Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.32 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Long Thành.

Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11
Người thực hiện: Phạm Thị Kiều Nga
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học 
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2014 - 2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:PHẠM THỊ KIỀU NGA
2. Ngày tháng năm sinh:30/4/1973
3. Nam, nữ: NỮ
4. Địa chỉ: Số 3 Phan Chu Trinh, khu Văn Hải, TT. Long Thành, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613844281(CQ)/0613545279(NR). ĐTDĐ:0909929315
6. E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc
chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):


-Giảng dạy môn Sinh học lớp 12A1,2, 6-11A11, 12
-Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Thành
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: thạc sỹ
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và PPDH môn Sinh học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy học Sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 18 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ TỔ CHỨC CHO HỌC SINH ÔN
TẬP CÁC KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO.
 SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY –HỌC PHẦN SINH
HỌC CƠ THỂ BẬC THPT.
Tên SKKN: RÈN LUYỆN NĂNG KỸ SO SÁNH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, quan tâm đến việc học
sinh vận dụng được cái gì qua việc học.Trong giảng dạy hiện nay, mục tiêu đề ra là
phải đào tạo những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Để đạt được mục tiêu đó, trong bối cảnh
khoa học kỹ thuật có tốc độ phát triển như vũ bão tạo ra sự gia tăng khối lượng tri
thức, trong đó có tri thức sinh học, đòi hỏi phải có những phương pháp dạy học
phù hợp.
Việc hình thành ở học sinh các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống
hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa là rất cần thiết.Trong các đề thi phần so sánh
các quá trình, sự vật, hiện tượng cũng là một phần quan trọng.
Nhưng kỹ năng so sánh thường khó và được chia thành từng dạng khác nhau.

Học sinh học thuộc bài vẫn chưa chắc so sánh được những tiêu chí mà đề bài yêu
cầu. Muốn làm tốt, đòi hỏi các em phải có kỹ năng.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO
SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11.”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm so sánh
So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối
tượng nhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những loại khác nhau.
Biện pháp so sánh là thao tác tư duy cơ bản nói chung và trong dạy học nói
riêng theo một quan điểm nhất định, vì nó gắn liền chặt chẽ với phân tích tổng hợp
để từ đó thực hiện khái quát hoá, trừu tượng hóa đối tượng thiết lập mối quan hệ
nhân quả.Trong nhận thức, cùng với sự hiểi biết sự vật hiện tượng là cái gì và như
thế nào còn phải hiểu được sự vật hiện tượng này không giống sự vật hiện tượng
khác chỗ nào? Muốn vậy cần phải thực hiện các thao tác so sánh, đối chiếu.
Tùy theo mục đích mà phương pháp so sánh có thể nặng về sự giống nhau
hay khác nhau.Thường thì khi so sánh, có các tiêu chí để học sinh có thể dựa vào
sách giáo khoa hay kiến thức có sẵn để trình bày, phải tư duy, suy nghĩ.
1.2 Các bước thực hiện khi so sánh
Theo Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành thì khi so sánh tìm sự giống
nhau và khác nhau của đối tượng ta có thể dạy theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Nêu định nghĩa đối tượng cần so sánh.
Trang 3
Bước 2: Phân tích đối tượng tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so
sánh.
Bước 3:Xác định những điểm giống nhau.
Bước 4: Xác định những khác giống nhau.
Bước 5: Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của hai đối
tượng so sánh.
Bước 6: Nếu có thể được thì nêu rõ nguyên nhân của sự giống nhau và khác

nhau đó, rút ra kết luận.
Qua sự so sánh giúp học sinh phân biệt, hệ thống hóa và cũng cố kiến thức đã
học đồng thời so sánh cũng là một thao tác tư duy rất quan trong giúp học sinh tìm
ra cái mới.[3]
1.3. Vai trò của so sánh
-Đối với quá trình dạy học, đây là một biện pháp để tích cực hóa hoạt động
nhận thức, là con đường để học sinh tư duy hình thành tri thức. Dạy học bằng rèn
luyện kỹ năng so sánh cho học sinh sẽ đảm bảo chủ trương đổi mới phương pháp
dạy học.
-Có thể dùng kỹ năng so sánh để đánh giá mức độ thông hiểu của học sinh
thông qua việc nghiên cứu bài học trong sách giáo khoa.
-Kiến thức trong sách giáo khoa thường đi theo từng bài riêng lẻ, chính vì vậy
phát huy được kỹ năng so sánh ở học sinh giúp các em hệ thống hóa kiến thức đã
học, thấy được tính hệ thống trong toàn chương trình Sinh học mà các em được
học.
1.4.Các hình thức diễn đạt so sánh
1.4.1.Lập bảng so sánh
Bảng trong dạy học là dạng bảng liệt kê sẵn các tiêu chí so sánh theo thứ tự
nhất định về một nội dung nào đó trong bài học.
Bảng cho phép trình bày rõ gọn nội dung cần so sánh,cho phép liên kết kiến
thức, hệ thống hóa nội dung.
1.4.2.So sánh bằng sơ đồ hình
Đây là dạng so sánh kích thích sự hứng thú cho học sinh, vì việc so sánh
thường kèm theo sơ đồ, hình ảnh.
Thông qua tranh vẽ, sơ đồ học sinh có thể rút ra những điểm giống và khác
nhau của một quá trình, hay một sự vật, hiện tượng nào đó.
1.4.3 So sánh bằng cách điền khuyết
Dạng so sánh này thường áp dụng khi học sinh đã nắm được nội dung bài
học, chỉ cần cung cấp một số thông tin là các em có thể suy luận những nội dung
còn khuyết.

Bằng cách so sánh này sẽ phát huy được khả năng tư duy của học sinh.
Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn
Dạy học theo hướng rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh là một phương
đã được áp dụng trường THPT. Tuy nhiên việc áp dụng sao cho có hiệu quả là một
vấn đề quan trọng.
Những bảng so sánh thực ra chỉ có trong sách giáo viên và sách hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, sách tham khảo… chứ không có sẵn trong sách
giáo khoa.Nội dung sách giáo khoa thiết kế theo từng phần riêng biệt, vì vậy để các
em có được kỹ năng này đòi hỏi người giáo viên phải thiết kế được bài giảng để
phát huy hết khả năng của học sinh.Có thể khi so sánh các em không biết được
những tiêu chí để so sánh vì vậy giáo viên phải là người định hướng cho các em.
Khi nghiên cứu về vấn đề này tôi cũng đã tham khảo một số tác giả nghiên
cứu các lĩnh vực có liên quan :
-Thiết kế các hoạt động dạy học phần sinh thái học 12 theo quan điểm sư
phạm tương tác của tác giả Nguyễn Ngọc Lan [17].
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong cấu tạo –chức
năng trong dạy học sinh học 10 của tác giả Lê Thị Tuyết Mai [16].
-Chuyên đề rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần sinh
học cơ thể của tác giả Nguyễn Thị Hương [8], [10].
Rèn luyện kỹ năng so sánh là một phương pháp dạy học tích cực, giúp các em
có thể liên hệ nội dung giữa các bài học, thấy được sự giống nhau và khác nhau
giữa các đối tượng, các quá trình, các sự vật hiện tượng…giúp phát triển được
năng lực của học sinh, đây cũng chủ trương của ngành giáo dục.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1.Nội dung chương trình sinh học 11 gồm 4 chương
Chương I- Chuyển hóa vật chất và năng lượng
+ Thực vật: Trao đổi nước, ion khoáng và nito: các quá trình quang hợp, hô
hấp ở thực vật. Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của một số chất
khoáng. Thí nghiệm về tách chiết sắc tố và hô hấp.

+ Động vật: Tiêu hóa, hấp thụ, hô hấp, máu, dịch mô và sự vận chuyển các
chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau; Các cơ chế đảm bảo cân bằng
nội môi. Thực hành: Thí nghiệm đơn giản về tuần hoàn.
Chương II- Cảm ứng
+Thực vật: Vận động hướng động và ứng động. Thực hành làm được một số
thí nghiệm về hướng động.
+ Động vật: Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau; dẫn
truyền trong tổ chức thần kinh: Tập tính.Thực hành: Xây dựng tập tính cho vật
nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi.
Trang 5
Chương III-Sinh trưởng và phát triển
+ Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; Các nhóm chất điều
hòa sinh trưởng ở thực vật Hoocmon ra hoa-florigen, quang chu kì và phitocrom.
+ Động vật: Qúa trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua
biến thái.Vai trò của hoocmon và những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của động vật.
Chương IV- Sinh sản
+ Thực vật: Sinh sản vô tính và nuôi cấy mô, tế bào thực vật; giâm, chiết,
ghép; sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt, quả, sự chín hạt, quả. Thực hành:
sinh sản ở thực vật.
+ Động vật: Sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính; Sự tiến hoá trong các hình
thức sinh sản hữu tính ở động vật, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ
con; điều khiển sinh sản ở động vật và người, chủ động tăng sinh ở động vật và
sinh đẻ có kế hoạch ở người.[14]
2. Một số hình thức so sánh
Có nhiều hình thức để so sánh, trong phạm vi đề tài này tôi xin nêu một số
hình thức so sánh sau:
2.1.So sánh bằng bảng
Hình thức này rất phổ biến, trong nội dung kiến thức sinh học 11 có rất nhiều
bài có thể áp dụng hình thức này, sau đây là một số ví dụ minh họa

Ví dụ 1 : So sánh theo các tiêu chí ở bảng sau giữa hình thức tiêu hóa ở động
vật có túi tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa (Áp dụng dạy củng cố bài 15
SH11CB- Tiêu hóa ở động vật)
Nội dung Túi tiêu hoá Ống tiêu hoá
Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất thải
Mức độ hoà loãng của dịch tiêu hoá
Mức độ chuyên hoá của các bộ phận
Chiều đi của thức ăn
Hướng dẫn trả lời
Nội dung Túi tiêu hoá Ống tiêu hoá
Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất thải Nhiều Không
Mức độ hoà loãng của dịch tiêu hoá Nhiều Ít
Mức độ chuyên hoá của các bộ phận Thấp Cao
Chiều đi của thức ăn Thức ăn và chất thải
vào ra cùng chiều
Một chiều
Trang 6
Ví dụ 2 : So sánh đặc điểm khác nhau giữa các hình thức hô hấp ở động vật
và nêu đại diện ở mỗi kiểu hô hấp?( Áp dụng dạy phần III- Các hình thức hô
hấp- bài 17 SH11CB)
Kiểu hô hấp Đặc điểm Đại diện
HH qua bề mặt cơ thể
HH bằng hệ ống khí
Hô hấp bằng mang
Hô hấp bằng phổi
Hướng dẫn trả lời
Ví dụ 3: Lập bảng so sánh về sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và hữu tính
(Áp dụng dạy ôn tập chương IV Sinh sản hoặc củng cố dặn dò)
Điểm phân biệt Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Khái niệm

Cơ sở tế bào học
Đặc điểm di truyền
Ý nghĩa
Trang 7
Kiểu hô hấp Đặc điểm Đại diện
Hô hấp qua
bề mặt cơ thể
+ Chưa có cơ quan hô hấp
+ Chất khí được trao đổi trực tiếp qua bề mặt
cơ thể ẩm ướt
Giun đất
Hô hấp bằng
hệ ống khí
+ Cơ quan hô hấp là hệ thống ống khí
+ Chất khí trao đổi trực tiếp giữa tế bào với
các ống nhỏ nhất
Côn trùng
Hô hấp bằng
mang
+ Cơ quan hô hấp là mang
+ Trao đổi khí diễn ra giữa các phiến mang
với môi trường nước

Hô hấp bằng
phổi
+ Cơ quan hô hấp là phổi
+ Trao đổi khí diễn ra ở các phế nang
Động vât:
lưỡng cư, bò sát,
chim, thú, người.

Hướng dẫn trả lời
Điểm
phân biệt
Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Khái niệm Không có sự kết hợp của giao
tử đực và giao tử cái, con sinh
ra từ một phần của cơ thể mẹ.
Có sự kết hợp của giao tử đực (n)
và giao tử cái (n) thông qua thụ tinh
tạo hợp tử (2n). Hợp tử phát triển
thành cơ thể.
Cơ sở tế
bào học
Nguyên phân. Giảm phân, thụ tinh và nguyên
phân.
Đặc điểm
di truyền
- Các thế hệ con mang đặc
điểm di truyền giống nhau và
giống mẹ.
- Ít đa dạng về mặt di truyền.
- Các thế hệ con mang đặc điểm di
truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất
hiện tính trạng mới.
- Có sự đa dạng di truyền cao hơn.
Ý nghĩa - Tạo ra các cá thể thích nghi
với đk sống ổn định.
- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt
hơn với đời sống thay đổi
Ví dụ 4 : So sánh về các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.( Áp dụng dạy

phần II- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật-bài 44 -SH11CB)
Hướng dẫn trả lời
• Giống nhau:
-Từ một cá thể tạo ra một hoặc nhiều cá thể có bộ NST giống mẹ.
-Đều dựa trên nguyên phân để tạo cơ thể mới.
• Khác nhau:
Hình thức
sinh sản
Nội dung Nhóm sinh vật
Phân đôi Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần
giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành
một cá thể. Sự phân đôi có thể theo chiều
dọc, ngang hoặc nhiều chiều.
Động vật nguyên sinh,
giun dẹp.
Nảy chồi Một phần của cơ thể phát triển hơn các
vùng lân cận, tạo thành cơ thể mới. Cơ thể
con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc
sống tách độc lập.
Ruột khoang, bọt biển.
Phân
mảnh
Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ,
mỗi phần phát triển thành một cơ thể
mới.
Bọt biển.
Trinh sinh Hiện tượng giao tử cái không qua thụ
tinh phát triển thành cơ thể đơn bội (n).
Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.
Chân khớp như Ong,

kiến, rệp
Trang 8
Ví dụ 5: So sánh sự khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Rút ra ưu, nhược điểm.( Áp dụng dạy học phần II.2 Sinh sản vô tính ở thực vật-
bài 41SH11CB)
Hướng dẫn trả lời
Các hình thức
SSVT ở thực vật
Đặc điểm Một số ví dụ ở thực vật
Giản đơn
Cơ thể mẹ tự phân thành
các phần, mỗi phần


thể mới
Loài tảo Chlorella sp tế bào
mẹ

4 tế bào con
Bào tử
Cơ thể mới được sinh ra
từ bào tử, bào tử lại được
hình thành trong túi bào tử
từ thể bào tử.
Rêu, dương xỉ
Sinh
dưỡng
tự nhiên
Rễ
Cơ thể mới đựơc sinh ra

từ một bộ phận (rễ, thân,
lá) của cơ thể mẹ
Khoai lang (rễ củ)
Thân
Thân củ (khoai tây), thân rễ
(cỏ gấu), thân bò (rau má),
căn hành (hành, tỏi )
Lá Lá thuốc bỏng
Nhận xét
Ưu điểm: cơ thể con giữ nguyên tính di truyền của cơ thể
mẹ nhờ quá trình nguyên phân.
Nhược điểm: không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của
bố mẹ nên cá thể con kém thích nghi khi điền kiện sống
thay đổi.
Ví dụ 6: Lập bảng so sánh các ứng dụng SSVT ở TV trong nhân giống vô
tính. (Áp dụng để hướng dẫn học sinh làm bài thu hoạch- bài 43 SH11CB)
Hướng dẫn trả lời
Cách thức tiến hành Điều kiện
Ghép
Dùng cành, chồi hay mắt ghép
của một cây này ghép lên thân
hay gốc của một cây khác.
- Phần vỏ cành ghép và gốc ghép có
các mô tương đồng tiếp xúc và ăn
khớp với nhau. Buộc chặt cành ghép
hay mắt ghép vào gốc ghép.
- Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng
giống.
Chiết
Chọn cành chiết, cạo lớp vỏ, bọc

đất mùn quanh lớp vỏ đã cạo, đợi
khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.
Cạo sạch lớp tế bào mô phân sinh
dưới lớp vỏ.
Trang 9
Giâm
Tạo cây mới từ một phần cơ quan
sinh dưỡng (thân, rễ, củ) bằng
cách vùi vào đất ẩm.
Bảo đảm giữ ẩm và tuỳ loài cây mà
kích thước đoạn thân, cành phù
hợp.
Nuôi
cấy
mô, tế
bào
Các tế bào - mô thực vật được
nuôi dưỡng trong môi trường
dinh dưỡng thích hợp

cây mới.
Điều kiện vô trùng.
Ưu
điểm
- Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn
- Cho sản phẩm thu hoạch nhanh.
* Nuôi cấy mô - tế bào: Sản xuất giống cây sạch bệnh, giữ được các đặc
tính di truyền, tạo được số lượng lớn cây giống quí trong thời gian ngắn.
Ví dụ 7: Phân biệt ưu, nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con.(Áp dụng dạy học
phần IV - bài 45 -SH11CB)

Hướng dẫn trả lời
Đẻ trứng Đẻ con
Ưu
điểm
- Không mang thai nên con cái
không khó khăn khi tham gia
các hoạt động sống.
- Trứng thường có vỏ bọc
chống lại các tác nhân môi
trường như nhiệt độ, ánh sáng,
VSV…
- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng
từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong
phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích
hợp với sự phát triển của thai.
- Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ
chết thai thấp.
Nhược
điểm
- Khi môi trường bất lợi phôi
phát triển kém và tỉ lệ nở thấp.
- Trứng phát triển ngoài cơ thể
nên dễ bị các động vật khác sử
dụng làm thức ăn.
- Mang thai gây khó khăn trong hoạt
động sống của động vật.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng để nuôi
dưỡng thai nhi.
- Sự phát triển của phôi thai phụ
thuộc vào sức khoẻ của cơ thể mẹ.

Ví dụ 8: Lập bảng so sánh thụ tinh ngoài với thụ tinh trong. (Áp dụng dạy
phần III-Các hình thức thụ tinh- bài 45-SH11CB)
Trang 10
Hướng dẫn trả lời
Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong
Khái
niệm
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp
tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài
cơ thể cái
- Là hình thức thụ tinh mà trứng
gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong
cơ quan sinh dục của con cái.
Ưu
điểm
- Con cái đẻ được nhiều trứng trong
cùng 1 lúc
- Không tiêu tốn nhiều năng
lượng để thụ tinh.
- Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng
khoảng thời gian so với thụ tinh
trong.
- Hiệu suất thụ tinh cao
- Hợp tử được bảo vệ tốt, ít chịu
ảnh hưởng của môi trường ngoài
nên tỉ lệ hợp tử phát triển và đẻ
thành con cao.
Nhược
điểm
- Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp

- Hợp tử không được bảo vệ nên tỉ
lệ phát triển và đẻ con thấp.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ
tinh.
- Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít.
2.2.So sánh bằng diễn đạt sơ đồ khuyết
Thường dùng dạng so sánh này đê giúp học sinh củng cố bài học hoặc ôn tập
chương, vì vừa học xong bài mới các em chưa thuộc ngay tại lớp được vì vậy để so
sánh giáo viên cần gợi mở cho các em một số thông tin.
Ví dụ 1: Hoàn thành bảng so sánh những điểm khác nhau giữa hình thức sinh
sản vô tính và hữu tính.(Áp dụng dạy ôn tập chương IV Sinh sản)
Điểm
phân biệt
Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Khái niệm Không có sự kết hợp của giao
tử đực và giao tử cái, con sinh
ra từ một phần của cơ thể mẹ.
?
Cơ sở tế
bào học
? Giảm phân, thụ tinh và nguyên
phân.
Đặc điểm
di truyền
- Các thế hệ con mang đặc điểm
di truyền giống nhau và giống
mẹ.
- Ít đa dạng về mặt di truyền.
?
Ý nghĩa ? - Tạo ra các cá thể thích nghi tốt

hơn với đời sống thay đổi
Trang 11
Ví dụ 2: Hoàn thành bang so sánh tập tính bâm sinh và tập tính học được ở
động vật theo các tiêu chí sau:
Loại tập tính Khái niệm
Cơ sơ thần
kinh
Tính chất Ví dụ
Tập tính bẩm
sinh
Là những
hoạt động
cơ bản sinh
ra đã có.
?
Bâm sinh, bền
vững, di truyên,
đặc trưng cho
loài
Tập tính học
được
?
Phản xạ có
điều kiện.
?
Hướng dẫn trả lời
Loại tập
tính
Khái niệm
Cơ sơ thần

kinh
Tính chất Ví dụ
Tập tính
bẩm sinh
Là những hoạt động
cơ bản sinh ra đã có.
Phản xạ
không điều
kiện.
Bâm sinh, bền
vững, di
truyên, đặc
trưng cho loài
Nhện giăng tơ
Tập tính
học
được
Là tập tính được hình
thành trong quá trình
sống thông qua học
tập và rút kinh
nghiệm
Phản xạ có
điều kiện.
Không bền
vững.
Khi dùng gậy
hái quả
2.3 So sánh bằng sơ đồ hình
Ví dụ 1: Quan sát hình 44.1 và 44.2 SGK phân biệt hình thức sinh sản phân

đôi và nảy chồi (Áp dụng dụng dạy phần II-bài 44 sh11CB)
Trang 12
Ví dụ 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút O
2
thông qua hình vẽ. (hình 14.2)
Ví dụ 3:So sánh hệ tuần hoài kín và hệ tuần hoàn hở ( Áp dụng dạy phần II-
Bài 18-SHCB 11)
Trang 13
Ví dụ 4: So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép ( Áp dụng dạy phần
II- Bài 18-SHCB 11)
GIÁO ÁN MINH HỌA
A.Dạy phần II - Bài 41 -SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Mục tiêu
-Nêu được khái niệm sinh sản vô tính.
-Phân biệt được các kiểu hình thức SSVT ở thực vật.
Phương pháp
-Thảo luận nhóm, phát huy năng lực tự học của học sinh.
* Hoạt động :Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật( 30’)
(Áp dụng rèn luyện kỹ năng so sánh)
Trang 14
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-GV:Yêu cầu học sinh cho một vài ví dụ
về sinh sản ơ thực vật
-GV: Cho biết sự khác nhau giữa hình
thức sinh sản của 2 ví dụ đã nêu?
-GV: TV có những kiểu sinh sản nào ?
-GV:Yêu cầu HS phân tích ví dụ 2 và nêu
thêm một số ví dụ khác từ đó rút ra khái
niệm về sinh sản vô tính.
-GV: Chia học sinh thành các nhóm, học

sinh sử dụng bảng phụ, thảo luận nhóm
theo nội dung yêu cầu sau:
*Các hình thức sinh sản vô tính ở thực
vật
Các hình thức
SSVT ở thực
vật
Đặc
điểm
Một số
ví dụ
TV
Bào tử
Sinh
dưỡng
Rễ
Thân

- GV: Tổ chức cho HS trình bày, sau đó
giúp HS hoàn chỉnh nội dung.
-GV: Yêu cầu học sinh rút ra được ưu,
nhược điểm của hình thức SSVT ở TV.
-GV: Cơ chế của sinh sản vô tính?
-GV: Vì sao muốn nhân giống bưởi, cam,
VD1: Hạt bắp → Cây bắp
VD2: ngọn mía → Cây mía.
HS: Ở ví dụ 1 có sự hình thành giao
tử đực và giao tử cái, có sự thụ phấn
và sự thụ tinh.
HS: Có 2 kiểu SSVT và SSHT.

-HS: thảo luận các hình thức sinh sản
vô tính ở thực vật, phải so sánh được
các đặc điểm khác nhau.
-HS: Rút ra được ưu, nhược điểm
của hình thức SSVT ở TV.
-HS: Đại diện nhóm trình bày.
-HS: nhờ quá trình nguyên phân.
Trang 15
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
xoài người ta thường chiết, hoặc giâm
cành chứ không trồng bằng hạt?
-GV: Phát phiếu học tập cho học sinh.
*Ứng dụng SSVT ở TV trong nhân
giống vô tính
Cách thức
tiến hành
Điều
kiện
Ghép
Chiết
Giâm
Nuôi cấy mô
tế bào
Ưu điểm
-HS: Giữ nguyên các đặc tính cây
mẹ. Cây sớm cho quả.
-HS: Nghiên cứu SGK cùng sự hiểu
biết của mình và thảo luận nhóm để
hoàn thành PHT .
HS: Rút ra được ưu, nhược điểm.

Nội dung cần đạt
II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
1. Sinh sản vô tính là gì?
Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái con
cái giống nhau và giống cây mẹ.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:
Các hình thức SS vô
tính ở thực vật
Đặc điểm Một số ví dụ ở thực vật
Bào tử
Cơ thể mới được sinh ra
từ bào tử, bào tử lại được
hình thành trong túi bào
tử từ thể bào tử.
Rêu, dương xỉ
Sinh
dưỡng tự
Rễ Cơ thể mới đựơc sinh ra

từ một bộ phận (rễ, thân,
Khoai lang (rẽ củ)
Trang 16
Thân
Thân củ (khoai tây), thân rễ (cỏ
gấu), thân bò (rau má), căn
hành (hành, tỏi )
Lá Lá thuốc bỏng
3.Ứng dụng SSVT ở TV trong nhân giống vô tính
Cách thức tiến hành Điều kiện
Ghép

Dùng cành, chồi hay mắt ghép
của một cây này ghép lên thân
hay gốc của một cây khác.
- Phần vỏ cành ghép và gốc ghép có
các mô tương đồng tiếp xúc và ăn
khớp với nhau. Buộc chặt cành ghép
hay mắt ghép vào gốc ghép.
- Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng
giống.
Chiết
Chọn cành chiết, cạo lớp vỏ, bọc
đất mùn quanh lớp vỏ đã cạo, đợi
khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.
Cạo sạch lớp tế bào mô phân sinh dưới
lớp vỏ.
Giâm
Tạo cây mới từ một phần cơ quan
sinh dưỡng (thân, rễ, củ) bằng
cách vùi vào đất ẩm.
Bảo đảm giữ ẩm và tuỳ loài cây mà
kích thước đoạn thân, cành phù hợp.
Nuôi
cấy
mô -
tế bào
Các tế bào - mô thực vật được
nuôi dưỡng trong môi trường
dinh dưỡng thích hợp

cây mới.

Điều kiện vô trùng.
Ưu
điểm
- Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn
- Cho sản phẩm thu hoạch nhanh.
* Nuôi cấy mô - tế bào: Sản xuất giống cây sạch bệnh, giữ được các đặc
tính DT, tạo được số lượng lớn cây giống quí trong thời gian ngắn.
B. Dạy bài 45 : SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về SSHT ở ĐV.
Trang 17
-Phân biệt được các hình thức SSHT ở ĐV (đẻ trứng, đẻ con).
-Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hóa trong SSHT ở ĐV (thụ tinh ngoài
, thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con). Nêu được ưu – nhược điểm .
*GDMT : Liên hệ vào mục IV
2. Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
3. Thái độ
-Biết được sự hoàn thiện trong sinh sản ở động vật từ vô tính đến hữu tính.
-Ý thức bảo vệ động vật, góp phần ngăn chặn việc săn bắn quá mức.
4. Năng lực
-Năng lực quan sát
-Năng lực tự học
-Năng lực hợp tác nhóm
-Năng lực giao tiếp
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Qúa trình SSHT ở ĐV.
- Đẻ trứng và đẻ con.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH :

-Vấn đáp tìm tòi.
-Thảo luận nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Các tranh từ hình 45.1 – 45.4
-Tranh ảnh về nạn săn bắt động vật
Trang 18
- Phiếu học tập số 1
Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong
Khái niệm
Ưu điểm
Nhược điểm
- Phiếu học tập số 2
Đẻ trứng Đẻ con
Ưu điểm
Nhược điểm
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1: Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )
Câu 1: Sinh sản vô tính là gì? Nêu ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính?
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính?
3. Bài mới:
*Hoạt động 1:
Mục tiêu
-Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính.
I. Sinh sản hữu tính là gì? (5’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: Cho ví dụ về vài loài động vật sinh
sản hữu tính?
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu trắc
nghiệm trong sách giáo khoa.

GV: Phân tích bản chất khái niệm và chốt
đáp án đúng.
GV: Quá trình sinh sản ở động vật gồm
những diễn ra như thế nào? Chúng ta tiếp
tục tìm hiểu phần II.
HS: Mèo, chó, chim,…

HS: Đáp án C
Nội dung cần đạt
Trang 19
Là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất của giao tử đơn
bội đực và giao tử đơn bội cái đơn bội tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển
thành cá thể mới.
*Hoạt động 2:
Mục tiêu
-Nêu được các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
-Biết được hình thức sinh sản của một số loài động vật.
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (15’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: Có nhiều hình thức sinh sản như:
Tiếp hợp, tự phối, giao phối. Trong
phần này chúng ta tìm hiêu quá trình
sinh sản qua giao phối.
GV yêu cầu HS quan sát hình 45.1
SGK
- Sinh sản hữu tính gồm mấy giai đoạn?
-Tinh trùng và trứng được hình thành ở
bộ phận nào trong cơ thể?
-Số lượng NST của tinh trùng, trứng,
hợp tử ?

HS:Hoàn thành câu 1 lệnh 2 sách giáo
khoa
1: Hình thành tinh trùng và trứng
2: Thụ tinh
3: Phát triển phôi
HS: nêu được 3 giai đoạn
HS: Tinh hoàn và buồng trứng
HS : n, n và 2n
Trang 20
-Tại sao số lượng NST trong tinh trùng
và trứng giảm đi một nửa so với các
loại tế bào khác trong cơ thể?
-Thụ tinh là gì? Tại sao hợp tử có bộ
NST lưỡng bội?
GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình
45.2
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu lệnh
3 và 4 SGK
-Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được
cá thể mới đa dạng về các đặc diểm di
truyền ?
-Cho biết ưu điểm và hạn chế của sinh
sản hữu tính ?
GV giải thích rõ và bổ sung.
HS: Trong giảm phân số NST giảm đi
một nữa .
HS nêu được khái niệm thụ tinh, giải
thích được hợp tử có bộ NST lưỡng bội
là do tổ hợp bộ NST đơn bội của giao tử
đực và giao tử cái.

HS: Tham khảo SGK trang 173 trả lời.
(Áp dụng rèn luyện kỹ năng so sánh
cho HS)
Nội dung cần đạt
- Ở hầu hết các loài, quá trình SS đều trải qua 3 giai đoạn:
+Hình thành giao tử (tinh trùng và trứng).
+Thụ tinh (kết hợp giữa 2 loại giao tử).
+Phát triển phôi thai (hợp tử phát triển thành cơ thể mới).
- Một số loài động vật lưỡng tính (giun đất) có hiện tượng thụ tinh chéo.
*Hoạt động 3:(Áp dụng rèn luyện kỹ năng so sánh)
Mục tiêu
-Phân biệt được các hình thức thụ tinh.
- Nêu được ưu, nhược điểm của từng hình thức thụ tinh đó.
III. Các hình thức thụ tinh (8’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: Cho HS hoàn thành câu 1 lệnh 3 SGK
GV: Phát phiếu học tập cho HS. HS thảo
luận và điền thông tin vào bảng phụ theo
yêu cầu trong phiếu học tập số 1.
GV: nhận xét, khái quát lại nội dung.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện
mỗi nhóm trả lời được sự khác
nhau giữa thụ tinh ngoài và thụ tinh
trong về khái niệm, ưu điểm, nhược
điểm.
Trang 21
Nội dung cần đạt
Thụ tinh bao gồm: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong
Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong
Khái

niệm
- Là hình thức thụ tinh mà
trứng gặp tinh trùng và thụ tinh
ở bên ngoài cơ thể cái.
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp
tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan
sinh dục của con cái.
Ưu điểm
- Con cái đẻ được nhiều trứng
trong cùng 1 lúc
- Không tiêu tốn nhiều năng
lượng để thụ tinh.
- Đẻ được nhiều lứa hơn trong
cùng khoảng thời gian so với
thụ tinh trong.
- Hiệu suất thụ tinh cao
- Hợp tử được bảo vệ tốt, ít chịu ảnh
hưởng của môi trường ngoài nên tỉ
lệ hợp tử phát triển và đẻ thành con
cao.
Nhược
điểm
- Hiệu suất thụ tinh của trứng
thấp
- Hợp tử không được bảo vệ
nên tỉ lệ phát triển và đẻ con
thấp.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ
tinh.
- Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít.

*Hoạt động 4: (Áp dụng rèn luyện kỹ năng so sánh)
Mục tiêu
-Phân biệt được hình thức đẻ trứng, đẻ con.
- Nêu được ưu, nhược điểm .
IV. Hình thức SSHT (đẻ trứng và đẻ con): (6’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Trang 22
GV: Hoàn thành câu 1 lệnh 4 SGK
GV: Yêu cầu HS phân biệt hình thức đẻ
trứng và đẻ con, ưu- nhược điểm ?
*GDMT
-Gíáo dục ý thức bảo vệ ĐV.
-Cho HS quan sát một số hình ảnh về việc
săn bắt quá mức.
HS: Cho ví dụ
HS: Thảo luận nhóm và trả lời
Hiện nay tình trạng đánh bắt quá
mức đã làm một số loài động vật
quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng,
vì vậy mỗi học sinh chúng ta phải
có ý thức bảo vệ động vật.
Nội dung cần đạt
1.Đẻ trứng:
-Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) VD: cá chép, ếch
đồng, nhái; hoặc trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài ( thụ tinh trong) -> phát triển
thành phôi -> con non,VD: chim sẻ, thú mỏ vịt
2.Đẻ con:
-Trướng được thụ tinh trong cơ quan SS (thụ tinh trong) tạo hợp tử -> PT
thành phôi -> con non -> đẻ ra ngoài.
Đẻ trứng Đẻ con

Ưu điểm
- Không mang thai nên con
cái không khó khăn khi tham
gia các hoạt động sống.
- Trứng thường có vỏ bọc
chống lại các tác nhân môi
trường như nhiệt độ, ánh
sáng, VSV…
- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng
từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong
phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích
hợp với sự phát triển của thai.
- Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ
chết thai thấp.
Trang 23
Nhược
điểm
- Khi môi trường bất lợi phôi
phát triển kém và tỉ lệ nở
thấp.
- Trứng phát triển ngoài cơ
thể nên dễ bị các động vật
khác sử dụng làm thức ăn.
- Mang thai gây khó khăn trong hoạt
động sống của động vật.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng để nuôi
dưỡng thai nhi.
- Sự phát triển của phôi thai phụ thuộc
vào sức khoẻ của cơ thể mẹ.
4. Củng cố: ( 4 ‘) (Áp dụng rèn luyện kỹ năng so sánh)

Giáo viên yêu cầu HS so sánh được chiều hướng tiến hóa về sinh sản của
động vật về cấu tạo cơ quan sinh sản, hình thức thụ tinh, hình thức sinh sản.
-Cấu tạo cơ quan sinh sản
+Cơ quan SS chưa phân hóa -> phân hóa.
+Cơ thể lưỡng tính -> đơn tính.
-Hình thức thụ tinh:
+Tự thụ tinh -> thụ tinh chéo.
+Thụ tinh ngoài ->thụ tinh trong.
-Hình thức SS:
+Đẻ trứng -> đẻ con.
+Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ -> trứng, con sinh ra được
chăm sóc, bảo vệ.
5. Dặn dò: ( 2 phút )
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài 46.
C.Ưu điểm của cách dạy rèn luyện kỹ năng so sánh
- Kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình
học tập.
-Phát triển được nhiều năng lực: năng lực quan sát, năng tự học, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực đánh giá, năng giao tiếp như nghe nói, trình bày, làm việc
nhóm… đặc biệt là năng lực so sánh của học sinh.
-Hệ thống được kiến thức bài hoc dễ dàng.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1.Định lượng
So sánh kết quả học tập của HS lớp 11 năm học 2013-2014 và năm học 2014-
2015 (Dựa vào điểm kiểm tra 15 phút) như sau:
Trang 24
-Năm học 2013-2014 : 2 lớp 11A3 và 11A4 có 71 học sinh trong tổng số 90
HS có điểm kiểm tra ≥5 (78,89%), trong đó số HS đạt điểm 9, 10 là 32 HS
(35,56%)

-Năm học 2014-2015 : kiểm tra 2 lớp 11A11và 11A12 gồm 70 học sinh trong
tổng số 72 HS có điểm kiểm tra ≥5 (97,22%) Trong đó số số HS đạt điểm 9, 10 là
35 HS (48,61 %)
Dựa vào kết quả kiểm tra 15 phút cho thấy năm học 2014-2015 có học sinh
đạt điểm trên trung bình nhiều hơn và học sinh đạt điểm 9,10 nhiều hơn so với năm
học 2013-2014, điều này minh chứng cho việc rèn luyện kỹ năng so sánh cho học
sinh góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học. Sáng kiến kinh nghiệm
này góp phần bổ ích cho giáo viên dạy lớp 11.
2.Định tính
Thông qua thực nghiệm cho thấy việc sử phương pháp rèn luyện kỹ năng so
sánh cho học sinh đã có tác dụng tích cực trong nhận thức, tạo được hứng thú và
phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập bộ môn Sinh học. Cụ
thể:
- Ở các lớp thực hiên phương pháp này để giảng dạy số học sinh tham gia
xây dựng bài nhiều hơn. Các em tham gia hoạt động nhóm, tranh luận sôi nổi trong
quá trình lĩnh hội kiến thức mới .
- Trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập học sinh độc lập làm việc
với sách giáo khoa và các phương tiện khác để hoàn thành nhiệm vụ mà hoạt động
đưa ra, qua đó các em rèn luyện được một số kỹ năng: Quan sát, phân tích hình
ảnh, phân tích nội dung, tổng hợp lại kiến thức …
Các em không chỉ tiếp thu được những nội dung kiến thức mà cơ bản mà còn
có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, vận dụng kiến thức một cách hợp
lí.
V. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1.Kết luận
-Rèn luyện kỹ năng so sánh là cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt
động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức về
mối quan hệ trong phần sinh học cơ thể.
-Qua điều tra thực trạng dạy và học môn sinh học nói chung và kiến thức về
trong sinh học cơ thể nói riêng đã thu được số liệu làm cơ sở thực tiễn cho sáng

kiến kinh nghiệm.
-Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung phần sinh học lớp 11 THPT chúng
tôi xác định được các kiến thức về so sánh góp phần làm rõ thêm thành phần kiến
thức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh theo hướng
tích cực hoá hoạt động học tập.
2. Khuyến nghị
Trang 25

×