Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần] của Đặng Thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.21 KB, 119 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Trng đại học vinh
********************************
NGUYN TH HUYN TRANG
C IM NGễN NG TRONG TIU THUYT
3.3.3.9 [NHNG MNH HN TRN]
CA NG THN
chuyên ngành: ngôn ngữ học
mã số: 60.22.01.02
luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Nguyn Hoi Nguyờn
NGH AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ học, khoa Sư phạm Ngữ Văn, Trường
Đại học Vinh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Hoài Nguyên - người đã trực tiếp tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện
luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu cho tôi.
Mặc dù đã cố gắng và mong muốn thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng
như hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy giáo,
cô giáo và các bạn để luận văn hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 9 năm 2014


Tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1
1.1. Lí do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1
2.1. Những nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1
2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam và tiểu thuyết 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần] của Đặng Thân 2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Đóng góp của luận văn 4
6. Bố cục của luận văn 4
Chương 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
1.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết 5
1.1.1. Thể loại tiểu thuyết 5
1.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết 12
1.1.3. Vài nét về tiểu thuyết đương đại Việt Nam 18
1.2. Đặng Thân và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 25
1.2.1. Tác giả Đặng Thân 25
1.2.2. Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 28
1.3. Tiểu kết chương 1 31
Chương 2: TỪ NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT 3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN]
33
2.1. Từ ngữ trong tiểu thuyết 33
2.1.1. Từ ngữ và các hướng nghiên cứu từ ngữ 33

2.1.2. Từ ngữ trong tiểu thuyết 35
2.2. Một số lớp từ nổi bật trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 37
2.2.1. Từ khẩu ngữ 37
2.2.2. Từ láy 46
2.2.3. Từ HánViệt 55
2.2.4. Từ tiếng nước ngoài 63
2.2.5. Thành ngữ 66
2.3. Tiểu kết chương 2 68
Chương 3: CÂU VĂN VÀ HÌNH THỨC DIỄN ĐẠT TRONG TIỂU THUYẾT 3.3.3.9
[NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN] 70
3.1. Câu văn trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 70
3.1.1. Các hướng nghiên cứu về câu và câu trong tiểu thuyết 70
3.1.2. Câu văn trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 76
3.2. Hình thức diễn đạt trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 95
3.2.1. Xen thơ, lời bài hát, tiêu đề văn bản 96
3.2.2. Trích dẫn (lời người xưa, mẩu tin nhắn, thông tin báo chí….) 104
3.3. Tiểu kết chương 3 107
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lí do chọn đề tài
- Ngôn ngữ được xem là chìa khoá vạn năng để mở cánh cửa nội dung của
tác phẩm văn học. Đằng sau lớp vỏ ngôn từ là những giá trị nhân văn, là tinh thần
trách nhiệm của người cầm bút. Nhà văn là người tổ chức ngôn từ để xây dựng
hình tượng nghệ thuật, tạo nên chỉnh thể tác phẩm. Ngôn từ của mỗi tác phẩm
văn học, vì thế, góp phần bộc lộ cá tính sáng tạo cũng như tài năng của chính
người tạo ra nó.
- Từ sau 1975, đặc biệt những năm gần đây, văn học Việt Nam bước vào

thời kì đổi mới toàn diện từ cảm hứng sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con
người cho đến phương diện ngôn từ. Có thể nói, tiểu thuyết Việt Nam đương đại
với các tác phẩm Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), Cơ hội của chúa, Khải huyền
muộn (Nguyễn Việt Hà), @ tình (Lê Anh Hoài), 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]
(Đặng Thân), v.v. đã hình thành cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam.
Trong số các tiểu thuyết thuộc về trào lưu tiểu thuyết hậu đổi mới đầu thế kỉ XXI,
tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân có nhiều đóng góp
quan trọng về phương diện ngôn từ. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm
ngôn ngữ tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân làm luận
văn tốt nghiệp cao học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn, một mặt, làm sáng tỏ những đặc điểm nổi bật trong ngôn
ngữ tiểu thuyết, những đóng góp cách tân ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương
đại của Đặng Thân, mặt khác, góp phần khẳng định những dấu hiệu hậu hiện đại
của một nền tiểu thuyết thập niên đầu thế kỉ XXI.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
- Trên bình diện lí thuyết, công trình Văn học Việt Nam thế kỉ XX do Phan
Cự Đệ chủ biên (2004) đã dành phần hai để tổng quan về tiểu thuyết Việt Nam
thế kỉ XX, nhấn mạnh về thể loại, chủ thể thể loại đến khung hình thể loại, những
vận động, cách tân, trong đó, có hình thức ngôn ngữ của tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại. Tập tiểu luận - phê bình Tiểu thuyết đương đại Việt Nam của Bùi Việt
Thắng (2009) cũng đặt ra nhiều vấn đề về thể loại, đề tài, nhân vật, ngôn từ,…,
cùng với những đánh giá khách quan về hiện trạng và tương lai của tiểu thuyết
đương đại Việt Nam.
- Những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm cụ thể trên các phương diện
nội dung và hình thức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình
văn học và nhà ngữ học. Đặc biệt, bình diện ngôn từ trong các tiểu thuyết của
Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Hoàng Minh Tường, Hồ
Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, v.v. đã trở thành

đề tài hấp dẫn cho các khoá luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học, các luận án
của nghiên cứu sinh ở các trường đại học, các viện nghiên cứu.
2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam và tiểu
thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân
- Hiện tại, những nhận định, đánh giá về trào lưu tiểu thuyết hậu hiện đại ở
Việt Nam đã được nêu ra trong một số bài viết như: Bàn về văn học hậu hiện đại
của Nguyễn Văn Tùng (Văn học và tuổi trẻ, 9/2013), Một cách nhìn về tiểu
thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam của Hoàng Cẩm Giang và Lý Hoài Thu
(http//phebinhvanhoc.com), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu
hiện đại của Thái Phan Hoàng Anh (http//phongdiep.net), Về thành tựu của tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại ở phương Tây của Trần
Mạnh Tiến (http//vannghequandoi.com), v.v
- Những nghiên cứu về tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của
Đặng Thân
Trên trang Phê bình văn học (http//phebinhvanhoc.com, 11/2012) có cuộc
Trình diễn đa thoại về 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] gồm các nhà nghiên cứu
Lã Nguyên, Trần Ngọc Vương, Lê Huy Bắc, v.v. và các nhà phê bình Đỗ Minh
Tuấn, Đào Hải Phong,… với nhà văn Đặng Thân nhằm bàn luận, đánh giá những
yếu tố hậu hiện đại của tác phẩm. Các bài viết như Văn xuôi hậu hiện đại Việt
Nam: quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống của Lã Nguyên
(http//phebinhvanhoc.com, 12/2012), Bàn về tiểu thuyết của Đặng Thân của Đỗ
Quyên (http//nhavantphcm.com.vn, 2/2012),… đều khẳng định tiểu thuyết của
Đặng Thân có nhiều yếu tố cách tân theo xu hướng hậu hiện đại.
Sinh viên Nguyễn Thị Hà với Yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần] của Đặng Thân (khoá luận tốt nghiệp đại học, Trường
Đại học Khoa học, Đại học Huế, 2012) bước đầu đã xem xét một cách có hệ
thống về những vận động, cách tân hướng tới cái gọi là hậu hiện đại trong tiểu
thuyết của Đặng Thân.
Như vậy, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu ngôn từ trong
tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].

3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn từ trong tiểu thuyết 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần] của Đặng Thân, Nxb Hội nhà văn, H. 2011.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi xác định cho luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Xác lập một cách nhìn có tính hệ thống về ngôn ngữ văn xuôi, ngôn từ
tiểu thuyết đương đại Việt Nam và ngôn từ trong tiểu thuyết hậu hiện đại.
- Chỉ ra những nét đặc sắc về cách dùng từ ngữ trong tiểu thuyết 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần].
- Chỉ ra những đặc điểm của câu văn và hình thức diễn đạt trong tiểu
thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết hợp các phương
pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
5. Đóng góp của luận văn
Các kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ nhận định: Ngôn từ trong
tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] thực sự có cá tính, thể hiện xu hướng
đổi mới, cách tân trong ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Cùng với Tạ
Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Lê Anh Hoài v.v., Đặng Thân là nhà văn tiêu biểu
cho ngôn từ hậu hiện đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của
luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Từ ngữ trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]
Chương 3: Câu văn và hình thức diễn đạt trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những

mảnh hồn trần]

Chương 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết
1.1.1. Thể loại tiểu thuyết
1.1.1.1. Khái quát chung về tiểu thuyết
Trong những bước ngoặt đời sống, thường thì, truyện ngắn đáp trả nhạy
bén hơn, cập thì hơn trong các thể loại văn xuôi. Nhưng tạo nên những chấn
động, những cao trào văn học thì phải là tiểu thuyết.
Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới những
thành tựu rực rỡ: từ những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đến những
tác phẩm đồ sộ của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ dòng chảy của
tiểu thuyết sử thi hoành tráng trong văn học Nga thế kỷ bạc đến những nguồn
mạch văn chương hiện thực huyền ảo Mỹ - Latinh, sự trỗi dậy và vượt thoát
truyền thống của những nền văn học châu Á .v.v Những mô hình ấy đã tạo dựng
nên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong suốt thời kỳ đã qua tính từ
khi hình thành thể loại.
Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy những sáng tác văn xuôi
cổ như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ
mạn lục, Truyền kỳ tân phả thế kỷ 14-16 đã đặt những nền móng sơ khai cho tư
duy thể loại, thông qua tiến trình từ sự ghi chép các yếu tố truyền thuyết, thần
thoại, cổ tích đến giai đoạn phản ánh những chuyện đời thường. Thế kỷ 18 cho
thấy sự nở rộ thể loại tự sự với các tác phẩm như Thượng kinh ký sự (ký) của Lê
Hữu Trác, Vũ trung tùy bút (tùy bút) của Phạm Đình Hổ và đặc biệt là Hoàng Lê
nhất thống chí, tác phẩm xuất hiện với tầm vóc tiểu thuyết, là pho tiểu thuyết lịch
sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc, tái hiện một cách sống động
bức tranh xã hội rộng lớn thời vua Lê, chúa Trịnh thông qua kết cấu chương hồi
tương tự tiểu thuyết thời Minh - Thanh tại Trung Hoa.
Tuy nhiên, phải đến những năm 30 của thế kỷ 20, văn học Việt Nam mới

xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. Cùng phong trào
Thơ mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945 có những bước tiến vượt bậc
và có thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác: những cây bút nổi tiếng của
Tự Lực văn đoàn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như Nhất
Linh, Khái Hưng, Thạch Lam; và những nhà văn hiện thực phê phán như Ngô
Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng.
Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ
các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo (Nguyễn Huy Tưởng, Tô
Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc). Ít
nhiều tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với thể loại tiểu thuyết - sử thi
vốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ, mà một trong số đó là Vỡ
bờ của Nguyễn Đình Thi. Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới
với những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp,
đã hướng đến nội dung sâu sắc hơn về thân phận con người và hình thức có dấu
hiệu manh nha hệ hình văn chương hậu hiện đại.
1.1.1.2. Quan niệm về thể loại
Việc nghiên cứu tiểu thuyết với tư cách một thể loại vấp phải những khó
khăn đặc biệt. Đó là, do tính đặc thù của bản thân khách thể này: tiểu thuyết là
thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển, còn chưa định hình và chúng ta
chưa thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó. Điều quan trọng
hơn cả là tiểu thuyết không có những quy phạm như những thể loại khác.
M.Bakhtin đã tìm thấy ba đặc điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác biệt về
nguyên tắc với tất cả các thể loại khác đó là: 1/ Tính ba chiều có ý nghĩa phong
cách học tiểu thuyết gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết; 2/
Sự thay đổi cơ bản các tọa độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết;
3/ Khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết, chính là khu
vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở thì không hoàn thành của nó.
Chính vì thế, xây dựng lý thuyết tiểu thuyết là việc cực kỳ khó khăn.
Ngay đến định nghĩa tiểu thuyết, cũng có nhiều cách nhìn nhận trái ngược
nhau. Có ý kiến cho rằng, tiểu thuyết phải phản ánh chân thực hiện thực đời sống

“tiểu thuyết là sự thực ở đời”; có người lại cho rằng, tiểu thuyết phải tạo ra những
điều phi thực; có văn phái lại khẳng định tiểu thuyết trước hết phải là một câu
chuyện tưởng tượng có đầu, cuối hẳn hoi; trong khi, văn phái khác lại không câu
nệ trong lề lối như thế. Với họ, tiểu thuyết cần phải linh hoạt, sống động và phức
tạp như cuộc đời.
Nhóm tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tiểu thuyết (tiếng
Pháp: roman, tiếng Anh: novel, fiction) là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng
phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể
phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã
hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”
[18, 328].
Trong một cách hiểu khác, Belinski nhận định: “tiểu thuyết là sử thi của
đời tư” chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó, sự trần thuật tập
trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của
nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ
thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.
Như vậy, có thể hiểu tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông
qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những
vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể
chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Có thể nhận diện
tiểu thuyết trên các đặc điểm: Thứ nhất, về bản chất loại hình, tiểu thuyết là
những tác phẩm được biết bằng văn xuôi và mang “tính văn xuôi” rõ nét trong cả
hình thức ngôn ngữ và nội dung biểu hiện, phản ánh một cách đầy đủ và trung
thực những trải nghiệm trong đời sống con người. Thứ hai, về phương thức tự
sự (cấp độ ngôn ngữ): cấu trúc tự sự của tiểu thuyết phải dựa trên sự hợp lý,
logic, liền mạch và hấp dẫn trong cốt truyện, kết cấu…, cụ thể hơn là giữa các
phân đoạn, các bộ phận, các tình tiết trong đó. Nhìn chung, đó là “đòi hỏi” về
một tổng thể nhất quán và hoàn thiện trên phương diện hình thức tự sự nhằm tái
hiện rõ nét nhất nội dung hiện thực của tác phẩm. Thứ ba, về hình tượng nhân vật
và không - thời gian (cấp độ hình tượng): sự tồn tại của nhân vật và tính cách

nhân vật, sự tồn tại của không - thời gian và tính chất không - thời gian đều đòi
hỏi phải có sự nhất quán, hợp lý và gắn liền với cốt truyện, với diễn trình của tác
phẩm. Những gì vượt ra ngoài khuôn hình và khả năng “có thể lý giải”, “có thể
dung nạp” của cốt truyện, của diễn trình tự sự đều có thể coi là lạc lõng, dư thừa.
Nói một cách cụ thể hơn, “nhân vật” hay “không - thời gian” bao giờ cũng chịu
sự chi phối trọn vẹn, mạnh mẽ bởi những dự liệu và ý tưởng của tác giả, của
“đấng tối cao” đã được cụ thể hóa, mô hình hóa trong cốt truyện, trong bố cục tác
phẩm. Thứ tư, về vấn đề dung lượng và quy mô tác phẩm: tất nhiên “độ dài một
tác phẩm bao nhiêu thì được gọi là tiểu thuyết” ở đây chỉ mang tính tương đối,
song xét một cách toàn diện, theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết thường có
một dung lượng lớn (vài trăm trang trở lên) và đặc biệt có một quy mô đồ sộ, bề
thế, là những “đại tự sự” về xã hội, lịch sử và con người, v.v
Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và Nhật
Bản, tiểu thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện
ngắn, thậm chí là “vi hình tiểu thuyết” (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn hay
“truyện trong lòng bàn tay”) và tiểu thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy nhiên,
hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm
truyện dài.
Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ
đề hoặc theo sở trường của người viết. Thậm chí người ta còn cho rằng, về
nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết. Bởi vì, nó là
“sử thi của thời đại chúng ta”, tức là, sử thi của cái hiện tại, cái đang hàng ngày
hàng giờ đổi thay. Bởi vì, điều quan trọng đối với nó là sự tiếp xúc tối đa với cái
thực tại dang dở “chưa xong xuôi”, cái thực tại đang thành hình, cái thực tại luôn
bị đánh giá lại, tư duy lại. Tuy thường gặp những kết cấu chương hồi, kết cấu tâm
lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến v.v , tiểu thuyết vẫn
không chịu được những chế định chặt chẽ. Nó không có quy phạm cố định và
người viết, thậm chí, có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một
cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau. Kết cấu cho phép tạo
nên một diện mạo chung nhất về tiểu loại: tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết tâm

lý, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết đa thanh v.v
Tiểu thuyết có những đặc trưng thể loại tiêu biểu của nó. Là một thể
loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy, trở thành
đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất đó đã tạo nên trường lực
mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng
trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện
thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện
thực đời sống.
Giống như các hình thái tự sự khác như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu
thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông
thường, ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có
nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của yếu
tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyện
của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể thông qua
nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng “tôi”, cũng có thể là một nhân vật
khác trong tác phẩm, từ đó xác lập cho các tác phẩm một điểm nhìn trần thuật.
Hiện nay, một trong những xu hướng tìm tòi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng thêm
các điểm nhìn ở tác phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian hoặc nhân vật xưng
“tôi” được “san sẻ” cho nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm.
Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và
sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể
loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về
chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn
mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình. Ở một phương
diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở
rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật
và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh
ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
Hư cấu nghệ thuật cũng được coi là một đặc trưng của thể loại, là một thao
tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Hư cấu cho

phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu,
không hiện thực như sử học, và những nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi
nguyên mẫu ngoài đời như những tác phẩm thuộc thể ký. Trong vô vàn những
gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi trước
tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng hóa
và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo.
Khi đó, hư cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc lộ rõ rệt
phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn.
Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể
loại. Các thể loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó
để tạo nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hài
kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và cái lý tưởng. Ở tiểu thuyết, không diễn ra
quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện thực mà nội dung của nó
thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cái
cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, cái bi bên cạnh
cái hài v.v
Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng
hợp. Nó có thể dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ
thuật của các thể loại văn học khác như thơ (những rung động tinh tế), kịch (xung
đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình
ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cân xứng,
chi tiết), điện ảnh (khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí, cả các
bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ môn
khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác v.v Nhiều thiên tài nghệ thuật đã
định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại, như Tolstoi với tiểu
thuyết - sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết - kịch, Solokhov với tiểu
thuyết anh hùng ca - trữ tình, Roman Roland với tiểu thuyết - giao hưởng v.v
Căn cứ để phân loại tiểu thuyết có rất nhiều và cũng vô cùng phức tạp. Nếu
căn cứ vào thời đại (thời gian) của đề tài, sẽ phân thành tiểu thuyết lịch sử, tiểu
thuyết hiện đại, tiểu thuyết đương đại, v.v Nếu căn cứ vào nội dung đề tài, sẽ

phân thành tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết võ hiệp, tiểu thuyết điều tra, tiểu thuyết
tố cáo, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết thần ma, tiểu thuyết khoa học viễn
tưởng, v.v Căn cứ vào thể văn, người ta phân tiểu thuyết thành: thể nhật kí, thể
thư tín, thể chương hồi, thể tùy bút. Còn căn cứ vào ngôn ngữ, người ta chia tiểu
thuyết thành thể bạch thoại, thể văn ngôn, thể thơ. Ngoài ra, cũng có thể phân
tiểu thuyết thành tiểu thuyết dạng truyện, tiểu thuyết tính cách, tiểu thuyết tâm lí.
Từ thời đổi mới đến nay, những nhà văn có tinh thần tìm tòi, sáng tạo cái mới, đã
tiến hành tìm tòi, thể nghiệm táo bạo trên thể loại tiểu thuyết, sáng tạo ra thể tiểu
thuyết liên hoàn, tiểu thuyết tả thực mới, tiểu thuyết bút kí mới. Tuy đây là những
loại tiểu thuyết có những ưu thế nhất định trong việc tìm tòi, thể nghiệm, nhưng
tinh thần, ý thức tìm tòi ấy cần phải được chú ý gia công nghiên cứu thêm.
Căn cứ được phần đông chấp nhận là sự dày mỏng, ngắn dài của dung
lượng tiểu thuyết, từ đó phân tiểu thuyết thành: tiểu thuyết dài (trường thiên tiểu
thuyết), tiểu thuyết vừa (trung thiên tiểu thuyết), tiểu thuyết ngắn (đoản thiên tiểu
thuyết) và tiểu thuyết cực ngắn.
Và M. Bakhtin khẳng định rằng: “Quá trình biến đổi của tiểu thuyết chưa
kết thúc. Ngày nay, nó đang bước vào một giai đoạn mới. Nét đặc thù của thời
đại là thế giới trở nên phức tạp và sâu sắc phi thường, tính đòi hỏi cao, tính tỉnh
táo và óc phê phán của con người cũng tăng trưởng phi thường. Những đặc điểm
đó sẽ ấn định cả sự phát triển của tiểu thuyết” [5, 127].
1.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết
Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu
của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - nó là chất liệu
của văn học” /Dẫn theo [27,196]/. Nhưng trong thực tiễn văn học thế giới cũng
như ở Việt Nam, có thể nhận thấy, ngôn ngữ không chỉ là chất liệu nghệ thuật mà
ngôn ngữ còn là “sự phát ngôn thể hiện nhãn quan giá trị của những nhóm xã
hội khác nhau với tư cách là những chủ thể giao tiếp thẩm mĩ” [39]. Ngôn ngữ
từng thể loại sẽ mang sắc thái khác nhau. Theo M. Bakhtin “Nghiên cứu các thể
loại khác tựa hồ nghiên cứu những từ ngữ, còn nghiên cứu tiểu thuyết giống như
nghiên cứu những sinh ngữ mà lại là sinh ngữ trẻ” [5, 92].

Tiểu thuyết là thể loại văn học được nghiên cứu từ rất sớm. Song ngôn ngữ
tiểu thuyết thì phải đến những năm 20 của thế kỉ XX mới thật sự bắt đầu được
nghiên cứu một cách bài bản. Đã có một số xu hướng nghiên cứu tiểu thuyết của
các tác giả thời bấy giờ: Xu hướng, chỉ phân tích “cái bè” của tác giả trong tiểu
thuyết, tức là lời trực tiếp của tác giả được phân định với độ chuẩn xác khác nhau
dưới góc độ tính tạo hình và tính biểu cảm thi ca thông thường và trực tiếp
(những ẩn dụ, so sánh, sự lựa chọn từ ngữ…). Xu hướng, sự phân tích phong
cách học về tiểu thuyết như một chỉnh thể nghệ thuật bị đánh tráo bằng việc mô
tả ngôn ngữ của nhà tiểu thuyết theo tinh thần ngôn ngữ học trung tính. Xu
hướng, trong ngôn ngữ của nhà tiểu thuyết, người ta lấy ra những yếu tố đặc
trưng cho trào lưu văn học nào mà người ta liệt nhà tiểu thuyết vào trào lưu văn
học đó (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa ấn tượng…). Xu
hướng, người ta cố gắng đi tìm phong cách cá nhân của tác giả được thể hiện qua
ngôn ngữ tiểu thuyết. Xu hướng, tiểu thuyết được xem như một thể văn hùng
biện và các thủ pháp được phân tích dưới giác độ hiệu quả của hùng biện /Dẫn
theo [5]/.
Với những cách tiếp cận ấy, có thể thấy việc nghiên cứu ngôn ngữ tiểu
thuyết chưa được đặt ra một cách bài bản, có nguyên tắc. Theo Bakhtin, tất cả
những kiểu phân tích phong cách học ấy “ít nhiều đều xa rời những đặc điểm
của thể loại tiểu thuyết, xa rời những điều kiện tồn tại đặc thù của ngôn từ tiểu
thuyết” [5, 89]. Bởi lẽ “chúng thâu tóm ngôn ngữ và phong cách nhà tiểu thuyết
không phải như ngôn ngữ và phong cách tiểu thuyết mà hoặc như những biểu
hiện của một cá tính nghệ thuật nhất định, cuối cùng, như một hiện tượng của
ngôn ngữ thi ca nói chung” [5, 89].
Vì vậy, việc nghiên cứu tiểu thuyết nói chung, ngôn ngữ tiểu thuyết nói
riêng là một vấn đề phức tạp và hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy vậy, có
một điều chắc chắn là ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ nghệ thuật và nó mang
những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Về hệ thống tín hiệu: Ngôn ngữ phi nghệ thuật (ngôn ngữ tự nhiên) là hệ
thống tín hiệu thứ nhất, mang tính toàn dân. Nó được xác định như là cái mã chung,

phổ biến, giúp con người diễn đạt suy nghĩ, tình cảm, là công cụ trực tiếp của giao
tiếp, tư duy và là chất liệu của ngôn ngữ nghệ thuật. So với ngôn ngữ phi nghệ thuật,
ngôn ngữ nghệ thuật phức tạp hơn nhiều. Ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu
thứ hai, được tạo thành nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất.
- Về chức năng xã hội: Nếu ngôn ngữ phi nghệ thuật đảm nhận chức năng
giao tiếp và tư duy, và những phẩm chất thẩm mỹ nếu có thì chỉ đóng vai trò phụ,
thứ yếu, thì ở ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ tiểu thuyết nói riêng,
chức năng thẩm mỹ luôn đóng vai trò chính yếu; nó đẩy chức năng giao tiếp
xuống bình diện thứ hai. Mặt khác, tính hệ thống đều có ở ngôn ngữ nghệ thuật
và ngôn ngữ phi nghệ thuật, song có sự khác nhau về chất. Tính hệ thống của một
yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật được xác định bởi vị trí và vai trò của nó trong hệ
thống các hình tượng của tác phẩm và phong cách cá nhân tác giả. Còn đối với
ngôn ngữ phi nghệ thuật, tính hệ thống gắn với sự khu biệt của xã hội đối với
ngôn ngữ.
- Về bình diện nghĩa: Nếu ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện
nghĩa thì ngôn ngữ nghệ thuật có hai bình diện nghĩa, một bình diện hướng vào
hệ thống ngôn ngữ văn học với ý nghĩa của các từ, của các hình thức ngữ pháp,
và mặt khác, hướng vào hệ thống các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật. Phạm
vi sử dụng phương tiện ngôn ngữ của ngôn ngữ tiểu thuyết - nghệ thuật rộng hơn
ngôn ngữ phi nghệ thuật. Đặc biệt, ngôn ngữ tiểu thuyết - nghệ thuật đạt đến độ
chuẩn mực do hoạt động tìm tòi, sáng tạo ngôn từ của nhà văn.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ tiểu thuyết mang những đặc trưng của thể loại: tính
văn xuôi, tính tổng hợp và tính đa thanh. Nếu ngôn ngữ sử thi dài dòng, lời nói
nhân vật chưa được cá thể hoá thì ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ gần gũi tới
mức tối đa với đời sống. Xoá bỏ khoảng cách sử thi, tiểu thuyết miêu tả hiện thực
như cái hiện tại đương thời của người trần thuật, với cách nhìn nhân vật như
những người bình thường, gần gũi cho phép người trần thuật có thái độ thân mật,
suồng sã với nhân vật: “Tác giả không chỉ mô tả cái ngôn ngữ ấy mà còn nói
bằng ngôn ngữ ấy” [5]. So với ngôn ngữ thi ca, ngôn ngữ tiểu thuyết có phạm vi
hoạt động tự do và linh hoạt hơn.

Bản thân tính văn xuôi đã chứa đựng trong nó tính tổng hợp của ngôn ngữ
tiểu thuyết. Do yêu cầu cá thể hoá cao độ ngôn ngữ nhân vật nên tiểu thuyết thâu
nạp các dạng thức lời nói khác nhau của nhiều tầng lớp người trong xã hội. Nhà
văn được giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào một ngôn ngữ duy nhất, thống nhất và
có thể hoán vị ngôn ngữ của nhà văn với ngôn ngữ nhân vật.
Nhằm miêu tả cuộc đời và con người như nó vốn có, ngôn ngữ tiểu thuyết
không chỉ được soi sáng bởi ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn ngữ
nhân vật. Tính đối thoại nội tại là một yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ tiểu thuyết.
Tác giả hoàn toàn không trung lập mà cùng tranh luận với ngôn ngữ nhân vật.
Ngôn ngữ tiểu thuyết không bao giờ thoả mãn với một ý thức, một tiếng nói, mà
luôn mang tính đa thanh. Những đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết thường được
xem xét và nghiên cứu trong một chỉnh thể nghệ thuật, một hệ thống ngôn từ, thể
hiện tư tưởng của tác giả.
Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin nhận định, vốn có “tính
phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu
lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ
khác” [5]. Song, mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từng khuynh
hướng tiểu thuyết, từng giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ thể riêng biệt. Trong
tiểu thuyết, không đơn giản là chuyện người này đối thoại với người kia. Tính đối
thoại trong tiểu thuyết được thể hiện trên nhiều cấp độ: đối thoại giữa các nhân
vật, đối thoại trong độc thoại, đối thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa trong
các diễn ngôn nghệ thuật.
Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong
những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện, nó còn là yếu tố cơ bản thể
hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật
tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự thông qua đối thoại. Nhờ đối thoại
mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra được xem xét dưới những điểm nhìn khác
nhau. Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm thường gây ra được những tình huống
bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống đã khúc xạ qua lăng kính nhà văn.
Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi

nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc
lập. Nhà văn không còn ở vị trí đứng trên, lấn lướt nhân vật, mà hoà nhập, tham
gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập, qua hệ thống hình tượng.
Ở cấp độ nhân vật, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bình
đẳng với tác giả. Điều đáng nhấn mạnh ở đây, không phải là những đối thoại
thông thường mà là đối thoại về tư tưởng, về ngữ nghĩa, về quan điểm nằm trong
chính phát ngôn của họ. Bakhtin đã viết: “Chính sự định hướng đối thoại của lời
nói con người giữa những lời nói của người khác (với tất cả mọi mức độ tính
chất xa lạ) tạo cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt yếu, tạo nên
tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ở
trong tiểu thuyết” [5, 143].
Trong những năm tiền đổi mới, ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng
trong các tiểu thuyết của Nguyễn Khải. Ông là một trong số hiếm hoi các nhà văn
hiện đại sử dụng một cách thuần thục nghệ thuật trần thuật thông qua đối thoại.
Ngôn ngữ đối thoại gần như chiếm hết văn bản tác phẩm của Nguyễn Khải. Lời
phát ngôn nào cũng thể hiện một đặc điểm tính cách cụ thể, luôn va đập, cọ xát.
Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm của Nguyễn Khải được cá thể hoá, đầy cá tính
(Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người ).
Ý thức đối thoại trong tiểu thuyết thời đổi mới tiếp tục được triển khai và
phát huy trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ hoá của đời sống
văn học. Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp;
nhiều lớp từ mới được hình thành; quan niệm về lời nói cũng được bổ sung
những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường,
giàu tính khẩu ngữ (Thời xa vắng, Ngày hoàng đạo, Ngược dòng nước lũ, Ăn
mày dĩ vãng, Cơ hội của Chúa, Cõi người rung chuông tận thế, Cơn giông, Thoạt
kỳ thuỷ, Đi tìm nhân vật, Mười lẻ một đêm, Luật đời và cha con ).
Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong
phương thức trần thuật của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Độc thoại nội tâm trở
thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật,
đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật. Thông qua độc thoại nội tâm,

các nhà văn mới nhận ra con người là những “vòng sóng đến vô cùng”, bề mặt
tưởng như phẳng lặng nhưng lại ẩn chìm biết bao những “sóng ở đáy sông”. Và
thông qua độc thoại nội tâm, những suy tư, trăn trở, những cảm xúc, uẩn khúc
của nhân vật - điều mà không ai có thể biết, có thể hiểu và chia sẻ dần được phơi
lộ. Theo Bakhtin, “Ở con người bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ bản thân nó
mới có thể khám phá bằng hành động tự do của sự tự ý thức và của lời nói, điều
này không thể xác định được từ bên ngoài, từ sau lưng con người” [5, 139]. Độc
thoại nội tâm là tiếng nói cất lên, vọng lên từ chính nội tâm nhân vật, và là những
âm hưởng của cảm xúc được dội lên từ bên trong.
Do có điều kiện tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật của các nền tiểu thuyết
thế giới, đặc biệt là tiểu thuyết phương Tây, tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vận
dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi vào thế giới tâm linh một
cách có hiệu quả. Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài
niệm, dòng suy tưởng, những giấc chiêm bao, nhằm để nhân vật tự bộc lộ những
miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý thức con người. Giấc
mơ và hồi ức là đặc điểm của nhân vật dòng ý thức.
Nhiều tiểu thuyết sau những năm đổi mới đến nay đã sử dụng môtíp giấc
mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô
thức của con người. Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết: Nỗi buồn
chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ngược dòng nước lũ (Ma
Văn Kháng), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Cơn giông (Lê Văn Thảo),
Ngày hoàng đạo (Nguyễn Đình Chính), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu thượng
ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), v.v
Tóm lại, trong sáng tạo văn học, ngôn từ có vai trò đáng kể đối với nhà
văn, như Isa. Kamari, nhà văn Singapore vừa được giải thưởng văn học Đông
Nam Á năm 2006 chia sẻ: “Trong sự hỗn độn và nông cạn hiện nay, các nhà văn
đóng vai trò tái lập lại mục đích và sự kỳ diệu của ngôn từ. Nhà văn đóng vai trò
chính trong việc giải phóng ngôn từ ra khỏi các hành vi đầu cơ. Nhà văn là
người cứu tinh, có thể chuộc lại nhân loại bằng phương tiện ngôn ngữ”. Với
những tìm tòi đổi mới nhằm mục đích cách tân về hình thức diễn đạt, các cây bút

tiểu thuyết đã thể hiện những nỗ lực sáng tạo đáng kể của họ trong nghệ thuật sử
dụng ngôn từ, góp phần hiện đại hoá ngôn ngữ văn chương, thúc đẩy sự phát
triển của thể loại.
1.1.3. Vài nét về tiểu thuyết đương đại Việt Nam
1.1.3.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại và chủ nghĩa hậu hiện đại
Hơn một thế kỉ hình thành và phát triển, nền văn học Việt Nam hiện đại đã
đạt nhiều thành tựu lớn qua hai thời kì cách tân văn học nổi bật: giai đoạn 1930-
1945 và 1986 đến nay. Các thành công của văn học Việt Nam hiện đại chịu sự tác
động của hoàn cảnh lịch sử xã hội và có liên quan đến các trào lưu hiện đại của
phương Tây.
Từ góc độ cấu trúc thể loại tiểu thuyết đã nêu rõ ở trên, có thể nhận định
tiểu thuyết đương đại Việt Namcó ba xu hướng chủ đạo như sau:
Thứ nhất, xu hướng duy trì hình thức thể loại truyền thống. Đó là các tác
phẩm: Cán cờ tre (Trịnh Đình Khôi); Cuộc đời dài lắm, Khúc bi tráng cuối
cùng (Chu Lai); Thượng Đức (Nguyễn Bảo - Trường Giang); Ngày rất dài (Nam
Hà); Những cánh rừng lá đỏ (Hồ Phương), v.v Các nhà văn thuộc dòng chảy
này không thể hoặc không có ý định vượt qua quán tính của quá khứ trong tác
phẩm của mình, cụ thể hơn là những “khung hình” quen thuộc của nền văn học
1945-1975 xét trên cả phương diện quan niệm nghệ thuật lẫn hình thức thể loại.
Chính điều đó đã chi phối đến “tính bất động” trong cả đề tài, chủ đề lẫn cấu trúc
tự sự của các tác phẩm so với những “tiểu thuyết cách mạng” của chính họ trước
đây.
Thứ hai, xu hướng tiểu thuyết vừa duy trì vừa cách tân hình thức thể loại
truyền thống với những tên tuổi đã thành danh từ các thập kỷ trước. Đó là những
tiểu thuyết có sự tiếp nối, phát huy mạnh mẽ quan niệm, tinh thần của văn học
thời kỳ đổi mới mặc dù chưa có những bứt phá rõ rệt về thi pháp và hình thức thể
loại: Dòng sông mía (Đào Thắng); Ba người khác (Tô Hoài); Hồ Quý Ly, Mẫu
thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh); Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Những bức tường
lửa (Khuất Quang Thụy); Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức); Gia đình bé mọn (Dạ
Ngân); Con ngựa Mãn Châu (Nguyễn Quang Thân); Tìm trong nỗi nhớ (Lê Ngọc

Mai); Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), v.v Đây là những nhà văn có ý thức
và sự nhạy cảm nhất định đối với vấn đề đổi mới tiểu thuyết song vẫn chưa có
những động thái cách tân dứt khoát mà vẫn chịu ảnh hưởng tương đối của những
quan niệm và khung hình thể loại đã có từ trước đó.
Thứ ba, xu hướng cách tân mạnh hình thức thể loại truyền thống với các
tác giả tiêu biểu như Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Hồ
Anh Thái, Thuận…, với những khám phá và cách tân hoàn toàn mới so với
những giai đoạn trước. Họ là một thế hệ người viết trẻ ít chịu ám ảnh hơn của
những gánh nặng hoài niệm và ký ức cộng đồng, do đó, cũng là thế hệ luôn sẵn
sàng cái tâm thế đón nhận và thay đổi trước những “làn sóng mới”. Họ để lại
những dấu ấn rõ rệt cho cuộc đổi mới cấu trúc thể loại bằng những cái tên: Trí
nhớ suy tàn, Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Những đứa trẻ chết già,
Ngồi (Nguyễn Bình Phương); Chinatown, Made in Vietnam, Paris 11.8, T. mất
tích (Thuận); Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh); Cơ hội của
Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà); Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng),
v.v Đây chính là “miền đất” mà cái gọi là “dấu ấn hậu hiện đại” có điều kiện và
cơ sở để nảy mầm, bắt rễ hơn cả.
Trong những sáng tác theo xu hướng này, không có một mẫu số chung về
hiện thực mà chỉ có những góc chiếu đa chiều, đa cực về hiện thực. “Hiện thực”
không chỉ bao gồm hiện thực lịch sử - xã hội hay số phận cá nhân mà còn là hiện
thực ngôn ngữ - sáng tạo. Tiểu thuyết trở thành một “tiểu tự sự” về nội tâm và
khát vọng cá nhân của con người…, đồng thời, là nơi gặp gỡ, giao thoa, đan cài
của nhiều loại hình, loại thể nghệ thuật khác nhau. Cốt truyện nhiều tuyến, phân
mảnh, không có mốc phân định rõ ràng, phi logic, rời rạc, mang tính “gợi”,
thường là kết cấu xáo trộn, đứt đoạn, tự do và đầy ngẫu hứng (lắp ghép, cắt
dán…), do đó, xuất hiện nhiều tiểu thuyết dạng “truyện trong truyện”, “truyện về
truyện”, đặc biệt hiện tượng liên văn bản trở nên phổ biến. Điểm nhìn của tác giả
luôn thay đổi (đa diện, đa cực), ranh giới giữa các điểm nhìn trở nên nhòe mờ, lẫn
lộn. Người kể chuyện có xu hướng trở thành những “cái bóng”, những kí hiệu
hay biểu tượng hơn là những thực thể trọn vẹn vốn là hình chiếu của con người

ngoài xã hội (các dấu hiệu lịch sử - xã hội bị xóa mờ). Tiểu thuyết đã xuất hiện
nhiều nhân vật phi tính cách, phi tâm lý, được làm cho “mỏng dẹt”, khó hiểu, phi
logic thông thường và được giải mã theo nhiều cách khác nhau. Không gian, thời
gian không xác định, được huyền ảo hóa, tâm linh hóa. Giọng đa âm, đa
thanh, lưỡng tính trở thành chủ âm. Tính nhất quán dần mất đi, thay thế vào đó là
tính đứt đoạn, thách thức, khó hiểu, v.v Tính giễu nhại, đùa bỡn cũng chiếm vị
trí chủ đạo. Tính đối thoại trở nên mạnh mẽ hơn.
Có thể nói, đó là những dấu hiệu “hậu hiện đại” của một nền tiểu thuyết
đang chuyển mình. Nhìn chung, những tiền đề của sự đổi mới quan niệm về hiện
thực và bản chất thể loại văn học (đặc biệt là thể loại tiểu thuyết - thể loại đặc biệt

×