Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA THỰC DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.16 KB, 106 trang )

7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
CỦA THỰC DƯỠNG (Herman
Aihara)
(Tái bản lần thứ 2, có sửa chữa và bổ
xung)
Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin
Phương pháp Thực dưỡng là gì?
Mục lục
Lời nói đầu
Đặt vấn đề
Nguyên tắc thứ nhấ t: tiết kiệm trong
cuộc sống
Nguyên tắc thứ 2: nguyên lý âm dương
Nguyên tăc thứ 3: nghệ thuật sống
Nguyên tắc thứ 4: Lòng biết ơn
Nguyên tắc thứ 5: Niềm tin
Nguyên tắc thứ 6: Đạo sống vui
Nguyên tắc thứ 7: Sự chuyển hoá
Phụ lục 1: Sự chuyển hóa
Phụ lục 2: Kết quả thí nghiệm về gạo lứt
đỏ
Phụ lục 3: Phá chấp
Phụ lục 4: Tín hiệu ăn đúng
Cân nặng bao nhiêu là vừa? Kiều Thị
Thu Hương
Lời bạt: Món ăn “Cả làng cùng vui
Có nhiều cách hiểu về phương pháp
Thực dưỡng - bởi lẽ, trong thực tế còn
có nhiều người họ chưa từng được nghe
nói tới điều này. Theo Aihara có 7
nguyên tắc cơ bản nhất của phương pháp


Thực dưỡng và được trình bày sau đây:
Làm cho người ta dễ hiểu những ý tưởng
trừu tượng - Đó là thế mạnh của Herman
Aihara. Trong vòng 40 năm qua, người
thầy giáo khiêm nhường này đã hào
phóng trao chiếc chìa khoá tạo niềm hạnh
phúc cho vô vàn người phương Tây.
Hơn bất kỳ một cuốn sách Thực dưỡng
nào khác, những cuốn sách trực tiếp chỉ
dẫn những phương pháp cần thiết để tận
hưởng cuộc sống đầy hứng khởi này -
sức mạnh trong lời nói của ông đã đem
đến niềm vui học hỏi và áp dụng 7
nguyên tắc cơ bản một cách dễ dàng.
7 nguyên tắc vàng này là chìa khoá để
mở cánh cửa huyền vi của cuộc sống,
dùng để đi sâu và xa trên con đường tâm
linh. Nhà thơ Vương Từ nói: phương
pháp Ohsawa là chìa khoá của Phật
Pháp.
Bất cứ ai áp dụng những nguyên tắc vàng
này vào đời sống đều được vô số lợi ích
và may mắn.
Lời nói đầu
Phong trào Thực dưỡng (Macrobiotics)
đã và đang ngày một phát triển mạnh mẽ
ở nước ta từ những năm 1963, khi giáo
sư Ohsawa cùng phu nhân lần đầu tiên
tới thăm Việt Nam, tiên sinh Ohsawa đã
cảm ứng phán đoán: “Việt Nam sẽ trở

thành cái nôi của phong trào Macrobiotíc
trên thế giới”.
Kể từ đó, có rất nhiều người áp dụng
thành công trên nhiều lĩnh vực và một vài
cá nhân đã thâm nhập được vào ngọn
nguồn mạch sống theo 7 nguyên lý và 12
định lý của trật tự vũ trụ này, đem ánh
sáng chân lý chia sẻ với đồng bào, điển
hình là gia đình ông bà Ngô Thành Nhân,
và hiện nay là con trai ông bà là ông Ngô
Ánh Tuyết, tiếp nối ngọn lửa tinh thần
sống vui của Thực dưỡng; bên cạnh đó
có nhiều người vẫn ngày đêm áp dụng
gạo lứt và rất tâm đắc với con đường
sống vui này như ông Lương Trùng
Hưng, nhà thơ Vương Từ, đại đức Thích
Tuệ Hải và rất nhiều anh chị em Thực
dưỡng khác như ông Nguyễn Minh Thái,
anh Vũ Huy Thuần, gia đình chị Phương
Lan, gia đình ông bà: Nguyễn Văn Trung,
gia đình chị Ngoãn ở Bình Dương, dì
Tư, gia đình anh chị Sơn Hà,… và rất
nhiều bạn trẻ như anh Lê Hoàng Long,
chị Kiều Thị Thu Hương, sinh viên toán
Việt Anh… đã thấy ra được tầm mức giá
trị của con đường Thực dưỡng này, hòng
mong muốn đem chia sẻ với đồng bào
một phương pháp sống vui đã áp dụng
thành công cho bản thân, gia đình và xã
hội.

Có rất nhiều quyển sách Thực dưỡng đã
xuất bản trong nhiều năm qua nhưng đây
là một trong những cuốn sách căn bản, cô
đọng, súc tích nhất về con đường Thực
dưỡng.
Quyển sách này ban đầu đã được ông
Phạm Đức Cẩn dịch, tới lần tái bản này
chị Kiều Thị Thu Hương biên dịch lại
cho hoàn chỉnh và cuối cùng tôi đã hoàn
thành quyển sách này, rất mong nhận
được những sự góp ý phê bình của quí
độc giá cho lần tái bản sau.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc
tới Giáo sư Ohsawa cùng tất cả những
duyên lành mà chúng tôi thọ nhận và xin
chia sẻ sự hiểu biết diệu kỳ này ra với tất
cả mọi người trong niềm kính ngưỡng
Tam Bảo, trời đất cùng vũ trụ bao la.
Chúng tôi cũng bày tỏ lòng tri ân với các
bậc thầy về Thực dưỡng đã quá cố như
ông Ngô Thành Nhân, bác Nguyễn Văn
Sáu… và các bậc thầyThực dưỡng
đương đại như ông Ngô Ánh Tuyết, đại
đức Thích Tuệ Hải, ông Lương Trùng
Hưng,…là những người đã và đang tích
cực phố biến và sống theo phương pháp
Thực dưỡng với lòng tự tại sâu sắc…
Ngọc Trâm
Đăt Vấn Đề
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều người vẫn

nhầm tưởng Thực dưỡng đơn giản là một
phương thức chữa trị bệnh tật kì quặc
bằng niềm tin kết hợp với việc ăn kiêng
đơn thuần gạo lứt muối vừng. Trên thực
tế, Thực dưỡng không những là một bộ
môn khoa học về Vũ trụ, con người, là
một bộ môn khoa học xứng đáng đầu tư
thời gian của con người để học hỏi từ
thuở ấu thơ (HỌC ĂN) mà nó còn là một
khoa học nhân văn về con người, đi sâu
vào nghiên cứu tác động của thức ăn
hàng ngày lên thể chất và tinh thần, định
hướng tương lai của nhân loại,… dựa
trên nền tảng là học thuyết Âm Dương
Ngũ Hành, vốn là nền tảng của nền y học
cổ truyền và nhiều ngành khoa học nhân
văn khác của Phương Đông. Khéo sao,
những nghiên cứu mới nhất của các bác
sĩ và các nhà khoa học Tây Phương về
thực phẩm lại đang dần dần chứng minh
tính đúng đắn của việc áp dụng những lý
thuyết dinh dưỡng này, ví dụ như khám
phá của Phương Tây về sự kiện cơ thể sẽ
không chuyển hoá được các nguồn chất
đạm khác thành chất đạm đặc trưng của
người, nếu thành phần thức ăn thiếu hụt
bất cứ loại nào trong 9 axit amin cơ bản,
còn vỏ cám gạo lứt, vừng, đậu tương,
đậu đỏ lại là những nguồn đạm chất có
hàm lượng các axit amin cơ bản này rất

dồi dào nếu so với thịt cá Đều là
những thực phẩm truyền thống rất tốt cho
sức khoẻ mà Thực dưỡng từ lâu coi là
thức ăn căn bản cho con người. Hay
nguyên tắc ăn toàn phần thực phẩm mà
các bậc thầy về Thực Dưỡng đã đưa ra
làm nên tảng cho chế độ ăn từ trước thế
chiến II, mấy chục năm sau được Y học
Tây Phương tuyên bố lại sau quá trình
dài nghiên cứu các chứng bệnh thoái hóa
như tiểu đường, xơ gan, suy thận, tim
mạch, ung thư do ăn nhiều thực phẩm tinh
chế đã bị mất hết vitamin, khoáng chất và
enzym cần thiết để chuyển hóa nó.
Tất cả những người Thực dưỡng chân
chính đều ý thức sâu sắc rằng, những
thay đổi trong chế độ dinh dưỡng ở thời
buổi hiện đại chính là một nguyên nhân
sâu xa, chủ chốt của những bệnh tật kì lạ,
cả ở thể chất lẫn tinh thần. Cả một nền
minh triết về cách thức ăn ở trong đời ẩn
tàng trong những thực phẩm truyền thống
của mỗi dân tộc, nhưng từ lâu đã bị áp
dụng máy móc mà không để ý tới chiều
sâu tư tưởng bên trong, đó là lý do con
người hiện đại có thể rời bỏ thức ăn
truyền thống của dân tộc mình nhanh
chóng và dễ dàng đến thế mà không hề
băn khoăn nuối tiếc gì. Thế nhưng, chính
nhờ rời bỏ những thức ăn truyền thống để

rồi đau khổ quằn quại vì những căn bệnh
quái gở không thuốc nào trị được và mắc
kẹt trong những trạng thái tinh thần cực
đoan, bế tắc đến độ, không thể hiểu nổi
những lời dạy bảo về nhân nghĩa đạo đức
của tổ tiên nữa, giá trị của những truyền
thống tốt đẹp đó cần được tái khám phá
lại thông qua con đường ăn uống đúng
đắn thuận thiên, khi đó ta mới cảm được,
mới hiểu được những lời dạy bảo của tổ
tiên. Người Việt Nam hiện đại, rồi sẽ
phải quay về với những thức ăn truyền
thống, nhưng không phải một cách máy
móc, gượng ép, mà với một thái độ tự
nguyện trong sự ý thức sâu sắc về chân
giá trị của nó.
Dùng lăng kính âm dương làm phương
tiện để tìm hiểu, tái khám phá về giá trị
nuôi dưỡng con người của thức ăn truyền
thống của dân tộc mình, đồng thời học
hỏi giá trị tinh hoa trong nghệ thuật nuôi
sống của các dân tộc khác, để áp dụng
linh hoạt cho bản thân và tuyên truyền lại
cho đồng bào mình, ai làm được như thế
mới là con người Thực dưỡng chân
chính.
Các thông tin được truyền tải qua cuốn
sách này gồm có phần kiến thức nòng cốt
là những lời giảng dạy của một trong hai
đại đệ tử của tiên sinh Ohsawa là ngài

Herman Aihara - là một trong những
người đã gây dựng và phát triển phong
trào Thực dưỡng ra khắp thế giới. Mong
rằng cuốn sách này sẽ được các bạn sử
dụng như một chiếc la bàn định hướng để
thẳng tiến tới mục tiêu là có được một
cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.
Kiều Thị Thu Hương (BAS)
Nguyên tắc thứ nhất : Sinh thái học
Trong thế giới phương Tây (nơi thực
phẩm chính yếu là thịt), sinh thái học
được coi là một từ mới. Ở Phương Tây,
Sinh thái học đã không thu được sự quan
tâm rộng lớn đến thế của công chúng, nếu
như người dân phương Tây đang không
lo sợ các hiện tượng ô nhiễm môi trường
và sự bùng nổ dân số. Nỗi sợ này giống
như một mặt của đồng tiền, mà mặt kia
không thể tách rời nó chính là tinh thần
chinh phục thiên nhiên. Ở phương Đông
(nơi thực phẩm chính yếu là rau), nơi
người ta có khuynh hướng nhằm tới sự
cộng tác với thiên nhiên, từ “Sinh thái” -
có ít nhất 4000 năm tuổi. Ở Trung quốc,
nó được diễn đạt bởi 4 từ: Shin (身 thân)
Do (土Thổ) Fu (不Bất) Ji (二 Nhị) Con
người và đất đai không phải là hai mà là
một (Thuyết “Thân Thổ bất nhị”). Đất
sản sinh ra cây cỏ; động vật ăn cỏ cây để
tạo ra máu, tế bào, mô và các cơ quan

nội tạng. Con người, cũng như mọi động
vật, chính là sự chuyển hoá từ đất. Trong
tác phẩm Con người, Cái không biết,
Alexis Carrel đã viết:
“Con người được tạo thành hoàn toàn từ
cát bụi của thế gian. Bởi lý do này, mọi
hoạt động thể chất và tinh thần của y đều
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện địa
lý của miền đất nơi y sinh sống; bởi tính
chất tự nhiên của các động vật và cây cỏ
được y sử dụng làm thức ăn.”
Con người khoẻ khoắn, mạnh mẽ khi họ
sống bằng các thực phẩm quanh vùng;
vốn sinh trưởng theo một cách lý tưởng
để trở thành thức ăn của họ. Con người,
loài động vật tự do nhất, có thể tự làm
mình thích nghi đối với bất kỳ điều kiện
khí hậu nào nếu chúng ta duy trì thường
xuyên được một số nhân tố (nhiệt độ,
nước, mực độ đường và muối khoáng
v.v ) đơn thuần chỉ để giữ cho mình
sống được, và còn phải duy trì những
điều kiện này chặt chẽ hơn - nếu chúng ta
muốn được khoẻ mạnh. Và thức ăn tốt
nhất để duy trì một trạng thái tâm sinh lý
tốt đẹp là thực phẩm nuôi trồng tại địa
phuơng.
Nguyên tắc thứ hai : Tính kinh tế
trong cuộc sống
Con người hiện đại, vốn coi tiền bạc là

nhân tố thiết yếu đem lại hạnh phúc cho
mình, nhấn mạnh việc hạch toán kinh tế
vào tiền bạc, kết quả là đã có nhiều
người tiết kiệm được tiền bạc và đánh
mất cuộc sống. Tiền thực sự mang đến
cho chúng ta chút hạnh phúc, bằng cách
giúp chúng ta thoả mãn những nhu cầu cơ
bản nhất định. Nhưng một khi chúng ta
không thoả mãn với những điều kiện thiết
yếu căn bản này và tham lam đi tìm kiếm
thêm nhiều hơn và nhiều hơn nữa sự
thoải mái vật chất, sự tiện nghi và sự xa
hoa, thì chúng ta đang góp phần vào việc
đánh mất hạnh phúc của chính mình.
Ví dụ, trong 40-50 năm qua, hầu hết
những người nông dân đã đặt các hoạt
động kinh tế của họ vào tư duy kiếm tiền
- bằng cách dùng thuốc trừ sâu và phân
bón hoá học nhằm sản xuất những vụ mùa
bội thu, và do đó kiếm nhiều lợi nhuận
hơn để thoả mãn lòng tham của mình; đây
không phải là tinh kinh tế trong cuộc
sống. Thuốc trừ sâu đã giết chết nhiều
sinh vật tối cần thiết cho sự phì nhiêu
của đất - và do đó cũng làm tổn hại luôn
các động thực vật, vốn được sinh ra và
nuôi dưỡng bởi đất. Phân hoá học đã a-
xit hoá và làm đất bạc màu. Quá chú
trọng đến sản lượng cao để có lợi lớn là
đang phá vỡ các khuôn mẫu của cuộc

sống tự nhiên, đó chính là sự tự huỷ diệt.
Mặt khác, những cách làm trái với tự
nhiên, sớm hay muộn sẽ làm đất bạc màu
để rồi lợi nhuận cũng mất dần. Suy cho
cùng, tính kinh tế trong cuộc sống vẫn có
thể biến thành tư duy kiếm tiền, nhưng
không phải theo cách làm đầy khiếm
khuyết ở trên. Sự luân canh và việc sử
dụng phân bón hữu cơ (đưa trở lại đất
cái không thể dùng được để sản xuất thức
ăn) đủ để đảm bảo cho chúng ta một
nguồn dự trữ liên tục những thực phẩm sẽ
giữ cho chúng ta khoẻ mạnh.
Tính kinh tế trong cuộc sống được áp
dụng trong chế độ ăn Thực dưỡng với ý
nghĩa “không lãng phí”. Không có gì là
bất thường khi một thiền sinh (hay môn
đồ Thực dưỡng) bị rầy la nghiêm khắc vì
đã để một hạt cơm rơi trên sàn bếp. Càng
có ít lãng phí thực phẩm thì càng có thêm
nhiều thực phẩm cho những người khác -
đây là một trong những câu trả lời rõ
ràng nhất cho vấn nạn gia tăng dân số. Số
lượng thực phẩm tồn trữ trong kho, trong
các nhà hàng và gia đình của toàn nước
Mỹ là con số đáng kinh ngạc!
Về những giới hạn của các thực phẩm
chúng ta ăn, tính kinh tế trong cuộc sống
- được nhìn nhận theo góc độ cần cố
gắng ăn thực phẩm toàn phần. Khi chúng

ta chỉ ăn một phần của thực phẩm, chúng
ta sẽ bị thiếu dinh dưỡng và quá trình
trao đổi chất sẽ mất cân đối. Ví dụ, khi
bạn ăn cá, bạn nên ăn tất cả đuôi, xương,
đầu và các phần khác. Nếu chỉ ăn phần
thịt - thịt cá rất giàu protein và mỡ - máu
của bạn sẽ trở nên a-xit, trái lại nếu bạn
còn ăn cả các phần khác có chứa nhiều
muối khoáng như calcium, magnesium, i-
ôt, và nhiều chất khác, thì cơ thể bạn mới
có đủ khả năng trung hoà a-xit dễ dàng
được. Một lý do khiến các động vật ăn
thịt có khả năng duy trì các điều kiện để
cơ thể giữ được cân bằng (còn một lý do
khác nữa là chúng hoạt động rất nhiều,
điều này đã giúp chúng chuyển hoá
những thức đã ăn tới những vùng cơ thể
có nhu cầu) đó là chúng ăn toàn phần các
thực phẩm.
Vì chúng không phải là thực phẩm toàn
phần như đường tinh chế và các hoá chất
tổng hợp đều không có lợi cho sức khỏe.
Chúng đều là sản phẩm tinh chế, vì vậy
chúng đều độc hại. Khi chúng ta ăn
đường lấy từ hạt, rau, đậu, quả hay
đường mía, mật ong chưa chế biến -
chúng ta đã đưa vào cơ thể một lượng
vitamin và muối khoáng cần thiết để tiêu
hoá các thực phẩm này.
Điều này cũng đúng với mọi ví dụ về các

phần được cắt ra từ thực phẩm toàn phần
như men lúa mạch, viên vitamin, bột mì
trắng và muối tinh. Chúng ta hãy xem xét
muối tinh như một thí dụ điển hình: nó
chả có gì khác ngoài sodium (Na) và
chlorine (Cl), trừ trường hợp đã được bổ
sung i-ốt tổng hợp (i-ôt hoá); trong khi
muối thô rất giàu các chất khoáng, kể cả
i-ốt.
Hai nguyên tắc đầu - Sinh thái và tiết
kiệm cuốc sống - có thể được tóm tắt như
sau: ăn thức ăn thiên nhiên và nuôi trồng
tự nhiên - tự nuôi dưỡng mình chủ yếu
bằng thực phẩm toàn phần được nuôi
trồng tại địa phương mình sinh sống và
không chế biến. Hãy trả lại cho đất
những thứ (mà những sản phẩm của nó ta
không thể dùng làm thực phẩm), để giữ
cho chúng ta và đất đai của chúng ta
khỏe mạnh.
Nếu bạn xác định ăn theo Thực dưỡng
suốt đời thì bạn nên mua một cái nồi áp
suất bằng inox. Đó chính là “làm kinh
tế”, vì sao: nếu bạn không có cái nồi này
thì bạn luôn luôn có xu hướng đi tìm
những hạt gạo lứt ngon mềm để ăn cho dễ
dàng, chúng là những hạt gạo lứt mầu
trắng hay là hạt gạo đỏ rất dài để ăn
(những loại gạo như vậy thì đều âm hơn
là những hạt gạo tròn) và dầu chúng tôi

có cung cấp thông tin là hạt gạo lứt đỏ
hình tròn dương hơn thì bạn cũng dễ dàng
phớt lờ vì nấu khó mềm và khi nhai như
nhai rơm! cuối cùng duyên lành đã tới:
cái nồi áp suất bằng inox, thế là giải
quyết bài toán cơm mềm, nấu cơm lứt
loại nồi này vừa nhanh vừa mềm cơm,
dầu nó là bất cứ loại gạo nào; khi đó bạn
sẽ đi sưu tầm những loại gạo hạt tròn và
đỏ để ăn cho mau khoẻ mạnh, bạn không
mất công đi tìm loại gạo hạt dài nữa…
và như vậy bạn đã kích thích nhà nông
sản xuất loại gạo hạt tròn!
Có có cô bạn trẻ kể cho tôi nghe là dầu
ăn cơm lứt mà phân vẫn bị xanh, bị
nhão… từ khi họ ăn cơm lứt đỏ hạt tròn
thì tình trạng trên mới được cải thiện,
nhờ có cái nồi áp suất bằng inox giải
pháp về sức khoẻ mới được giải quyết,
nhờ có ăn cơm lứt đỏ hạt tròn, cô đã làm
việc tối ngày không biết mệt… cô rất
hoan hỉ với hạt gạo lứt đỏ nấu trong nồi
áp suất inox, khi nấu cơm loại này, bạn
cần cho thêm phổ tai, mơ muối và chút
bột nghệ, muối hầm ngay từ đầu ăn loại
cơm này rồi bạn sẽ nhớ lại bạn là ai và
bạn sống trên trái đất này là để làm gì.
Nguyên tắc thứ ba : Nguyên lý Âm-
Dương
Đây chính là chiếc la bàn định hướng

của chúng ta. Nó chỉ cho chúng ta hướng
đi của cuộc đời cũng giống như cách
thức mà chiếc la bàn chỉ hướng Bắc-
Nam, chỉ ra phương hướng về địa lý.
Nguyên tắc Âm- Dương “thống nhất” là
một công cụ hữu dụng của chúng ta. Nó
có thể giúp ta tìm thấy vị trí của mình
trong vũ trụ bao la và nó cũng có thể dẫn
chúng ta tới với sức khoẻ và hạnh phúc,
bằng cách cho ta khả năng phân tích thực
phẩm chúng ta ăn và ảnh hưởng của
chúng lên cơ thể và trí não chúng ta.
Mọi thứ đều có thể được phân tích thành
Âm và Dương – và nó thực sự chỉ là một
cách nói khác rằng mọi thứ trong thế giới

×