Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Quang Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.45 KB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHAN THỊ BÍCH HỒNG
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ
BÙI QUANG THANH


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN, 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHAN THỊ BÍCH HỒNG
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ
BÙI QUANG THANH
Chuyên ngành văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Biện Minh Điền
NGHỆ AN, 2014
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Người Việt Nam rất yêu thơ, đặc biệt là những bài thơ về quê
hương mình. Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài niềm yêu thích đó. Thơ Hà
Tĩnh có đặc sắc riêng, đằm thắm tình quê hương, sâu lắng tình người, tình
đời…
Hà Tĩnh nói riêng, xứ Nghệ nói chung là vùng đất nổi tiếng về truyền
thống yêu nước, cách mạng và bề dày văn hóa, văn học. Theo dòng chảy


thời gian, văn học xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng luôn cắm được
những mốc lớn trên tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, từ văn
học trung đại đến văn học hiện đại, thời nào cũng để lại dấu ấn quan trọng
về tác giả, tác phẩm, về khuynh hướng - văn phái cũng như phong cách sang
tạo. Cái gốc của vấn đề là bắt nguồn từ truyền thống văn hóa lâu đời, ở bản
lĩnh, cốt cách của người Hà Tĩnh. Trong khó khăn gian khổ con người nơi
đây càng được tôi rèn thêm ý chí cần cù chịu khó, kiên cường, sáng tạo, luôn
có khát vọng vươn lên chiến thắng thiên tai, địch họa, chiến thắng nghèo
nàn, lạc hậu, để lại cho mai sau những giá trị văn hóa, tinh thần cao đẹp.
Hà Tĩnh là quê hương của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Lê Hữu Trác Đến thời hiện đại nhiều thế hệ
nhà văn Hà Tĩnh xuất hiện với những tên tuổi sang giá, tiêu biểu như Hoàng
Ngọc Phách, Xuân Diệu, Huy Cận, v.v… Đến nay Hà Tĩnh đã có một đội
ngũ nhà văn, nhà thơ đông đảo với hàng ngàn tác phẩm có giá trị, góp phần
quan trọng vào nền văn học nước nhà. Đây là nguồn dữ liệu, “vật liệu” hết
sức quý giá cho các nhà nghiên cứu, phê bình văn học…
1.2. “Hà Tĩnh là đất thơ” (lời Huy Cận). Nối gót tiền nhân, lớp nhà
văn, nhà thơ đương đại Hà Tĩnh đã có những nỗ lực lớn trong làm giàu, làm
đẹp cho truyền thống văn hóa, văn học của quê hương. Trong số những thi sĩ
ấy, có thể kể đến thơ Bùi Quang Thanh
Bùi Quang Thanh - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội
Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh - đã từng có một quá trình sáng tác khá dài,
từng có những tập thơ được công chúng độc giả chú ý: Một thời sao lãng
quên (1994), Miền tâm tưởng (in chung,1995), Hạt đắng (1998), Đò dọc
sông đêm (2002), Ngọn gió dòng sông (2003), Mật ong vàng lũng núi
(2007),
1.3. Thơ Bùi Quang Thanh đã trở nên quen thuộc với người dân Hà
Tĩnh, người dân xứ Nghệ, nhất là với những ai đang yêu, đang giữa vòng
vây dăng mắc của tình yêu, tình người, tình đời, đang giữa hiện tại mà
không nguôi hoài niệm quá khứ, nhớ về cội nguồn, và luôn khát khao,

hướng về tương lai…
6
Không chỉ thế, nhìn rộng ra, trong dòng thơ trữ tình đương đại Việt
Nam, và cả ở bộ phận thơ viết cho thiếu nhi, Bùi Quang Thanh cũng cũng
thực sự đã ghi được những dấu ấn đẹp, rất đáng trân trọng, tôn vinh…
Rất cần có những công trình tìm hiểu, nghiên cứu thơ Bùi Quang
Thanh, từ đây có thể tìm thấy những bài học quý giá cho sáng tạo và tiếp
nhận thơ ca
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi
Quang Thanh
2.2. Giới hạn của đề tài
Đề tài bao quát toàn bộ thơ Bùi Quang Thanh
Văn bản thơ Bùi Quang Thanh dùng để khảo sát luận văn dựa vào:
- Bùi Quang Thanh, Một thời sao lãng quên, Hội VHNT Hà Tĩnh,
1994.
- Bùi Quang Thanh (in chung), Miền tâm tưởng, Nxb ,1995.
- Bùi Quang Thanh, Hạt đắng, thơ, Nxb Thanh niên, 1998.
- Bùi Quang Thanh, Đò dọc sông đêm, Nxb Hội Nhà văn,2002.
- Bùi Quang Thanh, Ngọn gió dòng sông, Nxb Hội Nhà văn, 2003.
- Bùi Quang Thanh, Mật ong vàng lũng núi, Nxb Hội Nhà văn, 2007.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1. Lịch sử tìm hiểu, nghiên cứu thơ Bùi Quang Thanh.
Việc nghiên cứu về các tác phẩm thơ Bùi Quang Thanh cũng đã có
khá nhiều bài viết, bài giới thiệu (hoặc riêng lẻ đăng trên một số tờ báo, hoặc
bài phê bình trong một số công trình về văn học xứ Nghệ và Hà Tĩnh). Nhìn
chung các bài viết cũng đã phần nào thể hiện cái nhìn đáng trân trọng và có
những khám phá, kiến giải về đặc điểm thơ Bùi Quang Thanh trên một số
phương diện.

7
Trong Nhà văn Hà Tĩnh đương đại, các tác giả Hà Quảng - Nguyễn
Văn Quang nói về sự tạo hình trong thơ Bùi Quang Thanh: “Những hình
tượng thơ đầy tính biểu tượng mà Bùi Quang Thanh quen sử dụng như Dã
Tràng, Cuội, Thạch Sanh, ông Đùng tuy quen thuộc nhưng không cũ nhàm
mà gợi được những cảm xúc mới mẻ thích thú cho người đọc” [38, 21].
Trong Lược yếu văn học Hà Tĩnh do Hà Quảng chủ biên, Hà Quảng nhận
xét về tập thơ Hạt đắng: "Con người Việt Nam hiện đại không cắt đứt quá
khứ. Họ tìm ở đấy nhiều bài học. Nhiều tứ thơ liên tưởng đến những huyền
thoại xa xưa, đến lịch sử cha ông cũng như chiến tích thời kháng chiến
chống Pháp, Mỹ. Trong cảm nhận của mình, Bùi Quang Thanh với tập Hạt
đắng tìm thấy trong lịch sử những bài học cho bản thân, những bài học tự
răn" [35, 207].
Tác giả Văn Giá trong Xuôi cùng đò dọc sông đêm đánh giá cao hình
ảnh Mẹ và Quê trong thơ Bùi Quang Thanh: "Xuyên suốt tập thơ và được
trở đi trở lại với tần số cao là hai hình ảnh Mẹ và Quê. Là hai, cũng là một.
Như hai vầng trăng sáng cùng tỏ, có khi giao nhau, có khi lại hòa lẫn trong
nhau. Mẹ là trung tâm, là kết tinh của quê hương. Quê hương lại là sự mở
rộng của cõi mẹ mà thành. Mẹ và Quê là một nhất thể" [12, 1]. Cũng theo
Văn Giá, "Hồn thơ Bùi Quang Thanh là một hồn quê trọn vẹn. Anh thật mẫn
cảm với những gì thuộc thế giới đồng quê. Thơ anh ít bóng dáng về đô thị,
nếu có cũng một chút xa lạ và ngờ vực: Người ta nhẹ gót về phố thị - Để
chút xuân quê đứng ngập ngừng. Anh rút sâu vào thế giới đồng quê như một
thế giới vô nhiễu và đồng thời như một thủy lưu văn hóa. Đó chính là con
đường đang đi của thơ anh và trên con đường này, anh đã cho lữ khách một
chuyến Đò dọc sông đêm đây ấn tượng" [12, 1].
Đọc tập thơ Mật ong vàng lũng núi của Bùi Quang Thanh, nhà thơ
Vương Trọng đặc biệt chú ý bài thơ văn xuôi Lời hương khói và nhận xét:
“Đây là bài thơ văn xuôi đầu tiên của anh, vốn là người quen viết bút ký và
phóng sự, anh khéo léo đưa vào những chi tiết rất văn xuôi và cũng nên thơ:

8
Con đi. No tròn ba lô con cóc sau lưng. Hoa cỏ may găm đầy quần bộ binh
đũng chấm ngang đầu gối Bài thơ đã đoạt giải thưởng của Tạp chí Văn
nghệ Quân đội, ghi nhận một bước trưởng thành trong "nghề" thơ của anh”
[61, 2].
Các bài viết về thơ Bùi Quang Thanh mới chỉ là những cảm nhận,
những phê bình mang tính chất giới thiệu. Tuy nhiên, có thể xem đó như là
những gợi ý đáng tham khảo. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào tìm
hiểu nghiên cứu thơ Bùi Quang Thanh một cách đầy đủ, hệ thống. Luận văn
của chúng tôi là công trình đầu tiên đảm nhận công việc này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát, tìm hiểu thơ Bùi Quang Thanh, luận văn nhằm xác định
những đặc điểm thơ ông, khẳng định những đóng góp của ông cho thơ Hà
Tĩnh nói riêng, thơ Việt Nam hiện đại nói chung; từ đây đề xuất một số vấn
đề về việc nghiên cứu và tiếp nhận sáng tác của các nhà thơ, nhà văn "cắm
chốt" ở các Hội Văn nghệ địa phương.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Đưa ra một cái nhìn chung về thơ Bùi Quang Thanh trong bối
cảnh thơ Hà Tĩnh nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung.
4.2.2. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm thơ Bùi Quang
Thanh trên phương diện nội dung, cảm hứng.
4.2.3. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm thơ Bùi Quang
Thanh trên phương diện phương thức thể hiện.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về thơ Bùi Quang Thanh
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong
đó có các phương pháp chính: phương pháp thống kê - phân loại, phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp
cấu trúc - hệ thống

9
6. Đóng góp và cấu trúc luận văn
6.1. Đóng góp
Luận văn là công trình tập trung tìm hiểu thơ Bùi Quang Thanh với
cái nhìn hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu và nghiên cứu thơ Bùi Quang Thanh và thơ Hà Tĩnh nói riêng,
thơ Việt Nam hiện đại nói chung
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Thơ Bùi Quang Thanh trong bối cảnh thơ Hà Tĩnh và thơ
xứ Nghệ đương đại.
Chương 2. Cảm hứng sáng tạo và hệ thống hình tượng trong thơ Bùi
Quang Thanh
Chương 3. Phương thức thể hiện của thơ Bùi Quang Thanh.
Chương 1
THƠ BÙI QUANG THANH TRONG BỐI CẢNH
THƠ HÀ TĨNH VÀ THƠ XỨ NGHỆ ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương đại
1.1.1. Bức tranh thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương đại
Hà Tĩnh là đất văn vật, nổi tiếng vì nhiều người đỗ đạt nhưng nổi bật
hơn là cốt cách con người xứ Nghệ. Đây là mảnh đất giàu truyền thống thi
ca, có nhiều cây đại thụ tỏa bóng mát qua nhiều thế kỷ. Nối tiếp truyền
thống của những thế kỷ trước, thế kỷ hai mươi, Hà Tĩnh vẫn đóng góp cho
thi đàn dân tộc nhiều tên tuổi: Xuân Diệu, Huy Cận, Chính Hữu, Phạm
10
Ngọc Cảnh, Xuân Hoài, Ngô Thế Oanh, Cẩm Lai, Hồ Minh Hà, Hoàng Thị
Minh Khanh và sau này: Lê Thành Nghị, Dương Kỳ Anh, Mai Hồng Niên,
Nguyễn Ngọc Phú, Duy Thảo, Lê Quốc Hán, Bùi Quang Thanh, Tùng

Bách
Các tác giả Hà Tĩnh cũng đóng góp cho thơ ca hiện đại Việt Nam
nhiều tác phẩm đỉnh cao và ít nhiều trong số tác phẩm thành công đã tạo nét
riêng cho dòng thơ xứ Nghệ. Các nhà thơ xứ Nghệ là những cây bút cự
phách trong các thể loại lục bát, năm chữ, thơ tứ tuyệt, thơ tự do có mặt
hầu hết trong các tuyển thơ trong Nam cũng như ngoài Bắc.
Với một đội ngũ đông đảo như vậy, thơ Hà Tĩnh đã hòa nhịp được với
nền thơ cả nước. Bắt rễ trên vùng đất văn vật giàu truyền thống văn hóa, thơ
Hà Tĩnh thời gian qua vừa tiếp nối rất tự nhiên nguồn mạch truyền thống,
vừa có những cách tân theo hướng hiện đại. Nếu những năm đầu sau ngày
thống nhất đất nước, thơ còn mang lối mòn quen thuộc mà biểu hiện rõ nhất
là cảm hứng sử thi còn rất đậm, thì về sau, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, thơ
đã phát triển theo chiều hướng ngày càng phong phú. Điều đáng mừng là
thơ đã trở về với tiếng nói riêng tư, thầm kín nhất của mình. Ý thức cá nhân
của chủ thể sáng tạo đã được đề cao. Nó mở ra cho thơ hướng phát triển
đúng đắn, phù hợp với đặc trưng thể loại. Nếu trước đây, trữ tình chính trị,
trữ tình công dân giữ vị trí độc tôn, thì giờ đây bên những cảm xúc ấy, trữ
tình riêng tư đã có chỗ đứng xứng đáng trong thơ.
Nhớ những năm sáu mươi, cùng với những khuôn mặt thơ như Bằng
Việt, Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương, rồi sau đó Phạm Tiến Duật, Thanh
Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm,Trần Đăng Khoa, Hà Tĩnh có Xuân
Hoài, Lê Duy Phương, Duy Thảo, Minh Nho với những bài thơ sống mãi
trong lòng bạn đọc (Những ngôi sao, Nơi giấu xe, Mừng chiến thắng trời
quê, Bài học từ Hương Phúc). Thời đó, các tác giả Hà Tĩnh được đón chào
đón rất nồng nhiệt. "Thuộc thơ các anh lúc bấy giờ như là một biểu hiện của
trình độ văn hóa. Các anh lúc bấy giờ không có điều kiện để gọt rũa chăm
11
chút câu chữ, nhưng thơ các anh vẫn mới mẻ và có giọng điệu riêng, khó
nhầm lẫn. Phải chăng nhờ vào một nền tảng văn hóa tích lũy cổ kim Đông
Tây bao nhiêu năm trên ghế nhà trường, cộng với một vốn sống phong phú,

một tình cảm mãnh liệt, nên lúc sáng tạo nó cứ trào ra tự nhiên, vừa dân tộc
mà cũng rất hiện đại" [35, 17].
Hiện nay các cây bút thế hệ đổi mới cũng đang trên đường tìm tòi tự
khẳng định. Ở thơ, các cây bút mới không đơn điệu, họ đã thể hiện bước đầu
sự đa dạng của cá tính, của sự nỗ lực không lặp lại người đi trước. Lê Quốc
Hán với tập Lời khấn nguyện mang âm hưởng vừa cổ kính vừa chân quê,
một chút Đường thi lãng đãng pha một chút sương mờ ca dao miền Trung,
Bùi Minh Huệ khai thác những kỷ niệm một thời đầy vấp ngã, những ký ức
"cay đắng ngọt ngào" cũng có thể giúp Cho em lớn khôn. Nguyễn Trọng
Bính khỏe khoắn, trung thực, thơ ông dồi dào sinh lực như chính cuộc đời
binh nghiệp của ông vậy, Dương Thế Vinh đa cảm, khá thành công trong
mảng thơ nhà trường. Hải Hà tinh tế mà tự nhiên, vươn lên trên những toan
tính nghề nghiệp, giữ một hồn thơ trong trẻo theo ngày tháng. Ngọc Vượng
luôn tìm tòi cả về ngôn ngữ lẫn ý, tình. Tùng Bách vui, hóm hỉnh nhưng tinh
tế và sâu lắng. Bùi Quang Thanh, khỏe khoắn mà say đắm. Lê Duy Văn
thành công nhiều ở những bài thơ kỷ niệm lính, tình thơ đậm đà, lời thơ giản
dị sâu lắng, hơi có chút ngang tàng. Nguyễn Ngọc Phú, cây thơ tràn đầy sinh
lực, thơ ông mang hương vị riêng của một miền quê biển ngập tràn sóng gió,
hình thức tân kỳ, ngôn ngữ sống động. Thái Vĩnh Linh, một cây bút sung
sức trên cả hai mảng thơ người lớn cũng như thơ trẻ em, cảm xúc phong
phú, ngôn ngữ sinh động đôi khi có những tứ lạ, đưa đến cho thơ Hà Tĩnh
một vệt thơ đầy suy tư, trăn trở. Lê Văn Vị với cách nói ngồ ngộ nhưng sắc
sảo chỉ rõ những vấn đề nhân sinh đầy mâu thuẫn trong đời sống thường
nhật, một nghi vấn nhân văn trong tâm thức độc giả. Quỳnh Hoa, một cây
bút từng được giới thiệu trên truyền hình "người đàn bà bán cá làm thơ", thơ
chị tạo một cảm giác chua chát dịu nhẹ khi giới thiệu cho độc giả một nỗi bẽ
12
bàng mới của người phụ nữ hiện đại và sự vươn lên đầy khâm phục để
khẳng định mình. Hồ Minh Thông, một tác giả nữ có lối viết tân kỳ, nhiều
tìm tòi trong thể hiện. Thơ Đinh Lan Hương nữ tính dồi dào nhưng không

kém chất suy nghĩ. Phan Duy Đồng chân thật, nhuần nhuyễn trong thể tài
lục bát và thơ cho các em
Một bộ phận đáng kể là thơ viết cho thiếu nhi và thơ tuổi học trò. Viết
thơ cho lứa tuổi học trò cắp sách đến trường không hề đơn giản. Nó đòi hỏi
người viết có tâm hồn trẻ trung, biết nhìn các sự vật, hiện tượng trong đời
sống bằng cái nhìn hồn nhiên, ngỡ ngàng và kiểu liên tưởng ngộ nghĩnh với
đôi mắt trẻ thơ. Một số tác giả đã dành nhiều tâm huyết trên những trang thơ
viết cho thiếu nhi. Xuân Hoài có hai tập Sen lên và Những cây dù đỏ. Thơ
Xuân Hoài trở thành những dòng sữa ngọt lành bồi đắp tâm hồn tuổi thơ,
giúp các em có những cảm xúc tốt lành về cuộc đời, về tự nhiên. Thái Vĩnh
Linh với các tập: Hai mặt trời, Mưa sao ngân hà, Cánh cò trắng, Phố trong
bản Phần lớn thơ Thái Vĩnh Linh dành cho lứa tuổi nhi đồng. Thơ ông nhẹ
nhàng, đơn giản trong cấu tứ và hình ảnh, mang âm hưởng đồng dao, thiên
về những phát hiện độc đáo, ngộ nghĩnh, bất ngờ, hợp với tâm lí, lứa tuổi.
Nhìn trên đại thể, thơ Hà Tĩnh trong nhiều năm qua có ba xu hướng
chính. Xu hướng thứ nhất trung thành với lối viết truyền thống (chiếm số
đông). Viết theo hướng này, thơ thiên về biểu cảm, ý thơ rõ, mạch thơ lộ, tứ
thơ câu nệ vào sự việc, thậm chí nhiều lúc sa vào kể lể, nhạc điệu thơ du
dương, thể thơ đắc dụng là lục bát, tám chữ, bảy chữ, năm chữ , ảnh hưởng
của dặm vè, của ca dao dân ca xứ Nghệ khá rõ. Người viết thiên về xu
hướng này có thể đáp ứng số đông độc giả, nhất là đại chúng. Tiêu biểu cho
xu hướng này là Xuân Hoài, Duy Thảo, Minh Nho, Nguyễn Trọng Bính và
nhiều cây bút khác.
Xu hướng thứ hai thuộc về những người có khát vọng đổi mới, nhưng
đặt yêu cầu cao ở sự đổi mới về tư tưởng, cách nhìn, quan niệm về cuộc
sống và sự kết tinh nghệ thuật chứ không quá câu nệ về hình thức câu thơ,
13
bài thơ. Thơ của họ thiên về suy tư, giàu sức gợi. Nguyễn Sĩ Đại, Lê Quốc
Hán, Phan Tùng Lưu, Bùi Quang Thanh, Quỳnh Như thuộc xu hướng này.
Xu hướng thứ ba là xu hướng muốn cách tân nghệ thuật, tiếp cận với

thơ hiện đại. Loại thơ này thường không rõ mạch, không dễ nắm bắt ý tưởng
tác giả. Câu chữ, hình ảnh thường táo bạo, tân kì, cách biểu đạt mới lạ, kết
cấu tự do, phóng túng, nhiều trường hợp bài thơ gây khó hiểu, vì thế không
hợp với số đông độc giả. Nguyễn Ngọc Phú là nhà thơ luôn có ý thức phấn
đấu theo hướng này… Đã có những thành công và chưa thành công, nhưng
có thể nói tiềm năng của thơ Hà Tĩnh là rất đáng hy vọng
1.1.2. Những đặc điểm chính của thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ
đương đại
Chiến tranh vẫn là đề tài lớn của văn học Việt Nam đương đại. Văn
học tiếp tục viết về chiến tranh nhưng thể hiện dưới một góc nhìn mới. Hiếm
có một dân tộc nào trên thế giới lại trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại ,
trường kỳ và gian khổ như cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc Việt
Nam. Hà Tĩnh là một trong những tuyến lửa gan góc, dũng cảm và cũng đầy
thử thách đau thương. Điều này lí giải tại sao trước năm 1975 viết về chiến
tranh là một trong những chủ âm của văn học Hà Tĩnh. Những bài thơ như:
Đồng chí, Ngọn đèn đứng gác, Thư nhà của Chính Hữu, Mừng chiến
thắng trời quê của Duy Thảo, trường ca Sư đoàn của Phạm Ngọc Cảnh,
Những ngôi sao của Xuân Hoài từng vang lên như những khúc quân hành,
làm nức lòng bạn đọc cả nước. Cũng chính vì thế, sau 1975, chiến tranh đã
kết thúc, vậy mà âm vang của nó vẫn còn vọng mãi trong những bài thơ của
các cây bút Hà Tĩnh thuộc mọi thế hệ. Tuy nhiên đề tài chiến tranh đã được
"xử lí" theo một hướng khác, bởi nó được khúc xạ qua cái nhìn mới.
Trước đây, trong văn học, chiến tranh được thể hiện qua cái nhìn cận
cảnh - cái nhìn của kiểu nhà văn - chiến sĩ, những người trong cuộc. Do yêu
cầu của thời đại, văn học tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, đề cao lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan Khi chặng đường khép lại
cũng là khi người sáng tác văn học có điều kiện nhìn hiện thực chiến tranh
14
từ những phương diện mới, trong một tâm thế mới. Trong những trang viết
sau thời kỳ đổi mới, hiện thực chiến tranh với tất cả sự đa diện , phong phú

và phức tạp của nó đã từng bước được khám phá. Hồi ức chiến tranh được
trở đi trở lại qua nhiều trang viết đủ các thể loại. Cảm hứng sử thi đã dần
dần được thay thế bằng cảm hứng thế sự. Âm hưởng hùng tráng không hề
lấn át tiếng nói cảm thấu những nỗi đau, những mất mát lớn lao của bao
nhiêu thế hệ người Việt Nam. Những vết thương trên thân thể có khi không
nhức nhối bằng những vết thương trong tâm hồn. Đã từng say sưa miêu tả
những chiến thắng vinh quang, từng ngợi ca anh hùng của những thế hệ nối
tiếp nhau viết "bài thơ trên báng súng", văn học còn không quên khắc họa
bộ mặt khủng khiếp của chiến tranh và cảm nhận sâu sắc sự trả giá của dân
tộc mình cho chiến thắng. Bởi vì:
Chiến tranh không đẻ ra làng hoa
Không đẻ ra làng lúa
Chiến tranh đẻ ra làng góa bụa
Đẻ ra làng Lòi
Những thanh niên xung phong cam khổ
Lớn lên không mảnh tình vắt vai
(Chuyện tình ở một làng Lòi - Hồng Chinh Hiền)
"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", đó là truyền thống, lẽ sống còn của
dân tộc Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên viết về cuộc chiến tranh đã qua,
âm điệu buồn là phổ biến trong ở các tác phẩm. Chỉ những ai vô tâm, hời
hợt mới không biết xót đau trước những hi sinh lớn lao của hàng triệu con
người, đặc biệt khi nỗi đau mất mát đó thể hiện trong mỗi ngày ta sống:
Chiến tranh đi qua hơn hai chục năm rồi
Bao khuôn mặt vẫn trẻ trung tươi rói
Những khuôn mặt lại "nhắn tìm đồng đội"
Đêm hiện về màn ảnh nhỏ thiết tha
Giá bây giờ họ đang sống bên ta
15
Thì là bác, là ông, là chú
Là con cháu ấm tình đoàn tụ

Là vui buồn bè bạn có nhau
( Nhắn tìm đồng đội - Duy Thảo)
Bao thế hệ người Việt Nam ngã xuống trong chiến tranh là biểu hiện
của phẩm chất anh hùng, nhưng mặt khác là đó còn là vết thương âm ỉ có
bao giờ nguôi. Đêm A Lưới của Bùi Quang Thanh bằng nỗi thảng thốt ngậm
ngùi trước tâm sự không lời mà người lính vĩnh viễn ôm theo vào lòng đất:
Những tiếng nấc "mẹ ơi" trong gió thoảng
Tượng đài cao run rẩy giọng trăm miền
Nghì con mắt đỏ mòng đêm thương nhớ
Gió chợt dừng. Trăng lạnh. Phút giây thiêng
Sấp ngửa đồng tiền. Âm dương hòa hợp
Con nằm đây. Con đợi mẹ lâu rồi
Bọc đất nâu như hài nhi khát sữa
Riết vào lòng tiếng nấc "à ơi"
Tuy nhiên, những tác phẩm viết về chiến tranh không chỉ gieo vào ta
một nỗi buồn, mà còn chắt chiu những giá trị nhân bản, làm ấm lòng người
đọc. Trước cái mất càng biết quí cái còn, trước cái thiệt thòi bất hạnh càng
biết quí cái hạnh phúc bình dị nhỏ nhoi của sự sống.
Ở bất cứ thời đại nào, yêu nước cũng là một trong những niềm cảm
hứng sâu đậm nhất trong văn học Việt Nam. Thế nhưng cảm hứng yêu nước
không phải là "dĩ thành bất biến" mà nó được biểu hiện ra thành muôn vàn
cung bậc, sắc thái khác nhau, nhiều giọng điệu đa dạng phong phú tùy thuộc
vào sự tác động của thực tế cuộc sống cũng như cá tính sáng tạo của người
nghệ sĩ. Là một bộ phận của tổng thể, có mối quan hệ hữu cơ với nền văn
học cả nước, văn học Hà Tĩnh cũng nằm trong qũy đạo đó. Tuy nhiên, cuối
thế kỉ XX thể hiện trước hết ở tình cảm người cầm bút với quê hương xứ sở.
16
Ấy là những tình cảm thiêng liêng máu thịt, cho thấy sự gắn bó giữa con
người với nguồn cội một cách hết sức mật thiết.
Không phải ngẫu nhiên văn học địa phương (trong đó có văn học Hà

Tĩnh) mang những đặc điểm vừa nêu. Con người là một phức thể văn hóa,
liên quan khăng khít, chịu sự chi phối của môi trường sống (cả tự nhiên và
xã hội). Nó hình thành nên những tình cảm tự nhiên sâu đậm cũng như ý
thức về bổn phận của con người đối với nơi mà mình được sinh ra và lớn
lên. Mặt khác, Hà Tĩnh là một trong những miền quê còn bảo lưu những đặc
trưng văn hóa làng xã - yếu tố nổi bật của nền văn hóa nông nghiệp cổ
truyền Việt Nam. Nó chi phối sâu sắc đời sống tâm hồn, tác động mạnh mẽ
đến sự hình thành nhân cách của người sáng tác. Cho nên dù viết về bất cứ
vấn đề gì, dù hướng tới đối tượng nào của đời sống hiện đại, thì trong thẳm
sâu tiềm thức của mình, các nhà thơ Hà Tĩnh vẫn dành một phần tình cảm
chân thành, tha thiết cho quê hương xứ sở. Mỗi người viết có riêng một
dáng vẻ, một cách thức góp thêm vào sự khắc họa hình ảnh một miền quê.
Nói đến Hà Tĩnh là nói đến vùng đất khổ nghèo, lam lũ. Ấy là miền
của gió Lào cát trắng, của đá sỏi, đất cằn, đồng chua nước mặn. Bao nhiêu
khốc liệt khó khăn dồn tụ ở dải đất hẹp này. Đã qua rồi cái thời lạc quan
nông nổi đầy màu sắc ảo tưởng, giờ đây các nhà thơ có đủ bản lĩnh và sự
điềm tĩnh để khám phá, thấu hiểu bản chất và bản sắc quê hương mình một
cách chân thực:
Nắng chang chang rát mặt gió Lào
Trưa đứng bóng, can lạch đầm nứt nẻ
Từng mảng bùn khô bết phủ lưng trâu
Cỏ héo úa, nghĩa địa làng hoang vắng
Bao kiếp người yên nghỉ giữa đồng khô
Ngỡ nằm xuống sẽ qua đi tất cả
Nắng vẫn nung nghiệt ngã những nấm mồ
Cây lúa hạn đội rãnh cày để sống
Lưng trần che muôn thủa những túp nhà
17
( Một vùng quê - Nguyễn Huy Hoàng)
Nằm trên dải miền Trung nhỏ hẹp, Hà Tĩnh thường xuyên đối mặt với

thiên tai khắc nghiệt:
Bão xô nghiêng mảnh đất gầy
Nắng hun đến cái diệp cày cũng cong
Lụt mang đi hết của đồng
Bao nhiêu hạt mấy đi không trở về
( Lục bát Tiên Điền - Yến Thanh)
Mỗi người viết là một góc nhìn, một cách cảm nhận, nhưng trong bấy
nhiêu tác phẩm viết về quê hương, hình ảnh nắng lửa, gió hun, đồng bãi khô
cằn, đất cày lên sỏi đá, cơn bão chưa qua, hạn hán đã tới rồi cứ trở đi trở
lại điệp khúc xót xa:
Bụi tre gầy xác xơ trưa lửa
Cò có bay về đứng rỉa cánh hay không?
(Hồn quê - Nguyễn Ngọc Phú)
Quãng đê ráp mặt oi nồng
Tre gầy quắt nghẹn, cơn giông trở chiều
Xứ này như của trời trêu
Một giây chín ngọ cũng xiêu bóng người
( Làng diêm - Nguyễn Ngọc Vượng)
Chẳng phải ngoa ngôn hay cường điệu gì đâu mà chính là sắc diện,
dáng hình, hồn cốt của vùng quê Hà Tĩnh đấy thôi.
Khi đã cởi bỏ cách viết thiên về ca ngợi một chiều, các tác giả mới có
điều kiện nói một cách chân thực nhất hiện trạng cuộc sống. Thấm thía đến
tận cùng những kham khổ, lo toan của bao kiếp người, đó là lối ngỏ để văn
học đến với tâm hồn độc giả:
Đèo Ngang một dải đang nghèo
Chú tiều xưa
Vẫn chú tiều ngày xưa
(Đèo Ngang - Nguyễn Trọng Bính)
18
Hình ảnh quê hương ra trong từng gương mặt người, in dấu trong

từng bữa ăn ngày no, ngày đói:
Mưa tháng tư
Mưa gạo
Mẹ nấu cơm
Khói trắng đòng đòng
Bát canh
Trần lưng sống khế
Con tép mòi
Nghi ngút nắt đen
(Tháng tư - Trần Nam Phong)
Viết về quê hương, người viết giàu tâm huyết gửi cả hồn mình vào
từng hình ảnh đơn sơ mà thân thuộc, vào nỗi buồn, niềm vui, nỗi mong ước
bình dị của con người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hình tượng mẹ với bao
nỗi vất vả, nhọc nhằn được thể hiện trong thơ văn luôn gắn liền với những
tình cảm thương mến quê nghèo. Qua mẹ, ta thấu hiểu hơn về quê hương:
Mẹ cắm cây mạ xuống bùn
Cắm nỗi lo vào đất
Cây mạ thẳng cao
Lưng mẹ thêm còng
Mẹ cấy trong mưa - cằm người chạm sóng
Một trăm ngày chờ mong cây lúa chín
Một trăm đêm giấc ngủ chập chờn
(Mùa gặt - Quỳnh Như)
Lúa đỏ đuôi rồi mẹ ơi
Phất phơ đôi bờ ngực lép
Rám nắng lặn vào da mặt
Tay gầy vin mãi buồng cong
(Tiếng đồng - Bùi Quang Thanh)
Song, nếu văn học Hà Tĩnh chỉ đề cập đến một vài mặt như vừa trình
bày trên thì chắc vẫn còn phiến diện. Hà Tĩnh là một vùng đất giàu truyền

19
thống quật cường cũng như có bề dày của một vùng văn hóa lâu đời. Cái nơi
đã sinh ra Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Lê Hữu Trác,
rồi những Hoàng Ngọc Phách, Xuân Diệu, Huy Cận, nơi đã sinh ra những
huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích, những câu chuyện trạng hấp dẫn, những
làn ví dặm, những điệu ca trù đặc sắc thì không thể không gợi lên ở con
người thời nay những suy nghĩ tự hào. Văn hóa của quê hương đã trở thành
một nguồn cảm hứng trong văn học Hà Tĩnh 25 năm qua. Viết về quê hương
không chỉ tái hiện cái thực tại đang diễn ra, mà còn phải biết khai thác
những tầng vỉa văn hóa tinh thần còn trầm tích trong lòng cuộc sống. Một
vùng đất linh sơn tú khí sẽ còn góp phần bồi đắp tâm hồn con người một
cách dài lâu:
Bồi hồi Bến Thủy - đèo Ngang
Chân chưa chạm đất đã man mác lòng
Chín mươi chín đỉnh non Hồng
Anh linh rừng trúc, mây lồng khí thiêng
Trà Sơn một mái che nghiêng
Sông trong ngăn ngắt ngút miền thơ ca
Tình cờ ngồi một gốc đa
Trạng nguyên, tể tướng sinh ra chốn này.
(Gửi Hà Tĩnh - Nguyễn Sĩ Đại)
Nhiều người đã muốn ngược dòng thời gian trở về tắm đẫm tâm hồn
trong mạch nguồn văn hóa quê hương. Những truyền thuyết, huyền thoại, cổ
tích, những khúc ca ngàn đời bất tử sẽ đồng hành với chúng ta trong hành
trình hướng tới tương lai: “Em nhìn kia, phía ráng đỏ là cuối dòng sông, nơi
lát nữa vầng dương sẽ mọc, nơi gặp gỡ giữa nguồn non mạch nước và còn
đó chúng mình sẽ cặp bến Long Ngâm. Long Ngâm - vẫn là những thân
rồng xoắn quyện vào nhau thành hình hài xứ sở - đã nghe nồng mặn xóm
diêm, xóm chài, sóng lay bờ đá muôn âm thanh tự Thiên Cầm vọng mãi
tới Đèo Ngang”( Đò dọc sông đêm - Bùi Quang Thanh). Gắn bó sâu sắc với

quê hương, các tác giả càng có điều kiện khám phá những giá trị tinh thần
mà cha ông để lại:
20
Câu ví dặm thấm vào cây, vào đất
Cây xanh tươi và đất mỡ màu
Câu ví dặm lặn vào trăng vào nước
Để ngàn đời trăng nước yêu nhau
( Câu ví dặm - Phan Thế Cải)
Viết về quê hương, văn học Hà Tĩnh thấm đẫm tình cảm thương
nguồn nhớ cội. Đã sống và viết trên mảnh đất này, người viết có điều kiện
thấu hiểu hơn ai hết mạch đất hồn người, thấm thía mọi niềm vui nỗi buồn
của từng ngày sống. Họ viết về quê hương với tình cảm chân thành, xúc
động. Xuân Hoài, nhà thơ gắn bó cả đời mình với mảnh đất Hà Tĩnh, vậy
mà trong thơ ông, quê hương đã trở thành một nỗi hoài niệm da diết khôn
nguôi. Ông luôn mang trong mình tâm trạng của một người xa xứ:
Người đi xa mấy năm ròng
Chưa ai quên một khúc vòng chân đê
Cỏ xanh như chính lời thề
Hai bờ đê gợi bước về vương vương
( Con đường về bến Tam Soa)
Thơ Duy Thảo thường thiên về duy cảm, trong đó tình quê luôn được
ông dành cho một vị trí quan trọng:
Nửa đời quen sống xa quê
Tóc sương giờ lại tìm về vườn xưa
Đọt bầu ngọt, bát canh chua
Trái xoan rụng, nhớ tuổi thơ bàng hoàng
Chè xanh đậm bột khoai lang
Bạn bè thấm nghĩa mênh mang vơi đầy
(Vườn xưa)
Với một hồn thơ đậm chất suy tư, Lê Quốc Hán đã thể hiện niềm

hạnh phúc của một người được sinh thành trên mảnh đất đáng tự hào: Mẹ
sinh ra tôi trên dòng sông Ngàn Phố xanh trong, chảy êm đềm như dáng đi
của mẹ. Phải hai bên triền sông những miệt vườn mượt mà xanh non đến
21
thế, nên mắt người còn biếc tận hôm nay? Đất văn vật ngàn xưa Hải
Thượng Lãn Ông từng in vạn dấu giày, để hôm nay mỗi ngọn cỏ, mỗi bông
hoa, mỗi nhành cây đều hóa thành thuốc quí. Đất thi sĩ sinh ra người thi sĩ,
trùng điệp Tràng Giang vỗ mãi đến bây giờ (Khúc hát về những dòng sông)
Sống gắn bó với đất đai xứ sở, quen thuộc quá với hình ảnh quê
hương, nhiều lúc ta dễ quên đó là một phần máu thịt của hồn ta. Chỉ cần một
lần xa quê, ta mới biết thế nào là nỗi nhớ. Tình cảm đó không ít những
người cầm bút đã thể nghiệm:
Mười mấy năm làm lính xa nhà
Anh đã qua bao mùa xiêm áo cưới
Vẫn đau đáu nhớ thương về xóm lưới
Mơ một ngày trở lại ấm vòng tay
( Về Nhượng Bạn - Nguyễn Công Kí)
Thế mới hiểu nỗi lòng của những nhà thơ sống li quê. Bộn bề với bao
lo toan thường nhật, bao công việc trong cuộc đời vần xoay chóng mặt,
nhưng một lúc nào đó đối diện với lòng mình, tình quê bỗng bật ra thành
tiếng lòng thổn thức:
Nghĩ về quê hương mình
Lắm khi trào nước mắt
Như củ khoai lăn lóc
Người bỏ làng ra đi
Giục em, em ngại về
Sợ xe đò trắc trở
(Quê mình - Dương Kỳ Anh)
Mỗi người viết vững vàng đều phải là một nhân cách văn hóa. Họ
không tự mãn một cách lố bịch, nhưng cũng không tự ti khi biết quê hương mình

còn nhiều điều bất cập so với cuộc sống của mọi miền, Dễ bỏ phù vinh không dễ
bỏ quê nghèo, bởi vì: Mang quê hương như viên ngọc trong hồn / Máu thịt dời
22
theo trau chuốt mãi / Tôi hút nhụy trăm vùng quê xa ngái / Vẫn màu hoa râm
bụt đỏ bên lòng ( Tâm sự một vùng quê - Nguyễn Sĩ Đại).
Sông có nguồn, cây có cội, người có tổ tiên, quê hương. Do vậy,
hướng về nguồn cội với tất cả nghĩa tình sâu nặng là một trong những nội
dung nổi bật của văn học Hà Tĩnh đương đại. Những tác phẩm như vậy sẽ
còn có chỗ đứng xứng đáng trong lòng người đọc các thế hệ trên mảnh đất
này.
1.1.3. Các tác giả tiêu biểu thơ Hà Tĩnh và thơ xứ Nghệ đương đại
1.1.3.1. Nhà thơ Duy Thảo
Duy Thảo là nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ của Hà Tĩnh. Ông đã đạt
rất nhiều giải thưởng: Giải Ca dao Nghệ An - 1963, giải Thơ Nghệ An 1964,
giải đặc biệt Thơ chống Mỹ Hà Tĩnh 1968, giải thưởng văn học Nguyễn Du
lần 1- 1990, Cành xanh lá xanh, giải thưởng văn học Nguyễn Du lần 2 - Lối
xanh, giải thưởng văn học Nguyễn Du lần 3- Sau mùa lá rụng, giải thưởng
văn học Nguyễn Du lần 4 - Mưa ngâu, Lộc vừng, giải thưởng của UB
LHVHNT VN năm 2008. Duy Thảo "Tuy là nhà báo lâu năm, nhưng khác
với đồng nghiệp thường tải tài năng ra nhiều lĩnh vực truyện, kịch, phóng
sự, nghị luận còn ông chăm chút dồn hết cho thơ. Đến với thơ, ông đi theo
con đường truyền thống lấy tình làm gốc, mọi tiếp cận về kỹ thuật thơ ca tân kỳ,
hiện đại đối với ông chỉ nằm trong vòng quay thứ hai, thứ ba " [38, 137.] Ông
cùng thế hệ và lối viết có thể xếp chung dòng với Xuân Hoài, Nho Liêm,
Phan Duy Đồng , tuy nhiên có sắc thái riêng. Thuộc thế hệ nhà thơ chống
Mỹ, trưởng thành từ những năm chống Mỹ nhưng thơ ông trải dài trên suốt
cả thời kỳ xây dựng sau này và cũng chính thời kỳ sau này con đường Thơ
của ông chuyên nghiệp và khẳng định mình hơn. Âm hưởng thơ ông bởi vậy
có sự tiếp nối nhưng có những đặc điểm riêng của hai chặng đường, hai
cách nhìn, hai mối cảm xúc về lịch sử, cũng như những vấn đề trữ tình cá

nhân.
23
Nhắc đến Duy Thảo là nhắc đến một cốt cách chân thật và một sức
lao động cần cù miệt mài theo năm tháng. Ông như con ong chăm chỉ miệt
mài trên các trang thơ, quên đi tuổi tác và tháng năm. Cho đến Mưa ngâu-
tập thơ thứ năm, ông vẫn như đang còn sung sức. Ai đó cho rằng thơ Duy
Thảo viết cồ cộ như con người ông . Quả vậy, từ bài thơ đầu khá nổi đưa
ông đến với bạn đọc quê nhà, bài thơ Mừng chiến thắng trời quê, đến nay
vẫn một cốt cách ấy, thế nhưng nhiều bài đã đứng được trong lòng đọc giả.
Sinh trưởng trong một vùng đất đẹp như tranh họa đồ, có núi giăng tiếp núi,
mây trôi kín trời, vùng đất hội hè, hết Chùa Hương đến Chợ Củi, hết chọi
trâu đến đua thuyền Vùng đất giàu hào khí song cái nghèo đeo đẳng ngàn
đời nay. Tập quán thẫm mĩ nơi này không ưa những hào nhoáng, những phù
vân, những hình thức giả tạo. Thơ Duy Thảo cũng có cái phong vận ấy, cốt
lấy cái tình thực làm điểm tựa mà thể hiện. Đứa con quê nghèo khi nói về
nơi chôn rau cắt rốn thật khiêm nhường, dung dị:
Thương mẹ già còng lưng lo chống chọi
Nước xiết chân lẩy bẩy chuyến đò đầy
Thương em thơ bụng đói mắt thơ ngây
Chờ tấm bánh mỏi mòn chưa kịp tới
( Gửi miền Trung)
Và trong cái buổi còn nhiều nhố nhăng, thật giả lẫn lộn, nhiều đua đòi
thái quá, người đọc tìm thấy đâu đây một hơi gió lành khoan hòa, ấm áp,
một nề nếp gia phong:
Câu tục ngữ ôm vào câu thành ngữ
Đời cho ta giàu tiền bạc, ngãi vàng
Để lúc vui con biết cười ý tứ
Để lúc buồn con biết khóc đoan trang
( Thơ cho con ngày đi lấy chồng)
Duy Thảo thử thách nhiều trên lối thơ năm chữ, thơ tự do, thơ tám

chữ, thơ lục bát, tứ tuyệt đâu cũng gặp một cách nói ấy: chân thật, giản dị,
24
không khoa trương, màu mè, không hô to gọi giật ngay cả khi viết chiến
công, viết về Đảng, về lãnh tụ (Gửi trọn niềm tin, Trước ảnh Bác). Mảng
thơ tứ tuyệt ghi dấu một thành công của ông. Đặc biệt các bài thơ về hoa lá
cây cảnh. Hàm súc và chân tình. Cốt cách thơ của ông hình như hợp với loại
thơ này. Bài Thời mộng du với ngôn ngữ thơ tự nhiên, tứ thơ sâu kín, hình
tượng thơ đầy day dứt lòng người:
Bao nhiêu nuối tiếc qua rồi
Ta về xếp kín một thời mộng du
Xin làm chiếc lá chiều thu
Để ai lãng đãng sương mù chớm đông
( Thời mộng du)
Thiên nhiên vốn trong sạch và vô tư. Người xưa khi tránh đời "đục"
hay tìm về với thiên nhiên. Duy Thảo khi mệt mỏi cũng tìm về với thiên
nhiên để nghỉ ngơi:
Chân mỏi gót trần lên thiền viện
Bỗng nhẹ thênh lòng một tiếng chim
( Tiếng chim)
Đời không bình yên, nhà thơ tìm về với hoa lá mong nhận được một
sự thủy chung để rồi ngẫm nghĩ sự đời đầy vẻ nghiệm sinh xoáy vào tâm tư
người đọc:
Thủy chung còn lại nhành hoa bưởi
Thơm mát góc vườn giữ tuổi xuân
(Hoa bưởi)
Duy Thảo nói về sự hi sinh mất mát của những bà mẹ, người chị trong
chiến tranh:
Ngày báo tử chị khóc không thành tiếng
Rồi hóa thân hàng xóm gọi bằng bà
(Mưa ngâu)

Hay:
25

×