Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 130 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ KIM NGÂN




NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƢỜI
ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH
XU HƢỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN






LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃
XÃ HỘI HỌC









Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ KIM NGÂN




NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƢỜI
ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH
XU HƢỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01



LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃
XÃ HỘI HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Hà





Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong
quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Hà, Ban Khoa
giáo Đài truyền hình Việt Nam. Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn
trong Luận văn đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực. Các kết quả nghiên cứu
được công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác, không trùng lặp với các
công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan điều này là đúng sự thật. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu

trách nhiệm trước pháp luật.

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015
Tác giả



NGUYỄN THỊ KIM NGÂN












LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Xã Hội
Học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho tác giả trong
suốt hai năm học vừa qua.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Hà, Ban Khoa giáo –
Đài truyền hình Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tác giả thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Mặc dù tác giả đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, nhưng do hạn chế về

thời gian nghiên cứu nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tác giả
mong muốn nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và
đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015
Tác giả


NGUYỄN THỊ KIM NGÂN



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3, Ý nghĩa nghiên cứu 12
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 13
6. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 14
7. Phương pháp nghiên cứu 15
8. Điểm mới và hạn chế của nghiên cứu 18
9. Khung lý thuyết 19
PHẦN NỘI DUNG 20
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 20
1.1 Khái niệm công cụ của đề tài 20
1.1.1 Khó khăn 20
1.1.2 Đồng tính (homosexual) 20
1.1.3 Đồng tính nữ 20
1.1.4 Tính dục 21

1.1.5 Xu hướng tính dục 21
1.2 Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 23
1.2.1 Lý thuyết lệch chuẩn 23
1.2.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý 24
1.2.3 Lý thuyết “Mô hình nhận diện của Cass” 26
1.3 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 28
1.3.1 Sơ lược về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân số quận Hà Đông 28
1.3.2 Sơ lược về lịch sử, điều kiện văn hóa, xã hội quân Hà Đông. 28
1.4 Nhận diện về người đồng tính nữ tại Việt Nam 30
CHƢƠNG 2: PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG, GIA ĐÌNH, BẠN BÈ VỚI XU
HƢỚNG TÍNH DỤC CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ 33


2.1 Những quan điểm từ phía cộng đồng sinh sống (bạn bè/ thầy cô/ hàng xóm/
đồng nghiệp) 33
2.1.1 Nhận thức về đồng tính nữ: 33
2.1.2 Thái độ, hành vi của cộng đồng đối với người đồng tính nữ: 36
2.2 Những khó khăn mang lại từ phía gia đình 45
2.2.1 Sự phản đối từ phía gia đình đối với người đồng tính nữ 47
2.2.2 Sự chấp nhận từ phía gia đình đối với người đồng tính nữ 54
2.3 Các dịch vụ y tế, hành chính đối với người đồng tính nữ 59
2.4 Khó khăn từ dư luận xã hội, truyền thông, báo chí với quá trình công khai xu
hướng tính dục của người đồng tính nữ 63
CHƢƠNG 3: NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ
KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƢỚNG TÍNH DỤC
CỦA BẢN THÂN 67
3.1 Những khó khăn khi tự bản thân người đồng tính nữ nhận diện xu hướng tính
dục của mình 67
3.2 Những khó khăn của người đồng tính nữ trong việc tìm kiếm người yêu, bạn đời
75

3.3 Những khó khăn khi comeout (lộ diện) của người đồng tính nữ 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Phụ lục 95




DANH MỤC VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Giải nghĩa
1
Comeout
Nghĩa tương đương với “Công khai”, có nghĩa là quá trình
nhận diện, thừa nhận xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới
của mình và thể hiện, chia sẻ cho người khác biết.
2
LGBT
Lesbians Gays Bisexuals Transgender
Chỉ nhóm người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và
chuyển giới tính.
3
iSEE
Viện Nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường
4
ICS
Trung tâm Truyền thông Sáng tạo, Dịch vụ và Nghiên cứu về
Tính dục

5
Pflag
Hội phụ huynh và người thân của người đồng tính, song tính
và chuyển giới.


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quan điểm cộng đồng về việc ai có thể là đồng tính nữ. 35
Bảng 2.2 : Quan điểm của cộng đồng người đồng tính nữ. 35
Bảng 2.3: Người đồng tính nữ nhận xét về thái độ của bạn bè và cộng đồng đối với
bản thân 39
Bảng 2.4 : Người đồng tính nữ nhận xét về hành vi của bạn bè và cộng đồng đối với
bản thân 39
Bảng 2.5: Thái độ của bạn bè đối với người đồng tính nữ 43
Bảng 2.6: Thái độ của gia đình đối với người đồng tính nữ 46
Bảng 2.7: Thái độ của cộng đồng đối với người đồng tính nữ 47
Bảng 2.8: Phản ứng của gia đình đối với người đồng tính nữ (10 người tiết lộ) 51
Bảng 2.9: Quan điểm người đồng tính nữ về xu hướng tính dục của bản thân 67
Bảng 2.10: Các vấn đề gặp phải trong lĩnh vực tình yêu của người đồng tính nữ 76


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Biết đến thuật ngữ đồng tính nữ/ nữ đồng tính/ người nữ yêu nữ 33
Biểu đồ 2.2 : Thuật ngữ dùng để chỉ người đồng tính nữ 34
Biểu đồ 2.3: Cộng đồng nhận định hiện nay người nữ đồng tính có bị phân biệt đối
xử 37
Biểu đồ 2.4: Cộng đồng đánh giá thái độ chung đối với người đồng tính nữ 37
Biểu đồ 2.5: Thái độ của cộng đồng với người đồng tính nữ 38

Biểu đồ 2.6: Quan điểm của cộng đồng về việc người đồng tính nữ công khai xu
hướng tính dục 41
Biểu đồ 2.7: Lý do người đồng tính nữ lo sợ tiết lộ xu hướng tính dục cho gia đình
biết 48
Biểu đồ 2.8: Khảo sát quyền người đồng tính nữ chưa được thừa nhận hiện nay 60
Biểu đồ 2.9: Độ tuổi phát hiện xu hướng tính dục của đồng tính nữ 68
Biểu đồ 2.10 : Thời gian chấp nhận xu hướng tính dục của người đồng tính nữ 69
Biểu đồ 2.11 : Tâm trạng của người đồng tính nữ tại thời điểm lần đầu tiên nhận
diện bản thân là người đồng tính 72
Biểu đồ 2.12: Đặc điểm người đồng tính nữ tham gia nghiên cứu về việc comeout 81
Biểu đồ 2.13: Lý do muốn comeout của người đồng tính nữ 83
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập, xã hội ngày càng phát triển,
cách nhìn nhận của con người về cuộc sống ngày càng thay đổi. Tuy nhiên, đối với
một nhóm người thiểu số song tính, đồng tính, chuyển giới (viết tắt LGBT) cộng
đồng người Việt Nam chưa thực sự có cái nhìn cởi mở và coi họ là những người bình
thường. Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE),
trước năm 1994 trên Thế giới vẫn quan niệm rằng, đồng tính là một căn bệnh thuộc
nhóm bệnh lệch lạc giới tính và có liên quan đến các biểu hiện suy đồi đạo đức.
Thậm chí một số quốc gia còn liệt đồng tính thuộc bệnh tâm thần và cần theo dõi
đặc biệt. Từ sau năm 1994, các nhà khoa học đã nhận ra sai lầm của mình nên từ đó
đồng tính luyến ái không bị coi là bệnh. Họ nhận ra rằng đây là một hiện tượng, một
thiên hướng tình dục bình thường. Sự thay đổi về nhận thức tại các quốc gia trên
Thế giới, đặc biệt là những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức đã góp phần
tạo nên cách nhìn đúng đắn hơn về những người đồng tính nói riêng và cộng đòng
LGBT nói chung. Mặc dù vậy, một thực tế vẫn đang tồn tại ở Việt Nam là chúng ta
vẫn chưa thực sự hiểu rõ về thế nào là đồng tính, song tính, chuyển giới Theo kết

quả thống kê năm 2010 tại Việt Nam của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường (iSEE), 67,25% trong tổng số 3.231 người đồng tính trả lời hoàn toàn bí mật
hoặc gần như bí mật về bản dạng đồng tính của mình. Hai lý do chính để người
đồng tính muốn giữ bí mật xu hướng tình dục là lo sợ bị xã hội kỳ thị (41%) và gia
đình không chấp nhận (39%). Những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, đặc biệt
bản thân những người đồng tính, song tính, chuyển giới đã mạnh mẽ đứng lên đòi
quyền con người và quyền được đối xử bình đẳng trong xã hội. Mặc dù vậy, họ vẫn
chịu nhiều áp lực, khó khăn.
Khác với người đồng tính nam, được biết đến và nhận hỗ trợ nhiều hơn trong
xã hội, người nữ yêu nữ dám đối mặt và tiết lộ về bản thân không nhiều. Các nghiên
cứu, bài viết về người đồng tính nói chung, nữ đồng tính nói riêng đã chỉ ra những
áp lực, định kiến từ phía xã hội dành cho nhóm người này vẫn còn không ít. Với lý
do trên, tác giả đi đến thực hiện đề tài “Nhận diện những khó khăn của người đồng
2

tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân.” (Nghiên cứu
tại địa bàn Hà Nội)
2. Lịch sử nghiên cứu
Tính tới thời điểm hiện tại, chủ đề nghiên cứu về người đồng tính không còn
quá xa lạ nhưng chủ yếu là các bài luận, cẩm nang hoặc nghiên cứu khám phá. Dưới
đây là một số những nghiên cứu, báo cáo hoặc cẩm nang liên quan tới vấn đề:
2.1 Nhóm tài liệu bổ trợ kiến thức, chia sẻ.
Tổ chức PFLAG (Hội phụ huynh và người thân của người đồng tính, song
tính và chuyển giới) Việt Nam đã cho xuất bản cuốn cẩm nang “Những đứa con của
chúng ta: Hỏi - Đáp dành cho Phụ huynh của Người Chuyển giới” là một phần
trong bộ cẩm nang những kiến thức cơ bản về đa dạng tính dục và người đồng tính,
song tính, chuyển giới. Cẩm nang được dịch và biên soạn lại từ tài liệu chính thức
của tổ chức PFLAG Hoa Kì.
Tổ chức PFLAG Việt Nam là tổ chức hỗ trợ, dành cho cha mẹ, gia đình và
bạn bè của người đồng tính, song tính và chuyển giới. Bởi vậy nên cuốn cẩm nang

này cũng với mục đích dành tặng các bậc phụ huynh của nhóm người này mà không
nhằm mục đích nghiên cứu. Cuốn cẩm nang “Những đứa con của chúng ta: Hỏi -
Đáp dành cho Phụ huynh của người Chuyển giới” đã đưa ra những câu hỏi thường
gặp về người chuyển giới như: Chuyển giới có nghĩa là gì? Định dạng người chuyển
giới họ là những ai? Quá trình chuyển giới là gì, phân biệt người chuyển giới với
người liên giới tính… Bên cạnh đó, cẩm nang cũng đưa ra những điểm giống và
khác nhau giữa xu hướng tính dục và bản dạng giới. Đặc biệt, trong đó đã để cập
tới vấn đề của những người trẻ chuyển giới liên quan tới vấn đề về tâm lý, về gia
đình, những nguy cơ mà các bạn trẻ này phải đối mặt cũng như lưu ý khi tham khảo
chuyên gia về việc chuyển đổi giới. Liên quan tới vấn đề về tâm lý, tác giả cuốn
cẩm nang cho rằng những bạn trẻ chuyển giới có xu hướng mặc cảm tự ti về mình,
thậm chí khi lớn lên còn có tâm trạng dần trở nên căm ghét chính bản thân mình.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, những người đồng tính nam, đồng tính nữ đã tích cực
đứng lên vận động, đấu tranh về một hình ảnh chân thật hơn khi nhìn nhận người
đồng tính. Liên quan tới vấn đề gia đình, cuốn cẩm nang cho rằng khi người chuyển
3

giới bị “lộ”, bị gia đình phát hiện, những phản ứng tâm lý khó đồng thuận, thậm chí
là tiêu cực và luôn có những băn khoăn trong cách cư xử của cha mẹ dành cho
những người chuyển giới như cha mẹ lo lắng cho con, cảm thấy tự ti với xã hội, khó
khăn trong việc xưng hô với giới tính mới của con mình. Song song với những vấn
đề về tâm lý, cuốn cẩm nang cũng đưa ra những khó khăn, nguy cơ mà bạn trẻ
chuyển giới phải đối mặt về nguy cơ bị kỳ thị, bị chối bỏ, nguy cơ bị mắc bệnh
cao… Họ bị từ chối cơ hội việc làm vì ngoại hình khác biệt của mình, bị kỳ thị dẫn
tới áp lực tâm lý phải bỏ học tại trường, bị từ chối các dịch vụ công cộng hay các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác… Cuốn cẩm nang có đưa ra những khó khăn và
nguy cơ mà người đồng tính phải đối mặt. Phần cuối cuốn cẩm nang luận bàn về
việc người chuyển giới với Pháp luật thông qua việc công nhận trên giấy tờ về giới
tính, sự đối xử của luật phát Việt Nam đối với người liên giới tính…
Nhìn chung, cuốn cẩm nang này của tổ chức PFLAG mặc dù không phải là

một đề tài nghiên cứu, nhưng cũng đã đưa ra khá nhiều chiều cạnh khi định hình về
người chuyển giới, một trong số đó là rào cản của xã hội, gia đình cộng đồng chung
sống mang lại. Tuy nhiên, đúng như mục đích ban đầu, là cuốn cẩm nang dành cho
những bậc phụ huynh của người chuyển giới, nên tác giả chỉ nhằm mục đích phác
họa lên chân dung người chuyền giới và những vướng mắc tâm lý trong cuộc sống
của họ, chưa phải một nghiên cứu về cộng đồng người chuyển giới, cũng mới chỉ
tập trung vào phân tích và phác họa chân dung của người chuyển giới, chưa có hình
ảnh của người song tính hay đồng tính.
“Nói về mình – Những gợi ý về quá trình công khai của người đồng tính”
được thực hiện bởi trung tâm ICS - tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người
đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam là một cuốn cẩm nang hỗ trợ cho
người đồng tính trong quá trình công khai (Comeout) với gia đình, bạn bè và xã hội.
Cuốn cẩm nang được chia làm ba phần với phần một bao gồm những gợi ý chung
trong quá trình công khai của người đồng tính. Phần này theo cuốn cẩm nang, trước
hết người đồng tính phải cởi mở với chính mình, khi đưa ra quyết định công khai
phải lập kế hoạch đầy đủ với những câu hỏi gợi ý như bản thân hiểu biết đủ về
LGBT chưa? Có ai ủng hộ giúp đỡ không? Có đủ kiên nhẫn để theo tới cùng quá
4

trình này hay không? Kèm theo những câu hỏi gợi ý này là những lưu ý, lời nhắn
nhủ về những khó khăn sẽ gặp phải khi công khai. Phần hai cuốn sách đi vào chỉ
hướng cho người đồng tính cần phải tìm hiểu những bối cảnh, cần hiểu cha mẹ ra
sao, tìm nguồn hỗ trợ như thế nào, chuẩn bị sẵn tâm lý ứng phó với những biến
động…Rồi tiếp đến là công khai với bạn bè, nơi công sở, trường học Và cuối cùng
là phần 3 một vài trường hợp người đi trước với kinh nghiệm come out. Có thể thấy,
cuốn cẩm nang dành cho nguời đồng tính đã phần nào chỉ ra những khó khăn chung
của một người đồng tính khi công khai bản thân. Cho chúng ta thêm một hướng
nhìn nhận về cuộc sống tâm lý của họ. Tuy nhiên, đây không phải là nghiên cứu mà
chỉ dừng lại ở mục đích hỗ trợ cho quá trình công khai của những người đồng tính
bằng tập hợp ghi chép của tác giả.

Cuốn tài liệu “Quyền của tôi” Biên soạn: Lương Thế Huy được phát hành
nội bộ tháng 9/2014 dưới sự bảo trợ của isee (Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và
môi trường) cùng với Trung tâm ICS (Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người
LGBT) cũng là một trong những cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên
quan tới luật pháp dành cho người đồng tính tại Việt Nam. Tài liệu này hướng đến
việc cung cấp những thông tin khái quát nhưng không phải là lời tư vấn pháp lý cho
bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Pháp luật luôn thay đổi và tài liệu này dựa vào những
thông tin được cập nhật cho tới thời điểm phát hành. Tài liệu này giúp người LGBT
và dị tính có cái nhìn rõ hơn về luật pháp. Chính những điều được đề cập tới trong
tài liệu đã mở ra hướng suy nghĩ người đồng tính nữ trong cuộc sống còn nhiều
những rào cản về luật pháp.
“Trả lời các câu hỏi của bạn về đồng tính và xu hướng tình dục” và “ Trả
lời các câu hỏi của bạn về người chuyển giới, bản dạng giới và thể hiện giới” là tên
hai tập Tài liệu được dịch từ tài liệu chính thức của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ
(American Psychological Association, APA) “Answers to Your Questions About
Sexual Orientation and Homosexuality” và “Answers to Your Questions for A
Better Understanding of Sexual Orientation & Homosexuality” được xuất bản lần 2
vào năm 2012 do tổ chức ICS công bố. Những tập tài liệu này mang tính chất gợi
mở hướng nhìn nhận cho những nghiên cứu về người đồng tính, song tính hay
5

chuyển giới một cách hữu ích. Cụ thể tập tài liệu bao gồm những nội dung về việc
giải thích hay đưa ra những khái niệm rõ ràng liên quan tới cộng đồng LGBT, là
một dạng đính hướng và cung cấp kiến thức để bản thân người đồng tính hoặc đang
hoang mang về xu hướng tình dục của bản thân có cái nhìn cụ thể, rõ ràng và đúng
đắn hơn.
Năm 2013, khi tổ chức PFLAG Việt Nam – Hội phụ huynh và những người
thân của người của người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới cùng với sự hỗ trợ
của ICS (– Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam), iSEE
(– Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường), đã cho ra ấn phẩm “Lời mẹ kể:

Câu chuyện của những người mẹ có con là người đồng tính”. Cuốn sách này là tổng
hợp các câu chuyện có thật của những người mẹ có con đồng tính. Các mẹ chia
sẻ quá trình gia đình trải qua để chấp nhận con ra sao, những tổn thương đã dành
cho con mình. Kết thúc những chia sẻ đó là những kiến thức, lưu ý và thông tin
để có thể giúp con đồng tính được sống tốt trong cộng đồng. Cuốn sách xoay
quanh những chuyển biến tâm lý, những câu chuyện xúc động, những dòng chữ
xuất phát từ tâm can của những người mẹ đã mất một khoảng thời gian dài để
đứng về phía với con mình. Đó là những dòng nước mắt không thể thay đổi được
từ quá khứ, những dòng nước mắt hối hận vì đã “giết nửa đời con” “đẩy con
xuống vực thẳm”…Cuốn sách giúp người đọc có cái nhìn chân thực hơn, chia sẻ
hơn và thương yêu hơn với những con người không làm sai gì cả , nhưng bị cả
xã hội quay lưng.
Tuy nhiên, ấn phẩm là một dạng tự sự và mới chỉ xoay quanh các câu chuyện
về các mẹ có con là đồng tính nam và mới chỉ dừng lại ở những câu chuyện mang
tính chất tự sự và lời khuyên được đúc kết từ chính những câu chuyện đó. Đây có
thể nói là một gợi ý trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, hiểu hơn về áp
lực của người đồng tính phải chịu từ phía gia đình.
Ở nhóm tài liệu bổ trợ kiến thức và chia sẻ dành cho người đồng tính và gia
đình, thông qua đó để có cái nhìn đúng đắn và rõ nét hơn về hình ảnh những người
đồng tính, để chính bản thân người thực hiện nghiên cứu này xóa bỏ đi được định
kiến và có những kiến thức khoa học về đồng tính nữ. Mặt khác, cùng với những
6

chia sẻ, tâm sự của những người làm cha làm mẹ có con đồng tính, để hiểu được
những khó khăn mà họ – bao gồm cả người đồng tính và gia đình – phải đối mặt.
Nhóm tài liệu này chủ yếu dưới dạng cẩm nang, sách chuyên khảo, tuy nhiên, nhờ
đó mà bản thân người nghiên cứu hình thành được ý tưởng, có được định hướng
cho nghiên cứu của mình.
2.2 Nhóm tài liệu nghiên cứu về đặc điểm và khó khăn của người đồng tính.
Năm 2010, Nhóm tác giả Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Thu Nam, Lê

Nguyễn Thu Thủy, Lê Quang Bình đã tiến hành một nghiên cứu mang tính chất
khám phá về người nữ yêu nữ do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
(iSEE) thực hiện: “Sống trong một Xã hội dị tính, câu chuyện từ 40 người nữ yêu
nữ” phần “Quan hệ với cha mẹ”.
Trong nghiên cứu này chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu, khám phá về mối quan hệ
giữa cha mẹ và người nữ yêu nữ. Nghiên cứu tập trung vào nhóm khách thể là 40
người nữ yêu nữ ở độ tuổi từ 18 trở lên, đặc biệt đa số ở tuổi từ 19 đến 30 tuổi.
Nhóm người được nghiên cứu chủ yếu sống ở Hà Nội (có 2 người thuộc tỉnh lân
cận), số đông (32 người) tự xác định là người “đồng tính” hoặc “les”. Trong số 40
người được nghiên cứu thì gần 1 nửa (19 người) cha mẹ đã biết họ yêu nữ, 4 người
cha mẹ từng nghi ngờ, 14 người cha mẹ chưa biết và 3 người còn lại thì không rõ
cha mẹ biết chưa, có nghi ngờ hay không. Nghiên cứu chỉ ra một quá trình khá chi
tiết về người nữ yêu nữ trong mối quan hệ với bố mẹ. Từ việc giấu cha mẹ, tới việc
chủ động comeout (bộc lộ cho người khác biết về xu hướng tính dục của mình, về
tình cảm với người cùng giới của bản thân) hay bị lộ đến việc cha mẹ phản đối dẫn
tới những đấu tranh tâm lý không chỉ ở bản thân người nữ yêu nữ mà ở trong gia
đình của họ. Việc bản thân bị phản đối khi comeout dễ dẫn tới xu hướng cố làm
người di tính, có nghĩa trong 40 người này đã từng có người cố gắng để yêu nam
giới hoặc cố gắng để kết hôn, thậm chí là quyết tâm lấy chồng. Tuy nhiên, việc này
là vô cùng khó khăn và gây nhiều mệt mỏi về tâm lý cho họ. Bên cạnh số bị cha mẹ
phản đối, cũng có những trường hợp cha mẹ chấp nhận xu hướng tính dục của
những người nữ yêu nữ , mặc dù sự đồng thuận này ở mức độ khác nhau. Có gia
đình thì hoàn toàn ủng hộ con cái, có gia đình thì không ủng hộ nhưng không cấm
7

hay làm khó… Nhìn chung, nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu khá cụ thể về mối
quan hệ của người nữ yêu nữ với cha mẹ, qua đó phần nào cho thấy một phần khó
khăn trong cuộc sống của người đồng tính nữ do gia đình mang lại. Và chính những
khó khăn này xuất phát từ việc gia đình phải chịu áp lực từ phía xã hội, cho rằng
đồng tính là bệnh, là sự ảnh hưởng của trào lưu, là ngộ nhận…Nghiên cứu đã hướng

tới đối tượng là người nữ yêu nữ, tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ nhấn mạnh vào mối
quan hệ của người nữ yêu nữ với cha mẹ và cách thức họ vượt qua gia đình khi bị
phát hiện (chủ yếu là cố gắng làm người dị tính để che dấu xu hướng tình dục thật
của bản thân), chưa đi vào tìm hiểu những khó khăn từ những phía khác mà người
đồng tính gặp phải trong cuộc sống.
“Kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua cung cấp dịch vụ y tế cho
nam quan hệ tình giục đồng giới” (Nghiên cứu trường hợp một số cơ sở y tế chuyển
gửi của FHI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) là một nghiên cứu của nhóm
tác giả Trần Thành Nam, Đặng Thị Việt Phương, Vũ Phương Thảo, Phi Trọng Hải,
Nguyễn Thu Nam cũng do tổ chức iSEE (Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường) chịu trách nhiệm xuất bản đã tập trung đi vào tìm hiểu một khía cạnh khó
khăn là người nam quan hệ tình dục đồng giới gặp phải: sự kỳ thị và phân biệt đối
xử của nhân viên y tế trong việc cung cấp dịch vụ y tế. Nghiên cứu này cũng là một
nghiên cứu định tính với chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Người nam
có quan hệ tình dục đồng giới đã vấp phải sự kỳ thị và cách cư sử thiếu tế nhị của
một số nhân viên y tế trong khi khám chữa bệnh. Một số cán bộ y tế được đào tạo
để tham vấn cho người nam quan hệ tình dục đồng giới nhưng vẫn có thái độ miệt
thị hoặc thiếu thiện cảm khi cung cấp thuốc hoặc khám chữa bệnh. Trong nghiên
cứu có chỉ rõ tất cả nhân viên y tế tham gia vào nghiên cứu đã từng được tập huấn
các khoá học có liên quan đến chủ đề Nam quan hệ tình dục đồng giới. Rất nhiều
nhân viên y tế có kiến thức, hiểu biết và nỗ lực cung cấp các dịch vụ thân thiện cho
nam quan hệ tình dục đồng giới. Kỳ thị và phân biệt đối xử không thật sự rõ ràng
trong nhận thức cũng như hành vi cung cấp dịch vụ của nhân viên y tế, mà chủ yếu
là một số hình thức kỳ thị mà bản thân nhân viên y tế không ý thức được và dẫn tới
hạn chế trong tiếp cận dịch vụ HIV và STIs (Bệnh lây truyền qua đường tình dục)
8

của nam quan hệ tình dục đồng giới. Kết quả nghiên cứu thông qua bộ công cụ các
câu hỏi tìm hiểu các hình thức kỳ thị và yếu tố liên quan cũng cho thấy có những
khó khăn khác từ cơ sở y tế/ nhân viên y tế và từ chính nam quan hệ tình dục đồng

giới trong tiếp cận dịch vụ về HIV và STIs. Việc kỳ thị và không coi những người
nam có quan hệ tình dục đồng giới giống như những bệnh nhân tới khám chữa bệnh
bình thường khác vô hình chung đã tạo ra khó khăn cho người đồng tính. Tuy
nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề tài, vấn đề được quan tâm mới chỉ là việc
khám chữa bệnh, một trong những khía cạnh khó khăn từ xã hội mang lại, đối tượng
ở đây cũng mới chỉ dừng lại ở người nam có quan hệ tình dục với nam, chưa xem
xét ở phạm vi những khách thể cũng là người song tính, chuyển giới,đồng tính là nữ
giới. (em viết lại cho thật rõ ràng, tránh lặp)
Một công trình nghiên cứu là sự cộng tác giữa Viện Nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Tuyên truyền
về “Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng” năm
2011 đã có góc nhìn về người đồng tính dưới con mắt của truyền thông. Cụ thể,
nghiên cứu đã chỉ ra hình ảnh được phác họa của người đồng tính dưới cách nhìn
của truyền thông với hầu hết những cách nhìn méo mó, không chính xác ngay từ
việc sử dụng các khái nhiệm liên quan tới người đồng tính. Cụ thể, theo thống kê
của nghiên cứu trong số 312 bài viết có đề cập tới vấn đề tâm lý – xã hội của nhóm
đồng tính thì có tới 23% đề cập tới bản năng tình dục của cộng đồng người này. Về
vấn đề tình dục, bên cạnh việc nhấn mạnh quá mức nhu cầu tình dục của người
đồng tính, các nhà truyền thông thiên về quan niệm hành vi tình dục đồng giới và cả
xu hướng tình dục đồng tính là đáng lên án, đáng ghê tởm, không an toàn, là lối
sống trụy lạc. Mặt khác, nhà truyền thông bằng cách phản ánh của mình đã truyền
thông điệp mà người đọc nhận được là người đồng tính dường như không có gì
khác ngoài tình dục - họ có nhiều bạn tình với đời sống tình dục nhiều hiểm hoạ,
còn tình yêu lâu dài thì không tồn tại. Những thông điệp nhưvậy đã góp phần tạo ra
và củng cốhình ảnh tiêu cực của người đồng tính trong mắt công chúng. Tiếp đó,
nhận định về nhân cách – đạo đức của người đồng tính, những người làm truyền
thông cũng thiên lệch khi định hướng dư luận theo suy nghĩ đồng tính có nhân cách
9

– đạo đức phần nhiều không tốt. Theo nghiên cứu chỉ ra: Những nhu cầu chủ yếu

của người đồng tính lại được phản ánh mang tính chất khá chủ quan như khi nhắc
tới nhu cầu về con cái, dường như ít được nhắc tới, nếu nhắc tới không coi đây là
quyền lợi mà coi như là một kết thúc bi lụy của mối tình đồng tính. Thực tế, nhu
cầu về con cái theo như khảo sát của Viện nghiên cứu xã hội , Kinh tế và Môi
trường thì đây lại chính là nhu cầu chính. Nghiên cứu đã thống kê trên các kênh
truyền thông: nhu cầu của người đồng tính được đề cập tới nhiều nhất là nhu cầu
tình dục, kế tới là kết hôn, nhu cầu thể hiện bản thân, nhu cầu được tôn trọng các
nhu cầu về con cái, lao động, giao tiếp ít được nhắc tới.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, giới truyền thông trong quá trình phản ánh hình ảnh
của người đồng tính đã sử dụng những cách thức đưa tin tạo hình ảnh sai lệch về
người đồng tính như sử dụng ngôn ngữ làm tăng định kiến đối với nhóm đồng tính,
cố gắng giải thích nguyên nhân của đồng tính mà thực chất, đồng tính không phải là
bệnh, vốn tự nhiên như những người dị tính khác trong xã hội. Nhìn chung, số
lượng bài viết mang mức độ kỳ thị khá cao trong thời điểm mà nhóm nghiên cứu
thực hiện vào năm 2011.
Như vậy có thể thấy, thông qua nghiên cứu này, đã phần nào thấy được áp
lực và sự định hướng dư luận thiếu thiện cảm từ phía những nhà truyền thông dành
cho người đồng tính, phần nào thấy được sự khó khăn trong việc đối mặt với cộng
đồng chung sống của những người đồng tính. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu,
mới chỉ tập trung nhìn nhận dưới góc độ truyền thông về người đồng tính, đây mới
chỉ là một phần, một khía cạnh trong việc nhìn nhận, tìm hiểu góp phần vào những
nghiên cứu về cộng đồng LGBT nói chung và nữ đồng tính nói riêng.
Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi Trường trong một nghiên cứu trực
tuyến về “Đặc điểm kinh tế xã hội của người Nam giới có quan hệ tình dục đồng
giới tại Việt Nam” từ 29/10/2008 đến 31/01/2009 với 3231 khách thể tham gia hợp
lệ. Nghiên cứu đã chỉ ra các đặc trưng về đặc điểm cư trú, tuổi, trình độ học vấn,
tình trạng hôn nhân, mức thu nhập, nghề nghiệp,…trong 3231 người tham gia
nghiên cứu thì có 59,7% người nam giới có quan hệ tình dục đồng giới khẳng định
bản thân không hẳn là có đặc tính phụ nữ, 17,44% cho rằng không có, 21,1% có
10


nhiều và 2,49% nhận mình có rất nhiều đặc tính phụ nữ. Trong số đó có 44,7% chưa
bao giờ tiết lộ xu hướng tình dục, 53.3% đã nói xu hướng tình dục với người thân,
bạn bè. Nghiên cứu tập trung vào làm rõ những đặc tính kinh tế - xã hội của người
Nam giới có quan hệ đồng giới. Đặc biệt chú ý tới xu hướng tính dục và những
quan điểm, cách ứng xử về vấn đề tiết lộ hay giữ bí mật xu hướng tình dục của bản
thân. Trong nghiên cứu này cũng đã chỉ ra trải nghiệm về sự kỳ thị với những kết
quả sau:
Trải nghiệm
Tỷ lệ (%)
Nghe người khác nói đồng tính là người không bình thường
95
Phải che dấu việc là người đồng tính để được mọi người chấp nhận
86
Từng bị tấn công và đánh đập vì là người đồng tính
4,5
Bị gia đình chửi mắng vì là người đồng tính
15,1
Mất bạn bè khi bị phát hiện là người đồng tính
19,6
Bị đuổi học khi bị phát hiện là người đồng tính
1,5
Bị mất chỗ ở khi bị phát hiện ra là người đồng tính
4,1
Bị mất việc hoặc cơ hội nghề nghiệp chỉ vì là người đồng tính
6,5
(Nguồn: Lấy từ kết quả cuộc điều tra [10,24])
Cùng với những trải nghiệm này, 3.231 người tham gia nghiên cứu đã có
những cách để tránh sự kỳ thị:
Cách tốt nhất để tránh kỳ thị

Tỷ lệ(%)
Che dấu tình trạng đồng tính của mình
62,97
Tránh không tiếp xúc với những ai có thái độ tiêu cực về người đồng
tính,
57,94
Chỉ tiết lộ xu hướng tình dục với những người ủng,
38,55
Thách thức những ai kỳ thị và cho họ biết rằng đừng hòng cư xử với
tôi như vậy,
15,21
Kêu gọi những hành vi đối xử không kỳ thị, phân biệt người đồng tính,
63,03
(Nguồn: Lấy từ kết quả cuộc điều tra [10,25])
11

Nghiên cứu đã chỉ ra phần nào những khó khăn của người nam giới có quan
hệ tình dục đồng giới (có thể là đồng tính, song tính hoặc chuyển giới) và những
biện pháp bản thân họ đã dung để đối phó với sự kỳ thị của xã hội. Tuy nhiên,
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở khách thể là nam giới, phạm vi nội dung chủ yếu về
đặc điểm kinh tế, xã hội của nhóm người này dưới dạng thống kê số liệu. Trong
phạm vi nghiên cứu, chưa đề cập tới nhóm đối tượng là nữ đồng tính.
Ngoài những dự án, nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu
của nhóm, cá nhân hay những tài liệu về vấn đề đồng tính như trên, vấn đề đồng
tính và bức tranh về cuộc sống nội tâm, đối mặt với xã hội của những người đồng
tính còn được thể hiện trong những bộ phim dài tập hoặc những thước phim tài liệu,
phóng sự.
Tính tới thời điểm hiện tại, cái nhìn về đồng tính nữ cũng có những thay đổi,
bản thân người đồng tính nữ trong cộng đồng cũng có những đổi thay hơn trước. Đề
tài nghiên cứu này muốn dựa trên những trăn trở, những mong ước bình dị còn để

ngỏ của thước phim tài liệu để lại, góp thêm một cái nhìn về những rào cản mà
người đồng tính nữ phải gánh trên đôi vai nhỏ bé trong cuộc đời.
Tháng 07/2014 một bộ phim tài liệu khác tại Việt Nam về những người đồng
tính cũng nhận được những phản hồi tích cực từ phía cộng đồng. Bộ phim có tên
“Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng” của nữ đạo diễn Nguyễn Thị Thắm. Phim
của nữ đạo diễn vừa được giới thiệu qua một tour Liên Hợp Phim (LHP) Quốc tế,
trong đó được lựa chọn dự thi “Phim đầu tay” tại LHP Quốc tế dành cho Phim tài
liệu Cinéma du Réel rất nổi tiếng tại Pháp cùng nhiều LHP hay tuần phim ở
Indonesia, Myanmar, Việt Nam…và tiếp tục được mời tới New York trong một
LHP Tài liệu trong tháng 10.2014. Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng được bấm
máy vào tháng 8.2009 và tới tháng 2.2014, sau 5 (năm) năm, bộ phim mới được
hoàn thành. Bộ phim xoay quanh cuộc sống, những vất vả, những mưu sinh nghề
nghiệp của đoàn có 35 người mà hầu hết là những người phụ nữ chuyển giới. Bộ
phim tài liệu với hơn 80 phút đã để lại nhiều dư âm trong lòng người xem về một
thế giới khác, đầy những màu sắc của cuộc sống. Mặc dù chỉ đi vào lột tả câu
chuyện về đoàn lô tô với những người phụ nữ chuyển giới, đồng tính nhưng đã
12

mang lại một hướng nhìn chung về những khó khăn của người tiểu số song tính,
chuyển giới, đồng tính trong Xã hội Việt Nam.
Nhóm tài liệu đặc điểm và khó khăn của người đồng tính từ nhiều góc độ
khác nhau đã bổ sung thêm hướng nhìn cho bản thân người nghiên cứu khi thực
hiện đề tài. Mối một nghiên cứu của các tác giả đã tạo nên một cách tiếp cận, phác
họa những rào cản mà người đồng tính nói riêng và cộng đồng người LGBT nói
chung gặp phải trong cuộc sống. Từ đó đã tạo tiền đề cho tôi có cái nhìn tổng quát
về những khó khăn của những xu hướng tính dục tự nhiên trong xã hội, và tập trung
vào dạng tính dục đồng tính nữ.
Tóm lại, những nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân đa số tập trung
vào đối tượng là đồng tính nam hoặc nghiên cứu tổng thể về người nữ yêu nữ. Mỗi
một đề tài, nghiên cứu đưa ra một hướng nhìn, một cơ sở nhìn nhận về cuộc sống và

cộng đồng người song tính, đồng tính và chuyển giới. Bên cạnh đó, những phim
điện ảnh, những thước phim tài liệu làm về nhóm người tiểu số này cũng khắc họa
một cách sinh động và chân thực phần nào hình ảnh cuộc sống của họ. Chính vì
vậy, dựa vào những nền tảng trên, cùng với những câu hỏi, thắc mắc mang theo
trong suốt quá trình tìm hiểu, đọc, xem tài liệu, đề tài “Nhận diện những khó khăn
trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân của người đồng tính
nữ.” (Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội) sẽ tiếp tục đi sâu vào khai thác, tìm hiểu và
giải đáp những thắc mắc về khó khăn của người đồng tính nữ đang gặp phải hiện
nay là gì? Thực hiện đề tài muốn góp thêm một cái nhìn qua lăng kính khoa học về
người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Trên Thế giới, ngày càng nhiều quốc gia, tổ chức, các nhà khoa học quan
tâm tới quyền Con người dành cho các cộng đồng người thiểu số hoặc yếu thế.
Những năm gần đây, nghiên cứu, dự án về cộng đồng LGBT (người song tính, đồng
tính và chuyển giới) đã có tần xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu
để hỗ trợ cũng như xóa bỏ rào cản sự khác biệt giữa cộng đồng người thiểu số này
với cộng đồng chung sống vẫn còn nhiều khoảng trống. Việc nghiên cứu này được
13

tiến hành với sự vận dụng một số khái niệm, lý thuyết như lý thuyết lệch chuẩn, lý
thuyết sự lựa chọn hợp lý… để nhìn nhận và đánh giá những khó khăn trong cuộc
sống của người đồng tính nữ, sẽ góp phần nhỏ vào việc kiểm định các lý thuyết
trong một vấn đề nhất định.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa thêm một góc nhìn về cộng đồng
người LGBT hiện nay, đóng góp một phần vào các nghiên cứu về cộng đồng người
này, để xã hội hiểu, thông cảm và có thể giảm sự kỳ thị đối với họ.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với mục đích nhận diện được những khó khăn của người
đồng tính nữ từ hai phía: Thứ nhất nhìn nhận những khó khăn từ chính bản thân
người đồng tính. Thứ hai, nhìn nhận những khó khăn này từ phía người dị tính (số
đông trong xã hội).
Mong muốn góp phần đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để có thể tiến tới
xóa bỏ rào cản dành cho người đồng tính nữ trong cộng đồng.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhận diện người đồng tính nữ là ai và khó khăn họ gặp phải trong cuộc sống
là gì.
 Đưa ra một số kiến nghị nhằm định hướng về việc giảm thiểu những khó
khăn của người nữ yêu nữ trong Xã hội khi họ muốn công khai về xu hướng
tính dục của bản thân.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng
định xu hướng tình dục của bản thân.
5.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: Những người nữ đồng tính sinh sống và làm việc/ học tập
tại Hà Nội.
Khách thể phụ: Gia đình, bạn bè, người dân tại thành phố Hà Nội.
14

5.3. Phạm vi nghiên cứu
5.3.1 Không gian nghiên cứu:
- Nghiên cứu tại Hà Nội với nhóm khách thể chính
- Nghiên cứu trường hợp tại quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội với nhóm khách
thể phụ
5.3.2 Thời gian: Từ tháng 10/ 2013 – 11/2014.
5.3.3 Nội dung nghiên cứu:
Thứ nhất: Khó khăn từ bản thân người đồng tính

- Giai đoạn nhận diện xu hướng tính dục của bản thân.
- Khó khăn trong việc tìm kiếm người yêu, bạn đời.
- Khi tiết lộ hoặc bị phát hiện xu hướng tính dục của bản.
Thứ hai: Khó khăn từ phía gia đình, người thân, bạn bè, cộng đồng
- Khó khăn từ phía gia đình.
- Khó khăn từ quan hệ bạn bè, thầy cô, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, hành chính và Dư luận, truyền
thông, báo chí mang lại khó khăn gì cho người đồng tính nữ.
6. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Người đồng tính nữ là ai?
- Người đồng tính nữ gặp khó khăn gì từ gia đình, bản thân và cộng đồng?
- Khó khăn nào ảnh hưởng tới cuộc sống của người đồng tính nữ?
- Trong những khó khăn gặp phải, trở ngại nào khiến họ có cảm giác khó vượt
qua nhất?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Người đồng tính nữ cảm thấy phải chịu nhiều khó khăn nhất từ phía gia đình.
- Trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân, người đồng tính
nữ gặp phải khó khăn từ chính việc nhìn nhận về xu hướng tính dục của mình.
15

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để rút ra những thông tin có sẵn cần thiết
trong tài liệu để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Dựa vào các nguồn tài liệu
sơ cấp của các tổ chức như iSEE, ISC, PFLAG… để có những thông tin chính thức
phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
7.2 Phỏng vấn bán tiêu chuẩn (bán cấu trúc)
Là phương pháp định tính, tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc 07 khách thể là
người nữ đồng tính trên địa bàn Hà Nội với nội dung về những khó khăn và cách

thức đối mặt, khắc phục khó khăn gặp phải trong cuộc sống của họ, Mục đích khi
tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc nhằm tìm hiểu rõ hơn về những cảm nhận, suy
nghĩ của người đồng tính nữ xoay quanh vấn đề đang nghiên cứu.
Tên của người tham gia phỏng vấn sẽ được thay hoặc sử dụng tên dùng trong
giới của họ, đảm bảo tính khuyết danh và bảo mật thông tin trong nghiên cứu.
Dưới đây là những đặc điểm về người tham gia phỏng vấn bán cấu trúc
STT
Biệt danh
Tuổi
Nghề nghiệp
Đặc điểm chính
Phỏng
vấn sâu 1
Leo
25
Biên dịch
viên
Là người đồng tính nữ. Đã comeout
với gia đình, mới được chấp nhận.
Đã có người yêu.
Phỏng
vấn sâu 2
Bocap
25
Giảng viên
ngoại ngữ
Là người đồng tính nữ. Đã comeout
nhưng không được gia đình chấp
nhận. Đã có người yêu.
Phỏng

vấn sâu 3
Catlovefish
35
Nhân viên
kinh doanh
Là người đồng tính nữ. Đã từng kết
hôn, đang làm mẹ đơn thân. Mới bị
gia đình phát hiện và không muốn
cho nuôi con.
Phỏng
vấn sâu 4
Maruko
24
Nhân viên
văn phòng
Là người đồng tính nữ. Bị gia đình
phát hiện. Đã có người yêu.
Phỏng
Báo Hồng
23
Nhân viên
Là người đồng tính nữ. Bị nghi ngờ.
16

vấn sâu 5
tuổi
truyền thông
Phỏng
vấn sâu 6
Chunie

28
tuổi
Nhân viên
Maketting
Là người đồng tính nữ. Đã comeout
với gia đình. Đã có người yêu
Phỏng
vấn sâu 7
Yellowcat
21
tuổi
Sinh viên
Là người đồng tính nữ. Chưa
comeout, chưa có người yêu.
Nội dung cơ bản của phỏng vấn bán cấu trúc:
- Thời gian, cảm nhận khi mới biết mình là đồng tính nữ .
- Mối quan hệ với gia đình như thế nào, những suy nghĩ của gia đình về người
đồng tính nữ và ngược lại.
- Những khó khăn khi tìm kiếm người yêu, bạn đời của người đồng tính nữ.
- Cảm nhận khi lộ diện xu hướng tính dục của bản thân.
7.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
Mục đích: Thu thập thông tin của cộng đồng xã hội về những khó khăn trong
quá trình khẳng định xu hướng tình dục của người đồng tính nữ.
Nghiên cứu thực hiện trên 200 khách thể không bao gồm người đồng tính nữ, gồm:
sinh viên, phụ huynh, cán bộ công nhân viên chức và người đi làm tự do (buôn bán,
xe ôm,…) tại địa bàn Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội. Đặc điểm mẫu được
thiết kế sau quá trình nghiên cứu thử:
STT
Tiêu chí
Số lƣợng

Tỷ lệ ()
1
Giới tính
Nam
107
53,5
Nữ
93
46,5
2
Trình độ học vấn
THCS
6
3
THPT
16
8
Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng
82
41
Đại học/ Sau Đại học
96
48
3
Độ tuổi
Từ 15 – 25
40
20
Từ 26 – 35
120

60
Từ 36 – 45
40
20

×