1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong công tác giảng dạy, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ
trọng tâm mà ngành giáo dục đã chỉ đạo thực hiện. Đây là công tác giúp cho nhà trường
và ngành giáo dục phát hiện những nhân tài, bồi dưỡng những nhân tài đó, tạo mầm
giống tương lai cho đất nước. Việc làm đó sẽ thổi một làn gió mới vào tâm hồn các em,
giúp cho các em có phương hướng, ý trí, nghị lực, niềm tin để học tập, rèn luyện bản
thân tốt hơn. Ngoài ra các em cũng định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương
lai một các phù hợp. Chính vì vậy, nó là thử thách đối với những người làm nghề dạy
học. Trong những năm gần đây công tác ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi đang
được các cấp, ban ngành đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các kỳ thi học sinh giỏi
được tổ chức thường xuyên hàng năm đối với khối lớp 8 và lớp 9 ở trường trung
học cơ sở. Chất lượng mũi nhọn là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh
giá chất lượng của mỗi trường, tuy nhiên trong các kỳ thi học kỳ, thi học sinh giỏi
cho thấy kết quả đạt chưa cao và chưa có tính bền vững. Xác định cơng tác bồi
dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chun mơn nhà
trường, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và uy tín của giáo viên đứng lớp
cũng như uy tín của nhà trường, chính vì thế trong q trình giảng dạy và ơn luyện
tơi ln tìm tòi, nghiên cứu, tự nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ
môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả. Bằng những kinh nghiệm của mình qua quá
trình giảng dạy và những kết quả các em học sinh trường THCS Thiệu Vân đã đạt
được trong các kì thi học sinh giỏi những năm vừa qua, tơi mạnh dạn trình bày sáng
kiến “Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8, lớp 9
ở trường THCS Thiệu Vân, Thành phố Thanh Hóa” nhằm nâng cao chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8,9 ở trường THCS Thiệu Vân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số biện pháp, giải pháp thích hợp cho
cơng tác chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
Đồng thời cịn góp phần khơi dậy ý thức tự giác, lịng say mê và ý trí vươn lên trong
học tập của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường
trung học cơ sở.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi khối lớp 8, 9 của THCS Thiệu Vân
trong các năm tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã vận dụng linh hoạt các sáng kiến:
- Phương pháp nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê số liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phân tích, tổng hợp.
- Nghiên cứu tài liệu.
1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn lịch sử ở trường phổ thơng nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ
bản, cần thiết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, lịch sử địa phương góp phần hình
thành ở các em thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ đúng đắn
trong cuộc sống xã hội. Như chúng ta đã biết lịch sử vốn tồn tại khách quan, là nhưng gì
diễn ra trong quá khứ nên việc giảng dạy và ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi có thể giúp
các em học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, hiệu quả nhất trong việc tiếp thu
kiến thức qua bộ mơn lịch sử để hồn thành mục tiêu học tập, để phát triển tồn diện
đức, trí, thể, mĩ của của mình trong cuộc sống là rất khó. Vậy làm thế nào để có nhiều
em học sinh giỏi môn lịch sử và nâng cao chất lượng hơn nữa trong các kì thi học sinh
giỏi các cấp, điều đó địi hỏi ở người dạy học và ơn luyện phải có chun mơn vững
vàng, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong cơng việc, có tinh thần trách nhiệm cao,
biết kết hợp tốt các phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu của đặc trưng của bộ
môn, yêu cầu đổi mới giáo dục. Đây chính là một trong các cơ sở tơi quan tâm để trình
bày, cùng trao đổi thêm kinh nghiệm với đồng nghiệp, từ đó tìm ra phương pháp tốt hơn
trong ôn luyện để nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút nhiều học sinh yêu thích mơn
lịch sử.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Mơn lịch sử vốn có vị trí quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, nó khơng
chỉ cung cấp kiến thức mà cịn có tác dụng về tình cảm, phẩm chất đạo đức, quan điểm
chính trị về nhận thức tư tưởng và khả năng hành động. Thế nhưng trong nhiều năm qua
chất lượng học tập môn lịch sử ngày càng giảm sút. Những năm gần đây trên các
phương tiện thông tin đại chúng và trong thực tế ở nhiều trường cho chúng ta thấy trong
các kì thi phổ thơng trung học và đại học có rất nhiều điểm 0 mơn lịch sử, thậm trí số
lượng học sinh đăng kí tham gia thi mơn lịch sử rất ít so với các mơn học khác. Đồng
thời do xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã tạo tâm lý cho đa phần học sinh và kể cả
phụ huynh thường xem môn lịch sử là môn phụ, môn học thuộc, không phải là môn
tuyển sinh vào lớp 10 nên ít quan tâm đến. Thậm chí có nhiều học sinh rất giỏi về môn
lịch sử nhưng không chọn môn lịch sử là mục tiêu học tập, hoặc khi các em lựa chọn thì
gặp phải sự ngăn cản của cha mẹ. Điều này đã tạo khó khăn lớn đối với q trình chọn
và ơn đội tuyển học sinh giỏi về mơn lịch sử, bởi vì hầu hết các em chọn các môn khoa
học tự nhiên và tiếng Anh, khi nào các mơn khác chọn hết thì các em mới đi mơn lịch
sử. Chính vì vậy, thầy cơ phải lựa chọn những học sinh ôn đội tuyển học sinh giỏi
khơng theo ý muốn của mình. Đây chính là ngun nhân chính, dẫn đến kết quả thi của
các em chưa cao, dù cho giáo viên nhiệt tình, tích cực mà khơng được học sinh ủng hộ
thì tất cả đều khơng có tác dụng. Qua nhiều năm bản thân tơi được phân công ôn đội
tuyển cho thấy năm nào học sinh phối hợp tốt với giáo viên thì kết quả cao và ngược lại.
Bên cạnh đó, các em trong đội tuyển chưa đầu tư nhiều thời gian cho mơn mình được
chọn ôn, bởi vì các em vừa phải đảm bảo chất lượng của các mơn học, vừa phải ơn
chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nên rất hạn chế về thời gian ôn.
2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi mơn Lịch sử
Để phát hiện học sinh có năng khiếu đối với môn lịch sử là công việc không dễ
dàng, có nhiều cách để phát hiện học sinh học tốt môn lịch sử, tùy thuộc vào khả năng,
sự tư duy của từng khóa học sinh, tơi đã thực hiện lựa chọn linh hoạt đối tượng học sinh
tham gia ôn luyện học sinh giỏi theo các cách sau:
2.3.1.1. Thông qua cách học tập và xây dựng bài trên lớp để từ đó phát hiện các em
học sinh có sự hứng thú, u thích mơn lịch sử
Để phát hiện học sinh có hứng thú, u thích mơn lịch sử thì trong các giờ dạy trên
lớp, giáo viên cần chú ý quan sát những học sinh hay chăm chú nghe giảng, hăng say
phát biểu xây dựng bài, có thái độ học tập tích cực, tự giác, hay hỏi thầy cô những vấn
đề chưa rõ... Đồng thời, trong quá trình dạy, khi giáo viên đặt tình huống có vấn đề từ
dễ đến khó thì học sinh sẽ vận dụng các kiến thức lịch sử đã học để giải quyết các vấn
đề đặt ra. Khi thực hiện thao tác này tôi nhận thấy với những học sinh trung bình thì các
em tự bằng lịng với những câu đã trả lời đúng, ngược lại với những em học sinh có
năng khiếu và hứng thú học tập bộ mơn thì các em khơng dừng lại ở đó mà tiếp tục đặt
ra các tình huống có vấn đề khác để giải quyết, đồng thời tìm hiểu sự kiện lịch sử ở các
góc độ khác nhau. Chẳng hạn như trong quá trình học ở lớp cũng như ở nhà các em
ln tự đặt ra các câu hỏi: “Vì sao?”, “Cần làm gì?”…
Ví dụ: Sau khi học xong bài Nhật Bản (lịch sử lớp 9) về những thành tựu to lớn của
Nhật Bản từ năm 1950, học sinh sẽ tự đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao Nhật Bản là đất
nước nghèo tài nguyên, liên tiếp phải chịu những thiên tai nặng nề do động đất, sóng
thần gây ra nhưng Nhật vẫn phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế, tài chính lớn nhất của thế giới. Trong khi đó Việt Nam chúng ta giàu tài nguyên,
có nhiều tiềm lực nhưng nền kinh tế vẫn chưa phát triển mạnh. Và chúng ta cần phải
làm gì để đưa đất nước phát triển đi lên hơn nữa.
Quá trình HS tự đặt ra câu hỏi và bằng kiến thức đã học tự giải quyết câu hỏi (có
thể chưa hồn thiện và chính xác tuyệt đối), nhưng với việc tự đặt ra câu hỏi như vậy,
kết hợp kiến thức đã học và kiến thức tham khảo... HS sẽ khắc sâu kiến thức và hiểu
vấn đề một cách kỹ càng hơn. Mặt khác những vấn đề đặt ra mà q khó, khơng giải
quyết được thì HS sẽ tìm đến sự giúp đỡ của GV. Đối với tơi thì những em HS có khả
năng như vậy là tiêu chí quan trọng khi chọn HSG cho bộ mơn.
Ngồi ra việc lựa chọn và phát hiện HSG bộ môn lịch sử cần phải lựa chọn các em
HS nắm vững được kiến thức cơ bản trong chương trình phổ thơng đã học và những
kiến thức mở rộng liên hệ phù hợp với điều kiện thực tế ở quê hương, đất nước. Đây
cũng là một khả năng cần thiết cho việc học tốt môn lịch sử.
2.3.1.2. Qua các tiết kiểm tra viết
Thông qua các tiết kiểm tra viết để phát hiện học sinh có khả năng hiểu lịch sử và
giải quyết vấn đề nhanh, đúng bản chất sự kiện, vấn đề lịch sử của đề ra. Trong bài viết
của các em, tôi đặc biệt chú ý những bài làm có khả năng thể hiện rõ ở việc xác định
3
đúng kiến thức trong đề, biết dùng lời văn, dùng các dạng câu để trình bày, lập luận
logic, có sự sáng tạo kết hợp với chữ viết đẹp, rõ ràng và nghiêm túc khi làm bài. Khi
trả bài kiểm tra tôi thường nêu gương những học sinh đạt điểm cao để khích lệ tinh thần
học tập ở các em.
2.3.1.3. Thơng qua kết quả học tập của HS ở các lớp dưới
Trong q trình dạy đại trà, tơi đã theo dõi các em ngay từ lớp 6, 7. Bản thân tôi là
GV duy nhất giảng dạy bộ môn lịch sử nên 4 năm giảng dạy các em liên tục (từ lớp 6
đến lớp 9) là cơ hội để tơi có thể đánh giá, nắm bắt được khá sát từng đối tượng HS.
Hoặc căn cứ vào điểm số hoặc kết quả thi của năm trước, nhất là điểm thi qua các kì thi
mà các em trải qua, đánh giá một cách nghiêm túc và trung thực, điểm số không phải là
cơ sở và căn cứ chủ yếu càng không phải là điều kiện quyết định để lựa chọn học sinh
có năng khiếu nhưng nó vẫn là kết quả trực quan ban đầu để đánh giá và đưa các em
vào đội tuyển.
2.3.1.4. Tìm hiểu qua giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi, quan tâm sát sao nhất với học sinh của lớp
mình chủ nhiệm, họ có thể hiểu rõ về năng lực học tập, khả năng tiếp thu tri thức, tính
tình, hồn cảnh... của các em học sinh, vì vậy cho nên khi tham khảo ý kiến của GV chủ
nhiệm, chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin hiểu biết để lựa chọn HS có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải tham khảo ý kiến của các GV bộ môn để tìm
hiểu năng lực học tập của HS ở các môn học khác, kể cả các môn tự nhiên. Một HSG
mơn lịch sử thì địi hỏi ngồi việc học tốt mơn lịch sử cịn phải học tốt các mơn khác,
bởi vì học lịch sử khơng chỉ cần biết và nhớ sự kiện là đủ mà cịn phải có khả năng phân
tích, so sánh, tổng hợp, khái qt hóa, tư duy, suy luận để tìm hiểu bản chất của vấn đề.
Nếu một HS học yếu các mơn Tốn, Lý, Hóa thì khơng thể có khả năng tư duy, lập luận
tốt, hoặc một HS học yếu mơn Văn thì khơng thể trình bày lịch sử một cách rõ ràng,
mạch lạc được...
Tóm lại người học lịch sử giỏi cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn
như khả năng tiếp thu và cách tiếp cận vấn đề, khả năng khái quát và nhớ các sự kiện,
khả năng tư duy, suy luận, lập luận lơgic, chặt chẽ, khả năng trình bày trơi chảy, mạch
lạc...Hay nói cách khác là cần phải có sự kết hợp các tố chất cần thiết của nhiều mơn
học, vì vậy việc tìm hiểu thơng qua GV bộ môn cũng rất cần thiết khi lựa chọn HSG
môn sử.
2.3.1.5. Thơng qua hoạt động ngoại khố, hướng nghiệp
Thơng thường hoạt động ngoại khóa được tiến hành theo chủ điểm hàng tháng,
mỗi tháng có hai buổi hoạt động ngoại khóa. Khi tổ chức thực hiện, GV có thể dựa vào
các chủ điểm đó để đưa lịch sử vào nội dung hoạt động, qua đó có thể phát hiện và lựa
chọn được những HS có năng khiếu và có hiểu biết về lịch sử.
Ví dụ:
- Trong tháng 12: có sự kiện nổi bật đó là ngày 22 – 12, giáo viên tổ chức buổi sinh
hoạt ngoại khóa để học sinh tìm hiểu truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
4
- Tháng 2 và 3: tổ chức sinh hoạt nội dung hướng về sự kiện thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam và ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Cứ như vậy, dựa vào các sự kiện lịch sử tương ứng với thời gian nhất định, GV linh
động tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa như thi kể chuyện lịch sử, trò chơi
lịch sử, hoặc sưu tầm tư liệu... Trong q trình hoạt động, tơi nhận thấy đối với các em
có năng khiếu, có kiến thức về lịch sử thường có hứng thú tham gia hơn những HS
khác, chất lượng thực hiện các hoạt động của những HS này cũng hơn hẳn những HS
khác.
Hoạt động hướng nghiệp, giúp các em HS định hướng tương lai, nghề nghiệp cho
bản thân. Khi thực hiện GV nhắm việc lựa chọn HSG vào những HS có xu hướng nghề
nghiệp sau này gắn bó với các mơn xã hội, bởi đây là nền tảng đầu tiên để tạo dựng
lòng đam mê, sự quyết tâm theo đuổi học tập lịch sử của HS.
Những buổi ôn tập hay làm bài tập trên máy chiếu, thời gian cịn lại, GV có thể tổ
chức cho HS chơi giải đáp ơ chữ, tìm nhân vật lịch sử, hay chiếu các đoạn phim tư liệu
cũng có tác dụng gây hứng thú học tập ở các em.
2.3.1.5. Trực tiếp gặp các em
Mục đích gặp các em là để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, tinh
thần tự giác trong học tập, có cảm giác an tâm, thoải mái, giới thiệu các em tham gia
vào đội tuyển để bồi dưỡng. Phân tích cho các em niềm tự hào, định hướng nghề nghiệp
cho các em trong tương lai.
Trong những năm học gần đây việc lựa chọn học sinh giỏi môn lịch sử được tôi
lựa chọn linh hoạt qua cách đã nêu trên, nhưng dù ở cách nào thì tơi vẫn đặt ra các tiêu
chuẩn cần có ở học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi phải là những học sinh có trí
thơng minh, tinh thần tự chủ, tiếp thu nhanh kiến thức, có niềm say mê và u thích học
mơn lịch sử, có năng lực tư duy tốt ở mọi khía cạnh của kiến thức, có khả năng nhớ lâu,
khả năng suy diễn, giải quyết xử lý tình huống linh hoạt và hiệu quả cao, là những em
có ý thức trong học tập, có ý trí vươn lên để đạt được kết quả cao. Việc phát hiện và
tuyển chọn học sinh vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 và lớp 9 dự thi
học sinh giỏi cấp thành phố như vậy tơi thấy rất có hiệu quả.
2.3.2. Xây dựng khung chương trình và đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đối với lớp bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử việc giáo viên lựa chọn kiến thức để
xây dựng khung chương trình và lập đề cương ơn tập là cơng việc bắt buộc, góp phần
quyết đinh chất lượng ơn tập và kết quả thi học sinh giỏi của các em. Để có khung
chương trình và bộ đề ơn tập tốt, đầy đủ tôi đã dựa vào:
- Kế họach, khung chương trình thi học sinh giỏi khối lớp 8 và lớp 9 của phịng
giáo dục thành phố Thanh Hóa và của nhà trường
- Các tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử từ khối 6 đến khối 9; cuốn
chuẩn kiến thức – kĩ năng của bộ giáo dục và đào tạo ban hành ; tài liệu lịch sử địa
phương Thanh Hóa ; các tài liệu lịch sử tham khảo có liên quan đến nội dung ơn tập học
sinh giỏi.
5
Từ các căn cứ cơ bản nêu trên, tôi đã xây dựng khung chương trình và đề cương
ơn như sau:
2.3.2.1 Xây dựng khung chương trình
- Lớp 6 : + Lịch sử thế giới cổ đại.
+ Lich sử Việt Nam cổ đại.
- Lớp 7 : + Lịch sử thế giới thời kì trung đại.
+ Lich sử Việt Nam từ TK X đến giữa TK XIX.
- Lớp 8 : + Lịch sử thế giới cận đại từ 1566 – 1917 và lịch thế giới hiện đại từ
1917 – 1945.
+ Lich sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918.
- Lớp 9 : + Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay.
+ Lich sử Việt Nam từ năm 1919 đến 1925.
- Lịch sử địa phương:
+ Thanh Hóa thời tiền sử và thời dựng nước.
+ Thanh Hóa thời kì chống phương Bắc đơ hộ.
+ Thanh Hóa trong thời kì hình thành và phát triển của nhà nước Đại
Việt thời Lý - Trần.
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hoá (1418 – 1423).
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Thanh Hóa từ
cuối TK XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
2.3.2.2. Xây dựng đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi
Căn cứ vào khung chương trình kiến thức lịch sử đã nêu trên, căn cứ vào kiến
thức, chương trình bộ mơn, cấu trúc đề thi các năm học trước mà phịng giáo dục đã tổ
chức, tơi đã xây dựng đề cương ôn tập cho các em ôn khối lớp 8 và lớp 9 cấp thành phố
như sau:
Riêng phần kiến thức lịch sử lớp 6 và lớp 7 tôi hướng dẫn cho các em tự học ở nhà
là chính, để qua đó các em có nền tảng kiến thức trọng tâm để tiếp thu một cách logic
với kiến thức lịch sử lớp 8 và lớp 9. Trong đề cương bồi dưỡng tôi biên soạn chủ yếu là
kiến thức lịch sử lớp 8 và lớp 9 theo chương trình học mà phòng giáo dục đưa ra. Cấu
trúc đề cương gồm: kiến thức trọng tâm - câu hỏi và bài tập nâng cao, cụ thể như sau :
* Lớp 8 : Những kiến thức trọng tâm theo chủ đề mà học sinh cần nắm :
Thứ nhất: Phần lịch sử thế giới cận đại từ giữa TK XVI đến 1917.
Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản (từ giữa TK XVI đến
nửa sau TK XIX).
- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu trong các TK XVI –
XVII.
- Cách mạng Hà Lan: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
6
- Cách mạng tư sản Anh TK XVII: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và
hạn chế của cách mạng tư sản Anh.
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, sự ra đời của Hợp chủng
quốc Hoa Kì.
Chủ đề 2: Các nước Âu - Mĩ cuối TK XIX - đầu TK XX.
- Công xã Pa-ri: Nguyên nhân, diễn biến của công xã, một số chính sách quan trọng
của cơng xã, ý nghĩa lịch sử của công xã.
- Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối TK XIX - đầu TK XX
+ Sự phát triển về kinh tế.
+ Những đặc điểm về chính trị, xã hội.
+ Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa của các nước.
- Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX - đầu TK XX.
+ Cuộc đấu tranh của công nhân các nước: nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
+ Phong trào công nhân Nga và sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Những thành tựu về kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIII - XIX
Chủ đề 3: Châu Á TKXVIII – đầu TK XX.
- Tình hình Trung Quốc trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản.
- Một số phong trào tiêu biểu từ giữa TK XIX đến cuộc cách mạng Tân Hợi
(1911).
- Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây và phong trào đấu tranh của nhân
dân Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.
- Cuộc Duy Tân Minh Trị và quá trình Nhật Bản trở thành một nước đế quốc.
Chủ đề 4 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Nguyên nhân, diễn biến và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.
Thứ hai : Phần lịch sử thế giới hiện đại ( từ 1917 đến 1945)
Chủ đề 1: Cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Sự bùng nổ của cách mạng tháng Hai 1917: diễn biến và kết quả cuả cách mạng
tháng Hai.
- Cách mạng tháng Mười 1917: diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
Chủ đề 2: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Những nét khái quát về châu Âu.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng
sản.
- Sự khủng hoảng kinh tế thế giới (1919 – 1933) và tác động của nó đối với châu
Âu: nguyên nhân, diễn biến, hậu quả.
Chủ đề 3 : Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
7
- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)
Chủ đề 4 : Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945)
Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của cuộc chiến tranh.
Thứ ba, Phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến năm 1918
Chủ đề 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884).
- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược.
- Âm mưu và quá trình xâm lược của thực dân Pháp.
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Kì.
- Âm mưu xâm lược Bắc kì của thực dân Pháp.
- Sự chống trả quyết liệt của quân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì.
- Nội dung của các hiệp ước : Nhâm Tuất(1862), Giáp Tuất (1874), Hác – măng
(1883), Pa – tơ – nốt(1884).
- Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX.
Chủ đề 2: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối TK XIX (từ sau năm 1885).
- Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (1885).
- Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: cuộc khởi nghĩa
Hương Khê (thời gian, người lãnh đạo, diễn biến, kết quả, ý nghĩa).
- Phong trào nông dân Yên Thế (thời gian, người lãnh đạo, diễn biến, kết quả, nguyên
nhân thất bại, ý nghĩa).
Chủ đề 3: Xã hội Viêt Nam trong những năm cuối TK XIX đầu TK XX.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam: mục đích, kế
hoạch, nội dung, cách tiến hành.
- Những chuyển biến về kinh tế: xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp
nhẹ, đường sắt.
- Những chuyển biến về xã hội, sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới: công nhân, tư
sản, tiểu tư sản.
Chủ đề 4: Phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu TK XX đến năm
1918.
- Mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu TK XX.
- Nguyên nhân, diễn biến của phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận
động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.
- Vụ mưu khởi nghĩa của binh lính ở Huế và cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái
Nguyên.
- Bước đầu hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành: hồn cảnh, cuộc hành trình
và quá trình chuyển biến về tư tưởng.
* Lớp 9: Những kiến thức trọng tâm theo chủ đề mà học sinh cần nắm :
8
Thứ nhất: Phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay
Chủ đề 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 70 của TK XX :
+ Liên Xô: Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)
Nguyên nhân, thành tựu, ý nghĩa công cuộc khôi phục kinh tế.
+ Các nước Đông Âu:
Thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính.
- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của TK XX :
+ Sự khủng hoảng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu.
+ Nguyên nhân sụp đổ.
Chủ đề 2: Các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh từ 1945 đến nay.
- Tình hình chung của các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh.
- Trung Quốc : Sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, công cuộc cải
cách mở cửa và những thành tựu to lớn.
- Các nước Đông Nam Á: cuộc đấu tranh giành độc lập, sự ra đời và phát triển của
tổ chức ASEAN.
- Châu Phi: tình hình chung, Cộng hòa nam Phi và cuộc đấu tranh chống chế độ
phân biệt chủng tộc
- Các nước Mĩ la tinh: những nét chung về xây dựng và phát triển đất nước, Cu Ba
và cuộc cách mạng nhân dân.
Chủ đề 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
- Nước Mĩ: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, kinh tế ; chính sách đối nội, đối
ngoại sau chiến tranh.
- Nhật Bản: Sự khôi phục và tăng trưởng nhanh về kinh tế; chính sách đối nội, đối
ngoại sau chiến tranh.
- Tây Âu: Tình hình chung, sự liên kết khu vực.
Thứ hai: Phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 1925
+ Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp trong các lĩnh vực:
nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thơng vận tải, tài chính, thuế.
+ Sự biến đổi về mặt kinh tế, xã hội của đất nước ta trong những năm 1919 – 1929
+ Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919 đến 1925, ý nghĩa và
tác dụng của những hoạt động đó.
* Phần lịch sử địa phương (dùng chung cho cả lớp 8 và lớp 9):
- Lớp 6: + Thanh Hóa thời tiền sử và thời dựng nước.
9
+ Thanh Hóa thời kì chống phương Bắc đơ hộ.
- Lớp 7:
+ Thanh Hóa trong thời kì hình thành và phát triển của nhà nước Đại Việt thời
Lý - Trần.
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418 – 1423).
- Lớp 8: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Thanh Hóa từ cuối TK
XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đề cương phải biên soạn ngắn gọn, súc tích, nêu bật được trọng tâm của vấn đề.
Trong quá trình bồi dưỡng, GV dựa vào đó để mở rộng phân tích, dẫn chứng để làm rõ
bản chất của vấn đề. Cùng với đề cương chi tiết là hệ thống các câu hỏi, bài tập nâng
cao, các dạng đề thường gặp để HS tham khảo và có thể tự kiểm tra kiến thức của mình
sau khi học xong. Ví dụ: Sau khi học xong chủ đề 1 của phần lịch sử thế giới cận đại
lớp 8, giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi ôn tập để học sinh làm như:
Câu 1: Nêu mốc thời gian, tên, hình thức đấu tranh của các cuộc cách mạng tư sản
thời cận đại theo mẫu sau:
Thời gian
Tên các cuộc
Mục đích
Hình thức đấu
Kết quả
cách mạng tư
tranh
sản
Câu 2: Vì sao cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Nê-đéc -lan có ý nghĩa như một
cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thế giới? Nêu thái độ của quần chúng nhân dân và
tư sản, quý tộc trong cuộc cách mạng.
Câu 3: Trình bày tính chất của cách mạng tư sản Hà Lan và cách mạng tư sản Anh.
Câu 4: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập
ở Bắc Mĩ.
Câu 5: Tuyên ngôn độc lập 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì ?
Câu 6: Vì sao chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực
sự là một cuộc cách mạng tư sản ?
Câu 7: Thế nào là cuộc cách mạng tư sản ?
Câu 8: Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ rằng sự phát
triển của cách mạng tư sản Pháp.
Câu 9: Vì sao nói: ‘‘Cách mạng tư sản Pháp 1789-1794’’là cuộc cách mạng tư sản
triệt để nhất ?
10
Câu 10: Cánh mạng tư sản Pháp có tác dụng tích cực và hạn chế như thế nào đối
với sự phát triển của lịch sử ?
Hoặc trong phần lịch sử lớp 9 mỗi chủ đề giáo viên cũng đưa ra các câu hỏi, bài
tập cho học sinh làm như :
- Phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay
Chủ đề 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Câu hỏi:
- Nêu những thành tựu chính trong cơng cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến
nửa đầu TK XX.
- Quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên Xơ và các nước Đơng Âu? Phân tích
ngun nhân dẫn đến sự tan rã đó?
- Vai trị quốc tế của Liên Xơ từ 1945 đến 1991.
- Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đơng Âu có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội khơng? Vì sao?
Chủ đề 2: Các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh từ 1945 đến nay
Câu 1: Lập bảng thống kê về các nước Đông Nam theo mu sau:
STT
Tờn nc
Th ụ
Tên nớc
xâm lợc,
phụ thuộc
Thi gian
c lập
Thời gian
gia nhập
ASEAN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Qua bài tập học sinh sẽ dễ dàng nhớ được tổng số các nước Đông Nam Á,
thời gian giành độc lập, thời gian tham gia tổ chức ASEAN.
Câu 2: So sánh phong trào giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng đất
nước của các nước Châu Á, châu Phi sau chiến tranh thế giới hai.
11
Tiêu chí so sánh
Châu phi
Châu Á
Tổ chức lãnh đạo
Hình thức đấu tranh
Mức độ giành độc lập
Sự phát triển kinh tế
sau khi giành độc lập
Chủ đề 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
Câu hỏi: Lập bảng thống kê những nội dung chính theo mẫu sau:
Nội dung
Mĩ
Nhật Bản
Tây Âu
Hoàn cảnh
Kinh tế từ 1945 đến
1950
Kinh tế từ 1950 đến
những năm 70 của
TKXX
Đối nội
Đối ngoại
Chủ đề 4: Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay
Câu hỏi:
- Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì? Nêu những việc làm của Liên hợp
quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết.
- Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Thời cơ, thách thức của các nước khi
bước vào TK XXI. Nhiệm vụ to lớn của nhân dân ta là gì?
Chủ đề 5: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ 1945 đến nay
Câu hỏi: Lập bảng thống kê những nội dung theo mẫu sau :
Nguồn gốc
Thành tựu
Tác động tích
Tác động tiêu
So sánh với cuộc
cực
cực
cách mạng KH-KT
lần 1
12
- Phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 1930
Câu hỏi:
- Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau chiến
tranh thế giới thứ nhất?
- Chương trình khai thác thuộc địa lần hai của Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đọan chính
trị, văn hóa, giáo dục nào? Mục đích của những thủ đoạn đó là gì?
- Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
- Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, trong xã hội
Việt Nam sau chiến tranh.
2.3.3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi đối với từng khối.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sẽ giúp cho người GV nắm chắc về nội dung
cơ bản cần truyền đạt cho HS, xác định cụ thể con đường, cách thức, nhiệm vụ của
mình. Hiện nay ngồi các buổi học chính khóa, HS cịn phải học phụ đạo, sinh hoạt
ngoại khóa, lao động... nên thời gian ôn thi HSG sẽ bị hạn chế. Do vậy muốn cho công
tác bồi dưỡng HSG được tốt, người GV cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng khối
lớp; trong quá trình dạy, GV bám sát và làm theo kế hoạch đó để đảm bảo thời gian, bảo
đảm đủ nội dung kiến thức. Tùy thuộc vào nội dung kiến thức của từng giai đoạn lịch
sử, tùy vào tình hình thực tế cụ thể, GV đưa ra kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp. Ví dụ:
Nội dung ơn
Số tiết
Thời gian ôn
- Các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh từ 1945
15
đến nay
Vào các buổi chiều thứ 5, thứ
- Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945
7 theo lịch học của nhà
15
đến nay
trường
- Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay
5
2.3.4. Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ Lịch sử.
Để ghi nhớ sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử chúng ta có nhiều biện pháp, là giáo
viên giảng dạy môn lịch sử qua q trình dạy học nhiều năm, bản thân tơi luôn trăn trở
và đã rút ra một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ghi nhớ lịch sử một cách chắc chắn
và lâu dài nhất, cụ thể như sau :
- Biết xâu chuỗi các sự kiện là cách nhớ lâu mơn lịch sử: Khi học mơn lịch sử
khơng ít học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi vì có q nhiều sự kiện phải nhớ, rất
nhiều em bị nhầm từ sự kiện này sang sự kiện khác. Chính vì thế khi học đến một sự
kiện lịch sử nào, các em cần đọc hiểu kĩ và nắm rõ về các mốc thời gian, nhân vật. Sau
mỗi sự kiện học được các em nên vẽ một sơ đồ biểu diễn các sự kiện cụ thể. Như vậy
các em sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó học sinh nên tổng kết lại kiến thức mỗi bài
học được theo bảng. Bảng kiến thức ngắn gọn sẽ giúp các em bao quát tất cả các phần
kiến thức quan trọng.
13
Ví dụ: Sau khi học xong chương III: Châu Á thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX, học sinh
tổng kết lại kiến thức đã học theo bảng sau:
Tên nước
Thời gian
Phong trào
Kết quả
Ý nghĩa
Một cách nhớ lâu khác mà các em có thể áp dụng đó là viết những sự kiện hay
quên, hay nhầm lẫn trên tờ giấy nhớ và gián ở bất kì chỗ nào các em hay nhìn đến nhất,
cách này sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả.
- Lựa chọn thời gian để học thuộc kiến thức: Với những mơn học có nhiều lí thuyết
như mơn lịch sử thì các em cần lựa chọn thời gian phù hợp. Tốt nhất là học vào sáng
sớm, khoảng thời gian từ 4giờ 30 phút đến 6 giờ là khung giờ vàng để não bộ tiếp thu
kiến thức. Lúc này không gian yên tĩnh rất tốt cho việc ghi nhớ.
- Biết cách chọn lọc thông tin để học: Với lịch sử, việc để nhớ hết các sự kiện lịch
sử không phải là một điều dễ dàng. Chúng ta chỉ cần chọn lọc thơng tin, học những gì
mấu chốt nhất của sự kiện đó. Hãy chú tâm vào những sự kiện nổi bật, quan trọng mà
thầy cô thường nhắc tới. Tuy nhiên cũng khơng vì thế mà các em học tủ, học lệch.
Ví dụ: Sau khi học xong mục II, bài 7: Các nước Mĩ la - tinh, các em cần chọn lọc
những sự kiện nổi bật, quan trọng như :
+ 3 - 1952, Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự.
+ 26 - 7 - 1953, Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng 153 thanh niên yêu nước tấn công pháo đài
Môn-ca-đa nhưng thất bại.
+ 11- 1956, Phi - đen về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
+ 1 - 1 - 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị sụp đổ.
+ 4 - 1961, Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu về văn hóa,
giáo dục, y tế.
- Liên hệ kiến thức học với thực tế giúp ghi nhớ nhanh hơn: để những sự kiện lịch
sử không bị khô khan thì các em có thể liên hệ với thực tế. Lấy ví dụ minh họa sinh
động, thăm quan di tích lịch sử, xem phim tài liệu... Tất cả những việc này sẽ giúp các
em nhớ kiến thức nhanh hơn rất nhiều.
Ví dụ : Sau khi học xong bài: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418 –
1423) phần lịch sử địa phương, các em có thể đi tham qua khu di tích Lam Kinh (ở
huyện Thọ Xuân), qua đó các em sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu hơn các kiến thức lịch sử đồng
thời khơi dậy niềm đam mê, sự tìm tịi các kiến thức lịch sử hơn.
- Học đến đâu ghi lại đến đấy: cách nhớ lâu mơn lịch sử chính là học đến đâu ghi
chép đến đấy. Hãy tự chép lại những sự kiện chính sau một bài học. Thường xuyên tổng
hợp lại kiến thức và sắp xếp thời gian ôn luyện, các em sẽ nhớ lâu được kiến thức.
14
- Sử dụng sơ đồ tư duy: Không chỉ hữu ích với môn học khác, sơ đồ tư duy cũng
rất hữu dụng để các em học lịch sử. Sơ đồ tư duy giúp các em hệ thống lại kiến thức
đầy đủ, nhớ được những mốc quan trọng. Với sơ đồ tư duy các em sẽ tóm gọn được
những diễn biến của sự kiện. Để sau đó ơn tập một cách dễ dàng, tiết kiệm được nhiều
thời gian.
- Để tránh nhầm lẫn, các em nên phân bài học của mình ra từng phần, một bài học
dài sẽ rất khó nhớ, nhưng khi chia thành các phần nhỏ thì sẽ nhớ nhanh hơn. Mỗi phần
các em nên viết ra giấy những ý chính, đánh dấu những phần quan trọng bắt buộc phải
nhớ, học đến đâu chắc đến đấy khơng bỏ sót kiến thức.
- Trao đổi với bạn bè: Nếu việc học một mình khiến em thấy chán nản thì hãy học
nhóm cùng bạn. Các em có thể giúp đỡ bổ sung những phần kiến thức bạn mình cịn
thiếu hay chưa hiểu và đặc biệt các em có thể vấn đáp, tranh luận một vấn đề nào đó với
nhau. Hãy đặt mục tiêu cho buổi học. Ví dụ: hơm nay sẽ học một bài, hôm sau học một
bài và cứ như vậy đặt mục tiêu cho các buổi học khác.
- Trong quá trình học bài, học sinh cũng cần nhớ tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều
học sinh học thuộc nội dung nhưng lại khơng nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể
“râu ông nọ cắm cằm bà kia”- nghĩa là lạc đề.
2.3.5. Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm bài lịch sử.
Trong quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh, tôi đã kết hợp tiến hành hướng
dẫn học sinh kĩ năng, phương pháp làm bài. Để các em nắm được cách làm bài lịch sử,
giáo viên cần hướng dẫn cụ thể từng bước cho học sinh. Muốn làm tốt bài thi, giáo viên
yêu cầu các em phải chú ý những vấn đề sau:
- Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề - định hướng cho bài làm
Đây là khâu quan trọng giúp học sinh nắm chắc yêu cầu đề, trách làm sai đề. Muốn
vậy, giáo viên, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề, gạch chân dưới các từ ngữ quan
trọng của câu hỏi, đó là chìa khóa giúp các em có định hướng chính xác cho bài làm
của mình.
- Bước 2: Vạch ý: Từ việc tìm hiểu đề, các em sẽ vạch ý cơ bản cho bài làm. Với đề
bài này thì cần phải đưa ra những nội dung nào để câu hỏi trả lời chính xác, đầy đủ, trọn
vẹn. Có bao nhiêu ý lớn, mỗi ý lớn cần có những ý nhỏ nào, thứ tự sắp xếp các ý. Công
việc này là cơ sở để các em viết bài, tránh tình trạng làm bài thiếu sót nội dung yêu cầu
- Bước 3: Phân bố thời gian một cách hợp lý cho mỗi câu.
Phân bố thời gian là yếu tố giúp HS hoàn thành bài thi đúng kế hoạch, đảm bảo
giải quyết hết các câu hỏi của đề bài, do vậy khi làm bài, HS có thể dựa vào thời gian
cho phép của buổi thi để thông qua nội dung các câu hỏi mà phân chia cho hợp lý, sau
đó ghi thời gian dành cho từng câu, từng phần vào dàn ý để nhắc nhở bản thân chú ý
thời gian trong quá trình làm bài. Khi làm bài thì khơng nhất thiết phải đi tuần tự từ câu
1 đến câu cuối cùng, mà cứ câu nào dễ thì làm trước, câu khó làm sau, nhưng nhớ làm
câu nào phải làm cho hoàn chỉnh. Đừng mất thời gian nhiều cho phần mở bài, nên
nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề cần trình bày để tiết kiệm thời gian.
15
- Bước 4 : Trình bày bố cục của bài thi.
Làm bài thi môn Lịch sử cũng gần giống như làm một bài văn – tức là khi trình bày
bài làm (trả lời câu hỏi) cần phải có ba phần: mở bài, thân bài và kết luận. Trong đó:
Phần mở bài thường trực tiếp đi thẳng vào vấn đề hoặc đề cập chi tiết liên quan sau
đó dẫn dắt vấn đề cần trình bày, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi
đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào.
Phần thân bài là phần giải quyết những vấn đề đặt ra, chứa đựng những nội dung cơ
bản của bài làm.
Phần kết luận phải chốt lại một vấn đề lịch sử mà đề bài đặt ra.
Khi làm một bài lịch sử cần đòi hỏi lập luận chặt chẽ, logic, các sự kiện lịch sử phải
cụ thể, mốc thời gian phải chính xác, viết đúng chính tả, viết rõ ràng, câu văn trong
sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dịng.
Vì Lịch sử là một mơn khoa học xã hội nên trong khi làm bài có thể trình bày một cách
có hệ thống, nếu thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý
nghĩa có thể đánh kí hiệu 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng.
- Bước 5: Kiểm tra, hoàn thiện lại bài làm: Bước này rất quan trọng, khi làm bài cần
dành ít thời gian để kiểm tra lại tồn bộ bài làm của mình. Rà sốt lại xem nội dung
kiến thức, chính tả, cú pháp ...sau đó mới tiến hành nộp bài.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình áp dụng những biện pháp nêu trên vào đối tượng là các em tham
gia lớp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử, tôi đã thu được một số kết quả
trong những lần học sinh tham dự thi cấp thành phố ở các năm học như sau :
THỜI GIAN
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015
Năm học 2015-2016
Năm học 2016-2017
Năm học 2017-2018
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1 HS đạt giải Ba cấp thành phố ( 1giải nhì
cấp tỉnh)
1 HS đạt giải nhì cấp thành phố
1 HS đạt giải Ba cấp thành phố
1 HS đạt giải Ba cấp thành phố
1 HS đạt giải Ba cấp thành phố
2 HS đạt giải Ba,1 HS đạt giải khuyến
khích cấp thành phố
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ thực tế giảng dạy và ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường
THCS Thiệu Vân từ nhiều năm nay, tôi đã rút ra một kinh nghiệm muốn đạt kết quả tốt
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử thì giáo viên phải là người có năng
lực, tâm huyết với nghề, thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn, ln cập
nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy, ôn luyện
cũng như nhạy bén trong việc tiếp cận yêu cầu các dạng đề thi học sinh các cấp, phải
biết cách tuyển chọn những HS có năng khiếu, hứng thú với môn học và định hướng
các em vào đội tuyển ngay từ đầu cấp. Trong quá trình thực hiện GV vận dụng linh
hoạt, có sự điều chỉnh, bổ sung, ứng dụng những kinh nghiệm như trên thì chất lượng
ơn thi mới đạt được kết quả cao.
3.2. Kiến nghị
Để cho tác ôn đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kì thi tơi có một số
kiến nghị sau:
- Phòng giáo dục và đào tạo cần đưa ra khung chương trình ơn, làm tốt hơn nữa
cơng tác ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, thời gian thi để HS tham gia ơn luyện và dự thi
có hiệu quả.
- Nhà trường cần lên lịch và có thời gian ôn cụ thể, tăng cường bổ sung cơ sở vật
chất, trang thiết bị, tài liệu hỗ trợ để phục vụ công tác ôn thi HSG.
- Hội cha mẹ HS phải động viên, tạo điều kiện về không gian và thời gian cho các
em học, khen thưởng kịp thời những giáo viên và học sinh có thành tích nổi bật trong
các kỳ thi.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG ở trường THCS
Thiệu Vân, thành phố Thanh Hóa nhằm tích cực nâng cao chất lượng mũi nhọn của đơn
vị nhà trường. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc khơng tránh khỏi thiếu sót, tơi rất
mong sự nhận xét, đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để tơi hồn thành tốt
hơn nữa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian tiếp theo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 16 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Đỗ Thị Hòa
Nguyễn Thị Hiền
17
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1
1
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phát hiện và tuyển chọn HSG môn Lịch sử
2.3.2. Xây dựng khung chương trình và đề cương bồi dưỡng HSG
2.3.3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG đối với từng khối
2.3.4. Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ lịch sử
2.3.5. Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm bài lịch sử
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
3
3
5
13
13
15
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
17
17
18
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
3. Học sinh giỏi:
4. Sách giáo khoa:
5. Nhà xuất bản:
6. Trung học cơ sở :
GV
HS
HSG
SGK
NXB
THCS
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề thi HSG Lịch sử THCS các năm học.
2. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử THCS - NXB giáo dục Việt
Nam - Năm 2009.
3. Phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên
4. SGK Lịch sử 6 NXB giáo dục Việt Nam - Năm 2013.
5. SGK Lịch sử 7 NXB giáo dục Việt Nam - Năm 2013.
6. SGK Lịch sử 8 NXB giáo dục Việt Nam - Năm 2013.
7. SGK Lịch sử 9 NXB giáo dục Việt Nam - Năm 2005.
8. SGK Lịch sử địa phương (Sách dùng cho các trường THCS tỉnh Thanh Hóa) NXB giáo dục Việt Nam - Năm 2017.
20