Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH (KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2-SINH10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.72 KB, 48 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nam Hà
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA THEO HƯỚNG ĐÁNH
GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
(KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2-SINH10)
Người thực hiện: Phan Thị Quỳnh Tâm
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học 

- Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2014-2015
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phan Thị Quỳnh Tâm
2. Ngày tháng năm sinh: 04-10-1973
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: 5/M5 tổ 21, khu phố 1, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 01639608088
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: tổ trưởng chuyên môn.
8. Nhiệm vụ được giao: tổ trưởng chuyên môn; giảng dạy lớp 12, lớp 10 và
bồi dưỡng HSG.
9. Đơn vị công tác: trường THPT Nam Hà


II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2014
- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học thực nghiệm
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 16 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Năm 2011: “Lồng ghép giáo dục giới tính vào môn sinh học lớp 10”
+ Năm 2012: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua bài ôn tập
chương1 (Sinh học 11 cơ bản)”
+ Năm 2013: “Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn giúp học sinh ôn tập học kì
1-sinh học 10”
BM02-LLKHSKKN
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA THEO HƯỚNG ĐÁNH
GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
(KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2-SINH10)
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện đổi mới từ chương trình tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực người học. Hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới
đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, cách thức kiểm tra đánh giá
và công tác quản lí giáo dục. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách
rời quá trình dạy học đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải
xác định mục tiêu bài học, nội dung và phương pháp tổ chức quá trình dạy học sao
cho đạt hiệu quả. Để biết quá trình dạy học có đạt kết quả hay không, người giáo
viên phải thu thập các thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều
chỉnh quá trình dạy và giúp học sinh điều chỉnh phương pháp học. Như vậy đổi
mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức
người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp
dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu

giáo dục.
Sau khi được tham gia lớp tập huấn về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Đồng Nai
tổ chức và được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường, tôi cũng như tập thể giáo
viện trong trường đã nhận thức rõ việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra,
đánh giá là rất cấp thiết. Trong năm học qua tôi cũng đã cố gắng từng bước thực
hiện đổi mới phương pháp dạy, kiểm tra, đanh giá theo hướng đổi mới. Trong quá
trình thực hiện tôi cũng đã tích lũy được một ít kinh nghiệm xin chia sẽ cùng quí
thầy cô giáo qua đề tài: “ Xây dựng đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học
sinh” để một phần nào đó đóng góp và công cuộc đổi mới chất lượng giáo dục
hiện nay.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
“Kiểm tra là một hoạt động tiến hành nhằm thu thập thông tin, dữ kiện về
một vấn đề nhằm một mục đích nhất định.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình hình thành những nhận định, rút ra
những kết luận phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra những
quyết định về việc dạy học dựa trên những cơ sở thông tin đã thu thập được một
cách hệ thống trong quá trình dạy học”. [2, 105]
Hiện nay, theo xu hướng mới, đổi mới kiểm tra, đánh giá bao gồm nhiều mặt
trong đó có đổi mới về đánh giá phát triển năng lực học sinh. Đánh giá năng lực là
đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.
“Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá
kiến thức, kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 1
BM03-TMSKKN
với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức
độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống
mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa vận dụng kiến thức kỹ năng đã được học
ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những
trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội).[2, 107]

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh gồm có:
- Đánh giá quá trình học tập của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: định hướng chung trong
đánh giá kết quả học tập của học sinh là phải xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma
trận.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ,
phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ
được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
“Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong dạy học được thực
hiện qua các bài kiểm tra bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu:
- Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kỹ năng
đã được học.
- Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kỹ năng đã
học bằng ngôn ngữ theo cách riêng của mình, có thể thêm các hoạt động phân tích,
giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kỹ năng đã biết để
giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.
- Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại kiến thức, kỹ năng đã học để giải
quyết thành công tình huống, ván đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.
- Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải
quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã
được hướng dẫn, đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới
trong học tập hoặc trong cuộc sống. [3, 20-24]
Trước đây, theo xu hướng cũ, kiểm tra, đánh giá là chủ yếu đánh giá kiến
thức, kỹ năng: tập trung vào kiến thức ghi nhớ trong sách vở; các câu hỏi/bài tập,
nhiện vụ trong tình huống hàn lâm…khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri
thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.
Sau khi được tham gia lớp tập huấn về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh
Đồng Nai tổ chức tôi đã quyết định xây dựng lại ma trận và bổ sung thêm vào bộ

câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh. Từ ngân
hàng câu hỏi/bài tập đó có thể tạo ra đề kiểm tra giữa học kì hoặc thi cuối học kì có
nhiều câu hỏi chú trọng khả năng vận dụng các tình huống thực tiễn của học sinh.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 2
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Qua học tập từ các đợt tập huấn, tham khảo tài liệu hướng dẫn…tôi đã tiến
hành theo các bước như sau để biên soạn đề kiểm tra:
BƯỚC 1: Lựa chọn chủ đề
Nội dung chương trình kiểm tra giữa học kì 2, lớp 10 cơ bản gồm 3 chủ đề
Chủ đề 1: Phân bào
Chủ đề 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Chủ đề 3: Sinh trưởng và sinh sản của VSV
BƯỚC 2: Xác định mạch kiến thức của chủ đề
Chủ đề 1: Phân bào
Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Bài 19: Giảm phân
Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ
hành
Chủ đề 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV.
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV
Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic
Chủ đề 3: Sinh trưởng và sinh sản của VSV
Bài 25: Sinh trưởng của VSV
Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
BƯỚC 3: Xác định các năng lực có thể được hình thành/phát triển cho HS
thông qua chủ đề đó.
- Năng lực tri thức sinh học gồm các kiến thức về chu kì tế bào, quá trình

nguyên phân và giảm phân; kiến thức các kiểu dinh dưỡng và các quá trình phân
giải của VSV, ứng dụng đối với đời sống con người ; kiến thức về sinh trưởng của
quần thể vi khuẩn, cơ sở của công nghệ vi sinh.
- Năng lực nghiên cứu khoa học: giải thích hiện tượng thức tế; thực hành thí
nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận; giải toán về sự sinh trưởng
của quần thể vi khuẩn.
- Năng lực thực hiện phòng thí nghiệm gồm các kĩ năng như: sử dụng kính
hiển vi; kĩ năng thực hiện an toàn phòng thí nghiệm.
BƯỚC 4: Xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được khi học chủ đề đó; sắp
xếp các mục tiêu theo ma trận (bảng 1, trang 4)
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 3
BƯỚC 5: Trong mỗi nội dung của chủ đề, tương ứng với mỗi mục tiêu các
mức độ khác nhau (nhận biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao và KN/NL
cần hướng tới trong chủ đề), xây dựng một số câu hỏi/bài tập để kiểm tra,
đánh giá sao cho thể hiện đúng mục tiêu đó tạo bộ (ngân hàng) câu hỏi/bài tập
theo chủ đề. (trang 9)
BƯỚC 6: Từ ngân hàng câu hỏi/bài tập lựa chọn các câu hỏi câu hỏi/bài tập
phù hợp với trình độ học sinh để xây dựng đề kiểm tra giữa học kì 2 lập ma
trận đề kiểm tra giữa học kì 2 (bảng 2, trang 34)
BƯỚC 7: Xây dựng đáp án và thang điểm cho đề kiểm tra. (trang 37)
BẢNG MA TRẬN ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC (bảng 1)
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 4
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 5
Chủ đề Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng Các
KN/NL cần
Vận dụng
thấp

Vận dụng
cao
Chủ đề
1:
Phân
bào
Chu
kì tế
bào
- Trình
bày khái
niệm chu
kì tế bào.
Liệt kê các
pha trong
kì trung
gian. (1.1,
1.2, 1.7)
- Mô tả
các diễn
biến cơ
bản kì
trung gian.
(1.4, 1.5,
1.6)
- Khái quát
sơ bộ chu
kì tế bào.
(1.3, 1.8,
1.9, 1.10)

- Nêu ý
nghĩa của
chu kì tế
bào.
- Vẽ, mô
tả chu kì
tế bào.
- Liên hệ
về bệnh
ung thư
có thể
xem như
là bệnh
về rối
loạn điều
hòa phân
bào.
(1.11)
Liên hệ các
tác nhân gây
ung thư từ
môi trường
bị ô
nhiễm…
(1.12)
- Năng lực
kiến thức về
chu kì tế
bào.
- Kĩ năng

quan sát và
phân tích
hình vẽ.
- Kĩ năng
tìm kiếm
mối quan hệ
giữa bệnh
ung thư và
cơ chế điều
khiển phân
bào.
NP - Trình
bày diễn
biến cơ
bản các kì
trong quá
trình NP.
(1.13,
1.18, 1.19,
1.20, 1.21,
1.23)
-Nêu được
kết quả
NP. (1.16)
- Phân biệt
sự khác
biệt trong
phân chia
tế bào chất
ở tế bào

động vật và
tế bào thực
vật. (1.14,
1.25
- Nhận biết
các kì trong
NP. (1.15,
1.24)
-Nêu được
ý nghĩa
sinh học và
thực tiễn
của NP.
(1.39, 1.40)
-Nhận
dạng sự
biến đổi
số lượng
NST, dự
đoán số
lượng
NST và ý
nghĩa của
sự biến
đổi hình
thái NST
qua các
kì. (1.17,
1.22. 1.26,
1.27, 1.28,

1.29, 1.31,
1.33, 134,
135, 1.36,
1.38)
- Xác
định được
số lượng
tế bào sau
x lần.
NP.(1.30,
1.32,
1.37)
- vận dụng
kiến thức
về NP vào
thực tiễn
vào đời
sống và sản
xuất, đăc
biệt trong
lĩnh vực
trồng trọt.
(1.41)
- Năng lực
tri thức sinh
học về quá
trình NP.
-Kĩ năng
quan sát,
phân tích

kênh hình từ
đó thu nhận
thông tin.
- Biết GP - Khái quát - Rút ra - Rút ra - Năng lực
BỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP THEO CÁC CHỦ ĐỀ TRONG MA TRẬN
Câu 1.1: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian
giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là
A. quá trình phân bào. B. phát triển tế bào.
C. chu kì tế bào. D. phân chia tế bào.
Câu 1.2: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng
A. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp.
B. thời gian kì trung gian.
C. thời gian của quá trình nguyên phân.
D. thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân.
Câu 1.3: Câu nào sau đây là đúng?
A. Thời gian của chu kì tế bào tùy thuộc vào từng loại tế bào và tùy thuộc vào từng
loài.
B. Thời gian của kì trung gian và các kì nguyên phân là như nhau ở tất cả mọi loại
tế bào.
C. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là như nhau.
D. Thời gian của một chu kì tế bào ở tất cả các sinh vật là giống nhau.
Câu 1.4: Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát NST vì
A. NST chưa tự nhân đôi.
B. NST tháo xoắn, tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.
C. NST ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất.
D. các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.
Câu 1.5: Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G
1
. B. Pha G

2
.
C. Pha S. D. Pha G
1
và pha G
2
.
Câu 1.6: Nhiễm sắc thể có thể nhân đôi được dễ dàng là nhờ
A. sự tháo xoắn của nhiễm sắc thể.
B. sự tập trung về mặt phẳng xích đạo của nhiễm sắc thể.
C. sự phân chia tế bào chất.
D. sự tự nhân đôi và phân li đều của các nhiễm sắc thể về các tế bào con.
(Dùng để trả lời câu 1.7, 1.8 và 1.9) Quan sát hình 1.7 và cho biết:
Câu 1.7: Thứ tự tiến trình của kì trung gian là

A. pha G
1
, pha S, pha G
2
, quá trình nguyên phân.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 6
Hình 1.7 [5]
B. pha G
1
, pha G
2
, pha S.
C. pha G
1
, pha S, pha G

2
.
D. quá trình nguyên phân, pha G
1
, S, G
2
.
Câu 1.8: Thứ tự tiến trình của chu kì tế bào là
A. pha G
1
, pha S, pha G
2
, quá trình nguyên phân.
B. pha G
1
, pha G
2
, pha S.
C. pha G
1
, pha S, pha G
2
.
D. quá trình nguyên phân, pha G
1
, S, G
2
.
Câu 1.9: Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là
A. kì cuối. B. kì đầu.

C. kì giữa. D. kì trung gian.
Câu 1.10: Trong các kì của chu kì tế bào, NST khó quan sát nhất vào kì nào?
A. Kì trung gian B. Kì giữa.
C. Kì cuối. D. Kì sau
Câu 1.11: Nội dung không đúng với về ung thư là
A. sinh ra ở đâu thì phát triển ở tại đó.
B. đều liên quan đến mất kiểm soát chu kì phân bào.
C. có ở mọi tổ chức mọi mô.
D. chỉ gặp ở người già.
Câu 1.12: “Các chất độc trong khói thuốc lá có thể làm tổn thương vật chất di
truyền của tế bào làm rối loạn quá trình điều hòa phân bào. Tế bào phổi khi
đã đột biến thoát khỏi cơ chế điều hòa phân bào sẽ phân chia vô hạn định dẫn
đến tạo khối u. Không những thế, các tế bào ung thư lại còn có khả năng di
căn, tức là chúng có thể di chuyển vào máu và đến cư trú ở nhiều nơi khác
nhau trong cơ thể. Vì thế, hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi.” [1, 75]
Trong các ý sau đây các bao nhiêu ý đúng khi nói về bệnh ung thư ở người?
1. Các tế bào ung thư từ cơ quan này có thể di chuyển sang cơ quan khác và tạo
thành các khối u.
2. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến.
3. Bệnh ung thư liên quan đến đến rối loạn cơ chế điều hòa phân bào.
4. Trong các tác nhân gây ung thư, không có tác nhân hóa học.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 1.13: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân
trong nguyên phân ?
A. Kì đầu, kì sau, kì giữa, kì cuối. B. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 7
C. Kì giữa, kì sau, kì cuối, kì đầu. D. Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa.
Câu 1.14: Hình (1.14) đang trong kì nào của nguyên phân và đang thực hiện ở
loại tế bào nào?
A. Kì cuối ở tế bào thực vật.

B. Kì sau ở tế bào động vật.
C. Kì cuối ở tế bào động vật.
D. Kì sau ở tế bào thực vật.
Câu 1.15: Hình (1.15) đang diễn ra kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 1.16: Giải thích vì sao nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống
hệt tế bào mẹ?
A. NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian và chia đôi 1 lần ở kì sau.
B. NST nhân đôi 1 lần ở kì giữa và chia đôi 1 lần ở kì sau.
C. NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian và chia đôi 2 lần ở kì giữa.
D. NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian và chia đôi 1 lần ở kì giữa.
Câu 1.17: Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là
A. sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.
B. sự tự nhân đôi và đóng xoắn.
C. sự tự nhân đôi và sự phân li.
D. sự đóng xoắn và tháo xoắn.
Quan sát hình 1.18 và trả lời các câu hỏi sau đây (câu 1.18 đến 1.23):
Câu 1.18: Diễn biến nào sau đây đúng trong
nguyên phân?
A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia.
B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào
chất.
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc.
D. Chỉ có nhân phân chia còn tếbào chất thì không.
Câu 1.19: Trong kỳ đầu của nguyên nhân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau
đây ?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép.

Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 8
Hình 1.18 [6]
Hình 1.14 [6]
Hình 1.15 [6]
B. Bắt đầu co xoắn lại.
C. Co xoắn tối đa.
D. Bắt đầu dãn xoắn.
Câu 1.20: Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào
A. kì giữa. B. kì sau.
C. kì cuối. D. kì đầu.
Câu 1.21: sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở
A. kì đầu. B. kì trung gian.
C. kì sau. D. kì cuối.
Câu 1.22: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kì giữa nhằm
chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
A. Phân li nhiễm sắc thể. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể. D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể.
Câu 1.23: Trong chu kì nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại

A. kì đầu và kì cuối. B. kì sau và kì cuối.
C. kì sau và kì giữa. D. kì cuối và kì giữa.
Câu 1.24: Hình (1.24) tế bào số được đánh dấu x đang ở kì nào của chu kì tế
bào?
A. Kì sau.
B. Kì trung gian.
C. Kì giữa.
D. Kì cuối
Câu 1.25: Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng
cách
A. tạo vách ngăn ở giữa tế bào.

B. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
C. màng tế bào thắt lại ở mặt phẳng xích đạo.
D. kéo dài màng tế bào.
Câu 1.26: Khi hoàn thành kỳ sau, số nhiễm sắc thể trong tế bào là
A. 4n, trạng thái đơn. B. 4n, trạng thái kép.
C. 2n, trạng thái đơn. D. 2n, trạng thái đơn.
Câu 1.27: Số NST trong tế bào ở kì giữa của quá trình nguyên phân là
A. 4n NST kép. B. n NST đơn.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 9
Hình 1. 14 [7]
C. 2n NST kép. D. 2n NST đơn.
Câu 1.28: Cho biết hình (1.28) đang diễn ra kì sau của quá trình ngyên phân,
loài này có số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội là
A. 4
B. 8
C. 16
D. 2
Câu 1.29: Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số
nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là
A. 78 nhiễm sắc thể đơn. B. 78 nhiễm sắc thể kép.
C. 156 nhiễm sắc thể đơn. D. 156 nhiễm sắc thể kép.
Câu 1.30: Có 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con
tạo thành là
A. 8. B. 12. C. 3. D. 6.
Câu 1.31: Ở lúa nước 2n = 24, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của
nguyên phân là
A. 0 B. 12 C. 24 D. 48
Câu 1.32: Một nhóm gồm 5 tế bào nguyên phân liên tiếp nhiều lần với số lần
bằng nhau tạo ra 160 tế bào con. Số lần nguyên phân của nhóm tế bào là
A. 3 lần B. 4 lần C. 5 lần D. 6 lần

Câu 1.33: Loài cà chua có bộ NST 2n = 24. Nếu 1 tế bào của loài đang ở kì
giữa của nguyên phân thì số NST, cromatic và tâm động có trong mỗi tế bào
con lần lượt là
A. 24, 24 và 24 B. 24, 48 và 24
C. 24, 9 và 24 D. 12, 24 và 24
Câu 1.34: Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên
phân là
A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
Câu 1.35: Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân

A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
Câu 1.36: Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của nguyên phân

A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
Câu 1.37: Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3
đợt, số tế bào con tạo thành là
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 10
Hình 1.28 [6]
A. 8. B. 12. C. 24. D. 48.
Câu 1.38: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang
tiến hành quá trình phân bào nguyên phân, ở kì sau có số NST trong tế bào là
A. 24 NST đơn. B. 24 NST kép.
C. 48 NST đơn. D. 48 NST kép.
Câu 1.39: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là
A. Sự phân li đồng đều của các NST về 2 tế bào con.
B. Sự phân chia đều chất nhân và chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
C. Phương thức sinh sản của tế bào.
D. Sự sao chép nguyên vẹn của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 1.40: Nhận định nào sau đây không thuộc ý nghĩa của nguyên phân?
A. Tái tạo các mô, cơ quan bị tổn thương. Là cơ sở cho phương pháp trồng trọt

bằng giâm, chiết ghép.
B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
C. Giúp cơ thể đa bào lớn lên.
D. Là hình thức sinh sản của sinh vật đơn bào nhân thực.
Câu 1.41: Trong các ý sau đây có bao nhiêu ý đúng
1. Sự sinh trưởng của mô, cơ quan nhờ vào sự tăng số lượng tế bào qua nguyên
phân.
2.Phương pháp giâm, chiết, ghép cành được tiến hành trên cơ sở nguyên phân.
3.Nuôi cấy mô thực vật tạo nên những cây con mới y hệt cây mẹ là dựa trên cơ sở
nguyên phân.
4.Từ tế bào sinh tinh nhờ quá trình nguyên phân tạo ra tinh trùng.
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 1.42: Ý nào sau đây là diễn biến của kì cuối của giảm phân I?
A. Các cặp NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của
tế bào. Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ dính vào một phía của mỗi NST kép
trong cặp tương đồng.
B. Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về
các cực của tế bào.
C. Hai tế bào con được hình thành có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
D. Các NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo
Câu 1.43: Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào
A. kì giữa I.
B. kì trung gian trước lần phân bào I.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 11
C. kì giữa II.
D. kì trung gian trước lần phân bào II.
Câu 1.44: Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân?
A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. Có một lần phân bào.
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma.

D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội.
Câu 1.45: Diễn biến và kết quả của quá trình GP là
A. NST nhân đôi 1 lần tại kì trung gian, tế bào phân chia 2 lần, kết quả tạo ra 4 tế
bào con với số lượng NST giảm đi 1 nửa.
B. NST nhân đôi 2 lần tại kì trung gian, tế bào phân chia 2 lần, kết quả tạo ra 4 tế
bào con với số lượng NST giảm đi 1 nửa.
C. NST nhân đôi 1 lần tại kì trung gian, tế bào phân chia 2 lần, kết quả tạo ra 2 tế
bào con với số lượng NST giảm đi 1 nửa.
D. NST nhân đôi 1 lần tại kì trung gian, tế bào phân chia 2 lần, kết quả tạo ra 4 tế
bào con với số lượng NST bằng tế bào ban đầu.
Câu 1.46: Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điềm giống nhau là
A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
Câu 1.47: Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ
hiện tượng nào sau đây?
A. Nhân đôi B. Tiếp hợp C. Trao đổi chéo D. Co xoắn
Câu 1.48: Một giai đoạn nào của quá trình phân bào của một loài được biểu
diễn bằng hình vẽ dưới đây (Hình 1.48)?
A. Kì giữa nguyên phân.
B. Kì sau nguyên phân.
C. Kì giữa giảm phân I.
D. Kì sau giảm phân II.
Câu 1.49: Hình (1.49) mô tả quá trình nào của quá trình phân bào?
A. Kì cuối nguyên phân.
B. Kì sau nguyên phân.
C. Kì sau giảm phân I.
D. Kì sau giảm phân II.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 12

Hình 1.49 [8]
Hình 1. 48 [6]
Câu 1.50: Hình (1.45) minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì giữa I.
B. Kì giữa II.
C. Kì đầu I.
D. Kì đầu II.
Câu 1.51: Hình (1.46) minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì đầu II.
B. Kì đầu I.
C. Kì sau II.
D. Kì cuối I.
Câu 1.52: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng. B. Giao tử.
C. Tế bào sinh dục chín. D. Tế bào xôma.
Câu 1.53: Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là
A. xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể.
B. có sự phân chia của tế bào chất.
C. có 2 lần phân bào.
D. nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
Câu 1.54: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là
A. đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
B. đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
C. đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
D. xảy ra ở tất cả các tế bào.
Câu 1.55: Số NST của 1 tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh
thì
A. bằng nhau. B. bằng 2 lần.
C. bằng 4 lần. D. giảm một nửa.
Câu 1.56: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt

di truyền là
A. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.
D. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 13
Hình 1.51 [9]
Hình 1. 45 [8]
Câu 1.57: Ở gà, bộ NST lưỡng bội 2n =78. Một tế bào sinh dục đực đang giảm
phân bình thường, dự đoán số nhiễm sắc thể trong tế bào ở kì sau giảm phân
II là bao nhiêu ?
A. 39 nhiễm sắc thể đơn B. 78 nhiễm sắc thể kép
C. 78 nhiễm sắc thể đơn D. 39 nhiễm sắc thể kép
Câu 1.58: Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở
A. kì trung gian. B. kì đầu. C. kì sau. D. tất cả các kì.
Câu 1.59: Nếu một tế bào của một sinh vật chứa 24 NST thì tinh trùng của
loài sinh vật này có số lượng NST là
A. 3. B. 6. C. 24. D. 12.
Câu 1.60: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Số tế bào con
được tạo ra sau giảm phân là
A. 5 B.10 C.15 D.20
Câu 1.61: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang
tiến hành quá trình giảm phân 1, ở kì cuối có số NST trong tế bào là
A. 24 NST đơn. B. 24 NST kép.
C. 12 NST kép. D. 48 NST kép.
Câu 1.62: Xem một bức ảnh chụp tế bào người (2n = 46) đang phân chia thì
thấy trong một tế bào có 23 NST, mỗi NST có 2 crômatit (nhiễm sắc tử). Tế
bào ấy có thể đang ở kì nào trong các kì sau đây?
A. Kì đầu của nguyên phân. B. Kì đầu của giảm phân I.
C. Kì đầu của giảm phân II. D. Kì cuối của giảm phân II.

Câu 1.63: Trong lần phân bào II của giảm phân, các nhiễm sắc thể có trạng
thái kép ở các kì nào sau đây?
A. Giữa II, sau II và cuối II. B. Đầu II, sau II và cuối II.
C. Đầu II và giữa II. D. Tất cả các kì.
Câu 1.64: Có bao nhiêu tế bào sinh tinh giảm phân hình thành được 128 tinh
trùng?
A. 2
2
tế bào sinh tinh. B. 2
3
tế bào sinh tinh.
C. 2
4
tế bào sinh tinh. D. 2
5
tế bào sinh tinh.
Câu 1.65: Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được
ổn định qua các thế hệ cơ thể do
A. giảm phân kết hợp với nguyên phân.
B. giảm phân kết hợp với thụ tinh.
C. giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân.
D. nguyên phân.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 14
Câu 1.66: Ý nào sau đây không đúng khi nói về GP?
A. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kết hợp với quá trình thụ
tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp ở các loài giao phối.
B. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng xảy ra ở kì đầu của GP1 tạo ra sự
đa dạng di truyền.
C. Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm bảo việc duy trì
bộ NST đặc trưng cho loài.

D. Trong GP1, các cặp NST tương đồng tiếp hợp với nhau và giữa chúng luôn luôn
xảy ra sự trao đổi các đoạn NST.
Câu 1.67: Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân là
1. Nguyên phân gồm 1 lần phân bào, xảy ra ở tất cả dạng tế bào còn giảm phân
gồm 2 lần phân bào, xảy ra ở tế bào sinh dục ở giai đoạn chín.
2. Nguyên phân không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cặp NST kép tương
đồng còn giảm phân có.
3. Một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào
mẹ; từ một tế bào mẹ giảm phân tạo ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi một
nửa.
4. Nguyên phân có vai trò trong sinh sản vô tính, giảm phân có vai trò trong sinh
sản hữu tính.
5. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục.
6. Nguyên phân không tạo ra sự đa dạng di truyền tái tổ hợp, còn giảm phân có.
Chọn câu trả lời đúng
A. 2,4,5,6. B. 1,2,3,4,5,6. C. 1,2,3,4,5. D. 1,2,3,4,6.
Quan sát tiêu bản hình (1.68) và trả lời các câu 1.68 đến 1.70
Câu 1.68: Các mũi tên màu đen trên tiêu bản chỉ các tế bào đang ở kì nào của
quá trình NP?
A. Kì đầu. B. Kì giữa.
C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 1.69: Mũi tên màu xanh lá trên tiêu bản chỉ
tế bào đang ở kì nào của quá trình NP?
A. Kì đầu. B. Kì giữa.
C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 1.70: Mũi tên màu xanh dương trên tiêu bản
chỉ tế bào đang ở kì nào của quá trình NP?
A. Kì đầu. B. Kì giữa.
C. Kì sau. D. Kì cuối.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 15

Hình 1.68 [10]
Quan sát tiêu bản hình (1.71) và trả lời các câu 1.71 đến 1.74
Câu 1.71: Mũi tên màu xanh lá trên tiêu bản chỉ tế bào đang ở kì nào của chu
kì tế bào?
A. Kì đầu. B. Kì trung gian
C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 172: Mũi tên màu đen trên tiêu bản chỉ tế bào đang ở kì nào của quá
trình NP?
A. Kì đầu. B. Kì giữa.
C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 173: Mô tả diễn biến của tế bào nơi mũi tên màu
đỏ trên tiêu bản?
A. NST dãn xoắn dần, màng nhân xuất hiện, bắt đầu phân chia tế bào chất.
B. Các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế
bào. Thoi phân bào dính vào 2 phía của tâm động của mỗi NST kép.
C. Các NST kép dần co xoắn, màng nhân tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
D. Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và theo thoi phân bào tiến về 2 cực của tế bào.
Câu 1.74: Mô tả diễn biến của tế bào nơi mũi tên màu xanh dương trên tiêu
bản?
A. NST đang dãn xoắn và tự nhân đôi thành NST kép.
B. Các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế
bào. Thoi phân bào dính vào 2 phía của tâm động của mỗi NST kép.
C. Các NST kép dần co xoắn, màng nhân tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
D. Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và theo thoi phân bào tiến về 2 cực của tế bào.
Câu 2.1: “Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, không
quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi
sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại
khoa học. Nó bao gồm cả virus, vi khuẩn, archaea, vi nấm, vi tảo, động vật
nguyên sinh.v.v.” [12]
Trong các ý sau đây, các ý nào đúng khi nói về vi

sinh vật?
1. Là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới
kính hiển vi.
2. Có thể sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
3. Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
4. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh và phân bố rộng.
A. 1, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 16
Hình 1.71 [11]
Câu 2.2: Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn
cacbon chủ yếu, người ta phân chia vi sinh vật làm mấy kiểu dinh dưỡng?
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2.3: Môi trường mà thành phần chỉ có chất tự nhiên là môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tổng hợp. D. bán tự nhiên.
Câu 2.4: Vi sinh vật phát triển trên môi trường là dịch ép nước vải thì môi
trường trên là môi trường gì?
A. Môi trường dùng chất tự nhiên B. Môi trường bán tổng hợp
C. Môi trường sống D. Môi trường tổng hợp.
Câu 2.5: Môi trường mà thành phần có cả chất tự nhiên và chất hoá học là
môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tự nhiên. D. bán tổng hợp.
Câu 2.6: Tụ cầu vàng sinh trưởng được trong môi trường chứa nước, muối
khoáng, nước thịt. Đây là loại môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tổng hợp. D.kí sinh
(Dùng trả lời câu 2.7 đến 2.10) Khi có ánh sáng và giàu CO
2
, một loại vi sinh
vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l
như sau:
(NH

4
)
3
PO
4
-1,5; KH
2
PO
4
-1,0 ; MgSO
4
-0,2 ; CaCl
2
-0,1 ; NaCl-0,5.
Câu 2.7: Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường
A. tự nhiên. B. nhân tạo. C. tổng hợp. D. bán tổng hợp.
Câu 2.8: Nguồn năng lượng của vi sinh vật này là
A. ánh sáng. B. chất vô cơ.
C. chất hữu cơ. D. chất vô cơ và chất hữu cơ.
Câu 2.9: Nguồn cacbon của vi sinh vật này là
A. chất hữu cơ. B. chất vô cơ.
C. CO
2
. D. chất vô cơ và chất hữu cơ.
Câu 2.10: Nguồn N
2
của vi sinh vật này từ
A. các hợp chất chứa NH
4
+

. B. ánh sáng.
C. chất hữu cơ. D. chất vô cơ và chất hữu cơ.
Câu 2.11: Môi trường V-F có các thành phần: nước thịt, gan, glucozơ. Đây là
loại môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tự nhiên. D. bán tổng hợp.
Câu 2.12: Vi sinh vật sử dụng CO
2
làm nguồn cacbon là vi sinh vật
A. quang dưỡng. B. hoá dưỡng. C. tự dưỡng. D. dị dưỡng.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 17
Câu 2.13: Vi sinh vật sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng là vi sinh vật
A. quang dưỡng. B. hoá dưỡng. C. tự dưỡng. D. dị dưỡng.
Câu 2.14: Phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa vào đặc tính
A. nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
B. môi trường dinh dưỡng.
C. phương thức hoạt động .
D. nguồn cacbon và nguồn ánh sáng.
Câu 2.15: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO
2
, và năng
lượng của ánh sáng được gọi là
A. hoá tự dưỡng. B. quang tự dưỡng.
C. hoá dị dưỡng. D. quang dị dưỡng.
Câu 2.16: Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ. B. CO
2
và ánh sáng.
C. Chất vô cơ và CO
2.
D. Ánh sáng và chất vô cơ.

Câu 2.17: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và
nguồn cacbon CO
2
, được gọi là
A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng.
C. quang tự dưỡng. D. hoá tự dưỡng.
Câu 2.18: Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm nguồn cacbon là vi sinh vật
A. tự dưỡng. B. dị dưỡng.
C. quang dưỡng. D. hóa dưỡng.
Câu 2.19: Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp.
C. bán tổng hợp. D. bán tự nhiên.
Câu 2.20: Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối
cùng là ôxi phân tử, được gọi là
A. lên men. B. hô hấp hiếu khí.
C. hô hấp. D. hô hấp kị khí.
Câu 2.21: Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ
đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử; không có sự tham gia của
chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là
A. hô hấp hiếu khí. B. đồng hoá.
C. hô hấp kị khí. D. lên men.
Câu 2.22: Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men?
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 18
A. Xảy ra trong môi trường không có ôxi.
B. Xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi.
C. Sản phẩm tạo thành.
D. Đều phân giải chất hữu cơ, sinh năng lượng.
Câu 2.23: Người ta có thể sử dụng vi sinh vật để sản xuất kẹo, xirô là nhờ
chúng có thể tiết ra hệ enzim
A. amilaza. B. lipaza.

C. xenlulaza. D. prôtêaza.
Câu 2.24: Việc làm tương, nước chấm là lợi dụng quá trình
A. lên men rượu. B. lên men lactic.
C. phân giải pôlisaccarit. D. phân giải prôtêin .
Câu 2.26: Quá trình biến đổi đường glucôzơ thành rượu được thực hiện bởi
A. Nấm men. B. Vi khuẩn.
C. Nấm sợi. D. Vi tảo.
Câu 2.27: Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của
A. nấm men rượu. B. vi khuẩn mì chính.
C. nấm cúc đen. D. vi khuẩn lactic.
Câu 2.28: Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic?
A. Axit glutamic. B. Pôlisaccarit.
C. Sữa chua. D. Đisaccarit.
Câu 2.29: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để
thực hiện quá trình nào sau đây?
A. Làm tương. B. Muối dưa.
C. Làm nước mắm. D. Làm giấm.
Câu 2.30: Nhận định đúng khi nói về ứng dụng của các quá trình phân giải ở
vi sinh vật
A. Vi sinh vật sống trong đất, sử dụng chất dinh dưỡng của đất, làm đất nghèo dinh
dưỡng.
B. Vi sinh vật tiết hệ enzime prôtêaza, phân giải xác thực vật làm cho đất giàu chất
dinh dưỡng và tránh được ô nhiễm môi trường.
C. Người ta thường chủ động cấy vi sinh vật để phân giải nhanh các xác thực vật.
D. Muối dưa, muối cà là quá trình sử dụng vi khuẩn lên men lactic, chuyển hóa
một số đường đơn chứa trong dưa, cà thành axit lactic.
Câu 2.31: Tại sao vi sinh vật phải tiết ra enzim vào môi trường?
A. Vi sinh vật tiết enzim vào môi trường giúp thủy phân nhanh các chất hữu cơ.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 19
B. Vi sinh vật tiết enzim vào môi trường giúp vi sinh vật sinh sản nhanh.

C. Vi sinh vật phải tiết enzim vào môi trường để thủy phân các chất dinh dưỡng
cao phân tử thành những chất đơn giản hơn để hấp thụ.
D. Vi sinh vật tiết enzim vào môi trường giúp vi sinh vật tăng nhanh về số lượng.
Câu 2.32: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các quá trình
phân giải ở vi sinh vật?
A. Sự liên kết glixêrol và axit béo để thu năng lượng.
B. Phân giải lipit: vi sinh vật cần tiết vào môi trường enzim lipaza phân giải lipit
thành axit béo để thu nguồn cacbon và năng lượng.
C. Phân giải pôlysaccarit nhờ liên kết enzim amilaza, xenlulaza, kitinaza.
D. Phân giải axit nuclêic và prôtêin nhờ tiết enzim nuclêaza và prôtêin.
Câu 2.33: Công dụng của enzim xenlulôza
A. Dùng để làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công
nghiệp dệt, sản xuất xirô giàu fructôzơ.
B. Dùng làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột
giặc.
C. Dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa.
D. Dùng để chế biến rác thải và xử lí các bã thải dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
Câu 2.34: Khi nói về quá trình phân giải của VSV, ý nào sau đây sai?
A. Hoạt tính phân giải của VSV gây ra những tổn thất cho con người như: hư hỏng
thực phẩm, giảm chất lượng lương thực.
B. Nhiều đồ dùng hằng ngày bằng nguyên liệu thực vật rất dẽ bị mốc do VSV.
C. VSV tiết ra enzim xenlulaza phân giải xenlulôzơ trong xác thực vật làm cho đất
giàu dinh dưỡng.
D. Làm tương và làm nước mắm, người ta sử dụng cùng 1 loại VSV đó là vi
khuẩn.
( Dùng để trả lời câu hỏi 2.35 đến 2.38)
“Quy trình làm rượu:
Nấu chín: nấu chín gạo thành cơm. Mục đích của việc làm chín hạt gạo nhằm hồ
hóa tinh bột gạo giúp cho vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột này để lên men rượu.
Làm nguội cơm và trộn men rượu: Cơm sau khi nấu chín được trải đều trên một

bề mặt phẳng để làm nguội xuống nhiệt độ thích hợp cho việc trộn bánh men rượu.
Sau đó cho tất cả vào khạp lớn, đậy nắp để bắt đầu quá trình lên men rượu.
Lên men: Quá trình lên men diễn ra ở nhiệt độ thường. Quá trình đường hóa có sự
phân cắt tinh bột thành đường nhờ men amylase và glucoamylase trong nấm mốc.
Đường vừa tạo ra trở thành thức ăn để nấm men thực hiện quá trình lên men rượu.
Quá trình lên men rượu diễn ra do nấm men sử dụng đường để tạo thành rượu
etylic và CO
2
. CO
2
sinh ra trong quá trình lên men sẽ tạo thành bọt khí bám vào bề
mặt nấm men và làm các tế bào nấm men nổi lên trên, khi lên đến bề mặt, bọt khí
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 20
vỡ ra và tế bào nấm men lại chìm xuống tạo ra sự đảo trộn giúp quá trình lên men
được tốt hơn.
Sau 2 ngày đầu lên men, có thể bổ sung nước vào khối lên men với tỷ lệ nước:cơm
khoảng 3:1, sau đó đậy nắp và tiếp tục lên men thêm khoảng 3 ngày nữa.
Chưng cất: Khi quá trình lên men kết thúc, ta tiến hành chưng cất để thu được
rượu thành phẩm”. [13]
Câu 2.35: Quy trình sản xuất rượu gạo gồm các bước theo thứ tự là
A. nấu chín gạo → trộn men → lên men → chưng cất.
B. trộn men → nấu chín gạo → lên men → chưng cất.
C. lên men → nấu chín gạo → trộn men → chưng cất.
D. nấu chín gạo → lên men → trộn men → chưng cất.
Câu 2.36: Vi sinh vật thực hiện quá trình lên men rượu từ tinh bột gạo là
A. nấm mốc và nấm men. B. nấm men.
C. nấm mốc. D. Vi khuẩn lactic.
Câu 2.37: Quá trình biến đổi glucozo thành rượu là nhờ
A. nấm mốc. B. nấm men.
C. nấm mốc và nấm men. D. xạ khuẩn.

Câu 2.38: Trong giai đoạn lên men rượu, nấm men được đảo trộn đều là nhờ
A. khí O
2
. B. khí CO
2
.
C. dùng dụng cụ khuấy vào khối lên men. D. nước.
(Dùng để trả lời câu 2.39 đến 2.41)
“Hai học sinh đã thực hiện bài thực hành lên men etilic từ gạo như sau:
Bạn A: - Giã nhỏ bánh men rượu (bánh men thuốc bắc) và trộn đều vào trong
gạo.
- Nấu chín gạo thành cơm.
- Cho gạo đã nấu chín vào một hũ sành và ủ kín.
Bạn B: - Giã nhỏ bánh men rượu (bánh men thuốc bắc) và trộn đều vào trong
cơm đã nấu chín.
- Cho gạo đã nấu chín vào một hũ sành và ủ kín.” [4]
Câu 2.39: Hai học sinh đã thu được kết quả như thế nào sau khi ủ kín một
thời gian?
A. Học sinh A thu được rượu học sinh B không thu được rượu.
B. Học sinh B thu được rượu học sinh A không thu được rượu.
C. Học sinh A và học sinh B đều thu được rượu.
D. Học sinh A và học sinh B đều không thu được rượu.
Câu 2.40: Nguyên liệu và điều kiện cần để tiến hành lên men rượu ?
A. Nguyên liệu glucozo và nấm men rượu, điều kiện kị khí.
B. Nguyên liệu protein và nấm men rượu, điều kiện kị khí.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 21
C. Nguyên liệu glucozo và nấm men rượu, điều kiện hiếu khí.
D. Nguyên liệu glucozo và vi khuẩn lactic, điều kiện kị khí.
Câu 2.41: Tác dụng của VSV có trong bánh thuốc bắc?
A. Nấm mốc tiết ra enzim amylaza phân giải tinh bột trong điều kiện kị khí và nấm

men lên men glucozo trong điều kiện hiếu khí.
B. Nấm men tiết ra enzim amylaza phân giải tinh bột trong điều kiện hiếu khí và
nấm mốc lên men glucozo trong điều kiện kị khí.
C. Nấm mốc tiết ra enzim amylaza phân giải tinh bột trong điều kiện hiếu khí và
nấm men lên men glucozo trong điều kiện kị khí.
D. Nấm men tiết ra enzim amylaza phân giải tinh bột và nấm mốc lên men glucozo
đều trong điều kiện kị khí.
(Dùng để trả lời câu 2.42 đến 2.49)
“Cách muối cà pháo: - Cà mua về cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi ngâm nước muối
loãng khoảng 15 phút trước khi muối. Riềng gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để khô nước
rồi thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để khô rồi đập dập.
- Đun sôi nước với 2 thìa muối, 2 thìa đường rồi để nguội, có thể cho thêm vào
lọ cà một thìa giấm trắng để món cà chua nhanh hơn.
- Xếp ½ chỗ tỏi và riềng xuống đáy lọ, cho hết chỗ cà vào, cuối cùng cho chỗ
riềng, tỏi còn lại lên trên cùng, nếu muốn ăn cay thì cho vào lọ cà vài lát ớt. Đổ
nước muối ngập hết mặt cà, rồi dùng vỉ nén nén nhẹ tay cho cà không bị nổi
trên mặt nước. Đậy lọ cho kín rồi để ở nơi thoáng mát. Sau 2-3 ngày là món cà
muối có thể ăn được rồi. Khi cà đã chua thì cất lọ cà vào ngăn mát tủ lạnh để
ăn dần.” [14]
Dựa vào những dữ kiện trên trả lời các câu hỏi sau (câu 2.42 đến 2.49)
Câu 2.42: Sau khi muối 2-3 ngày cà trở nên chua là do hoạt động của
A. vi khuẩn lactic. B. nấm men.
C. vi khuẩn lam. D. nấm mốc.
Câu 2.43: Dung dịch muối chua cà pháo là loại môi trường
A. tự nhiên. B. tổng hợp.
C. bán tổng hợp. D. nhân tạo.
Câu 2.44: Vi khuẩn lên men trong muối chua cà có kiểu dinh dưỡng gì?
A. Hoá tự dưỡng. B. Hoá dị dưỡng.
C. Quang tự dưỡng. D. Quang dị dưỡng.
Câu 2.45: Cho tỏi vào nước muối cà có tác dụng gì?

A. Cung cấp nguyên liệu ban đầu cho vi khuẩn lactic.
B. Ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 22
C. Làm cho nước muối cà trong hơn.
D. Làm cho cà trắng, giòn.
Câu 2.46: Người ta thường cho thêm một ít đường vào nước muối cà để làm
gì?
A. Để cung cấp thức ăn ban đầu cho nấm men.
B. Để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic.
C. Để cà có vị ngọt.
D. Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.
Câu 2.47: Tìm ý sai: Đổ nước muối ngập hết mặt cà, rồi dùng vỉ nén nén nhẹ
tay cho cà không bị nổi trên mặt nước nhằm
A. tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển.
B. để cà rút bớt nước ra ngoài.
C. hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.
D. để cà không bị thâm đen.
Câu 2.48: Vị chua của cà là do
A. nấm men chuyển hóa đường thành rượi, rượu thấm vào cà làm cho cà bị chua.
B. VK lactic có vị chua, khi số lượng nó nhiều gây cho cà bị chua.
C. muối có khả năng gây ra chua cho cà.
D. VK lactic chuyển hóa đường thành axit lactic, axitlactic thấm vào cà làm cho cà
chua.
Câu 2.49: Yếu tố vật lý ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá
trình muối chua rau quả là
A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. độ pH.
Câu 3.1: Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
A. Thời gian một thế hệ.
B. Thời gian sinh trưởng.
C. Thời gian sinh trưởng và phát triển.

D. Thời gian tiềm phát.
Câu 3.2: Thời gian thế hệ (g) ở vi sinh vật là gì?
A. Là thời gian tế bào sinh trưởng đến lúc có thể phân chia.
B. Là thời gian phân chia của một tế bào thành hai tế bào mới.
C. Là thời gian từ lúc tế bao sinh ra và chết đi.
D. Là khoảng thời gian từ khi sinh ra tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia.
Phan Thị Quỳnh Tâm-SKKN 2015 23

×