Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.22 KB, 62 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ
KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN
DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tuyền
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử 
Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2014-2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thanh Tuyền
2. Ngày tháng năm sinh: 27/6/1977
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp 3, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: 01273925688 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Tổ trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Tổ trưởng tổ Sử - Địa; Phó Ban thường trực Ban
HĐNGLL, Phó chủ tịch Công đoàn trường; Trưởng ban nữ công; cán bộ Tuyên
huấn của Chi bộ; giáo viên giảng dạy môn Lịch sử.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 13
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Lịch sử địa phương: Nhơn Trạch vùng đất anh hùng.
+ Tăng cường đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp (phần lịch sử thế
giới Cổ, trung đại).
+ Tăng cường đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp (phần lịch sử thế
giới Cận đại).
+ Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12.
ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA
CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ
THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời học sinh, tôi có một mơ ước cháy bỏng đó là trở thành người giáo viên
dạy Văn. Thế rồi, tôi đã từ bỏ ước mơ cháy bỏng của mình mà không một lần hối
tiếc, để rồi hôm nay tôi trở thành một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử.
“Tại sao thế hệ trẻ hôm nay đang dần đánh mất truyền thống quý báu của
dân tộc; mất đi khí thế hào hùng của cha anh năm xưa…Một phần trách nhiệm lớn
lao thuộc về các giáo viên dạy Lịch sử. Bởi họ quan niệm mình dạy môn phụ nên
dạy theo “kiểu phụ”. Thầy khuyên các em, hãy trở thành những thiên sứ, đảm
đương trách nhiệm nâng cao ý thức, giáo dục lòng yêu quê hương, truyền thống
cách mạng cho thế hệ tương lai. Đó là, hãy trở thành những thầy cô giáo dạy bộ
môn Lịch sử…”. Đó là những lời của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Phước Đường (nguyên

Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ) trong buổi tư vấn chuyển giai đoạn niên
khóa 21 (1995-1999) của khoa Văn - Sử.
Từ đó đến nay, tôi chưa bao giờ cho rằng mình dạy môn phụ, tôi sống hết
mình vì điều tôi đã chọn. Với tôi, bộ môn Lịch sử vượt lên trên tất cả những bộ
môn khoa học khác, vì nó góp phần hình thành nên nhân cách của con người, giáo
dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, Lịch sử dân tộc ta được viết
bằng máu.
Thực tế những năm gần đây, việc dạy và học Lịch sử đang được dư luận cả
nước rất quan tâm, bởi đa phần học sinh đã quay lưng lại với bộ môn này. Bản thân
tôi cũng như những giáo viên dạy Lịch sử rất đau lòng trước thực trạng đó. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số em học sinh đam mê môn Lịch sử, tích cực
tham gia các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi. Vậy, bằng cách nào để học sinh học
giỏi và trở thành học sinh giỏi môn Lịch sử. Biện pháp, phương pháp nào giúp các
em đạt được điều mong ước đó?
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 – Chuyên đề: Các
cuộc kháng chiến, khởi nghĩa của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1/. Cơ sở lý luận
Từ trong Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trong
những sinh hoạt đời thường đã hình thành tạo nên những nét văn hóa truyền thống
tốt đẹp. Trong hàng loạt các nét văn hóa truyền thống ấy, ông cha ta luôn coi trọng
việc giữ gìn và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp là một trong những
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi đó là những nét đẹp của con
người Việt Nam ta về tình yêu quê hương đất nước, tính cộng đồng, tinh thần đoàn
kết, thuỷ chung, sự kiên cường dũng cảm, hiếu học, sự cần cù, sáng tạo và vươn
lên…
Không chỉ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc thì dân tộc ra
mới quan tâm, giữ gìn và phát huy những truyền thống cao đẹp ấy mà hôm nay,
trong công cuộc và xây dựng xã hội mới, Đảng ta vẫn luôn chăm lo, giữ gìn và

phát huy truyền thống đạo đức ấy. Bởi vì, đạo đức cách mạng là một bộ phận quan
trọng của nền tảng tư tưởng xã hội, là động lực, sức mạnh to lớn để toàn Đảng,
toàn dân ta vượt qua những thách thức không kém phần cam go, quyết liệt trong
giai đoạn hiện nay.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến
mạnh trên con đường XHCN, hội nhập quốc tế thì ngành giáo dục Việt Nam phải
đảm bảo thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
năng lực có trí thức.
Để đảm đương được yêu cầu trên, đòi hỏi người giáo viên dạy Lịch sử phải
luôn rèn luyện những “kỹ năng”, tạo nên những “kỹ thuật” để biến Lịch sử không
phải là những gì của quá khứ mà nó luôn hiện hữu, sống và luôn đồng hành cùng
chúng ta trên mõi bước đường.
2/. Cở sở thực tiễn
- Phụ huynh và học sinh luôn coi môn Lịch sử là môn phụ. Học chẳng giúp
được gì (khó chọn ngành nghề, không kiếm được nhiều tiền).
- Một số giáo viên quan niệm chưa đúng về bộ môn khoa học này, chưa có sự
đầu tư cho công tác giảng dạy làm cho giờ học Lịch sử trở nên nặng nề, dẫn đến
tâm lý học sinh sợ hãi khi đến giờ học Lịch sử.
- Một số giáo viên chưa biết cách giúp học sinh vận dụng kiến dụng kiến thức
lịch sử vào cuộc sống. Phương pháp kiểm tra nặng về trình bày, chưa vận dụng tư
duy.
- Một số giáo viên (đã dạy lâu năm) những gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi
đảm nhận nhiệm vụ ôn thi học sinh giỏi do chưa biết cách thiết kế bài giảng, biên
soạn tài liệu,…
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định viết chuyên đề này là nhằm
để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ thêm một phần giải pháp đã có ở các đơn vị bạn và
cũng là giải pháp lần đầu tiên được áp dụng ở đơn vị mình đã thực hiện và có hiệu
quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1/. Những công việc giáo viên cần chuẩn bị

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất vất vã, đòi hỏi giáo viên
phải đầu tư rất lớn vào những việc sau:
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng (dựa theo cấu trúc đề thi Sở giáo dục qui
định).
- Tăng cường nghiên cứu khoa học: để tổng hợp kiến thức. Vì nếu đơn thuần
dạy những kiến thức ghi trong sách giáo khoa sẽ thể giúp học sinh có cái nhìn tổng
quát, đánh giá, so sánh được các sự kiện.
- Thay đổi phương pháp dạy và học:
+ Dạy học sinh phương pháp học tập tích cực.
+ Phát huy tư duy, sáng tạo và tính chủ động của học sinh.
+ Phát triển khả năng thực hành lịch sử của học sinh.
2/. Một số phương pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Bước 1: Giáo viên chia cấu trúc chương trình thành các chuyên đề. Khi bắt
đầu vào một chuyên đề mới, giáo viên nêu tên chuyên đề cho học sinh. Ví dụ như
tên chuyên đề này là: Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm của
nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê các kiến thức cơ bản (theo khả năng hiểu
biết của học sinh) của chuyên đề.
+ Giáo viên đề ra nội dung cần tìm hiểu của chuyên đề này: bối cảnh, diễn
biến, kết quả, ý nghĩa, nhân vật lịch sử, nghệ thuật quân sự,…
- Bước 2: Sau khi học sinh tự tìm hiểu về những nội dung mà giáo viên đã
yêu cầu ở bước 1, giáo viên cùng trao đổi kiến thức với học sinh bằng cách giáo
viên cung cấp gói kiến thức (khá chi tiết) cho học sinh. Qua đó, cả giáo viên và học
sinh cùng kiểm chứng được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Bước 3: Nhằm phát triển khả năng tư duy cho học sinh, giáo viên nên chọn
phương pháp đàm thoại trực tiếp với học sinh (giáo viên và học sinh cùng khai
thác gói kiến thức).
- Bước 4: Giáo viên định hướng cho học sinh hướng khai thác kiến thức của
từng cuộc kháng chiến, khởi nghĩa.
+ Khai thác khả năng tư duy độc lập của học sinh bằng cách cho phép học

sinh trình bày quan điểm riêng của mình.
+ Sử dụng phương pháp sánh vai, đặt tình huống và yêu cầu học sinh xử lý
tình huống (thông thường tình huống giáo viên đặt ra sẽ trái ngược lại với diễn
biến lịch sử đã diễn ra). Phương pháp này thường giúp học sinh đánh giá được
nghệ thuật quân sự, vai trò của các nhân vật lịch sử.
+ Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi bài tập (trong khuôn khổ từng cuộc
kháng chiến, khởi nghĩa) yêu cầu học sinh giải đáp. Sau đó, giáo viên nhận xét và
cung cấp lời giải để học sinh kiểm chứng và bổ sung kiến thức.
- Bước 5: Sau khi giáo viên và học sinh cùng trao đổi hết kiến thức của các
cuộc kháng chiến, khởi nghĩa. Bước quan trọng nhất trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi đó là giáo viên giúp học sinh vận dụng được những kiến thức đã học để
giải đáp hệ thống câu hỏi mang tính vận dụng (so sánh, phân tích, đánh giá, nhận
định, rút ra bài học kinh nghiệm, vận dụng kiến thức liên môn,…) cũng bằng hệ
thống các câu hỏi và kỹ thuật khai thác kiến thức của giáo viên.
- Bước 6: Giáo viên cần quan sát học sinh thông qua cách trả lời các câu hỏi.
Từ đó, giáo viên có thể đánh được khả năng tiếp nhận và vận dụng kiến thức của
học sinh, để áp dụng phương pháp dạy học phù hợp.
3/. Nội dung chi tiết
3.1 Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
3.1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Theo luật lệ phong kiến, Đinh
Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi vua, triều đình suy yếu. Nhà Tống quyết định xuất
quân xâm lược nước ta. Vua Tống Thái Tông điều động quân tướng ở Quảng
Đông, Quảng Tây và vùng Kinh Hồ, chia làm ba đạo quân tiến đánh nước ta. Một
đạo do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) vào châu
Ngân Sơn (Cao Bằng, Bắc Kạn); một đạo do Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ
chỉ huy từ vùng Kinh Hồ vào Lạng Sơn; một đạo thủy quân do Lưu Trừng chỉ huy
từ Quảng Đông theo đường biển qua vịnh Hạ Long, rồi vào sông Bạch Đằng. Kế
hoạch của quân Tống là theo ba hướng cùng hợp quân phía Bắc thành Đại La để
đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư; đồng thời

vua Tống gửi thư đe dọa đòi phải thuần phục.
Trước nguy cơ của đất nước, vua Đinh còn nhỏ không thể lãnh đạo tổ chức
cuộc kháng chiến, triều đình và quân sĩ được sự sáng suốt đồng tình của Thái hậu
Dương Vân Nga đã suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân
đội) lên làm vua.
3.1.2 Diễn biến
Lê Hoàn lên ngôi năm 980, lập ra triều Tiền Lê thay triều Đinh và gấp rút
chuẩn bị kháng chiến. Lê Hoàn cho xây dựng trận địa kiên cố ở Bình Lỗ (bên bờ
sông Cà Lồ) nhằm chặn cánh quân lớn do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ hướng Cao
Bằng, Thái Nguyên xuống. Trên hướng Lạng Sơn - Bắc Ninh, ông cũng cho quân
chủ lực phối hợp với dân binh chuẩn bị chặn đánh địch. Hướng Đông Bắc, ông bố
trí trận địa cọc ngầm ở cửa sông Bạch Đằng để chặn đánh đoàn thủy quân Tống
tương tự như trận địa cọc của Ngô Quyền gần nửa thế kỷ trước đây.
Kế hoạch của Lê Hoàn là kiên quyết đánh chặn, tiêu hao, tiêu diệt địch trên
các hướng, không cho chúng hợp quân đánh chiếm Đại La và Bắc Bộ là vùng đất
căn bản của cả nước. Bảo vệ được vùng Bắc Bộ là bảo đảm an toàn cho kinh đô.
Khoảng đầu năm 981, trên các hướng, quân Tống tiến vào nước ta, đạo quân
Hầu Nhân Bảo tiến khá nhanh nhưng đến Bình Lỗ bị một lực lượng mạnh quân
Đại Cồ Việt do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh cho thiệt hại nặng phải lui quân
đóng trại.
Đạo quân Tôn Toàn Quân và Trần Khâm Tộ tiến được xuống Hoa Đô (Bắc
Giang, Bắc Ninh) bị chặn đánh cũng phải dừng lại không tiến được.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981)
Đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng bị quân ta có trận địa hiểm yếu là bãi
cọc ngầm đã chặn đánh quyết liệt. Thủy quân Tống bị đánh thiệt hại nặng, phải lui
quân. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử chiến tranh Việt
Nam.
Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh
xuống Bình Lỗ. Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn
ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân

Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân bảo cũng bị chết trận.
Đạo quân Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên
phải, bên trái đều bị đánh bại, hoảng sợ vội rút chạy. Quân ta truy kích tiêu diệt
phần lớn đạo quân này.
Cả ba đạo quân đều đại bại, vua Tống phải hạ lệnh bãi binh. Cuộc kháng
chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi góp phần củng cố nền độc lập dân tộc. Đất
nước được yên hàn trong suốt gần một thế kỷ.
Hầu Nhân Bảo tiến đến Ngân Sơn, vào sông Cầu, chờ quân phối hợp. Tôn
Toàn Hưng lại chủ trương chờ cho được tin đạo quân của Lưu Trừng mới hành
động. Nghe ngóng tin tức của Lưu Trừng không có gì tiến triển nên hắn nhất định
án binh bất động để chờ đợi. Mãi cho đến khi Lưu Trừng phá được vòng vây, kéo
lên Lạng Sơn, lúc đó hai đội quân Tống mới hội được với nhau. Chúng đi tìm đại
quân Việt để giao chiến thì tìm không thấy, cuối cùng chỉ có cách, cùng nhau quay
về chỗ Tôn Toàn Hưng đang đóng. Ý đồ chiến lược bị bẻ gãy, thế trận liên kết
không thành, chúng không có cách gì thay đổi được tình thế. Hầu Nhân Bảo không
nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ. Tại đây
Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với
thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu
diệt phần lớn, Hầu Nhân Bảo cũng bị chém chết tại trận. Đạo quân của Tôn Toàn
Hưng và Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh
bại, quân giặc hoảng sợ rút chạy về nước, quá nửa cánh quân do Trần Khâm Tộ chỉ
huy chết tại trận. Vua Tống trút tất cả mọi tội lỗi lên đầu bọn tướng tá: Lưu Trừng,
Giả Thực bị giết ở chợ Ung Châu. Tôn Toàn Hưng bị bắt về triều hạ ngục rồi cũng
bị giết. Các tướng giặc Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đều bị bắt sống. Cuộc
kháng chiến chống Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi vẻ vang.
3.1.3 Kết quả
Thắng lợi của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
diễn ra nhanh chóng và thực sự to lớn. Chiến thắng đó đã làm nức lòng nhân dân
cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Việt
Nam. Trong quan hệ đối ngoại, nhà Tiền Lê cũng đã thi hành một chính sách tích

cực, bình đẳng, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên
cương. Nhà Tống buộc phải kiêng nể. Đất nước ta được thanh bình trong gần một
thế kỷ.Tên tuổi Lê Hoàn và quân tướng nhà Tiền Lê mãi khắc sâu vào lịch sử
kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
3.1.4 Vận dụng kiến thức để làm bài tập
Câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) diễn ra như thế
nào? Vai trò của Thái hậu Dương Vân Nga trong cuộc kháng chiến chống
Tống lần thứ nhất.
Trả lời:
* Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981)
Năm 981, lợi dụng Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, triều đình Đại Cồ Việt gặp
nhiều khó khăn, vua Tống sai quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó,
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh
suy tôn làm vua, lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Với truyền thống yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, quân và dân
Đại Cồ Việt đã chiến đấu dũng cảm, đầy mưu trí, đánh tan các đạo quân xâm lược
ngay vùng Đông – Bắc. Cuộc kháng chiến thắng lợi. Quan hệ Việt – Tống trở lại
ổn định.
* Vai trò của Thái hậu Dương Vân Nga
Thái hậu Dương Vân Nga có vai trò rất quan trọng trong quyết định sự thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981). Vì bà đã đưa ra quyết
định rất kịp thời, chính xác, vượt qua sự phản đối của nhiều quan lại trong triều
đình khi suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân đội) lên làm
vua. Với quyết định này, cho thấy Thái hậu Dương Vân Nga đã đặt quyền lợi của
quốc gia dân tộc lên hàng đầu, hy sinh quyền lợi của dòng tộc.
Câu hỏi: Phân tích nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống
Tống lần thứ nhất (981) của Lê Hoàn.
Trả lời:
Trong cuộc kháng chiên chống Tống lần thứ nhất (981) cho thấy trình độ nghệ
thuật quân sự của dân tộc Đại Cồ Việt lúc này đã có sự phát triển mới, từ nghệ

thuật quân sự của chiến tranh giải phóng sang chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thể hiện
qua các mặt sau: Nghệ thuật chủ động bố trí thế trận; Khéo lợi dụng địa hình, địa
thế; Chọn đúng đối tượng tác chiến; Biết dùng mưu kế và sự phối hợp tác chiến
giữa quân chủ lực và dân binh ở các địa phương.
* Chủ động bố trí thế trận
Biết trước âm mưu của nhà Tống sang xâm lược, và mục tiêu là cố chiếm cho
kỳ được thành Hoa Lư, Lê Hoàn đã nhanh chóng xác định đúng phương hướng
chống phá, không bị động ngồi chờ đánh giặc. Từ tháng 11 năm 980, nhà vua trực
tiếp dẫn đại quân ra miền địa đầu đất nước bố phòng, sẵn sàng đón đánh các đạo
quân giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ nhằm "lấy quân nhàn đợi quân
mệt”. Chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống bị phá sản. Chính lúc
đó Lê Hoàn chủ động mở cuộc phản công chiến lược, đánh trận quyết chiến Bạch
Đằng và giành được thắng lợi.
* Lợi dụng địa hình, địa thế
Biết rõ âm mưu của quân Tống, Lê Hoàn đã dựa vào hình sông thế núi hiểm
trở của đất nước mà bố phòng các đồn lũy, đắp xây thành Bình Lỗ, đặc biệt là đóng
cọc ngăn sông Bạch Đằng. Với vị trí hiểm yếu tự nhiên của sông Bạch Đằng, binh
lực của Đại Cồ Việt ở đây bố trí không cần quá nhiều mà vẫn có thể cầm giữ, ngăn
cản bước tiến quân địch.
* Chọn đúng đối tượng tác chiến
Để nhanh chóng làm suy sụp tinh thần của đội quân xâm lược Tống, quân và
dân Đại Cồ Việt đã biết chọn đúng đối tượng để giáng đòn phản công quyết định.
Đối tượng tác chiến trong trận Bạch Đằng xuân 981 là toàn bộ đội binh thuyền
của Hầu Nhân Bảo. Đó là viên Tổng chỉ huy mang nhiều tham vọng nhất, liều lĩnh
và hiếu chiến nhất. Hầu Nhân Bảo cũng là viên tướng tỏ ra có kỷ luật nhất, có
quyết tâm thực hiện chiến lược của Tống triều và đã nhiều lần thúc giục Tôn Toàn
Hưng cùng xuất quân đánh chiếm Hoa Lư.
Do đó, việc Lê Hoàn chủ động đánh đạo thủy binh Tống và giết chết chủ
tướng bên địch đã có tác động đến toàn cục của chiến tranh. Quân nhà Tiền
Lê đánh đòn quyết định đối với đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo vào lúc đạo quân này

đã bị chia tách khỏi thế trận liên kết của toàn quân Tống. Tôn Toàn Hưng và Lưu
Trừng đang co cụm chiến lược ở vùng Hoa Bộ để tránh bị quân Lê tiêu diệt. Trần
Khâm Tộ và đạo quân bộ lẻ loi còn đang sa lầy trên cánh đồng Tây Kết. Chính vì
thế khi Lê Hoàn tổ chức phản công, Hầu Nhân Bảo không có quân ứng cứu, bị
quân Đại Cồ Việt giết chết tại trận.
* Dùng mưu kế đánh địch
Diễn biến chiến sự cho thấy giết Hầu Nhân Bảo không mấy dễ dàng. Bởi
vậy Lê Hoàn mưu tính dùng kế trá hàng hy vọng giết đúng tên chủ tướng theo
cách:
- Bên trong bí mật củng cố lực lượng, bài binh bố trận, phòng bị cẩn mật
- Bên ngoài thì giấu binh, nới vây hãm, giảm canh phòng
- Đồng thời thư từ sang Tống tỏ vẻ run sợ, dùng lời lẽ nhún nhường, ngỏ lời
cầu xin quy phục để bảo toàn tính mạng.
Kết quả, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng mắc lừa mưu kế của Lê Hoàn mà
lơ là không phòng bị. Do đó khi bị quân Đại Cồ Việt tập kích, Hầu Nhân Bảo hoàn
toàn bất ngờ, không kịp chống đỡ và bị giết chết.
* Phối hợp tác chiến giữa quân và dân
Việc Lê Hoàn truyền hịch cầu tài, xuống chiếu tuyển quân, thu lương ở khắp
mọi miền đất nước đã thực sự phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống giặc
ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt. Những trận đánh lớn, ngoài quân chủ lực của
triều đình còn có sự tham gia rất tích cực của các đội dân binh địa phương. Dân
binh các làng xã còn thường xuyên tập kích, quấy rối những lúc quân địch đang
dẫm chân tại chỗ, chưa tiến được khiến cho quân Tống bị tiêu hao lực lượng, tinh
thần hoang mang.
3.2 Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
3.2.1 Nguyên nhân
Dưới triều Lý, đất nước ta có một bước phát triển vượt bậc. Kinh tế phát triển
mạnh, quốc phòng được tăng cường, đặc biệt quân đội đời Lý đã đạt đến trình độ
tổ chức, huấn luyện và trang bị khá cao. Quốc gia thống nhất được củng cố; quan
hệ với các nước trong khu vực mở rộng và được các nước nể trọng. Thế, lực nước

ta lúc đó đang vững mạnh.
Nhà Tống là quốc gia lớn mạnh nhưng đang gặp nhiều khó khăn. Phía Bắc và
Tây Bắc bị các nước Liêu, Hạ uy hiếp. Trong nước thì mâu thuẫn giai cấp gay gắt,
các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên. Triều đình chia bè chia cánh tranh giành
quyền lực. Tống Thần Tông và Tể tướng Vương An Thạch chủ trương xâm lược
nước ta, vừa thỏa mộng bành trướng từ lâu, vừa nhằm hướng mâu thuẫn ra bên
ngoài và nếu thắng, với oai thắng trận đó, vừa giải quyết được mâu thuẫn nội bộ,
vừa chế áp được các nước Liêu, Hạ. Với ý nghĩa chiến lược như vậy nên nhà Tống
chuẩn bị cho cuộc xâm lược khá cẩn thận. Ở gần biên giới phía Bắc nước ta, chúng
chuẩn bị những căn cứ xâm lược ở các thành trì lớn như Ung Châu, Khâm Châu,
Liêm Châu, lấy đây làm nơi xuất phát và dự trữ hậu cần trong chiến tranh. Ở phía
Nam, chúng còn xúi giục Chiêm Thành quấy phá biên giới, âm mưu đánh nước ta
từ hai phía Bắc, Nam.
3.2.2 Diễn biến
Đánh nước ta, nhà Tống tuy lực có mạnh nhưng thế không mạnh. Triều đình
nhà Lý, đặc biệt là Phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt đã theo dõi và nắm tình hình
chặt chẽ. Sự chuẩn bị kháng chiến cũng rất chủ động. Nhà Lý vừa lo ổn định vững
chắc tình hình trong nước, tăng cường khả năng quốc phòng, vừa loại trừ mối hiểm
họa từ phía Nam.
Những năm 1070, hoạt động chuẩn bị xâm lược càng được đẩy mạnh. Quân
Tống thường xuyên xâm nhập biên giới quấy nhiễu và do thám. Thời điểm nổ ra
chiến tranh đã gần kề. Lý Thường Kiệt nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem
quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”. Ông chủ trương tiến công để tự vệ,
xuất quân tập kích tiêu diệt các căn cứ xâm lược trên đất Tống rồi nhanh chóng rút
quân về tổ chức phòng thủ đất nước.
Ngày 27/10/1075, hơn 10 vạn quân Đại Việt chia làm hai đạo nhanh chóng
bất ngờ vượt biên giới đánh vào đất Tống. Một đạo quân gồm binh lính địa phương
vùng biên giới phía bắc do các tướng lĩnh người dân tộc thiểu số: Tôn Đản, Lưu
Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An chỉ huy tiến công diệt các đồn
trại quân Tống ở biên giới rồi tiến về Ung Châu.

Đạo quân chủ lực do Lý Thường Kiệt chỉ huy tập trung ở Vĩnh An (Móng
Cái, Quảng Ninh) dùng thuyền vượt biển đánh chiếm Khâm Châu, Liêm Châu tiến
đến hợp quân với đạo quân đi đường bộ vây đánh thành Ung Châu. Trên đường
tiến quân, Lý Thường Kiệt cho quân phát các bản Lộ bố nói rõ mục đích của quân
ta là đánh bọn thống trị tàn ác, giải phóng dân khỏi cực khổ, lầm than nên không
những không bị dân Tống chống lại mà còn được hoan nghênh ủng hộ. Đến lúc
này triều Tống mới được tin báo, vội cho 1 vạn quân xuống ứng cứu nhưng đến
cửa ải Côn Lôn (phía Bắc Ung Châu) đã bị quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt mai
phục sẵn ở đây tiêu diệt.
Sau 42 ngày vây hãm, chiến đấu gan dạ, mưu trí, ngày 1/3/1076, quân ta đã
chiếm được Ung Châu, căn cứ chính rất kiên cố của quân Tống. Quân ta đã đốt phá
kho tàng, phá hủy thành lũy, lấy đá lấp sông để ngăn chặn đường thủy của địch.
Mục tiêu cuộc tiến công đã hoàn thành thắng lợi. Trong khi triều Tống đang lúng
túng chứ kịp phản ứng thì tháng 4/1076, quân ta đã chủ động nhanh chóng rút quân
về nước.
Cuộc tập kích chiến lược này thể hiện tư tưởng “tiên phát chế nhân”, lấy tiến
công để tự vệ của Lý Thường Kiệt. Đây là cuộc tập kích chiến lược đầu tiên và
cũng là duy nhất trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc.
Cuộc tập kích đã kích thích sĩ khí quân dân ta, chủ động chuẩn bị cuộc kháng
chiến. Trái lại, lực lượng xâm lược Tống đã bị tiêu hao suy yếu một phần do thất
trận, mâu thuẫn nội bộ bị khoét sâu, do đó mất thế chủ động trong chiến tranh.
Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt dàn thế trận kháng chiến. Qua cuộc
tập kích sang đất Tống và các tin tức do thám, Lý Thường Kiệt biết chắc quân xâm
lược sẽ vào theo hướng Bắc và Đông Bắc rồi tiến đến mục tiêu chính là chiếm kinh
thành Thăng Long.
Trên những con đường tiến quân của địch, ông bố trí các lực lượng quân địa
phương cùng dân binh làm nhiệm vụ kiềm chế và tiêu hao địch. Tại bờ Nam sông
Như Nguyệt (Bắc Ninh) đến Phả Lại (Chí Linh, Hải Dương), ông cho xây một
phòng tuyến vững chắc, chặn đứng mọi đường tiến quân của địch xuống Thăng
Long. Phía trước là dòng sông rộng, ven bờ có nhiều tầng cọc tre, rào tre tạo thành

bãi chướng ngại, quân thủy quân bộ đều khó vượt qua; bên bờ dựng lũy đất cao có
binh lính với vũ khí trang bị đánh quân đổ bộ túc trực ngày đêm. Trên hướng
đường thủy Đông Bắc, một đạo thủy quân trấn giữ vùng duyên hải để ngăn chặn
thủy binh địch, còn đại bộ phần thủy binh đóng ở Vạn Xuân (Phả Lại) cơ động
đánh địch trên các hướng. Đại quân do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy đóng phía
sau chiến lũy, vùng Từ Sơn (Bắc Ninh) chỉ huy, tiếp ứng và công, thủ trên cả hai
hướng thủy, bộ.
Cuối năm 1076, Tống Thần Tông và Tể tướng Vương An Thạch hạ lệnh điều
30 vạn bộ binh và kỵ binh, trong đó có 1 vạn kỵ binh và một đạo thủy quân do
Quách Quỳ làm chánh tướng và Triệu Tiết làm phó tướng xuất quân đánh nước ta.
Với lực lượng mạnh, các mũi tấn công tập trung nên quân Tống đã vượt qua các
lực lượng đánh ngăn chặn của quân ta ở vùng biên giới, nhanh chóng tiến đến bờ
Bắc như sông Như Nguyệt. Bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại, quân Tống rải
quân đóng trên trận tuyến dài 30 km từ bến đò Như Nguyệt đến chân núi Nham
Biền (Việt Yên, Bắc Giang).
Lợi dụng quân đông với chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, đầu năm 1077,
Quách Quỳ cho bắc cầu phao tổ chức vượt sông đột phá phòng tuyến quân ta ở bến
đò Như Nguyệt nhưng bị đánh bại.
Quách Quỳ chờ thủy quân đến có phương tiện vượt sông và phối hợp thủy bộ
tiến công nhưng đạo thủy quân Tống đến bờ biển Quảng Ninh đã bị thủy quân ta
do tướng Lý Kế Nguyên đánh cho tan tác, số tàn quân phải nằm lại ngoài đảo. Chờ
thủy quân không được, Quách Quỳ ra lệnh đóng bè chở quân đổ bộ sang bờ Nam
sông Như Nguyệt nhưng phương tiện vượt sông có hạn, quân sang lại khó vượt qua
bãi chướng ngại, bị quân ta từ trên lũy cao đánh xuống, số quân Tống vượt sông bị
quân ta tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc tiến công lần thứ hai bị thất bại thảm hại.
Muốn đánh cũng không được, Quách Quỳ phải ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị
chém” nhưng đánh lại cũng không xong, bị quân ta tiến công, tập kích, phục kích,
cắt đường vận chuyển, lương thực thiếu thốn, doanh trại tạm bợ, thủy thổ không
hợp, bệnh dịch hoành hành, quân Tống ở vào tình thế lúng túng, bị động, chỉ lo cố
thủ.

Tháng 2/1077, Lý Thường Kiệt chủ trương phản công chiến lược. Thủy quân
ta vượt sông đánh mạnh vào trận địa ở Nham Biền, vừa tiêu diệt một bộ phận quân
địch vừa nghi binh thu hút địch chú ý vào hướng này, sau đó rút lui. Đồng thời, đại
quân ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy vượt sông bất ngờ đánh vào cánh quân Triệu
Tiết, tiêu diệt quá nửa số quân Tống ở đây ước tính vài vạn tên.
3.2.3 Kết quả - ý nghĩa lịch sử
Sau trận này, quân Tống lâm vào tình trạng quẫn bách, quân tướng đều mệt
mỏi, tinh thần sa sút. Nắm tình hình đó, Lý Thường Kiệt chủ trương kết thúc chiến
tranh để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”.
Ông chủ động điều đình mở lối thoát cho địch. Cuộc thương lượng “giảng hòa” để
quân Tống rút về nước nhanh chóng được hai bên thỏa thuận.
Tháng 3/1077, quân Tống rút chạy về nước trong cảnh hỗn loạn. Cuộc kháng
chiến chống Tống lần thứ hai thắng lợi hoàn toàn. Đập tan ý chí xâm lược của nhà
Tống, 200 năm sau nhà Tống còn tồn tại nhưng không dám nói đến việc xâm lược
nước ta một lần nào nữa.
Cuộc kháng chiến chống Tống đời Lý có vị trí đặc biệt trong lịch sử chiến
tranh chống giặc ngoại xâm cũng như lịch sử phát triển của dân tộc ta. Dựa vào sự
đánh giá đúng đắn tương quan thế và lực giữa ta với địch, tạo thời cơ chủ động
sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kết hợp với tính chất chính nghĩa của
cuộc chiến tranh tự vệ, lòng nhân ái khoan dung của dân tộc ta thể hiện rõ rệt trong
giải quyết giữa đánh và đàm. Đánh cho quân địch thiệt hại nặng, đè bẹp ý chí xâm
lược của chúng thì chủ động thương lượng đuổi quân địch khỏi đất nước ta, kết
thúc chiến tranh, khôi phục nền độc lập. Truyền thống vừa đánh vừa đàm trong
chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta bắt đầu từ đây.
Cuộc kháng chiến chống Tống đời Lý còn có bước phát triển mới về ý chí độc
lập tự chủ, quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm của dân tộc ta qua bài thơ bất hủ
như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phậm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Được dịch là:
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
3.2.4 Vận dụng kiến thức để làm bài tập
Câu hỏi: Những nét cơ bản của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
(1075-1077)
Trả lời:
- Nước Đại Việt thời Lý đang vươn lên xây dựng đất nước. Cùng lúc đó, nhà
Tống suy yếu, gặp nhiều khó khăn ở trong nước cũng như vùng biên giới phía Bắc.
Theo đề nghị của Vương An Thạch, vua Tống cho tập trung quân ở một số nơi
giáp với Đại Việt, chuẩn bị cuộc xâm lược với mục tiêu: “Nếu thắng thế Tống sẽ
tăng, các nước Liêu Hạ sẽ kiêng nể”.
- Được tin đó, vua Lý mời các đại thần vào cung hội bàn. Lý Thường Kiệt nói:
“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”.
Được sự tán đồng của mọi người và sự ủng hộ của quân sĩ, Lý Thường Kiệt đã chỉ
đạo cuộc kháng chiến, ông đã thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”, kết hợp
dân binh của các dân tộc miền núi, đem quân đánh lên phía Bắc. Năm 1075, Lý
Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân vượt biên giới đánh sang đất Tống, tân công
châu Khâm, châu Liêm, bao vậy thành Ung Châu, đánh tan toàn bộ sự chuẩn bị của
nhà Tống rồi chủ động rút lui về nước. Năm 1077, Quách Quỳ chỉ huy 30 vạn quân
sang xâm lược nước ta. Bằng trận quyết chiến trên bờ Bắc sông Như Nguyệt (sông
Cầu – Bắc ninh), quân ta do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, đã đánh tan quân
xâm lược.
Câu hỏi: Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Trả lời:
- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến:
+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền trung ương, đoàn

kết nhân dân chống giặc (mời Tể tướng Lý Đạo Thành về triều cùng lo việc nước).
+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương “Tiên phát chế nhân”.
+ Chủ động rút lui, xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt để đợi giặc và
đánh giặc.
+ Chủ động trong tiến công, kết hợp những cuộc công kích nhỏ với những
trận quyết chiến.
+ Chủ động kết thúc chiến tranh “Dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá,
khỏi tổn xương máu mà bảo tồn được tôn miếu,…”, xây dựng quan hệ hòa hiếu với
nhà Tống.
- Sự đồng long đánh giặc của quân dân nhà Lý dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài
giỏi của Lý Thường Kiệt.
- Là cuộc chiến tranh nhân dân để lại nhiều bài học quý báu cho lịch sử đấu
tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Câu hỏi: Tư tưởng chủ động của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống
Tống (1075-1077) được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền trung ương, đoàn
kết nhân dân chống giặc: mời Tể tướng Lý Đạo Thành về triều cùng lo việc nước.
- Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương “Tiên phát chế nhân”: năm
1075, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân vượt biên giới đánh sang đất Tống,
tân công châu Khâm, châu Liêm, bao vậy thành Ung Châu, đánh tan toàn bộ sự
chuẩn bị của nhà Tống rồi chủ động rút lui về nước.
- Chủ động rút lui, xây dựng phòng tuyến chặn giặc: sau khi rút về nước, Lý
Thường Kiệt đã cho chuẩn bị sẵn thế trận đánh giặc, quan trọng nhất là tuyến
phòng thủ trên sông Như Nguyệt.
- Chủ động trong tiến công: Năm 1077, Quách Quỳ chỉ huy 30 vạn quân sang
xâm lược nước ta và vấp phải phòng tuyến kiên cố của nhà Lý. Lý Thường Kiệt đã
chỉ huy quân dân chủ động kết hợp những cuộc công kích nhỏ với những trận
quyết chiến, đẩy địch vào thế bị động,…
- Chủ động kết thúc chiến tranh: Khi quân Tống ở vào thế “tiến thoái lưỡng

nan”, ý chí xâm lược bị đè bẹp thì Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hòa
để kết thúc chiến tranh, “Dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tổn
xương máu mà bảo tồn được tôn miếu,…”, xây dựng quan hệ hòa hiếu với nhà
Tống, mở ra thời kì hòa bình, tránh tổn thất.
Câu hỏi: Bối cảnh và ý nghĩa của bài thơ “Thơ thần” của Lý Thường Kiệt?
Trả lời:
* Bối cảnh
Vào năm 1077, quân Tống kéo đến bên kia bờ sông Như Nguyệt, Lý Thường
Kiệt kéo quân qua sông đánh rồi rút về. Tình thế căng thẳng. Để khích lệ quân sĩ
và làm cho quân giặc nao núng, Lý Thường Kiệt đã cho người vào đền thờ Trương
Hồng, Trương Hát ở ven sông, ngâm to bài thơ:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
* Ý nghĩa
- Bài thơ đã khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Đây là bản tuyên
độc lập lần đầu tiên của dân tộc ta.
- Từ những lời tuyên ngôn ấy làm cho quân Tống khiếp sợ. Vì vậy, gần 40
ngày, quân giặc không tiến thêm được một bước nào nữa. Đến khi thời cơ xuất
hiện, Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang sông, tiêu diệt quân Tống, buộc Quách
quỳ phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước.
3.3 Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII
3.3.1 Bối cảnh lịch sử
Năm 1226, nữ hoàng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là
Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý.
Sau khi chính thức nắm quyền cai trị, nhà Trần ra sức củng cố nội chính và
chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý.
Trong khi đó ở phương Bắc, Trung Quố c từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải
rút xuống phía Nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân.

Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía
bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông
Cổ đánh xuống phía Nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim (1234). Mặc dù đã mở
rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nướcTây Á và đánh sang châu Âu,
người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía Nam để tiêu diệt Nam Tống.
Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay),
muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn
ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội
Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối lại còn
cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ.
3.3.2 Diễn biến
* Lần thứ nhất: tháng Giêng nǎm 1258. Bấy giờ, vua chúa Mông Cổ đang
tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc. Bên cạnh những đạo quân ồ ạt
đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng bốn vạn người, gồm kỵ binh Mông Cổ
và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai
(Uryangquadai) chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua Trần là Thái Tông
đã đem quân lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên, bên sông Cà Lồ. Nhưng sau đó,
quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh ban đầu của giặc.
Quân ta rút lui, bỏ Thǎng Long lại phía sau, nhưng Triều đình nhà Trần và
quân dân vẫn không nao núng. Vua tôi nhà Trần đã bàn phương lược đánh giặc
trên những con thuyền xuôi sông Hồng. Khi được Thái Tông hỏi ý kiến, Thái sư
Trần Thủ Độ đã trả lời: ''Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".
Giặc đóng ở Thǎng Long, trong một toà thành trống, đã khốn đốn vì thiếu
lương thực. Chúng cố đánh ra xung quanh để cướp lương thực, nhưng ở đâu cũng
gặp sức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy mà chỉ sau 9 ngày, chúng đã vô
cùng hốt hoảng. Đó chính là thời cơ để quân ta phản công. Ngày 29/l/1258, Vua
Trần Thái Tông đã đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thǎng Long. Quân
địch bị đánh bật khỏi Kinh thành, theo đường cũ, chạy về Vân Nam. Trên đường
tháo chạy, chúng còn bị quân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi tập kích, đánh
cho tan tác.

* Lần thứ hai: Sau thất bại lần thứ nhất, bọn vua chúa Mông Cổ vướng vào
cuộc nội chiến (1259 -1264) và cuộc chiến tranh với Tống (1267-1279) nên chưa
thể tiếp tục ngay cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mãi đến nǎm 1279, nhà
Tống mất, toàn bộ đất Trung Quốc đǎ nằm dưới ách thống trị của nhà Nguyên, vua
Nguyên là Hốt Tất Liệt mới chuẩn bị xâm lược nước ta bằng quân sự. Sau khi
không thể khuất phục được Đại Việt bằng những sứ bộ ngoại giao, cuối nǎm 1284,
đạo quân Nguyên Mông do Thoát Hoan, con trai Hốt Tất Liệt, và A Lý Hải Nha
chỉ huy, đã lên đường, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
Lần này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn, Vua
Nguyên còn sai Nạp Tốc Lạt Đinh đem một cánh quân từ Vân Nam đánh vào mặt
Tuyên Quang, và ra lệnh cho Toa Đô đem đạo quân còn đóng ở Bắc Chǎmpa,
đánh vào mặt Nam của Đại Việt.
Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt Lạng Sơn và Tuyên Quang, trong
tháng 2/1285, quân ta lại rút lui và lần nữa bỏ trống Thǎng Long, kéo về mạn
Thiên Trường và Trường Yên (Ninh Bình). Và để tránh cái thế bị kẹp vào giữa các
gọng kìm của giặc, đại quân và Triều đình chờ cho cánh quân của ba Đô tiến đến
Trường Yên (Ninh Bình) thì rút vào Thanh Hoá. Trong khi một bộ phận lớn quân
chủ lực rút, thì khắp nơi, quân địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với các
cánh quân nhỏ của Triều đình để lại đã không ngừng tập kích, tấn công vào quân
địch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch ''vườn không nhà trống" được toàn dân thực
hiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có nguy cơ bị tiêu diệt. Mùa hè
đến, lại giáng lên đầu chúng những tai hoạ mới. Sử Nguyên chép: "Bệnh dịch
hoành hành Nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại ". Thời cơ phản công của
quân ta đã tới. Tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẫn đại quân tiến
ra Bắc. Kế hoạch diệt địch như sau: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và một
số tướng lĩnh được giao nhiệm vụ diệt địch trên phòng tuyến sông Hồng, còn Hưng
Đạo Vương, đem quân vòng qua vùng Hải Đông, tiến lên Vạn Kiếp, chặn đường
tháo chạy của địch. Cục diện chiến tranh xảy ra đúng như dự liệu: cuối tháng 5-
1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đã đánh tan
giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên giải phóng Thǎng Long.

Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về phía Vạn Kiếp. Đến đây, bọn
giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo, chúng bị thương vong rất
nhiều. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu tháo chạy. Nhưng đến biên
giới Lạng Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng
rồi bắt quân lính khiêng chạy về nước. Viên đại tướng Lý Hằng đi đoạn hậu, bị tên
độc trúng đầu gối, về đến Tư Minh thì chết.
Trong khi cánh quân Thoát Hoan chạy về phía Lạng Sơn thì cánh quân Nạp
Tốc Lạt Đinh tìm đường tẩu thoát về Vân Nam, cũng bị quân dân ta tập kích, đánh
cho tơi bời. Không biết Thoát Hoan đã bỏ chạy, Toa Đô kéo ra Bắc, theo sông
Hồng định về Thǎng Long, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta chặn đánh. Toa Đô bị
chém. Thế là cuộc chiến tranh xâm lược của Nguyên Mông lần thứ hai hoàn toàn
thất bại.
* Lần thứ ba: Ngay sau thất bại năm 1258, Hốt Tất Liệt đǎ ra lệnh chuẩn bị
một cuộc chiến tranh xâm lược mới. Nhưng phải đến cuối nǎm 1287, các đạo quân
viễn chinh mới có thể lên đường. Một đạo do Thoát Hoan và Ái Lỗ Xích (chỉ huy
tiến vào Lạng Sơn). Một đạo khác, do Ái Lỗ cầm đầu, từ Vân Nam đánh vào
Tuyên Quang. Lần này, không còn cánh quân phía Nam, nhưng vua Nguyên lại
phái thêm một cánh thuỷ quân, sai ô Mã Nhi chỉ huy, hộ tống đoàn thuyền tải
lương của Trương Vǎn Hổ vào Đại Việt theo đường biển.
Tháng 12/1287, khi đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào vùng biển An
Bang (Quảng Ninh), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem thuỷ quân chặn đánh,
nhưng không cản được giặc. Ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sông
Bạch Đằng, không chú ý đến đoàn thuyền lương nặng nề chậm chạp ở sau. Mãi
đến tháng 1/1288, đoàn thuyền lương của giặc mới tiến đến vùng đảo Vân Đồn.
Trần Khánh Dư lại đem quân tập kích. Trương Vǎn Hổ chống đỡ không nổi, đổ cả
lương thực xuống biển, trèo lên một chiếc thuyền nhỏ, trốn về Quỳnh Châu (Hải
Nam). Bấy giờ, Thoát Hoan cũng đã tiến vào Lạng Sơn, hội quân với cánh quân
thủy của Ô Mã Nhi ở Vạn Kiếp. Thoát Hoan dừng lại ở đây gần một tháng, xây
dựng Vạn Kiếp thành một cǎn cứ vững chắc, mãi đến cuối tháng 1/1288 mới chia
quân tiến về Thǎng Long.

Lần thứ ba, quân dân nhà Trần lại bỏ ngỏ Thǎng Long. Quân Nguyên vào
Thǎng Long ngày 2/2/1288. Ngay sau đó, Thoát Hoan vội sai ô Mã Nhi đem chiến
thuyền ra biển đón thuyền lương của Trương Vǎn Hổ. Nhưng thuyền còn đâu nữa.
Không có lương thực, đạo quân Thoát Hoan đóng ở Thǎng Long lâm vào tình thế
khốn quẫn.Thoát Hoan phải ra lệnh rút quân về Vạn Kiếp. Trên đường rút về Vạn
Kiếp, giặc bị quân ta chặn đánh ở cửa Ba Sông, vùng Phả Lại. Kéo về đóng ở Vạn
Kiếp, đạo quân xâm lược vẫn bị quân ta tập kích ngày đêm. Trước nguy cơ bị tiêu
diệt, bọn tướng Nguyên đã nói với Thoát Hoan: ''ở Giao Chỉ, không có thành trì để
giữ, không có lương thực đủ ǎn, mà thuyền lương của bọn Trương Vǎn Hổ lại
không đến. Vả lại khí trời đã nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì để
chống đỡ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên bảo toàn quân mà về thì hơn”.
Trước tình hình đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo hai đường: cánh
quân bộ rút qua vùng Lạng Sơn, còn cánh quân thuỷ sẽ rút ra biển theo sông Bạch
Đằng.
Kế hoạch rút lui của giặc không nằm ngoài dự liệu của Trần Hưng Đạo. ông
đã bố trí chặn giặc ở vùng biên giới và chuẩn bị cho một trận quyết chiến lớn trên
sông Bạch Đằng. Từ tháng 3, quân sĩ và nhân dân đã đẵn gỗ lim, gỗ táu ở rừng về
đẽo nhọn, đóng xuống lòng sông, làm thành những bãi cọc lớn. Thuỷ quân và bộ
binh ta đã phục sẵn trong các nhánh sông và các khu rừng rậm ven sông Bạch
Đằng, chờ ngày tiêu diệt địch.
3.3.3 Kết quả
Sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch
Đằng. Khi đoàn thuyền giặc lọt vào trận địa mai phục của ta thì từ các nhánh sông,
các thuyền nhẹ của ta lao ra, đánh tạt vào sườn giặc, dồn chúng vào các bãi cọc.
Giặc định áp thuyền sát bờ, đổ quân chiếm lấy núi cao để yểm hộ cho đoàn thuyền
rút, nhưng bị bộ binh ta đánh hắt xuống. Một trận kịch chiến ác liệt đã xảy ra.
Nước triều xuống gấp, thuyền giặc to nặng, lao nhanh theo dòng nước, vướng cọc,
tan vỡ rất nhiều. Cho đến giờ dậu (5-7 giờ tối), toàn bộ đạo quân thuỷ của giặc bị
tiêu diệt. ô Mã Nhi bị bắt sống.
Lần thứ ba trong lịch sử giữ nước của dân tộc, dòng Bạch Đằng lại ghi thêm

một chiến công oanh liệt. Trong khi đó, đạo quân của Thoát Hoan cũng khốn đốn
rút chạy ra biên giới. Sau khi bị phục kích ở cửa ải Nội Bàng, chúng bỏ con đường
ra ải Khâu Cấp, vòng theo đường Đan Ba (Đình Lập), chạy tạt ra biên giới. Nhưng
ở đây, chúng cũng bị quân ta chặn đánh, tướng giặc là A Bát Xích bị trúng tên. Mãi
đến ngày 19/4/1288, đám tàn quân của Thoát Hoan mới về đến Tư Minh.
Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng xâm lược của
Hốt Tất Liệt.
3.3.4 Vận dụng kiến thức để làm bài tập
Câu hỏi: Nêu tóm tắt cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên
(thế kỉ XIII)? Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi.
Trả lời:
* Tóm tắt cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)
- Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt phải đương đầu với một cuộc thử thách lớn
lao kéo dài suốt ba mươi năm chống xâm lược Mông - Nguyên
+ Lần 1: năm 1258.
+ Lần 2: năm 1285.
+ Lần 3: năm 1287-1288.
- Dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo và các vua Trần cùng hàng loạt tướng
lĩnh tài năng, cả nước quân dân đồng lòng quyết tâm đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
- Kinh thành Thăng Long 3 lần bị quân Mông – Nguyên xâm chiếm nhưng
với tinh thần “Sát Thát”, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ nền
độc lập dân tộc.
- Đặc biệt là chiến thắng trên sông Bạch Đằng (năm 1288) mãi đi vào lịch sử
như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
* Ý nghĩa lịch sử
- Thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên đã đập tan âm mưu
xâm lược của đế chế Mông – Nguyên, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo
nhất thế giới lúc bấy giờ, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Thắng lợi này đã khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, nâng cao lòng tự hào
dân tộc.

- Góp phần vun đắp them truyền thống chiến đấu chống kẻ thù, làm phong
phú kho tang quân sự chiến đấu chống ngoại xâm.
- Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên vào các nước
phương Nam.
Câu hỏi: Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Ý nghĩa của
chiến thắng này?
Trả lời:
* Tóm tắt diễn biến:
- Tháng 1/1288, Thoát Hoan chia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại
đây, ta thực hiện “vườn không, nhà trống”. Quân Mông – Nguyên ngày càng rơi
vào tình thế lung túng, khó khăn. Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.
- Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản côn và tiến
hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.
- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch
Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến đến bãi cọc, quân Trần khiêu khích rồi bỏ chạy,
chờ nước triều xuống, tổ chức phản công. Quân Ô Mã Nhi bị tiêu diệt.
- Cách quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp đến Lạng Sơn rút qua Quãng Tây
(Trung Quốc) cũng bị truy kích và tiêu diệt. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
* Ý nghĩa:
- Chiến thắng Bạch Đằng 1288 mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của
truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã làm cho kẻ thù khiếp sợ, từ bỏ ý đồ xâm
lược nước ta.
Câu hỏi: Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII?
Trả lời:
- Sự đoàn kết nhất trí, đồng lòng của nhân quân dân nhà Trần, cùng với truyền
thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã làm nên mọi thắng lợi:
Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều
tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Gắn liền với sự hy sinh, quyết

chiến quyết thắng của toàn dân ta mà nồng cốt là quân đội nhà Trần.
- Có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh, quá trình chuẩn bị chu đáo của
quân dân nhà Trần cho các cuộc kháng chiến: Trong cả ba lần chống quân xâm
lược Mông – Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chi đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc
kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm sóc sức dân, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa
triều đình với nhân dân.
- Có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các vua Trần yêu nước và nhà quân sự
thiên tài: Thắng lợi đó không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng
tạo của các vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng
như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,
- Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên trến tất cả mọi quyền lợi cá nhân, giải
quyết những bất hòa nội bộ để đoàn kết chống quân xâm lược: Trong lúc kháng
chiến, các quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong
nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuấn
là tiêu biểu.
Câu hỏi: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông –
Nguyên thế kỉ XIII?
Trả lời:
- Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đã đập tan
tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn
lãnh thổ về chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ hùng mạnh và tàn bạo
nhất thế giới lúc bấy giờ.
- Thắng lợi này đã khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, có ý nghĩa nâng cao
long tự hào, tự cường chính đáng của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Thắng lợi đó đã góp phần xây dựng nên truyền thống quân sự Việt Nam,
truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn luôn phải chống lại kẻ thù
mạnh hơn nhiều đến xâm lược.
- Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên không
những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc

xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật bản và các nước phương Nam, làm thất
bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
Câu hỏi: Lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của toàn quân, toàn
dân ta thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông –
Nguyên (thế kỉ XIII)?
Trả lời:
* Hoàn cảnh lịch sử
- Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất nước dưới thời Trần,
nhân dân Đại Việt lại phải đương đầu với một cuộc thử lửa lớn lao kéo dài 30 năm.
Quân Mông – Nguyên đã 3 lần đánh xuống nước ta (các năm 1258, 1285, 1288).
- Dưới sự chỉ huy của vị thống soái, nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo, “cả
nước đứng dậy” cầm vũ khí, gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc.
* Lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của toàn quân, toàn dân
- Năm 1282, nhà Trần triệu tập hội nghị Bình Than, hội nghị của những ngời
trong bộ máy triều đình, thiết lập khối đoàn kết của quý tộc và tướng lĩnh.
- Năm 1285, Hội nghị Diên Hồng đặt được cơ sở vững chắc để xây dựng khối
đoàn kết nhất trí to lớn của nhân dân, biến quyết tâm của triều đình thành quyết
tâm của cả dân tộc, là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật tập hợp lực lượng
toàn dân.
- Bài Hịch của Trần Hưng Đạo có đoạn “Ta thường tới bữa quên ăn… nghìn
thay ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm”, đã thổi bùng ngọn lửa căm thù,
lòn quyết tân giết giặc, tự thích vào tay hai chữ “Sát Thát” của quân dân ta.
- Kinh thành Thắng Long 3 lần bị vó ngựa Mông – Nguyên giày xéo, bộ chỉ
huy kháng chiến có lúc bị kẹp giữa 2 “gọng kìm” của giặc, nhưng với kế “thanh
dã”, chủ động đối phó với mọi âm mưu của giawch, quân và dân Đại Việt đã đánh
bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Chiến thắng Bạch Đằng vang dội mãi, đi vào lịch sử như biểu tượng của
truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc:
“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”

(Trần Nhân Tông)
Câu hỏi: Nêu hiểu biết của mình về hội nghị Bình Than và hội nghị Diên
Hồng.
Trả lời:
- Hội nghị Bình Than: Năm 1282, được tin nhà Nguyên mượn cớ đánh Chăm
Pa để xâm lược nước ta, triều Trần triệu tập hội nghị Bình Than (bến Bình Than –
thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Đây là hội nghị của các vương hầu quan lại để bàn
kế đánh giặc. Triều đình đã đề ra chủ trương đánh giặc cứu nước. Chính tại hội
nghị này, do chưa đủ tuổi dể dự bàn nên Trần Quốc Toản đã tức giận bóp nát quả
cam trong tay lúc nào không hay.
- Hội nhị Diên Hồng: Năm 1285, khi quân thù tiến sát biên giới, hội nghị Diên
Hồng được triệu tập (tại thềm điện Diên Hồng). Đây là hội nghị của các phụ lão –
những người đại biểu có uy tín của nhân dân, được vua Trần mời về kinh thành để
hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đã đồng thanh hô: “Đánh!”.
Hai hội nghị cho thấy từ triều đình đến các tầng lớp nhân dân đều đồng lòng
quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Câu hỏi: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Nguyên – Mông thế kỉ XIII? Từ những nguyên nhân thắng lợi đó, để lại
bài học kinh nghiệm gì cho quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
ta? Bài học kinh nghiệm đó, được Đảng và Nhà nước ta ứng dụng như thế nào
trong vấn đề bảo vệ Biển Đông hiện nay?
Trả lời:
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên – Mông thế kỉ XIII
- Sự đoàn kết nhất trí, đồng lòng của nhân quân dân nhà Trần, cùng với truyền
thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã làm nên mọi thắng lợi.
- Có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh, quá trình chuẩn bị chu đáo của
quân dân nhà Trần cho các cuộc kháng chiến.
- Có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các vua Trần yêu nước và nhà quân sự
thiên tài Trần Hưng Đạo cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng.

- Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên trến tất cả mọi quyền lợi cá nhân, giải
quyết những bất hòa nội bộ để đoàn kết chống quân xâm lược.
* Bài học kinh nghiệm cho quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của dân
tộc ta
- Xây dựng tình đoàn kết quân dân.
- Huy động sức dân, phát huy nội lực từ nhân dân.
- Xây dựng kinh tế đi đôi với quân sự vững mạnh để đảm bảo sức chiến đấu.
- Trọng dụng nhân tài.
* Đảng và Nhà nước ta ứng dụng bài học kinh nghiệm trong vấn đề bảo vệ
Biển Đông hiện nay
- Xây dựng tình đoàn kết quân dân: đưa dân ra các hải đảo sinh sống, tạo điều
kiện và hỗ trợ cho nhân dân phát triển kinh tế trên đảo
- Huy động sức dân, phát huy nội lực từ nhân dân: bằng việc vận động nhân
dân xây dựng các nguồn quỹ như “vì Trường Sa thân yêu”, “vì nghĩa tình biên
giới hải đảo”
- Phát triển kinh tế đất nước, tập trung huấn luyện quân sự
- Chính sách đãi ngộ cho những quân nhân đang làm nhiệm vụ ngày đêm bám
biển
3.4 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
3.4.1 Bối cảnh
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy
chống Minh, nhưng liên tiếp thất bại, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn bởi sự
cai trị tàn bạo của nhà Minh. Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng
xuống.
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như
Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đang mạnh
Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu

3.4.2 Diễn biến
* Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423)
Năm 1416, Lê Lợi và các cộng sự mở Hội thề Lũng Nhai, bắt đầu khởi nghĩa
chống quân Minh xâm lược.

×