Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT HUY HOẠT ĐỘNG GỢI ĐỘNG CƠ MỞ ĐẦU TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.87 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY HOẠT ĐỘNG GỢI ĐỘNG CƠ MỞ ĐẦU
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HUYỀN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: TOÁN 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2014-2015
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền.
2. Ngày tháng năm sinh: 10/11/1985.
3. Nam, nữ: Nữ.
4. Địa chỉ: 68/1/22A, khu phố 3, Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai.
5. Điện thoại: (CQ)/ ; ĐTDĐ: 0985299121
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên.
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc
chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): giảng dạy môn toán lớp 10A3, 10A4,


12A1; chủ nhiệm lớp 10A4; phó bí thư Đoàn trường.
9. Đơn vị công tác: trường Bổ túc văn hóa tỉnh.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân.
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm toán.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn toán.
Số năm có kinh nghiệm: 08 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
BM02-LLKHSKKN
Tên SKKN:
PHÁT HUY HOẠT ĐỘNG GỢI ĐỘNG CƠ MỞ ĐẦU TRONG DẠY
HỌC MÔN TOÁN LỚP 10
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toán học là môn Tự nhiên mà đặc thù của bộ môn này có phần khô khan và cứng
nhắc nên khó đối với một bộ phận học sinh. Thậm chí nhiều em còn cảm thấy “sợ”
mỗi khi buổi học nào đó có tiết Toán. Từ khi còn là một giáo viên trẻ mới ra trường,
chập chững bước vào nghề dạy học, không ít lần học sinh hỏi tôi “ Học Toán để làm
gì thế cô? Thuộc bao nhiêu công thức lượng giác, giải bao nhiêu phương trình rồi
cũng thế thôi, sau này em đâu cần nhớ tới! ”. Vì thế tôi luôn trăn trở mỗi khi soạn giáo
án trước khi lên lớp là làm thế nào để bài học hấp dẫn, thú vị, dễ hiểu và quan trọng là
các em học sinh cần biết được mính sắp được học cái gì, học để làm gì.
Nhà khoa học Usinki (1824 – 1870) đã từng nói rằng: “ Anh sẽ nói gì về người
kiến trúc sư khi ông ta khởi công xây dựng một ngôi nhà mới mà ông ta không thể trả
lời được cho anh rằng, đó là một ngôi đền để thờ thần Chân lý, Tình yêu hay Lẽ phải;
hay chỉ là một ngôi nhà để sống tiện nghi; hay một cái cổng thành đẹp đẽ lộng lẫy một
cách vô ích để những người đi qua đường chiêm ngưỡng; hay một khách sạn mạ vàng
để vơ vét tiền của những người đi du lịch tiêu xài hoang phí, hay là một cái nhà cuối
cùng – một cái kho để chứa đồ cũ - mà trên đời này không ai cần đến cả? Anh cũng

sẽ nói những điều tương tự với nhà giáo dục khi ông ta chưa xác định được rõ ràng và
chính xác cho anh về mục đích của hoạt động giáo dục của ông ta” .
Qua thực tế dạy học và quan sát tôi nhận thấy học sinh không thích môn Toán
phần lớn do các em mất căn bản từ lớp dưới, không theo kịp chương trình đang học;
học sinh ngồi học trong lớp không tập trung theo dõi bài giảng vì không thấy sự cần
thiết của bài học đó và vì chưa có động lực học tập. Đối với học viên của hệ Giáo dục
thường xuyên thì vấn đề đó càng khó khăn hơn nữa vì trình độ tiếp thu của các em
thấp hơn rất nhiều so với học sinh phổ thông. Làm thế nào để học sinh quan tâm đến
bài học ngay từ phần mở đầu, trả lời cho các em câu hỏi học để làm gì là cả một nghệ
thuật soạn giáo án của người giáo viên. Vì thế tôi chọn đề tài “ Phát huy hoạt động
gợi động cơ trong giảng dạy môn Toán lớp 10 ”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Động cơ hoạt động là một trong các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học
môn Toán. Việc học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có
ý thức về những mục đích đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ
hoạt động để đạt được được mục đích đó. Và gợi động cơ là nhằm làm cho những
mục đích sư phạm biến thành những mục đích của cá nhân học sinh, có mục đích cụ
thể học sinh sẽ định hướng đúng đắn cho hành vi của mình. Có nhiều loại gợi động cơ
BM03-TMSKKN
: mở đầu, trung gian và kết thúc. Trong bài viết này, tôi muốn đề cập và khai thác sâu
hơn về hoạt động gợi động cơ mở đầu trong việc dạy môn Toán cho học sinh lớp 10.
Trên thực tế hai lớp 10 tôi giảng dạy, qua phần khảo sát chất lượng đầu năm và
phiếu thăm dò ý kiến hỏi các học viên lớp 10 về việc học môn Toán, số lượng các học
viên cho là khó, không thích học, không thấy bộ môn này liên quan đến thực tế đời
sống được thống kê như sau:
LỚP SỐ LƯỢNG TỈ LỆ
10A3 30/35 85,71%
10A4 41/46 89,13%
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
1. Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp:

Thiết kế bài dạy là một công việc thường nhật và đặc thù của giáo viên. Đây
là sản phẩm trí tuệ của giáo viên, trong mỗi bài chuẩn bị như vậy, cốt lõi trí tuệ thể
hiện trong bài soạn là trả lời các câu hỏi : bài này dạy cái gì? Dạy cho đối tượng
nào?
Để phát huy vai trò tích cực của hoạt động gợi động cơ trong dạy học đòi hỏi
người giáo viên phải có sự đầu tư vào việc soạn giáo án trước khi lên lớp. Việc thực
hiện “ gợi động cơ mở đầu” cho một bài học có thể xuất phát:
 Từ thực tế xung quanh học sinh, thực tế của xã hội rộng lớn và thực tế ở những
môn học khác. Tất nhiên phải bao hàm tính chân thực và không đòi hỏi nhiều tri
thức quá khó.
 Từ nội bộ Toán học : nêu một vấn đề toán học xuất phát từ nhu cầu của toán học.
Một số cách để thực hiện “ gợi động cơ mở đầu”:
 Đáp ứng nhu cầu để xóa bỏ một sự hạn chế.
 Hướng tới sự tiện lợi và hợp lí hóa công việc.
 Chính xác hóa một khái niệm nào đó.
 Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống.
 Lật ngược vấn đề.
 Xét tính tương tự.
 Khái quát hóa một vấn đề.
 Tìm sự liên hệ và phụ thuộc.
Để phát huy tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh cần
phối hợp nhiều cách gợi động cơ khác nhau nhưng nên chú ý đến xu hướng phát triển
của cá nhân học sinh.
Sách giáo khoa môn Toán được biên soạn chú trọng sự chính xác khoa học; đảm
bảo giữa các yếu tố : hiện đại ( xác suất – thống kê), hội nhập ( máy tính cầm tay, số
phức), liên môn ( đảm bảo học viên được chuẩn bị kiến thức toán để học các môn
khác). Với đặc điểm của người học chương trình GDTX cấp THPT, ngoài học viên là
thanh niên ở tuổi phổ thông, người học còn đa dạng về độ tuổi, hoàn cảnh gia đình,
khả năng hiểu biết và vốn kinh nghiệm sống. Các nghiên cứu về giáo dục học cho
thấy, một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra một quá trình học có hiệu quả

cho học viên tiếp thu tốt nhất là bài học được mô tả gần với thực tế. Dạy cho đối
tượng này là nhiệm vụ khá khó khăn, nói về cái gì đó quá khó, mang tính hàn lâm thì
các em không hiểu được. Vì thế mà giáo viên cần nhiều sự trợ giúp và tôi chọn trợ
giúp của lịch sử của toán học, kiến thức về các môn khoa học có liên quan,… để làm
cho kiến thức mà ta truyền đạt bớt khô khan, biến toán học thành một môn học hấp
dẫn, thích thú đối với học sinh, làm cho các giờ toán trở nên sôi nổi, hứng thú hơn với
các em.
Với chương trình Toán 10 dạy cho đối tượng học viên hệ GDTX, điều này thật
sự cần thiết, vì các em mới bước từ trường THCS lên THPT, kiến thức mỗi bài nhiều
và khó hơn, cách học cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Thực hiện hoạt động gợi
động cơ khi bắt đầu bài học của một chương hay một bài, tôi chọn hướng đan xen với
cách nói đơn giản là giới thiệu nội dung các em học trong chương, vận dụng kiến thức
đó để làm gì là các câu chuyện về những nhà Toán học nổi tiếng mà cuộc đời của họ
có thể sẽ mang lại cho các em những bài học thú vị về giáo dục nhân cách và lối
sống.
2. Minh chứng quá trình thực nghiệm giải pháp:
Ví dụ với Chương I của Đại số 10, tôi thực hiện như sau:
“ Chương I Mệnh đề - Tập hợp sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức mở đầu
về logic toán và tập hợp. Các khái niệm về mệnh đề và các phép toán về tập hợp sẽ
giúp các em diễn đạt nội dung toán học thêm rõ ràng và chính xác, đồng thời giúp
chúng ta hiểu đầy đủ hơn về suy luận và chứng minh trong toán học. Bởi vậy chương
này có ý nghĩa quan trọng với việc học tập môn toán.”
Với bài học về Tập Hợp trong Chương I , tôi lồng ghép một câu chuyện về nhà
toán học mà cuộc đời của ông mãi là tấm gương sáng về nghị lực sống :
“Tập hợp là một trong những khái niệm cơ bản của toán học mà các em đã làm
quen ở lớp dưới. Hôm nay trước khi vào bài học cô muốn kể cho các em nghe một
câu chuyện về một nhà toán học. Ông là người sáng lập nên lí thuyết tập hợp, tên ông
là Ghê-ooc Canto (1845-1918) – nhà toán học Đan Mạch gốc Nga – sinh ra trong
một gia đình có bố là một thương gia, mẹ là một nghệ sĩ. Ba mẹ muốn ông trở thành
một kĩ sư vì nghề này kiếm được nhiều tiền hơn nên đã có những hành động ngăn

cấm ông theo học ngành toán. Nhưng ông vẫn đam mê và quyết tâm với hoài bão
theo nghành Toán học nên đã cố gắng thuyết phục ba mẹ đồng ý. Sau này, tuy có
những thời gian dài đau ốm phải nằm viện nhưng ông vẫn không ngừng sáng tạo ra
những công trình toán học để lại dấu ấn sâu sắc cho thế hệ sau. Hi vọng rằng qua
câu chuyện vừa rồi các em sẽ học được một bài học về tấm gương vượt qua mọi khó
khăn, không ham tiền bạc vật chất để sống có ý nghĩa và luôn cố gắng thực hiện được
ước mơ của mình.”
Khi bắt đầu với Chương II Phương trình và Hệ phương trình của Đại số 10, tôi
thực hiện theo cách hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống:
“ Từ thuở xa xưa, trong lịch sử phát triển của ngành Toán học, phương trình đã
là vấn đề trung tâm của Đại số học. Tiếp nối chương trình ở lớp dưới, trong Đại số
10, các vấn đề về phương trình và hệ phương trình sẽ được trình bày chính xác hơn,
đầy đủ hơn và hệ thống hơn. Đồng thời cung cấp cho chúng ta cách giải nhanh gọn
các phương trình và hệ phương trình thường gặp.”
Dạy bài Hàm số bậc hai, tôi xuất phát từ những hình ảnh đã trở nên quen thuộc
với các em trong cuộc sống :
“ Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh của những
đường cong đơn giản nhưng tuyệt đẹp. Đó là khi ta ngắm cảnh bắn pháo hoa vào
đêm giao thừa, hay khi đi qua bể phun nước ở một công viên nào đó. Và cũng có
những công trình kiến trúc dược thiết kế theo hình dạng đường cong đó như cổng
trường đại học bách khoa Hà nội, cổng Acxơ – biểu tượng du lịch của thành phố
Xanh Lu-I ở Mĩ và còn nhiều công trình khác nữa. Vì sự hoàn mỹ và đối xứng của
đường cong đó không chỉ đảm bảo tính bền vững mà còn tạo nên vẻ đẹp của công
trình. Có bạn nào biết đường cong này trong toán học gọi tên là gì không? Vâng!
Một cái tên quen thuộc Parabol- đồ thị của hàm số bậc hai mà chúng ta đã học ở lớp
dưới. Và hôm nay chúng ta sẽ gặp lại hình ảnh đó khi học bài Hàm số bậc hai.”
Với Chương Thống kê, Lượng giác tôi nhấn mạnh tới ứng dụng và vai trò của
chúng trong thực tế:
“Trong đời sống hiện nay, thống kê ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối
với mọi ngành kinh tế xã hội. Thống kê giúp chúng ta phân tích các số liệu một cách

khách quan và rút ra nhiều thông tin ẩn chứa trong các số liệu đó. Vì thế thống kê
cần thiết cho mọi lực lượng lao động. Ví dụ như khi một nhà sản xuất tung ra thị
trường một loạt sản phẩm mới, sau một thời gian họ cần tham khảo ý kiến người tiêu
dùng, khi đó họ phải đi thu thập, tìm kiếm thông tin, số liệu, phân tích và xử lí chúng
để vạch ra chiến lược kinh doanh và phương hướng sản xuất mặt hàng nào , phân
phối ở đâu để lợi nhuận cao nhất. Và đó là nhiệm vụ của thống kê. Ngay từ đầu thế kỉ
XX, khi Thống kê mới xuất hiện, nhà khoa học người Anh, Oen đã dự báo rằng trong
tương lai không xa, kiến thức về thống kê sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu
được trong học vấn phổ thông của mỗi công dân, giống như khả năng biết đọc, biết
viết vậy. Thế kỉ XXI đang chứng minh điều đó. Học về thống kê, chắc chắn chúng ta
sẽ tìm thấy các ứng dụng ngay trong các hoạt động của trường học và cuộc sống
hàng ngày.”
“Như mọi khoa học khác, Lượng Giác phát sinh từ nhu cầu của đời sống con
người: sự phát triển của ngành hàng hải đòi hỏi phải biết xác định vị trí của tàu bè
ngoài biển khơi theo mặt trời lúc ban ngày và theo vì sao lúc ban đêm, cuộc sống xã
hội với các hoạt động sản xuất đòi hỏi đo đạc ruộng đất, thiết lập bản đồ,… Và trong
lich sử Toán học, người có công xây dựng lí thuyết về lượng giác là nhà toán học Lê-
ô-na Ơ-le, người Thụy sĩ. Cuộc đời ông là một tấm gương cho cả nhân loại về sự say
mê và cần cù trong công việc. Ông không từ chối bất kì việc gì dù là khó đến đâu.
Suốt 15 năm cuối đời mình mặc dù bị mù cả hai mắt, ông vấn tiếp tục lao động sáng
tạo, không ngừng cống hiến xuất sắc cho khoa học. Để ghi nhận công lao ông đã viết
trên 800 công trình về toán học, thiên văn và Địa lí, tên của ông đã được đặt cho một
miệng núi lửa ở phần trông thấy của Mặt trăng .”
Phần Hình học 10, chương đầu tiên là một khái niệm hoàn toàn mới và có phần
khó hiểu với học viên, tôi chọn cách giới thiệu tổng quát nhất những gì các em sẽ
được học, sự liên kết với các môn khoa học khác và ứng dụng của Vec tơ:
“ Ở cấp THCS, các em đã biết một số kiến thức về hình học phẳng. Chương trình
hình học 10 nhằm bổ sung thêm và hoàn thiện một số kiến thức của bộ môn hình học.
Trong chương đầu tiên, các em sẽ được tiếp cận với một khái niệm hoàn toàn mới, đó
là vec tơ và các phép toán về vec tơ. Bằng công cụ vec tơ, các em sẽ tập làm quen với

việc nghiên cứu hình học bằng một phương pháp khác, gọn gàng, có hiệu quả và
mang tầm khái quát cao. Ngoài ra vec tơ còn được dùng để biểu diễn các đại lượng
có hướng trong môn Vật lí như lực, vận tốc và gia tốc làm cho Toán học gắn với đời
sống thực tế và sản xuất đồng thời phục vụ các môn học khác. Các khái niệm về vec
tơ và các phép toán sẽ giúp các em tiếp cận với những khái niệm mới của toán học
hiện đại, ví dụ như lần đầu tiên các em được thực hiện phép toán trên các đối tượng
không phải là số nhưng lại có tính chất tương tự số. Các kiến thức về tọa độ trong
chương này là cơ sở để đưa vào một phương pháp nghiên cứu mới đó là dùng đại số
để nghiên cứu hình học. Học chương này các em phải hiểu được vec tơ là gì, thế nào
là tổng, hiệu của hai vec tơ, tích của một vec tơ và một số. Những kiến thức này rất
quan trọng vì chúng là cơ sở để học môn hình học của ba lớp 10, 11, 12. ”
Với Chương II Hình học 10, đan xen việc giới thiệu nội dung chương, ứng dụng
kiến thức trong thực tế là một câu chuyện vui về một nhà Toán học:
“ Trong chương I, các em đã làm quen với các phép toán tổng, hiệu của hai vec tơ,
tích của một vec tơ và một số. Tiếp nối chương II sẽ giới thiệu cho chúng ta thêm một
phép toán nữa là tích vô hướng của hai vec tơ, tức là phép nhân vô hướng hai vec tơ
với nhau, kết quả của phép nhân này là một số nên người ta gọi tích đó là tích vô
hướng. Nội dung của chương trình bày các tính chất cơ bản của tích vô hướng và
những ứng dụng của chúng, đặc biệt là những hệ thức quan trọng trong tam giác:
định lí côsin, định lí sin, công thức đường trung tuyến, công thức tính diện tích tam
giác,…Và các em sẽ được vận dụng chúng để giải một số bài toán hình học và tìm
thấy những ứng dụng của chúng trong thực tế, ví dụ như để đo chiều cao của một tòa
tháp, đo khoảng cách giữa những địa điểm mà con người không thể tới được.
Có một câu chuyện về một người thợ đo tài tình như thế này : Người Ai Cập được
thế giới biết đến qua những kim tự tháp nổi tiếng, họ rất giỏi khi xây được những
công trình vĩ đại mà chỉ dựa vào những công cụ rất thô sơ. Câu chuyện kể rằng nhận
lời mời của Hoàng đế Ai Cập, Ta-let - nhà Toán học Hy Lạp cổ đại – đã lên đường
sang đất nước của những kim tự tháp để đo chiều cao của kim tự tháp Kê-ôp. Tin đồn
đã lan truyền khắp kinh thành, mọi người tập trung rất đông để được tận mắt chứng
kiến…Khi mặt trời vừa hé rạng, thấy trên tay nhà Toán học chỉ có cái thước bình

thường, một người to béo khiêu khích :
- Người Ai Cập chúng ta tài giỏi nhất thế giới mà phải chịu bó tay không đo
được, huống hồ người Hi Lạp nhỏ bé với cái thước ngắn kia làm sao mà đo nổi
ngọn tháp cao ngất trời này chứ?
Không phản ứng, nhà Toán học đề nghị người vừa nói giúp ông thực hiện công
việc:
- Phiền ngài vui lòng đứng dưới chân tháp để tôi đo chiều cao của ngài! Rồi tôi
sẽ cho ngài biết chiều cao của tháp!
Mặt trời mỗi lúc một lên cao và cứ qua một khoảng thời gian nhất định, Talet lại
đo cái bóng của ông ta. Tiếp đó nhà Tóan học chuyển sang đo bóng của kim tự tháp
đang đổ dài trên mặt cát. Sau một lúc tính toán, ông công bố kết quả:
- Chiều cao của kim tự tháp Kê-ôp là 146 m!
Rồi ông giải thích thêm:
- Dựa vào tính toán khoa học, tôi để ngài và kim tự tháp cùng đứng trên một
đường thẳng. Khi mặt trời chiếu một góc 45
0
thì độ dài của cái bóng và chiều
cao của ngài bằng nhau. Lúc đó tôi chỉ cần đo cái bóng của kim tự tháp.
Mọi người ồ lên tán thưởng cách làm thông minh và đầy thuyết phục của Ta-let.
Kết thúc câu chuyện chúng ta thấy ngay từ thời xa xưa, nhân loại đã biết vận dụng tri
thức để làm những gì mà tưởng như vượt qua sức người và bây giờ cũng vậy, các em
sẽ thấy được nhiều ứng dụng của kiến thức toán học trong đời sống hàng ngày. ”
Với chương cuối cùng của Hình học 10, tôi chọn cách nhấn mạnh về vai trò của
phương pháp tọa độ trong mặt phẳng đối với bộ môn Hình học
“ Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng được trình bày dựa trên kiến thức về vec
tơ và các phép tính về vec tơ, từ đó có thể giải quyết các bài toán hình học bằng việc
tính toán thuần túy. Các em sẽ được làm quen với một phương pháp tư duy mới, tư
duy hình học bằng những con số, tìm hiểu tính chất của đường thẳng, đường tròn,
đường elip thông qua phương trình của chúng. Đó là một công cụ mới để suy luận và
tư duy một cách chặt chẽ và chính xác, tránh được các hiểu lầm do trực giác mang

tới. Cũng với phương pháp này các bài toán hình học cũng trở nên đơn giản hơn, ví
dụ như bài toán chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn mà
các em từng làm ở lớp 9 tương đối khó với chúng ta khi một số bạn nhìn hình vẽ hoài
mà cũng không tìm ra cách giải thì nay bằng phương pháp mới này các bạn chỉ cần
tính toán trên những công thức và thậm chí không cần phải vẽ hình nữa.”
Việc thực hiện gợi động cơ cho mỗi bài học thực sự đòi hỏi người giáo viên phải
có sự đầu tư kĩ lưỡng cho giáo án mỗi khi lên lớp của mình, bản thân mỗi thầy cô phải
thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn không chỉ phạm vi môn Toán mà còn
các môn khoa học khác có liên quan, cập nhật những thông tin khoa học và biết linh
hoạt áp dụng vào thực tế, có vậy mới truyền cảm hứng cho các em qua mỗi bài học.
3. Đánh giá kết quả giải pháp:
Với những bài học có áp dụng hoạt động gợi động cơ cho các đối tượng mà tôi
giảng dạy, tôi nhận thấy có sự thay đổi trong cách học và tiếp thu kiến thức. Các em
chủ động hơn, hứng thú hơn so với trước đây, biết lắng nghe, biết đặt câu hỏi về
những gì mình chưa hiểu và quan trọng biết mình học được gì, vận dụng ra sao trong
cuộc sống.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Những gì mà tôi trình bày trên thực ra không phải là mới, mà chỉ là có sự tìm tòi,
đầu tư cho một bài dạy cuốn hút được người học, quan tâm đến cảm nhận của học
sinh, đến những gì mà các em cần tiếp thu được sau bài học đó. Tuy không nhiều
nhưng cũng góp phần làm cho học sinh nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu
thích học môn toán.
Sau khi thực nghiệm việc tăng cường hoạt động gợi động cơ cho mỗi bài học cho
hai lớp tôi giảng dạy từ đầu năm cho tới cuối học kì II, với câu hỏi khảo sát tương tự ,
tôi thu được kết quả số lượng các học viên cho là môn Toán khó, không thích học,
không thấy bộ môn này liên quan đến thực tế đời sống được thống kê như sau:
LỚP SỐ LƯỢNG TỈ LỆ
10A3 09/35 25,71%
10A4 10/46 21,74%


So với bảng thống kê ban đầu có thể thấy số lượng học viên thấy việc học bộ môn
toán bớt nặng nhọc, cần thiết và thấy được ứng dụng của môn học này với thực tế
tăng lên đáng kể:
• Lớp 10A3 tăng 60%.
• Lớp 10A4 tăng 67,39%.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Với khả năng cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, khi trình bày đề tài này tôi
mong muốn sẽ được học hỏi nhiều hơn từ đồng nghiệp, từ các thầy cô có kinh nghiệm
hơn và từ ban giám hiệu nhà trường để góp phần vào việc nâng cao trình độ chuyên
môn và làm cho học sinh thích học môn toán. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc
chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô góp ý để bài viết này hoàn chỉnh
hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Hạo ( tổng chủ biên) – Đại số 10 ( Ban cơ bản) – NXBGD – 2010.
2. Trần Văn Hạo ( tổng chủ biên) – Sách giáo viên Hình học 10 – NXBGD –
2010.
3. Trần Văn Hạo ( tổng chủ biên) – Sách giáo viên Đại số 10 –NXBGD – 2010.
4. Trần Văn Hạo ( tổng chủ biên) – Đại số 10 ( Ban nâng cao) –NXBGD –
2010.
5. Trần Văn Hạo ( tổng chủ biên) – Hình học 10 ( Ban cơ bản) –NXBGD –
2010.
6. Trần Văn Hạo ( tổng chủ biên) – Hình học 10 ( Ban nâng cao) –NXBGD –
2010.
7. Nguyễn Bá Kim –Phương pháp dạy học môn Toán –NXB ĐHSP – 2003 .
VII. PHỤ LỤC:
Phiếu khảo sát thăm dò ý kiến học sinh
Họ và tên học sinh:
Lớp:
CÓ KHÔNG
Em có thực sự thích học môn Toán?

Em có thấy sự cần thiết của môn học này với
các môn học khác và em có vận dụng được
những gì mình học trong thực tế.
( Đánh dấu X vào ô em chọn cho mỗi câu hỏi.)
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
NGUYỄN THỊ HUYỀN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
, ngày tháng năm
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học:
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:

Họ và tên tác giả: Chức vụ:
Đơn vị:
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay

tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã
được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả
không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của
chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có
thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
BM04-NXĐGSKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên) CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
(Ký tên, ghi rõ

họ tên và đóng dấu)

×