Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI dự THI LIÊN môn liên bang nga và bài thơ tôi yêu em tiết 1 tự nhiên dân cư và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.92 KB, 12 trang )

BÀI DỰ THI LIÊN MÔN
GIÁO VIÊN SOẠN GIẢNG: LÊ THỊ HỒNG HẠNH (BỘ MÔN VĂN)
NGUYỄN THỊ TUYẾT (BỘ MÔN ĐỊA LÝ)
LƯU THỊ MAI HOA (BỘ MÔN VĂN)
Liên Bang Nga và bài thơ “Tôi yêu em”
Tiết 1 (Bài 8). TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Tiết 2. BÀI THƠ “TÔI YÊU EM”
A. Pu-skin
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Liên bang Nga. Phân
tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Từ đó, có cái nhìn tổng quát để làm nền cho sự hiểu biết sâu sắc, cụ thể về bài
thơ “Tiêu yêu em” của nhà thơ – “mặt trời” của thi ca Nga Puskin – là đại diện xuất
sắc của nền văn hóa nghệ thuật Nga; Nắm được những phẩm chất nghệ thuật cơ bản
tạo nên giá trị của bài thơ.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được
thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích đặc điểm dân cư, xã hội của LBN và tác động của đặc điểm này đối
với sự phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ (lược đồ) xác định vị trí lãnh thổ của nước Nga, so sánh vị trí
lãnh thổ với một số nước khác trên thế giới. Phân tích sự khác biệt địa hình và điều
kiện tự nhiên của phần phía Đông và phía Tây của Nga
- Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của LBN.
- Cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình.
- Kỹ năng làm việc nhóm, thiết kế và trình bày các vấn đề về văn học và văn
hóa- Xã hội.
3. Thái độ, hành vi
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu cân thành, cao đẹp của nhân vật trữ tình.
Từ đó có một vài ý niệm về phong cách nghệ thuật của A. Pu-skin.


- Hiểu biết nhiều hơn, khâm phục đối với văn hóa nghệ thuật của Nga; từ đó
rèn luyện mình để biết sống và yêu nhân ái, chân thành, cao đẹp, bồi dưỡng tình yêu
Tổ quốc mình, có ý thức xây dựng Đất nước tươi đẹp và giàu mạnh hơn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ Thế giới.
- Lược đồ tự nhiên của Nga
- Lược đồ phân bố dân cư LBN.
- Bảng số liệu:
+ 10 quốc gia có số dân đông nhất thế giới năm 2011
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
- Biểu đồ dân số LBN giai đoạn 1960 - 2013
- Clips giới thiệu về Nga
- Một vài hình ảnh về đất nước và con người LBN. Trong đó có ảnh chân dung
A. Pu-skin và các ảnh tư liệu khác, Tập thơ tuyển của A. Pu-skin.
- Chia lớp thành 7 nhóm (khoảng 4- 5 h/s một nhóm) Giao nhiệm vụ và tư vấn
cho các nhóm làm việc. Thu bài và góp ý cho các nhóm hoàn thiện, nhất là một số câu
hỏi để tương tác với các nhóm khác.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Cả lớp soạn bài “Tôi yêu em”.
- Nhóm 1,5: Tìm hiểu về tự nhiên của Nga, thiết kế bằng phần mềm powerpoint
và thuyết trình trên lớp.
- Nhóm 2,4,6: Tìm hiểu về văn hóa - xã hội của Nga, thuyết trình bằng
powerpoint
Yêu cầu: Cập nhật thông tin mới (nếu có), Xây dựng một số câu hỏi dành cho
các nhóm không tìm hiểu.
- Nhóm 3: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nga A. Pu-skin.
- Nhóm 7: Sưu tầm nguyên bản bài thơ “tôi yêu em” bằng tiếng Nga; tập một
đoạn trong bài hát triệu triệu bông hồng hoặc một đoạn trong Hồ Thiên Nga của nhà
soạn nhạc Trai-cốp-xki

III. Tổ chức các hoạt động học tập
Vào bài: Cô đã kiểm tra bài tập của các nhóm tìm hiểu về nước Nga, chúng ta
sẽ thể hiện thành quả của mình trong bài học hôm nay. Tự nhiên, dân cư và xã hội của
nước Nga cũng là nền tảng để các em hiểu sâu sắc hơn về bài thơ “Tôi yêu em” của A.
Pu-skin, một đại diện xuất sắc của nền văn học và văn hóa Nga.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt được
Hoạt động 1(Cá nhân): Tìm hiểu về
vị trí và lãnh thổ LBN. Ý nghĩa của
vị trí địa lý
- Kết hợp bản đồ thế giới hãy giới
thiệu một cách ngắn gọn nhưng ấn
tượng và đủ ý về vị trí và lãnh thổ
của nước Nga?
- So sánh với các nước khác, Nga có
gì đặc biệt về vị trí và lãnh thổ?
- Hãy phân tích ý nghĩa của vị trí địa
lý và phạm vi lãnh thổ của Nga!
Hoạt động 2: Nhóm 4-5 học sinh:
Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và
đánh giá tiềm năng tự nhiên với
các hoạt động sản xuất
- Với một quốc gia rộng lớn như vậy
Nga sẽ có những tiềm năng nào để
phát triển kinh tế?
- Yêu cầu học sinh điền vào phiếu
học tập sau khi nghe đại diện một
nhóm trình bày phần tìm hiểu của
mình về điều kiện tự nhiên.
Tiết 1 (Bài 8).
TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
1. Đặc điểm
- Nằm ở Đông Âu và Bắc Á
- Diện tích 17,1 triệu km
2
lớn nhất thế giới
+ Bao phủ 1/9 S đất nổi
+ Đường biên giới dài tương đương độ dài xích đạo
+ Trải rộng trên 11 múi giờ
- Giáp 14 quốc gia
(Tỉnh Ka-li-nin-grát nằm biệt lập giữa Ba Lan và Lít-
va)
- Tiếp giáp BBD, TBD, Biển Caxpi, biển Đen, Ban
Tích
2. Ý nghĩa
- Thuận lợi:
+ Thiên nhiên đa dạng giàu tiềm năng phát triển nền
kinh tế qui mô lớn
+ Mở rộng mối quan hệ với nhiều quốc gia.
- Khó khăn:
+ Khí hậu lạnh giá.
+ Quản lí xã hội phức tạp.
II. Điều kiện tự nhiên
1. Đặc điểm: (SGK)
- Nhóm khác nghe báo cáo, nhận xét
bảng tóm tắt nội dung
- Các nhóm bổ sung thêm
- Kêt hợp SGK và phần trình bày của
nhóm, Hoàn thành phiếu học tập
(Phần phụ lục)

- Nhận xét, bổ sung và chốt lại phần
đặc điểm
- Yêu cầu học sinh đánh giá các tiềm
năng để phát triển các ngành kinh tế
của Nga
Hoạt động 3: Cá nhân
Tìm hiểu về các vấn đề dân cư và
tác động của dân cư đến KT- XH
- Trên một lãnh thổ rộng lớn với
những tiềm năng to lớn về tự nhiên,
con người của liên bang Nga sẽ có
những đặc trưng tiêu biểu nào?
Phần thứ III, Dân cư và xã hội sẽ
đem đến cho ta những hiểu biết đó.
- Yêu cầu h/s phân tích biểu đồ gia
tăng dân số, bảng số liệu, lược đồ
phân bố dân cư để nhận xét giải
thích và đánh giá qui mô dân số, sự
phân bố dân cư
- Phân tích những tác động của nó
dân cư đến KT-XH Nga
- GV kết luận và chuyển ý: Chắc
hẳn khi tìm hiểu về xã hội và văn
hóa Nga các em không khỏi bất ngờ
về những thành tựu trong mọi lĩnh
vực mà nước Nga đã cống hiến cho
nhân loại. Để các nhóm khác hiểu rõ
hơn, sau đây các em sẽ cùng đến với
2. Tiềm năng phát triển kinh tế
(Phụ lục)

*Kết luận:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền sản
xuất đa dạng và qui mô lớn
- Tuy nhiên tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ bị cạn
kiệt là một thách thức.
- Phân lớn lãnh thổ phía Đông có địa hình hiểm trở,
khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất và
sinh hoạt.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư:
a. Đặc điểm:
- Dân số đông : 142,4 triệu người (2013) đứng thứ 8
thế giới.
- Quy mô giảm dần, do tỉ suất gia tăng tự nhiên âm
và di cư.
- Nhiều dân tộc.
- Mật độ thấp, phân bố không đều.
- Tỉ lệ thị dân trên 70%, chủ yếu sống ở các thành
phố nhỏ, trung bình, vệ tinh.
b. Tác động:
- Thiếu lao động, đặc biệt ở vùng phía Đông
nhóm 2.
GV kết luận: Trước Cách mạng
tháng Mười, nước Nga đã xác lập
được những vị trí nổi bật trên mặt
tiền khoa học thế giới. Nhiều cột
mốc tri thức lớn của nhân loại đã gắn
tên người Nga mà các em vừa tìm
hiểu, ngoài ra còn những cái tên như
I. P. Pavlov là người Nga đầu tiên

đoạt giải Nobel về Y học năm 1904.
Đáng tiếc là ngày nay số lượng
nghiên cứu khoa học của Nga chỉ
còn chiếm 2,6% tổng số nghiên cứu
của thế giới.
- Nhưng thế giới đặc biệt là Phương
Tây kính nể và ngưỡng mộ nước
Nga nhiều hơn về lĩnh vực văn học,
nghệ thuật qua những tên tuổi như
A. Pu-skin, Đốt-xtôi-ep-xki, Tôn-
xtôi; Trai-cốp-xki… Đến tiết học thứ
hai, chúng ta sẽ tìm hiểu về một tác
phẩm cụ thể. Đó là bài thơ “Tôi yêu
em” của nhà thơ Nga A. Pu-skin.
- Trong cuộc đời ngắn ngủi 35 năm
của mặt trời thi ca Nga từng vương
vấn nhiều mối tình đơn phương, éo
le và thất vọng. nhưng đó lại là một
trong những nguồn cảm hứng sáng
tác, để ra đời những bài thơ tuyệt
tác. Tôi yêu em được khơi nguồn
cảm hứng từ một tình yêu như thế.
Bài thơ được dịch ra tiếng việt từ
năm 1960 qua bản dịch của Thuý
Toàn.
Hoạt động 1(Học sinh trình bày kết
quả chuẩn bị của nhóm): Tìm hiểu
về tác giả A. Pu-skin, hoàn cảnh
sáng tác và vị trí của bài thơ “Tôi
yêu em”

2. Xã hội
Liên bang Nga đã từng là cường quốc văn hóa và
khoa học với nhiều đóng góp cho nhân loại. Người
dân có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ 99%. Đây
là nhân tố quan trọng quyết định đến việc khẳng định
vị thế của mình trong giai đoạn tới.
IV. Củng cố bài (Phiếu học tập số 1,2)
Tiết 2. BÀI THƠ “TÔI YÊU EM”
A. Pu-skin
- Em hiểu gì về nhan đề của bài thơ
“Tôi yêu em”? Có thể dịch nhan đề
tiếng Nga Я вас любил đồng nghĩa
với I love you nghĩa là “Tôi yêu em”
theo mấy cách? Tại sao dịch giả
Thúy Toàn không chọn những cách
biểu đạt khác?
- Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
- Có thể chia bài thơ thành mấy
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
-A. Pu-skin (1799 - 1837) sinh ra trong một gia đình
quý tộc lâu đời ở Mat-xcơ-va. Từ năm 12 tuổi đến
năm 18 tuổi, Pu-skin học ở trường Trung học dành
cho con em quý tộc. Pu-skin sớm tiếp thu tư tưởng
tiến bộ, nổi tiếng với những bài thơ yêu nước, ngợi
ca sức mạnh vĩ đại của nhân dân nga trong cuộc
chiến tranh chống xâm lược Na-pô-lê-ông. Giu-côp-
xki đã coi ông là người “khổng lồ tương lai”.
- Vì những bài thơ báng bổ Nga hoàng, Pu-skin bị
đày đi phương Nam rồi phương Bắc. 1827, hạn đi

đày được giảm, Pu-skin trở về kinh đô nhưng mâu
thuẫn giữa ông với chính quyền ngày càng trở nên
sâu sắc.
- 1831 Pu-skin cưới Na-ta-li-a Gôn-sa-rô-va, cô gái
đẹp nhất Mat-xcơ-va (kém nhà thơ 13 tuổi). Tên
Pháp lưu vong Đăng-tex đã quấy rối hạnh phúc gia
đình, bôi nhọ danh dự Pu-skin (do chính quyền Nga
Hoàng chủ mưu). Để giữ gìn danh dự, Pu-skin buộc
phải thách quyết đấu súng và bị sát hại 1-1837.
Chính phủ Nga Hoàng cũng chỉ cáo phó với dòng tin
ngắn ngủi mặt trời của thi ca nga đã lặn rồi.
2. Bài thơ:
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì ở Pê-téc-bua, Pu-skin
thường hay lui tới nhà ông Chủ tịch Viện Hàn lâm
nghệ thuật Nga. Tại đây, thi sĩ đã gặp và đem lòng
yêu A.A Ô-lê-nhi-na – con gái ông Chủ tịch. Rung
động, say đắm người thiếu nữ xinh đẹp, Pu-skin đã
dành cho cô gái nhiều vần thơ đằm thắm: Ngài và
anh, cô và em; Hết rồi tình đã vỡ tan; Trên đồi Gru-
di-a đêm xuống,… Mùa hè năm 1892, nhà thơ đã ngỏ
lời cầu hôn nhưng không được Ô-lê-nhi-na nhận lời.
Bài thơ “Tôi yêu em” ra đời trong tâm trạng đó.
- Vị trí: Các nhà nghiên cứu văn học xô viết đã đánh
giá hai bài thơ của puskin Tôi yêu em và Một chút
tên tôi đối với nàng: Cuối 1929 Pu-skin đã sáng tác
ra những bài thơ hoàn hảo và hay tới mức, chỉ riêng
hai bài thơ này cũng đã đủ để thừa nhận tác giả của
chúng là nhà thơ vĩ đại.
- Nhan đề: Я вас любил - Tôi yêu em
+ Tôi yêu chị; Tôi yêu cô: Trang trọng, khách khí, xa

phần? Nội dung của mỗi phần?
- Đọc bài thơ tôi yêu em, có người
nói đây là bài thơ chia tay nhưng
cũng là lời giãi bày tình cảm. tại sao
lại có những ý kiến trái ngược như
vậy?
- Câu thơ toát lên vẻ điềm tĩnh của lí
trí, sự dồn nén của cảm xúc.
- Từ đó em hiểu tình yêu gắn liền với
phẩm chất cao quý nào?
- Trong tình yêu chân thành, người
ta thường mong muốn những điều
tốt đẹp sẽ đến với người mình yêu.
tự nguyện rút lui trong tình yêu đó
cũng chính là sự nghiêng mình trước
tự do trong tình cảm của người phụ
nữ. đây là một trong những yếu tố
khiến bài thơ này trở thành sáng tạo
hấp dẫn nhất của puskin. tình cảm
cao thượng thamá đượm nỗi buồn
trong sáng, tế nhị được thể hiện một
cách giản dị, bộc trực, ấm áp.
- Nhân vật trữ tình có còn yêu
không? mãnh lực tình yêu đó như
thế nào?
- Nỗi đau khổ tuyệt vọng của nhân
cách.
+ Tôi yêu em: Như giãi bày, như thú nhận, một lời tự
nhủ rất giản dị của nhân vật trữ tình.
+ Anh yêu em: quá thân thiết (không phù hợp với mối

tình đơn phương của Pu-skin).
- Bố cục:
+ 4 câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm
trạng của nhân vật trữ tình.
+ 2 câu tiếp: Nỗi đau khổ tuyệt vọng.
+ 2 câu cuối: Lòng mong muốn chân thành, cao
thượng.
II. Đọc - Hiểu
1. 4 câu đâù : Những mâu thuẫn giằng xé.
- Tôi yêu em: nhân vật trữ tình thành thật bộc lộ lòng
mình. lời từ trái tim trung thực thông báo một tình
yêu. giản dị mà mang sức hấp dẫn muôn đời.
- Có thể, chưa hẳn: một sự khẳng định pha chút cân
nhắc, dè dặt.
Tình yêu có lẽ chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi
Bày tỏ một tình yêu, một sự say mê với dáng vẻ âm
thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững
bền, một trái tim chung thuỷ, không phải là thứ tình
cảm bột phát, vụt loé sáng rồi lại lụi tàn ngay đấy.
- nhưng: sự đối lập giữa tình cảm và lí trí.
- Điệp ý nghĩ: không, chẳng muốn: nhấn mạnh quyết
định dứt khoát dừng bước để tránh cho em khỏi bận
lòng mặc dù vẫn còn yêu em tha thiết.
→Đức hi sinh: nhận về mình những thiệt thòi, buồn
đau bởi tình yêu không được đền đáp. Khẳng định
chân lí: yêu là làm cho người mình yêu được hạnh
phúc.
vật trữ tình được thể hiện như thế
nào?
- Song sự đời, tình yêu càng âm

thầm thì tâm trạng càng mãnh liệt,
sâu sắc, càng thương vụng nhớ
thầm. Biết rằng không hi vọng mà
vẫn chờ đón, hướng tới, vẫn đặt
niềm tin. Chờ đón, hi vọng, khao
khát đang đặt ra trong tâm trạng
của nhân vật tôi- người đang ấp ủ
mối tình đơn phương.
- Lời cầu chúc ở cuối bài được thể
hiện như thế nào?
- Puskin đã thể hiện mọi sắc thái
trong tình cảm yêu đương,rất bình
thường, đời thường như bất cứ ai
trong cuộc sống. Đó là tình yêu của
con người, rất con người. Đời
thường nhưng không tầm thường, vị
tha mà không vị kỉ, cao thượng mà
không thấp hèn.
- Qua cách yêu như vậy, em thấy
nhân vật trữ tình là người như thế
nào?
- Nhân vật trữ tình mong ước điều
gì?
∗ Sự chối bỏ tình yêu chỉ là bề ngoài, trong sâu thẳm
mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình ào lên như
những đợt sóng xô bờ.
2. 2 câu tiếp : Nỗi đau khổ và tuyệt vọng.
- Điệp khúc tôi yêu em: mãnh lực tình yêu không
giảm mà ngày càng tăng lên.
- Những cung bậc cảm xúc khi tôi yêu em:

+ Âm thầm: nỗi đau của tình yêu ủ kín trong lòng.
+ Không hi vọng: không có niềm tin vào mối tình của
mình
+ Rụt rè: có khi là tự ti vì ngại ngần nhưng cũng có
khi là nỗi đau khổ êm ái.
Trong tình yêu, nhiều khi muốn nói rất nhiều song lại
lúng túng, rụt rè không nói nên lời. những lúc ấy,
người ta hay ngượng nghịu, ngơ ngẩn. nỗi khổ sở êm
ái này chỉ đến với con người vào phút giây thật hạnh
phúc bên cạnh người mình yêu.
+ Ghen: ghen tuông là một biểu hiện của sự ích kỉ
nhưng vẫn chấp nhận được. Có yêu mới ghen, không
ghen tức là chưa thật yêu. Ghen tuông đi liền với tình
yêu như hình với bóng. Đương nhiên ghen ở mức độ
nào lại là vấn đề khác. Nhân vật trữ tình chỉ dám
ghen hậm hực trong lòng, không bộc lộ ra ngoài để
người yêu khỏi buồn phiền →tâm trạng nặng nề, u
ám. Có lẽ nhân vật tôi đang rơi vào đáy sâu của nỗi
đau khổ dày vò hành hạ.
∗ Một tâm trạng nặng nề đau khổ, cuồng nhiệt mà vô
vọng, đằm thắm mà lo âu, một tâm hồn vật vã trăn
trở, không biết đến bình yên.
3. 2 câu kết : Lời cầu chúc chân thành, cao
thượng.
- Nỗi buồn u tối trong tâm trạng được giải toả: tôi
yêu em, yêu chân thành đằm thắm.
+ Nhấn mạnh: tôi đã yêu em chân thành, dịu dàng,
hết mình như thế đó. nhân vật trữ tình giữ lại tất cả
sầu đau thất vọng để dâng hiến một tấm lòng chân
thành, cao thượng. đây là sự thăng hoa của tình yêu.

- Qua dòng thơ này, nhân vật trữ tình
muốn nhắn nhủ điều gì?
- Bài thơ gợi cho em những cảm
nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin và tình
yêu của thi sĩ?
- Nhận xét về quan điểm nghệ thuật
của thơ Pu-skin?
- Từ bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-
skin hãy rút ra bài học trong cuộc
sống?
Phiếu số 3: Học sinh làm trong 5
phút cuối giờ
→Dịu dàng, tao nhã, có văn hoá.
- Mong ước chân thành: cầu em được người tình như
tôi
+ Mong muốn người mình yêu có một tình yêu xứng
đáng (ngãng ra).
+ Khẳng định tình yêu mãnh liệt, tha thiết (vơ vào).
vì mỗi người có một cách yêu riêng, thị hiếu thẩm mĩ
riêng, điệu cảm xúc riêng, vần điệu riêng. văn hoá
riêng độc đáo. có bao nhiêu con người trên thế gian
thì có bấy nhiêu cách yêu. vậy làm sao cô gái lại có
thể tìm được người thứ hai yêu em “như tôi đã yêu
em”.
- Hãy sáng suốt lựa chọn người yêu em chân thành
đằm thắm nhất “như tôi đã yêu em”- Lời nhắn nhủ
cao thượng, cách nói khiêm nhường tế nhị mà tha
thiết biết bao nhiêu.
∗ Tình cảm cao thượng, sự trân trọng , tình yêu mãnh
liệt tha thiết của puskin với người mà mình yêu

thương.
III. Tổng kết
- “Tôi yêu em”thấm đượm nỗi buồn của một mối
tình đơn phương. Nhưng là nỗi buồn trong sáng của
một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân
hậu và vị tha.
- Ngôn ngữ thơ Pu-skin trong sáng, giản dị, giàu
nhạc điệu. hơn hết là vẻ đẹp của nhạc điệu tâm hồn
nhà thơ.
IV. Bài học cuộc đời
Bài thơ đem đến cho người đọc những suy nghĩ về
quan niệm đúng đắn và thái độ ứng xử văn hóa trong
tình yêu:
+ Tình yêu là sự tự nguyện từ hai phía
+ Tình yêu phải xuất phát từ những tình cảm chân
thành, say đắm, mãnh liệt và vị tha.
+ Trong tình yêu, phải có thái độ tôn trọng tình cảm
của người mình yêu. Tình yêu đẹp và đích thích là
khi và chỉ khi người ta quên đi cái tôi của bản thân
mình để nghĩ đến người mình yêu (Tình yêu = Yêu +
được yêu)
+ Phải có niềm tin vào tình yêu. Ghen tuông chỉ dẫn
con người đến những hành động mù quáng, thấp hèn.
- Cần có thái độ ứng xử có văn hóa trong tình yêu nói
riêng và trong cuộc sống nói chung: Tôn trọng người
yêu (người khác) và vị tha, nhân hậu, cao thượng
trong tình yêu (trong cuộc sống). Tình yêu đơn
phương, vô vọng không đồng nghĩa với hận thù, “đạp
đổ” mà trái lại “Cầu em được người tình như tôi đã
yêu em”… Đó chính là lẽ sống, thái độ sống đẹp của

những người có văn hóa.
Phiếu số 1: Chọn ý đúng duy nhất
1. Vùng có khả năng phát triển nông nghiệp trù phú nhất của LB Nga là:
A. Đồng bằng Tây Xibia B. Đồng bằng Đông Âu
C. Vùng Uran D. Vùng Đông Xibia
2. Liên Bang Nga nằm chủ yếu ở đới khí hậu:
A. Ôn đới. B. Cận Nhiệt.
C. Cận cực. D. Xích đạo
3. Nhận định nào không đúng về nước Nga
A. Quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, tiếp giáp với 10 nước, trải dài trên
12 múi giời
B. Đường biên giới dài xấp xỉ chiều dài xích đạo
C. Tiếp giáp với nhiều quốc gia nhất trên thế giới
D. Tỉnh Caliningrat nằm biệt lập với lãnh thổ Nga.

3. LB Nga tiếp giáp với Thái Bình Dương ở phía:
A. Bắc B. Đông
C. Tây và tây nam D. Bắc và tây nam.
4. Ranh giới giữa châu Âu và châu Á trên lãnh thổ LB Nga là:
A. Dãy Uran B. Sông Obi
C. Sông Iênitxây D. Núi Capcat
5. Ranh giới hai miền địa hình của LB Nga được xác định là:
A. Dãy Uran B. Sông Obi
C. Sông Iênitxây D. Núi Capcat
6. Vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LB Nga là:
A. Đồng bằng Đông Âu B. Đồng bằng tây Xibia
C. Đồng bằng hạ lưu sông Iênitxây D. Cao nguyên trung Xibia
7 Đại bộ phận địa hình phía đông LB Nga có dạng là:
A. Đồng bằng và cao nguyên
B. Miền núi và cao nguyên

C. Vùng trũng và cao nguyên
D. Đồng bằng xen nhiều núi thấp.
E.
8 Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở LB Nga là:
A. Rừng lá cứng B. Rừng taiga
C. Rừng hỗn giao lá rộng và lá kim D. Rừng lá rộng thường xanh
9. Khó khăn về tự nhiên của LB Nga với sự phát triển kinh tế là:
A. Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn
B. Nhiều vùng lãnh thổ bị băng giá và khô hạn
C. Tài nguyên phân bố phân tán tập trung ở các vùng núi hoặc vùng băng giá
khó khai thác và vận chuyển.
D. Tất cả các ý trên.
10. Dân cư LB Nga tập trung chủ yếu ở:
A. Vùng Xibia rộng lớn B. Phần đồng bằng Đông Âu
C. Ven các tuyến đường lớn D. Vùng Viễn đông rộng lớn.
11. Loại khoáng sản nào sau đây của LB Nga có trữ lượng đứng đầu thế giới.
A. Than đá B. Dầu mỏ
C. Khí đốt D. Quặng sắt.
12. Diện tích đất nông nghiệp của LB Nga chủ yếu nằm ở:
A. Đông Âu B. Vùng Viễn đông
C. Trung tâm Xibia D. Tây Xibia
13. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu của LB Nga.
A. Đại bộ phận nằm trong vành đia khí hậu ôn đới
B. Phần phía đông có khí hậu ôn hoà hơn phía tây
C. Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá
D. Phần lãnh thổ phía nam có khí hậu cận nhiệt.
14. Từ đầu thập kỉ 90 tới nay, dân số của LB Nga diễn biến theo hướng:
A. Tăng dần B. Ổn định
C. Giảm dần D. Biến động không ổn định.
15. Nhận định nào sau đây không đúng dân cư của LB Nga:

A. Là quốc gia có nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc)
B. Dân cư phân bố tập trung ở vùng Đông Âu
C. 70% dân số sống trong các thành phố lớn
D. Dân cư phân bó thành dải dọc theo trục đường giao thông.
Phiếu số 2:
Hãy đánh giá tiềm năng về tự nhiên để phát triển kinh tế của Nga và dự đoán cơ
cấu ngành, sự phân bố sản xuất theo gợi ý sau:
Ngành kinh tế Tiềm năng Dự kiến tên ngành
hoặc sản phẩm
Nông nghiệp –
Lâm - Ngư
nghiệp
Công nghiệp
Du lịch
Thông tin phản hồi:
Ngành kinh tế Tiềm năng Dự kiến tên ngành
hoặc sản phẩm
Nông nghiệp –
Lâm - Ngư
nghiệp
- Hai đồng bằng lớn, đặc biệt là đồng bằng
Đông Âu đất đai màu mỡ
- Khí hậu đa dạng, 80% ôn đới
- S rừng lớn nhất thế giới, chủ yếu rừng tai ga
- Nhiều sông hồ và biển
Lúa mì, củ cải đường
Công nghiệp - Khoáng sản đa dạng và trữ lượng lớn nhất
TG, đặc biệt là k/s năng lượng, sắt.
- Trữ năng thủy điện lớn
CN năng lượng, khai

thác khoáng sản và
luyên kim
Du lịch - Đất nước rộng lớn, nhiều cảnh đẹp tự nhiên Du lịch sinh thái, trượt
băng, leo núi
Phiếu số 3: Có sự đồng điệu nào giữa bài thơ “Tôi yêu em” với câu ca quan họ sau?
Người về em dặn câu rằng
Đâu hơn mình lấy, đâu bằng đợi em
(Giã bạn)

×