Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giáo án CHỦ ĐỀ: CÂY XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.25 KB, 15 trang )

GV: ĐỖ THỊ THÚY
CHỦ ĐỀ: CÂY XANH
Thời gian thực hiện 1 tuần: từ ngày 02 / 02 – 06 / 02 / 2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết đặc điểm bên ngoài, ích lợi của một số cây xanh gần gũi đối với con
người.
- Biết điểm giống nhau và khác nhau của 2 cây xanh.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng : quan sát, chú ý, lắng nghe, ghi nhớ, so sánh, thảo luận,
nhận xét về đặc điểm bên ngoài, ích lợi của một số cây xanh
- Sử dụng từ ngữ để nói được đặc điểm lợi ích, sự giống nhau và khác nhau
về đặc điểm của 2 cây xanh.
- Biết phân loại một số cây xanh theo 1- 2 dấu hiệu.
- Biết chạy đổi hướng vận động theo đúng tín hiệu vật chuẩn.
3. Thái độ:
- Thích chăm sóc và biết bảo vệ cây xanh.
- Hứng thú tham gia tìm hiểu một số cây xanh.
- Không nói chuyện trong giờ ngủ.
1
GV: ĐỖ THỊ THÚY
II. MẠNG NỘI DUNG – MẠNG HOẠT ĐỘNG

2
CÂY XANH
*Lợi ích.
- Quan sát hình ảnh, trò chuyện về lợi ích của cây xanh đối với con
người.
- Sưu tầm, cắt dán hình ảnh làm anbum về lợi ích của cây xanh.
- Cửa hàng bán cây xanh, một số quả của một số cây xanh. Đồ dùng
làm từ cây xanh.


- Làm bài tập gạch chéo những hành vi sai, vòng tròn hành vi đúng khi
chăm sóc, bảo vệ cây xanh
- Trò chuyện về cách chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
- Chơi: Trồng cây đậu: 1 cây tưới nước, 1 cây không tưới nước, quan
sát hiện tượng xảy ra của 2 cây và giải thích hiện tượng vì sao cây héo.
- Hát: “Em yêu cây xanh”.
*Đặc điểm.
- Quan sát hình ảnh, trò chuyện về một số đặc điểm bên ngoài của một
số cây xanh.
- Trò chơi: “Gieo hạt”
- Chơi xây dựng : Vườn cây của bé.
- Nặn, vẽ, tô màu tranh một số cây xanh.
- Tô màu chữ rỗng: Cây xanh
- Sưu tầm hình ảnh, cắt dán và lập bảng phân loại một số cây xanh theo
1- 2 dấu hiệu :cho bóng mát, lấy gỗ, cho quả,
GV: ĐỖ THỊ THÚY
III:K Ế HOẠCH TUẦN 22/ NĂM.
Hoạt
động
Thứ hai
Ngày
02 / 02
Thứ ba
Ngày
0 3 / 02
Thứ tư
Ngày
04 / 02
Thứ năm
Ngày

05 / 02
Thứ sáu
Ngày
06 / 02
Thể
dục
sáng
Thứ 2, thứ 4, thứ 6 : Tập thể dục đồng diễn toàn trường.
Thứ 3 , thứ 5 : Bài tập phát triển chung.
+ Hô hấp : Thổi nơ.
+ Tay 3: Đưa 2 tay ra trước, gập khửu tay.
+ Lưng, bụng, lườn 4: Ngồi, cúi người về trước, ngửa ra sau.
+ Chân 3: Đứng nhún chân, khụy gối.
Hoạt
động
ngoà
i trời
- TC: Mèo
đuổi chuột
- Dạo chơi
nhặt rác ở
sân trường.
- VĐ: Chạy
đổi hướng
vận động
theo đúng
tín hiệu vật
chuẩn.
- TC: Chi
chi chành

chành.
- TC: Lộn
cầu vồng.
- TC: Cáo
và thỏ.
- VĐ: Chạy
đổi hướng
vận động
theo đúng
tín hiệu vật
chuẩn.
- Chơi với
đồ chơi
ngoài trời
- TC: Bịt
mắt bắt dê.
- TC: Kéo
co.
Hoạt
động
học
Phát triển
vận động:
- Nhảy từ
trên cao
xuống( 35-
40cm).
Khám phá
khoa học:
- Cây nhãn

– Cây đu
đủ.
Toán:
- Đo độ dài
1 vật bằng 1
đơn vị đo.
Làm quen
văn học:
- Câu
chuyện:
“Chuyện
trong
vườn”.
Tạo hình:
- Vẽ hàng
cây.
Hoạt
động
góc
- Nghệ thuật: Tô màu tranh, vẽ, nặn một số cây xanh. (chuẩn bị:
tranh tô màu, màu tô, bút chì hồ dán, đất nặn, đĩa đựng sản phẩm ).
- Học tập: Tô màu, chữ in rỗng. Cắt dán hình ảnh lập bảng phân
loại một số cây xanh, làm anbum lợi ích của cây xanh, làm bài tập
nối cây xanh với môi trường sống, vòng tròn hành vi đúng, gạch
chéo hành vi sai về cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.(sưu tầm
hình ảnh trên họa báo, chữ rỗng, hồ dán, kéo, bút màu) .
- Phân vai: Bán một số loại cây xanh, một số đồ dùng, một số loại
quả từ cây xanh. ( đồ chơi bằng nhựa, tiền bằng giấy, một số cây
thật, bàn ghế, tủ, hộp gỗ đóng từ gỗ )
Phân loại một số cây, hoa quả theo 1 – 2 dấu hiệu.

- Xây dựng: Vườn cây của bé.
(khối gỗ, gạch, xốp, một số cây xanh).
- Thiên nhiên: Quan sát thí nghiệm trồng 2 cây đậu 1 cây chăm
sóc và tưới nước, 1 cây không tưới nước, cùng cô giải thích “vì sao
cây héo”
* Đóng chủ đề: “Cây xanh” : Sau hoạt động học sáng thứ 6.
3
GV: ĐỖ THỊ THÚY
Hoạt
động
chiều
-Trò
chuyện
nhắc nhở
trẻ chuẩn
bị tranh, lá
đu đủ và
nhãn cho
tiết khám
phá.
- Tập đo
một số
đồ dùng
trong
lớp.
- Làm quen
câu chuyện:
“Chuyện
trong vườn”.
- Tập vẽ một

số cây trẻ
thích.
- Mở chủ
đề : “Tết
nguyên
đán”
- Nêu
gương bé
ngoan.

4
Lồng ghép:
• Giờ ngủ: Nhắc nhở trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ.
GV: ĐỖ THỊ THÚY
A. MỞ CHỦ ĐỀ:
I. Chuẩn bị:
1. Cô: Nhạc: “ Lý cây xanh ’’. Hình ảnh một số cây xanh trên máy tính.
2. Trẻ :
II. Tổ chức thực hiện
1.Tạo hứng thú :
- Hát và vận động theo nhạc: “ Lý cây xanh’’.
- Trò chuyện:
+ Trong bài hát nhắc tới những gì?( Cái cây, con chim ).
+ Cái cây như thế nào? ( Cái cây xanh xanh)
+ Giới thiệu chủ đề: “Cây xanh’’.
+ Trong trường mình có trồng những cây gì?
+ Chúng mình thấy cây như thế nào ?Gồm những bộ phận gì? ( Cô gợi hỏi
để trẻ nói được một số đặc điểm bên ngoài của cây: Cây có gốc có rể có thân
và lá ).
+ Kể tên một số cây xanh mà con biết tên.

- Cho trẻ xem hình ảnh về một số cây xanh: Cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây cho
bóng mát .
- Con hãy dự đoán xem nếu chúng mình trồng cây mà không tưới nước cho
cây thì điều gì sẽ xảy ra? ( Cây sẽ bị héo, cây không lớn và bị chết )
- Vậy để cây sống tươi tốt, nhanh lớn thì chúng mình phải làm gì? ( Chăm
sóc, bắt sâu, tưới nước )
- Con biết gì về cây nhãn và cây đu đủ.
2. Kích thích tò mò, khám phá:
- Đặc điểm của cây nhản và cây đu đủ?
- Lợi ích của cây nhản, cây đu đủ?



5
GV: ĐỖ THỊ THÚY
B. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ :
Thứ 2 ngày 02 tháng 02 năm 2015
Hoạt động phát triển vận động:
NHẢY TỪ TRÊN CAO XUỐNG ( 35 - 40 cm)

I.Mục tiêu:
- Biết nhảy từ trên cao xuống ( 35 – 40 cm).
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi nhảy, bật đúng tư thế, giữ thăng
bằng khi rơi xuống đất.
- Biết chú ý lắng nghe cô, tích cực tham gia hoạt động.
II.Chuẩn bị:
1. Cô: Nhạc bài hát: “Em yêu cây xanh” , xắc xô, 2 khối hộp gỗ 35 – 40 cm,
2 thùng đựng cát, 2 túi cây.
2. Trẻ:
III.Tiến trình hoạt động:

1. Khởi động.
- Kết hợp bài hát: “Em yêu cây xanh”
Cháu đi, chạy vòng tròn, kết hơp các kiểu đi: Gót, mũi, mép bàn chân.
Đi khom, đi thẳng , chạy nhanh dần, chạy chậm…Chuyển thành 3 hàng
ngang.
2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung: Tập theo nhạc bài hát : “ 2 con thằn lằn
con”
- Tay 4: Đưa 2 tay ra trước, về phía sau. ( 4l x 4 nhịp )
- Lưng, bụng, lườn 3: Đứng, cúi người về trước. ( 2l x 4 nhịp )
- Chân 3: Đứng nhún chân, khụy gối.( 4l x 4 nhịp )
b. Vận động cơ bản: Nhảy từ trên cao xuống ( 35- 40 cm)
- Cô giới thiệu : “Nhảy từ trên cao xuống ( 35 – 40 cm).
- Cô làm mẫu: Lần 1: Kết hợp phân tích, hỏi trẻ những động tác và vận
động cô đang thực hiện .
Lần 2: Kết hợp hỏi trẻ về kĩ năng : TTCB: Đứng trên
hộp gỗ có độ cao ( 35 – 40cm) Cô đứng tự nhiên, tay đưa từ sau ra trước,
đồng thời hơi khụy gối. Thực hiện : nhún chân và bật lên cao, khi rơi chạm
đất bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khụy tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.
- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện lại động tác, cô và cả lớp quan sát nhận
xét.
- Cô hỏi lại trẻ cách thực hiện?
- Lớp thực hiện: + Lần 1: Lần lượt trẻ 2 tổ lên thực hiện.
+ Lần 2: Thi đua 2 tổ thực hiện.
+ Lần 3: Cho những trẻ chưa thực hiện được lên thực
hiện lại.
( Cô quan sát chú ý sửa sai cho trẻ, hướng dẫn trẻ cách nhảy, không lao
người về phía trước).
c.Trò chơi vận động: “ Trồng cây ’’.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xếp làm 2 hàng lên trồng cây. Để 2 giỏ

cây ở trước 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội là trên đường tới trồng cây là phải đi
qua chướng ngại vật ( Bục gỗ ) có độ cao 35cm. Lần lượt 2 bạn ở 2 đội phải
trèo lên bục gỗ và nhảy xuống chạy tới giỏ cây lấy một cây xanh trồng vào
6
GV: ĐỖ THỊ THÚY
đám đất của đội mình. Trong thời gian 1 bài hát đội nào trồng được nhiều
cây và khi nhảy từ trên bục gỗ xuống đúng tư thế đội đó chiến thắng và được
cô khen thưởng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Nhận xét và tuyên dương trẻ.
3. Hồi tĩnh: Trẻ đi vòng tròn, hít thở nhẹ nhàng
* Kết thúc

7
GV: ĐỖ THỊ THÚY


Thứ 3 ngày 03 tháng 02 năm 2015
Hoạt động khám phá khoa học:
CÂY NHÃN – CÂY ĐU ĐỦ
* Hình thức : Quan sát.
I. Mục tiêu:
- Biết đặc điểm bên ngoài, ích lợi của cây nhãn, cây đu đủ.
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, thảo luận, ghi nhớ về cây nhãn,
cây đu đủ.
+ Sử dụng từ ngữ để trao đổi, nhận xét điểm giống và khác nhau của
cây nhãn và cây đu đủ.
- Hứng thú tham gia các hoạt động khám phá.
II. Chuẩn bị:
CÔ TRẺ

- Máy tính có hình ảnh cây nhãn – cây đu đủ. Hình
ảnh quả nhãn, qủa đu đủ một số đồ ăn, đồ uống từ
quả nhãn, quả đu đủ, và một số dụng cụ làm từ thân
cây nhãn, một số món ăn, vật dụng làm từ cây xanh.
Quả nhãn, quả đu đủ thật.
- 2 cái bảng nỉ, keo, giấy, hồ dán.
- Sưu tầm hình
ảnh, quả, lá thật :
Cây nhãn và cây
đu đủ.
- Hỏi bố mẹ về
đặc điểm và lợi
ích của cây nhãn,
cây đu đủ.
III. Tiến trình khám phá:
1. Đặc điểm của cây nhãn – Cây đu đủ.
- Trò chơi: “Gieo hạt”
( Cùng gieo hạt cây nhãn – hạt cây đu đủ)
+ Chúng mình vừa gieo hạt gì?( Hạt nhãn – hạt đu đủ)
- Hôm qua cô dặn các con về nhà làm gì? (Sưu tầm hình ảnh, quả thật :
Cây nhãn và cây đu đủ).
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm về lấy hình ảnh mình đã chuẩn bị các nhóm
ngồi thành vòng tròn quan sát, thảo luận và gắn tranh lên bảng: Hình ảnh
Cây nhãn – cây đu đủ.
- Đây là tranh của bạn nào? Cô gợi hỏi và cho trẻ lên chỉ vào hình ảnh
mình đã chuẩn bị được và giới thiệu, nhận xét lần lượt về đặc điểm của cây
nhãn – cây đu đủ Thiếu bạn trong nhóm bổ sung.( Cô chú ý gợi hỏi cho
nhiều cá nhân sử dụng từ ngữ để nói và miêu tả về đặc điểm bên ngoài của
cây nhãn- cây đu đủ).
- Cô chuẩn xác lại:

+ Cây nhãn : gồm có phần gốc, phần thân: toàn thân có màu nâu, có võ
xù xì, phần lá : Có nhiều lá và nhiều cành nhỏ.
+ Cây đu đủ: Gồm có phần gốc, phần thân màu xanh, phần lá.
- Cây nhãn và cây đu đủ mang lại lợi ích gì cho chúng ta ? (cho quả).
* So sánh điểm giống và khác nhau của cây nhãn – cây đu đủ.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh 2 cây: Cây nhãn – cây đu đủ trên máy tính.
- Yêu cầu trẻ so sánh điểm giống và khác nhau của: Cây nhãn – cây đu
đủ.
8
GV: ĐỖ THỊ THÚY
- Cho trẻ lấy lá nhãn và lá đu đủ đã chuẩn bị ra quan sát.
( Cô tạo cơ hội cho nhiều cá nhân trả lời).
- Cô chuẩn xác lại:
+ Giống nhau: Đều là cây xanh, có gốc, có thân và có lá. Đều cho chúng
ta quả để ăn.
+ Khác nhau: Cây nhãn có thân to, có nhiều cành, ở thân có vỏ xù xì.
Cây đu đủ thân thẳng, lá đu đủ to hơn lá nhãn.
2. Lợi ích của cây nhãn – cây đu đủ.
+ Cây nhãn và cây đu đủ mang lại lợi ích gì cho chúng ta?( Trẻ nói theo
kinh nghiệm của trẻ).
- Con đã được uống sinh tố và những món ăn gì từ quả nhản và quả đu
đủ? ( Sinh tố đu đủ, đu đủ nộm, đu đủ hầm sương, chè nhản, mứt nhản )
+ Cho trẻ xem hình ảnh một số món ăn, đồ uống từ quả nhản, quả đu đủ
và một số dụng cụ làm từ thân cây nhản, một số món ăn, vật dụng làm từ cây
xanh.
+ Cho trẻ về bàn thưởng thức đu đủ chín và quả nhãn.
- Giáo dục trẻ biết bỏ vỏ, bỏ hạt khi ăn nhãn, ăn đu đủ.
* Kết thúc





9
GV: ĐỖ THỊ THÚY
Thứ 4 ngày 04 tháng 2 năm 2015
Hoạt động làm quen với toán:
ĐO ĐỘ DÀI 1 VẬT BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO.
I. Mục tiêu:
- Biết đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo.
- Phát triển khả năng đo, quan sát, chú ý, ghi nhớ.
+ Sử dụng lời nói để nói được kết quả đo.
- Tích cực tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
1. Cô: Trò chơi: “Đi chợ”, viên gạch, bảng, phấn, quyển sách, một số
bút chì, bút màu ở góc học tập, góc nghệ thuật.
2. Trẻ: Mỗi trẻ một viên gạch, một bảng và một viên phấn.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động 1: Ổn định – Giới thiệu bài.
- Trò chơi “Đi chợ”.
+ Thỏ mẹ đi chợ mua được những gì cho thỏ con?( cái bảng, viên gạch
và viên phấn.…).
+ Muốn biết cái bảng dài bao nhiêu thì độ dài của của cái bảng dài bằng
mấy lần viên gạch thì phải làm thế nào? ( Lấy viên gạch đo độ dài của cái
bảng)
- Giới thiệu vào bài : Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo.
2. Hoạt động 2: Dạy đo độ dài một vật bằng 1 đơn vị đo.
- Cô làm mẫu:
+ Cho trẻ xác định chiều dài và chiều rộng của cái bảng.
+ Giới thiệu : Cô sử dụng ; Viên gạch là đơn vị đo, Cái bảng là vật cần
đo. Cô đo chiều dài của cái bảng bắt đầu đo từ trái qua phải.

● Cách đo: Đặt của viên gạch theo chiều dài của cái bảng sao cho 1 đầu
viên gạch trùng với một đầu của cái bảng, cạnh của viên gạch sát với cạnh
của cái bảng, cô dùng phấn gạch sát vào đầu kia của viên gạch để đánh dấu
lên bảng sau đó nhấc viên gạch lên đặt tiếp viên gạch theo chiều đo của cái
bảng, đặt sao cho đầu dưới của viên gạch trùng với vạch đánh dấu ở trên
bảng, cô đánh dấu tiếp đầu kia và cứ như vậy tiếp tục đo cho tới khi đo hết
chiều dài của cái bảng. Đo xong cô cùng trẻ đếm số đoạn đã vạch được trên
bảng, nói kết quả đo và trẻ đặt số tương ứng với số đoạn đo chiều dài của cái
bảng bằng viên gạch,.
- Mời 1 trẻ lên lấy cây bút màu đo chiều dài của quyển sách.
+ Con đo như thế nào? Con đặt bút màu như thế nào với quyển sách. Đo
từ đâu tới đâu?
- Trẻ nói kết quả đo và đặt số tương ứng với số đoạn đo.
+ So sánh chiều dài của cái bảng với quyển sách.
* Luyện tập:
+ Cho trẻ đọc bài thơ: “Rong và cá” đi vòng tròn lấy viên gạch, bảng,
phấn về ngồi hình chử U.
- Trẻ thực hiện đo độ dài của cái bảng.
( Trẻ thực hiện cô quan sát và hướng dẫn trẻ thực hành đo).
10
GV: ĐỖ THỊ THÚY
Cô hỏi: Con đo như thế nào? Chiều dài của cái bảng bằng mấy lần chiều
dài của viên gạch? Chiều dài bảng của con như thế nào với chiều dài bảng
của cô? ( Trẻ trả lời theo kinh nghiệm, kết quả đo của trẻ)
3. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố.
- Trẻ đọc thơ đi vòng tròn cất đồ dùng và cùng cô lại góc học tập, góc
nghệ thuật mỗi bạn lấy bút màu đo 1 dụng cụ ở trong góc và nói kết quả đo.
2 bạn nói kết quả đo và so sánh chiều dài của 2 dụng cụ với nhau.
- Nhận xét tiết học tuyên dương trẻ.
*Kết thúc.




11
GV: ĐỖ THỊ THÚY
Thứ 5 ngày 08 tháng 1 năm 2015
Hoạt động văn học:
Câu chuyện: CHUYỆN TRONG VƯỜN.
I. Mục tiêu :
- Nhớ tên câu chuyện, tên nhân vật và hiểu câu chuyện:“Chuyện trong
vườn”.
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ , nói được lời thoại của nhân vật, kể
lại câu chuyện có sự giúp đỡ của cô.
- Chú ý lắng nghe cô kể chuyện. Thích kể câu chuyện cùng cô.
II. Chuẩn bị :
1. Cô: Hình ảnh câu chuyện: “ Chuyện trong vuờn” trên máy tính.
Rối que nhân vật: Cây táo, cây hoa giấy , 2 ông cháu cắt bằng giấy.
2. Trẻ.
III. Tiến trình hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu bài .
- Cô giả giọng: “Hoa giấy ơi! Bạn cho sắc hoa và bóng mát, tôi dâng
trái ngon”.
+ Đố con biết đó là câu nói của ai? Trong câu chuyện gì?
- Cô giới thiệu chuyện " Chuyện trong vườn" .
*Hoạt động 2: Cô kể chuyện cho trẻ nghe.
- Cô kể Truyện:
+ Lần 1: Cô kể thể hiện diễn cảm, giọng điệu các nhân vật sử dụng rối.
- Cô hỏi : + Cô vừa kể câu chuỵện có tên là gì?
+ Trong câu chuỵên có những nhân vật nào?
- Để hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện các con hãy lắng nghe câu

chuyện này một lần nữa nhé.
+ Lần 2: Cô kể chuyện kết hợp hình ảnh trên máy tính.
* Đàm thoại tìm hiểu nội dung câu chuyện:
+ Trong khu vườn có những cây gì sống?
+ Cây hoa giấy và cây táo như thế nào?
+ Cây hoa giấy nói với cây táo điều gì?
+ Giọng của cây hoa giấy ra sao? ( Cho trẻ tập kể giọng cây hoa giấy)
+ Mùa xuân tới thì cây hoa giấy và cây táo như thế nào?
+ Giọng của hoa giấy lại nói với cây táo như thế nào? ( Cho trẻ tập kể
giọng hoa giấy)
+ Cây táo đã làm gì?
+ Đến mùa thu thì sao?
+ Có những ai đã ra ngoài vườn?
12
GV: ĐỖ THỊ THÚY
+ 2 ông cháu đã làm gì?
+ Cây hoa giấy lúc này như thế nào?
+ Cây táo đã nói gì lại với cây hoa giấy?
+ Sau cùng thì cây hoa giấy đã như thế nào?
+ Qua câu chuyện giúp các con hiểu được điều gì?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn trẻ kể chuyện. .
- Cô hướng dẫn trẻ kể truyện cùng cô 2 lần.
- Cá nhân kể chuyện diễn cảm.( Cô giúp bé kể chuyện cùng cô).
( Cô chú ý sửa sai, động viên cho trẻ kể chuyện).
- Cho trẻ đi vòng tròn ngửi hoa.
* Kết thúc.



13

GV: ĐỖ THỊ THÚY
Thứ 6 ngày 06 tháng 2 năm 2015
Hoạt động tạo hình:

VẼ HÀNG CÂY.
( Trang 15 vỡ tạo hình)
I.Mục tiêu :
- Biết vẽ và tô màu hàng cây.
- Rèn kỹ năng vẽ nét cong, nét thẳng, nét xiên, tô màu: Biết phối hợp vẽ
các nét, kĩ năng tô trùng khít, đều màu, không lem ra ngoài. Sử dụng từ ngữ
để nói được tên đề tài, cách tô màu tranh,
+ Biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Hứng thú khi tham gia vẽ hàng cây và cố gắng hoàn thành sản phẩm
đẹp, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
1. Cô: Nhạc bài hát “ Em yêu cây xanh”. 2-3 tranh vẽ một
số cây để ở góc nghệ thuật, giá treo sản phẩm, một số bài hát theo chủ
đề.
2. Trẻ: Bút màu, vở tạo hình .
III. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài:
- Vận động theo nhạc bài hát: “ Em yêu cây xanh”
- Trong bài hát nhắc đến gì?
- Em bé trong bài hát rất thích làm gì?
- Giới thiệu vào bài: “Vẽ hàng cây” .
* Hoạt động 2: Dạy trẻ vẽ hàng cây.
- Quan sát, nhận xét một số tranh vẽ một số cây.
+ Cho trẻ đi vòng tròn cùng cô lại góc nghệ thuật quan sát một số tranh
vẽ một số cây.
☻ Lần lượt đàm thoại nội dung từng tranh.

+ Tranh vẽ gì đây? Trong tranh có mấy cây?
+ Các cây trong tranh được vẽ và xắp xếp như thế nào?( 4 cây,
vẽ thẳng hàng nhau ).
+ Con có nhận xét gì về những bức tranh này?( Nét vẽ, màu
sắc )
+ Để vẽ được hàng cây thì dùng những kĩ năng nào để vẽ ?
● Cô chốt: Để vẽ được hàng cây cây như thế này thì cần dùng những kĩ
năng: Vẽ nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét cong và kỹ năng tô màu.
- Hỏi một số ý tưởng vẽ cây của trẻ. ( 3- 4 trẻ).
- Cho trẻ thực hiện:
- Nhắc nhở tư thế ngồi cho trẻ, hỗ trợ trẻ yếu thực hiện, gợi ý cho trẻ
sáng tạo
- Cô bao quát quan sát hướng trẻ phối màu để tô bức tranh đẹp.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm lên giá rồi cùng trẻ nhận xét:
+ Tranh con vẽ như thế nào? Con vẽ cây gì? Con vẽ bao nhiêu cây?
14
GV: ĐỖ THỊ THÚY
+ Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao con thích bức tranh đó? Bạn vẽ
bao nhiêu cây?
+ Tranh bạn vẽ và tô màu như thế nào
- Cô nhận xét chung sản phẩm của trẻ: tuyên dương, động viên khuyến
khích trẻ.
* Kết thúc.



15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×