Quan điểm sinh học về hôn nhân
Phương
pháp Macrobiotic trên thế giới được
người Việt Nam biết đến dưới cái tên
nôm na là “Gạo lứt muối mè”; Thực ra
nó giải quyết được nhiều khía cạnh sâu
kín và cơ bản của đời sống con người.
Giáo sư Ohsawa là người đã thực
hành và phổ biến chủ thuyết này.
Dưới đây là trả lời của Herman
Aihara (đệ tử của Ohsawa) về câu hỏi:
“Bạn nghĩ thế nào về hôn nhân?” ở buổi
thảo luận tại Vega Study House (Hoa
Kỳ):
- Trong xã hội hiện đại, tôi gặp rất ít
người có hạnh phúc trong hôn nhân. Có
lẽ chính vì thế mà có một số người cho
là sống một mình hạnh phúc hơn.
Theo ý tôi, nếu bạn chờ mong một
hôn nhân hạnh phúc thì bạn sẽ dễ bị thất
vọng, vì hạnh phúc không mấy khi tự
đến; mặc dù có nhiều người chờ đợi điều
đó. Bạn phải tự tạo ra hạnh phúc và phải
biết cách giữ gìn và chăm sóc nó.
Một người Mỹ nói với tôi: “Vợ tôi
thật tuyệt vời”. Anh ta ngưỡng mộ cô ấy
từ đầu tới chân Rồi sau một vài tháng
thì họ đã ly dị! Tôi rất lấy làm ngạc
nhiên. Vì sao lại bỏ cô ấy trong khi cô ấy
rất tuyệt vời? Người Nhật rất thông minh
- bằng một cảm thức, họ không bao giờ
ngưỡng mộ vợ hay chồng của họ Vì thế
họ luôn phải duy trì sự quan tâm và sự
hấp dẫn với nhau.
Giáo sư Ohsawa đề xướng việc chọn
ngày sinh cách nhau sáu tháng (như kim
đồng hồ đối ngược nhau) để kết hôn, là
một nhận định đúng đắn. Giáo sư đã dựa
trên học thuyết Âm Dương. Quan niệm
rằng một bên âm, một bên dương thì sẽ
giữ vững được sự gắn bó suốt đời.
Luận điểm này dựa trên quan điểm
sinh học Âm Dương như sau: Hai bà mẹ
mang thai cách nhau 6 tháng sẽ ăn những
thức ăn khác nhau về âm dương vì khác
mùa, và như thế hai đứa trẻ ra đời sẽ
khác nhau về bản chất sinh học, và sự
khác biệt nhau càng nhiều càng hấp dẫn
nhau mãnh liệt (người Việt mình thì cho
rằng điều này chính là “ghét của nào trời
trao của ấy”, đây là một nguyên lý cơ
bản của triết lý Phương Đông. Điều này
làm ta liên tưởng tới ngay xưa các cụ coi
sách, xem tướng số, tìm số, tìm nơi môn
đăng hộ đối để dựng vợ gả chồng cho
con cái là có cơ sở khoa học, chứ không
phải là quan điểm lạc hậu. Tình trạng ly
dị ngày càng nhiều có vẻ như có liên
quan tới việc tự do yêu, tự do kết hôn
của thanh niên là một điều cần phải suy
nghĩ.
Tại Nhật, có đến 90% các cuộc hôn
nhân là do gia đình định đoạt, không có
tự do hôn nhân. Gia đình là nơi rất quan
trọng để anh đến tìm hiểu. Nếu nguồn thu
nhập tương đối ổn định thì cuộc hôn nhân
đảm bảo. Họ còn tìm hiểu xem sự giáo
dục ra sao - Đó là phần tìm hiểu đầu tiên
do người làm mối đảm nhiệm, sau đó họ
còn tìm hiểu xem trong 3 đời có những
cuộc tự sát, tệ nạn xã hội không - Đây
là phần tìm hiểu một cách kín đáo, sau
đó lứa đôi gặp gỡ, trò chuyện về những
sở thích và thói quen nếu họ thích nhau,
họ sẽ đi tới hôn nhân. Họ rất tôn trọng
lời khuyên, đối với họ lời khuyên rất có
trọng lượng, vì người trẻ tuổi có ít kinh
nghiệm. Họ thường phó thác cho người
làm mối, là người biết rõ cả hai bên gia
đình.
Mặc dù vậy, nếu có những trục trặc
trong năm cưới đầu thì người làm mối sẽ
đóng vai trò cố vấn ái tình, họ vẫn được
đánh giá rất quan trọng trong những tình
huống như vậy. Chính giáo sư Ohsawa
cũng thích trở thành “bà mối”!
Dù sao đó cũng chỉ mới là sự lựa
chọn bước đầu. Điểm quan trọng thứ hai
là cả hai người phải có mối quan tâm
chung. Đặc biệt là trong những vấn đề
quan trọng. Bạn đừng nhầm lẫn, có những
cặp vợ chồng tuy cách nhau 6 tháng tuổi
vẫn không thấy hạnh phúc, vì họ có
nhưng sở thích, thói quen và mối quan
tâm ngược nhau.
Chính giáo sư Ohsawa đã cưới nhiều
người trước Lima, ông thường quan tâm
giảng dạy Macrobiotic cho mọi người,
nhưng những bà vợ trước của ông không
quan tâm tơi điều đó. Chỉ có bà Lima là
quan tâm rất nhiều đến phương pháp này,
bà mong muốn được giúp đỡ ông. Đó là
lý do vì sao mà có nhiều lý do đến thế
mà bà vẫn đi theo ông đến cùng trời cuối
đất. Họ có ngày sinh cách nhau 6 tháng.
Nếu bạn quan tâm đến Macrobiotic,
tốt hơn là vợ bạn cũng quan tâm đến.
Điều này còn quan trọng hơn là “Anh yêu
em” hay “Em yêu anh”. Tình yêu không
thể kéo dài nếu không có mối quan tâm
chung. Tình yêu thường rất hào phóng,
nhưng chắc chắn phải kéo theo những
điều kiện nhất định. Trong tình hình hiện
nay, nếu nói “Anh yêu em” thì anh phải
thấy được đó không phải là thứ tình yêu
tuyệt đối. Đó là điều lý giải tại sao có
nhiều người thất vọng.
Phương pháp Macrobiotic đề cập rất
nhiều đến việc ăn uống. Hầu như mọi
người không biết về chế độ ăn uống trong
hôn nhân. Theo sau đó là vấn đề giáo
dục
Giá trị của hạnh phúc phải giống như
việc ăn cơm gạo lứt - phải nhai kỹ mới
thấy nó ngon.
Nếu hàng ngày tôi đi ăn ở hiệu ăn, dù
ăn cao lương mỹ vị thì tôi cũng bị mệt rất
nhanh. Nhưng với cơm gạo lứt, nếu nấu
cẩn thận và nhai kỹ thì sẽ thấy rất ngon,
và cho ta sinh lực sống rất dẻo dai, làm
việc không biết mệt.
Điểm quan trọng thứ ba là sự tôn
trọng lẫn nhau. Phương Đông có câu:
“Tương kính như tân”, nếu vợ chông luôn
luôn giữ được kính trọng như lúc đầu thì
hạnh phúc sẽ bền lâu. Những cụ ông cụ
bà sống hạnh phúc bên nhau đến hàng
trăm tuổi đều giữ được lòng kính trọng
nhau vô cùng.
Không chút khúm núm trong hôn nhân
là điều cực kỳ quan trọng. Khi đó mới có
thể cùng nhau bàn bạc công việc. Bạn
đừng làm ra vẻ ta đây trong ngôi nhà
xinh xắn của bạn thì hạnh phúc của bạn
sẽ kéo dài. Nếu một trong hai người kiêu
căng thì mọi việc bắt đầu đổ vỡ. Phải
thấy cho rõ ràng rằng cô ấy đồng ý cưới
tôi mặc dù tôi không phải là người vĩ
đại, cũng như cô ấy không phải trở thành
người nấu ăn ngon nhất thế giới, bạn mới
cưới cô ấy làm vợ.
Còn một phần rất quan trọng khác
nữa là bản năng tìm người bạn đời - đây
là sự lựa chọn cuối cùng. Với Cornellia;
tôi đã nhờ anh trai của tôi tìm hiểu giúp,
cô ấy sống ở Nhật, còn tôi đang sống ở
Hoa Kỳ. Anh trai tôi nói: “Đừng cưới cô
ấy, cô ấy rất yếu”. Nhưng tôi nói: “Vâng,
cứ tiếp tục tìm hiểu giúp em”. Chúng tôi
trao đổi thư từ suốt hai năm trời, có thể
đây là việc tốt hơn là gặp gỡ. Nếu anh
trông thấy người có thể anh thất vọng.
Nếu chỉ viết thư cho nhau thì không thể
thất vọng được. Anh có thể nói dối chứ
anh khó có thể viết giả dối được.
Và chúng tôi đã lấy nhau.
Anh phải nói về việc anh muốn thực
hiện cái gì trong đời anh, anh phải tìm
cho ra em, người bạn đời tương lai là
loại người nào và họ có những tư tưởng
gì.
Những người đang yêu cần phải bao
dung để chấp nhận những sai lầm và
khuyết điểm của nhau. Người bạn đời
phải biết anh không hoàn toàn. Anh
không phải là người luôn mang tới sự hài
lòng và tiền bạc. Điều này bảo đảm một
cuộc sống hoàn toàn.
Một số người không hài lòng, điều
này còn tuỳ theo chấp thuận như thế nào.
Nếu anh có thể chấp nhận tất cả mọi thứ,
hạnh phúc có thể kéo dài mãi. Nếu anh
đưa ra những điều kiện và yêu cầu thì có
thể một thời gian sau hạnh phúc sẽ tan
vỡ. Tại sao lại có ly dị. Đó là cả một
vấn đề. Nếu họ không thể chấp nhận
được người khác thì việc ở một mình là
tất nhiên. Nhưng không có khó khăn thì
không có hạnh phúc, không có bi kịch thì
không có sự vui sướng. Cũng như không
có bóng đêm thì không thấy những vì sao
sáng vậy. Tôi là người rất nghiêm túc
trong hôn nhân. Tôi đã học để trở nên
như vậy. Cuối cùng tôi đã học được rằng
hôn nhân đã bổ túc cho tôi nhiều thứ.
Anh phải cởi mở và biết lắng nghe. Nếu
anh không biết lắng nghe thì không có
cách gì cảm thông với nhau. Anh phải
biết sửa chữa và sắp đặt mọi thứ trong
hôn nhân, và phải hiểu biết lẫn nhau. Khi
đó hôn nhân mới êm thấm vì sự học hỏi
lẫn nhau làm cho gia đình trở nên ngọt
ngào, dễ chịu.
Chẳng hạn, Cornellia thường nói tôi
khéo tay biết làm mọi thứ. Khi tôi nói gì
với cô ấy thì cô ấy thường trả lời
“Không!”. Bạn phải tìm cách để vợ hay
chồng bạn đồng ý với bạn. Phải làm
trong một thời gian dài. Cuối cùng tôi đã
học được điều đó sau 30 năm. Đó là cả
một việc thú vị: Trong hôn nhân cả hai
phải cố gắng tìm cách giải quyết các vấn
đề chứ không phải chỉ một người.
Theo tôi, hôn nhân là bước thử thách
trí phán đoán của hai người.
Nếu trí phán đoán cao thì hôn nhân
sẽ hạnh phúc, nếu thấp thì sẽ hỏng. Nếu
trí phán đoán tốt thì có thể thành công
với chồng hay vợ của bạn. Mỗi người
đều có những khả năng khác nhau, nhưng
một người thì không thể có tất cả các khả
năng được, hạnh phúc tuỳ thuộc vào trí
phán đoán của bạn. Nhưng dù thế nào
chăng nữa, hôn nhân vẫn là một thử thách
thú vị!
Một ngày có một thiếu phục trẻ cùng
chồng đến gặp tôi, anh ta đến cùng vì vợ
yêu cầu. Cô ấy mong chờ tôi thuyết phục
chồng làm điều đúng đắn.
Sau vài lời khuyên thông thường, tôi
nói chuyện riêng với cô ấy. Khi đó tôi
mới tìm ra vấn đề chính yếu. Cô ấy
không được hạnh phúc với chồng vì hai
người có mối quan tâm khác nhau. Cô ấy
đã ìtm hứng thú trong những cuộc trò
chuyện với những người đàn ông khác
hơn là trò chuyện với chồng mình. Đặc
biệt là khi chồng cô ấy xem chương trình
bóng đá trên ti vi. Đối với cô ấy, trò
chơi bóng đá thật là cục súc không một
chút thông minh, cô ấy nghĩ rằng đó là sự
thích thú của những người thuộc tầng lớp
thấp kém. Như vậy cô đã xem thường
chồng và tìm sự quan tâm ở những người
đàn ông khác.
Bởi thế, tôi nói với cô: “Chị không
nên xét đoán sự thông minh của chồng
chị qua những sở thích và thói quen”.
Tôi đã kể cho cô nghe trường hợp của
tôi:
Tôi là người nghiện thể thao, đặc
biệt là môn bóng đá. Chẳng hiểu sao tôi
rất thích đội 49. Tôi thường xem tivi khi
họ chơi và vui buồn khi họ thắng thua.
Lúc đầu con gái tôi không quan tâm
đến điều này. Cho đến năm 1981 khi họ
thắng trong trận đấu siêu hạng, nó mới
trở thành người hâm mộ của họ. Chiều
chủ nhật, hai cha con ngồi trước tivi
cùng xúc động vui buồn với đội bóng.
Khi đội 49 thắng trong một cuộc
tranh đua gắng sức, con gái tôi bình
thường rất im lặng, đã nhảy lên reo hò
náo động. Cháu đã làm thay đổi quan
điểm của vợ tôi, một người không am
hiểu bóng đá, và vợ tôi trở nên quan tâm
tham dự cùng chúng tôi. Bây giờ tất cả
chúng tôi cùng hoà nhập niềm vui hay
nỗi buồn khi đội 49 thắng hay thua trong
suốt buổi chiều chủ nhật.
Nếu chồng của bạn thích bóng đá, vì
sao bạn không thử gắng quan tâm đến nó?
Nếu bạn không quan tâm đến bóng đá thì
chồng bạn cũng sẽ không quan tâm đến
môn Macrobiotic của bạn.
Nếu bạn muốn chồng của bạn đến với
Macrobiotic thì bạn phải chịu nhường
trước tiên. Khi đó chồng bạn sẽ đến với
bạn. Rồi thì chồng bạn sẽ thích cái gì bạn
muốn. Đó là hôn nhân. Nếu không có
lòng rộng lượng thì hôn nhân sẽ không
thành công.
Trong xã hội hiện đại, con người quá
vị kỷ. Đó là một trong những nguyên
nhân dẫn đến ly dị. Mỗi người vui sướng
sẽ không bằng sự đồng cảm giữa hai
người.
Vì sao họ không thể vui sướng hay
đau khổ cùng nhau? Bởi vì trí phán đoán
của họ thấp. Trí phán đoán thấp là
nguyên nhân dẫn đến ly dị.
Nếu chúng ta có trí phán đoán cao,
chúng ta sẽ không bị sa lầy, dính mắc
vào những ý thích cảm tính, ví dụ như
xem tivi, trò chuyện, xem phim, ăn bánh,
uống rượu và như vậy chúng ta sẽ
không bao giờ thát vọng hay vỡ mộng
rằng người bạn đời của chúng ta bị
cuốntheo những ý thích của họ hơn là
quan tâm đến chúng ta.
Tôi có thể thấy ai là người hạnh phúc
trong hôn nhân, ai sẽ không hạnh phúc.
Nhưng tôi không nói. Bởi vì khi Ohsawa
khen ngợi ai thì người đó thường thất
bại. Nếu ông nói: “Anh là một kẻ vô tích
sự” thì rồi thế nào anh cũng sẽ thành
công. Bởi vì lời khen ngợi thường là một
mồi thuốc dễ dẫn đến kiêu căng và ngạo
mạn. Anh sẽ không còn cẩn trọng nữa.
Như vậy tốt hơn hết là không nên khen
ngợi. Tiên sinh Ohsawa lúc nào bắt đầu
cũng chỉ có phê phán.
Nếu bạn cưới một người chồng xấu,
bạn vẫn có thể thành công. Bnạ cưới một
người đàn ông tốt, bạn vẫn có thể thất
bại. Nếu chồng của bạn là một người tồi,
khi đó bạn sẽ phải làm việc khó nhọc
hơn. Hôn nhân làm một trò chơi may rủi
- Bạn sẽ nhảy vào khu rừng có hổ báo
hay nhảy xuống biển có cá mập? Nhưng
nếu không có thử thách thì sẽ không có
bất ngờ.
Còn điều khác nữa: Trong khi bạn
bất hạnh, ốm yếu hoặc với dáng xấu thì
đó chính là lúc bạn tìm thấy một người
chồng thực, vì chỉ có người bạn thực mới
đến với bạn. Bạn sẽ không dễ dàng nhận
ra những người này khi mọi thứ đến với
bạn đang tốt đẹp.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng bạn có thể
lầm lẫn trong hai cuộc hôn nhân đầu, thì
bạn vẫn có thể thành công trong lần thứ
ba.