Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ VÀO GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 44 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ VÀO GIẢNG DẠY TÁC
PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 11

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
được cả xã hội quan tâm. Theo tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về việc việc đối
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì phương pháp dạy học văn cũng cần
phải thay đổi để theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Dạy học theo hướng “tích hợp,
liên mơn” là một trong những vấn đề ưu tiên hiện nay.
Thêm nữa, nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI có nêu rõ về đổi mới căn
bản, tồn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực”. Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học trên thì phát triển năng
lực của người học được coi là mục tiêu quan trọng và được cần được coi trọng.Mặt
khác, khái niệm năng lực ở đây được hiểu là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng
và mong muốn của người học. Như vậy, việc liên hệ kiến thức lịch sử vào việc đọc
hiểu tác phẩm văn học cũng là biện pháp cần thiết, đáp ứng yêu cầu của quá trình
đổi mới giáo dục, đặc biệt đối với bộ môn Ngữ văn.
Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn luôn được ra đời trong
những bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể, những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc thơng
qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà
muốn nghiên cứu một tác phẩm văn chương cụ thể chúng ta lại tìm đến bối cảnh
mà nó ra đời. Trong phương pháp dạy học văn gọi đó là “quan điểm tiếp cận lịch
sử phát sinh hay là sự vận động một cách thích hợp những hiểu biết ngồi văn bản


để cắt nghĩa tác phẩm”.
Bên cạnh đó, đặt trong giai đoạn đất nước như hiện nay, khi mà những giá trị
sống của con người đều bị “lung lay” trong “cơn bão” của quá trình hội nhập,
nhiệm vụ giáo dục qua môn Ngữ văn lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Đó
có thể là giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc
gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo
vệ môi trường, an tồn giao thơng…và hơn thế nữa bồi dưỡng cho HS tình yêu đối
với lịch sử dân tộc.

GV: Lê Thị Thu Phương

1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

Nhìn lại thực tế dạy học tác phẩm văn học trung đại lớp 11 thì thấy rằng cả GV
và HS – cả người định hướng và người chủ động khám phá kiến thức đều hiểu biết
chưa nhiều về lịch sử phát sinh của tác phẩm văn học trung đại hoặc ít nhiều chưa
nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của nó đối với q trình tìm hiểu, khám
phá kiến thức mới. Cộng thêm việc thiếu những hình ảnh trực quan cũng như
những thước phim tư liệu liên quan đến nội dung bài học đã là những nguyên nhân
và là rào cản để cả người dạy và người học có thể hiểu sâu sắc giá trị nội dung và
nghệ thuật của những tác phẩm văn học trung đại – những tác phẩm có khoảng
cách khá xa với chúng ta về thời gian lịch sử.
Từ những nhu cầu đổi mới giáo dục cấp thiết cùng thực tế dạy học với những
đòi hòi khách quan và chủ quan ấy đã thơi thúc tơi thực hiện đề tài: “Tích hợp kiến
thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11”.

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận:
1.1 Quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường:
Trước khi tìm hiểu một tác phẩm văn học bất kì cũng cần xác định phương
pháp, quan điểm tiếp cận đồng bộ, rõ ràng và đúng đắn. Đặc biệt đối với những tác
phẩm thuộc bộ phận văn học trung đại Việt Nam được coi là khó dạy hay và xa lạ
với tâm lí tiếp nhận của người học. Hiện nay, quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm
văn chương trong nhà trường là một xu hướng tiến bộ. Nó vừa đảm bảo được
phương pháp lịch sử phát sinh, vừa chú trọng được tác giả, tác phẩm, đồng thời
chú trọng đến vai trị tích cực của người học. Một trong những đặc điểm chính của
quan niệm tiếp cận đồng bộ là quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh và sự vận dụng
một cách thích hợp những hiểu biết ngồi văn bản (XH, văn hoá, nhà văn...) để cắt
nghĩa tác phẩm.
1.1.1 Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh:
Theo quan điểm này, mỗi nhà văn đều được sinh ra trong một hoàn cảnh lịch
sử và đều chịu sự tác động trở lại hoàn cảnh lịch sử. Mỗinhà văn đều có
khuynhhướng khẳng định tài năng và nhân cách riêng, khẳng định vị thếcuả mình
trong dịng chảy văn học. Do vậy, việc nghiên cứu văn học phải dựa vào lịch sử là
một tất yếu. Ví dụ, tác phẩm Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi phải đặt trong
hoàn cảnh chống giặc Minh xâm lược hay khi tiếp nhận tác phẩm Bạch Đằng
giang phú của Trương Hán Siêu phải đặt trong hồn cảnh chống qn MơngNgun sơi sục của quân dân đời Trần thì mới hiểu sâu sắc giá trị của tác phẩm và
đồng cảm với tác giả, hiểu được hào khí của thời đại và thế đứng của dân tộc. Nỗi
GV: Lê Thị Thu Phương

2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản


niềm băn khoăn, hồi nghi, bất bình của Cao Bá Qt, nỗi uất nghẹn sơi trào của
Nguyễn Đình Chiểu, nỗi suy tư sâu lắng của Nguyễn Khuyến đều có nguồn gốc
sâu xa từ bối cảnh văn hóa, lịch sử của thời đại.
1.1.2 Quan điểm tiếp cận hướng vào đáp ứng của học sinh:
Theo phương pháp dạy học văn hiện đại, HS là một chủ thể sáng tạo đa dạng,
phong phú. Để chủ thể ấy phát huy được tối đa khả năng tiếp cận, lĩnh hội văn bản
văn học nói chung và tác phẩm văn học trung đại nói riêng thì cần có một kênh
thơng tin, một cây cầu nối bằng văn hóa và lịch sử để có sự đối thoại, cuộc gặp gỡ
giữa những giá trị của một thời với tâm lí tiếp nhận của người học hiện nay. Mỗi
tác phẩm văn chương không chỉ truyền cho HS những thông điệp mà nhà văn, nhà
thơ gửi gắm mà còn truyền cho các em một niềm tin thực sự dựa trên cơ sở có thật
mà cái thật đó khơng gì khác ngồi lịch sử. Khi đã hiểu về lịch sử, các em sẽ cảm
nhận và tin vào những thông điệp mà các tác giả gửi gắm, sẽ khơng cịn cảm giác
“chơi vơi”, mơ hồ, sáo rỗng về những tác phẩm xưa cũ. Khi đó, HS sẽ là người tiếp
nhận tác phẩm văn học vừa là người đồng sáng tạo với tác giả nếu được đặt mình
trong khơng gian văn hóa và thời gian lịch sử mà tác phẩm đó ra đời.
Như vậy, quan điểm tiếp cận trên là thực sự cần thiết đối với thực tế giảng dạy
các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường. Nó đã rút gần hơn khoảng cách
giữa HS với nhữngtác phẩm này, để chúng khơng cịn xa lạ, vơ nghĩa và khắc phục
tâm lí chán nản, hồi nghi về giá trị của những tác phẩm thuộc thời đại cũ.
1.2 Mối quan hệ giữa văn học và lịch sử:
1.2.1 Mối quan hệ hai chiều giữa văn học và lịch sử:
Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn ra đời trong những bối cảnh lịch
sử xã hội, văn hoá cụ thể. Mỗi tác phẩm văn học – đứa con tinh thần của mỗi nhà văn,
nhà thơ lại được thai nghén, ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử, xã hội nhất định. Nếu
khơngđặt trong mơi trường sinh thành thì khơng thể có cơ sở để khẳng định hay ngợi ca
về những giá trị hiện thực, nhân đạo mà nó thể hiện.
Văn học là lăng kính phản chiếu lịch sử và hồn cảnh lịch sử sẽ là đối tượng, là bối
cảnh sản sinh ra văn học. Và nhà thơ, nhà văn đóng vai trị là “người thư kí trung thành

của thời đại” (Balzac). Bởi thế, không phải ngẫu nhiên khi đánh giá sự nghiệp thi ca của
Tố Hữu, người đọc thấy ở đó chặng đường thơ gắn liền với chặng đường cách mạng của
dân tộc, hay xa hơn nữa là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được ngợi ca là “ghi lại lịch sử

của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại" của dân tộc. (Phạm Văn Đồng- Nguyễn Đình
Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, tạp chí văn học 7- 1963).Tuy
nhiên, văn học không phản ánh lịch sử một cách khô cứng, gượng ép mà rất hình
tượng và mang màu sắc thẩm mĩ. Như vậy, ở phương diện nào đó, lịch sử là chất
GV: Lê Thị Thu Phương

3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

liệu, là đối tượng phản ánh của văn học và lịch sử soi mình trong văn học để mãi
lung linh trong tâm hồn mỗi con người.
1.2.2 Điểm đồng quy giữa bộ môn Lịch sử và Ngữ văn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường
gốc tích nước nhà Việt Nam”. “Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ
một số sự kiện, một vài chiến cơng nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ
cơng lao của những người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà cịn phải biết tìm hiểu
“cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức,
của đạo lý làm người Việt Nam.
Mặt khác, nhà văn M.Gook-ki thật chí lí khi đã cho rằng: “Văn học là nhân
học”. Câu nói là sự đúc kết tuyệt vời từ cuộc đời cầm bút của ơng. Qua đó có thể
thấy ý nghĩa của việc học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người và đồng thời
cũng là để học cách làm người. Cái cách học làm người ấy có gì khác ngồi những

giá trị đạo đức, những truyền thống đạo lí của người Việt Nam được bồi đắp qua
bao thế hệ. Thì ra, đây chính là điểm gặp gỡ đẹp đẽ giữa giá trị giáo dục của bộ
môn văn học và bộ môn lịch sử.
Như vậy, có điểm đồng quy giữa văn học và lịch sử: đó là giá trị giáo dục con
người. Cả hai mơn học đều hướng đến giáo dục đạo đức, tình yêu đất nước, con
người , lòng tự hào dân tộc, và ý thức bảo vệ tổ quốc. Có điều, mỗi mơn học lại có
con đường - hành trình riêng để đi đến nhận thức và trái tim của người học. Nếu
lịch sử phản ánh đời sống, quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của đất nước,
dân tộc bằng những cứ liệu lịch sử, những chuyện xưa, tích cũ trong q khứ thì
văn học lại phản ánh những điều đó thơng qua những hình tượng nghệ thuật độc
đáo và dấy lên trong lòng người học những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1 Thực tiễn giảng dạy những tác phẩm văn học trung đại:
Văn học trung đại là một thời kì lớn trong lịch sử văn học nhân loại và văn học
Việt Nam đồng thời cũng là một trong hai bộ phận lớn của văn học bên cạnh văn
học cổ đại và văn học hiện đại. Văn học trung đại Việt Nam là một thời kì phát
triển rất phong phú và kéo dài suốt mười thế kỉ (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) và đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn và đỉnh cao như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương…
Nhìn lại SGK lớp 11, những tác phẩm văn học trung đại chiếm một số lượng
không nhỏ. Việc dạy cho hay, hiểu cho đúng những tác phẩm này vẫn là thách thức
GV: Lê Thị Thu Phương

4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản


và mục tiêu phấn đấu của mỗi GV và HS. Bởi lẽ trong qua trình tiếp nhận cả GV
và HS gặp nhiều khó khăn cơ bản như:
Thứ nhất là vấn đề ngôn ngữ. Cả GV và HS hầu như chỉ tiếp nhận tác phẩm
thông qua các bản dịch nghĩa và dịch thơ. Do đó việc hiểu sai hoặc chưa đầy đủ
các lớp nội dung, ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của các tác phẩm rất hay xảy
ra.
Thứ hai, rất nhiều tác phẩm văn học trung đại là những văn bản “hành chức”,
được sáng tác theo các thể loại mang tính chức năng như chiếu, cáo, hịch, văn tế
nên ít gây hứng thú đối với HS ngày nay.
Thứ ba, những tác phẩm văn học thời kì này đã trở nên cũ kĩ và xa lạ với tâm lí
tiếp nhận của HS ngày nay. Ngồi ra việc vận dụng về sự phát triển của lịch sử xã
hội góp phần vào việc lí giải các tác phẩm văn học thời kì này cũng gặp rất nhiều
khó khăn, nhất là các sự kiện lịch sử cụ thể liên quan đến sự ra đời của các tác
phẩm văn học.
Từ thực tiễn trên, đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp liên hệ kiến
thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11” sẽ góp phần khắc
phục khó khăn thứ ba, kéo HS gần hơn với những tác phẩm đã ra đời rất lâu so với
thời đại các em sống.
2.2 Những hướng đề xuất trong việc giảng dạy tác phẩm văn học trung
đại:
Vì cịn nhiều bất cập trong việc giảng dạy tác phẩm văn học trung đại nên cũng
có nhiều ý kiến trao đổi, những hướng đề xuất để việc tiếp nhận những tác phẩm
thời kì này như:
Cô Nguyễn Thị Hiểu – GV trường THPT Lệ Thủy, Quảng Bình trong bài viết
“Một vài đề xuất hướng tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại
trong chương trình THPT” có nhấn mạnh: khi giảng dạy các tác phẩm văn chương
trung đại, giáo viên phải dựng lại được khơng khí văn hóa, lịch sử của thời đại,
phải tạo được sự đồng cảm về văn hóa, văn học; giảng dạy văn học trung đại phải
dựa trên thi pháp văn chương trung đại, phải bám sát đặc trưng thể loại, phải đặt
trong mối liên hệ với cuộc sống thực tại hơm nay.

Theo kinh nghiệm của mình, cơ Trần Thị Hoa– Giáo viên Trường THPT Thái
Hòa (Hàm Yên, Tun Quang) có chia sẻ: “ trong q trình dạy học, tôi nhận thấy
việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trị quan trọng trong việc khơi
phục, tái hiện hình ảnh q khứ. Tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được
tầm đón nhận phù hợp với văn bản”,cụ thể là: sử dụng tài liệu liên môn,sử dụng
tư liệu lịch sử, sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật, sử dụng tài liệu địa
lý và ngôn ngữ học, sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác. Kinh nghiệm
GV: Lê Thị Thu Phương

5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

trên chỉ ra cái nhìn bao quát mang tính phương pháp chứ chưa có biện pháp
đi vào cụ thể từng bài, từng nội dung kiến thức.
Còn tác giả Trương Thị Minh Hà trong sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện
pháp dạy học văn bản nghị luận, văn học trung đại ở trường THPT” lại chỉ chú
trọng đến những tác phẩm thuộc văn nghị luận và phương pháp tích hợp ngang
(Văn-Tiếng Việt-Làm văn), tích hợp dọc(tích hợp theo từng vấn đề) và không bao
quát hết kiến thức văn học trung đại lớp 11.
Tác giả Trần Minh Thương lại đề xuất “Hướng tích hợp những kiến thức
liên quan giữa hai phân môn lịch sử và ngữ văn ở trường THPT” song hướng
tích hợp rộng, bao quát cả tác phẩm văn học lớp 10,11,12, cả tác phẩm văn
học Việt Nam và tác phẩm văn học nước ngoài mà chưa chỉ ra tích hợp chỗ
nào và tích hợp như thế nào trong những tác phẩm văn học trung đại lớp 11.
Nói tóm lại, các cơng trình nghiên cứu, những đề xuất, sáng kiến đều chỉ
nêu chung chung mà chưa đi vào cụ thể vào liên hệ kiến thức lịch sử trong

việc giảng dạy những tác phẩm văn học trung đại lớp 11. Vì vậy, để khắc phục
điều đó, đề tài này sẽ tìm những địa chỉ liên hệ và đề xuất những biện pháp liên hệ
kiến thức lịch sử để góp phần hiệu quả vào việc giảng dạy tác phẩm văn học trung
đại lớp 11.
III. NỘI DUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP LIÊN HỆ KIẾN THỨC LỊCH SỬ
VÀO GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 11
1. Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp kiến thức lịch sử vào phần hướng
dẫn chuẩn bị bài cho HS
Bước chuẩn bị bài ở nhà của HS là một khâu bước rất quan trọng trong tiến
trình giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn học trung đại nói
riêng. Sở dĩ nó quan trọng là bởi, nếu không chuẩn bị bài ở nhà dưới sự hướng dẫn
của GV thì sẽ cản trở việc HS cảm thụ tác phẩm ở trên lớp. Hơn nữa, HS tự mình
được trước bài văn dễ có những ấn tượng sai lạc ban đầu. Tuy nhiên nhìn lại thực
tế giảng dạy, tôi nhận thấy khâu chuẩn bị ở nhà của HS thường bị coi nhẹ, GV
phần nào không hướng dẫn cụ thể cho học sinh. Mấy phút còn lại cuối cùng của
giờ học, GV dặn HS soạn những câu hỏi trong sách giáo khoa và kết quả HS chuẩn
bị đến đâu lại ít được quan tâm.
Nội dung cơng việc chuẩn bị ở nhà của HS có nhiều mặt, đa dạng. Có thể là tập
đọc tìm hiểu điển cố, từ ngữ khó, suy nghĩ về một chi tiết nghệ thuật, một kiến
thức cụ thể cần thiết có liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm. Phần lớn những câu
hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị bài thường tập trung, xoay quanh kiến thức văn học,
kiến thức trong SGK mà ít tận dụng những kiến thức ngồi SGK, ngồi mơn học
như lịch sử để khám phá và hiểu sâu hơn về tác phẩm – điều mà rất cần đối với quá
trình đọc hiểu văn bản văn học trung đại. Trong một phạm vi nhỏ, đề tài hướng đến
GV: Lê Thị Thu Phương

6


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015


Trường THPT Võ Trường Toản

biện pháp “Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp kiến thức lịch sử vào phần hướng
dẫn chuẩn bị bài cho HS”. Tất nhiên khơng phải bất kì tác phẩm tác phẩm văn học
trung đại nào trong quá trình tìm hiểu cũng có thể được liên hệ kiến thức lịch sử ở
mức độ như nhau. GV phải tìm hiểu kĩ tác phẩm, sau đó đặt những câu hỏi thật sát
với nội dung bài học, tận dụng tối đa những hiểu biết ngoài tác phẩm của HS vừa
để các em có cái nhìn tin cậy hơn, đúng hơn về tác phẩm, vừa tránh tình trạng tản
mạn trong kiến thức của mình. Dưới đây làgợi ý trong việc xây dựng hệ thống câu
hỏi tích hợp kiến thức lịch sử trong một số tác phẩm văn học trung đại 11 tiêu biểu:
* Trước hết là văn bản Vào phủ chúa Trịnh trích Thượng kinh kí sự của Lê
Hữu Trác. Đây là văn bản thuộc thể loại kí sự - một thể kí, ghi chép sự việc, câu
chuyện có thật và tương đối hồn chỉnh. Có thể thấy qua đoạn trích này một cái
nhìn chân thực, hài hước, mỉa mai, bất bình của tác giả về lối sống xa hoa, lãng phí
và biểu hiện lộng quyền của chúa Trịnh. Để HS đọc hiểu tốt văn bản này, GV nên
đặt những câu hỏi hướng các em đến những sự kiện lịch sử trong thời gian mà văn
bản ra đời.
- Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh tríchThượng kinh kí sự của tác giả Lê Hữu
Trác được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Tác phẩm Thượng kinh kí sự của tác giả Lê Hữu Trác được hoàn thành vào
năm 1783. Bằng những kiến thức lịch sử ở lớp 10 đã học, em hãy cho biết vào thời
điểm đó, nền chính trị nước ta có gì đáng chú ý? Em biết gì về mối quan hệ giữa
chính quyền Lê- Trịnh?
- Cũng vào thời điểm đó, đời sống nhân dân như thế nào dưới sự trị vì của chúa
Trịnh?
- Hình ảnh nào trong SGK lịch sử 10 cho em thấy sự lộng hành, tiếm quyền cả
cung vua Lê của chúa Trịnh?
* Đối với bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, tưởng chừng như khơng cần
có sự liên hệ kiến thức lịch sử thì tâm sự thời thế của nhà thơ ở hai câu cuối và hồn

thu đẹp nhưng có phần lạnh lẽo, cơ quạnh ở sáu câu trước đó lại cần tìm về bối
cảnh lịch sử những năm cuối thế kỉ XIX thì mới có thể cắt nghĩa, lí giải được.
- Nhà thơ Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Thu điếu trong hồn cảnh nào?
- Vì sao Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn?
- Trong thời gian khoảng thời gian và sau khi ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà
(1872-1883), lịch sử Việt Nam có những biến động gì đáng chú ý?

GV: Lê Thị Thu Phương

7


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

* Bài Vịnh khoa thi Hương (có bản ghi là Lễ xướng danh khoa thi Đinh dậu)
của Trần Tế Xương (1870-1907) là bài thơ thuộc đề tài “thi cử”. Bài thơ đã thể
hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối
với con đường khoa cử của riêng ông. Qua bài thơ này, tác giả vẽ nên một phần
hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng
thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước. Bài thơ gắn liền với một sự
kiện lịch sử đương thời có thật cho nên khơng lẽ gì khi tìm hiểu tác phẩm này HS
lại không quan tâm đến lịch sử. Những thông tin trong SGK, cả về phần Tiểu dẫn
và phần Chú thích cũng khơng thể cung cấp hết cái nhìn thời sự đối với tác phẩm
này. Vả lại, Vịnh khoa thi Hương chỉ được đưa vào chương trình với tư cách là bài
đọc thêm, thời lượng rất ít, nên việc HS chuẩn bị bài ở nhà qua những câu hỏi
hướng dẫn liên hệ của GV ở tiết học trước là rất cần thiết. GV có thể đặt một số
câu hỏi để HS tự liên hệ, tìm hiểu như:
- Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế

Xương?
- Kì thi Hương được Trần Tế Xương phản ánh trong bài thơ diễn ra vào năm
nào?
- Câu thơ “Nhà nước ba năm mở một khoa” trong bài thơng báo điều gì? Em
biết gì về cách thức tổ chức các kì thi và chính sách phát triển giáo dục dưới chế độ
phong kiến triều Nguyễn? (gợi ý: thi Hương, thi Hội, thi Đình)
- Câu thơ thứ hai “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” đã cho thấy kì thi có gì
đặc biệt? Vì sao có sự đặc biệt đó?
- Tại sao trong lễ xướng danh khoa thi Đinh dậu lại có sự xuất hiện của “quan
sứ” và “mụ đầm”?
* Một tác phẩm cùng viết về đề tài “thi cử” khác trong chương trình là Bài ca
ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (1809 ?-1855). Bài thơ biểu lộ tinh thần phê
phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói
chung. Có thể thấy Cao Bá Quát sống cùng thế kỉ và cùng dưới triều Nguyễn với
Nguyễn Cơng Trứ nên cái nhìn của hai con người có tài năng, nhân cách và tư
tưởng canh tân ít nhiều có sự tương đồng. Vì thế, khi dạy bài Bài ca ngắn đi trên
bãi cát, GV có thể đặt một số câu hỏi liên hệ kiến thức lịch sử tương tự:
- BàiBài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát được sáng tác trong hoàn
cảnh nào?
- Tại sao Cao Bá Quát lại vào trong Huế để tham gia kì thi Hội?
GV: Lê Thị Thu Phương

8


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

- Điều gì khiến cho Cao Bá Quát có thái độ chán ghét, quay lưng với nền học

thuật và khoa cử đương thời?
- Nhìn vào lịch sử nước ta lúc đó, lúc đó có nhiều cuộc tiếp xúc với phương
Tây, liệu đó có phải là yếu tố tác động đến tư tưởng và tâm trạng của Cao Bá Quát
được thể hiện trong bài thơ này không?
- Trong SGK lịch sử 10, bài 26, Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và
phong trào đấu tranh của nhân dân giúp em hiểu thêm được điều gì về cuộc đời và
con người Cao Bá Quát?
* Bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
Bài Chạy giặc (có sách ghi là Chạy Tây) là một trong những tác phẩm đầu tiên
của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Tác phẩm này cho dù là
bài đọc thêm nhưng cả GV và HS không thể tiếp cận được nếu khơng phân tích
hồn cảnh lịch sử ra đời của nó. Ở bài thơ này, GV đặt một số câu hỏi cho HS về
nhà chuẩn bị để rút ngắn thời gian trên lớp trong việc cảm nhận bài thơ.
- Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình
Chiểu có gì đặc biệt?
- Trong SGK lịch sử 11, bài Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1858-1884) đã ghi nhận bối cảnh lịch sử - thời điểm bài thơ Chạy giặc ra đời như
thế nào?
- Em biết gì về địa danh Bến Nghé và Đồng Nai? Trong SGK lịch sử 11, bài
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884) cho em biết thêm
điều gì về những địa danh này?
* Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu
cầu của Đỗ Quang – tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận
tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16-2-1861. Vậy điều gì đã khiến bài văn
này ngay lập tức được truyền tụng khắp nơi trong nước và làm xúc động lịng
người? Đó là bởi nó đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1858-1884) đang diễn ra sôi sục, liên tiếp những cuộc khởi nghĩa nông
dân nổ ra và đã đạt những chiến thắng nhất định. Đặt trong bối cảnh khi toàn dân
tộc đang quyết một lòng “chết vinh còn hơn sống nhục”, sự hi sinh vì đại nghĩa của
những nghĩa sĩ trong trận Cần Giuộc lại có sức mạnh cổ vũ và khích lệ to lớn. Vì

vậy, ở bài văn tế này, GV có thể đặt một số câu hỏi liên hệ lịch sử cho HS như:
- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu được ra đời trong
hồn cảnh nào?
GV: Lê Thị Thu Phương

9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

- Bài văn tế ra đời giữa thời điểm các phong trào đấu tranh chống thực dân
Pháp xâm lược diễn ra như thế nào?
- Em hiểu như thế nào về “mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm”? Hãy tìm trong
SGK lịch sử 11, bài Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (18581884) những cứ liệu lịch sử nói về việc thực dân Pháp đã xuất hiện và lăm le xâm
lược nước ta?
* Bài Chiếu cầu hiền của Ngơ Thì Nhậm (1746-1803)
Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngơ Thì Nhậm viết thay vào khoảng
1788 – 1789, nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ
(Lê-Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. Tác phẩm Chiếu cầu hiền được sáng
tác trong một hoàn cảnh đặc biệt. Phải đặt tác phẩm trong hồn cảnh ra đời mới
thấy được tính cấp bách của nó. Để HS tìm hiểu tốt hơn bài học này, GV có thể đặt
câu hỏi hướng dẫn tự học như:
- Bài Chiếu cầu hiền do Ngơ Thì Nhậm viết được ra đời vào năm nào?
- Bối cảnh lịch sử nước ta lúc đó ra sao?
- Tại sao những sĩ phu Bắc Hà lại có tâm lí kiêng dè khơng ra gánh vác việc
nước?
- Liệu có phải Quang Trung kém tài, ít đức nên chưa có người phị tá khơng?
Vì sao?

- Vì sao Quang Trung lại cho rằng “cơng việc ngồi biên đương phải lo toan”,
“dân cịn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hóa của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp
nơi”?
* Bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (1830-1871)
Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ cũng được ra đời trong bối cảnh sự
thúc bách của thời đại, đặt trong bối cảnh trào lưu cải cách, duy tân ở Việt Nam
trong những năm cuối thế kỉ XIX. Ở bài này, GV đặt một số câu hỏi giúp HS kết
nối kiến thức của phần Tiểu dẫn và kiến thức lịch sử lớp 11, bài 35 như:
- Bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ được ra đời trong hồn cảnh
nào?
- Đoạn trích Xin lập khoa luật được ra đời trong bối cảnh chính trị đất nước
dưới triều Tự Đức như thế nào?

GV: Lê Thị Thu Phương

10


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

- Bài 35, trong SGK lịch sử lớp 11, giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng canh
tân và tác giả của bản điều trần này?
Trong quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi có liên hệ kiến thức lịch sử, GV cần
lưu ý những điểm sau đây:
Thứ nhất là có thể đặt câu hỏi gợi nhắc lại kiến thức lịch sử mà HS đã tìm hiểu
hiểu ở lớp dưới (lớp 10), cũng có thể đặt câu hỏi để các em tìm kiếm kiến thức mới
chưa học bởi chương trình của bộ mơn Ngữ văn chưa có sự tương thích về mặt thời
gian với chương trình mơn học Lịch sử.

Thứ hai là cần lựa chọn những câu hỏi thực sự có ý nghĩa trong cả việc khai
thác kiến thức bài học Ngữ văn vừa nhắc lại kiến thức lịch sử mà HS đã học theo
phương pháp “ôn cố tri tân”
Thứ ba là đối với những bài có dung lượng câu hỏi tích hợp nhiều, GV nên sử
dụng phiếu học tập dưới dạng bài tập về nhà để HS tiết kiệm thời gian ghi chép câu
hỏi trên lớp mà GV cũng giảm bớt khó khăn trong việc kiểm tra việc tự học, tự liên
hệ của HS.
2. Liên hệ kiến thức lịch sử để tạo hứng thú cho HS trong phần giới thiệu
bài học.
Sau biện pháp liên hệ kiến thức lịch sử trong và ngoài kiến thức SGK cho HS
thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong phần chuẩn bị bài ở nhà, GV có
thể liên hệ trực tiếp những kiến thức đó trong phần giới thiệu bài học để tạo ấn
tượng ban đầu cho HS về tác phẩm. Qua quá trình giảng dạy những tác phẩm văn
học trung đại lớp 11, tơi nhận thấy có thểliên hệ kiến thức lịch sử tạo ấn tượng cho
HS ngay trong lời dẫn vào bài.
Trước hết cần nhận thức rằng: lời dẫn vào bài cũng đóng vai trị quan trọng
trong tiến trình của một giờ dạy văn, và đặc biệt đối với những tác phẩm văn học
trung đại vốn được cho là khó, khơ. Có GV dùng lời dẫn vào bài để chuyển tiếp từ
bài cũ sang bài mới, có người mở đầu bằng lời giới thiệu tác giả, tác phẩm, có
người kiểm tra bài cũ, có người đọc diễn cảm ngay. Nhưng dù chọn cho mình cách
nào GV cũng cần lưu ý phải khơi gợi sự hứng thú cho HS đồng thời tạo tâm thế
cho các em trong việc tiếp nhận tác phẩm.
Không phải tác phẩm văn học trung đại nào cũng sẵn có một nguồn hình ảnh,
thước phim tư liệu để minh họa, bởi do những hạn chế kĩ thuật của thời đại. Càng
lùi về lịch sử thì điều đó càng hiếm có, có chăng cũng chỉ là sự minh họa bằng
tranh vẽ nên ít nhiều có sự dung sai. Vì vậy, đối với những tác phẩm văn học trung
đại khơng có nhiều hoặc khơng có hình ảnh lịch sử minh họa thì GV nên chọn cách
GV: Lê Thị Thu Phương

11



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

dẫn dắt vào bài đồng thời tích hợp kiến thức lịch sử mà các em đã học hoặc đã tự
tìm hiểu để tạo ấn tượng mạnh trong phần giới thiệu bài học. Ví dụ những bài như
Thu điếu của Nguyễn Khuyến, Thương vợ của Trần Tế Xương,Xin lập khoa Luật
của Nguyễn Trường Tộ. Cụ thể như sau:
- Ở bài thơ Câu cá mùa thu, GV bắt đầu tiết học bằng lời dẫn:
“Sau phát súng xâm lược đầu tiên của thực dân Pháp tại bán đảo Sơn Trà, Đà
Nẵng, lần lượt ba tỉnh miền Đông (1862), rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) bị
rơi vào tay giặc trước sự bất lực, nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn. Chỉ trong
khơng đầy 1 năm, triều đình nhà Nguyễn đã phải kí 2 bản Hiệp ước Hác măng
(1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884). Trước thời buổi nhiễu nhương trong triều, một
vị đại quan trong triều đã từ quan về ở ẩn tại quê nhà, với cảnh quê người quê
những vẫn đau đáu, trăn trở về thời cuộc mà bất lực. Vị đại quan ấy khơng ai khác
chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến. Tâm sự về thời cuộc mà ẩn chứa lịng u nước
kín đáo của ơng được thể hiện trong bài thơ Câu cá mùa thu mà hôm nay chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu.”
- Ở bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, GV có thể dẫn vào bài như:
“Trong nửa sau của thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng, tài chính cạn kiệt. Để đối phó với tình hình đó, triều
đình nhà Nguyễn tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng cả những biện
pháp tiêu cực như: cho nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, cho mua
quan, bán tước để thu tiền. Chế độ khoa cử cũ kĩ lỗi thời cùng với nạn mua quan
bán tước diễn ra cơng khai, trắng trợn đã khiến những người có thực tài, thực học
như Trần Tế Xương tám lần đi thi nhưng chỉ một lần đỗ tú tài. Đó có phải là thói
đời bạc bẽo đã khiến cho bà Tú phải khổ mà ông cất lên tiếng chửi trong bài thơ

Thương vợ. Điều đó sẽ được trả lời trong tiết học hôm nay.”
- Ở bài Xin lập khoa Luật của Nguyễn Trường Tộ , GV cũng có thể liên hệ kiến
thức lịch sử trong lời dẫn vào bài:
“Trong nửa sau thế kỉ XIX, bộ máy chính quyền triều Nguyễn từ trung ương
đến địa phương trở nên sâu mọt; địa chủ cường hào tha hồ đục khoét, nhũng nhiễu
dân lành. Những năm trước khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, ở nước ta đã rộ lên
một phong trào đề nghị cải cách. Một trong số những người đi đầu phong trào đó là
Nguyễn Trường Tộ. Chính tình trạng trì trệ, bảo thủ và suy yếu nghiêm trọng của
triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp đã thôi
thúc ông đề xuất việc lập khoa Luật cho đất nước. Tầm nhìn xa trơng rộng và tư
tưởng tiến bộ của ông sẽ là điều mà chúng ta tìm hiểu trong tiết học hơm nay qua
bài “Xin lập khoa Luật.”
GV: Lê Thị Thu Phương

12


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

Một kinh nghiệm rút ra trong việc liên hệ kiến thức lịch sử vào phần giới thiệu
bài học là GV nên đặt các thông tin về lịch sử lên trước sau đó kết nối thơng tin đó
với nội dung bài học có liên quan. Và nên lưu ý, khơng nên gượng ép trong việc
liên hệ vì nếu việc liên hệ mang tính chất khiên cưỡng khơng những khơng giúp
HS hiểu thêm về lịch sử mà còn làm mất hứng thú, không đáp ứng được sự chờ
đợi của các em trước một giờ học văn.
3. Liên hệ kiến thức lịch sử thơng qua những hình ảnh minh họa trong
phần Đọc- hiểu
Trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại, ngồi nhưng nội dung thơng

tin trong và ngồi văn bản thì việc giới thiệu và cung cấp cho HS những hình ảnh
minh họa cũng khơng kém phần quan trọng. Bởi “trăm nghe khơng bằng một
thấy”, phải “đích mục sở thị” mới củng cố thêm niềm tin, giúp các em hình dung
và có những cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm.
GV nên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc lĩnh vực lịch sử vào bài giảng để HS có
vốn tri thức rộng khi tiếp nhận. Hơn nữa, HS tiếp nhận kiến thức qua tranh ảnh,
hình ảnh trực quan kết hợp với SGK và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng
thú hơn. Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực
của HS, GV cần nghiên cứu kĩ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học,
tư liệu thuyết minh hình ảnh. GV có thể tận dụng sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng
tin, trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì HS được trực quan với hình ảnh rõ,
kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn. Tuy nhiên, trong phạm vi cho
phép, sáng kiến kinh nghiệm chỉ thể hiện hình ảnh minh họa cho một số tác phẩm
văn học trung đại trong chương trình lớp 11. Cụ thể như sau:
* Ở bài Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác:
Ở bài này, GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa cho hai buổi thiết triều của
vua Lê và Chúa Trịnh và đặt câu hỏi đây là hình ảnh nào? Em hãy quan sát và so
sánh hai hình ảnh này về mức độ quy mô? Sở dĩ GV đặt câu hỏi này là bởi hai hình
ảnh này được lấy trong SGK lịch sử lớp 10 các em mới được tìm hiểu khơng lâu.
Từ đó HS dễ dàng so sánh được quy mơ, sự long trọng, sang trọng đầy đủ ban bệ ở
phủ Chúa khơng kém gì ở cung vua. Điều đó giúp HS hiểu thêm sự lộng quyền, lấn
át cả cung vua Lê của chúa Trịnh.

GV: Lê Thị Thu Phương

13


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015


Trường THPT Võ Trường Toản

B
uổi thiết triều của chúa Trịnh

Buổi thiết triều của vua Lê

*Ở bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương, GV nên giới thiệu khung
cảnh trường thi, hình ảnh Lễ xướng danh khoa thi Đinh dậu.

Hình ảnh trường thi ngày xưa

Các sĩ tử xem bảng danh sách những
người thi đỗ Trường Hà Nam,
khoa Đinh dậu 1897

GV: Lê Thị Thu Phương

14


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

(Cổng Tiền Môn)

(Cổng Tiền Môn)

Dân chúng chen lấn nhau đi


Toàn quyền P.Doumer chứng kiến

xem lễ xướng danh

lễ xướng danh

Xướng danh trường Hà Nam (27/12/1897)
Các quan mặc triều phục, theo thứ tự phẩm trật, ngồi ghế tréo ở hai bên con
đường đi từ Cổng Tiền Môn dẫn vào nhà Thập Đạo

GV: Lê Thị Thu Phương

15


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

(Trường Hà-nam 27/12/1897)
(Tân khoa ngồi đợi hoàn tất lễ Xướng danh Sau khi trình diện các Khảo quan,
ơng Cử mới đượcdẫn đến chiếu ngồi trong một cái rạp dựng trước nhà Thập đạo.
Ông Thủ Khoa, cũng gọi là Giải nguyên hay Hương nguyên, ngồi trên chiếc chiếu
hoa cạp điều đầu hàng lẻ, ông Á nguyên ngồi trên chiếc chiếu đầu hàng chẵn.)

* Ở bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)

Quân Pháp đánh chiếm thành
Gia Định (17/2/1859)

GV: Lê Thị Thu Phương

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công
bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), ngày 1-9-1858
16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

Tàu chiến Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ vào Sài Gòn năm 1859
* Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
GV dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, ngồi kiến
thức lịch sử về trận tấn công đồn Cần Giuộc năm 1861, nhằm giúp HS hiểu hình
tượng người nơng dân nghĩa sĩ trong tác phẩm là hình tượng đám đơng bước ra từ
thực tế đời sống chứ khơng cịn là hình ảnh ước lệ tượng trưng thì GV nên kết hợp
cho HS xem tranh vẽ trận Cần Giuộc, xem hình ảnh về việc xây dựng tượng đài kỉ
niệm những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã được khởi công vào năm 2011 như một sự tri
ân thành kính đối với những anh hùng vơ danh trong lịch sử dân tộc.

Hình ảnh minh họa những nghĩa sĩ
GV: Lê Thị Thu Phương

Hình ảnh Lễ khởi công xây dựng
17


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015


Trường THPT Võ Trường Toản

trong trận Cần Giuộc

tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc

* Ở bài Chiếu cầu hiền của Ngơ Thì Nhậm (1746-1803)

Tượng đài Quang Trung

Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xồi Mút

Phối cảnh Nguyễn Huệ lên ngơi hồng đế tại núi Bân

GV: Lê Thị Thu Phương

18


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

Lược đồ diễn biến trận đánh

Hình ảnh Quang Trung

Ngọc Hồi – Đống Đa (Tết Kỷ Dậu -1789)
GV có thể sử dụng hình ảnh lịch sử trong phần giới thiệu bài học làm tăng sự
hứng thú, kích thích sự đón đợi của HS. GV khi giới thiệu hình ảnh cũng cần có sự

thuyết minh ngắn gọn để phương pháp trực quan đạt hiệu quả như mong muốn.
4. Liên hệ kiến thức lịch sử trong và ngồi chương trình SGK lịch sử đã
học để tạo sự liên kết kiến thức với nội dung bài học đang tìm hiểu
Việc liên hệ kiến thức lịch sử trong và ngồi chương trình SGK lịch sử là một
biện pháp hiệu quả trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại và đồng thời
khắc sâu thêm kiến thức lịch sử cho HS. Trong phạm vi đề tài này, người thực hiện
sẽ gợi ý những địa chỉ tích hợp và nội dung tích hợp. Ở mỗi bài học thì lượng kiến
thức liên hệ có thể ít hoặc nhiều. Song cần chú ý rằng, đối với những bài dài cần
tiết chế và chọn lọc những kiến thức lịch sử tiểu biểu để phục vụ cho bài học để
tránh biến giờ dạy văn học thành một bài dạy lịch sử hoặc phô diễn kiến thức, sự
uyên bác của GV.
* Bài Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác:
Khi học bài Vào phủ chúa Trịnh , HS có thể vận dụng kiến thức lịch sử bài
21“Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI đến thế kỉ
XVIII” và bài 23 “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ
tổ quốc cuối thế kỉ 18” trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10. Nội dung như sau:
Trong bài 23, HS có thể vận dụng kiến thức ở mục 3, Nhà nước phong kiến
Đàng Ngồi để hiểu hơn về vị trí của nhà Chúa và sự tiếm quyền vua Lê của chúa
Trịnh:
Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm
1672. Không phân thắng bại, hai bên giảng hịa, lấy sơng Gianh (Quảng Bình)
làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai chính
quyền riêng biệt.
Từ cuối thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến Nam Triều chuyển về Thăng Long,
được xây dựng lại hoàn chỉnh với danh nghĩa thống trị toàn bộ đất nước, do vua
Lê đứng đầu. Tuy nhiên quyền hành của vua Lê khơng cịn như trước, thậm chí bị
thu hẹp đến mức chỉ còn là danh nghĩa. Mọi quyền hành đều nằm trong tay người
tổng chỉ huy quân đội họ Trịnh, về sau được phong vương (nhân dân quen gọi là
“chúa”).


GV: Lê Thị Thu Phương

19


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

Ở Trung ương hình thành hai bộ phận: triều đình và phủ chúa. Chính quyền
đứng đầu là vua Lê được tổ chức như cũ nhưng quyền hành bị thu hẹp. Phủ chúa
gồm một số quan văn, quan võ cao cấp chuyên cùng chúa bàn bạc, quyết định các
chủ trương, chính sách lớn của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo việc thức hiện.
HS có thể tham khảo nội dung trong SGK lịch sử nâng cao lớp 10, ở mục 3,
Nội chiến Trịnh – Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong- Đàng Ngoài; và bài 33
-“Chiến tranh phong kiến và sự chia cắt đất nước” có ghi thêm “Vùng đất từ sơng
Gianh, lũy Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền
Lê-Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Họ Trịnh xưng vương, lập phủ Chúy, tuy vẫn duy trì
triều đình vua Lê, nhưng trên thực tế đã thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến
vua Lê thành bù nhìn.”
HS cũng nên liên hệ với đời sống nhân dân dưới sự trị vì của Chúa Trịnh để
thấy rằng sự ăn chơi sa hoa, lãng phí của nhà Chúa trên sự thống khổ của nhân dân.
Đó là một tội ác khơng thể dung thứ.
“Chính sách ruộng đất của họ Trịnh nhằm phục vụ cho quyền lợi của nhà
nước phong kiến, giai cấp địa chủ, tầng lớp quan lieu và binh sĩ.Đến đầu thế kỉ
XVIII, quỹ đất cơng cịn lại ít. Ngồi vùng Sơn Nam Hạ (vùng Nam Định, Thái
Bình) có tương đối nhiều ruộng cơng, cịn các xứ khác, ruộng công chỉ đủ để cung
cấp cho quan lại và binh lính. Người nơng dân đã bị chiếm đoạt phần ruộng đất
tư, lại hết hi vọng ở phần ruộng đất cơng của làng xã. Trong khi đó, nhà nước LêTrịnh ngày càng tăng cường bóc lột tơ thuế, lao dịch, binh dịch đối với nông dân.
Nhà nước cũng đồng thời phó mặc cho nơng dân các cơng việc đê điều, thủy lợi,

khiến nạn hạn hán, lụt lội, vỡ đê xảy ra liên tiếp. Những nơng dân nghèo khổ
“khơng có đất cắm dùi”, phải rời bỏ đồng ruộng, xóm làng đi lang thang kiếm
sống ngày càng đông đảo.Từ những năm 30 của thế kỉ XVIII, mâu thuẫn xã hội trở
nên gay gắt đã đẩy xã hội Đàng Ngồi vào tình trạng suy yếu và khủng
hoảng.”(SGK lịch sử 10, nâng cao, trang 184)
“Theo một giáo sĩ phương Tây, bấy giờ “gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ
bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, xác chết chồng chất lên nhau””
Nếu nhớ lại những kiến thức trên, HS khi tìm hiểu về quang cảnh trong và
ngoài phủ chúa sẽ hiểu rằng thì ra để tơ điểm cho sự sang trọng, lộng lẫy và để
phục vụ cho cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc của nhà chúa, nhân dân lao động đã chịu
bao nhiêu nỗi thống khổ, lầm than. Từ đây có thể cảm nhận sâu sắc hơn tâm trạng
và thái độ của tác giả Lê Hữu Trác; đồng thời dấy lên trong lịng người đọc sự căm
giận đối với triều đình phong kiến mục nát Lê- Trịnh.

GV: Lê Thị Thu Phương

20


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

Cũng trong SGK lịch sử lớp 10, bài 23, Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp
thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII có ghi:
“Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngồi khủng hoảng sâu sắc.
Phong trào nơng dân bùng lên rầm rộ, kéo dài trong hơn 10 năm và bị đàn
áp…..Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình
Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau nhiều
năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính

quyền chúa Nguyễn , làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào. Một nhiệm vụ mới
được đặt ra: tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh…..Trong những năm
1786-1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh,
Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được
hồn thành.”.
Theo những thơng tin trên, thì chỉ sau 3 năm tức là từ năm 1783 đến năm 1786
kể từ khi Lê Hữu Trác hồn thành xong tập kí sự bằng chữ Hán Thượng kinh kí sự
thì chính quyền chúa Trịnh đã bị sụp đổ hoàn toàn. Chứng tỏ những gì Hải Thượng
Lãn Ơng được mắt thấy tai nghe trong phủ Chúa đã cho thấy sự rệu rã, mục ruỗng
của nhà chúa và dự báo trước phút lâm chung của chính quyền phong kiến này.
Đồng thời đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã cung cấp cho người đọc một góc nhìn
chân thực về lịch sử dân tộc dưới triều Lê – Trịnh qua ngịi bút kí sự của tác giả. Ở
khía cạnh này, khơng thể phủ nhận giá trị hiện thực đem lại của đoạn trích Vào phủ
chúa Trịnh nói riêng và của tác phẩm Thượng kinh kí sự nói chung.
* Bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (1835-1909)
Câu cá mùa thu là bài thơ thuộc chùm ba bài thơ thu (Thu ẩm, Thu vịnh, Thu
điếu) của Nguyễn Khuyến được cho là sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến
cáo quan về ở ẩn tại quê nhà tại xã n Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Bài thơ
khơng chỉ đơn thuần là tả cảnh thu tại một vùng q chiêm trũng mà ẩn trong đó là
những kí thác, những tâm sự thầm kín của nhà thơ. Thật khơng dễ cho người học
cảm nhận những tâm sự đó nếu như khơng đặt tác phẩm vào trong hồn cảnh sáng
tác của nó. Tại sao tác giả lại cảm nhận cảnh thu đẹp nhưng có vẻ lạnh lẽo, u buồn?
Cảnh thu lạnh hay chính tâm hồn người lạnh lẽo, cơ quạnh? Phải chăng tiếng cá
đớp mồi dưới chân bèo càng làm tăng cái tĩnh của cảnh vật hay cũng là cái động
trong lòng người? Nhà thơ đang trăn trở, suy tư điều gì mà lãng quên việc đi câu?
Tâm sự thời thế của Nguyễn Khuyễn trong bài thơ này là gì? Có lẽ HS chỉ có thể
trả lời được thấu đáo khi tìm về kiến thức lịch sử tương ứng với thời điểm ra đời
của tác phẩm.
Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Khuyến chỉ làm quan mười một năm
(1872-1883), còn phần lớn cuộc đời ơng ở q nhà. Tuy gắn bó với người quê,

GV: Lê Thị Thu Phương

21


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

cảnh quê nhưng Nguyễn Khuyến vẫn không nguôi nỗi đau đáu với dân, với nước.
Không đau đáu sao được khi Nguyễn Khuyến sinh ra trong thời kì xã hội Việt Nam
có nhiều biến động. Khi tìm hiểu bài thơ Thu điếu, HS cần chú ý đến kiến thức về
lịch sử Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX. Ví dụ như trong SGK lịch sử 11, bài
34, Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884), có ghi nhận:
“Ngày 1-9-1958, quân Pháp nổ súng, mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt
Nam….Sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lần lượt đánh chiếm ba
tỉnh miền Đông (1862), rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867)”, “Chiếm xong 6 tỉnh
Nam Kì, thực dân Pháp gấp rút biến Nam Kì thành bàn đạp vững chắc để tiến
đánh Bắc Kì và Trung Kì….Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn dường như khơng
cịn nghĩ đến việc chiến đấu giành lại các vùng đất đã mất mà vẫn tiếp tục thi
hành những chính sách thiển cận,….tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân…đời sống
nhân dân ngày càng sa sút.”
Theo SGK lịch sử 11, vào năm 1883, đúng vào thời điểm Nguyễn Khuyến cáo
quan về ở ẩn thì “hầu hết các tỉnh thành lớn ở vùng đồng bằng Bắc Kì lại rơi vào
tay giặc.”, “Ngày 17-7-1883), vua Tự Đức qua đời. Lợi dụng triều đình đang bận
rộn với việc chọn người kế vị, thực dân Pháp đem quân đánh thẳng vào cửa Thuận
An, sát Kinh đơ Huế, buộc triều đình phải đầu hàng” và chỉ trong chưa đầy 1 năm,
triều đình nhà Nguyễn đã phải kí với Pháp 2 bản Hiệp ước Hácmăng (1883) và
Hiệp ước Patơnốt (1884). Với những thông tin trên, HS sẽ hiểu được tâm sự,
những đau đớn âm thầm của một con người có tấm lịng ưu ái với dân, với nước

nhưng lại bất lực trước cảnh nước mất nhà tan.
* Bài Thương vợ của Trần Tế Xương (1870-1907)
Đối với bài thơ Thương vợ - một bài thơ trữ tình hay viết về vợ của Trần Tế
Xương, GV và HS đơi khi chỉ chú trong phân tích hình tượng bà Tú với những đức
tính cao đẹp và hình tượng ơng Tú với nhân cách đẹp qua nỗi lịng thương vợ. Có
lẽ cả người dạy và người học đều tiếp cận tác phẩm ở góc độ văn học, văn hóa mà
ít nhiều khơng cảm nhận nó ở góc độ lịch sử. Tiếng chửi của ông Tú ở cuối bài vẫn
thường cho hai cách hiểu: cách hiểu thứ nhất là ông tự chửi bản thân mình, cách
hiểu thứ hai là ông chửi đời. Nếu hiểu theo cách thứ nhất thì ông tự rủa mát mình,
tự nhận trách nhiệm về mình là người chồng vơ tích sự đã khiến cho vợ phải khổ,
còn hiểu theo cách thứ hai cần phân ra hai góc độ: về góc độ văn hóa, thì rõ ràng
tiếng chửi của ơng Tú hướng tới thói đời với tư tưởng Nho giáo nặng nề, hẹp hòi,
khắt khe với người phụ nữ. Trong gia đình, người vợ giữ vai trị trụ cột ni sống
cả nhà người vợ giữ vai trị trụ cột ni sống cả nhà cịn người chồng miệt mài đèn
sách với hi vọng đỗ đạt làm thay đổi vận mệnh gia đình và cái xã hội với tư tưởng
cố hữu đó khơng cho phép những người chồng như Tú Xương được tham gia vào
những việc tầm thường, “buôn thúng bán mẹt” cho dù ông rất thương vợ. Còn về
GV: Lê Thị Thu Phương

22


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

góc độ lịch sử, thì người đọc có thể thấy tiếng chửi của ông Tú hướng tới chế độ
khoa cử đương thời, tình trạng mua quan, bán tước diễn ra công khai, ngang nhiên,
trắng trợn đã khiến cho những người có thực tài, thực học như ơng đi thi năm lần
bẩy lượt mà rốt cuộc cũng chỉ là đậu vớt cái danh vị Tú tài. Để hiểu được điều này,

HS ngồi việc tìm hiểu về cuộc đời của Tú Xương cần tìm tư liệu trong SGK lịch
sử 11, trong bài 35, Trào lưu cải cách, duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối
thế kỉ XIX, có ghi:
“Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng. Nơng nghiệp sa sút, thủ công nghiệp và thương nghiệp
bế tắc, tài chính cạn kiệt…Để đối phó với tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn tăng
cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực như: cho
nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, cho mua quan, bán tước để thu
tiền…Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên sâu mọt; địa chủ,
cường hào tha hồ đục khoét, nhũng nhiễu dân lành.”
* Bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương:
Ở mỗi bài học trong sách giáo khoa đều có phần Tiểu dẫn trình bày về tác giả,
hồn cảnh ra đời tác phẩm để GV và HS khai thác. Tuy nhiên vẫn cần có sự tham
khảo thêm tư liệu lịch sử để làm rõ yếu tố thời đại. Đối với bài Vịnh khoa thi
Hương của Trần Tế Xương, tuy thời lượng dành cho bài đọc thêm này là không
nhiều nhưng GV nên giới thiệu thêm về cách thức tổ chức các kì thi trong nền giáo
dục dưới chế độ phong kiến triều Nguyễn: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Những
hiểu biết này sẽ giúp HS hiểu nội dung câu thơ thứ nhất thơng báo thơng lệ của
việc tổ chức kì thi Hương.
- Thi Hương là một khóa thi cử về nho học do triều đình phong kiến tổ chức
để tuyển chọn người có tài, học rộng ở các địa phương. Người thi đỗ được cấp
bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Kỳ thi Hương
là kỳ thi sơ khởi nhất. Sau khi đỗ thi Hương thì năm sau mới được dự thi kỳ thi cao
cấp hơn là thi Hội. Đỗ đầu kỳ thi Hương gọi là giải nguyên. Thi Hương được tổ
chức tại các trường ở nhiều địa phương.
- Thi Hội là một khóa thi cử về Nho học do bộ Lễ của triều đình phong kiến tổ
chức 3 năm một lần tại các trường trung ương để tuyển chọn người có tài, học
rộng.
- Thi Đình là một khóa thi cử về nho học cao cấp nhất do triều đình phong
kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi đỗ được cấp bằng và

có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Sau khi thí sinh đỗ
kỳ thi Hội thì mới được dự thi kỳ thi Đình. Đỗ đầu thi Đình gọi là đình

GV: Lê Thị Thu Phương

23


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

nguyên hay điện nguyên. Gọi là thi Đình vì thi trong điện của vua. Vua ra đề và
chấm khảo thi.
Ngồi ra, GV cho HS biết thơng tin năm Đinh dậu thực dân Pháp đã chiếm
thành Hà Nội, do đó trường thi Hà Nội bị đóng cửa, các thí sinh Hà Nội phải về thi
ở Nam Định. Như vậy, câu thơ thứ hai không chỉ thông báo một sự kiện gắn với
lịch sử mà còn là kết quả quan sát của tác giả về sự lộn xộn, nhốn nháo của trường
thi cũng là hình ảnh xã hội đang suy thoái. Từ sự quan sát và miêu tả khách quan
ấy, người đọc cảm nhận nỗi đau đời thấm thía của nhà thơ yêu nước.
* Bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (1809 ?-1855)
GV có thể gợi ý HS liên hệ kiến thức lịch sử về giáo dục trong bài 24, Tình
hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII, trong mục II. Phát triển giáo dục và văn học:
“Nhà Mạc được thành lập, tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì
thi Hương, thi Hội để tuyển chọn nhân tài. Khi đất nước bị chia cắt, ở Đàng
Ngoài, nhà nước Lê – Trịnh cũng cố gắng tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học theo
chế độ thời Lê sơ. Nhiều khoa thi được tổ chức nhưng số người đi thi và số người
đỗ đạt không nhiều. Ở Đàng Trong, mãi đến năm 1646, chúa Nguyễn mới mở khoa
thi đầu tiên theo cách riêng. Nội dung Nho học sơ lược. Vua Quang Trung lên
ngôi, lo chấn chỉnh lại giáo dục, cho dịch các sách kinh từ chữ Hán ra chữ Nôm

để học sinh học, đưa văn thơ chữ Nôm vào nội dung thi cử.
Tuy nhiên, nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh, sử. Các bộ môn khoa học tự
nhiên không được chú ý, không được đưa vào khoa cử”
Những kiến thức lịch sử trên đã giúp HS hiểu và lí giải thái độ chán ghét lối
học cũ, lối khoa cử đương thời của Cao Bá Quát. Không chỉ phản ánh lối học và
lối khoa cử cũ mòn mà tác giả còn cho thấy tính chất vơ nghĩa của nó, những pho
sách cũ, những lí thuyết sng, đâu giúp được gì cho đất nước trong buổi nhiễu
nhương.
GV cũng cần tìm hiểu sách giáo viên lịch sử lớp 10 để cung cấp cho HS cái
nhìn đầy đủ hơn về giáo dục đương thời: “Dưới thời Lê- Trịnh, tuy nhà nước “vẫn
mở đều các khoa thi nhưng chất lượng ngày càng sa sút. Nhà nước thả cho các
quan chấm thi ở trường thi Hương (ở Thừa Tuyên) soạn sẵn 4-5 đề thi, ra đi ra lại,
những thầy đồ giỏi nhân đó soạn sẵn bài đem bán mà quan trường thì cứ theo văn
lấy đỗ “trùng kiến cũng mặc”. Không những thế, các bộ Ngũ kinh, Tứ thư cịn
được tóm tắt, người đi thi chỉ cần thuộc học thuộc lòng chừng ấy là đủ”.
Những ghi chép trên về tình trạng khoa cử và giáo dục ở các thế kỉ XVI-XVIII
và gần hơn nữa là tình trạng giáo dục dưới triều Nguyễn đã tác động không nhỏ tới
nhận thức, tâm trạng của Cao Bá Quát trước hành trình tìm kiếm cơng danh của
GV: Lê Thị Thu Phương

24


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015

Trường THPT Võ Trường Toản

ông cũng như của các nho sĩ cùng thời. Trong SGK lịch sử nâng cao lớp 10, bài 40,
“Đời sống văn hóa-tư tưởng nửa đầu thế kỉ XIX” có ghi:
“Gia Long, vị vua khai sáng triều Nguyễn, quan niệm: “Nhà nước cầu nhân

tài tất do đường khoa mục”, và để tuyển chọn quan lại, vào năm đầu 1807, ông
ban hành quy chế thi Hương, thi Hội. Theo quy định này, tháng 10 năm 1807, triều
Nguyễn bắt đầu mở khoa thi Hương từ Nghệ An trở ra Bắc. Đến năm 1822, Minh
Mạng cho khơi phục các kì thi Hội và thi Đình. Trong số những người đỗ đại khoa,
nhiều người đã trở thành các nhà văn hóa lớn của đất nước hay những quan lại
cao cấp trong triều đình nhà Nguyễn. Cũng bắt đầu từ thời Minh Mạng, việc tổ
chức và thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp. Tuy nhiên, nội dung giáo dục và
thi cử lại khơng có gì khác so với trước và vì thế mà cả số lượng và chất lượng
giáo dục khoa cử đều giảm sút.”
Với cách học và cách thi cử cũ mòn cùng hiện tượng gian lận, mua quan, bán
tước thì nền giáo dục ở thời Cao Bá Quát sống đã báo hiệu đi vào ngõ cụt. Chính
điều này đã đặt ra câu hỏi hồi nghi về việc tìm kiếm công danh bằng con đường
khoa cử của Chu Thần, dấy lên trong ơng niềm khát khao thay đổi, tìm một hướng
đi mới, trổ hết tài năng của mình để giúp nước, vượt lên trên cái mộng danh lợi
tầm thường của người đời. Đó rõ ràng là biểu hiện của một lối sống có trách
nhiệm, có ý nghĩa trước cuộc đời của một nhân cách lớn - một con người mà “nhất
sinh đê thủ bái mai hoa”.
GV có thể giúp HS hiểu hơn về những câu hỏi tu từ trong bài Bài ca ngắn đi
trên bãi cát, về nỗi băn khoăn, hồi nghi cao độ: “Tính sao đây đường bằng mờ
mịt?”, “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Liệu nhà thơ sẽ đi tiếp con đường gian
nan, vô nghĩa hay dừng lại và tìm một đường khác có ý nghĩa xã hội hơn? GV gợi
ý HS chú ý đến kiến thức lịch sử trong SGK lớp 10, bài 26, Tình hình xã hội ở nửa
đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân, mục 2, trang 131 có ghi:
“Những cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra từ đầu thế kỉ XIX và tiếp tục phát triển
rầm rộ ở khắp nước cho đến giữa thế kỉ XIX…..Tiêu biểu và rộng lớn nhất trong
phong trào nông dân là các cuộc khởi nghĩa do Phan Bá Vành và do Cao Bá Quát
lãnh đạo…Cuộc khởi nghĩa do Cao Bá Quát lãnh đạo bùng lên ở vùng Ứng Hòa
(Hà Tây) năm 1854, mở rộng hoạt động ra các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, nhưng do
chưa chuẩn bị đủ lực lượng nên năm 1855 đã bị triều đình đàn áp.” . Khi đã nhớ
lại những kiến thức này, hẳn HS sẽ trả lời được cho nỗi băn khoăn, phân vân, nỗi

bất bình, u uất, âm ỉ của nhà thơ và cảm phục thêm về tài năng và khí phách của
ơng.
* Bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)

GV: Lê Thị Thu Phương

25


×