Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Bình luận về diễn biến giá chứng khoán tại SGDCK TP.HCM trong năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.71 KB, 26 trang )

ĐỀ BÀI :
Bình luận về diễn biến giá chứng khoán tại SGDCK TP.HCM trong
năm 2009.
BÀI LÀM
A. Khái quát về chỉ số VN - Index và sàn giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh.
I.Chỉ số VN-Index:
-VN-Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại SGDCK t.p HCM
Công thức tính chỉ số VN-Index áp dụng với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại
TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày.
-VN-Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào
ngày gốc 28-7-2000 ( khi TTCK chính thức đi vào hoạt động).
_Giá trị thị trường cơ sở được điều chỉnh trong các trường hợp như:niêm yết
mới, hủy niêm yết và các trường hợp có thể thay đổi về vốn niêm yết.
Công thức tính:
Chỉ số VN -Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100
Trong đó:
Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i
1
Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i
Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i
Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i
II. Những yếu tố tác động đến giá chứng khoán
Có 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán
a/ Những yếu tố bên trong
- Giá trị thực của chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thực của chứng khoán :
+ Độ lớn và thời điểm của dòng thu nhập dự tính trong tương lai
+ Mức độ rủi ro của luồng tiền
+Tỉ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư
- Tình hình lợi nhuận của chủ thể phát hành.


- Các biến động: về yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công
nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển ; yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng
về cạnh tranh và mở rộng thị trường ; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh
đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của DN
b/ Những yếu tố bên ngoài
- Tình hình kinh tế khu vực và thế giới
2
Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có
xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có
triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn
nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu.
- Lạm phát
Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ
không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp
khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ
phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
- Sự biến động của lãi suất
- Tình hình chính trị văn hóa xã hội
- Chính sách thuế đối với thu nhập từ CK
Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm
cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm.
- Triển vọng của ngành
- Các tài sản đầu tư thay thế
- Dòng tiền vào chứng khoán( thể hiện tính thanh khoản của CK)
phản ánh mức độ quan tâm của công chúng đầu tư
-Tâm lý nhà đầu tư: bi quan, lạc quan
-Hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, ý kiến nhà đầu tư.
III. Giới thiệu chung về sàn giao dich thành phố HCM
3
_8/8/2007: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai

trương. Tiền thân là Trung tâm giao dịch chứng khoán t.p HCM.
_SGDCK tp HCM là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, tổ chức theo mô hình
công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên hoạt động theo luật định.
_tên đầy đủ: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
_Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange
_Tên viết tắt: HOSE.
Địa chỉ liên hệ:
Địa chỉ: 45-47 Bến Chương Dương, Q1, TP.HCM, Việt Nam
Số Đt:(84-8) 38217713 Số Fax:(84-8) 38217452
Website: www.hsx.vn
E-mail:
Số Hotline: 08.38218662.
_ Hiện nay có 103 công ty chứng khoán thành viên.
B. Diễn biến giá trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh trong năm 2009.
Để phân tích về diễn biến giá trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh, dựa trên những điểm nổi bật, có thể phân chia năm 2009 ra thành
4 giai đoạn sau :
4
I. Giai đoạn 1 : từ ngày 02/01/2009 đến ngày 24/02/2009
Biểu đồ biểu diễn diến biến :
Tháng 1
Tháng 2 :
5
1.Bối cảnh:
- Suy thoái kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu chấm dứt, những hoài nghi về khả
năng vực dậy nền kinh tế của chính phủ các nước chưa được giải tỏa, thị trường
chứng khoán thế giới liên tục sụt giảm mạnh khiến thị trường chứng khoán Việt
Nam tiếp tục đổ dốc trong suốt hai tháng đầu năm 2009.
- Có thể nói ảnh hưởng lớn nhất từ diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế thế

giới lên thị trường chứng khoán Việt Nam là ảnh hưởng.về mặt tâm lý - đây là
nhân tố tác động mạnh tới quyết định mua bán của nhà đầu tư.
- Mọi diễn biến của các chỉ số chứng khoán Việt Nam luôn đi cùng chiều với
những biến động của chỉ số chứng khoán thế giới.
2.Diễn biến
6
Trong xu hướng đó, các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới liên tục phá vỡ
các mốc điểm quan trọng (DowJones chạm mốc đáy 6.547,05 điểm, Nikkei 225
chạm mốc đáy 7.054,98),VnIndex cũng rơi dần về mức đáy. Cổ phiếu liên tục
mất giá, tính thanh khoản trên thị trường sụt giảm do lượng cầu yếu trong khi
lượng cung tăng ồ ạt, tâm lý nhà đầu tư ngày càng trở lên hoang mang, đó là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường chứng khoán “lao dốc” không có
điểm dừng.Mức đáy của VnIndex được thiết lập trong giai đoạn này khi chạm
mốc 235,5 điểm. So với mức điểm cuối năm 2008, VnIndex đã giảm 80,12 điểm,
tương đương 25,38%.
Suốt 2 tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng ảm
đạm, èo uột. Cảnh vắng lặng tại sàn giao dịch cho thấy thị trường chứng khoán
đã không còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong thời điểm này. Bởi trong suốt
năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục chuỗi ngày suy giảm với mức độ ngày càng
trầm trọng hơn. Nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường, các ngân hàng bán cổ
phiếu giải chấp… tất cả những yếu tố này đã làm thị trường giảm sâu. Tính
chung cho cả tháng 2/2009 VN Index đã mất 57,47 điểm (18,95%) so với phiên
cuối tháng 1.
3. Nguyên nhân:
- Nhà đầu tư nước ngoài đã giảm bán, sau khi bán ra số cổ phiếu với tổng giá trị
127 triệu USD trong khoảng thời gian từ tháng 9/2008 đến hết tháng 12/2008,
nhà đầu tư nước ngoài chỉ bán ra lượng cổ phiếu có giá trị khoảng 2 triệu USD
từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân chính cho điều này là phần lớn tiền đầu tư của
nhà đầu tư nước ngoài, nếu không tính đến những quỹ đóng, đã rút hết khỏi thị
trường Việt Nam (Quỹ đầu tư chứng khoán PXP Vietnam Emerging Equity

7
Fund mới đây cho phép nhà đầu tư rút cổ phiếu ra và sau đó họ có thể bán số cổ
phiếu này).
- Thông tin về lợi nhuận các công ty không mấy tích cực. Tăng trưởng doanh số
khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận hoạt động chỉ tăng 8%.
Thua lỗ ở các khoản đầu tư địa ốc và chứng khoán đẩy lợi nhuận ròng giảm
25%. Trong số 329 công ty niêm yết, 23 công ty thua lỗ, trong đó có cả một số
công ty trước đây từng được nhà đầu tư nước ngoài hết sức ưa chuộng như Công
ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần Gemadept (GMD) và Công ty
cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM).
- Nhớ lại thời điểm đầu năm 2009, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, cộng với tâm lý quá bi quan của giới đầu tư, chỉ số
VN-Index đã rơi xuống đáy 235,5 điểm (2-2009). Mức điểm này đã làm hàng
triệu nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài ngơ ngác, bởi thị trường chưa
bao giờ ảm đạm và buồn đến mức thế. Không khí trầm lắng lan ra khắp các sàn
chứng khoán, khiến các sàn này rơi vào tình trạng "dở khóc dở cười", bởi hầu
như không có nhà đầu tư nào đến sàn giao dịch. Nhiều nhà đầu tư chấp nhận
thua lỗ, tìm cách tháo chạy khỏi thị trường.
- Ngay trong thời điểm đầu năm, rất nhiều chuyên gia đều cho rằng năm 2009
được dự báo vẫn tiếp tục là thời kỳ cực kỳ khó khăn đối với TTCK VN khi đà
suy thoái kinh tế thế giới cũng như khủng hoảng thị trường tài chính tiền tệ chưa
có dấu hiệu chấm dứt. Nhưng trên thực tế, thị trường này chỉ giảm sâu đến hết
quý 1/2009 và quay trở lại hồi phục trong quý 2/2009 khi những tia sáng về sự
hồi phục của nền kinh tế xuất hiện.
II. Giai đoạn 2 : từ 25/02/2009 đến 29/06/2009
8
Biểu đồ diễn biến giá chứng khoán trong giai đoạn 2 :
1. Nhận định chung
- Đây là một giai đoạn hồi phục,tăng trưởng của chứng khoán trong năm 2009,
tạo niềm tin với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự dao động của chứng khoán giai

đoạn này khá trầm lắng, không có quá nhiều sự đột biến lớn.
- Số lượng giao dịch tăng,lượng chứng khoán tham gia trong giao dịch với khối
lượng lớn.
- Xuất hiện hiện tượng bong bóng chứng khoán : cổ phiếu tăng có thể doanh
nghiệp đánh bóng tên tuổi để làm giá.
9
- Giai đoạn này chỉ nên đầu tư trong ngắn hạn và nên đa dạng hóa danh mục đầu
tư để có thể giảm rủi ro.
2. Diễn biến
Nếu như hai tháng đầu của thị trường chứng khoán khá ảm đạm thì sang
giai đoạn này đã có sự chuyển biến tích cực hơn. Chứng khoán có dấu hiệu tăng
giá.
Tuy nhiên trong tháng 3 và tháng 4, dấu hiệu tăng giá này chưa rõ ràng.
Cho đến phiên giao dịch ngày 08/06, được đánh giá là phiên giao dịch ấn
tượng nhất trong giai đoạn 2 này VN-Index tăng 22,77 điểm (4,76 %) trong
phiên này để vượt lên mức 502,7 điểm. Đây là phiên đầu tiên của năm 2009
đánh dấu sự kiện VN-Index vượt qua ngưỡng 500 điểm sau 183 phiên chờ đợi.
Tuy vậy, phiên giao dịch ngày 8/6/2009 lại đóng cửa khi VN-Index ở mức
448,29 điểm tức tăng 42,3% so với mức điểm cuối năm 2008 và tăng được 90,36
% so với mức đáy 235,5 điểm. Cải thiện được tính thanh khoản trên thị trường.
3. Nguyên nhân
- Do chính phủ đưa ra :gói cứu trợ đã cứu thoát nền kinh tế ra khỏi tình trạnh
khủng hoảng, thị trường chứng khoán lạc quan hơn.
- Mặc dù, luật thuế thu nhập cá nhân được áp dụng từ ngày 01/01/2009, nhưng
để thực hiện mục tiêu chống suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng của
chính phủ ngày 6-2 Bộ tài chính hướng dẫn giãn thời hạn nộp thuế TNCN đến
hết 31/05/2009 và Quốc hội quyết định miễn toàn bộ thuế TNCN 6 tháng đầu
năm và miễn toàn bộ thuế kinh doanh chứng khoán cho nhà đầu tư cá nhân đến
hết năm 2009. Điều này tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư góp phần giúp
thị trường chứng khoán sôi động trở lại.

10
- Các doanh nghiệp hoạt động tốt,làm cho giá chứng khoán tăng.
- Các tổng công ty, doanh nghiệp quốc doanh lớn nhà nước đầu tư trái ngành trái
nghề: Các tổng công ty, doanh nghiệp quốc doanh lớn được thành lập để hoạt
động trong một ngành nghề nhất định mà họ có thể mạnh, họ có lợi thế được cấp
vốn và nắm một lượng vốn lớn của xã hội, cùng với cơ chế cho phép các tổng
công ty và doanh nghiệp nhà nước lớn này được phép đầu tư đa ngành, đa nghề
thì với với sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán, nhiều tổng công ty, doanh
nghiệp nhà nước đã bỏ một phần vốn của mình vào đầu tư trong lĩnh vực chứng
khoán, do vậy lượng tiền chảy vào chứng khoán khá nhiều.
- Lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào chứng khoán lớn làm cho thị trường
chứng khoán càng”sốt”.
III. Giai đoạn 3: từ 30/06/2009 tới 24/09/2009
Biểu đồ diễn biến từng tháng 7, 8, 9 :
11
12
1. Nhận định chung :
Kết quả kinh doanh quý 3 của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết là khả quan
và có sự cải thiện so với quý 1 ,2 năm nay. … Tất cả những tín hiệu tích cực nêu
trên đều ủng hộ sự phục hồi của TTCK trong tương lai gần.
2. Diễn biến :
- Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm (42,03so với thời điểm
kết thúc năm 2008. Mức điểm cao nhất trong tháng 7 là 466,76 vào ngày 31/7.
Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước, khi VN-Index đã đạt tốc độ
tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi
tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch
tại sàn HOSE vào tháng 7 là 62.328.050 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển
nhượng vào ngày 19/7.Mức điểm cao nhất trong tháng 7 là 466,76 vào ngày
31/7.
- Với những phiên giao dịch đầy lạc quan và sôi động trong tháng 8 VNIndex

đóng cửa vào ngày 31/8 ở mức 546.8 điểm, tăng 17,1% so với cuối tháng 7.
TTCKtrong tháng 8 đã trải qua những phiên giao dịch lạc quan khi liên tục tăng
điểm, xen kẽ với những phiên điều chỉnh giảm nhẹ. GTGD tăng cao, bình quân
đạt 3.143 tỷ đồng/ngày (tăng 65% so với tháng 7).Khối lượng giao dịch cao nhất
đạt 84.118.054 đơn vị vào ngày 15/8.
- Theo đà phát triển mạnh mẽ của chứng khoán từ tháng 7 và 8 , tháng 9 là tháng
khởi sắc và sôi động nhất , cao hơn hẳn 2 tháng trước , bởi mức điểm đạt được
đều trên 500 điểm , cao nhất là 582,11 vào ngày 15/9 , khối lượng giao dịch của
13
sàn HOSE cũng tăng mạnh mẽ đạt kỉ lục 91.822.770 đơn vị , đây đều là những
kỉ lục về điểm và khối lượng giao dịch của giai đoạn này .
- Tăng :
+ Nhóm tăng điểm ấn tượng trong tháng 8 thuộc về nhóm ngành thủy sản
với 15 công ty đang niêm yết trên sàn. Các công ty trong ngành thủy sản hầu hết
là những công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản. Với doanh thu chủ yếu đến từ
hoạt động xuất khẩu thủy sản nên hầu hết các doanh nghiệp này đã chịu ảnh
hưởng nặng nề từ đợt suy thoái kinh tế vừa qua. Trong 15 doanh nghiệp niêm yết
có 3 công ty bị thua lỗ, và nhiều công ty còn lại lợi nhuận sụt giảm mạnh so với
cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, trong đó các doanh nghiệp có mã cổ phiếu VHC,
TS4, AGF, CAD, ACL, MPC tăng hơn 40% trong tháng 8, và hiện nay vẫn đang
trên đà tăng điểm.Nằm trong top 5 cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất có một đại
diện của sàn HOSE là mã cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn, tăng 76.92%. Công ty
thuộc ngành thủy sản lợi nhuận rất ấn tượng trong 2 quý đầu năm. Vĩnh Hoàn đã
vượt qua mặt các “đại gia” ngành thủy sản đang niêm yết trở thành một trong
những công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong đợt sóng vừa qua, các
doanh nghiệp trong ngành thủy sản đều tăng điểm khá mạnh, có nhiều phiên
giao dịch hầu như tất cả các công ty trong ngành này đều tăng với giá trần.
+ Giảm : Có khoảng 17 doanh nghiệp trong ngành tài chính được niêm
yết, gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.Năm 2008, các công ty chứng
khoán bị thiệt hại nặng do thua lỗ từ hoạt động tự doanh, trong khi dịch vụ môi

giới và tư vấn bảo lãnh phát hành là khá ảm đạm.Ccổ phiếu ngành tài chính tăng
không nhiều. Ngoại trừ cổ phiếu SSI và BVS tăng trên 20%, cổ phiếu các doanh
nghiệp còn lại đều tăng không đáng kể, thậm chí một số cổ phiếu còn nằm trong
danh sách giảm giá nhiều nhất trên sàn giao dịch.
14
- Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 1000 tỷ đồng trong thàng 8.Giao dịch của
nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trong giai đoạn này tiếp tục sôi động. Bình
quân mỗi phiên giao dịch giá trị mua bán của NĐTNN đạt 287 tỷ đồng, đây là
tháng giao dịch NĐTNN diễn ra mạnh nhất trong năm nay.
3. Nguyên nhân :
- Tình hình kinh tế vĩ mô nhìn chung cũng đã có những dấu hiệu phục hồi trong
khi lạm phát được duy trì ở mức thấp. ). Chúng tôi cho rằng sự đi lên của TTCK
Việt Nam trong tháng qua có sự hậu thuẫn rất lớn của sự hồi phục mạnh mẽ từ
chứng khoán thế giới và niềm tin vào bức tranh kinh tế vĩ mô rõ nét hơn (các
chính sách tiền tệ hiệu quả cũng như khả năng thực hiện của gói kích cầu 2).
- Sự góp mặt của các đại gia lớn : Trong đó, Vietcombank giao dịch 112,3 triệu
cổ phiếu, là DN có vốn hóa lớn nhất thị trường, với trên 56.000 tỷ đồng, gấp hơn
2 lần "quán quân" trước đó là ACB (28.000 tỷ đồng). Trong khi đó, Bảo Việt
(BVH) niêm yết toàn bộ 573 triệu cổ phiếu và Vietinbank có 121,2 triệu cổ
phiếu.Các “đại gia” này đều chào sàn thành công, đáp ứng được mong đợi của
NĐT. Giá cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng nhờ vậy đã tăng
trong một thời gian khá dài và trở thành những cổ phiếu "nóng" trên thị trường.
- Dấu ấn đòn bẩy tài chính : ấn tượng mạnh mẽ về các dòng vốn vào - ra thị
trường. Các chuyên gia đều lên tiếng khẳng định: một trong những nguyên nhân
khiến thị trường "nóng" là do khối các công ty chứng khoán "tung" các đòn bẩy
tài chính hỗ trợ NĐT. Khảo sát tại các công ty chứng khoán mới hay, kể từ khi
chứng khoán hồi phục, nhằm gia tăng lợi nhuận, hầu hết công ty chứng khoán
đều phối hợp với một hay một vài đối tác tài chính để hỗ trợ vốn cho các NĐT.
Tại một số công ty chứng khoán, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy có thể đạt 100-200%.
Hình thức hỗ trợ rất đa dạng và thông thoáng, NĐT vốn ít thì được cầm cố từ 40-

15
70% giá trị tiền hay cổ phiếu trong tài khoản để mua tiếp cổ phiếu. Hàng nghìn
NĐT đã liên tiếp quay vòng đồng tiền bằng vay mượn nhằm gia tăng lợi nhuận
khiến sức cầu được khuếch đại lớn gấp nhiều lần thực lực. Nguồn lực từ các đòn
bẩy tài chính đã khiến thị trường liên tiếp thiết lập các kỷ lục về thanh khoản
nhưng kèm theo đó là những nỗi lo ngày càng lớn dần.
- Chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng và gói kích thích kinh tế năm 2009 của
Chính phủ là động lực chính để TTCK phục hồi. Tuy nhiên, do những căng
thẳng trên thị trường ngoại hối, nguy cơ lạm phát và nợ Chính phủ gia tăng nên
trong hai tháng cuối năm 2009, chính sách tiền tệ bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt.
Theo ước tính của các chuyên gia, có tới 20-50% dòng tiền trên TTCK đến từ
nguồn vốn kích thích kinh tế (đòn bẩy tài chính). Cầu trên TTCK đã chịu tác
động mạnh từ những điều chỉnh trên và dẫn tới tính thanh khoản của thị trường
giảm sút. Thực tế cho thấy, những tác động thực đến luồng tiền vào TTCK cũng
như những tác động tâm lý thái quá đã khiến các chỉ số chứng khoán rơi vào chu
kỳ giảm điểm từ tháng 11 cho đến cuối năm. Tính từ đỉnh cao xác lập trong năm
thì VN-Index đã mất khoảng 30% về điểm số. Nhiều thời điểm, NĐT lao vào xả
hàng vì sợ "lịch sử lặp lại" - chứng khoán có thể sẽ lập đáy như thời điểm đầu
năm. Trong báo cáo Vietnam Monitor mới ra về tình hình kinh tế và thị trường
tài chính - chứng khoán của Việt Nam, Ngân hàng HSBC cũng cho rằng TTCK
Việt Nam gần đây đã "hụt hơi" so với các thị trường ở châu Á (hoạt động kém
thứ hai trong quý IV ở khu vực châu Á).
IV. Giai đoạn 4 : từ 25/09/2009 đền 31/12/2009
Biểu đồ diễn biến giá chứng khoán giai đoạn 4 :
16
17
1. Bối cảnh chung
18
Giai đoạn cuối năm 2009 này, có thể nói, diễn biến giá chứng khoán khó
lường nhất, sự tăng giảm xuất hiện cả trong một phiên giao dịch. Các nguyên

nhân tác động trong giai đoạn này khá nhiều.
- Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã thoát khỏi suy thoái
và xác lập đáy trong quý II năm 2009.
- Thị trường chứng khoán ở Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường chứng
khoán thế giới, đặc biệt là sự ảnh hưởng từ các thị trường lớn như Mỹ : Sự hồi
phục của chứng khoán Mỹ nhất là mỗi làn chỉ số Down Jones vượt các mốc quan
trọng 8000, 9000, 10000 ( 14/10) điểm đã có tác động tích cực đối với nhà đầu
tư trong nước.
- Động thái từ Ngân hàng nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến trên sàn
giao dịch.
2. Diễn biến
Ngày 2/10 chỉ số Vn-index có sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng gần
đây, rơi khỏi mức 550đ mà nguyên nhân là do thị trường chứng khoán Mỹ rớt
điểm mạnh.
Kể từ ngày 08/10, chứng khoán có dấu hiệu phục hồi, chỉ số giá chứng khoán có
chiều hướng tăng nhanh. 14/10 Down Jones vượt ngưỡng 10.000đ khiến cho
VN-index vươt qua mốc 600đ một cách nhanh chóng và vào ngày 23/10 VN-
index đạt mốc điểm cao nhất trong năm là 633,21đ,với mức giao dịch kỷ lục đạt
137,06 triệu đơn vị CP. mặc dù không duy trì được mức điểm này đến cuôi ngày
(kết thúc với mức điểm là 615,68đ) nhưng đây cũng là một tín hiệu vui cho sự
phát triển của chứng khoán HOSE nói riêng và Việt Nam nói chung.
19
Sau khi NHNN công bố tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 33,3% vượt kế hoạch cả
năm là 30%, thì vào ngày 30/10, chỉ số giá trên HOSE tăng nhẹ so với ngày
29/10, tuy nhiên đây cũng là mốc đánh dấu cho sự đi xuống của VN-index trong
những ngày tiếp theo trong tháng 11.
24/11, UB chứng khoán NN công bố văn bản yêu cầu chấm dứt việc cho khách
hàng bán chứng khoán trước ngày T+4 hoặc cho khách hàng vay chứng khoán
để bán dã dẫn đến hệ quả là ngày 27/11, chỉ số giá tuột xuông mốc 490,62 điểm
– thấp kỷ lục trong vòng 2 tháng qua.

Từ ngày 1/12 NHNN tăng lãi suát từ 7% lên 8% thể hiện chính sách thắt chặt
tiền tệ của mình, chỉ số giá tiếp tục đi xuống. Thị trường chứng khoán mất hơn
30% so với đỉnh, lãi suất liên ngân hàng tăng cao trong tháng 12, một số ngân
hàng thiếu thanh khoản,huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn
gây ảnh hưởng đên xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư chứng khoán. Kể từ
ngày 07/12, chứng khoán có dấu hiệu giảm điểm rõ ràng, ngày 9/12 chỉ số VN-
index giảm mạnh 17,84 điểm ( -3,45% ) so với các phiên trước xuống còn
470,63 điểm, gần 100% cổ phiếu ở HOSE mất điểm với đa số nằm sàn. Đến cuối
ngày 17/12 VN-index chỉ còn 427,37đ.
Những ngày cuối tháng 12, HOSE bước vào giai đoạn lạc quan hơn khi tâm lý
các nhà đầu tư bình ổn trở lại sau những ngày đen tối của thị trường. Chỉ số giá
và khối lượng giao dịch đều tăng. Ngày 30/12, Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt
hoạt động kinh doanh sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước
kể từ ngày 30/03/2010. Nếu sàn vàng chấm dứt hoạt động sẽ có một nguồn tiền
lớn chuyển sang các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán hoặc gửi
tiết kiệm. Đồng thời GDP VN ước tính năm 2009 la 5,2% la một con số khả
quan sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở đầu phiên giao dịch cuối cùng của năm
20
2009, tâm lý các nhà đầu tư trong nước khá hưng phấn. VN-Index tăng đúng 9
điểm (1,82%) lên 504,36 điểm.
3. Nguyên nhân
* Tháng 9 và 10:
- Đầu giai đoạn là sự ảnh hưởng từ diễn biến chỉ số Down Jones trên thị trường
chứng khoán Mỹ.
- Sự tác động mạnh không chỉ của các nhân tố bên ngoài mà còn của các nhânn
tố bên trong. Các công ty chứng khoán tăng cường hỗ trợ các công cụ đòn bẩy
tài chính cho khách hàng.
Một số công ty chứng khoán cho khách hàng VIP bán chứng khoán khi chưa đủ
ngày T+4 giúp việc quay vòng đồng vốn của nhà đầu tư tăng nhanh đáng kể.
- Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, nhằm đối phó với khủng

hoảng kinh tế nên lượng tiền được bơm vào thị trường khá nhiều, và một phần số
tiền từ các gói kích cầu đã chảy vào thị trường chứng khoán giúp thị trường này
tăng trưởng nhanh.
* Tháng 11 và 12:
- Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ vào những tháng cuối năm
nhằm thu hẹp dư nợ tín dụng như thắt tín dụng, giảm hỗ trợ lãi suất, tăng lãi suất
cơ bản lên 8%,… tạo nên một phản ứng thái quá trên thị trường chứng khoán.
- Nửa sau của giai đoạn này, yếu tố ảnh hưởng chính có thể nói đến là do tâm lý
của nhà đầu tư. Đây cũng là điểm yếu cố hữu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam nói chung. Các nhà đầu tư chưa dám chịu mạo hiểm mà vẫn đầu tư theo
21
tâm lý “bầy đàn” khiến cho tác động từ tâm lý các nhà đầu tư đến diễn biến của
chứng khoán là đồng loạt.
- Hạn chế của các yếu tố đòn bẩy tài chính do các công ty chứng khoán đưa ra
(hoạt đóng này đã bị Ủy ban chứng khoán cấm từ ngày 1/12/2009).
Tuy nhiên, trong 2 tháng này, ta thấy sự tác động của thị trường thế giới
khá mờ nhạt, chủ yếu là sự tác động từ bên trong.
C. NHẬN XÉT CẢ NĂM 2009
Nhận định chung cả năm 2009 trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM và
so sánh với sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ngày 24/6, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) chính
thức chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX); thị trường chứng
khoán Việt Nam bắt đầu có 2 sở tại hai đầu Nam – Bắc.
Năm 2009 là năm mà chứng khoán diễn biến vô cùng sôi động trên cả 2
sàn giao dịch HOSE và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội bởi những biến động
khó lường, lên nhanh, xuống mạnh một cách thái quá của giá chứng khoán.
22
23
- Những tháng đầu năm 2009, những phiên giao dịch u ám vẫn tiếp tục bị
bao phủ thị trường chứng khoán Việt Nam, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu, cộng với tâm lý quá bi quan của giới đầu tư,
diễn biến về giá chứng khoán giảm mạnh, khó lường. Giá cả trên thị trường
chứng khoán khá nhạy cảm với các chính sách vĩ mô. Trong hai tháng đầu năm,
dư âm của các biện pháp thặt chặt tiền tệ, siết lại nguồn tín dụng ngân hàng để
chống lạm phát đã đẩy thị trường chứng khoán vào tâm chấn của sự suy thoái .
Chỉ số VN-Index đã rơi xuống đáy 235,5 điểm vào ngày 24/02 , còn HASTC-
Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06
điểm.
Nhưng khi có những thông tin khả quan về nền kinh tế thế giới được đưa
ra, những chính sách kích cầu trong nước cũng chính thức được thực thi thì
24
chứng khoán trên sàn giao dịch TP HCM nói riêng và cả nước nói chung đã
chính thức thoát ra khỏi khủng hoảng. VnIndex đóng cửa phiên giao dịch ngày
30/06/2009 tại mức điểm 448,29điểm, tức tăng 42,3% so với mức điểm cuối
năm 2008 và tăng được 90,36% so với mức đáy 235,5 điểm, trên sàn Hà Nội
HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm 2008. Suốt
thời gian sau đó , chứng khoán cả nước phục hồi một cách mạnh mẽ : VN-Index
leo thẳng từ đáy 235 điểm lên đỉnh 624 điểm (22/10), tăng 393 điểm (tăng tương
ứng 165,5% so với đáy) và cao nhất 633,21 điểm trong phiên 23/10.
Nhưng niềm tin của giới đầu tư không được kéo dài lâu khi đến cuối tháng
11, đầu tháng 12, thị trường lại "trượt dốc" dài, chỉ số VN-Index giảm mạnh
22% từ đỉnh 633,2 điểm ngày 23-10 xuống mốc 490,6 điểm ngày 27-11, VN-
Index còn 434,87 điểm vào ngày 17-12 giảm hơn 25% so với mức đỉnh của năm
2009, HNX- Index cũng lao dốc không phanh thời gian này xuống còn dưới 140
điểm, giảm hơn 30% so với mức đỉnh trong tháng 10. Nhà đầu tư một lần nữa
rơi vào tâm trạng tuyệt vọng, bi quan. Nguyên nhân của tình trạng giảm sâu là
do những tin đồn thất thiệt của giới đầu cơ như Việt Nam phá giá tiền đồng, lạm
phát tăng cao khiến nhà đầu tư thi nhau bán tháo cổ phiếu để trốn chạy khỏi thị
trường. Thông tin các ngân hàng nhỏ khó khăn thanh khoản tạm thời do hiệu
ứng cuối năm đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao, cùng với việc thị trường vàng

và thị trường ngoại hối tăng nóng cũng khiến tâm lý nhà đầu tư lo lắng, mất ổn
định, gây tác động không tốt đến thị trường
May mắn thay, nhờ kết quả kinh doanh khả quan của doanh nghiệp, cũng
như những thông tin tích cực về nền kinh tế đã kéo thị trường đi lên một lần nữa,
đưa chỉ số VN-Index tiến sát mốc 500 điểm vào cuối năm. So với điểm khởi đầu
của năm, VN-Index đã tăng 56,76%. Còn trên sàn Hà Nội ngày cuối năm HNX –
Index có thêm 3,3 điểm (+2,00%) ở mức 168,17 điểm.
25

×