Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.21 KB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –––
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài.
1.1/ Về mặt lý luận.
Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng
của từng ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của
mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ
yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích đều
phải trải qua sự giáo dục của nhà trường.
Dạy học đã khó, dạy học mĩ thuật lại càng khó hơn. Bởi ngoài
việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học mĩ thuật còn
phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái
đẹp, thấy cái đẹp của chính mình, xung quanh mình để cuộc sống trở
lên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học mĩ thuật giúp mọi người tự
tạo ra cái đẹp cho bản thân theo cách hiểu, cách lý giải của mình, làm
cho cuộc sống thêm ý nghĩa, tươi vui, hạnh phúc.
Dạy và học mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo ra họa
sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho
học sinh, chủ yếu cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái
đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng
ngày cho bản thân, gia đình và xã hội. Để làm được điều này cần hiểu
về cách nhìn, cách cảm nhận, cách lý giải sự vật hiện tượng của học
sinh hay nói cách khác là “ ngôn ngữ tạo hình” trong bộ môn mĩ
thuật mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân
môn vẽ tranh. Việc tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình ở học
sinh THCS sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích
cực, đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy. Giúp
người dạy tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp với
từng đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên dạy như thế nào? dạy thật tốt hay


bình thường còn phụ thuộc vào ý thức đạo đức nghề nghiệp của mỗi
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
chúng ta đồng thời phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của mỗi giáo
viên.
1.2/ Về mặt thực tiễn.
Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao thì cần rất nhiều yếu tố: chuyên môn
nghiệp vụ, kiến thức kinh nghiệm, lòng say nghề yêu trẻ…Trong thực
tế dạy học mĩ thuật, đặc biệt trong các giờ dạy ở phân môn vẽ tranh
giáo viên vẫn còn lúng túng, thực hiện chưa có hiệu quả việc đổi mới
phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh.
a) Biểu hiện.
Giáo viên còn phải làm việc nhiều trong giờ dạy.
Trong giờ dạy vẽ tranh giáo viên còn nói nhiều nhưng thị phạm
ít, hướng dẫn ít nên học sinh không hiểu hoặc hiểu nhưng không sâu,
không rõ ràng.
Học sinh ít được hoạt động để tự tìm ra kiến thức mà đa số là các
em thụ động trong việc trả lời câu hỏi, nghe, ghi chép v.v.
Việc sử dụng phương tiện dạy học chưa hợp lí, chưa khoa học
thậm chí rất ít sử dụng phương tiện dạy học.
b) Đánh giá chất lượng của những giờ học đó.
Tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng.
Không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh, học sinh trở nên thụ động làm theo sự hướng dẫn, gợi ý của thầy
là chủ yếu.
Giáo viên thì nói nhiều nhưng kiến thức đọng lại trong đầu học

sinh lại chẳng là bao vì học sinh không được tự mình tìm ra tri thức
chỉ thụ động nghe, ghi chép…
1.3/ Về tính cấp thiết của đề tài.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Là một giáo viên mĩ thuật trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn khoăn
và cố gắng học hỏi vấn đề vận dụng việc đổi mới phương pháp phát
huy tính tích cực của học sinh trong dạy phân môn vẽ tranh. Làm thế
nào qua một tiết học mà giáo viên vừa tổ chức cho học sinh biết được
mục đích của đề tài, vừa vẽ được một tác phẩm mang đúng nghĩa là
giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, mở rộng vốn sống, vốn kinh nghiệm
cho học sinh. Làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực của
mình mà vẫn đảm bảo tính đặc trưng của bộ môn: “Phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ
tranh của bộ môn mĩ thuật ở trường THCS” theo hướng đổi mới
phương pháp thì làm thế nào? Đó là vấn đề tôi quan tâm và là lí do tôi
chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trong đề tài này hoàn toàn vì một mục đích chung của mục tiêu
dạy học mĩ thuật trường THCS là: Tùy từng địa phương, từng đối
tượng học sinh ta có thể áp dụng các bước lên lớp, nội dung kiến thức,
cách dạy cho phù hợp.
Những yêu cầu của tiết dạy phân môn vẽ tranh cần đạt được là
một tiết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học
sinh không những cảm thụ để vẽ đẹp mà còn biết vận dụng vào thực
tiễn cuộc sống giúp cho cuộc sống ngày thêm hồn nhiên trong mắt trẻ
thơ.

3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THCS Khám Lạng.
Nghiên cứu trong 3 năm học: Năm học 2011-2012 ; 2012-2013 ;
2013-2014.
Nghiên cứu cách thiết kế, tổ chức các hoạt động trong giờ dạy
phân môn vẽ tranh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ đưa ra các
cách cơ bản và đơn giản khi thực hiện thiết kế, thực hiện các hoạt
động dạy và học trong phạm vi của các tiết ở phân môn vẽ tranh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu, xây dựng phương hướng thiết kế các hoạt động
trong dạy phân môn vẽ tranh.
Xây dựng cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ dạy phân
môn vẽ tranh.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý thuyết để tìm ra cơ sở lí luận.
Khảo sát thực tế dạy học mĩ thuật ở trường THCS Khám Lạng.
Phân tích, lí giải, đối chiếu và chứng minh.
7. Thời gian nghiên cứu.
Bắt đầu từ năm học 2010 khi tôi đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện
vòng I và qua giảng dạy thực tế môn mĩ thuật khối 6,7,8,9, qua các đợt
tập huấn dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sang tạo của
học sinh thì tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Lý luận của đề tài.
Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội về kinh tế, chính trị, văn
hóa, an ninh quốc phòng, những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục đặc biệt là chất lượng
giáo dục. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về
Đức dục, Trí dục, Thể dục thì Mĩ dục cũng không ngừng được phát
triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và
nhất là thế hệ trẻ mà đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh THCS.
Với bộ môn mĩ thuật hiện nay nói giêng, giáo viên giảng dạy mĩ
thuật còn ít kinh nghiệm, ít có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
đề bởi thời lượng tiết còn ít mỗi trường chỉ có một giáo viên nếu
trường nào nhiều thì có hai giáo viên nên việc trao đổi và thảo luận
gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới được đưa vào
trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con
người, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu
cầu thị hiếu thẩm mĩ của con người ngày càng cao cùng với sự phát
triển của kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp
của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là
đối với người lớn mà tất cả các đối tượng, tầng lớp, lứa tuổi trong xã
hội đều hướng tới cái đẹp.
Giảng dạy mĩ thuật ở trường THCS cũng nhằm mục tiêu trên.
Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi
học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận suy nghĩ và lí giải về cái
đẹp khác nhau. Người lớn có cách cản nhận lôgic và khoa học tạo nên

một cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ,
nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên
tắc, trăn trở mà chủ yếu tập chung tình cảm, sự yêu thích của mình vào
bài vẽ. Cho nên bài vẽ của học sinh thường đem lại cho ta nhiều cảm
xúc và tình cảm mới lạ. Nói là vậy nhưng mỗi lứa tuổi có một mức độ
cảm nhận khác nhau. Là người giáo viên dạy mĩ thuật cần nắm bắt
được đặc điểm này của học sinh để có phương pháp giảng dạy tốt
nhất, phát huy được năng lực, sự đam mê của các em. Đây cũng là lí
do tôi chọn để viết sáng kiến “ Phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh ở trường THCS ”.
Dạy mĩ thuật cũng như dạy các bộ môn khác đối tượng chủ yếu
là học sinh, dạy cho học sinh theo những nội dung yêu cầu chương
trình đã quy định. Nhưng dù dạy bất cứ cái gì thì cần phải tìm hiểu rõ
đối tượng cần truyền đạt là ai, đối tượng nào, truyền đạt ở mức đội
nào.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Ở đây đối tượng tìm hiểu là học sinh THCS, mà cụ thể là học
sinh THCS Khám Lạng. Lứa tuổi từ 11 đến 15 với những đặc điểm
tính cách nhận thức riêng. Bộ môn mĩ thuật là môn học mà kiến thức
của nó vừa cụ thể, rõ rang,vừa chung chung trừu tượng, khó thấy khó
nhìn, là những kiến thức có ở xung quanh ta, lấy những sự vật hiện
tượng quanh ta để biểu đạt. Điều đó đòi hỏi giáo viên ngoài việc nắm
vững kiến thức chuyên môn thì cần phải nắm vững kiến thức ở các bộ
môn liên quan đến như: Lịch sử, Văn học, Âm nhạc…trong đó cái cốt
lõi cần phải nắm được là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh
THCS mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này là phạm vi phân môn vẽ

tranh.
Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của hội họa nói chung bao gồm
nhiều yếu tố như tính không gian, tính tạo hình trực tiếp trong đó bao
gồm: đường nét, hình khối, màu sắc…và ngôn ngữ tạo hình của học
sinh THCS cũng không nằm ngoài những yếu tố đó.
2. Cơ sở thực tiễn các luận điểm-quan điểm khoa học.
2.1 Thực tế của việc dạy phân môn vẽ tranh theo tinh thần
đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh.
Cho đến nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được triển
khai một cách sâu rộng ở tất cả các bộ môn nhưng việc tổ chức cho
học sinh học tập trong giờ dạy phân môn vẽ tranh, đặc biệt việc thiết
kế và tổ chức các hoạt động trong giờ dạy phân môn vẽ tranh phát huy
tính tích cực của học sinh còn nhiều vấn đề cần thay đổi, bàn bạc, rút
kinh nghiệm.
Qua dự giờ thăm lớp, qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và qua
sinh hoạt thực tập cụm…tôi thấy đại đa số giáo viên ở các trường
THCS khi thiết kế và tổ chức các hoạt động trong giờ dạy học mĩ thuật
theo hướng đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh
có một số ưu và nhược điểm sau:
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
a) Ưu điểm.
Giáo viên đã tổ chức cho học sinh tự mình phát hiện chi tiết,
hình ảnh.
Giáo viên chú ý đưa ra những câu hỏi vấn đáp để học sinh suy
nghĩ tìm ra đáp án mà đáp án là ý tưởng, là sự hồn nhiên của tuổi thơ.
Học sinh đã được thảo luận nhóm, làm thực hành theo nhóm,

đánh giá theo nhóm…
Giáo viên có sử dụng một số phương tiện dạy học hiện đại như:
Băng đĩa, máy chiếu đa năng…
b) Mặt hạn chế.
Ở một số giờ, giáo viên chưa biết thiết kế và tổ chức các hoạt
động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp. Giáo viên vẫn quen
kiểu dạy theo phương pháp cũ như: Thầy hỏi, trò trả lời; thầy nghe,
nhận xét. Ở những giờ học đó giáo viên thì rất vất vả còn học sinh
hoàn toàn thụ động.
Ví dụ: Khi dạy tiết vẽ tranh giáo viên không sử dụng phiếu
học tập để tổ chức cho học sinh thảo luận mà lần lượt hỏi học sinh:
Các câu hỏi mang tính chiếu lệ theo nội dung trong sách giáo khoa.
Ở một số giờ, giáo viên đã biết tổ chức cho học sinh hoạt động
để phát hiện chi tiết hình ảnh nhưng còn một số vấn đề chưa hợp lý
như:
+ Hoạt động này là hoạt động mất quá nhiều thời gian, lý do:
* Giáo viên không hướng dẫn học sinh sưu tầm tìm hiểu đề tài
trước.
* Giáo viên chưa yêu cầu được các nhóm học sinh trưng bày kết
quả.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
+ Giáo viên vẫn phải nói nhiều, lý do: Sau khi học sinh báo cáo
kết quả hoạt động của nhóm mình, giáo viên lại nhắc lại một lần nữa.
Giáo viên: Nhận xét, rồi đưa ra đáp án. Sau đó giáo viên lại nói
lại. Làm như vậy vừa mất thời gian mà giờ học có cảm giác "không
thoáng".

+ Giáo viên không khai thác triệt để kết quả của hoạt động phát
hiện chi tiết hình ảnh để tổ chức các hoạt động phân tích, lý giải, bình,
liên hệ.
Ví dụ: Khi dạy tiết vẽ tranh theo đề tài “Chú bộ đội-lớp 6” Giáo
viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi:
? Kể các binh chủng mà em biết.
? Quân phục của các binh chủng khác nhau.
? Vũ khí tác chiến của các binh chủng
Nhưng sau đó giáo viên lại không biết sử dụng kết qủa của hoạt
động ấy để hướng dẫn học sinh phân tích, lý giải cảm nhận vẻ đẹp của
chú bộ đội trong mắt trẻ thơ, mà lại hỏi học sinh: Đề tài này có phong
phú không? Các em có thích không ? Qua đề tài muốn nói với ta điều
gì ? Làm như vậy hoạt động của thầy và trò không toát lên kiến thức
trọng tâm của bài mà còn làm cho các em thiếu sự sáng tạo, và vận
dụng sáng tạo.
Ở một số giờ dạy, giáo viên chú ý tổ chức cho học sinh hoạt
động phát hiện chi tiết hình ảnh; phân tích, lý giải mà không chú ý
đến hoạt động bình của giáo viên, cảm nhận của học sinh.
Ở một số giờ giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa hợp lý,
chưa khoa học Do đó không phát huy được tính sáng tạo của học
sinh.
Ví dụ.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Ở một số giờ giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận sôi nổi
nhưng chưa hướng dẫn được cho học sinh "bóc tách ý đồ" mà đề tài
cần đạt.

2.2/ Thực tế của việc dạy phân môn vẽ tranh theo hướng đổi
mới phương pháp dạy học của bản thân.
Trước kia khi dạy phân môn vẽ tranh trong chương trình mĩ thuật
THCS tôi chưa thực sự chú ý thiết kế và tổ chức các hoạt động cho
học sinh. Tôi thường chú ý đặt câu hỏi để học sinh trả lời. Những kiến
thức phần phân tích, lý giải, bình, khái quát, tôi có hỏi học sinh nhưng
hầu như các em làm việc rất ít, giáo viên còn phải nói rất nhiều.
Trước kia, tôi thường bị mất nhiều thời gian vào đơn vị kiến thức
phát hiện Phần bình tranh trong SGK, liên hệ không thực hiện được
một cách kỹ lưỡng do hết thời gian, thậm trí có nguy cơ thiếu thời
gian cho học sinh thực hành.
Sau khi tích cực dự giờ thăm lớp, trao đổi rút kinh nghiệm,
nghiên cứu tài liệu, qua thực tế giảng dạy, tôi đã sáng rõ hơn về vấn
đề thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy và học trong giờ dạy phân
môn vẽ tranh theo phương pháp đổi mới, để phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh ở chỗ:
+ Ở một số bài vẽ, nếu có thể giáo viên nên thiết kế và tổ chức
cho học sinh được làm việc ngay từ hoạt động khởi động vào bài.
+ Ở hoạt động tìm hiểu chung giáo viên nên thiết nội dung các
hoạt động phù hợp để học sinh vừa được làm việc nhiều lại vừa mất ít
thời gian của giờ học.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Thực trạng tâm lý người học:
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
HS rất hào hứng khi đến các tiết vẽ tranh vì giờ học đó học sinh
thấy thư giãn thoải mái, nhất là nếu hoạt động vẽ ngoài trời hoặc theo

nhóm. Tuy nhiên nếu không có sự nhiệt tình, khơi gợi cảm xúc cho
các em hay hướng các em vẽ có bố cục đẹp thì có lẽ ý tưởng cảm xúc
của các em chỉ mơ hồ trên nét vẽ nghệch ngoạc, lúc này không còn là
sáng tạo thoải mái mà là hình thức tra tấn đối với HS không có năng
khiếu. Trong thực tế khi HS lớp 6 mới học mĩ thuật nhất là bài vẽ đề
tài học tập đầu tiên chưa quen với các bước vẽ (tôi đã hỏi 1 học sinh)
em vẽ gì đây? học sinh trả lời em muốn vẽ… nhưng chưa biết phải bắt
đầu từ đâu.
2. Khả năng sáng tạo của học sinh trong vẽ tranh:
Khả năng sáng tạo của học sinh có lẽ chúng ta ai cũng phải thừa
nhận, đó là sự sáng tạo giàu cảm xúc nhất, hồn nhiên nhất. Có những
tác phẩm lứa tuổi hồn nhiên các em vẽ ta không thể hình dung được
một trái tim bé nhỏ lại có thể nói lên một điều vĩ đại, một ước mơ,
một hoài bão lớn lao và cũng có thể là những điều giản dị nhất - Nhất
là các tiết vẽ tranh đề tài tự chọn hoặc đề tài ước mơ.
3. Nhận thức vẻ đẹp của tác phẩm khi vẽ tranh:
HS nhìn thế giới dưới con mắt trẻ thơ vì vậy khi các em cảm
nhận tác phẩm mĩ thuật của mình hay của bạn đều rất thật và đem cái
thật đó áp dụng vào cuộc sống.
Ví dụ: như vẽ tranh về đề tài học tập học sinh vẽ lại khung cảnh
của lớp học mình, khi nhận xét giáo viên cho các em tự trình bày nội
dung ý tưởng, có học sinh vẽ bài của mình và luôn muốn trên bàn thầy
cô giáo lúc nào cũng có 1 lọ hoa tươi, tươi như nụ cười trên mặt thầy
cô giáo - một sự liên tưởng, một nhận thức thật sự hồn nhiên!
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Sự kết hợp giữa học môn mĩ thuật với cuộc sống rất quan trọng vì

nó có một mục tiêu cụ thể đó là mang lại một con người của cái đẹp.
CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng bài
vẽ ở phân môn vẽ tranh.
1. Khâu chuẩn bị
Trước khi dạy một bài vẽ tranh đề tài thì khâu chuẩn bị là rất
quan trọng, nhất là đồ dùng dạy học. Về phía giáo viên ngoài việc
chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu
đó là đồ dùng trực quan (tranh , ảnh minh hoạ) vì ở lứa tuổi trẻ em thì
tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến thị giác và trí nhớ của các em,
do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết sử dụng
đúng lúc.
Về phía học sinh cũng phải có sự chuẩn bị đầy đủ, sách vở giấy
vẽ, màu chì tẩy, những đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra phải tìm
hiểu và quan sát tham khảo những đề tài mà mình sẽ thể hiện trước
khi làm bài. Khi soạn giáo án cần soạn kỹ, biết chắt lọc những lời
thoại, câu hỏi chính và câu hỏi gợi mở phải rõ rang, dễ hiểu nhằm tạo
hứng thú và sôi nổi trong từng đối tượng học sinh. Nên tránh những
câu hỏi dài, khó hiểu và những câu hỏi lửng .
+ Đối với học sinh yếu kém cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em
nhận ra chỗ chưa đúng, chưa đẹp để bài vẽ đẹp hơn .Ví dụ: Bố cục có
lỏng lẻo quá không, hay màu sắc có lộn xộn quá không ? vv
+ Đối với học sinh khá, trung bình thì có thể gợi mở để các em
tự tìm ra, tự điều chỉnh hay sửa chữa. Ví dụ: Chỗ này, màu này như
thế nào ? Làm sao cho bài vẽ đẹp hơn ?
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –

+Với học sinh giỏi thì yêu cầu cao hơn. Ví dụ: Thử tìm xem bài
vẽ có chổ nào chưa hợp lý? Có thể vẽ khác được không?
Để phục vụ cho quá trình lên lớp tốt, thì giáo viên cần phải có
thời gian và quá trình nghiên cứu giáo án kĩ càng, phải nắm vững tiến
trình bài dạy, Để vừa đảm bảo tiến trình bài dạy vừa giúp học sinh
tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất, và điều cốt yếu nhất là phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng em, đồng thời phải tạo
được bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong khi các em làm bài .
Giáo viên phải phân tích kĩ các bước tiến hành một bài vẽ tranh
đề tài phải thực hiện theo những bước nào? Những bước đó là gì? và
kết hợp đồ dùng minh hoạ để học sinh dễ nhớ dễ nắm bắt, cho học
sinh tham khảo tranh của học sinh lớp trước và của các hoạ sĩ về nội
dung,bố cục, màu sắc. Tuỳ vào số lượng bài mà những bài sau có thể
giảm thời lượng lý thuyết và tăng dành thời gian thực hành, hướng các
em đi vào trình tự các bước vẽ tranh.
Vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin, sẽ đem
lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Cho nên là người giáo viên
nói chung, giáo viên mỹ thuật nói riêng cần phải nhanh chóng tiếp cận
nắm bắt những lợi thế mà khoa học đem lại, tạo hứng thú và sự đổi
mới trong cách giảng dạy.
2. Phần lên lớp.
Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp, phải đảm bảo
quy trình thời gian, phân chia lớp hợp lý, giúp các em nhận thức và
hiểu được bài học ngay tại lớp, giúp các em vẽ được một bài vẽ tranh
theo ý thích đúng qui trình thực hiện các bước vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung:
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”

– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Qua hình minh hoạ, giáo viên gợi ý giúp các em hiểu sâu hơn,
rõ hơn về các chủ đề trong đề tài, tìm ra được cách thể hiện (cách vẽ )
khác nhau, tìm ra những ý tưởng hay, dí dỏm cho bài vẽ của mình.
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ :
Nên giới thiệu qua đồ dùng minh hoạ và kết hợp trực tiếp minh
hoạ bảng để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước. Nếu
như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh, e rằng học sinh không
chú ý, không nhận ra được cách tiến hành (đâu là mảng, đâu là hình
trong mảng ). Hoặc chỉ giới thiệu bằng lí thuyết sáo rỗng thì học sinh
không hiểu.
Tìm bố cục, phác mảng chính phụ sao cho hợp lý, cân đối với tờ
giấy, rõ trọng tâm, rõ nội dung thể hiện được chủ đề.
Vẽ hình, vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng không vẽ chung
chung. Vẽ màu thì không vẽ hình quá chi tiết cụ thể sẽ rất khó để thể
hiện, màu có thể vẽ như thực hoặc theo cảm hứng, song cần chú ý: T-
ương quan giữa các màu, không vẽ độc lập từng màu, chú ý đến độ
đậm nhạt của các màu, gam màu để thể hiện được tính chất bài vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài:
Giáo viên cố gắng làm việc với nhiều học sinh và bao quát tổng
thể lớp giúp các em tìm cách thể hiện ý tưởng của bản thân, bố cục
mảng, vẽ hình, tìm màu. Dùng phương pháp gợi mở trong khi hướng
dẫn học sinh vẽ tranh sẽ đạt hiệu quả hơn cả. Bên cạnh đó phương
pháp giảng dạy phù hợp ở phần thực hành cũng rất quan trọng. Cần
xác định được nội dung kiến thức trọng tâm và yêu cầu hợp lý với đối
tượng học sinh.
Luôn tạo được bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ trong
từng tiết dạy theo đặc điểm riêng của từng phân môn.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 13

Sỏng kin kinh nghim: Phỏt huy tớnh tớch cc, ch ng sỏng to ca hc sinh trong cỏc tit
dy phõn mụn v tranh, b mụn m thut trng THCS

Phi d kin c cỏc tỡnh hung s phm cú th xy ra v x
lý linh hot em li hiu qu giỏo dc cao. Ngoi ra cn phi cho hc
sinh thy c tm quan trng ca vic nm vng kin thc lý thuyt,
vn dng kin thc vo bi v mt cỏch linh hot khụng mỏy múc
lm cho bi v sng ng hn cú hn hn, v tin ti vic nm bt
cỏch thc sỏng to mt bc tranh riờng i sõu vo chuyờn ngnh mỡnh
la chn.
II- Thit k giỏo ỏn minh ho Phỏt huy tớnh tớch cc, ch
ng, sỏng to trong cỏc tit dy phõn mụn v tranh b mụn m
thut trng THCS( Lp 6)
Tit 27- bi 25: v tranh
TI M CA EM
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:Giúp học sinh hiểu thêm về công việc hàng ngày của mẹ.
2) Kĩ năng: Học sinh vẽ đợc tranh về mẹ bằng khả năng và cảm xúc
của mình.
3) Thái độ: Học sinh thêm yêu thơng, quý trọng cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
1) Đồ dùng:
+ Giáo viên:
- Su tầm tranh của hoạ sĩ và thiếu nhi.
- Bài vẽ của học sinh.
- Mỏy chiu.
+ Học sinh:
- Su tm tranh nh ti v m.
- Giấy vẽ, bút chì, màu.
2) Ph ơng pháp : - Trực quan.

- Gợi mở,
- Vấn đáp.
- Luyện tập.
III. Tiến hành dạy - học:
1) n nh t chc lp. 1 p
Tỏc gi: Thõn Vn Ngha trng THCS Khỏm Lng.
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
2) Kiểm tra bài cũ: 2 p’
- Nêu đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ?
- Nêu nguyên tắc kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm ?
3) Bài mới:
Giới thiệu vào bài.
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn TG Ho¹t ®éng cña häc sinh
+ Ho¹t ®éng 1: H íng dÉn t×m
vµ chän ®Ò tµi:
- Hình ảnh người mẹ thường
được gắn với công việc gì ?
GV trình chiếu hình ảnh để
HS quan sát theo dõi.
- Những bức tranh trên vẽ về
nội dung công việc gì ?
GV trình chiếu hình ảnh.
- Ngày nghỉ gia đình chúng ta
thường đi đâu ?
GV cho HS quan sát tranh .
- Em hãy cho biết nội dung,
bố cục, màu sắc như thế nào ?


+ Ho¹t ®éng 2: H íng dÉn vÏ :
- Nªu c¸c bíc vÏ?
- Nhắc lại các bước vẽ ?
GV cho học sinh tham khảo
6 p’
6 p’
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài.
1/ Mẹ với gia đình.
- Ru con ngủ, tắm cho con, nấu
cơm. Ăm cơm cùng gia đình,
mẹ đi cấy, dọn dẹp nhà cửa ,
mẹ khâu vá áo…
2/ Mẹ với nơi làm việc.
- Mẹ khâu nón, mẹ dạy học, mẹ
may vá, mẹ là bác sĩ…
3/ Mẹ và ngày nghỉ của gia
đình.
- Đi thăm ông bà, đi dã ngoại,
đi nghỉ mát, đi chùa…
- ND: vẽ về mẹ.
- Bố cục: chặt chẽ, cân đối.
- Màu sắc:tươi sang, hợp lí, hài
hòa.
II/ Cách vẽ tranh.
- B1: Chọn chủ đề.
-B2: Phác bố cục, sắp xếp
mảng chính, mảng phụ.
- B3: Vẽ hình vào mảng cho
phù hợp.

Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
một số bài của HS năm trước.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn
học sinh thực hành:
- Nếu vẽ về mẹ thì em sẽ vẽ
như thế nào ?
25
p’
- B4: Hoàn chỉnh và vẽ màu.
- Học sinh nhắc lại
III/ Thực hành.
- HS trả lời theo ý cá nhân của
mình.
Vẽ một bức tranh đề tài về mẹ,
vẽ trên khổ giấy A4, màu sắc tự
chọn.
4) Đánh giá kết quả học tập:
- GV nhận xét, đánh giá về: chủ đề, bố cục, hình ảnh về mẹ.
- Động viên những học sinh đã hoàn thành bài vẽ của mình.
- Nhắc học sinh về hoàn thành nốt bài vẽ.
5) Dặn dò:
- Về hoàn thành nốt bài vẽ.
- Xem trước bài mới:vẽ theo mẫu: mẫu có 2 đồ vật( Tiết 1).
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
1. Kết quả của việc thực hiện.
Với việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học mĩ thuật tôi

thấy có những kết quả để so sánh như sau:
Dạy học theo phương
pháp cũ
Dạy học theo phương pháp
mới
Số lượng
học sinh
được
hoạt động
- Số học sinh được làm việc
(suy nghĩ, trình bày ý kiến
của mình) ít.
- Chỉ vài học sinh khá giỏi
được trả lời, học sinh trung
- Số học sinh được làm việc
nhiều (thảo luận nhóm, làm
việc cá nhân)
- Mọi đối tượng học sinh đều
được làm việc, từ học sinh
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
bình yếu không được làm
việc mà chỉ nghe, ghi chép.
khá, giỏi đến học sinh trung
bình, yếu.
Không
khí lớp

học
- Trầm.
- Giờ học nặng nề.
- Không khí lớp học sôi nổi,
vui tươi.
- Giờ học nhẹ nhàng.
Rèn kỹ
năng nói
cho học
sinh
- ít có điều kiện rèn kỹ năng
nói trước tập thể cho học
sinh.
- Học sinh trung bình, yếu
thường ngại, thậm chí sợ
phải nói trước tập thể.
- Rèn luyện kỹ nói trước tập
thể cho nhiều học sinh.
- Học sinh bạo dạn khi nói
trước tập thể.
Rèn kỹ
năng diễn
đạt cho
học sinh
- Học sinh thụ động trong
diễn đạt vì trong giờ các em
chỉ nghe, trả lời, ghi chép.
- Học sinh hiểu vấn đề và vận
dụng kiến thức để làm bài đạt
kết quả. Do đó các em sẽ hiểu

bài sâu, nhớ bài lâu.
Rèn kỹ
năng cảm
thụ mĩ
thuật cho
học sinh
- Học sinh hầu như không
được rèn kỹ năng cảm thụ
tác phẩm nghệ thuật.
- Học sinh được hoạt động cả
ở đơn vị kiến thức cảm nhận,
bình, liên hệ. Do đó các em
được rèn kỹ năng cảm thụ tác
phẩm mĩ thuật.
Không một thành công nào mà không trải nghiệm thực tế. Đối
với người thầy giáo cũng vậy, hiệu quả công việc của người thầy được
đánh giá từ chất lượng học, tiếp thu kiến thức của HS trong giờ học.
Việc sử dụng kinh nghiệm giảng dạy nhằm khơi gợi cảm xúc trong
các tiết vẽ tranh cũng là thành quả của quá trình lao động nghiêm túc
của người thầy giáo.
Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy
tôi đã thu được một số kết quả như sau:
* Về phía học sinh.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Các em có nhiều tác phẩm được đánh giá đạt ở mức độ cao (điểm
giỏi) những em học sinh học yếu ở các môn học khác nhưng ở bộ môn

mĩ thuật vẫn đạt được trung bình, khá.
Các em mạnh dạn trong trao đổi bài với bạn nhất là trao đổi các
bước vẽ để xây dựng bố cục cho bài vẽ của mình.
Các em biết vận dụng vẽ tranh vào các bộ môn khác.
Cụ thể:
Tổng số HS được khảo
sát
Đạt Chưa đạt
321 321 0
Trong đó đạt ở mức độ cao (Giỏi) chiếm khoảng 50 % tổng số
học sinh.
* Về phía giáo viên.
Mỗi giờ dạy là một lần rút kinh nghiệm cho việc khai thác nội
dung kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi.
Nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của HS qua mỗi bài thực hành.
Gần gũi HS để hiểu cảm xúc, ước mơ thầm kín của từng lứa tuổi
qua bố cục, đường nét, hình mảng, màu sắc của bài vẽ.
* Ý nghĩa khả thi - áp dụng thực tiễn.
Khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy tôi thấy rằng:
Sáng kiến có tính khả thi,thực tế, áp dụng phù hợp với học sinh
khi học bộ môn mĩ thuật.
Mỗi kinh nghiệm là một phần bồi đắp cho các em tư tưởng, tình
cảm để các em gửi vào trong tác phẩm của mình tình yêu cuộc sống,
yêu cái đẹp, lòng tự hào dân tộc sau mỗi bài vẽ.
Có thể nói, với việc thiết kế và tổ chức cho học sinh hoạt động
theo hướng đổi mới phương pháp, tôi thấy học sinh thực sự phát huy
tính tích cực, sáng tạo của mình.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết

dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Để trở thành người giáo viên tốt dưới mái trường xã hội chủ
nghĩa, trước hết mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi kiến thức,
tìm tòi học hỏi, đồng thời bổ sung tinh thần yêu nghề, mến trẻ thể hiện
sự nhiệt huyết của bản thân với ngành nghề mình đã chọn. Mỹ thuật,
loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp, vì vậy dạy mỹ thuật nói chung và
phân môn vẽ tranh nói riêng cần phải làm cho học sinh phấn khởi
mong muốn vẽ đẹp, thể hiện cảm xúc của mình thông qua bài vẽ.
Phân môn vẽ tranh hoạt động thực hành là chủ yếu vì vậy cần ở
học sinh sự siêng năng, thích thú, luyện tập vẽ nhiều để trở thành kĩ
năng trong phân môn vẽ tranh. Trong khi dạy học sinh làm bài , giáo
viên cần bao quát lớp để theo dõi giúp đỡ, gợi ý , điều chỉnh, bổ sung
những gì cần thiết cho các em.
Qua quá trình công tác, trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy,
bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm bổ sung vào vốn
kiến thức hiện có, để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong công
việc mà mình đã lựa chọn đó là: Mỗi giáo viên đứng lớp không chỉ
truyền đạt kiến thức đầy đủ cho học sinh mà phải gần gũi với học
sinh, nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh, biết được từng đối t-
ượng học sinh để có cách xử lý phù hợp với từng trường hợp xảy ra.
Luôn trăn trở với công tác giảng dạy của mình làm thế nào để tiết dạy
có hiệu quả nhất, vì sao các em thể hiện bài vẽ như thế này, Mà không
như thế kia? Do đâu? Cần bổ sung và sửa chữa những vần đề gì? vv
Chính điều đó làm tôi thầm nghĩ , ngay từ bây giờ mình phải cố gắng
rèn luyện tất cả các mặt nhiều hơn nữa để xứng đáng là người giáo
viên dạy giỏi, trau dồi những kiến thức, học hỏi bạn bè, đúc rút kinh
nghiệm tạo cho mình một phong thái khi đứng lớp, tạo điều kiện đầy
đủ để có thể đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, xứng đáng là
người giáo viên của thời kì đổi mới.

2. Kiến nghị.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Do đồ dùng học tập của bộ giáo dục hiện còn thiếu rất nhiều:
Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK còn sơ sài, nhiều màu còn chưa chính
xác.
Đã gần kết thúc học kỳ II năm học 2013-2014. Đồ dùng môn mĩ
thuật 6,7,8,9 vẫn chưa được bổ sung làm cho GV mất nhiều thời gian
làm, chọn đồ dung, chuẩn bị đồ dung.
Vậy kiến nghị: Tranh, ảnh minh hoạ ở các khối lớp với số lượng
tương đối đầy đủ để đáp ứng bài giảng ngày càng tốt hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi rút ra được trong thực tế
giảng dạy. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm trên, tôi có thể đóng
góp một phần nhỏ bé vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
môn mĩ thuật trong trường THCS để phát huy tính tích cực, chủ động,
sang tạo của học sinh. Mặc dù rất cố gắng, nhưng chắc chắn những
vẫn đề tôi đã trình bày không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, các bạn đồng
nghiệp và đặc biệt là hội đồng thẩm định.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004-2007)
quyển 1.
2- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004 – 2007)
quyển 2.
3- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn mĩ thuật THCS.
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.

Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
Khám Lạng, ngày 15 tháng 4
năm 2014
NGƯỜI THỰC HIỆN
Thân Văn Nghĩa
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG XÉT DUYỆT










HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN XÉT
DUYỆT
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 21
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……….
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1- Lý do chọn đề tài 1
1.1) Về mặt lý luận 1
1.2) Về mặt thực tiễn 1
1.3) Về tính cấp thiết của đề tài 2
2.Mục đích của đề tài 2
3.Đối tượng nghiên cứu 3
4.Giới hạn và phạm vi nội dung nghiên cứu 3
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6.Phương pháp nghiên cứu 3
7.Thời gian nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3
1.Lý luận của đề tài 3
2- Cơ sở thực tiễn các luận điểm- quan điểm khoa
học:
5
2.1. Thực tế của việc dạy phân môn vẽ tranh theo
tinh thần đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực
5
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 22
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết
dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS”
– ––– –– ––– –– –– – –– –– – –– –– – –– –– – –– –– –

của học sinh.
2.2. Thực tế của việc dạy phân môn vẽ tranh theo
hướng đổi mới phương pháp dạy học của bản thân
7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 7
CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8
I. Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao 8
II- Thiết kế giáo án minh hoạ “Phát huy tính tích 10
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN
NGHỊ
12
1. Kết quả của việc thực hiện 12
2. Kiến nghị 15
Tài liệu tham khảo 16
Tác giả: Thân Văn Nghĩa trường THCS Khám Lạng.
Trang 23

×