iotine deficiency disorder)
IZINCG Nhóm tư vấn quốc tế về dinh dưỡng kẽm
(
International Zinc Nutrition
Consultative Group)
NCCIDD Hội đồng quốc gia về Kiểm soát rối loạn thiếu iốt (National Council for
the Control of Iodine Deficiency Disorders)
NCNTTS Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
RDAs Đề nghị phụ cấp chế độ ăn uống (Recommended Dietary Allowances)
SEA Đông Nam Á (Southeast Asia)
TBD Thái Bình Dương
TCVN Tiêu chuẩn Việt nam
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations International Children's
Emergency Fund)
WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)



MỤC LỤC

PHẦN. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 1
1.2.1. Mục đích 1
1.2.2. Yêu cầu 1
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN 3
2.1. Tổng quan về bột dinh dưỡng 3
2.1.1. Các khái niệm chung 3
2.1.2. Tình hình chế biến bột dinh dưỡng trên thế giới 3
2.1.3. Tình hình chế biến bột dinh dưỡng ở Việt Nam 5
2.2. Giới thiệu chung về Hàu TBD 7
2.2.1. Phân loại 7
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo 8
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của Hàu 10
2.2.4. Tình hình nuôi trồng và đánh bắt Hàu 15
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 16
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 16
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới 17
2.4. Một số nguyên liệu khác sử dụng trong chế biến bột dinh dưỡng 18
2.4.1. Gạo 18
2.4.2. Hạt đậu phaxôn (đậu đỗ) 19
2.4.3. Đậu tương 20
2.5. Tổng quan về phương pháp nghiền 21
2.5.1. Khái niệm 21
2.5.2. Phương thức đập nghiền 22
2.5.3. Các thiết bị nghiền. 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1. Đối tượng và nguyên vật liệu nghiên cứu 25
3.1.1. Nguyên liệu 25
3.1.2. Hóa chất 25

3.1.3. Thiết bị 25
3.1.4. Dụng cụ 26
3.1.5. Bao bì để bao gói sản phẩm 26
3.1.6. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 26
3.2. Nội dung nghiêng cứu 26
3.3. Bố trí thí nghiệm 27
3.4. Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm bột dinh dưỡng từ Hàu Thái Bình
Dương 30
3.5. Phương pháp nghiên cứu 30
3.5.1. Phương pháp bổ sung bột hàu vào bột dinh dưỡng 30
3.5.2. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm 30
3.5.3. Phương pháp phân tích vật lý 33
3.5.4. Phương pháp phân tích hóa sinh 33
3.5.5.Phương pháp phân tích vi sinh vật 36
3.5.6. Phương pháp đánh giá cảm quan 37
3.5.6. Phương pháp xử lý só liệu 39
PHẨN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
4.1. Khảo sát Hàu Thái Bình Dương 40
4.2. Nghiên cứu xác định các thông số trong công đoạn nghiền Hàu nhằm đảm
bảo độ mịn cho bột dinh dưỡng để hạn chế tổn thất. 41
4.2.1. Xác định biện pháp làm nhỏ phù hợp nhằm tạo ra bột Hàu có độ mịn
theo yêu cầu và hạn chế tổn thất. 41
4.2.2. Xác định kích thước rây để tạo ra bột Hàu phù có độ mịn theo yêu cầu
và đảm bảo được độ hòa tan, độ hồ hóa tốt. 42
4.3. Xác định thành phần dinh dưỡng của bột Hàu 43
4.3.1. Xác định hàm lượng nước trong Hàu 43

4.3.2. Xác định hàm lượng protein trong bột Hàu 44
4.3.3. Xác định hàm lượng gluxit trong bột Hàu 45
4.4. Xác định tỷ lệ phối trộn của các nguyên liệu cho mục đích chế biến sản
phẩm bột dinh dưỡng từ Hàu Thái Bình Dương 47
4.4.1. Xác định tỷ lệ bột Hàu 47
4.4.2. Xác định hàm lượng bột đậu tương để đáp ứng hàm lượng protein và
hàm lượng lipit trong bột dinh dưỡng. 49

4.4.3. Xác định hàm lượng bột gạo để đáp ứng lượng gluxit theo tiêu chuẩn
của bột dinh dưỡng. 50
4.4.4. Xác định hàm lượng bột đậu xanh để bổ sung thêm hàm lượng protein
và lipit trong bột dinh dưỡng. 52
4.4.5. Xác định hàm lượng đường để tạo ra sản phẩm bột dinh dưỡng có vị hài
hòa 53
4.4.6. Xác định hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm bột dinh dưỡng từ Hàu
Thái Bình Dương. 55
4.5. Quy trình sản xuất sản phẩm bột dinh dưỡng từ Hàu Thái Bình Dương 56
4.5.1. Sơ chế nguyên liệu 57
4.5.2. Làm chín và làm khô 57
4.5.3. Nghiền 57
4.5.4. Phối trộn 57
4.5.5. Sấy 58
Sau khi phối trộn đều mang đi sấy ở thiết bị sấy bơm nhiệt với nhiệt độ 60
0
C.
Sấy đến khi độ ẩm của sản phẩm đạt 7% thì dừng lại. 58
4.5.6. Bao gói 58
4.5.7. Bảo quản 58
4.6. Kết quả phân tích chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm bột dinh dưỡng 58
4.7. Chi phí để sản xuất 1kg bột dinh dưỡng từ Hàu 59

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1. Kết luận 60
5.2. Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì nhu cầu của con người cũng được
nâng cao. Đồng nghĩa với ngành thực phẩm cũng ngày càng phải đáp ứng được giá
trị dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe mà còn phải làm phong phú và đa dạng hóa
về chủng loại và mẫu mã của sản phẩm.
Hàu Thái Bình Dương (TBD) (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là loài
động vật thân mềm thuộc lớp hai mảnh vỏ và có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nó có khả
năng thích ứng với môi trường sống và giá trị kinh tế cao nên từ năm 2003 Hàu
TBD được nuôi ở hơn 60 quốc gia trên thế giới, điển hình như Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada So với các loại Hàu bản địa, Hàu
TBD có nhiều ưu điểm hơn như kích thước và khối lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh
trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao và ngon, thịt Hàu tươi vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa
có giá trị trong y dược nên nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm từ Hàu TBD
ngày càng nhiều [31].
Bột dinh dưỡng là một trong những sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe
đang được phát triển ở Việt Nam. Đây là nhóm thực phẩm đa dạng về chủng loại,
phục vụ mọi lứa tuổi: trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người bệnh và các đối
tượng khác có nhu cầu. Hiện nay, trên thị trường cũng chỉ mới đang tập trung phát
triển các loại bột dinh dưỡng từ các hạt ngũ cốc [17].
Chính vì vậy nhằm góp phần đa dạng hóa sản phẩm bột dinh dưỡng trên thị
trường, sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt dễ sử dụng và an toàn với sức khỏe,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến bột

dinh dưỡng từ Hàu Thái Bình Dương”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xây dựng quy trình chế biến bột dinh dưỡng Hàu Thái Bình Dương có giá trị
kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, giúp đa dạng hóa sản phẩm.
Giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, đồng thời cũng giúp cho người
nuôi Hàu có đầu ra ổn định, tăng giá trị thương mại của con Hàu.
1.2.2. Yêu cầu
Xây dựng được quy trình chế biến bột dinh dưỡng từ Hàu Thái Bình Dương
2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn
trong việc mở rộng chế biến bột dinh dưỡng từ các nguyên liệu khác nhau để tạo ra
các sản phẩm an toàn và có chất lượng dinh dưỡng cao.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra thị trường một sản phẩm mới.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.






3
PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về bột dinh dưỡng
2.1.1. Các khái niệm chung

Theo Thông tư số 08/TT-BYT ngày 23/08/2004 của Bộ Y tế Việt Nam về
việc “Hướng dẫn quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định
nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ
phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải
mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.
Thực phẩm chức năng có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi
dưỡng, bổ dưỡng cơ thể hoặc ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh…mà vẫn an toàn,
không có độc hại, không có phản ứng phụ.
Bột dinh dưỡng cũng là một trong những sản phẩm giúp tăng cường sức
khỏe đang được phát triển ở Việt Nam. Bột dinh dưỡng là nhóm thực phẩm đa dạng
về chủng loại, phục vụ nhiều lứa tuổi: trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người
bệnh và các đói tượng khác có nhu cầu.
Theo tiêu chuẩn 53 TCVN 54 – 80
thì
bột dinh dưỡng trẻ em là bột hỗn hợp,
có thành phần đạm béo và bột đường thích hợp cho trẻ em, ngoài ra khoáng và sinh
tố cũng được bổ sung cho thích hợp. Các loại bột đơn như bột gạo lứt, bột đậu xanh,
bột đậu nành … không được gọi là bột dinh dưỡng trẻ em.
Theo quy định của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), sữa bột phải bảo đảm đủ hàm lượng chất béo sữa từ 26-42% khối
lượng, độ ẩm khoảng 5% khối lượng, hàm lượng protein trong sữa đã loại chất béo
tối đa đạt 34% khối lượng. Còn đối với thức ăn dạng bột nếu không đạt hàm lượng
trên đây chỉ được gọi là bột dinh dưỡng hoặc bột bổ sung năng lượng…
2.1.2. Tình hình chế biến bột dinh dưỡng trên thế giới
Ăn uống và sức khỏe càng ngày càng được chú ý và có nhiều nghiên cứu chứng
minh sự liên quan giữa ăn uống và sức khỏe. Ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp thiết
hàng ngày, mà còn là biện pháp để duy trì nâng cao sức khỏe và tuổi thọ.
Từ trước công nguyên các nhà y học đã nói tới ăn uống là một phương tiện
để chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe. Hypocrat (460-377 trước Công nguyên) đã chỉ ra
vai trò của quá trình ăn uống bảo vệ sức khỏe và khuyên phải chú ý, tùy theo tuổi

tác, thời tiết, công việc mà nên ăn nhiều hay ít, ăn một lúc hay rải ra nhiều lần.
Hyopocrat nhấn mạnh về vai trò ăn trong điều trị. Ông viết “ Thức ăn cho bệnh
nhân phải là một phương tiện điều trị của chúng ta phải có dinh dưỡng”. Ông cũng
4
nhận xét “Hạn chế và ăn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh mãn
tính”. Ở nước ta Hải Thượng Lãn. Ông là một danh y thế kỉ XVIII cũng rất chú ý
tới việc ăn uống của người bệnh. Ông viết: “Có thuốc mà không có ăn uống thì
cũng đi đến chỗ chết”.
Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống của con
người cũng đòi hỏi cao hơn thể hiện gia tăng nhu cầu về các sản phẩm tăng cường
sức khỏe. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới hiện nay các viện
nghiên cứu, các công ty thực phẩm và cả các tập đoàn dược phẩm không ngừng tìm
tòi và tạo ra những sản phẩm với tên gọi là thực phẩm chức năng. Hiệp hội Thông
tin Thực phẩm quốc tế (IFIC), định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm
mang đến những lợi ích cho sức khỏe vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản”.
Các sản phẩm bột dinh dưỡng cũng là nhóm sản phẩm bổ dưỡng, tăng cường
sức khỏe của con người. Tại Mỹ, tập đoàn K-Link đưa ra sản phẩm bột dinh dưỡng
Organic K-BioGreen, được tổng hợp từ 58 thành phần hợp chất hữu cơ có nguồn
gốc từ thiên nhiên như đậu, rau xanh, ngũ cốc, tảo biển và các hợp chất
enzyeme…Chúng có khả năng làm sạch, loại bỏ và giải các chất độc, phục hồi các
chức năng trong cơ thể và củng cố hệ thống miễn dịch
[21].

Hình 2.1: Một số sản phẩm bột dinh dưỡng điển hình
Bột dinh dưỡng làm tăng sức bền Creatine đối tượng là các động viên,
giúp vận động viên hoạt động hoạt động với cường độ cao. Creatine là chất
dinh dưỡng tự nhiên tìm thấy trong cơ thể và có sẵn trong các loại thực phẩm
như cá, thịt và một số loại thảo dược. Phần lớn creatine mà cơ thể có được là
do thực phẩm cung cấp và một ít do cơ thể
[6].


5
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Cộng hòa Liên Bang Đức cho thấy,
những người hằng ngày dùng các thực phẩm thay thế có thành phần dinh dưỡng
tương đương với thịt sẽ giảm cân hiệu quả hơn 7 lần so với những người áp dụng
cách khống chế lượng calo hấp thu. Ở Đức công ty BlueBiotech Int chế biến bột
dinh dưỡng thấp năng lượng Spirulina Diat Drink (Spirulina Diet Drink). Thành
phần bột gồm tảo xoắn Spirulina và tảo lục tiểu cầu Chorella cùng với hơn 15 loại
rau củ các loại và các loại vi chất, các chất xơ hòa tan như bột đậu nành, bột gạo,
chất xơ củ cải đường, bột yến mạch, dầu có trong các loại rau quả, cám yến mạch,
tinh xơ táo, lecithin, inulin, quả dứa, papain, bromelain,…
[14].

Trẻ em cũng là đối tượng được quan tâm trong xã hội, bên cạnh các sản
phẩm sữa thì hiện nay nhóm sản phẩm bột cũng được phát triển với nhiều nhãn
hàng và bổ sung nhiều thành phần phong phú. Tại Hàn Quốc, tập đoàn NamJang có
sản phẩm bột dinh dưỡng MasterPiece 1,2,3,4.
Từ tình hình chế biến bột dinh dưỡng trên thế giới nêu trên chúng ta thấy
rằng trên thế giới các sản phẩm bột dinh dưỡng đã và đang rất phát triển phục
vụ rất nhiều đối tượng từ người già, trẻ em, vận động viên hay người có nhu
cầu giảm cân,…Thành phần bột dinh dưỡng cũng rất đa dạng có nguồn gốc từ
tự nhiên như: tảo Spirullina, chất creatine từ cá, thịt và một số loại thảo dược
hay bổ sung các tinh chất từ các sản phẩm thực vật.
Tuy nhiên có một điều mà chúng ta thấy đươc, trên thế giới và Việt Nam
chưa có nhiều nghiên cứu về bột dinh dưỡng từ các loài hải sản, trong đó Hàu là
loài có sản lượng lớn, giá thành rẻ, vì thế có thể trở thành nguồn nguyên liệu tốt
cung cấp cho ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm. Đây là chính hướng đi mới
để phát triển các sản phẩm bột dinh dưỡng từ nguyên liệu là Hàu.
2.1.3. Tình hình chế biến bột dinh dưỡng ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều nghiên cứu về sản phẩm bột dinh dưỡng

để tạo ra các loại bột dinh dưỡng khác nhau, có tác dụng khác nhau nhưng cùng đều
hướng tới mục tiêu là đều làm tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm, tốt cho đối
tượng hướng tới của người nghiên cứu như của tác giả Nguyễn Thị Hoa với Nghiên
cứu khả năng sản xuất bột dinh dưỡng ăn liền trẻ em có bổ sung vitamin và chất xơ
từ rau ngót đã tạo ra được sản phẩm bột dinh dưỡng ăn liền trẻ em có bổ sung
vitamin và chất xơ từ rau ngót, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Chung là Xây
6
dựng quy trình sản xuất bột dinh dưỡng dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh thông
thường không cần kiêng cữ gì đặc biệt năm 2009, đã xây dựng được quy trình sản
xuất bột dinh dưỡng dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh thông thường không cần
kiêng cữ gì đặc biệt. Nghiên cứu tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng
của bệnh nhân và chế độ ăn cơ bản trong bệnh viện [6,13].
Nghiên cứu tác giả của Ngô Xuân Dũng, Vũ Quỳnh Hương, Nguyễn Thị
Hoàng Lan là Nghiên cứu quy trình sản xuất bột dinh dưỡng trẻ em bổ sung protein,
canxi và kẽm từ thịt và xương con cóc năm 2012 đã tìm ra được chế độ sấy và chế
độ rang đậu tương và đậu xanh ở nhiệt độ thích hợp để hạn chế tổn thất các chất
dinh dưỡng trong nguyên liệu. Đậu tương rang ở nhiệt độ 107
0
C trong 1,5h. Đậu
xanh rang ở nhiệt độ 117
0
C trong 1,5h [9].
Một số sản phẩm bột dinh dưỡng đang phát triển tại Việt Nam như bột dinh dưỡng
của Nestle với các sản phẩm: Bột trái cây, gạo dinh dưỡng, rau củ, đậu nành gà…Công ty
NUTIFOOD có sản phẩm bột EnPlus dành cho trẻ biếng ăn, trẻ ốm và EnPlus cho bệnh nhân
nhằm tăng cường dinh dưỡng và người cao tuổi. Công ty Bảo Phúc- Hạ Long- Quảng Ninh có
sản phẩm D40 dành cho bệnh nhân tiểu đường, tim mạch.
Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam với hai dòng sản phẩm bột
dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ em là Ridielac Alpha và Ridielac Star. Hai loại bột dinh
dưỡng này được nghiên cứu bởi Trung tâm nghiên cứu về Dinh dưỡng và Phát triển sản

phẩm của Vinamilk theo khuyến nghị của Ủy ban dinh dưỡng quốc tế Codex
Alimentarius về dinh dưỡng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ridielac Alpha có bốn dòng
sản phẩm chính là sữa- ngũ cốc, thịt heo – rau củ, thịt bò – rau củ, thịt tôm – rau củ.
Ridielac alpha được thiết kế cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Sản phẩm Ridielac alpha được
bổ sung thêm các dưỡng chất như Colostrum, DHA, inulin, iốt, sắt và vitamin với tỷ lệ
thích hợp cho trẻ. Ridielac Star với 5 dòng sản phẩm là Ridielac Star sữa - ngũ cốt, heo -
ngũ cốc, heo - bó xôi, heo - cà rốt, tôm - ngũ cốc. Bột dinh dưỡng Ridielac Star là loại
thực phẩm ăn dặm giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn được đặc chế theo công nghệ
dinh dưỡng MAX-4D, một công nghệ độc quyền của Vinamilk.
Và có nhiều sản phẩm bột dinh dưỡng khác như: Bột ngũ cốc dinh dưỡng Me
Thi, Bột ngũ cố ăn kiêng của Thanh An
7
2.2. Giới thiệu chung về Hàu TBD
Hàu phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù Hàu có khả năng
thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhưng nghề nuôi Hàu chỉ phát triển ở vài quốc gia ở vùng
nhiệt đới. Sản lượng Hàu thu được chủ yếu là khai thác từ tự nhiên. Các loài Hàu hiện nay
đang được nuôi và khai thác bao gồm ba nhóm (giống) chính: Ostrea, Crassotrea,
Saccotrea. Sản lượng Hàu chủ yếu thu được từ nhóm Crassotrea [11].
Những nghiên cứu về sinh học của Hàu đa số tập trung trên các đối tượng
vùng ôn đới. Galtsoff (1964) đã tập hợp một số dẫn liệu sinh học tổng quát loài
Crassostrea virginica. Quayle (1975) cũng đã tập hợp các danh mục tham khảo về
sinh học và kỹ thuật nuôi các loài Hhàu vùng nhiệt đới. Breisch và Kennedy (1980)
đã đưa ra danh mục tham khảo bao gồm nhiều lãnh vực như phân loại, sinh học và
kỹ thuật nuôi với hơn 3000 tư liệu [4].
2.2.1. Phân loại
Thunber (1793) đã viết Crassostrea gigas là một loài thủy sản quan trọng trên
toàn thế giới. Nó có một vỏ dài màu trắng, với kích thước trung bình 150-200 mm. Hai
vỏ là rắn, nhưng không đồng đều về kích thước và hình dạng. Vỏ bên trái hơi lồi và vỏ
bên phải khá sâu và tách hình. Một vỏ thường hoàn toàn gắn với phần thịt bên trong
của con Hàu. Vỏ được đắp nổi lớn, không đều, tròn, nếp gấp xuyên tâm

[29]
.
Phân loại về Hàu Thái Bình Dương
[29].

- Ngành nhuyễn thể: Mollusca
- Lớp mảnh hai vỏ: Bivalvia
- Bộ cơ lệch: Anysomyarya
- Họ hàu: Ostreidae
- Giống hàu: Crassostrea
- Loài Hàu Thái Bình Dương: Crassostrea gigas
8
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo

Hình 2.2: Hình thái bên ngoài của Hàu Thái Bình Dương [30].
- Cấu tạo bên ngoài
Cơ thể Hàu được bao bọc bởi hai vỏ cứng chắc, vỏ trái có dạng hình chén lớn
hơn vỏ phải và thường bám vào nền đá trong khi đó vỏ phải nhỏ và phẳng hơn.
Đỉnh vỏ ở phía trên và có bản sừng gắn giữa hai vỏ. Vỏ Hàu có 3 lớp, lớp ngoài
bằng sừng mỏng dễ bóc và cấu trúc hoàn toàn bằng protein, lớp giữa dày nhất là
tầng đá vôi với cấu trúc gồm CaCO
3
kết tinh rắn chắc trên thể protein và lớp trong
cùng bằng xà cừ mỏng, bóng sáng và rất cứng. Hình dạng của vỏ rất khác nhau phụ
thuộc vào môi trường sinh sống. Nếu Hàu sống riêng rẽ trên nền đáy mềm thì vỏ
nhẵn và kéo dài, nếu phân bố trên nền đáy cứng vỏ có hình ống, nhăn, vỏ trái tròn
hơn và lõm hơn, khi Hàu phân bố tập trung vỏ có hình dạng méo mó. Thông qua
hình dạng vỏ Hàu có thể xác định được đặc điểm của chất đáy tại điểm chúng phân
bố. Hàu sống ở độ mặn cao có vỏ cứng hơn ở độ mặn thấp [25].
- Cấu tạo bên trong

9

Hình 2.3: Cấu tạo của Hàu [27].
Chú thích:
Hinge: Ch
ỗ nối giữa 2 vỏ
Adductor muscle: Cơ khép vỏ
Heart: Tim

Tentacles: Tua
Gills: Mang
Promyal chamber (under mantle): Buồng Promyal (dưới lớp
áo

Cấu tạo của Hàu gồm miệng nằm ở phần đỉnh vỏ. Cơ khép vỏ nằm khoảng
2/3 khoảng cách từ đỉnh vỏ, liên kết gữa hai vỏ với nhau. Bao phủ toàn bộ phần
thân mềm trừ cơ khép vỏ là màng áo. Mép ngoài màng áo gồm ba bộ phận: Mấu lồi
sinh vỏ nằm sát vỏ, mấu lồi cảm giác là tuyến chất nhầy rất nhạy cảm với kích thích
bên ngoài. Trên phần miệng hai thùy màng áo hợp nhất thành dạng lưỡi câu chia
mép màng áo thành hai vùng. Vùng thứ nhất là từ xúc biện đến điểm dính nhau, bên
trong có mang, miệng, xúc biện nên gọi là xoang mang hay lỗ nước vào. Vùng thứ
hai từ diềm dính nhau tới phần trước bụng Hàu, bên trong có lỗ hậu môn gọi là
xoang bài tiết hay lỗ nước ra. Ruột nằm bao quanh dạ dày và dẫn đến hậu môn nằm
phía trên cơ khép vỏ. Tim nằm ngay phía trước và gần với cơ khép vỏ có một tâm
thất và hai tâm nhĩ. Thận là một đôi ống nhỏ nằm ở dưới cơ khép vỏ
[25].

Hàu TBD có mức tăng trưởng rất lớn, chúng có thể phát triển đến 75mm
trong 12 tháng và tỷ lệ sinh sản rất cao. Giống như hầu hết các loài sò, Hàu Thái
Bình Dương là loài lưỡng tính.

10
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của Hàu
Giá trị dinh dưỡng
Khi nhắc đến Hàu, nhiều người nghĩ ngay đến giá trị dinh dưỡng của nó, thịt
Hàu tươi là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm, chất béo thấp,
không chứa các cholesterol xấu, giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường sinh lực cho
nam giới, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, theo đó cứ mỗi con Hàu cỡ trung
bình có thể chứa khoảng 13mg kẽm
[28].

Kẽm có vai trò đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản của con
người và ngày càng được quan tâm. Kẽm giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và
hình thành các tổ chức bên trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.
Thiếu kẽm làm cho trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc các bệnh
nhiễm trùng. Theo đánh giá của tổ chức tư vấn quốc tế về kẽm (IZINCG2004), kẽm
trong khẩu phần của người Việt Nam có tỷ số phytat/kẽm = 21,6 thuộc loại hấp thu
trung bình (khoảng 30%). Cũng theo ước tính của tổ chức này, khoảng 27% dân số
Việt Nam bị thiếu kẽm. Tại nhiều vùng nông thôn, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em <1 tuổi
vào khoảng 40%. Bổ sung kẽm làm tăng tốc độ phát triển chiều cao ở trẻ suy dinh
dưỡng thấp còi, làm giảm số lần và số ngày bị tiêu chảy ở trẻ em
[16].

Nguy cơ thiếu kẽm trong trẻ em ở các nước đang phát triển thường do thiếu
kẽm trong khẩu phần ăn. Trẻ em trong các hộ gia đình thu nhập thấp thường tiêu thụ
một lượng nhỏ thức ăn nguồn gốc động vật - nguồn kẽm chủ yếu. Tương tự như sắt,
những thức ăn nguồn gốc thực vật có chứa kẽm với giá trị sinh học thấp, do chứa
nhiều chất ức chế hấp thu kẽm. Như vậy, khẩu phần ăn chủ yếu là ngũ cốc và các
thực phẩm nguồn gốc thực vật, ít thịt cá, hải sản sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bảng 2.1: Nhu cầu kẽm áp dụng khuyến nghị của FAO/WHO (2002); SEA-
RDAs, (2005) [16].

Nhóm tuổi, giới và tình trạng sinh lý

Nhu cầu kẽm (mg/ngày)
Với mức hấp
thu tốt
Với mức hấp
thu vừa
Với mức hấp
thu kém
Trẻ dưới 12 tháng
Dưới 6 tháng 1,1 2,8 6,6
7-11 tháng 0,8-2,5 4,1 8,3
Trẻ 1-9 tuổi

1 - 3 tuổi 2,4 4,1 8,4
4 - 6 tuổi 3,1 5,1 10,3
11
7 - 9 tuổi 3,3 5,6 11,3
Trẻ gái vị thành niên
(tuổi)
Nữ 10 – 18 4,6 7,8 15,5
Phụ nữ trưởng thành
(tuổi)
19 – 50 3,0 4,9 9,8
51 – 60 3,0 4,9 9,8
Nữ >60 tuổi 4,2 7,0 14,0
Phụ nữ đang có thai
3 tháng đầu 3,4 5,5 11,0
3 tháng giữa 4,2 7,0 14,0
3 tháng cuối 6,0 10,0 20,0

Bà mẹ đang cho con

0 – 3 tháng 5,8 9,5 19,0
4 – 6 tháng 5,3 8,8 17,5
7 - 12 tháng 4,3 7,2 14,4

Gần đây WHO (2004) đã khuyến cáo việc bổ sung kẽm là bắt buộc trong
phòng và điều trị bệnh tiêu chảy trẻ em. Sử dụng kẽm nguyên tố (10-20 mg/ngày)
trong vòng 14 ngày cho toàn bộ trẻ em <5 tuổi bị tiêu chảy: 10mg/ngày cho trẻ <6
tháng tuổi, 20mg/ngày cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi [16].
Lượng kẽm cao trong Hàu đã khiến cho hàu trở thành một thực phẩm lý
tưởng giúp kích thích hệ miễn nhiễm (Theo Nicolas Fabris Ph.D tại Italian National
Research Center of Aging ở Anco: lượng 15mg/ngày kẽm sẽ giúp những người trên
65 tuổi, gia tăng mức kích thích tố và lượng tề bào lympho T hay còn gọi là tế bào T
lên cao bằng mức ở các người trẻ tuổi).
Hàu có giá trị dinh dưỡng cao, mỗi 100g Hàu tươi có chứa đến 47,8mg kẽm,
trong khi đó lượng kẽm trong 100g thịt chỉ là 5,2mg và 0,8mg trong 100g cá tươi.
Bên cạnh đó thịt Hàu gồm có chứa lượng iốt cao gấp 200 lần so với sữa bò và lòng
đỏ trứng [11].
Iốt là một chất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ từ 15 đến 20mg
(WHO 1996). Iốt giúp tuyến giáp trạng hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và
thiểu năng trí tuệ. Khoảng 70% đến 80% lượng iốt của cơ thể ở trong tuyến giáp, còn lại
nồng độ iốt cao nhất tìm thấy ở tuyến nước bọt, tuyến tiết dịch tiêu hóa và các mô liên
kết, chỉ có một lượng rất nhỏ phân bố đều trong toàn bộ cơ thể [16].
12
Thiếu iốt ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ.
Bệnh bướu cổ cùng với tất cả các ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và phát triển được
gọi chung là các rối loạn do thiếu iốt (Iốtine deficiency disorders, IDD). Thiếu iốt
bào thai thường do bà mẹ bị thiếu iốt, và dẫn đến hậu quả rất nặng nề là tăng tỷ lệ tử
vong trước hoặc sau khi sinh và chứng đần độn (cretinism).

Nguồn thực phẩm cung cấp iốt thường sử dụng là muối ăn có bổ sung iốt hàng
ngày. Đây là biện pháp chính để phòng chống các rối loạn do thiếu iốt. Theo khuyến
nghị của WHO/UNICEF/ICCIDD, căn cứ vào mức tiêu thụ muối trung bình của người
dân, lượng iốt trong muối cần đảm bảo đúng hàm lượng cho phép từ 20-40ppm vừa đảm
bảo đủ để phòng các rối loạn do thiếu iốt mà vẫn an toàn. Tuy nhiên, trong thực tế người
dân không chỉ sử dụng muối ăn mà còn sử dụng nhiều loại nước chấm và gia vị mặn
khác (như nước mắm, mắm tôm, các loại hải sản, magi, xì dầu, tương, bột gia vị). Do đó,
để đề phòng bệnh cao huyết áp, chỉ nên tiêu thụ kể cả muối iốt và các nước chấm hoặc
gia vị mặn khác không quá một lượng tương đương với 6 gram muối/ngày [16].
Hàm lượng iốt trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lượng của iốt trong đất
và nước của nơi chế biến thực phẩm này. Thực phẩm giàu iốt bao gồm cá biển, rong
biển. Hàm lượng iốt trong cá biển thay đổi từ 13mcg/100g đến 66mcg/100g. Một số
rong biển khô có thể chứa tới 500mcg iốt/100g [16].
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho iốt được ghi trong bảng 2.2.
13
Bảng 2.2: Nhu cầu iốt khuyến nghị
[16].

Nhóm tuổi Nhu cầu iốt (mcg/ngày)
Trẻ dưới 12 tháng
(tháng tuổi)
0-5 90
6-11 90
Trẻ 1-9 tuổi
(năm tuổi)
1-3 90
4-6 90
7-9 120
Trẻ gái vị thành niên (năm tuổi)
10-12 120

13-15 150
16-18 150
Phụ nữ trưởng thành (năm tuổi)
19-60 150
> 60 150
Phụ nữ trong cả thời kỳ có thai 200
Bà mẹ trong cả thời kỳ cho con bú 200


Hơn thế nữa, trong thịt Hàu còn có các axít amin và nhiều chất hoạt tính đặc
biệt chỉ có trong sinh vật của biển cả. Nhờ thế, con Hàu giúp chống lại mệt mỏi,
tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng cường quá trình trao đổi chất. Đặc biệt
kẽm trong con Hàu đã được chuyển hóa nên an toàn và dễ dàng hấp thụ hơn cả.
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của một số loại động vật thủy sản
[18].
Thành phần


Loài
Protein
%
Lipid
%
Glucid
%
Tro
%
Canxi
mg%
Phosphat

mg%
Sắt
mg%
Mực 17-20 0,8 - - 54 - 1,2
Tôm 19-23 0,3-1,4 2 1,3-1,8 29-30 33-67 1,2-
5,1
Hàu 11-13 1-2 - 2,2 0,21 - -
Sò 8,8 0,4 3 4 37 82 1,9
Trai 4,6 1,1 2.5 1,9 668 107 1,5
Ốc 11-12 0,3-0,7 3,9-8,3 1-4,3 1310-1660 51-1210 -

14
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng của Hàu trong 100 gram phần thịt ăn được
STT Thành phần Đơn vị Hàm lượng
1 Calories Calo 68
2 Chất đạm g 9
3 Carbohydrate g 4,8
4 Chất béo g 2,1
5 Cholesterol mg 100- 250
6 Vitamin A IU 310
7 Vitamin B1 mg 0,18
8 Vitamin E mg 0,85
9 Vitamin B12 Mcg 15
10 Đồng mg 100
11 Calcium mg 94
12 Sắt mg 1,2-3,7
13 Kẽm mg 143
14 Phosphorus mg 180
( Theo Geigy Scientific Tables 8th Ed)
Tác dụng của Hàu

Theo y học cổ truyền, thịt Hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, có
tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ
do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh,
phụ nữ sau khi sinh thiếu sữa sử dụng thịt Hàu
[28]
. Trong con Hàu rất giàu kẽm,
một vi chất thiết yếu đối với cơ thể trong việc chống lại các viêm nhiễm như cúm.
Kẽm cũng giúp vết thương nhanh lành.
Biết Hàu có những tác dụng quan trọng như vậy mà công ty TNHH FANSI
đã nghiên cứu và tìm ra sản phẩm Oyster Pill được chiết xuất hoàn toàn từ thịt Hàu
tươi. Oyster Pill chứa một hàm lượng kẽm rất cao hoàn toàn tự nhiên và được bổ
sung vitamin E là thành phần không thể thiếu của mọi lứa tuổi, vitamin E giúp tinh
trùng phát triển tốt hơn , nâng cao kết quả điều trị vô sinh.


15


Hình 2.4: Sản phẩm chức năng Oyster Pill được chế biến từ thịt Hàu
2.2.4. Tình hình nuôi trồng và đánh bắt Hàu
Hiện nay, sản lượng Hàu trên thế giới đang ngày càng tăng nhanh. Xuất khẩu
hàu trên thế giới tăng từ 12400 tấn, trị giá 32,6 triệu USD năm 1976 lên tới 47500
tấn, trị giá 196,8 triệu USD năm 2000. Trong đó 64,4% tổng sản lượng Hàu xuất
khẩu dạng tươi sống ướp lạnh, 22,3% dạng đông lạnh và 11,3% dạng đóng hộp [4].
Những năm gần đây, Hàu TBD là loại có trữ lượng tương đối lớn ở Việt
Nam, đặc biệt là ở một số địa phương như là Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên-
Huế, Bà Rịa Vũng Tàu
Ở vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) là nơi phát triển nhất với qui mô gần 900
ha, số lượng khoảng 3.000 bè nuôi, tập trung ở huyện Vân Đồn và rải rác một số hộ
ở thị xã Cẩm Phả, TP Hạ Long. Năng suất đạt 2.500- 3.500 kg/bè/100m

2
, sản lượng
vào khoảng 5.000 tấn/năm.
Chính vì sản lượng Hàu TBD lớn mà chưa có phương pháp chế biến đem lại
hiệu quả kinh tế cao nên việc nghiên cứu quy trình chế biến các sản phẩm từ Hàu
Thái Bình Dương là yêu cầu mang tính cấp thiết để giải quyết vấn đề trên. Mặt
khác, việc phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm từ Hàu Thái Bình Dương sẽ
góp một phần không nhỏ vào chiến lược khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên biển, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường giúp tăng khả năng lựa chọn cho
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho sự phát
triển kinh tế đất nước.

×