Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phân tích các phương pháp tính chỉ số. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.93 KB, 26 trang )

Đề tài: Phân tích các phương pháp tính chỉ số. Liên hệ thực
tiễn ở Việt Nam.
Các vấn đề chính:
I.Khái quát về chỉ số chứng khoán.
II.Các phương pháp tính chỉ số.
III.Các chỉ số toàn cầu.
III.Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
I.Khái quát về chỉ số chứng khoán :
Sơ đồ trình bày : 1.Khái niệm 2.Mục tiêu 3.Nguyên tắc
4.Bộ phận cấu thành.
1.Khái niệm:
-Chỉ số TTCK là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của TT cổ phiếu.
-Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo pháp tính nhất định.
Thông thường, danh mục se gồm các cố phiếu niêm yết tại một SGDCK,
cùng ngành hay cùng mức vốn hóa.
-Các chỉ số chứng khoán có thể do SGDCK định ra, do hang thông tin định
ra (Nikkei 225 ), thể chế tài chính nào đó (Hangseng index ).
2.Mục tiêu :
-Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ
thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ
phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời
gian.
3.Nguyên tắc :
-Ý tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định
phần lượng, loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi
của riêng giá. Có như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá.
Mọi công thức, phương pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với
lý luận và chắc chắn chỉ số giá không phản ánh đúng sự biến động của giá.
4.Bộ phận cấu thành :
Có 3 bộ phận :
-Mẫu : rổ đại diện. Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ


phiếu để chọn vào rổ đại diện là: số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết
và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và
giá trị giao dịch). Đối với Việt Nam, hay bất kỳ thị trường nào khi mới ra
đời, số lượng các cổ phiếu niêm yết chưa nhiều, thì rổ đại diện nên bao gồm
tất cả các cổ phiếu. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến khối lượng và giá trị giao
dịch. Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài không có giao dịch
hoặc giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính toán. Có
như vậy chỉ số chúng ta tính ra mới phản ánh được động thái vận động thực
sự của giá cả thị trường.
-Tỷ trọng thành viên trong mẫu :tỷ trọng về giá…
-Phương pháp tính: phương pháp bình quân giản đơn, bình quân gia
quyền…
Chú ý :Phương pháp loại trừ ảnh hưởng các yếu tố thay đổi khối lượng và
giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu . Các yếu tố đó là: Thêm,
bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ
phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu
mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những
ngày giao dịch không có cổ tức
Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị
trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu
thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta
dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây
dựng chỉ số giá chứng khoán.
II. Các phương pháp tính chỉ số chứng khoán:
Sơ đồ trình bày :
1.Định nghĩa 2.công thức tính 3.ưu nhược, điểm 4.Ví dụ
các chỉ số tiêu biểu.
1. Phương pháp Passcher:
Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá
bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết

thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính
toán:
Người ta dùng công thức sau để tính:
∑ qt pt
I p =
∑ qt po
Trong đó: Ip : Là chỉ số giá Passcher
pt : Là giá thời kỳ t
po : Là giá thời kỳ gốc
qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t )
hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán.
i: Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n: là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
-Ưu điểm : thường xuyên cập nhập được khối lượng hàng hóa báo cáo
và vì thế khả năng phản ánh sự biến động của thị trường tốt hơn.
-Nhược điểm : phải thường xuyên cập nhật quyền số và phương pháp
tính phức tạp hơn.
Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ;
TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài Loan); Hangseng (Hong Kong);
các chỉ số của Thuỵ Sĩ…và Vn- Index của Việt Nam áp dụng phương
pháp này.
- Chỉ số S&P 500:
Là chỉ số bao gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có
mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ. Chỉ số S&P 500 được thiết kế để
trở thành một công cụ hàng đầu của thị trường chứng khoán Mỹ và có ý
nghĩa phản ánh những đặc điểm rủi ro lợi nhuận của các công ty hàng đầu.
Chỉ số S&P 500 là một trong những chỉ số tiêu chuẩn được sử dụng
phổ biến nhất cho toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ.
Những chỉ số phổ biến khác của Standard & Poor là S&P 600, một chỉ
số của những công ty có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ từ 300 triệu - 2 tỉ

đôla, và S&P 400, một chỉ số của các công ty có mức vốn hóa thị trường
- Chỉ số FT-SE 100 (Anh):
Là chỉ số giá của 100 cổ phiếu hàng đầu tại Sở giao dịch chứng khoán
London. Ngày gốc là 3/1/1984 với trị giá gốc là 1.000
- Chỉ số TOPIX (Nhật Bản):
Chỉ số này tính cho tất cả chứng khoán quan trọng niêm yết tại thị
trường chứng khoán Tokyo. Thời điểm gốc là 4/1/1968 với giá trị gốc là
100.
2. Phương pháp Laspeyres.
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá
trị, lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính
sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc:
∑ qo pt
IL =
∑ qo po
Trong đó: IL : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres
pt: Là giá thời kỳ báo cáo
po : Là giá thời kỳ gốc
qo: Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu của khối
lượng c (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc
i: Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n: là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
-Ưu điểm : không phải theo dõi liên tục sự biến động của quyền số, vì quyền
số gốc đã có sẵn ngay ở lần tính đầu tiên.
-Nhược điểm :không cập nhật được sự thay đổi khối lượng trong quá trình
giao dịch, mua bán.
Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của
Đức.
- Chỉ số DAX (Đức):
Tính cho 30 cổ phiếu hàng đầu của Đức. Ngày gốc là ngày

31/12/1987, giá trị gốc 1000.
3. Chỉ số giá bình quân Fisher
Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số
giá Passcher và chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được yếu
điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc
vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và kỳ tính toán
IF = √ IP x IL
Trong đó: IF : Là chỉ số giá Fisher
IP: Là chỉ số giá Passcher
IL: Là chỉ số giá bình quân Laspeyres
Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê không
thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc giá nào.
4. Phương pháp số bình quân giản đơn:
Ngoài các phương pháp trên, phương pháp tính giá bình quân giản
đơn cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của
chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán:

∑ p
i
I
p
=
n
Trong đó: Ip: là giá bình quân;
Pi: là giá Chứng khoán i;
n: là số lượng chứng khoán đưa vào tính toán.
-Ưu điểm : đơn giản.
-Nhược điểm : chỉ áp dụng khi tổng thể khá đồng đều, phương sai
chúng không quá lớn.
Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý

áp dụng phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các
cổ phiếu của nó thấp, tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn
của nó thấp
- Chỉ số Dow Jones
Chỉ số Dow Jones nói chung được hiểu là chỉ số giá chứng khoán
bình quân của thị trường chứng khoán New York, một thị trường lớn nhất
thế giới hiện nay, là chỉ số giá chung của 65 chứng khoán đại diện, thuộc
nhóm hàng đầu (Blue chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại Sở
giao dịch chứng khoán New York. Chỉ số Dow Jones bao hàm 3 chỉ số thuộc
3 nhóm ngành: công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), vận tải
DJTA (Dow Jones Transportation Average) và dịch vụ DJUA (Dow Jones
Utilities Average).
Chỉ số DJIA(còn gọi Dow 30, Dow Jones công nghiệp, hoặc Dow
Jones; NYSE: DJI) là một trong vài chỉ số thị trường chứng khoán được tạo
ra bởi Charles Dow, chủ báo The Wall Street Journal và đồng sáng lập viên
của công ty Dow Jones & Company vào thế kỷ 19. Đây là chỉ số tính giá trị
của 30 công ty cổ phần lớn nhất và có nhiều cổ đông nhất trong nước Mỹ.
Công ty duy nhất luôn có mặt trong Top 30 kể từ buổi sơ khai của thị trường
chứng khoán là General Electric.
Tuy chỉ có 65 cổ phiếu nhưng khối lượng giao dịch của chúng chiếm
đến hơn 3/4 khối lượng của thị trường chứng khoán New York, vì thế, chỉ số
Dow Jones thường phản ánh đúng xu thế biến động giá của thị trường chứng
khoán Mỹ.
+ Chỉ số DJIA (Dow Jone công nghiệp)
Chỉ số Dow Jone công nghiệp là chỉ số lâu đời nhất ở Mỹ do ông
Charles H.Dow cùng với công ty mang tên ông thu nhập giá đóng cửa của
chứng khoán để tính và công bố trên Wall Street Journal từ năm 1896. Khởi
đầu công ty chỉ tính giá bình quân số học của 12 cổ phiếu. Ngày tính đầu
tiên là ngày 26/5/1896 với mức giá bình quân ngày này là 40,94$. Năm
1916, số lượng cổ phiếu để tính chỉ số là 20 cổ phiếu và năm 1928 tăng lên

là 30 cổ phiếu và giữ nguyên số lượng này cho đến ngày hôm nay. Trong
quá trình đó thường xuyên có sự thay đổi các công ty trong nhóm Top 30.
Mỗi khi có công ty chứng tỏ là không thuộc tiêu chuẩn Top 30 của các cổ
phiếu Blue Chip nữa thì có sẽ có công ty thay thế.
+ Chỉ số DJTA ( Dow Jone vận tải)
Chỉ số này được công bố đầu tiên vào ngày 26/10/1896 và cho đến
2/1/1970 vẫn mang tên chỉ số công nghiệp đường sắt, vì thời gian này vận
tải đường sắt là chủ yếu. Chỉ số DJTA bao gồm 20 cổ phiếu của 20 công ty
vận tải đại diện cho ngành đường sắt, đường thủy và hàng không được niêm
yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York.
+ Chỉ số ngành phục vụ công cộng (DJUA)
Chỉ số này được công bố trên tờ báo Wall Street từ tháng 1 năm 1929.
Chỉ số này được tính dựa vào giá đóng cửa của chứng khoán 15 công ty lớn
nhất trong ngành khí đốt và điện.
- Chỉ số Nikkei 225 (Nhật ):
-Đặc điểm :Là chỉ số tổng hợp cổ phiếu với quyền số giá cả
của 225 cổ phiếu thuộc sở giao dịch chứng khoán Tokyo và
250 cổ phiếu thuộc sở giao dịch Osaka do Thời báo kinh tế
Nhật tính toán và công bố. Chỉ số này còn được gọi là chỉ số
NIKKEI Dow vì phương pháp tính của nó như phương pháp
tính các chỉ số DowJones.
-Nhược điểm: với 225 chứng khoán chỉ gồm có 15% số chứng khoán
5. Phương pháp bình quân nhân giản đơn
I p = √ Π Pi
Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao. Các
chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân
giản đơn này.
Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình
quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán
niêm yết.

Quyền số thường được dùng trong tính toán chỉ số giá cổ phiếu là số
chứng khoán niêm yết. Riêng ở Đài Loan thì họ dùng số chứng khoán trong
lưu thông làm quyền số, bởi vì tỷ lệ đầu tư của công chúng rất cao ở đây
(80-90%).
-Chỉ số FT-30 Anh:
FT-30 là chỉ số giá của 30 cổ phiếu công nghiệp hang đầu của thị trường
CK London. Chỉ số này được công bố từng giờ kể từ 10h sang đến 3h chiều
và vào lúc đóng cửa Sở GDCK London. Thời gian gốc là năm 1935 với giá
trị gốc 100.
II. Các chỉ số chứng khoán toàn cầu:
1.FT/S & P-Actuaries world index :
-Chỉ số được xây dựng bởi :
+Financial Tiem Ltd.
+Goldman sachs and company.
+Standard and poor.
+Insititue of actuaries.
+Faculty of actuaries.
-Gồm xấp xỉ 2271 loại chứng khoán vốn của 30 quốc gia bao phủ 70% tổng
giá trị của tất cả các công ty niêm yết tại tất cả quốc gia.
-Bắt đầu tính từ ngày 31/12/1986, mức cơ sở là 100.
-Chỉ số này được báo cáo bằng Dolla Mỹ, Bảng Anh, Yên Nhật, Mark Đức,
và đồng tiền của mỗi quốc gia.
-Ngoài ra chỉ số cho các quốc gia riêng rẽ, chỉ số thế giới, bộ chỉ số này còn
bao gồm chỉ số các nhóm quốc gia có vị trí địa lí gần nhau.
2.Chỉ số chứng khoán Morgan Stanly:
-Gồm 3 chỉ số quốc tế, 19 chỉ số quốc gia, 38 chỉ số ngành công nghiệp quốc
tế.
-Các chỉ số này xem xét tới 1375 công ty niêm yết tại 19 quốc gia với tổng
vốn hóa thị trường của toàn bô các SGD của các quốc gia.
-Tất cả các chỉ số này được tính theo giá thị trường.

3.Chỉ số DownJohn thế giới :
-Được xây dựng từ 31/12/1991 và được giới thiệu vào ngày 1/1/1993.
-Gồm có 2200 công ty trên toàn thế giới, được tổ chức thành 120 nhóm
ngành, gồm 33 quốc gia chiếm 80% tổng vốn thị trường của tất cả các quốc
gia này.
-Mỗi chỉ số của mỗi quốc gia được tính bằng tiền của chính nó và USD
III. Liên hệ thực tiễn Việt Nam:
Sơ đồ trình bày :
Các chỉ số CK ở Việt Nam Khái niệm Phương pháp tính
Diễn biến VN-Index
A.Các chỉ số CK ở Việt Nam :
Ở Việt Nam hiện nay phổ biến 2 chỉ số CK chính là VN-Index và
HNX-Index, ngoài ra còn có 1 số chỉ số CK khác như UPCoM Index
1. Chỉ số VN – Index
Chỉ số VN – Index l à chỉ số giá cổ phiếu trong 1 thời gian nhất định
(phiên giao dịch, ngày giao dịch ) của các công ty niêm yết tại TTGDCK Hồ
Chí Minh.
Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị
trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính
thức đi vào hoạt động.
Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh
trong các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có
thay đổi về vốn niêm yết.
1.1. Công thức tính chỉ số VN - Index:
Chỉ số VN -Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường
cơ sở) x 100

Trong đó:
pt: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i
qt: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i

p0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i
q0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i
Chỉ số được tính toán và công bố sau mỗi phiên giao dịch. Trong quá
trình đó, sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng
thời được so sánh tăng giảm đối với phiên giao dịch trước bằng %.
Ngoài ra còn có một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu
niêm yết như thêm, bớt cổ phiếu giao dịch vào cơ cấu tính toán. Điều này sẽ
làm phát sinh tính không liên tục của chỉ số, các trọng số và cơ sở để xác
định bình quân thị trường số chia đã thay đổi. Do đó, số chia mẫu số trong
công thức tính chỉ số trên phải được điều chỉnh nhằm duy trì tính liên tục
cần có của chỉ số. Nguyên tắc điều chỉnh được tính như sau:
Số chia mới d = Số chia cũ x (Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi
thay đổi )/ (Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi)
Cụ thể, trong trường hợp có cổ phiếu mới được đưa vào niêm yết, số chia
mới được tính như sau:
d = Số chia cũ x (Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết cũ +
giá thị trường của cổ phiếu mới niêm yết)/ (Tổng giá trị thị trường của
các cổ phiếu niêm yết cũ
Ví dụ tính toán chỉ số cụ thể các phiên giao dịch:
Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 28 tháng 7 năm 2002
Tên Cty Tên cổ
phiếu
Giá thực
hiện
Số lượng
CK niêm
yết
Giá trị thị trường
Cơ điện
lạnh

REE 16000 15.000.000 240.000.000.000
Cáp VL
VT
SAM 17000 12.000.000 204.000.000.000
Tổng: 444.000.000.000
VN Index = 444.000.000.000 / 444.000.000.000 x 100 = 100
Vào ngày 2 tháng 8 kết quả giao dịch như sau:
Tên Cty Tên cổ
phiếu
Giá thực
hiện
Số lượng
CK niêm
yết
Giá trị thị trường
Cơ điện REE 16600 15.000.000 249.000.000.000
lạnh
Cáp VL
VT
SAM 17500 12.000.000 210.000.000.000
Tổng: 459.000.000.000
VN Index = 459.000.000.000 / 444.000.000.000 x 100 = 103,38
Ngày 4-8-00 có thêm hai loại cổ phiếu Hapaco HAP và Transimex TMS
được đưa vào giao dịch, do đó ta phải tìm số chia mới.
Vào ngày 4 tháng 8 kết quả giao dịch như sau:
Tên Cty Tên cổ
phiếu
Giá thực
hiện
Số lượng

CK niêm
yết
Giá trị thị trường
Cơ điện
lạnh
REE 16900 15.000.000 253.500.000.000
Cáp VL
VT
SAM 17800 12.000.000 213.600.000.000
Gấy HP HAP 16000 1.008.000 16.128.000.000
Transimex TMS 14000 2.200.000 30.800.000.000
Tổng: 514.028.000.000
Điều chỉnh số chia mới d:
d = d
0
x P
ree
.Q
ree
+ P
sam.
Q
sam
+ P
hap
.Q
hap
+ P
tms
.Q

tms
/ P
ree
.Q.ree + P
sam
.Q
sam
d = 514.028.000.000 / 467.100.000.000 x 444.000.000.000 =
488.607.219.010
VN-Index = 514.028.000.000 / 488.607.219.010 x 100 = 105,2
2.Chỉ số HN-Index:
2.1 HN-Index :
Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày
giao dịch) của các công ty niêm yết tại TTGDCK Hà Nội được gọi là Hastc-
Index.
2. Phương pháp tính
HNX-Index được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương
pháp chỉ số Paascher
Chỉ số HNX-Index được tính toán bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên
giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 14/7/2005). Chỉ số này tính toán mức
biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên SGDCK Hà Nội.
Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại
với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc (Ngày
mở cửa phiên giao dịch đầu tiên). Do vậy, tại thời điểm phiên giao dịch đầu
tiên của thị trường, chỉ số có giá trị = 100.
Công thức tính chỉ số thị trường:
Tổng giá trị thị trường hiện tại (GTn)
HNX-Index = x 100
Tổng giá trị thị trường gốc (GTo)
Hoặc:

∑ Pit x Qit
HNX-Index = x 100
∑ Pio x Qit
Trong đó,
Pit: Giá thị trường của cổ phiếu i vào thời điểm hiện tại
Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu i vào thời
điểm hiện tại
Pio:Giá thị trường của cổ phiếu i vào ngày cơ sở
i : 1,……, n
Ví dụ
a. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 14/7/2005:
# Mã CK Giá đóng
cửa
SL Đăng ký
giao dịch
Giá trị thị trường
01 CID 17.800541.000 9.629.800.000
02 GHA 16.500 1.289.480 21.276.420.000
03 HSC 55.000 580.000 31.900.000.000
04 KHP 15.000 15.252.260 228.783.900.000
05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000
06 VTL 22.000 1.800.000 4.050.000.000
Tổng 1.924.590.120.000
1.924.590.120.000
=> HNX-Index = x 100 =100
1.924.590.120.000
Giá trị thị trường gốc = 1.924.590.120.000
b. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày
18/7/2005:


# Mã CK Giá đóng
cửa
SL cổ phiếu
niêm yết
Giá trị thị trường
01 CID 16.000 541.000 8.656.000.000
02
GHA
18.200 1.289.480 23.468.536.000
03 HSC 53.600 580.000 31.088.000.000
04 KHP 14.500 15.252.260 221.157.770.000
05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000
06 VTL 21.000 1.800.000 37.800.000.000
Tổng 1.914.670.306.000

1.914.670.306.000
=> HNX-Index = x 100 =99,48
1.924.590.120.000
Như vậy, ta có thế nói ngày giao dịch 18/7/2005 chỉ số HNX-
index giảm ( 99,48 – 100)= 0,52 điểm
3. Chỉ số UPCom - Index:
3.1 UpCom-Index:
Ngày 24-6, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chính thức đưa
ra thị trường giao dịch các công ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường
UPCoM) vào hoạt động. Cùng với thị trường UPCoM, HNX đưa ra chỉ số
thị trường có tên gọi UPCoM-Index.
3.2 Phương pháp tính UpCom-Index :
Theo Sở GDCK Hà Nội, cách tính chỉ số của UPCoM-Index tương
đồng như cách tính chỉ số của HNX-Index. Chỉ số UPCoM-Index được tính
toán bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị

trường (tức ngày 24-6-2009), được gọi là thời điểm gốc. Chỉ số này tính toán
mức biến động giá đối với các giao dịch thỏa thuận điện tử của tất cả các cổ
phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM. Phương pháp tính chỉ số bằng cách
so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ
phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc chỉ số có giá trị =
100.
Công thức tính chỉ số thị trường:
Tổng giá trị thị trường hiện tại (GTn)
UPCoM-Index = x 100
Tổng giá trị thị trường gốc (GTo)
Hoặc:
∑ P
it
x Q
it

UPCoM-Index = x 100
∑ P
io
x Q
it
Trong đó: P
it
: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại
Q
it
: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện
tại.
P
io

: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc)
i : 1,……, n
Trong phiên giao dịch, chỉ số UPCoM-Index sẽ được tính mỗi khi có
một giao dịch cổ phiếu được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi
giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số UPCoM-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số
UPCoM-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch. Chỉ số
UPCoM-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của
các cổ phiếu.
a. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 24-6-2009:
STT Mã
CK
Giá
đóng
cửa
SL Đăng ký
giao dịch
Giá trị thị trường
1 AAA 20.000 12.000.000 240.000.000.000
2 BBB 50.000 5.000.000 250.000.000.000
3 CCC 55.000 1.000.000 55.000.000.000
4 DDD 15.000 15.000.000 225.000.000.000
Tổng 770.000.000.000
770.000.000.000
=> UPCoM-Index = x 100 =100
770.000.000.000
Giá trị thị trường thời điểm gốc = 770.000.000.000
b. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày 25-6-2009:
STT Mã
CK
Giá

đóng
cửa
SL Đăng ký
giao dịch
Giá trị thị trường
1 AAA 22.000 12.000.000 264.000.000.000
2 BBB 49.000 5.000.000 245.000.000.000
3 CCC 52.000 1.000.000 52.000.000.000
4 DDD 16.000 15.000.000 240.000.000.000
Tổng 801.000.000.000
801.000.000.000
=> UPCoM-Index = x 100 = 113,29
770.000.000.000

B.Nhận định thị trường chứng khoán: (VN-Index) nhóm 10
I.Tổng hợp tin tức vĩ mô:
1.Thế Giới :
-Lạm phát Trung Quốc có thể lên trên 6% trước thời điểm giữa năm 2011.
Trung Quốc có thể nâng lãi suất cơ bản trước thời điểm cuối năm 2010.
-Một tháng tới, FED sẽ tung ra 105 tỷ USD để cứu nền kinh tế Mỹ bằng
hành động mua 105 tỷ trái phiếu của Bộ Tài Chính Mỹ, động thái trong
chương trình kích thích tiền tệ và giảm phát.
2.Việt Nam:
Giá vàng trong nước “nhảy múa”:
Giá vàng liên tục tăng và phá vỡ các ngưỡng cản .Xác lập kỉ lục 38,2 triệu
đ/lượng vào ngày 9/11.Sau đó,có dấu hiệu tục dốc và duy trì xoay quanh
mức 35triệu đồng.
Điều này,có thể tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư khi thị trường vàng
đem lại nhiều dấu hiệu khả quan hơn.
Kênh tín dụng :

Mức lãi suất huy động tối đa 12%/năm mà các NH đồng ý với Hiệp hội
NH và NH nhà nước không duy trì được lâu. Các NH “chui lãi suât” bằng
các hình thức khuyến mại bằng lãi suất, bằng tiền mặt hoặc thỏa thuận với
khách hàng làm cho lãi suất huy động thực tế lớn hơn so với lãi suất niêm
yết.
Mức lãi suất cho vay theo các cán bộ tín dụng tính toán thì có thể lên tới
21%/năm. Hiện nay thì có mức lãi suất cho vay thấp nhất ở mức 16%.
Với mức lãi suất như vậy, nhiều người sẽ chọn tiền gửi NH nhằm tranh
thủ mức lãi suất huy động cao, nhằm tránh được rủi ro tiềm ẩn từ những
kênh đầu tư khác.Về phía doanh nghiệp và các nhà đầu tư , với chi phí lãi
vay tăng có thể tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và sử dụng vốn vay như đòn bẩy tài chính trong hoạt động
đầu tư.
Chỉ số CPI:
CPI đang có xu hướng tăng mạnh với các yếu tố tăng giá cơ bản như: tỷ giá
VND/USD đang có xu hướng tăng; bão lụt gây thiệt hại nặng nề ở miền
Trung, ảnh hưởng do chi tiêu đại lễ, ảnh yếu tố về quy luật mùa vụ cuối
năm…(giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng từ 5%-50% )
II,Nhìn nhận thị trường dưới góc độ PTKT:
Biểu đồ weekly: H1
-Quan sát đồ thị ta thấy:
+Các candlestick có xu hướng đi ngang (side way ), giao động ở biên độ rất
hẹp:trạng thái lưỡng lự giữa người mua và người bán.
+Xuất hiện mẫu hình Deceding triangle (mẫu hình tam giác giảm)đang hội
tụ mạnh. Báo hiệu sự đi xuống của VN-Index trong vài tuần tới.
+Đường RSI đang ở trạng thái trung tính (vùng 50) :lực mua và lực bán
đang có dấu hiệu cân bằng nhau.
+Đường volume có xu hướng giảm :khối lượng giao dịch giảm, thị trường
có xu hướng trở nên ảm đạm hơn, kém phần sôi động hơn tình trạng này vẫn
tiếp diễn trong vài tuần tới.

Biểu đồ monthly:H2
-Xuất hiện các Doji đang hội tụ về đỉnh của tam giác tạo thành mẫu hình
Decending triangle:trong dài hạn hơn Vn-index đảo chiều và giảm điểm.
-Dự đoán:
Support (ngưỡng hỗ trợ ): (410-422) (435-440)
Recement( ngưỡng cản ) (460-470) (470-480)

×