Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình nông lâm kết hợp tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 89 trang )

1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM


Hà THị Lệ


Tờn ti:
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình
nông lâm kết hợp tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai
tỉnh Thái Nguyên.

khóa luận tốt nghiệp đại học




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Lõm nghip
Khoa : Lõm nghip
Khoỏ hc : 2010-2014






Thỏi Nguyờn, nm 2014
2
I HC THI NGUYấN


TRNG I HC NễNG LM


Hà THị Lệ


Tờn ti:
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình
nông lâm kết hợp tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai
tỉnh Thái Nguyên.

khóa luận tốt nghiệp đại học




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Lõm nghip
Khoa : Lõm nghip
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : TS. m Vn Vinh
Khoa Lõm nghip, Trng i hc Nụng Lõm Thỏi Nguyờn




Thỏi Nguyờn, nm 2014
3
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm !
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2014

XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!




TS. Đàm Văn Vinh Hà Thị Lệ






XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)

4
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp - trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, của giáo viên hướng dẫn và xuất phát từ nguyện
vọng của bản thân tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một

số giải pháp phát triển mô hình nông lâm kết hợp tại xã Tràng Xá, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp. Đặc biệt là sự chỉ bảo
hướng dẫn của thầy giáo TS. Đàm Văn Vinh đã rất tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài trong thời gian nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn
về sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí cán bộ tại
UBND xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và các hộ gia đình tại
địa bàn nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình tôi thực hiện đề tài tại đia phương.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực học tập, nghiên cứu, nhưng do trình độ
và thời gian còn hạn chế, nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót,
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các
bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 26 tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Hà Thị Lệ
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hiện trạng dân số xã Tràng Xá năm 2013 13
Bảng 2.2: Hiện trạng lao động xã Tràng Xá năm 2013 14
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế xã Tràng Xá 16
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất xã Tràng Xá 17

Bảng 4.1: Phân bố các mô hình NLKH tại các xóm của xã Tràng Xá 25
Bảng 4.2: Phân bố của các mô hình NLKH theo diện tích 27
Bảng 4.3: Phân bố các dạng mô hình NLKH theo nhóm hộ của các hộ tiến hành điều tra. 28
Bảng 4.4: Phân bố các dạng mô hình NLKH theo VA/1 CLĐ 29
Bảng 4.5: Phân bố các dạng mô hình theo VA/ ha 31
Bảng 4.6: Phân bố các dạng mô hình theo VA/ 1 ĐVĐT 32
Bảng 4.7: Tổng hợp hiệu quả kinh tế các dạng mô hình NLKH tại xã Tràng Xá 33
Bảng 4.8: Kết quả cho điểm đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trường của các dạng mô
hình NLKH tại xã Tràng Xá. 35
Bảng 4.9: Phân bố các dạng hệ thống theo số ngày công/ha/năm của mô hình 37
Bảng 4.10: Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm của hệ thống. 39
Bảng 4.11: Cơ cấu sử dụng đất mô hình R - Chè - A của hộ gia đình ông Dương
Văn Cương 41
Bảng 4.12: Cơ cấu sử dụng đất đai các thành phần mô hình R - CAQ - A - C của hộ
gia đình Nguyễn Hữu Hùng 43
Bảng 4.13: Cơ cấu sử dụng đất mô hình CAQ - C của hộ gia đình ông Nguyễn
Trọng Hóa 45
Bảng 4.14: Kết quả phân tích vai trò của các tổ chức xã hội đến vấn đề phát triển
các mô hình NLKH tại xã Tràng Xá. 47
Bảng 4.15: Sơ đồ SWOT cho sự phát triển các mô hình NLKH tại xã Tràng Xá 49
Bảng 4.16: Đánh giá lựa chọn cây ăn quả và cây công nghiệp 50
Bảng 4.17: Đánh giá lựa chọn cây trồng lâm nghiệp 51
Bảng 4.18: Đánh giá lựa chọn cây hàng năm 51
Bảng 4.19: Đánh giá lựa chọn vật nuôi 52
Bảng 4.20: Tổng hợp những khó khăn, giải pháp và dự kiến hoạt động 54
Bảng 4.21: Cơ cấu sử dụng đất đai và kinh tế của mô hình 58

6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện sự phân bố các dạng mô hình NLKH 25
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sự phân bố các mô hình NLKH theo diện tích 27
Hình 4.3. Sơ đồ thể hiện sự phân bố các dạng mô hình theo VA/1 CLĐ 30
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện sự phân bố các mô hình theo VA/ha 31
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện sự phân bố các mô hình NLKH theo VA/ĐVĐT 32
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện sự phân bố các mô hình theo số ngày công trên một ha
diện tích. 37
Hình 4.7: Mô hình R - Chè - A của gia đình ông Dương Văn Cương tại xóm Tân
Thành. 42
Hình 4.8: Mô hình R - CAQ - A - C của gia đình ông Nguyễn Hữu Hùng tại xóm
Thành Tiến. 44
Hình 4.9: Mô hình CAQ - C của gia đình ông Nguyễn Trọng Hóa tại xóm Cầu Nhọ 46
Hình 4.10: Sơ đồ VENN thể hiện mối quan hệ của các tổ chức xã hội đến phát triển
NLKH 48

7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CLĐ : Công lao động
CS : Cộng sự
ĐVĐT : Đơn vị đầu tư
HĐND : Hội đồng nhân dân
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KNKL : Khuyên nống khuyến lâm
L - Ng : Lâm - Ngư
L - S : Lâm - Súc
N - L - Ng : Nông - Lâm - Ngư
N - L - S : Nông - Lâm - Súc
N - L : Nông - Lâm
N - Ng : Nông - Ngư
NLKH : Nông lâm kết hợp

NLN : Nông lâm nghiệp
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QLBV : Quản lý bảo vệ
R - C : Rừng - Chuồng
R - CAQ - A - C : Rừng - Cây ăn quả - Ao - Chuồng
R - Chè - A : Rừng - Chè - Ao
R - Ong - Rg : Rừng - Ong - Ruộng
R - Chè - C : Rừng - Chè - Chuồng
UBND : Uỷ ban nhân dân
V - A - C : Vườn - Ao - Chuồng
V - A - Rg : Vườn - Ao - Ruộng
V - C : Vườn - Chuồng
V - Rg : Vườn - Ruộng
VA : Giá trị gia tăng
8
MỤC LỤC
Trang

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.2. Đặc điểm và phân loại NLKH 5
2.3. Tình hình nghiên cứu NLKH trong và ngoài nước 6
2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 10
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.2. Nội dung nghiên cứu 18

3.3. Phương pháp nghiên cứu 18
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1. Khảo sát đánh giá tình hình sản xuất NLKH tại xã Tràng Xá 22
4.2. Điều tra sự phân bố của các mô hình NLKH tại xã Tràng Xá 25
4.3. Đánh giá hiệu quả của các mô hình NLKH tại xã Tràng Xá 29
4.4. Kết quả điều tra một số dạng mô hình NLKH đại diện tại xã Tràng Xá 40
4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển mô hình NLKH tại xã
Tràng Xá. 47
4.6. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả
cho các dạng mô hình NLKH tại xã Tràng Xá. 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1. Kết luận 60
5.2. Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 2/3 dân số sống ở vùng
nông thôn. Tổng diện tích đất tự nhiên là 33.091.039ha (2013), trong đó đất
đồi núi chiếm khoảng ¾ diện tích cả nước. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa ẩm, điều kiện tự nhiện và khí hậu thuận lợi đã làm cho thảm thực
vật rừng vô cùng phong phú về chủng loại và đa dạng sinh học cao, đặc biệt
đối với cây trồng, vật nuôi có điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt. Đây
có thể coi là tiềm năng lớn cho phát triển nông - lâm nghiệp, góp phần vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, cũng có
rất nhiều khó khăn như: Diện tích đồi núi cao, địa hình hiểm trở chiếm một
phần lớn diện tích đất tự nhiên, tài nguyên rừng ngày càng bị suy thoái, thiên

tai, dịch bệnh phát sinh và lan rộng ngày một tăng, sự phát triển về đời sống
văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội đã kéo theo những bất cập, đặc biệt là tình
trạng dân số ngày càng tăng nên diện tích đất tính trên đầu người ngày càng bị
thu hẹp, đời sống lạc hậu, kinh tế khó khăn, nguồn lương thực, thực phẩm sản
xuất ra hàng năm không đủ để phục vụ cho con người. Nhiều nơi người dân
vẫn còn chủ yếu sản xuất theo phương thức du canh, du cư hay canh tác độc
canh làm tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến hiện tượng xói
mòn, rửa trôi, nhiều diện tích đất lâm nghiêp, nông nghiệp bị thoái hóa, giảm
độ phì dẫn đến năng xuất cây trồng ngày càng thấp.
Trước những thực trạng đó, những năm gần đây nhà nước đã hoàn
thành công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn nông thôn miền núi, và đưa
vào một số chủ trương, chính sách như: Chính sách giao đất giao rừng, đầu tư
vốn và kỹ thuật giúp phát triển nông - lâm nghiệp thông qua các chương trình
dự án nhà nước.
Để sử dụng tài nguyên đất đai, khí hậu và phát huy vai trò của các loại
cây trồng, vật nuôi ngày một hiệu quả cao thì có nhiều giải pháp và thách
thức, trong đó phải kể đến các hệ thống canh tác nông - lâm nghiệp. Một
2
trong những hệ thống sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tận dụng
đất đai, góp phần sử dụng đất bền vững phổ biến hiện nay là thiết kế và xây
dựng hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH). Đây là phương thức sử dụng đất
tổng hợp giữa lâm nghiệp với ngành nông nghiệp (gồm: trồng trọt, chăn nuôi
và thủy sản). Phương thức sản xuất này có nhiều ưu điểm đảm bảo việc sử
dụng đất một cách tốt nhất đem lại nguồn thu nhập cho người dân, đảm bảo
tính an toàn về môi trường được người dân các vùng chấp nhận. Tuy nhiên,
vẫn phải có đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả của hệ thống NLKH để
có cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển NLKH
bền vững.
Tràng Xá là một xã miền núi nằm ở phía nam của huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên là 4.753,56ha trong đó có

1.802,42ha đất lâm nghiệp, xã vừa có đồi, núi đá, gò, đồng ruộng hệ thống
nước ổn định, là một trong những xã có điều kiện thuận lợi để đưa các mô
hình nông lâm kết hợp vào sản xuất và phát triển kinh tế [10].
Hiện nay, đời sống nhân dân trong xã còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao, tập quán canh tác sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ
kỹ thuật còn chậm, nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ
(QLBV) rừng và phát triển rừng còn hạn chế [10]. Đặc biệt người dân còn sản
xuất theo hướng độc canh quy mô nhỏ, phân tán. Vì vậy mô hình sản xuất
theo hướng kết hợp mới đã được áp dụng trong thời gian gần đây có tính khả
thi cao, phù hợp với thực tế địa phương, tạo điều kiện cho bà con nông dân
hợp tác liên kết để sản xuất, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu
nhập cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Từ những lý do trên, được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN khoa
lâm nghiệp, và cơ sở thực tập UBND xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Nghiên cứu và đề xuất
một số giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã Tràng Xá, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
3
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đề tài xây dựng nhằm nghiên cứu một số hệ thống NLKH tại xã Tràng
Xá, huyện Võ Nhai để tìm ra những tiềm năng và hạn chế, từ đó đề ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển một số mô hình NLKH điển
hình có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần nâng cao thu
nhập, ổn định đời sống cho người dân trong địa bàn xã một cách bền vững.
1.2.2. Mục tiêu
Đánh giá được hiện trạng phát triển hệ thống NLKH tại địa bàn xã
Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Đánh giá được tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông

lâm kết hợp tại xã Tràng Xá.
Đánh giá được hiệu quả các mô hình NLKH tại địa bàn xã.
Đề xuất các giải pháp phát triển NLKH nhằm nâng cao hiệu quả, tính
bền vững và nhân rộng các mô hình NLKH.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học.
- Làm quen với việc nghiên cứu khoa học, làm quen với các công việc
ngoài thực tế.
- Là cơ hội để sinh viên có điều kiện cọ sát với thực tiễn sản xuất, học
kiến thức và kinh nghiệm của người dân địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài nghiên cứu là cơ sở để đưa ra các giải pháp phát triển NLKH
trên địa bàn xã, phát huy tiềm năng và đáp ứng được mong muốn của người
dân, từ đó góp phần cho các cấp chính quyền trong việc hoạch định các
chính sách hỗ trợ phát triển các hệ thống NLKH có hiệu quả cao nói riêng và
kinh tế xã hội nói chung của địa phương trong giai đoạn tiếp theo.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
NLKH là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào những năm
thập niên 60 bởi Kinh (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau đã
được diễn tả hiểu biết rõ hơn về NLKH như:
“NLKH là một hệ thống quản lý đất bền vững làm gia tăng sức sản xuất
tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu
năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích
đất, và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa, xã hội

của dân cư địa phương” (Bene và các cộng sự, 1977)[12].
“NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm
với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã
hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất
tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị
diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng
đất khó khăn” (Nair, 1987) [11].
“NLKH là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của
rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích
đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng
dân cư tại địa phương” (PCARRD, 1979) [12].
“NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây
lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre hay cây ăn quả, cây công nghiệp ) được
trồng có suy tính trên một đơn vị diện tích quy hoạch đất với hoa màu
và/hoặc với vật nuôi dưới dạng đan xen theo không gian và thời gian. Trong
các hệ thống NLKH có mối tác động hỗ tương qua lại cả về mặt sinh thái lẫn
kinh tế giữa các thành phần của chúng” (Lundgren và Raintree, 1983) [11].
Những khái niệm trên mô tả đơn giản hệ thống NLKH như một loạt các
hướng dẫn cho hoạt động sử dụng đất liên tục. Ngày nay nó được xem như
một ngành nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự
đa dạng của quản lý tài nguyên một cách bền vững.
5
Vào năm 1997, Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu về Nông Lâm Kết
Hợp (gọi tắt là ICRAF) đã định nghĩa về NLKH như sau: “NLKH bao gồm
các hệ thống canh tác sử dụng đất khác nhau trong đó các loài cây thân gỗ
lâu năm (bao gồm cả cây bụi thân gỗ, các loại cây họ dừa và họ tre nứa)
được trồng với cây nông nghiệp hoặc vật nuôi cùng đơn vị diện tích đất đai
canh tác đã được quy hoạch sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp, chăn
nuôi, thủy sản. Chúng được kết hợp với nhau đồng thời hay kế tiếp nhau về
mặt không gian và thời gian. Mặt khác có loại hệ thống NLKH cả hai yếu tố

sinh thái học và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau với các bộ phận hợp thành
hệ thống đó” [12].
2.2. Đặc điểm và phân loại NLKH
2.2.1. Đặc điểm NLKH
2.2.1.1. Theo ICRAF
Với định nghĩa trên, một hệ canh tác sử dụng đất được gọi là NLKH có
các đặc điểm sau:
- Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loại thực vật
(hay thực vật và động vật), trong đó phải có ít nhất một loại thân gỗ đa niên.
- Một hệ thống NLKH có ít nhất hai hay nhiều sản phẩm đầu ra.
- Chu kỳ sản xuất thường dài hơn một năm.
- Đa dạng về phương diện sinh thái học (bao gồm cả cấu trúc, chức
năng sinh thái học) so với canh tác độc canh.
- Cần phải có mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây thân gỗ
và thành phần khác.
2.2.1.2. Theo Nair
Các đặc điểm mấu chốt của hệ thống nông lâm kết hợp đã được đa số
các nhà khoa học chấp nhận như sau:
- Nó là tên chung để chỉ các hệ thống sử dụng đất bao gồm việc trồng các
cây lâu năm kết hợp với hoa màu và/ hay gia súc trên cùng một đơn vị diện tích.
- Phối hợp giữa sự sản xuất các loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tài
nguyên cơ bản của hệ thống.
- Chú trọng sử dụng các loài cây địa phương, đa dụng.
6
- Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện hoàn cảnh dễ bị thoái hóa
và đầu tư thấp.
- Nó quan tâm nhiều hơn về các giá trị dân sinh xã hội so với các hệ
thống sử dụng đất khác.
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống thì phong phú đa dạng hơn so với
canh tác độc canh [12].

2.2.2. Phân loại hệ thống NLKH
Theo Nair (1989), có bốn nguyên tắc đặt cơ sở cho việc phân loại, đó là:
- Cơ sở cấu trúc: Cấu trúc thành phần và sự phối hợp theo không gian hay
thời gian.
- Cơ sở chức năng: Dựa trên vai trò chủ yếu của thành phần cây thân gỗ.
- Cơ sở sinh thái: Dựa vào điều kiện sinh thái và sự tương thích sinh thái của
hệ thống.
- Cơ sở kinh tế, xã hội: Dựa vào mức độ đầu tư, trình độ quản lý nông trại,
mục đích thương mại.
Các nguyên tắc trên có mối quan hệ với nhau, ngoài ra còn có các nguyên tắc
khác như: Dân sinh kinh tế và vùng sinh thái được sử dụng để làm nền tảng chia
theo nhóm mục đích [3].
2.3. Tình hình nghiên cứu NLKH trong và ngoài nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu NLKH trên thế giới
Du canh là nguyên nhân gây ra hơn 70% tổng diện tích rừng nhiệt đới bị mất
ở Châu Phi, diện tích đất rừng bỏ hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng
khép tán còn lại ở Châu Phi khoảng 16% ở Châu Mỹ La Tinh và 22,7% ở khu vực
nhiệt đới của Châu Á (FAO, 1994) [13].
Để giảm thiểu sự suy thoái tài nguyên môi trường toàn cầu nạn phá
rừng đốt nương làm rẫy, gây mất cân bằng sinh thái, đã có rất nhiều nghiên
cứu về phương thức canh tác khác nhau nhưng cùng chung mục đích làm
giảm suy thoái đất, bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả kinh tế đảm bảo tính
chất bền vững. Trong đó phải kể đến những phương thức canh tác là tiền đề
cho những hệ thống NLKH sau này được hình thành. Phương thức canh tác
7
cây thân gỗ cùng với cây công nghiệp trên cùng một diện tích là tập quán sản
xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới [1].
Cho đến thời Trung cổ ở Châu Á, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến là
“chặt” và “đốt” tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau
khi thu hoạch với cây nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại ở Phần

Lan cho đến cuối thế kỷ XIX và một số vùng của Đức đến tận những năm
1920 (Theo King, 1987) [14].
Phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới ra đời sau phương thức du canh.
Theo Blafozd 1958, nguồn gốc của tên gọi phương thức này là từ địa phương của
của ngôn ngữ Myanma. “Taung” nghĩa là canh tác, “Ya” là đồi núi. Taungya nghĩa
là phương thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó cũng đồng nghĩa với phương thức
canh tác trên đất dốc [6].
Cuối thế kỷ XIX hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar
dưới sự bảo vệ của thực dân Anh trong các đồn điền trồng gỗ tếch (Tectona
Grandis). Người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa
khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm, phương thức này sau đó được
áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi, những nghiên cứu phát triển các hệ thống
kết hợp này thường hướng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp được thực hiện bởi
các nhà lâm nghiệp với việc luôn cố gắng bảo đảm các nguyên tắc:
+ Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp.
+ Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loại cây trồng là đối tượng
cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống.
+ Tối ưu hóa về thời gian canh tác từ cây trồng nông nghiệp sẽ bảo đảm tỷ lệ
sống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ.
+ Loại cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loại cây nông nghiệp.
+ Tối ưu hóa mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây trồng thân
gỗ. Chính vì vậy mà các hệ thống này chưa được xem xét như một hệ thống quản lý
sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair, 1987) [15].
Ở Thụy Sỹ hình thức sản xuất NLKH được áp dụng sớm như ở Đức và Phần
Lan nhưng nó trở thành phổ biến sau năm 1973.
Thông qua sự phát triển những hệ thống NLKH ở các nước trên thế giới,
chúng ta biết được rằng NLKH đã phát triển từ rất sớm và đã được các nước chú
trọng áp dụng để có được hệ thống NLKH với quy mô và phương thức kết hợp đa
dạng phong phú tạo hiệu quả cao.
8

2.3.2. Tình hình nghiên cứu NLKH trong nước
Cũng giống như các nước trên thế giới, hệ thống NLKH ở Việt Nam cũng đã
có từ rất lâu đời. Với hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào dân
tộc ít người.
Hệ thống sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước,
làng truyền thống của người Việt cũng có thể xem là một hệ thống NLKH bản địa
với nhiều nét đặc trưng về cấu trúc và các dòng chu chuyển vật chất và năng lượng
(Nguyễn Văn Sở và cs, 2002) [11].
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất hệ sinh thái Vườn
- Ao - Chuồng (V.A.C) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh và lan
rộng khắp cả nước với nhiều biến thế khác nhau thích hợp cho từng vùng sinh thái
cụ thể. Sau đó là các hệ thống Rừng - Vườn - Ao - Chuồng (R.V.A.C) và vườn đồi
được phát triển mạnh ở các khu vực dân cư miền núi. Các dự án được tài trợ của
các tổ chức quốc tế cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường
đồng mức SALT (Sajjapongse, 1982) [5].
Hai thập niên trở lại đây phát triển nông thôn miền núi theo phương thức
NLKH ở các khu vực tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà
nước, những hệ thống NLKH đang ngày càng phát triển và nó thực sự mở ra
hướng đi mới cho nền sản xuất NLN nước nhà. Đặc biệt từ sau khi có các nghị
định của Thủ tướng chính phủ như: Nghị định 327/CP tháng 9 năm 1992 về chủ
trương sử dụng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước (Nghị định
327, 1992) [9].
Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/07/1994 quy định về việc giao đất lâm
nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã thúc
đẩy hoạt động NLKH phát triển rộng rãi thêm một bước nữa, hệ thống NLKH đang
tồn tại ở Việt Nam như: R.V.A.C, V.Rg, V.A.C, R.V.C.Rg, đang ngày càng phát
huy hiệu quả bảo vệ đất, nước, tăng năng suất cây trồng góp phần ổn định cuộc
sống của người dân trung du và miền núi, nhiều hộ gia đình đã vươn lên giàu có
nhờ thực hiện NLKH [8].
Canh tác NLKH tạo năng suất cao với nhiều sản phẩm hàng hóa, bảo vệ được

tính đa dạng sinh học của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm (Vũ Biệt Linh và cs, 1995) [5].
Báo cáo kết quả thực hiện dự án (1997) tại huyện Na Rì Bắc Kạn Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên chủ trì dự án. Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ
KHKT nhằm góp phần ổn định phát triển nông thôn vùng cao. Dự án đã thiết kế 26
9
mô hình SALT đưa các giống cây ăn quả và đặc sản có giá trị kinh tế cao như vải,
nhãn, hồng không hạt, cam, cây lâm nghiêp trồng xen với các cây họ đậu và cây
lương thực. Kết quả cho thấy cây ăn quả vải, nhãn có tỷ lệ sống 55%, các cây khác
có tỷ lệ sống 80 - 83% sinh trưởng phát triển tốt. Qua kết quả đánh giá sơ bộ của hệ
thống canh tác NLKH là thành công, việc chuyển giao tiến bộ KHKT bằng xây
dựng mô hình trình diễn là hướng đi đúng cần được nhân rộng.
Kỹ thuật và mô hình NLKH tại Việt Nam phát triển không ngừng. Có
một số mô hình NLKH thành công và hiệu quả như:
- Có thể kể đến các mô hình NLKH ở Đoan Hùng - Phú Thọ đã hạn chế
xói mòn và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mỡ (Manglitia glanca) - Sắn;
Bạch đàn trắng - sắn - cốt khí; thông - mỡ - chè - cốt khí - lạc - lúa
- Hay các mô hình NLKH ở tỉnh Lạng Sơn như: Hồi - chè dưới tán rừng tự
nhiên; quýt - rừng tái sinh; cà phê - chè - dứa - rừng trồng; mận - hồng - rừng tái
sinh tự nhiên, (theo kết quả khảo sát của Nguyễn Đức Thi 1995)
- Các mô hình NLKH ở Sơn Dương - Tuyên Quang các mô hình được
xây dựng thuộc mô hình SALT. Trong đó cây trồng ăn quả là những cây như:
vải, nhãn, mận, mơ, cây lâm nghiệp, trám, sấu, keo và một số địa phương
khác. Đó là những tỉnh sớm áp dụng và đưa vào kinh doanh các dạng mô hình
nhất trong cả nước (Nguyễn Hoàng Yến, 1999).
Ngoài ra còn có một số mô hình khác cũng đã được phát triển và đem
lại nhiều lợi ích cho nông hộ.
Các hệ thống NLKH điển hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO và
IIRR năm 1995 [13].
Các chương trình nghiên cứu để phát triển các hệ thống NLKH được thực
hiện trên quan điểm dựa vào người dân, có người dân tham gia, coi trọng kiến thức

bản địa của người dân địa phương, từ lẽ đó ở Việt Nam hiện nay các hệ thống
NLKH đã trở nên quen thuộc hơn với người dân và đang ngày càng phát huy hiệu
quả bảo vệ đất, nước, môi trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng góp phần ổn
định cuộc sống nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân tham gia [7].
Các tác giả Hoàng Hòe, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bích đã phân
hệ thống canh tác NLKH ở nước ta thành 8 hệ thống chính gọi là “hệ canh tác”- là
đơn vị cao nhất. Dưới hệ canh tác là “phương thức” hay “kiểu” canh tác, cuối cùng
là các hệ thống. Theo nguyên tắc phân loại này, hệ canh tác NLKH ở Việt Nam
được chia thành 8 hệ sau: Hệ canh tác N - L, hệ canh tác L - S, hệ canh tác N - L -
10
S, hệ cây gỗ đa tác dụng, hệ N - Ng, hệ L - Ng, hệ N - L - Ng, hệ O - CLG. Các hệ
này lại được chia thành 27 kiểu canh tác khác nhau tùy thuộc theo từng vùng sinh
thái. Cuối cùng là mô hình NLKH hộ gia đình [5].
Nhìn chung các hệ thống NLKH ở nước ta khá đa dạng và phong phú, nó
ngày càng phát triển và lớn mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao giải quyết được
phần nào các vấn đề xã hội và khắc phục được những thiệt hại cho việc khai thác
rừng và canh tác không hợp lý trên đất rừng của người nông thôn miền núi.
2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Tràng Xá là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên, cách trung tâm huyện 9 km. Tổng diện tích theo địa giới hành chính
là 4.753,56ha, với số dân là 8.425 người (năm 2013). Vị trí của xã như sau:
- Phía Bắc giáp thị trấn Đình Cả và xã Phú Thượng.
- Phía Nam giáp xã Dân Tiến.
- Phía Đông giáp xã Phương Giao.
- Phía Tây giáp xã Liên Minh.
2.4.1.2. Địa hình, địa mạo
Tràng Xá là xã vùng cao, nằm trong tiểu vùng có địa hình khá phức tạp, đồi
núi là chủ yếu (đất lâm nghiệp có rừng chiếm trên 52% tổng diện tích đất tự nhiên)

được phân bố trên toàn xã, xen kẽ giữa những dãy núi là các đồi thấp, những cánh
đồng nhỏ hẹp.
- Địa hình xã chủ yếu là đồi núi, xen kẽ là những cánh đồng tạo thành địa
hình thấp nhô đồi bát úp. Độ dốc lớn và có nhiều sông suối, ít thuận lợi cho xây
dựng, có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi. Là xã có trục
đường 265 đi qua thuận lợi cho phát triển tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương
mại [10].
2.4.1.3. khí hậu
Xã Tràng Xá có khí hậu nằm trong vùng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới
vùng miền núi phía Bắc. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thủy
văn của tỉnh Thái Nguyên thì khí hậu xã Tràng Xá có những đặc điểm sau:
* Nhiệt độ không khí: Trung bình là 22,4
0
C, về mùa hè nhiệt độ trung bình
là 27,8
0
C, các tháng 6, 7, 8 là các tháng nóng, tháng nóng nhất là tháng 7, về mùa
11
đông nhiệt độ trung bình là 14,9
0
C, các tháng lạnh là từ tháng 11 năm trước đến
tháng 1 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm tại xã khoảng
80 - 87%, các tháng mùa khô nhất là tháng 11, tháng 12 độ ẩm thấp gây khó khăn
cho phát triển cây vụ đông muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho thu hoạch và bảo
quản lâm sản trong thời kỳ này.
* Lượng bốc hơi nước: Đây là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi
trung bình là 985,5mm, tháng 5 có lượng bốc hơi nước lớn nhất tới 100mm, các
tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều.
* Lượng mưa: Do thuộc vùng Đông Bắc - Bắc bộ, nên chế độ mưa ở đây

mang những đặc trưng sau:
+ Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa khô, lượng mưa ít chỉ chiếm 9%
cả năm.
+ Từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa lớn, chiếm 91% tổng
lượng mưa cả năm.
+ Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8, có lượng mưa là 372,2mm (chiếm gần
20% tổng lượng mưa cả năm).
* Lũ: Do đặc điểm của địa hình độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm
cao, mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối, lưa vực, đập chưa ổn định, thực
vật che phủ rừng thấp, vì thế khi mùa mưa kéo dài có lượng nước mưa vượt quá
khả năng trữ nước của vùng nên thường gây ra lũ lớn và ngập úng ở những vùng
đất thấp trong xã [10].
2.4.1.4. Thổ nhưỡng
Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã Tràng Xá đất đai chia thành các
dạng đất chính sau:
- Đất thung lũng do sản phẩm đất dốc tụ đây là lợi đất được hình thành
do sản phẩm tích tụ của các sản phẩm phong hóa trên cao đưa xuống, loại đất
này được phân bố rải rác rộng khắp trên địa bàn toàn xã, diện tích này không
lớn tập trung ở các núi cao phía tây bắc của xã, đang khai thác để trồng lúa
nước diện tích 467,63ha.
- Đất nâu đỏ phát triển trên đá Macma bazơ và trung tính có tầng đất có độ
dày trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, phần lớn diện tích
này có độ dốc tương đối lớn vì vậy bị rửa trôi mạnh dẫn đến nghèo dinh dưỡng.
- Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trung bình (Fsy) phân bố trên toàn xã [10].
12
2.4.1.5. Thủy văn
Mạng lưới thủy văn của xã Tràng Xá đa dạng bao gồm hệ thống sông suối,
khe đập khá dày đặc nên mùa mưa dễ xảy ra lũ lụt cục bộ tại khu vực xung quanh
suối, vào mùa khô lượng nước giảm, tuy nhiên vẫn đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho
sản xuất. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất lúa nhờ tuyến kênh lấy nước từ đập

Suối Bùn [2].
2.4.1.6. Các nguồn tài nguyên
* Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên là 4.753,56ha, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 1.847,26ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 74,99ha.
- Đất lâm nghiệp: 1.802,44ha.
- Đất phi nông nghiệp: 231,63ha.
- Đất chưa sử dụng: 681,06ha.
- Đất khu dân cư nông thôn: 116,18ha.
* Tài nguyên rừng: Tràng Xá có tổng diện tích rừng và đất rừng là
1.802,56ha, trong đó rừng sản xuất là 1.194,64ha (chiếm 66,27%), rừng phòng hộ
có 607,78ha (chiếm 33,73%). Thảm thực vật gồm nhiều loài cây gỗ, tre nứa, cây
bụi, thảm tươi, cây dược liệu, tạo nên sự đa dạng và phong phú về thành phần loài.
Rừng cây trồng chủ yếu là các loài như keo, mỡ, bạch đàn, xoan, lát, Xã có
địa hình nhiều đồi núi nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đối với
rừng phòng hộ chủ yếu là phòng hộ đầu nguồn, giữ nước cho đập trữ nước và lưu
lượng của các sông, suối trong xã. Nhiều năm trở lại đây phát triển lâm nghiệp càng
được trú trọng, phong trào trồng cây gây rừng của người dân được đẩy mạnh, nhiều
diện tích rừng đã được phủ xanh, độ che phủ ngày càng tăng. Hoạt động trồng cây
nguyên liệu phục vụ chế biến, kinh doanh đồ mộc và chế biến ván dăm, ván ép, sản
xuất giấy ngày càng được chú trọng.
* Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Xã Tràng Xá có nguồn nước tương đối phong phú. Trên
địa bàn xã có 12,8km sông Rong chảy qua và hệ sống sông suối khá dày đặc. Ngoài
ra với lượng mưa trung bình khoảng 1.950mm, lượng nước trên được đẩy vào các
khe suối, kênh mương, hồ, ao, tạo thành nguồn nước mặt chủ yếu được dùng cho
sản xuất, sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm: Do địa hình chia cắt bởi các dãy núi đá vôi và các núi
đất, nên ngoài phần nước mặt từ sông, suối trên địa bàn xã còn các nguồn nước
13

ngầm trong các núi đá vôi, kết quả khảo sát, nghiên cứu cho biết ở đây có trữ lượng
nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng khá tốt. Toàn xã hiện nay có 80,5%
người dân dùng nước hợp vệ sinh môi trường, còn lại người dân dùng nước giếng
khoan, giếng khơi.
2.4.2. Điều kiện về kinh tế xã hội
2.4.2.1. Dân số
Dân số xã Tràng Xá năm 2013: 8.768 người, 2.116 hộ, bình quân 4
người/hộ, dân số phân bố không đồng đều giữa các khu dân cư.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,38% năm
Hiện trạng dân số của xã được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Hiện trạng dân số xã Tràng Xá năm 2013
(Đơn vị: người)
STT Xóm
Số
hộ
Số
khẩu
STT Xóm
Số
hộ
Số
khẩu
1 Tân Đào 56 286 11 Đồng Mỏ 82 388
2 Đồng Tác 37 245 12 Làng Tràng 178 682
3 Chòi Hồng 168 744 13 Mỏ Đinh 147 530
4 Tân Thành 173 589 14 Thành Tiến 107 432
5 Cầu Nhọ 146 522 15 Khuôn Ruộng 67 314
6 Đồng Ẻn 189 710 16 Nà Lưu 55 241
7 Làng Đèn 125 503 17 Là Đông 69 322
8 Lò Gạch 71 352 18 Đồng Ruộng 114 471

9 Đồng Bài 65 277 19 Mỏ Bễn 85 334
10 Đồng Danh 56 278 20 Là Bo 126 548
Tổng 2.116

8.768
2.4.2.2. Lao động
Tính đến tháng 12 năm 2013, xã Tràng Xá có 2.116 hộ, 8.768 nhân khẩu.
Trong đó tổng số lao động tham gia các hoạt động kinh tế là 6.869 lao động. Lao
động chủ yếu nằm trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp [10].
14
Bảng 2.2: Hiện trạng lao động xã Tràng Xá năm 2013
(Đơn vị: người)
STT Tên xóm
Tổng số
lao động
Lao động
nông - lâm
nghiệp
Lao động
phi nông
nghiệp
Số người
thất nghiệp

1 Tân Đào 193 143 50
2 Đồng Tác 152 109 40 3
3 Chòi Hồng 651 465 186
4 Tân Thành 496 359 137
5 Cầu Nhọ 429 327 102
6 Đồng Ẻn 617 445 172

7 Làng Đèn 410 294 115 1
8 Lò Gạch 259 186 73
9 Đồng Bài 184 121 63
10 Đồng Danh 185 140 45
11 Đồng Mỏ 295 207 88
12 Làng Tràng 589 416 171 2
13 Mỏ Đinh 437 344 93
14 Thành Tiến 339 279 60
15 Khuôn Ruộng 221 158 63
16 Nà Lưu 148 101 47
17 Là Đông 229 158 71
18 Đồng Ruộng 378 266 112
19 Mỏ Bễn 241 152 89
20 Là Bo 416 311 106
Tổng 6.869 4.981 1.883 6
2.4.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông: Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã (đường trục xã,
liên xã; đường trục thôn, xóm và đường trục chính nội đồng): 64,9km. Trong đó:
- Đường liên xã: Chiều dài đường là 10.000m, nền đường 7,5m, mặt đường
rộng 3,5m: đường đã rải nhựa.
15
- Đường liên thôn: Tổng chiều dài 14.520m, mặt đường 2 - 3m, nền đường 3
- 4m, chủ yếu là kết cấu đường đất cấp phối.
- Đường nội thôn: Tổng chiều dài 36.215m, nền đường 2 - 3m, chủ yếu là
kết cấu đường đất cấp phối.
- Cầu: 2 (cái), chiều dài: 50m, rộng 3m.
- Đường giao thông nội đồng: Tổng chiều dài 4,2km.
* Thủy lợi: Hệ thống kênh mương của xã hiện nay còn ít, chất lượng chưa
cao. Song để khai thác triệt để tiềm năng đất đai và hệ số sử dụng đất nông nghiệp
thì trong tương lai cần phải làm mới một số hồ, tuyến kênh mương mới, đồng thời

nạo vét, cải tạo các hồ, cứng hóa các tuyên kênh mương hiện có. Trên địa bàn xã có
tổng chiều dài kênh mương nội đồng: 11.560m, tổng chiều dài kênh mương chưa
cứng hóa là: 7560m, chiều dài kênh mương cứng hóa: 4.000m.
* Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho xã là lưới điện quốc gia từ
tuyến điện 10KV được hạ vào các trạm treo trên cột. Toàn xã có 14 trạm có công
suất 50 KVA : 180 KVA với tổng công suất đặt của các trạm là 1.150 KVA.
* Hệ thống trường học: Hiện tại xã có 6 trường học các cấp: Hai trường
mầm non, hai trường tiểu học, hai trường trung học cơ sở.
- Trường Trung học cơ sở Tràng Xá: Có 362 học sinh, 29 cán bộ giáo viên,
diện tích khu đất trong trường là 15.048,8m
2
. Trường có 2 tầng với diện tích công
trình: 580m
2
- Trường trung học cơ sở Đông Bo: Có 197 học sinh, 24 cán bộ giáo
viên, cơ sở hạ tầng khang trang đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học. Diện tích khu
đất là: 9.314 m
2
.
- Trường tiểu học Tràng Xá: Có 205 học sinh, 17 giáo viên, cơ sở hạ
tầng đáp ứng nhu cầu dạy và học, có tổng diện tích: 4.682,7m
2
.
- Trường tiểu học Đông Bo: Có 100 học sinh, 9 giáo viên, cơ sở vật
chất đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học, tổng diện tích trường là: 1.320m
2
.
- Trường mầm non Tràng Xá: Quy mô trường với 111 cháu, 14 giáo
viên, diện tích đất xây dựng là 1.981,4m
2

.
- Trường mầm non Đông Bo: Quy mô trường với 70 cháu, 5 giáo viên.
Diện tích xây dựng là: 3.023m
2
.
16
* Cơ sở vật chất văn hóa:
- Cơ quan hành chính sự nghiệp: Trụ sở Đảng Uỷ - HĐND - UBND xã: nhà
2 tầng bao gồm: 17 gian làm việc, 1 gian cầu thang và vệ sinh, 3 gian cho phòng
họp, diện tích xây dựng trụ sở là 629m
2
.
Xã đã xây dựng nhà văn hóa xã trong khuân viên trụ sở ủy ban với diện
tích 350m
2
.
* Chợ: Hiện nay xã có 1 chợ, diện tích đất chợ là 6.390m
2
.
* Thông tin liên lạc:
- Bưu điện: Bưu điện văn hóa xã đã được xây dựng tại trung tâm xã giúp cho
người dân trong xã thuận tiện đường giao thông.
- Xã có một đài truyền thanh cơ sở, và hệ thống loa đài đến các khu dân cư
trong xã.
* Công trình y tế: Thuộc xóm Làng Đèn, vị trí gần trụ sở UBND xã. Diện
tích đất 3876.8m
2
.
* Hiện trạng nhà ở nông thôn:
- Hiện tại trên địa bàn xã có 952 nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 67,8%.

- Có 19 nhà dột nát, nhà tạm chiếm 0,9%.
2.4.2.4. Hiện trạng về kinh tế
Kinh tế của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ và tiểu
thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ.
Tổng thu nhập toàn xã: 56,726 tỷ đồng/năm
Tổng thu nhập bình quân: 6,7 triệu đồng/người/năm
Cơ cấu kinh tế xã được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế xã Tràng Xá
Hạng mục Cơ cấu giá trị sản xuất (%)
Nông - lâm - thủy sản 70,00
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 10,00
Thương mại dịch vụ 20,00

17
2.4.3: Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất xã Tràng Xá năm 2013.
STT Mục đích sử dụng đất Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
(1) (2) (3) (4) (5)
Tổng diện tích đất tự nhiên 4753,56 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 3724,69
78,36
1.1 Đất lúa nước DLN 467,63 9,84
Trong đó đất chuyên trồng lúa nước LUC 263,00 5,53
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 1.285,59 2,04
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 94,06 1,98
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 607,78 12,79

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 1.194,64 25,13
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 74,99 1,58
2 Đất phi nông nghiệp PNN 231,63
4,87
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp
CTS 0,39 0,01
2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,06 0,00
2.3 Đất sản xuất vật liêu xây dựng gốm sứ SKX 5,00 0,11
2.4 Đất di tích, danh thắng DDT 5,00 0,11
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,00 0,06
2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 0,80 0,02
2.7 Đất sông, suối SON 125,00 2,63
2.8 Đất phát triển hạ tầng DHT 92,38 1,94
2.8.1 Đất giao thông DGT 71,58 1,51
2.8.2 Đất thủy lợi DTL 10,00 0,21
2.8.3 Đất công trình năng lượng DNL 0,31 0,01
2.8.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,04 0,00
2.8.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,79 0,02
2.8.6 Đất cơ sở y tế DYT 0,38 0,01
2.8.7 Đất cơ sở giáo dục, đào tạo DGD 8,65 0,18
2.8.9 Đất chợ DCH 0,63 0,01
3 Đất chưa sử dụng DCS 681,06
14,33
4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 116,18
2,44

Trong đó: Đất ở nông thôn ONT 11,18 2,44

×