Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

vận dụng kién thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn tìm hiều cuộc đời sự nghiệp nhà văn nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.26 KB, 13 trang )

Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
A. Thông tin cá nhân
- Trường THPT Nhân Chính
- Địa chỉ: Phố Nguỵ Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 0435583332
- Email:
- Thông tin về nhóm học sinh tham gia:
1. Họ và tên: Lê Minh Hằng
Ngày sinh: 27/10/1998
Lớp: 11A9
2. Họ và tên: Đỗ Bảo Trinh
Ngày sinh: 30/11/1998
Lớp: 11A9
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
B. Phần bài viết dự thi
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tên tình huống
Để chuẩn bị cho buổi tọa đàm “Nam Cao – cuộc đời và tác phẩm” do nhà
trường tổ chức, em được phân công tìm hiểu các tư liệu về nhà văn Nam Cao và
đại diện cho nhóm của mình trình bày những hiểu biết về ông.
2. Mục tiêu
Bài trình bày phải đảm bảo các yêu cầu về:
- Cuộc đời của nhà văn Nam Cao:
+ Tên thật, bút danh, năm sinh, năm mất
+ Quê quán
+ Thời đại
+ Gia đình
+ Những sự kiện chính trong cuộc đời của nhà văn
+ Đặc điểm con người Nam Cao


- Sự nghiệp văn chương:
+ Quan điểm của nhà văn, những tuyên ngôn về nghệ thuật
+ Đề tài sáng tác và các tác phẩm
+ Phong cách sáng tác
+ Vai trò của nhà văn trong nền văn học Việt Nam
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống
Cần kết hợp các tri thức khách quan:
- Những nét chính về cuộc đời của nhà văn Nam Cao;
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
- Nam Cao là một nhà văn lớn, một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế
kỉ XX của Việt Nam. Tuy đến với làng văn học Việt Nam khá muộn, nhưng
Nam Cao đã mang lại cho nền văn chương Việt Nam những nét mới mẻ, thú vị,
để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Ông có nhiều đóng góp quan trọng
đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa
đầu thế kỷ XX.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử: Vận dụng những kiến thức về lịch sử Việt Nam thời kháng
chiến chống Pháp và chống Mĩ để có thể hiểu được bối cảnh xã hội khi đó, từ đó
nắm bắt thêm được những thông tin về thời đại ảnh hưởng như thế nào đến
những sáng tác của Nam Cao.
- Ngữ văn: Đọc, hiểu những tác phẩm văn học của Nam Cao để hiểu thêm
phong cách nghệ thuật của tác giả qua từng tác phẩm, đồng thời vận dụng những
kiến thức văn học để sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài
trình bày.
- Địa lí: Tìm hiểu và xác định vị trí của các địa danh gắn liền với tên tuổi
và cuộc đời của nhà văn: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang – quê
hương của Nam Cao, vùng địch hậu Liên khu III– nơi nhà văn đã hi sinh, …

- Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm trên internet các tư liệu, hình
ảnh, kết hợp phần mềm trình chiếu Power Point giúp cho bài thuyết trình được
sinh động và rõ ràng hơn.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Tìm tư liệu => Viết các ý chính => Trao đổi => Xây dựng bài trình bày cụ
thể
Phần A: Tiểu dẫn
I. Tiểu sử
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính
Căn nhà tuổi thơ nơi nhà văn Nam Cao đã sống
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
Nam Cao (1917 –1951), tên khai sinh
là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình
nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà,
huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay thuộc
xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam.
Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài
Gòn sống khoảng ba năm với một người
cậu, có ý định tìm cách xuất dương đi du
học. Do ốm đau, ông phải trở về quê và
không tìm được việc làm. Sau đó, có thời
gian Nam Cao dạy học cho một trường tư thục ở Hà Nội, nhưng quân Nhật kéo
sang chiếm đóng, trường đóng cửa, ông phải sống chật vật bằng nghề viết văn,
làm gia sư.
Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số
những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải
lánh về quê.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính
quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở
địa phương. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.

Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp
đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và
gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của
khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in
tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức,
in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc,
Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà
Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến
thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947,
Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa
soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký
ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam
Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1950, Nam Cao chuyển sang làm
việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc
trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6,
ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn
nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia Chiến dịch Biên giới.
Tháng 5 năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ
Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham
gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết
hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28
tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).
Sau khi ông mất, mộ phần bị thất lạc. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của ông đến văn
học Việt Nam vẫn đáng kể. Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất
bản lần đầu.

Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" nhằm tìm lại mộ
phần của ông được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với sự
tham gia của 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội
Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân Với sự giúp đỡ của 7 nhà ngoại cảm mà
Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) mời dự, một ngôi mộ
được cho là của Nam Cao đã được tìm thấy ở nghĩa trang huyện Gia Viễn, (Ninh
Bình) và quy tập về quê hương ông (xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).
Cũng trong năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học và nghệ thuật ngay trong đợt 1.
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
Bút danh của nhà văn là Nam Cao, bút danh này vừa thể hiện được nét
độc đáo vừa nói lên lòng yêu quê hương, đất nước của ông khi ghép hai chữ đầu
của hai địa danh quê ông là huyện Nam Sang và tổng Cao Đà.
II. Con người
Con người Nam Cao có ba đặc điểm cơ bản chi phối các sáng tác của ông.
Bề ngoài Nam Cao vụng về, ít nói, có vẻ lạnh lùng, nhưng đời sống nội
tâm thì luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng: Nam Cao thường lấy làm xấu hổ về
những tư tưởng mà ông tự thấy là tầm thường, hèn kém của mình, Nam Cao
muốn khắc phục những tư tưởng ấy để sống xứng đáng với danh hiệu Con
Người. Hầu như, ông không bao giờ có được cuộc sống bên trong thanh thản.
Trong tâm hồn nóng bỏng ấy, thường xuyên diễn ra cuộc xung đột âm thầm mà
gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỉ, giữa tinh thần dũng cảm và thái độ
hèn nhát, giữa tính chân thực và sự giả dối, giữa những khát vọng tinh thần cao
cả và những dục vọng phàm tục. Điều này thể hiện rất rõ trong những tác phẩm
của ông viết về người trí thức nghèo.
Nao Cao rất giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức và bị khinh
miệt trong xã hội cũ. Theo ông, không có tình thương đối với đồng loại thì
không đáng gọi là người (“Đời thừa”). Mỗi tác phẩm của ông viết về người
nghèo (chủ yếu là người nông dân) là một thiên trữ tình đâỳ xót thương đối với

những kiếp sống lầm than.
Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế
mà đề lên những khái quát triết lí sâu sắc mà đầy
tâm huyết.
Phần B. Sự nghiệp sáng tác
I. Quan điểm nghệ thuật
* Trước cách mạng.
Nghệ thuật nói chung và văn chương nói
riêng phải phản ánh hiện thực cuộc sống và
không thoát ly, không tách rời cuộc sống. Quan
niệm này được nhà văn thể hiện trong truyện
“Giăng sáng” qua nhân vật nhà văn Điền “Nghệ
thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,
không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Hay trong tác phẩm
“Đời thừa”, một truyện ngắn nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nam
Cao, ông cũng đề cập tới quan điểm sáng tác của mình thông qua nhân vật nhà
văn Hộ: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và
giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó ca tụng lòng
thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn.” Nam
Cao phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công, phục vụ thị
hiếu “lãng mạn” của bọn trưởng giả no nê, nhàn rỗi. Ông đánh giá cao văn
chương, xem đó là một hình thái lao động cao quý, đầy trách nhiệm xã hội. Vì
thế, nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của
mình, không được dối trá, cẩu thả, chạy theo đồng tiền. Văn chương là một hoạt
động sáng tạo, nó “chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết
khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.” Ông chủ
trương văn học phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của nhân

dân trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa.
* Sau cách mạng.
Đối với nhà văn Nam Cao, sau cách mạng quan điểm sáng tác của ông là
“Sống đã, rồi hẵng viết”. Nghĩa là nhà văn phải bám vào hiện thực kháng chiến,
sống cùng những người nông dân trong cuộc chiến tranh. Nhà văn phải nhìn
cuộc đời, nhìn người nông dân bằng con mắt tình thương và trân trọng đối với
người lao động. Chứ không phải xa rời cuộc sống thực tại, tìm đến các đề tài để
thoát ly cuộc sống. Hay cũng không phải đối với người nông dân bằng cách xa
lánh, nhìn họ bằng con mắt khinh miệt, miệt thị.
* Quan điểm chung.
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
Đối với Nam Cao mà nói, ông chưa bao giờ thực sự bày tỏ rõ ràng quan
điểm sáng tác của mình nhưng trong chính những sáng tác của ông đã thể hiện
rõ quan điểm đó. Ông luôn đề cao sự sáng tạo, không lặp lại của bất cứ ai, kể cả
chính mình bởi lẽ “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm
theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào
sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa
có” (“Đời thừa”- đăng lần đầu năm 1943). Đồng thời, Nam Cao cũng đề cao
những giá trị nhân đạo trong mỗi tác phẩm của mình, dù cho cách viết của ông
nhìn qua có vẻ lạnh lùng, dửng dưng nhưng ẩn sâu trong đó là sự yêu thương,
đồng cảm và trân trọng với nhân vật của mình, thật không sai khi đã có nhận xét
rằng cách viết của ông tựa như một cái phíc - ngoài lạnh lùng nhưng trong thì lại
nóng ấm tình yêu thương. Những tác phẩm của ông luôn hướng con người tới
cái thiện, luôn tìm ra bản chất lương thiện, tốt đẹp của mỗi người trong một xã
hội xấu xa, tàn ác. Tất cả những điều ấy, thể hiện rằng, ông luôn hướng tới
những tác phẩm nghệ thuật chân chính, một tác phẩm thật giá trị “phải vượt lên
bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài
người. Nó phải chứng
đựng một cái gì lớn lao,

mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại
vừa phấn khởi. Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái và
sự công bình, Nó làm
cho người gần người
hơn.” (“Đời thừa”).
II. Các đề tài.
* Các tác phẩm của
Nam Cao trước cách mạng
thì đề tài chính vẫn luôn
xoay quanh người nông
dân, người trí thức và cuộc
sống của họ.
Với đề tài người trí thức,
nội dung phản ánh chính
đó là:
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
- Miêu tả bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội.
- Họ có ý thức về sự sống, nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết, tài năng, muốn
xây dựng sự nghiệp tinh thần cao quý nhưng hoàn cảnh xã hội và cơm áo
gạo tiền đã đẩy họ vào cảnh sống mòn, chết mòn. Qua đó, tố cáo xã hội vô
nhân đạo, bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người.
- Miêu tả cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của những người trí thức, vươn đến
cái cao cả, cái thiện, cái tốt đẹp, vượt lên trên cái tầm thường, xấu xa.
Với những tác phẩm như “Trăng sáng”, “Mua nhà”, “Quên điều độ”,
“Sống mòn”…
.
Ở đề tài người nông dân, nhà văn Nam Cao đã dựng lên bức tranh chân
thực về đời sống nông dân Việt Nam nghèo đói, xơ xác, bần cùng hóa hết sức

thê thảm, số phận của những con người thấp cổ bé họng, bị đày đọa vào cảnh
nghèo đói, cùng với bộ phận người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng, tội
lỗi. Từ đó, Nam Cao phản ánh được chế độ thực dân trong những ngày cuối
cùng của nó đã bóc lột, vơ vét người dân lao động đến cùng kiệt như thế nào.
Đồng thời, ông cũng khẳng định bản chất lương thiện, nhân phẩm đẹp đẽ ngay
cả khi họ bị vùi dập khốn cùng nhất. Tuy nhiên, điều Nam Cao muốn nói không
chỉ có thế. Phát hiện sâu sắc nhất của nhà văn là người nông dân đang bị hủy
diệt nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát. Trong đó có
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
những tác phẩm như “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Một đám cưới”, “Tư cách mõ”,
“Trẻ con không được ăn thịt chó”….
* Sau cách mạng, Nam Cao nhiệt tình dùng ngòi bút phục vụ cách mạng
và kháng chiến. Vốn là một tâm hồn chân thật, một trí tuệ sâu sắc, luôn nghiêm
khắc với những tư tưởng tiêu cực, nhà văn đã tiến những bước vững chắc trên
con đường nghệ thuật cách mạng, với các tác phẩm đặc sặc như “Đôi mắt”,
“Nhật ký rừng” cùng sáng tác vào năm 1948, “Chuyện biên giới”. Trong đó,
truyện ngắn “Đôi mắt” xứng đáng được xem là tác phẩm vào loại xuất sắc nhất
của văn xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính 10
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
III. Phong cách nghệ thuật.
- Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt.
- Ông có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật, kể cả nhân vật có tâm lý phức tạp
như Chí Phèo, v.v…
- Nam Cao đã dựng được những đoạn độc thoại, đối thoại rất chân thực, độc
đáo.
- Kết cấu tác phẩm đôi khi bị đảo lộn, không theo trình tự thời gian mà theo
tâm lý nhân vật.
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính 11

Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
- Truyện của nhà văn Nam Cao thường có đề tài nhỏ hẹp nhưng lại khái quát
được những vấn đề lớn lao của đời sống, thể hiện được những triết lý sâu sắc
về cuộc sống và nghệ thuật.
- Giọng văn bên ngoài của Nam Cao tỏ ra lạnh lùng, dửng dưng nhưng bên
trong lại đằm thắm yêu thương.
Tuy bước chân vào làng văn học Việt Nam khá muộn (1936), và cũng không
lâu (ông hi siinh năm 1951), nhưng Nam Cao đã để lại cho nền văn học nước
nhà những dấu ấn khó phai mờ. Bằng tài năng và tâm huyết, bằng sự phấn
đấu nỗ lực vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật, bằng sự nghiêm túc trên con
đường sáng tạo nghệ thuật, hay chính là lương tâm nghề nghiệp của một nhà
văn, Nam Cao đã khẳng định được rằng, ông là cây bút hàng đầu của nền
văn học Việt Nam. Ngòi bút của ông không chỉ hướng về hiện thực cuộc
sống, mà còn mang được tinh thần nhân đạo cao cả và ý nghĩa giá trị nhân
văn sâu sắc. Quả thật, cuộc đời của Nam Cao là một tấm gương sáng về tinh
thần phấn đấu, tu dưỡng tư tưởng và về nhân cách của một nhà văn chân
chính, một nhà văn cách mạng.
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính 12
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Nhờ buổi tọa đàm do nhà trường tổ chức, cúng em được việc tìm hiểu về
nhà văn Nam Cao, về cuộc đời, con người của ông, được có thêm những hiểu
biết sâu sắc về một nhà văn tiêu biểu của trường phái văn học hiện thực phê
phán, một người nghệ sĩ chân chính của dân tộc. Đồng thời chúng em cũng thêm
tự hào và hãnh diện về nền văn học Việt Nam nói chung và giai đoạn thế kỉ XX
nói riêng, một thời kì văn học vẻ vang ghi dấu cùng những chiến công hào hùng
của lịch sử nước nhà.
Lớp 11A9- Trường THPT Nhân Chính 13

×