Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.79 KB, 53 trang )

Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công
ty chứng khoán tại Việt Nam
I.TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
A. Khái quát chung
1. Khái niệm
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp
vụ trên thị trường chứng khoán.
Ở Việt Nam, theo quyết định 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998
của UBCKNN, CTCK là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp
pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình
kinh doanh chứng khoán.
2. Phân loại công ty chứng khoán:
Mô hình CTCK đa năng Mô hình CTCK chuyên
doanh
Loại hình _Đa năng một phần (Ngân hàng kiểu
Anh): Ngân hàng muốn kinh doanh CK,
BH phải thành lập công ty độc lập
_Đa năng toàn phần (Ngân hàng kiểu
Đức): Ngân hàng kinh doanh CK, BH bên
cạnh kinh doanh tiền tệ.
Công ty độc lập, chuyên môn
hóa trong lĩnh vực CK.
Ưu điểm _Kết hợp nhiều loại hình kinh doanh.
_Giảm rủi ro.
_Tận dụng thế mạnh vốn để kinh doanh
CK, hiểu rõ khách hàng nhờ các hoạt động
nghiệp vụ ngân hàng.
_Hạn chế rủi ro cho hệ thống
NH.
_Tạo điều kiện cho thị trường
CK phát triển do chuyên môn


hóa.
Nhược điểm _NH thường thích hoạt động cho vay hơn.
_Dễ gây lũng đoạn thị trường.
_Hoạt động kinh doanh tiền tệ dễ bị ảnh
hưởng bởi các biến động trên thị trường
CK.
_Không tận dụng được các ưu
điểm của ngân hàng: vốn, các
dịch vụ ngân hang
1
Các nước áp
dụng:
Đức Mỹ, Nhật, Canada, và các nền
kinh tế mới nổi như Hàn Quốc,
Thái Lan…
Tuy nhiên hiện nay ranh giới giữa kinh doanh chứng khoán và kinh doanh tiền tệ
ngày càng được xoá bỏ dần.
Việt Nam: áp dụng mô hình công ty CK chuyên doanh. Nghị định 144/CP về
chứng khoán và TTCK quy định các Ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng
khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một công ty chứng khoán
chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng.
3. Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán:
3.1. Chức năng:
- Tạo cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi và người sử
dụng vốn (qua nghiệp vụ phát hành và bảo lãnh phát hành)
- Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá, khớp lệnh)
- Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán.
- Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (qua hoạt động tự doanh và nhà tạo
lập thị trường)
3.2. Vai trò:

_ Đối với tổ chức phát hành: Tạo ra cơ chế huy động vốn qua hoạt động đại lý
phát hành, bảo lãnh phát hành phục vụ nhà phát hành.
_ Đối với nhà đầu tư: Làm giảm chi phí và thời gian giao dịch cho nhà đầu tư
thông qua nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư.
_ Đối với thị trường chứng khoán:
+ Là tổ chứng trung gian môi giới trên thị trường CK.
+ Góp phần tạo lập giá, điều tiết và bình ổn giá trên thị trường.
+ Góp phần tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.
+ Vai trò cung cấp dịch vụ cho TTCK.
_ Đối với các cơ quan quản lý thị trường:
2
Các CTCK có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ
quan quản lý thị trường bởi họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán
mới vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị
trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định phát luật vừa là nguyên tắc nghề
nghiệp của CTCK (cần phải công khai minh bạch).
4. Các loại hình tổ chức của công ty chứng khoán
4.1. Công ty hợp danh
- Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên.
- Thành viên: gồm thành viên hợp doanh chịu trách nhiệm vô hạn với những
khoản nợ của công ty hợp danh bằng tài sản của mình và thành viên góp vốn, họ chỉ
chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty giới hạn trong số vốn góp của họ.
- Không được phép phát hành bất kì một loại chứng khoán nào.
4.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
_Trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số vốn mà học đã cam kết
vào doanh nghiệp.
_Không được phép phát hành cổ phiếu.
_Về phương tiện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty
hợp danh. Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động hơn, không bị bó
hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.

4.3. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ đông.
Ưu điểm:
- Đây là loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ
đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời.
- Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được hạn chế ở mức vốn đã đầu tư
vào công ty.
- Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu.
- Ngoài ra, đối với công ty chứng khoán, nếu tổ chức theo hình thức công ty cổ
phần và được niêm yết tại sở giao dịch thì coi như họ đã được quảng cáo miễn phí.
- Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn.
3
- Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý.
- Có quyền phát hành chứng khoán.
Do các ưu điểm trên, ngày nay các công ty chứng khoán chủ yếu tồn tại dưới
hình thức công ty cổ phần, thậm chí nhiều nước còn quy định công ty chứng khoán
bắt buộc phải là công ty cổ phần (Hàn Quốc…)
5. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
Hệ thống các phòng ban chức năng được chia thành 2 nhóm khối khác nhau là
khối lượng nghiệp vụ và khối phụ trợ.
5.1. Khối nghiệp vụ (front office)
Là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứng khoán như: tự
doanh, môi giới , bảo lãnh phát hành , tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán , quản
lý danh mục đầu tư.
5.2.Khối phụ trợ (back office)
Thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I.
Ngoài sự phân biệt rõ rang hai khối , do mức độ phát triển của công ty chứng
khoán và thị trường chứng khoán mà có thể có thêm các bộ phận khác như mạng lưới
chi nhánh, văn phòng trong và ngoài nước, văn phòng đại lý…, hoặc các phòng ban
liên quan đến các nghiệp vụ khác từ ngân hàng, bảo hiểm (tín dụng, chứng khoán, bảo

hiểm chứng khoán…)
B. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
1. Môi giới chứng khoán
Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng
khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở
giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách
nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
Tùy theo quy định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch
chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau
như môi giới dịch vụ, môi giới chiết khấu, môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành,
nhà môi giới chuyên môn.
2. Tự doanh chứng khoán:
4
Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng
khoán cho chính mình.
Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc
đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Theo Điều 20 quy chế
hoạt động và tổ chức của công ty chứng khoán số 55/2004/QĐ – BTC ngày
17/06/2004 quy định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán như sau:
- Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán
các lệnh giao dịch của chính mình.
- Khi tiến hành nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán không được:
+ Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty
chứng khoán.
+ Đầu tư vượt quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm
yết.
+ Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết.
Do nghiệp vụ tự doanh và môi giới dễ nảy sinh xung đột lợi ích nên các nước
thường quy định các công ty chứng khoán phải tổ chức thực hiện 2 nghiệp vụ ở 2 bộ
phận riêng biệt.

3. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
- Là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán, và nắm giữ
các chứng khoán vì quyền lợi khách hàng theo hợp đồng được ký kết giữa công ty
chứng khoán và khách hàng. Người ủy thác đầu tư thường không can dự vào việc đầu
tư của công ty chứng khoán và trả một khoản phí cho công ty chứng khoán theo thỏa
thuận.
- Theo Luật chứng khoán Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2007, chỉ có công ty
quản lý quỹ mới được phép quản lý danh mục đầu tư. Như vậy, sau khi luật này có
hiệu lực thì các công ty chứng khoán phải rút lại nghiệp vụ này.
4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
5
- Là việc bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào
bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát
hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.
Hiện nay trên thế giới có một số hình thức bảo lãnh phát hành như bảo lãnh cam
kết chắc chắn, bảo lãnh cố gắng tối đa, bảo lãnh tất cả hoặc không, bảo lãnh với hạn
mức tối thiểu…
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK chỉ được thực hiện khi CTCK thực hiện
nghiệp vụ tự doanh CK. Điều này gây ra một số khó khăn cho các công ty chứng
khoán trong việc triển khai nghiệp vụ này.
5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư
vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất
doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng
khoán.
6. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác:
Nhìn chung, các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà
đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể
giao dịch trên thị trường tập trung – việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách

hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán – được
thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán.
- Bán khống (short-selling) trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận
từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ Trong giao dịch
chứng khoán, bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại
thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứng khoán vay mượn. Bán khống một cổ phiếu là
giao dịch hoàn toàn đối lập với việc mua một cổ phiếu.
Theo quy định hiện hành, khách hàng phải ký quỹ đủ 100% tiền thì mới được
mua chứng khoán, có nghĩa là không được “mua khống”.
- Cho vay cầm cố chứng khoán: là việc thế chấp, thường là cổ phiếu (cả niêm yết
và OTC), để vay tiền của CTCK hoặc ngân hàng trong một thời gian nhất định, mức
6
vay thường được tính bằng 20-50% thị giá, tuỳ theo quy định cuả bên nhận cầm cố.
Trong thời hạn vay mà thị giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức quy định thì người vay
phải nộp thêm tiền để đảm bảo an toàn cho bên nhận cầm cố, nếu không bên nhận
cầm cố có quyền thanh lý cổ phiếu.
- Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua
chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm
cố cho khoản vay.
- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng khoán ứng
trước tiền bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGD. Hiện nay, để
thực hiện nghiệp vụ này, các CTCK phải hợp tác với ngân hàng, đứng ra làm trung
gian nhằm giúp khách hàng có thể nhận được tiền bán chứng khoán trước ngày T+3.
Chỉ cần có thông báo kết quả lệnh bán đã được khớp là khách hàng hoàn toàn có thể
làm hợp đồng xin ứng trước tiền chứng khoán đã bán với mức phí nhất định
- Repo chứng khoán: Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán
chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu ) của chính mình trong một khoản thời gian thoả
thuận nhất định với công ty chứng khoán với mức giá cụ thể, đồng thời cam kết mua
lại sau một thời gian với một mức giá xác định.
Hoạt động của các CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh

nghiệp sản xuất và thương mại thông thường. Vì vậy mỗi khối thị trường khác nhau
lại có cách áp dụng mô hình tổ chức kinh doanh khác nhau tùy theo mức độ phát triển
của thị trường chứng khoán (thị trường cổ điển, thị trường mới nổi, thị trường các
nước chuyển đổi). Từ những khái quát trên, ta đi vào tìm hiểu thực trạng thị trường
chứng khoán Việt Nam, một thị trường mới chính thức đi vào hoạt động 10 năm nay.
7
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK TẠI VIỆT
NAM
1. Các giai đoạn phát triển của công ty chứng khoán Việt Nam
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường
chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian,
đặc biệt là các công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không
chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua
phương thức hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cụ thể ta có
thể xem xét sự tăng trưởng đó qua các giai đoạn sau:
1.1 Giai đoạn 2000 – 2005
* Số lượng và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán:
Ngày 28/11/1996, Chính phủ ra nghị định thành lập Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà
Nước
Ngày 11/7/1998, Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập 2 trung tâm giao dịch
chứng khoán thuộc UBCKNN
Vào thời điểm 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM chính
thức đi vào hoạt động, thị trường lúc đó có 4 công ty chứng khoán bao gồm: Công ty cổ
phần chứng khoán Bảo Việt, Công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) Chứng khoán Ngân
hang Đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn và Công ty cổ phần Chứng khoán
Đệ Nhất. Trên thị trường khi đó chỉ có 2 cổ phiếu niêm yết: Công ty cổ phần Cơ điện
lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom). Một tuần chỉ có 2
phiên giao dịch. Giá trị cổ phiếu niêm yết là 270 tỷ đồng (theo mệnh giá).
Trong những năm đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất sơ khai, số nhà
đầu tư tham gia thị trường còn ít, không nhiều cá nhân, tổ chức mặn mà với việc thành

lập CTCK. Thị trường chứng khoán phát triển chậm, không có biến động lớn. Đến
05/05/2001 mới chỉ có 5 công ty niêm yết và 7 công ty kinh doanh chứng khoán hoạt
động tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát triển chậm chạp trong các năm
tiếp theo. Số lượng các CTCK sau 3 năm hoạt động chỉ là 12 công ty với tổng số vốn
điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán. Số lượng mã cổ
8
phiếu được giâo dịch trên thị trường không cao (73 mã) với giá trị vốn hoá không lớn.
Thị trường mới chỉ có 14000 tài khoản của các nhà đầu tư. Số nhà đầu tư là tổ chức và
nhà đầu tư nước ngoài rất ít. Tình trạng trên là do thị trường chứng khoán chưa thực sự
trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế
Năm 2004 và 2005 thị trường có nhiều chuyển biến tích cực. VN index liên tục
tăng. Qua 5 năm TTGDCK TP.HCM đã vận hành hệ thống giao dịch thông suốt và an
toàn trên 1000 phiên giao dịch, với giá trị giao dịch bình quân phiên cuả toàn thị trường
liên tục tăng từ 1,4 tỷ đồng năm 2000 lên 81 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2005. Bức
tranh chung của Thị trường chứng khoán Việt Nam nă m 2005 có sự khởi sắc, quy mô
thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị chứng khoán niêm yết, số lượng nhà
đầu tư tăng 35%, lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên. Đây là cơ
hội lớn cho các công ty chứng khoán tăng số khách hàng, số lượng nhà đầu tư từ dưới
3000 tài khoản vào năm 2000 đã đạt trên 24300 tài khoản, trong đó có 250 nhà đầu tư là
tổ chức
Cũng trong năm 2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào
hoạt động là một động lực lớn cho TTCK và cũng là một cơ hội lớn cho các CTCK.
Qua 5 năm hoạt động đã có 14 CTCK được thành lập và hoạt động trên TTCK.
Năm 2005, cả 14 công ty đều có lãi. Các CTCK SSI, Bảo Việt, ACB, VCBS đều có
mức lợi nhuận trên 30%. Sự lớn mạnh của các CTCK không chỉ thể hiện qua việc mở
rộng hoạt động ra một số tỉnh-thành phố trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
TP. HCM, Bình Dương, Cần Thơ mà tiềm lực về vốn và nguồn nhân lực cũng không
ngừng gia tăng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của thị trường
* Chất lượng hoạt động

Tính đến năm 2005, các công ty chứng khoán (CTCK) mở rộng hoạt động nghiệp
vụ, có kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển khả quan:
Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ và tiện ích
phục vụ người đầu tư cũng ngày càng được nâng cấp và đa dạng hoá. Các mô hình đầu
tư mới như quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng mua lại trái phiếu, cổ phiếu có kỳ hạn
cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường, làm phong phú thêm hàng hoá để người đầu
tư lựa chọn. Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản với ngân hàng, báo giá
9
chứng khoán qua điện thoại, theo dõi giao dịch chứng khoán trực tuyến, đặt lệnh giao
dịch qua điện thoại, Internet được các CTCK đưa vào áp dụng ngày càng nhiều, đem
lại lợi ích thiết thực cho người đầu tư. Nguồn vốn điều lệ của các CTCK đã lên tới trên
810 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh đã ổn định hơn sau một số năm đầu khó khăn, đến
năm 2004 các CTCK đều có lãi và đã thực hiện trích quỹ dự phòng tài chính để tăng
vốn điều lệ.
Cụ thể:
+ Về kết quả triển khai các hoạt động nghiệp vụ được cấp phép: Các CTCK đã chủ
động triển khai mạnh hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: cung cấp dịch vụ định
giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, thực hiện đấu giá phát hành cổ phiếu qua CTCK,
tư vấn niêm yết và phát hành bổ sung tăng vốn qua thị trường chứng khoán. Trong năm
2005, các CTCK đã làm đại lý phát hành cổ phiếu cho gần 20 công ty và tư vấn cổ phần
hoá cho gần 100 doanh nghiệp, tư vấn niêm yết mới và niêm yết bổ sung cho 10 doanh
nghiệp, đây là đóng góp của các CTCK trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN
của nhà nước.
Trong năm 2005 đã có 6/14 CTCK triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
với tổng giá trị chứng khoán trong danh mục trên 240 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các CTCK
đã thực hiện bảo lãnh phát hành với tổng giá trị là 9.034 tỷ đồng.
+ Về kết quả kinh doanh: Hầu hết các CTCK đều có lãi. Doanh thu từ hoạt động
tự doanh tăng cao( năm 2004 tự doanh trái phiếu của các công ty chứng khoán chiếm
90% tổng giá trị tự doanh), doanh thu môi giới tư vấn ngày càng tăng( năm 2004 so với
năm 2003 tăng 3 lần và doanh thu tư vấn tăng 1.6 lần).

+ Về tiềm năng phát triển: các CTCK bắt đầu xác định thế mạnh nghiệp vụ của
từng công ty. Một số công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ (như Công ty cổ phần chứng
khoán Sài Gòn, CTCK Ngân hàng Công thương).
+ Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thành lập Hiệp hội kinh doanh chứng
khoán VN (VASB) để phối hợp hoạt động giữa các hội viên và thúc đẩy phát triển thị
trường CK, bước đầu đã tham gia nghiệp vụ cho các nhân viên hành nghề.Tuy nhiên
10
sau 5 năm vận hành TTCK Việt Nam vẫn còn những hạn chế, ảnh hưởng tới hoạt động
của các CTCK:
Thứ nhất: Khung pháp lý và chính sách phát triển TTCK cũng như các CTCK vẫn
chưa hoàn thiên: chưa có Luật CK, hệ thống các văn bản về CK và TTCK còn nhiều bất
cập. Các văn bản pháp qui ở mức thấp vì vậy không bao trùm được hết phạm vi hoạt
động của thị trường, chưa tạo ra được một thể chế hoàn chỉnh theo nguyên lý vốn có
của nó.
Thứ hai: Qui mô của thị trường cổ phiểu nhỏ nên chưa thu hút các nhà đầu tư. Với
30 công ty niêm yết mà đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổng giá trị vốn hóa
thị trường cổ phiểu hiện chỉ vào khoảng 0.6% GDP( nếu tính cả trái phiều thì tổng giá
trị niêm yết toàn thị trường là 30800 tỷ đồng chiếm 4.8% GDP), vân còn quá nhỏ để có
thể đại diện cho nền kinh tế. Qui mô nhỏ đã gây khó khăn cho các CTCK trong việc mở
rộng hoạt động kinh doanh. Hơn nữa “ miếng bánh nhỏ” này lại bị các ông lớn như SSI,
Bảo Việt…nắm giữ đa phần nên sẽ càng khó khăn cho các công ty nhỏ và mới.
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số lượng công ty niêm yết/
ĐKGD
5 5 20 22 26 32
Mức vốn hóa TTCP (%
GDP)
0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21
Số lượng CTCK 7 8 9 11 13 14
Số tài khoản NĐT 2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316

Thứ ba: Năng lực của cán bộ quản lý, các nhân viên hành nghề kinh doanh CK
chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển của thị trường. Máy móc, thiết bị, phương
tiện và hình thức giao dịch chưa hiện đại nên việc thực hiện giao dịch không hiệu quả,
hệ thống công nghệ thông tin còn ở trình độ thấp.
Thứ tư: Chất lượng và hoạt động cung cấp dịch vụ trên TTCK chưa cao. Tính
minh bạch và hiệu quả còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng công tác công bố thông tin,
chất lượng của sàn GDCK cũng như các thành viên thị trường. Các biều hiện vi phạm
trên thị trường của một số CTCK cũng như công ty niêm yết đã ảnh hưởng đến lòng tin
của công chúng đầu tư, các giải pháp phát triển thị trường chưa đồng bộ.
11
- Nguyên nhân của tình trạng trên là do hiệu quả trong công tác quản lý, giám
sát hoạt động Thị trường CK chưa cao. Chưa có một chương trình hành động thống
nhất để phát huy vai trò và khả năng của các thành viên thị trường trong nỗ lực chung
để phát triển thị trường CK, đặc biệt là vai trò phối kết hợp của các Bộ, ngành, địa
phương với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường CK còn hạn chế.
Đồng thời, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lý cũng như nhân viên
hành nghề còn có hạn chế nhất định; chưa xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp của tổ chức và người kinh doanh chứng khoán.
1.2. Giai đoạn 2006 – 2007
Trước tiên cần phải khẳng định giai đoạn 2006 – 2007 là thời kỳ bùng nổ mạnh
mẽ của thị trường chứng khoán nói chung và công ty CK nói riêng. Có sự gia tăng
mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mở rộng nghiệp vụ của các công ty CK.
Qua 6 năm hoạt động, khởi điểm từ vài công ty năm 2000 tính đến cuối năm
2006 dấu số lượng CTCK tăng đột biến từ 14 cty năm 2005 lên 55 cty năm 2006 (tăng
393%) và sang năm 2007 là 78.
Bên cạnh đó, các CTCK cũng chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới giao dịch
thông qua các chi nhánh, các đại lý nhận lệnh Tuy nhiên, về địa bàn hoạt động còn rất
nhiều hạn chế chủ yếu chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh. So với nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, nhu cầu tư vấn cổ phần hoá, niêm yết,
việc phân tích một cách tương đối đơn giản các con số như trên cho thấy, sự gia tăng

của số lượng các CTCK trong thời gian vừa qua có xu hướng phù hợp với xu hướng gia
tăng của quy mô và hàng hoá trên thị trường. Giá trị thị trường tăng mạnh, số lượng
hàng hoá lớn đòi hỏi một lực lượng trung gian thị trường mạnh có tiềm lực tài chính,
công nghệ, chuyên môn tốt. Mặt khác, khi thị trường phát triển trong giai đoạn nóng, số
lượng CTCK dù tăng nhanh vẫn chưa thể đáp ứng được đòi hỏi giao dịch của nhà đầu
tư, cũng như nhu cầu về tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết. Năm 2001 chỉ có 8.700
tài khoản nhà đầu tư, năm 2006 tăng lên 72.700 tài khoản, năm 2007 là 303.890 tài
khoản và đến đầu năm 2008 kà 383.980 tài khoản. Có thể thấy sự quá tải của các CTCK
trong giai đoạn 2006 – 2007 trong việc thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tư vấn niêm
yết. Mặt khác, số lượng CTCK tuy tăng nhưng về cơ bản, số lượng chi nhánh vẫn hạn
12
chế (tính đến cuối năm 2007 chỉ có 45 chi nhánh/78 CTCK. So sánh với các nước, ví dụ
tại Nhật Bản hay Hàn Quốc, các CTCK thường có và tiềm năng phát triển của thị
trường, thiết nghĩ với số lượng CTCK như hiện nay chưa phải là nhiều, nhất là trong
điều kiện thị trường phát triển mạnh, không bị sụt giảm như những năm 2006 – 2007.
* Về quy mô vốn
Giá trị vốn hoá của thị trường tính đến hết năm 2006 tăng hơn 20 lần so với năm
2001, tăng gần 3 lần so với năm 2005. Trong giai đoạn này, mức tăng của số lương các
CTCK thấp hơn nhiều so với mức tăng của giá trị vốn hoá của thị trường/GDP và số
lượng các công ty niêm yết. Số lượng công ty niêm yết cũng tăng gần 4 lần so với năm
2005 và đạt chỉ tiêu tăng trưởng tốt. Thị trường CK thu hút được sự quan tâm của đông
đảo công chúng đầu tư và các thành phần kinh tế. Giá cổ phiếu trên thị trường liên tục
tăng trong một giai đoạn dài. Bối cảnh chung nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao,
xuất hiện nhiều cơ hội phát triển mới từ việc gia nhập WTO, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
được duy trì ở mức hợp lý, đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được đẩy mạnh. Tất cả những
yếu tố này đã tạo niểm tin cho các nhà đầu tư vào một thị trường CK tiềm năng, với
những kỳ vọng về các khoản lợi nhuận do thị trường đem lại Nhiều tổ chức nhanh
chóng gia nhập thị trường và mong muốn được “hưởng một phần của chiếc bánh” lợi
nhuận từ thị trường CK. Do vậy, nhu cầu thành lập CTCK tăng một cách nhanh chóng
trong thời kì này.

Mặt khác, 2006 còn là năm bản lề, trước khi Luật chứng khoán có hiệu lực.
Những tổ chức tài chính muốn gia nhập thị trường đứng trước sức ép phải “nhanh
chân” trước khi yêu cầu về vốn để thành lập CTCK tăng từ 44 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng
theo quy định của Luật chứng khoán, khi luật này có hiệu lực. Đồng thời, cơ chế ưu đãi
thuế thu nhập DN cho các CTCK mới thành lập sắp được bãi bỏ. Điều này dẫn đến một
số lượng lớn hồ sơ nhanh chóng được hoàn tất và đệ trình cơ quan chức năng để được
hưởng các khoản ưu tiên.
Sang năm 2007 giá trị vốn hoá thị trường năm đạt trên 43% GDP, số lượng các
CTCK tăng ở mức cao hơn so với mức tăng của giá trị vốn hoá thị trường /GDP và số
lượng công ty niêm yết. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu thành lập CTCK vẫn lớn trong khi
giá sụt giảm liên tục, khiến cho giá trị vốn hoá thị trường giảm mạnh. Giả thiết, nếu thị
13
trường vẫn ở mức chiếm 40 -50 % GDP thì tương quan này có thể khác rất nhiều. Một
nhân tố khác phải tính đến, đó là năm 2007, VN chính thức trở thành thành viên của
WTO, đồng nghĩa với việc phải có lộ trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính,
chứng khoán. Theo đó, ngay từ khi gia nhập WTO, CTCK nước ngoài được góp vốn,
liên doanh với đối tác trong nước với tỷ lệ không quá 49%. Sau 5 năm kể từ ngày gia
nhập WTO, CTCK nước ngoài được phép thành lập chi nhánh, CTCK 100% vốn nước
ngoài. Điều này mở ra triển vọng cho ngành dịch vụ CK tại VN khi đang chờ đón làn
sóng kinh doanh mới từ việc gia nhập WTO. Đồng thời, theo cam kết WTO, cơ quan
quản lý không có lý do gì để đưa ra hạn chế về số lượng giấy phép kinh doanh, đặc biệt
trong hoàn cảnh các công ty nước ngoài chưa đến thời điểm được gia nhập thị trường.
Bài học từ các thị trường mới nổi cho thấy, tại TTCK Trung Quốc trước đây có
số lượng CTy CK lên đến 2.000 công ty, nhưng đến thời điểm sụt giảm còn 70 công ty,
và hiện nay là 107 công ty. TTCK Đài Loan tại thời điểm cao nhất có 278 công ty, sau
đó sụt giảm còn 48 công ty. TTCK Thái Lan trước đây cũng có tới hơn 200 CTy CK,
sau đó giảm xuống còn hơn 50 công ty. Việc giảm số lượng các cTCK tại các nước
thường được thực hiện thong qua việc tăng yêu cầu về mức vốn của các CTCK (đây
cũng là điều kiện cơ bản và khó nhất khi lập CTCK). Điều này dẫn đến hàng loạt các
cuộc sát nhập, thâu tóm, hợp nhất giữa các công ty. Liệu các CTCK còn non trẻ của

Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình này chưa? Mặt khác, theo cam kết về dịch vụ
chứng khoán khi Việt Nam gia nhập WTO, vào năm 2012, các CTCK nước ngoài được
phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, CTCK 100% vốn tại Việt Nam. Giới hạn
số lượng CTCK lúc này sẽ đặt các CTCK trong nước vào nguy cơ bị thâu tóm bới các
CTCK ở nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Kinh doanh dịch vụ chứng khoán
nhiều khả năng sẽ trở thành sân chơi do các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thống trị,
trong khi các công ty trong nước với kinh nghiệm còn non trẻ, tiềm lực kinh tế còn
mỏng khó lòng sống sót trong cuộc cạnh tranh sắp tới. Do vậy, nếu dung biện pháp tăng
yêu cầu về vốn để khổng chế số lượng các CTCK thì cần cân nhắc tăng đến bao nhiêu
là hợp lý?
Yêu cầu về vốn 300 tỷ đã là một con số tương đối lớn với một nhà cung cấp dịch
vụ trong nước, bởi thiết nghĩ CTCK không cần thiết phải có số vốn lớn đến như một
14
ngân hang thương mại (hiện mức vốn tối thiểu là 1.000 tỷ đồng), đồng thời cân nhắc tới
tương quan vởi tổng giá trị vốn hóa thị trường và số lượng hàng hóa trên thị trường.
Nên chăng chúng ta nên tập trung vào việc nâng tiêu chí thành lập CTCK dưới góc độ
nâng cao chất lượng như việc bắt buộc khi thành lập CTCK mới cần phải có sự tham
gia của các định chế tài chính lớn như ngân hang, bảo hiểm…Một vấn đề nữa đặt ra là
số luợng các CTCK khi thị trường sụt giảm sẽ là bao nhiêu và khi thị trường tăng
trưởng trở lại thì bao nhiêu là đủ? Trong mọi thời điểm, thiết nghĩ, vấn đề chất lượng
nên được đặt lên hang đầu, nhất là trong tình hình thị trường hiện nay, việc tăng cường
năng lực cho đội ngũ trung gian thị trường cũng là vấn đề cấp thiết.
* Về hoạt động của các công ty chứng khoán
Theo thống kê của UBCKNN cho thaýa hết năm 2006 và Quý I năm 2007 lợi
nhuận sau thuế đều tăng mạnh (ngoại trừ công ty chứng khoán Việt Nam lỗ 1,573 tỷ
đồng). Phải kể đến TOP 5 TTCK trên thị trường Việt Nam đều đạt được lợi nhận lớn
như: Lợi nhuận sau thuế của SSI cán đích 864 tỷ đồng, ACBS là 332 tỷ đồng, BVSC
214 tỷ đồng, KLS 126 tỷ đồng.
Kết quả hoạt động của các công ty chứng khoán niêm yết năm 2007
Đơn vị: đồng

Tên
công ty
SSI BVSC HPC KLS
Tổng tài
sản
9.361.634.321.104 1.770.067.410.666 569.974.077.299 1.170.175.677.520
Vốn chủ
sở hữu
4.056.531.952.669 604.029.132.187 238.958.485 846.152.753.942
Lợi
nhuận
sau thuế
854.175.967.239 214.591.103.631 65.416.315.986 126.245.850.824
ROA(%) 9,23 12,12 11,48 10,79
ROE(%) 21,30 35,53 27,43 14,92
Nguồn: HSX và HNX
15
Trong các nghiệp vụ cơ bản của một công ty chứng khoán gồm: Tự doanh; môi
giới; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán…thì tự doanh là mang lại nguồn lợi lớn
nhất. Tất nhiên, đó là thời điểm giá chứng khoán lên như diều gặp gió và thường xuyên
xanh sàn. Với các chức năng còn lại, CTCK chỉ là kiếm tiền lẻ duy trì hoạt động, phanà
trăm thu về trên tổng mức lợi nhuận là rất khiêm tốn. Một trong những nguồn thu lớn
nhất của các công ty CK đến từ mảng môi giới, hiện đang được tính ở mứ 0,2-0,3%
tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư (cá biệt có công ty thu đến 0,5%). Nếu tính
trung bình thị trường TP.HCM và Hà Nội đạt tổng giá trị giao dịch hơn 1.000 tỷ
đồng/phiên thì cứ mỗi phiên 55 CTCK “xơi” chừng 2-3 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số
công ty đang “phất” lên chủ yếu nhờ mảng tự doanh. Trong đó SSI đang được xem là
CTCK có mảng tự doanh mạnh nhất trên thị trường. Năm 2006, các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn của công ty này lên đến 1.786 tỷ đồng, trong khi đầu tư tài chính dài
hạn chỉ có 147,8 tỷ đồng.

1.3. Giai đoạn nửa cuối 2007 đến nay
Đây là giao đoạn thị trường chứng khoán có nhiều sự thay đổi. Các công ty
chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng lớn do sự biến động của thị trường tài chính trong
nước và thế giới. Cụ thể là cuối năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đột ngột
đổi chiều làm nhiều nhà đầu tư và CTCK sững sờ. Chỉ số Vn-index tụt nhanh từ 1170
điểm (12/3/2007) xuống còn 883 điểm (6/8/2007), khối lượng giao dịch giảm từ 10-20
lần. Trong hoàn cảnh đó, một số CTCK đã nhanh chóng bán một lượng lớn cổ phiếu ra
thị trường để cắt lỗ đồng thời đẩy lợi nhuận cuối năm lên cao.
* Về số lượng và quy mô giao dịch.
Tính đến hết 12-2009, số lượng CTCK là 105 công ty, trong đó 24 công ty được
cấp phép năm 2008 và 03 công ty được cấp giấy phép năm 2009. Có khoảng 80 chi
nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh và thành phố lớn như
Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang. Cùng với sự phát
triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch tại CTCK cũng tăng lên đáng
kể khoảng 900,000 tài khoản năm 2010 tăng 1.7 lần so với năm 2008. Trong đó, hơn
16
10.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với danh mục đầu tư nắm giữ đạt
gần 7 tỷ USD.
17
Mạng lưới và quy mô của CTCK ngày càng được mở rộng, từ 7 CTCK năm
2000 nay đã lên tới 105 CTCK năm 2010
Thời
gian
Tài khoản nhà đầu

Số
CTCK
2000 2.908 7
2001 8.78 8
2002 13.607 9

2003 16.486 12
2004 21.6 13
2005 29.065 14
2006 110.652 55
2007 312.139 78
2008 531.428 102
2009 822.914 105
2010 925.955 105
(Nguồn UBCK-tính đến 30/6/2010)
Quy mô giao dịch trên thị trường không ổn định.Khối lượng và giá trị giao dịch
của thị trường giảm mạnh từ đầu năm 2008 cho đến giữa năm 2008 do khủng hoảng tài
chính thế giới và bất ổn vĩ mô trong nước. Nửa sau năm 2008, giá trị giao dịch toàn thị
trường cải thiện cho đến đầu năm 2009. Qúi I/2009, giá trị giao dịch đạt thấp, nhưng
sau đó cải thiện đáng kể và liên tục sôi động trở lại khi số lượng công ty niêm yết tăng
thêm và nhà đầu tư quay trở lại thị trường cùng với các nghiệp vụ hỗ trợ thị trường của
CTCK.
18
Quy mô giao dịch của chứng khoán trong 12 tháng lựa chọn
Khớp lệnh Thỏa thuận
Tháng
Khối lượng
(đv: 1ck)
Giá trị
(tỷ đồng)
Khối lượng
(đv: 1 ck)
Giá trị
(tỷ đồng)
1/2010 808.645.520 361.101,080 57.527.582 2.725,948
12/2009 889.005.090 35.805,427 118.661.301 4.644,373

11/2009 1.015.363.560 49.057,733 62.744.699 3.174,277
10/2009 1.620.619.550 81.792,016 69.975.112 3.894,969
9/2009 1.365.131.170 66.198,655 28.612.722 1.652,573
8/2009 1.052.763.080 42.420,705 35.788.372 2,346,695
7/2009 705.398.790 26.775,982 42.091.097 1.650,321
6/2009 1.053.445.480 40.948,809 36.125.360 1.445,723
5/2009 936.205.490 28.557,110 23.652.611 711,667
4/2009 662.642.560 16.583,633 29.849.116 800,395
3/2009 367.209.940 7.487,893 19.890.465 455,626
Nguồn: HOSE
Những bất ổn trên TTCK trong giai đoạn này liên quan tới rất nhiều yếu tố:
Thứ nhất: Về việc sụt giảm của giá trị giao dịch, trước hết là do ảnh hưởng của
các chính sách kinh tế vĩ mô như thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt quá mạnh, các
biện pháp về tài khóa chống lạm phát làm quy mô giao dịch giảm từ những tháng đầu
năm 2008.
Thứ hai là do tâm lý nhà đầu tư. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc
niệm yết trên sàn, họ đều đưa ra những mức giá quá cao. Còn ở phía nhà đầu từ, người
ta cũng kỳ vọng quá cao. Hai yếu tố này gặp nhau và đẩy thị trường lên khá cao. Vào
cuối năm 2007, thị trường đã nhận ra điều đó và có phản ứng, người ta không chịu mua
cao nữa, trong khi cái quán tính hay sự chuẩn bị của rất nhiều công ty để phát hành tăng
vốn hay cổ phần hóa thì vẫn tiếp tục triển khai, phát hành hoặc niêm yết giá cao. Khi
mà thị trường không chấp nhận nữa mà giá vẫn tiếp tục được đẩy ra cao như thế thì thị
trường buộc phải kéo xuống. Chính lí do đó đã làm cho quy mô giao dịch giảm mạnh.
Bên cạnh đó, đầu năm 2009 cũng trùng với giai đoạn tết Âm lịch. Theo tâm lý
nhà đầu tư Việt Nam “không muốn mất tiền vào ngày mùng 1”, thêm vào đó là việc rút
bớt vốn để thanh toán các khoản nợ đã làm giá trị giao dịch giảm đáng kể.
Thứ ba, do thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu sụt giảm mạnh thì Việt Nam
không tránh khỏi ảnh hưởng, cho tới giờ phút này.
19
Năm 2007, tăng trưởng giá trị giao dịch cao hơn tăng trưởng số lượng công

chứng khoán, bởi vậy giá trị giao dịch/1 công ty chứng khoán tăng cao hơn giúp các
công ty chứng khoán có lãi hơn trong môi giới giao dịch. Năm 2008, tăng trưởng giá trị
giao dịch không theo kịp với tăng trưởng số lượng các công ty chứng khoán, bởi vậy
giá trị giao dịch trung bình/1 công ty chứng khoán đang có xu thế giảm.
Sự gia tăng trở lại của khối lượng giao dịch từ 2/2009 là do ảnh hưởng lớn từ các
chính sách kích cầu của chính phủ và sự phục hồi dần của nền kinh tế.
* Về hoạt động của các công ty chứng khoán
Theo đề nghị số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định, công ty chứng
khoán đã được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhưng không đáp ứng đủ điều kiện
về vốn sẽ phải làm thủ tục tăng vốn trong thời hạn hai năm kể từ ngày nghị định có hiệu
lực.
Điều này dẫn đến một tình trạng: các CTCK, nếu muốn đáp ứng đủ các điều kiện
về vốn theo quy định mà không gây ảnh hưởng đến thị trường thì thường cắt giảm 2
nghiệp vụ: bảo lãnh phát hành, tự doanh. Trong khi đó tự doanh chính là nghiệp vụ đem
lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong thời kỳ trước đó.
Tuy nhiên một số công ty vẫn muốn hoạt động trên cả 4 nghiệp vụ thì phải tăng
vốn. Theo thống kê của UBCKNN, khoản 35 công ty chứng khoản thuộc diện phải tăng
vốn hoặc cắt bớt nghiệp vụ đã thực hiện gần như đầy đủ. Một số công ty đang trong quá
trình hoàn tất thủ tục để trình lên UBCKNN (SSC). Vậy các công ty chứng khoán sẽ
tăng vốn bằng cách nào? Huy động thêm vốn không phải là một giải pháp được lực
chọn bởi việc thực hiện cực khó, lối ra được nhiều công ty chứng khoán nghĩ đến là xin
giảm bớt nghiệp vụ để phù hợp với vốn điều lệ hiện tại. Phát hành thêm cổ phiếu lúc
này không có người mua trong khi cổ đông sang lập cũng không dám bỏ thêm vào.
Thêm vào đó nếu tăng vốn, công ty cũng không biết sử dụng vào mục đích gì, nếu lại đi
đầu tư sẽ lỗ thêm. Việc rút bớt nghiệp vụ không ảnh hưởng gì đến thị trường bởi nhu
cầu của các hoạt động nghiệp vụ cần vốn lớn khi đó thấp và rủi ro. Khi thị trường khởi
sắc, công ty sẽ xin tăng vốn, bổ sung nghiệp vụ.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán ngốn nhiều vốn nhất (165 tỷ đồng) được nhiều
công ty chứng khoán chọn cắt giảm, như các công ty Tràng An, Quốc Tế, Hà Nội, Thủ
20

Đô, SME, Quốc Gia, Việt Tín. Thị trường hiện tập trung vào hai nghiệp vụ chính: môi
giới và tư vấn đầu tư, vốn cần thiết cho hai mảng này cũng chỉ có 35 tỷ đồng. Thị
trường năm 2008 được tổng kết với những số liệu đáng buồn như: giá trị vốn hóa của
thị trường chỉ còn 225.300 tỷ đồng so với 494.500 tỷ đồng cuối năm 2007. Chỉ số Vn-
Index giảm đến hơn 600 điểm chỉ trong một năm. 100% các mã chứng khoán đều giảm
thị giá, phần lớn đều giảm trên 30% thị giá và không thể không kể tới gần 30% các mã
cổ phiếu có thị giá giảm đến 80%. Một con số thống kê khả quan là số lượng các nhà
đầu tư nước ngoài tăng nhanh, nhưng điều đó xem chừng không đủ để vực dậy thị
trường.
Chứng khoán năm 2008 sụt hơn 60% giá trị, hoạt động tự doanh nhiều công ty
chứng khoán thua lỗ. Do vậy, đây cũng là nghiệp vụ được các công ty chứng khoán
chọn cắt giảm. Tuy nhiên, với khoản tự doanh còn tồn đọng, nếu buộc phải thanh lý
ngay khi Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận cho cắt giảm liệu sẽ tạo làn sóng
bán tháo vẫn là nỗi lo của nhiều người.
Một sự kiện nổi lên trong họat động của các công ty chứng khoán những tháng
đầu tiên năm 2009 là liên kết với các sàn vàng mở đại lý nhận lệnh. Tận dụng nhân
lực, cơ sở vật chất, khách hang hiện có để được thêm khoản phí môi giới hang tháng,
đây chính là lý do khiến các sàn vàng mọc lên nhanh chóng. Tuy nhiên, đến cuối tháng
3/2009 Ủy ban chứng khoán nhà nước có văn bản yêu cầu các công ty chứng khoán
phải tạm ngừng mở sàn vàng để chờ văn bản hướng dẫn cụ thể. Theo đó, đối với các
công ty chưa mở sàn giao dịch vàng, Ủy ban chứng khoán yêu cầu không mở sàn giao
dịch cho đến khi có văn bản hướng dẫn. Đối với những sàn chứng khoán đã mở, Ủy
ban chứng khoán yêu cầu các công ty chứng khoán phải báo cáo thời gian mở sàn giao
dịch vàng; hình thức pháp lý; đối tác hợp tác mở sàn; doanh số giao dịch bình quân
tháng…Trên thực tế, hơn 2 tháng kể từ ngày UBCKNN yêu cầu các công ty chứng
khoán tạm ngưng mở sàn vàng, các sàn vàng không những hao hụt đi mà còn tiếp tục
mọc lên mạnh mẽ. Câu hỏi đặt ra là có nên hay không trong việc cho phép mở các sàn
vàng. Có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau trong vấn đề này. Nhưng theo ý kiến khách
quan trong một thời gian dài, VN-Index rớt từ hơn 1.000 xuống hơn 200 điểm. Nhà đầu
tư chịu thịêt hại ratá lớn. Tiền mất dần trong chứng khoán buộc nhà đầu tư phải tìm cơ

21
hội đầu tư khác để giữ lại giá trị trong điều kiện kinh tế suy giảm. Việc công ty chứng
khoán mở sàn vàng cũng là mở đường thoát cho nhà đầu tư.
Vậy giải pháp đưa ra là nên đưa ra để nâng cao tính kiểm soát chứ không phải
cấm đoán vì các công ty chứng khoán có trăm nghìn cách để lách quy định. Tháng 8
vừa qua UBND TP.HCM đã thống nhất sẽ kiến nghị Chính phủ, Ngân hang nhà nước
và Bộ Tài chính, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM quản lý sàn vàng tập trung tại
TP.HCM, nhằm bảo đảm họat động an toàn và hạn chế rủi ro cho người kinh doanh.
Rủi ro về công nghệ, tính pháp lý và tính minh bạch là vấn đề người kinh doanh quan
tâm khi chọn sàn, bên cạnh tính thanh khoản cao và dịch vụ rẻ. Yêu cầu cấp thiết đặt ra
là phải xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh để sàn vàng họat động một cách hiệu
quả nhất.
* Hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Những khoản lỗ khổng lồ
Tính đến 30/09/2008, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm
2008 của CTCK khác có lợi nhuận rất khiêm tốn. Ngoài SSI đã hoàn thành được gần
50% kế hoạch năm, các công ty còn lại như HPC (CTCK Hải Phòng) lỗ 85 tỷ đồng,
KLS lãi hơn 3,66 tỷ đồng… Đến cuối năm 2008, có đến 80% CTCK lỗ, mức lỗ từ vài
tỷ đến hàng trăm tỷ. Sàn chứng khoán Hòa Bình HBS có lãi xấp xỉ mức lãi suất ngân
hàng.Ngoại trừ những CTCK lớn có sân sau là các ngân hàng như ACBS, STBS,
Agriso, còn lại đa phần công ty trông vào mảng tự doanh hoặc trót ôm cổ phiếu thời
điểm cao như BVS đều cầm chắc là lỗ".Sừng sỏ nhất trong số các TTCK lớn là SSI,
năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị SSI công bố, SSI lãi xấp xỉ 300 tỷ đồng, phần
lớn số tiền có được nhờ lãi trái phiếu Bất ngờ nhất trong năm 2008 có lẽ là khoản lỗ lên
tới 554 tỷ đồng của CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC). Với khoản
lỗ này, BSC chỉ còn cỏn vẹn 274 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong khi vốn điều lệ của
công ty này là 700 tỷ đồng (vào thời điểm cuối năm 2008, tổng các khoản trích lập dự
phòng giảm giá của BSC là gần 633,5 tỷ đồng). Tuy nhiên, tỷ lệ lỗ /vốn điều lệ của
BSC chỉ là 79,16%, không phải là mức thua lỗ lớn nhất. Xét theo tiêu chí này, kỷ lục
tạm thời thuộc về CTCK Bảo Việt (BVSC). Với khoản lỗ 452 tỷ đồng trên vốn điều lệ

451 tỷ đồng, tương đương 100,2% vốn điều lệ, BVSC đã khiến khá nhiều nhà đầu tư
22
bất ngờ. Dù vậy do vốn chủ sở hữu lớn có được từ thặng dư phát hành và tích lũy các
năm trước, BVSC vẫn duy trì mữa vốn chủ sở hữu lớn, lên tới 1.067,57 tỷ đồng. Một số
công ty chứng khoán khác cũng có tỷ lệ lỗ/ vốn điều lệ lớn như: Kim Long, Âu Việt,
Hải Phòng…Phân tích sơ bộ BCTC năm 2008 tóm tắt cho thấy, các CTCK thua lỗ chủ
yếu do hoạt động tự doanh. BVSC phải trích lập các khoản đầu tư lên tới hơn 445 tỷ
đồng, VNDirect trích 105,8 tỷ đồng, CTCK Hải Phòng trích 87,7 tỷ đồng…
Sự thua lỗ của CTCK là hình ảnh chung, phù hợp với diễn biến TTCK suy giảm
và kém thanh khoản trong năm 2008. Những CTCK có nghiệp vụ chính là môi giới và
tư vẫn thua lỗ. Trường hợp CTCK Tầm Nhìn, vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, đủ cho nghiệp
vụ môi giới, nhưng sau 2 năm hoạt động, doanh thu năm 2007 và 2008 chỉ đạt hơn 3 tỷ
đồng, khoản lỗ tổng cộng lên đến hơn 13 tỷ đồng dẫn đến vốn chủ sở hữu của công ty
này chỉ còn non nửa (11,2 tỷ đồng). Một số CTCK dù đã đi vào hoạt động từ trước năm
2007, nhưng doanh thu vẫn rất khiêm tốn, thể hiện hoạt động môi mới chưa hiệu quả,
như trường hợp của CTCK Nam Việt, doanh thu các năm 2007, 2008 chỉ đạt lần lượt 30
triệu đồng và 277 triệu đồng. Sang năm 2009, với diễn biến thị trường chứng khoán
nhìn chung khởi sắc hơn đã có dấu hiệu chững lại đà giảm điểm. Đến đầu tháng 3, chỉ
số Vn-Index lại tăng tương đối nhanh, đạt 366.22 điểm (theo cập nhật mới nhất ngày
08/5) so với 235 điểm ngày 24/2, nhưng dường như vẫn mang nhiều biến động khó
lường. Tại thời điểm này các công ty chứng khoán đồng loạt báo lãi.
Là công ty chứng khoán niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán công bố kết quả
kinh doanh năm 2009 sớm nhất, Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS-HNX) đã cho
thấy kết quả hoàn toàn trái ngược với năm 2008.
Theo đó, KLS công bố doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh đạt 434,8 tỷ
đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 352 tỷ đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt
5.088,99 đồng. Như vậy, mức lãi của năm 2009 của KLS gần như đủ bù đắp khoản lỗ
347 tỷ đồng của năm 2008.
Đối với các công ty chứng khoán chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, kết quả
kinh doanh cũng khá tích cực.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect công bố lợi nhuận sau thuế năm 2009
đạt 210 tỷ đồng (chưa kiểm toán). VNDirect cho biết công ty đã hoàn thành việc tăng
23
vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 450 tỷ đồng và đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ niêm yết
cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Nằm trong nhóm công ty chứng khoán có vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng trở lên,
Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoà Bình (HBS) cũng vừa công bố doanh thu năm 2009
đạt 80 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 43 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý trong năm 2009 là Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đã đạt
được khoản lãi ước khoảng 400 tỷ đồng, sau khi có một năm kinh doanh khó khăn hồi
năm 2008. Được biết, BSC cũng đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công
chúng (IPO), có thể là cuối quý 1/2010.
Ở khu vực phía Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) công bố
năm 2009 ước đạt 64,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 322% so với kế hoạch (15,35
tỷ đồng).
Theo VCSC, tính đến cuối năm 2009, công ty đã thu hút gần 6.000 tài khoản, có mặt
trong top 20 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới trong nước và đứng thứ 6
trên HOSE về thị phần môi giới cho nhà đầu tư nướcngoài.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (mã HCM-HOSE) công bố, trong quý
4/2009, doanh thu của công ty đạt 163,43 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 59,56 tỷ đồng
- giảm hơn 37% so với quý 3. Lũy kế năm 2009, doanh thu của HCM đạt 491,3 tỷ đồng
- tăng 34,8% so với năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 278,12 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam (mã AGR-HOSE) công bố tổng doanh thu trong quý 4/2009 đạt 289,37 tỷ
đồng, lũy kế năm 2009 đạt 580,379 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 4 lỗ 48,33 tỷ đồng,
lũy kế năm 2009 lãi 176,190 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) quý 4/2009 là
- 403 đồng, lũy kế năm 2009 đạt 1.468 đồng.
Trong thời gian đầu tham gia vào thị trường các CTCK chủ yếu làm nghiệp vụ
Môi giới là chính thì nay hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh CK đã triển khai đầu tư
các hoạt động như Tư vấn tài chính, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành. Năng lực cạnh

tranh của các CTCK ngày càng được nâng cao và đạt mức bình quân vốn điều lệ trên
150 tỷ đồng trên công ty. CTCK đang hoạt động trên thị trường liên tục có các đợt tăng
24
vốn điều lệ, mở rộng qui mô hoạt động, gia tăng thị phần khiến tình hình cạnh tranh giữ
các CTCK ngày càng trở nên gay gắt.
Theo thống kê, năm 2009 có 10 công ty chứng khoán có số vốn điều lệ cao nhất
với mức từ 500 tỷ đồng.
Danh sách 10 CTCK có vốn điều lệ cao nhất tính đến cuối 2009
Đơn vị : tỷ đồng
1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 1.533.334.710.000
2 Công ty TNHH Chứng khoán ACB 1.500.000.000.000
3
Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam
1.200.000.000.000
4
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương
Tín
1.100.000.000.000
5 Công ty Cổ phần chứng khoán Kim Long 1.000.000.000.000
6 Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long 800.000.000.000
7
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt
Nam
789.934.000.000
8
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân Hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại thương Việt Nam
700.000.000.000
9

Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán Ngân hàng
Đông Á
500.000.000.000
10
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh VN
500.000.000.000
Nguồn : UBCKNN
- Sang năm 2010, thị trường chứng khoán đạt mức tăng ấn tượng so với các thị
trường khác: kết thúc tháng 4/2010, chỉ số VN-Index bên sàn TP Hồ Chí Minh có thêm
trên 25 điểm ( mức tăng 5,15%) vượt lên trên mốc 530 điểm, còn chỉ số HNXIndex bên
sàn Hà Nội tăng gần 9% (khoảng 15 điểm) và tiếp cận với ngưỡng 180 điểm. Số lượng
CTCK niêm yết hiện nay là 19 công ty, trong đó có những doanh nghiệp đứng đầu về
thị phần môi giới như SSI, BVS, VND. Phần lớn CTCK niêm yết đều là những Công ty
đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, có lợi thế về kinh nghiệm, quy mô hoạt
động và nguồn tài chính vững chắc. Hết nửa đầu năm 2010, TTCK tăng trưởng không
mạnh.Chỉ số Index giao động trong biên độ hẹp do chịu sự chi phối của những biện
25

×