Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống tên tình huống văn hóa xả rác tương lai quyết định trong tay ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.95 KB, 10 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa
Trường Trung học Phổ thông Đống Đa
Địa chỉ SỐ 10, NGÕ QUAN THỔ 1, PHƯỜNG HÀNG BỘT, QUẬN ĐỐNG
ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Điện thoại 04-38513691
CUỘC THI:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC
- Tên tình huống: Văn hóa xả rác _ Tương lai quyết định trong tay ta
- Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Ngữ Văn
- Các môn học tích hợp: Địa lí, Toán học, Ngữ Văn, Hóa học, Giáo dục công dân,
Tin học, Công nghệ, Sinh học, Vật lí, Anh văn, Lịch sử
Thông tin về học sinh
Họ và tên: Nguyễn Thùy Dương
Ngày sinh: 15/9/1999
Lớp 10A14 Trường THPT Đống Đa
Email
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Mục lục
Mục lục 2
1.Tên tình huống 2
2.Mục tiêu giải quyết: 3
2.1.Về kiến thức 3
2.2. Về kĩ năng 3
2.3. Về thái độ 3
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 4
4.Giải pháp giải quyết: 4
5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 5


6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống 10
1. Tên tình huống
Văn hóa xả rác _ Tương lai quyết định trong tay ta
Nguyễn Thùy Dương Page 2
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Theo thống kê của cơ quan chức năng Việt Nam, mỗi ngày mọi người ở các thành phố lớn thải
ra hàng nghìn tấn rác. Đồng thời, tốc độ số lượng rác thải sinh hoạt ở cả thành thị và nông thôn,
rác thải công nghiệp, y tế ở nước ta còn tăng nhanh hơn so với các nước khác, từ năm 2003 đến
2008, tăng gấp 2 lần. Trước thực trạng này, em_ với tư cách một trong những thế hệ trẻ của
nước nhà, cảm thấy bản thân phải trở thành một chiếc cầu nối đưa kiến thức về văn hóa xả rác
tới với mọi người vì đó là nhân tố quyết định tới cuộc sống của thế hệ hệ sau, tới sự phát triển
và hội nhập của quốc gia, hay nói cách khác, đó là tương lai quyết định trong tay ta.

2. Mục tiêu giải quyết:
Trong cuộc sống hiện nay, khi Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới, ý thức
về môi trường được xem là những nhân tố then chốt quyết định, là một tiêu chuẩn quan trọng.
Và văn hóa xả rác cũng là một phần của vấn đề này. Với việc áp dụng những kiến thức của các
môn học như Hóa học, Địa lí, được học trong nhà trường, em đã tìm ra một số biện pháp nâng
cao ý thức văn hóa xả rác của mọi người, giúp môi trường giảm thiểu vấn nạn ô nhiễm.

2.1. Về kiến thức
Củng cố cho mọi người những kiến thức cơ bản về thực trạng môi trường nói chung và rác thải
nói riêng ở Việt Nam.
2.2. Về kĩ năng
Giúp mọi người tăng khả năng tự lập, tính sáng tạo, khả năng tư duy và vận dụng thực tế, kết
hợp kiến thức liên môn.
2.3. Về thái độ
Nâng cao sự quan tâm của mọi người dành cho môi trường, cho xã hội, đất nước.
Nguyễn Thùy Dương Page 3

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải
quyết tình huống
- Tình hình xả rác bừa bãi ở nước ta
- Thành phần của rác thải
- Tác hại của rác thải
- Tái chế rác thải
- Các biện pháp cải thiện vứt rác bừa bãi
- Sức mạnh của sự đoàn kết nơi thế hệ trẻ
4. Giải pháp giải quyết:
Giáo dục mọi người bỏ rác đúng nơi quy định, đưa điều này trở thành một phần của hệ thống
giáo dục Việt Nam.
Vận dụng các kiến thức liên môn
- Địa lí: kiến thức về địa hình, vị trí địa lí lãnh thổ
- Toán học: số liệu về thời gian, số lượng rác thải thực trạng
- Hóa học: Thành phần các chất sinh ra trong quá trình phân hủy rác thải
Nguyễn Thùy Dương Page 4
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
- Giáo dục công dân: Tuyên truyền ý thức trách nhiệm bỏ rác đúng nơi quy định, bảo vệ môi
trường
- Tin học: Tìm kiếm thông tin trên Internet về thực trạng môi trường, rác thải
- Công nghệ, Sinh học: Những hậu quả để lại của vứt rác bừa bãi
- Vật lý, Anh văn, Lịch sử: Ví dụ, so sánh cùng thực trạng rác thải
-Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, hình ảnh, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài viết
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Cuộc sống đang ngày càng phát triển. Nó đòi hỏi con người về một tầm cao của học thức và ý
thức. Trong đó, bảo vệ môi trường là một trong những khía cạnh quan trọng đánh giá nhận thức
và trách nhiệm của mỗi người. Ấy vậy, hàng ngày, hàng giờ, ta vẫn thấy rác thải được đổ xuống

đường phố với một tần suất dày đặc. Những con người ấy, những người vẫn thản nhiên vứt rác
bừa bãi, họ không biết đây chính là biểu hiện của một nếp sống thiếu văn hóa, văn minh!
Thật vậy, nhìn vào thực tế, không khó để ta chứng kiến những hành vi đáng buồn này. Đối
tượng trẻ có già có, nam có nữ có, địa điểm ở khắp mọi nơi từ đường phố đến trường học, công
viên, Đặc biệt, nhìn lại bản thân, đã có khi nào ta “tiện tay” bỏ rác xuống đường? Chắc chắn
ai cũng từng ít nhất một lần làm vậy, chỉ có điều, khác biệt duy nhất ở nơi trách nhiệm trong tim
mỗi người, họ có ý thức nhặt rác lên hay sẽ vẫn để lại nó trên làn đường, quyết định là ở chính
chúng ta.
Nguyễn Thùy Dương Page 5
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Nhưng nói đi nói lại, mỗi người chúng ta đã thật hiểu rác là gì? Đơn giản từ nhận thức ai ai
cũng sẽ hiểu rác thải là những thứ ta không cần nữa, bỏ đi. Chính vì vậy, họ không hiểu được
tầm nguy hại của việc vứt rác bừa bãi. Họ không hiểu rác cũng được chia ra thành nhiều loại:
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn hữu cơ bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động,
sản xuất của con người và động vật, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường
sống; Rác văn phòng là các văn phòng phẩm không còn sử dụng được nữa; rác thải công nghiệp
là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất các nhà máy, xí nghiệp, gồm chất thải rắn
nguy hại: dễ cháy nổ, gây ngộ độc cho sức khỏe con người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác và
chất thải rắn không nguy hại; rác thải xây dựng được thải ra từ quá trình hoạt động của công
trường xây dựng và sửa chữa các công trình xây dựng, chủ yếu là các loại xà bần (gạch, đá, đất
vụn ); Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế, gồm chất
thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường
như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại
khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn cùng chất thải thông thường. Tương
ứng với mỗi loại rác nói trên ta sẽ có một cách giải quyết riêng. Nhưng xét cho cùng, nếu mỗi
người có ý thức bỏ rác vào đúng nơi quy định, việc xử lí sẽ dễ dàng hơn.
Song, nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi thiếu văn minh này? Trước hết phải kể đến con
người có lối sống ích kỉ, không nghĩ đến người khác, đến tập thể, đất nước. Rõ ràng, người ta
chỉ muốn nhà mình sạch sẽ nên để rác ra đường hay ném rác xuống hồ. Bên cạnh đó, con người

hành động như vậy vì đó đã trở thành thói quen xấu có từ lâu đời không sửa, cộng thêm lối sống
chạy theo số đông. Thật vậy, chính bởi nhận thức về rác thải chưa đầy đủ nên mọi người thường
bỏ qua những hành động tùy tiện của chính bản thân mình và mọi người xung quanh.Nhưng
cũng không thể không kể đến những nguyên nhân khách quan khi nhà nước vẫn chưa thực hiện
Nguyễn Thùy Dương Page 6
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
một cách nghiêm ngặt các chính sách xử phạt, tuyên truyền, giáo dục thường xuyên về ý thức
bảo vệ môi trường.Ấy vậy, “Thiên trách kỉ hậu trách nhân”, con người ta vẫn là nhân tố chính
quyết định tới hành động của mình và tương lai mai sau.

Victor Hugo đã từng viết “Our acts make or mar us, we are the children of our own deeds”
(Hành động làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết quả hành vi của bản thân.) Nếu chúng
ta cứ tiếp tục vứt rác bừa bãi, có ngày nào đó ta cũng sẽ chìm trong biển rác thải này. Có những
người biện minh rằng, họ đã trả tiền để nhân viên vệ sinh môi trường thu gom và phân loại rác,
vậy sao phải lo nghĩ thêm? Xin thưa, đúng là bạn trả tiền để họ làm những việc đó, nhưng cứ
thử nghĩ xem, Việt Nam có một số dân khổng lồ, nếu ai cũng xả rác bừa bãi thì liệu những nhân
viên vệ sinh có thể xử lí được hết. Chắc chắn ai cũng đã từng nhìn thấy những xe rác chất thành
núi, hay đặc biệt hơn là những bãi rác thành phố. Nếu chưa, thì ta nên thử. Đừng ngại ngần vì
đó là nơi bẩn thỉu, hôi hám. Mà hãy tới đó để biết ta đã thải ra số rác nhiều tới mức nào! Thêm
nữa, nếu nghĩ rộng ra, ta sẽ thấy số tiền trả cho vấn đề môi trường không phải là nhỏ. Nếu mỗi
người ý thức một chút, nhắc nhở nhau một chút, khoản tiền đó có thể đã giúp đỡ được rất nhiều
mảnh đời bất hạnh hay giúp đất nước xây dựng được các công trình cơ sở vật chất. Đặc biệt nền
kinh tế nước nhà cũng gặp không ít ảnh hưởng. Còn nhớ cách đây không lâu, trong số 10 phi
trường bị đánh giá tệ nhất châu lục, Việt Nam góp mặt hai đại diện gồm Nội Bài và Tân Sơn
Nhất. Nguyên nhân là không khí lúc nào cũng oi bức, du khách đi lại lộn xộn và môi trường
thiếu vệ sinh là những lý do khiến sân bay quốc tế Nội Bài xếp ở vị trí thứ 5 Dù được đánh giá
là khá hơn Nội Bài, cơ sở vật chất tại Tân Sơn Nhất cũng bị đánh giá chỉ ở mức trung bình,
trong khi mức độ vệ sinh không ổn định (vnexpress.net, ngày 20/10/2014). Nếu con đường
hàng không đưa du lhách đến với Việt nam bị đánh giá thấp như vậy, liệu du khách còn muốn

đến với chúng ta? Từ đó, con đường hội nhập với thế giới sẽ càng bị thu hẹp. Nguy hiểm hơn,
Nguyễn Thùy Dương Page 7
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
theo dự báo, nếu tiếp tục ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu thì miền Trung nước ta, vốn
ở địa hình thấp, có thể sẽ chìm trong nước biển.
Và những tác hại của việc xả rác bừa bãi chưa dừng ở đó. Như định luật III Niu-tơn ở chương
trình THPT, khi ta đã tác động vào môi trường bằng thái độ không coi trọng thì nó cũng sẽ tác
động vào ta một việc khác, đó chính là ảnh hưởng sức khỏe của chính con người. Theo Nghiên
cứu của các nhà khoa học quốc tế cho thấy hiện có tới 35.000 tấn nhựa đang trôi nổi trên bề mặt
các đại dương thế giới, gây ô nhiễm nghiêm trọng ( ,ngày 2/7/2014). Các tấn
nhựa ấy chắc chắn là hậu quả từ việc xả rác bừa bãi. Như ta đã biết, ô nhiễm môi trường đã làm
thủng tầng ô-dôn, nguyên nhân làm tia cực tím tiếp xúc với da khiến con người mắc bệnh ung
thư. Thử hỏi đã có loại thuốc chính thức nào có thể chữa ung thư? Nếu cứ tiếp tục xả rác vừa
bãi, vết thủng kia sẽ ngày càng lớn dần và kết cục chúng ta nhận lại chỉ còn diệt vong. Điển
hình như túi ni-lông, phải đến hàng trăm năm mới có thể tiêu hủy và trong quãng thời gian đó,
chúng sẽ sinh ra khí rất độc hại như cacbonat, nếu ta chôn xuống đất sẽ cản trở sự phát triển của
cây,khiến đất bị xói mòn hay theo một báo cáo mới được đăng trên tờ Marine Turtle Newsletter:
Loài rùa biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do chúng ăn phải những túi ni lông mà
chúng nhầm tưởng là những con sứa ( ngày28/3/2011). Quan trọng hơn,
người ta vẫn thường quan niệm con người, đặc biệt là người Châu Á, sống thiên về tình cảm.
Chẳng nhẽ đứng nhìn một Việt Nam đẹp đẽ xưa kia nay bị che phủ bởi rác thải bạn không thấy
đau lòng? Tôi thì có, tôi luôn tự hỏi và nuối tiếc về một Hà Nội cổ kính, sạch sẽ, yên bình.
Vì vậy, tôi luôn trăn trở về điều này, kết hợp với những kiến thức liên môn được áp dụng tại nhà
trường, đã tìm ra được một số giải pháp cho hiện tượng này. Đó chính là tác động vào ý thức
con người. Hiện nay, ngành giáo dục nước nhà đang trong công cuộc đổi mới, xóa bỏ những
Nguyễn Thùy Dương Page 8
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
kiến thức không còn gần với thực tiễn, vậy tại sao ta khôg đưa việc bỏ rác đúng nơi quy định trở

thành một môn học? Đó có thể là môn học Môi trường, thời gian học sinh được giáo dục ý thức,
được thực hành trong nhà trường, được dạy cách sẻ chia bằng việc cùng bạn bè nhặt rác hay tìm
hiểu bảo vệ môi trường mà không cần ghi chép,để các em có thể cảm nhận được tình yêu với
người mẹ thiên nhiên dần dần hòa vào lòng mình.Đặc biệt, ta hãy để phụ huynh cùng làm việc
này với con cái tại trường vào một ngày trong tuần, để họ cũng được hoàn thiện thêm về kiến
thức môi trường. Mặt khác, các địa phương cũng nên áp dụng cách này để cải thiện tình cảm
làng xóm và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.Đồng thời, Nhà nước cũng nên đưa ra các phương án
xử phạt nghiêm khắc hơn về việc vứt rác bừa bãi và đưa ra các cuộc thi, tuyên truyền về môi
trường nhiều hơn. Những việc này chỉ một mình tiếng nói và sức lực của tôi thì chưa đủ. Vì
vậy, tồi chỉ có thể đóng góp những việc làm nhỏ bé như tự mình bỏ rác đúng nơi qui định, tuyên
truyền, nhắc nhở mọi người hay chính là viết ra bài dự thi này. Nhưng khi mọi người cùng hành
động thì đó lại là một điều hoàn toàn khác Nếu thực hiên được những việc đó, cũng giống như
ta đưa vào máy tính input là sự chân thành và cố gắng thì output chắc chắn sẽ là sự báo đáp của
mẹ thiên nhiên.
Chúng ta phải hiểu rằng” Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức”, trước thực tiễn là sự nguy
hại của việc vứt rác bừa bãi thì đó đã trở thành cơ sở, thành động lực để ta quan tâm hơn, ý thức
hơn với tự nhiên. Nếu các thế hệ trước chống giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt, thì chúng ta
bây giờ phải đấu tranh với chính bản thân mình. Hãy học tập theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống
một cách “Nhàn”, sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Đặc biệt, hãy cố gắng thắp
lên ngọn lửa tình yêu với môi trường, với quê hương trong trái tim ấm nóng của mỗi chúng ta
và mọi người xung quanh!

Nguyễn Thùy Dương Page 9
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
-Giúp cho mọi người nhận thức được trách nhiệm và thấy được phương hướng hành động của
bản thân.
-Giúp ta khắc phục được phần nào sự ô nhiễm môi trường.

-Thúc đẩy việc học tập, rèn luyện, sáng tạo, áp dụng kiến thức liên môn trong học tập để tìm ra
những giải pháp mới, bao quát hơn, hoàn thiện hơn.
Nguyễn Thùy Dương Page 10

×