Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.14 KB, 11 trang )

Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia
tại Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Kim Dung
Sinh viên thực hiện : Nhóm Shinnosuke
Lớp chuyên ngành : Tài chính Quốc tế 51A
Hà Nội – 10/2012
Nhóm Shinnosuke. Page 1
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
DANH SÁCH NHÓM
1. Bùi Hồng Anh MSV: CQ510013
2. Cao Anh Tuấn MSV: CQ513958
MỤC LỤC
I. Chuyển giá………………………………………………………… 3
1. Khái niệm……………………………………………………… ….3
2. Nguyên nhân hình thành chuyển giá ở Việt Nam…………….…… 3
3. Các hình thức chuyển giá…………………………………… …….3
II. Nguyên nhân tồn tại chuyển giá ở Việt Nam……………………… 6
III.Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam. ………………………… 7
IV.Biện pháp chống chuyển giá tại Việt Nam………………… …… 9
Nhóm Shinnosuke. Page 2
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
I. Chuyển giá
1. Khái niệm:
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa,
dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua
biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các
công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu.


2. Nguyên nhân hình thành chuyển giá tại Việt Nam.
- Thứ nhất, điều kiện cần đó là sự hình thành các công ty, tập đoàn đa
quốc gia trên toàn cầu.
- Thứ hai, điều kiện đủ đó là sự khác nhau về thuế suất và cấu trúc thuế
suất giữa các quốc gia trên thế giới.
- Thứ ba, do sự ưu đãi về thuế suất ở Việt Nam so với các quốc gia khác
trong khu vực và quốc gia nhà đầu tư.
- Thứ tư, do công tác quản lý và luật pháp ở Việt Nam còn chưa chặt chẽ,
dần đến khó kiểm soát được việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
3. Các hình thức chuyển giá:
Nhận rõ tác hại của các hình thức định giá chuyển giao trong nội bộ của
các doanh nghiệp FDI, thời gian qua, nhiều Cục Thuế các địa phương đã tăng
cường kiểm tra nắm bắt tình hình chuyển giá tại các doanh nghiệp. Qua kiểm
tra mới thấy, các hình thức chuyển giá nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế và tối
đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp khá tinh vi và hết sức phức tạp, song có
thể nhận biết dưới một số dạng sau:
Thứ nhất, thông qua hình thức nâng giá trị TSCĐ trong góp vốn đầu tư,
các doanh nghiệp sẽ tăng chi phí khấu hao làm giảm thu nhập chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp và dần thôn tính hết các tài sản này. Một cuộc điều tra của
Bộ Công thương cho thấy, có trên 40 doanh nghiệp thuộc Bộ này đã định giá
TSCĐ để góp vốn liên doanh cao hơn giá thực tế đến 50 tỷ USD.
Nhóm Shinnosuke. Page 3
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Điển hình như dây chuyền sản xuất bia của liên doanh BGI ở Tiền
Giang do BGI định giá là 30,85 triệu USD, nhưng Công ty SGS thẩm định lại
chỉ còn 23,55 triệu USD.
Thứ hai, nâng giá nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm tăng chi phí. Do nền
công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chậm phát triển, nên hầu hết các nguyên vật
liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đều phải nhập
khẩu từ công ty mẹ hoặc đối tác do công ty mẹ chỉ định, với giá cao hơn giá

thực tế. Việc nâng giá nhập cao hơn thực tế sẽ làm tăng giá thành, dẫn đến kinh
doanh thua lỗ và doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN. Thủ
đoạn nâng giá nhập nguyên vật liệu thường gặp ở các doanh nghiệp FDI sản
xuất rượu, bia, nước giải khát.
Chẳng hạn như Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam, liên
tục khai báo lỗ từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, có năm số lỗ chiếm gần bằng
1/3 doanh thu. Nguyên nhân lỗ của Coca Cola khai báo: tỷ lệ nguyên phụ liệu
trên giá bán rất cao, mà nguyên vật liệu này lại do công ty “mẹ” ở nước ngoài
độc quyền cung cấp, do đó giá hương liệu Coca Cola Việt Nam hạch toán vào
giá thành chiếm tỷ trọng rất cao (từ 67% - 85% trên giá bán sản phẩm).
Doanh
nghiệp
Đơn vị
(tỷ đồng)
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Coca-
Cola
Doanh
thu

592 719 800 857 1132 1580
Số lỗ 110 108 250 202 127 72
Số liệu cung cấp bởi ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục
Thuế TPHCM trên phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải phóng Online ngày
26/12/2011.
Thứ ba, hạ giá bán sản phẩm đầu ra cho một công ty liên kết trong nội
bộ của tập đoàn. Trường hợp này thường xảy ra khi công ty mẹ hoặc công ty
liên kết bao tiêu sản phẩm.
Điển hình như Công ty thực phẩm Huế ( Nhà máy rượu Sakê, Huế ) -
doanh nghiệp có 100% vốn của Nhật Bản sản xuất rượu Sakê và các loại rượu
Nhóm Shinnosuke. Page 4
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
trắng để xuất khẩu cho công ty mẹ ở Nhật Bản. Qua kiểm tra cho thấy, doanh
thu của công ty năm sau cao hơn năm trước, song lỗ của công ty năm sau cũng
cao hơn năm trước. Nguyên nhân bị lỗ là do công ty bán sản phẩm cho công ty
mẹ với giá thấp hơn giá thành sản xuất (giá bán 1 lít rượu trắng là 8.480 đồng,
trong đó giá thành sản xuất là 26.023 đồng ).
Thứ tư, định giá để trốn thuế thông qua việc chuyển giao tài sản vô
hình. Các tài sản vô hình thường là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản quyền,
nhãn mác, kỹ thuật quản lý điều hành. Thông thường, việc chuyển giao tài sản
vô hình cho các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam do công ty mẹ ở nước ngoài
thực hiện, với định phí chuyển giao cao hơn so với thực tế nhiều lần.
Một ví dụ điển hình cho việc chuyển giá thông qua chuyển giao công
nghệ đó là tại Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam. Công ty Liên doanh
Nhà máy Bia Việt Nam là một liên doanh hoạt động theo Luật Đầu tư Nước
ngoài được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) cấp phép số 287/GP ngày 09 tháng 12 năm 1991. Hai đối tác liên doanh là
Công ty Thực phẩm II tại thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Heneiken
International Behler (Hà Lan). Đến năm 1994 thì giấy phép liên doanh này
được chuyển nhượng sang giấy phép số 287/GPDCI ngày 27/10/1994 liên

doanh với Asia Pacific Breweries PTE.LTD (Singapore). Tổng số vốn đầu tư là
49,5 triệu USD và vốn pháp định là 17 triệu USD.
Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh Singapore
chiếm 60% vốn, ngành nghề sản xuất của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình
trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ
yếu là do phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm.
Trong tình hình công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh Việt
Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài vẫn
không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và tiền bản
quyền lại có xu hướng ngày càng tăng ngày càng tăng.
Nhóm Shinnosuke. Page 5
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Thứ năm, thực hiện việc chuyển giá thông qua việc cung cấp các dịch
vụ từ công ty mẹ với mức giá cao hơn thực tế. Chẳng hạn như Công ty chế biến
thực phẩm Interfood, năm 2005 đã góp vốn liên doanh bằng ôtô nhập khẩu để
làm dịch vụ vận chuyển với chi phí công ty phải trả bằng 30% giá trị chiếc ôtô,
cao hơn nhiều so với giá dịch vụ vận chuyển thuê ngoài tương đương.
Thứ sáu, chuyển giá thông qua việc hỗ trợ tài chính. Qua thực tế kiểm
tra cho thấy, đa phần các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam vay vốn của các công
ty mẹ ở nước ngoài với lãi suất rất cao. Lãi suất tiền vay cao đồng nghĩa với
việc giá thành cao, giảm lợi nhuận, thuế TNDN giảm. Cũng có trường hợp,
công ty mẹ ở nước ngoài đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
vay vốn với chi phí bảo lãnh rất cao. Điển hình như Công ty Xi măng Chin
Phong, hàng năm phải trả chi phí bảo lãnh cho công ty mẹ lên đến 398.765
USD.
II. Lý do tại sao chuyển giá vẫn còn tồn tại?
Có một số lý do chính để hiện tượng chuyển giá vẫn còn tồn tại và phát
triển đến ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn của cả trên thế giới.
a, Lý do tồn tại chuyển giá ở bất kỳ quốc gia nào cũng là vì lý do lợi

nhuận:
Các công ty, tập đoàn, liên doanh có nhiều các cách làm tăng chi phí lên
quá mức thực tế, lớn hơn so với lợi nhuận mà họ thu được để không phải tiến
hành các nghĩa vụ phải nộp thuế cho nước sở tại.
b, Các kẽ hở của luật pháp về hoạt động chuyển giá:
Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn bằng máy móc,
thiết bị, công nghệ. Thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để so sánh nên trong quá
trình định giá, những máy móc thiệt bị và công nghệ thường bị đẩy cao hơn so
với giá trị thực của nó. Vấn đề này dẫn đến việc khấu hao và thu hồi vốn nhanh
hơn, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, trì hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
những năm đầu.
Nhóm Shinnosuke. Page 6
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
c, Năng lực quản lý và các khó khan của cơ quan chức năng khi thanh
tra, kiểm tra thuế.
Muốn tiến hành điều chỉnh giá của các giao dịch liên kết này, thanh tra
thuế phải thực hiện phân tích so sánh ("Benchmarking study") để tìm hiểu xem
giá của các giao dịch này là quá cao hay quá thấp. Muốn làm được benchmark,
buộc phải có cơ sở dữ liệu, mà điều này còn quá xa vời với tổng cục. Thế nên
đừng mong đợi sẽ sớm khắc phục được tình trạng chảy máu lợi nhuận ra nước
ngoài.
III. Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam.
Chuyển giá đã và đang được các tập đoàn đa quốc gia sử dụng như một
công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, là một trong các
cách tăng lợi nhuận chung của tập đoàn trên toàn cầu với chi phí ít tốn kém
nhất. Với chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, trong những năm qua,
Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư
nước ngoài (ĐTNN). Nhờ đó, các dự án ĐTNN đã không ngừng tăng lên cả về
số lượng và quy mô, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng
trưởng và phát triển. Tuy nhiên, xét trên phương diện quản lý thuế, cơ quan

thuế đang phải đối mặt với tình hình kê khai thua lỗ ngày càng gia tăng của các
doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm khoảng trên 50%
tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều DN kê khai lỗ
nhiều năm liên tục, thậm chí báo cáo lỗ suốt từ khi hoạt động đến nay, nhưng
vẫn tiếp tục duy trì sản xuất và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Điển hình tại một số địa phương như: Bình Dương, số DN FDI kê khai
lỗ năm 2010 là 754/1.490 DN, chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 DN
lỗ quá vốn chủ sở hữu; tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, tỷ lệ số DN FDI kê
khai lỗ lần lượt là 60% và 52,2%.
Hành vi chuyển giá đã diễn ra không chỉ tại các DN liên kết có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài, mà còn diễn ra giữa các bên liên kết trong nội địa Việt
Nhóm Shinnosuke. Page 7
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Nam. Sở dĩ có hiện tượng này là do Việt Nam vẫn đang thực hiện chính sách
ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo ngành nghề kinh doanh và
địa bàn đầu tư. Lợi dụng chính sách ưu đãi này, các DN trong nước thành lập
một số công ty con hoạt động trong những lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi thuế
TNDN và tìm cách chuyển lợi nhuận trước thuế sang công ty con để được
hưởng ưu đãi thuế hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN có lãi sang DN bị
lỗ để điều hoà lãi lỗ, tránh thuế TNDN.
Hành vi chuyển giá của DN liên kết không chỉ đơn thuần là việc điều
chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để
tránh thuế mà còn bao gồm cả chiều ngược lại. Nguyên nhân chính là do công
ty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh hoặc chuyển lợi nhuận để thực hiện chiến lược
kinh doanh đã được công ty mẹ xây dựng.
Bộ KH-ĐT cho biết, qua kết quả thanh tra, kiểm tra về chuyển giá, cơ
quan thuế đã làm giảm lỗ và truy thu thuế số tiến lên tới hàng trăm nghìn tỷ
đồng. Theo Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), trong năm 2010, đã thanh kiểm tra
thuế tại các sản xuất, lắp ráp ô tô và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè
tại Lâm Đồng truy thu hơn 133 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 1.400 tỷ đồng.

Thanh tra 575 doanh nghiệp FDI lỗ trong các năm từ 2005-2009, kết quả
giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng. Trong đó, phát
hiện 43 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển
giá, qua đó xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt
27 tỷ đồng.
Năm 2011, ngành thuế đã thực hiện thanh tra chống chuyển giá tại 921
doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 6.617 tỉ đồng, tăng 3,5
lần so với năm trước; truy thu thuế và phạt 1.669 tỉ đồng, tăng hơn 4 lần so với
năm trước. Việc tăng cường thanh tra chống chuyển giá đã bước đầu tạo tác
động đến các doanh nghiệp, theo đó, một số doanh nghiệp đã tự điều chỉnh
hạch toán để giảm lỗ và có phát sinh thu nhập chịu thuế góp phần tích cực
trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế, chống thất
Nhóm Shinnosuke. Page 8
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
thu ngân sách nhà nước. Đối với các thông tin giao dịch liên kết, ngành thuế
cũng đã thống kê được 3.144 DN có giao dịch liên kết phải kê khai, nhưng chỉ
có 2.070 DN (65,8%) thực hiện nghĩa vụ này. Vẫn còn 34,2% DN chưa tuân
thủ quy định về kê khai các giao dịch liên kết.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những doanh nghiệp FDI đang thực hiện
hành vi chuyển giá một cách hết sức tinh vi. Hiện tượng này đã trở thành vấn
đề nhức nhối nhưng xử lý tình trạng này như thế nào lại không hề đơn giản.
IV. Biện pháp đối với hiện tượng chuyển giá
1. Định giá chuyển giao với mỗi giao dịch theo các phương pháp:
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: dựa vào đơn giá sản phẩm
được vận dụng trong trường hợp giao dịch độc lập có điều kiện tương đương
với giao dịch liên kết.
Phương pháp giá bán lại: áp dụng trong trường hợp không có giao dịch
mua tương đương, thuộc khâu cung ứng hoặc có thêm giai đoạn gia công, chế
biến, lắp ráp làm gia tăng giá trị hàng hóa, nên phải sử dụng giá bán lại của
sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào

của giao dịch liên kết.
Phương pháp giá vốn cộng lãi: được lựa chọn khi giao dịch liên kết
thuộc khâu sản xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và
bao tiêu đầu ra cho bên liên kết. Phương pháp này xác định giá dựa vào giá
vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho
bên liên kết.
Phương pháp so sánh lợi nhuận: để thực hiện phương pháp này phải
dựa trên tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập được chọn.
Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập thuần
trước thuế là cơ sở tính thuế TNDN. Đây được xem là phương pháp mở rộng
của phương pháp giá bán lại và giá vốn cộng lãi, nên có thể áp dụng đối chiếu
trong trường hợp có những điều kiện tương tự.
Nhóm Shinnosuke. Page 9
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Phương pháp tách lợi nhuận: được áp dụng trong trường hợp nhiều bên
liên kết cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp, chẳng hạn như cùng
tham gia nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoặc sản phẩm là tài sản vô hình
độc quyền, kinh doanh chuyển tiếp từ khâu đầu đến khâu cuối gắn với quyền sở
hữu trí tuệ. Việc tách lợi nhuận của từng bên liên kết trong giao dịch dựa
trên cách mà các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch
độc lập tương đương. Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch
liên kết mà không có có giao dịch độc lập tương đương để chọn một trong các
phương pháp trên so sánh thì có thể sử dụng biện pháp tổng hợp (như mở rộng
phạm vi lựa chọn sang phân ngành khác, xác định biên độ giá thị trường thích
hợp bằng các phương pháp tổng hợp ) hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để
tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận ).
2. Tổng cục thuế thành lập Tổ quản lý chuyên trách để thực hiện thanh,
kiểm tra các doanh nghiệp. Trong năm 2012 Tổng cục Thuế sẽ thanh, kiểm tra
khoảng 7.742 DN, tập trung vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động
sản, điện lực, dầu khí, khoáng sản, DN vốn đầu tư nước ngoài, DN kinh doanh

lỗ, DN có số nợ thuế lớn. Tuy nhiên với số lượng 10 người ở cấp Trung Ương,
các địa phương cũng với con số tương đương thì khó có thể hoành thành được
hết việc thanh tra số doanh nghiệp nói trên.
3. Tổng cục thuế đưa cơ chế APA vào Luật Quản lý thuế, dự kiến sẽ được
áp dụng vào đầu năm 2014. Một số điểm khái quát của cơ chế thỏa thuận xác
định giá trước (APA):
Theo cơ chế này, doanh nghiệp đa quốc gia phải chủ động đề xuất biện
pháp tính giá hoặc mức giá mua - bán hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên
trong tập đoàn, trước khi kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế có thể phối hợp với
cơ quan thuế nước ngoài đã ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế 2 lần với Việt
Nam tổ chức giám sát, kiểm soát để chống gian lận thuế. Cụ thể, trước khi tiến
hành giao dịch, cơ quan thuế và DN thỏa thuận trước về giá hàng hóa, dịch vụ
để tính thuế hoặc cơ quan thuế và cơ quan thuế nước ngoài, nơi doanh nghiệp
đặt trụ sở chính xác định lợi nhuận của toàn tập đoàn, trong đó có lợi nhuận do
Nhóm Shinnosuke. Page 10
Hoạt động chuyển giá quốc tế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
công ty con tại Việt Nam đem lại và đánh thuế theo mức lợi nhuận mà DN thu
được tại Việt Nam.
Nhóm Shinnosuke. Page 11

×