Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Đời sống thị dân trong tiểu thuyết hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.45 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ THƯƠNG
ĐỜI SỐNG THỊ DÂN
ĐỜI SỐNG THỊ DÂN
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ THƯƠNG
ĐỜI SỐNG THỊ DÂN
ĐỜI SỐNG THỊ DÂN
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG
NGHỆ AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy,
cô giáo trong khoa Ngữ Văn – Đại học Vinh đã cho tôi nhiều chỉ dẫn khoa
học quý báu, cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ. Đặc biệt, nhân
dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên, T.S. Lê Thị Hồ
Quang – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình cho tôi
trong suốt dài thời gian nghiên cứu.
Trước một vấn khá hóc búa, mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm tòi nhưng
người thực hiện vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong
nhận được nhiều hơn nữa những sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô giáo và


toàn thể các bạn để công trình được hoàn thiện hơn nữa.
Nghệ An, tháng 9 năm 2014
Tác giả
NHÀ VĂN HỒ ANH THÁI
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Nxb: Nhà xuất bản
TP: Thành phố
Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số
trang đứng sau. Ví dụ: [51, 391]nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài
liệu tham khảo là 51, nhận định trích dẫn nằm ở trang 391 của tài liệu này.
MỤC LỤC

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Cấu trúc luận văn 6
Chương1 8
NHÌN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ĐỜI SỐNG THỊ DÂN 8
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 8
1.1. Khái niệm thị dân và đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết 8
Việt Nam sau 1975 8
1.1.1. Khái niệm thị dân 8
1.2.1. Cuộc đời, con người 14
1.2.2. Hành trình sáng tạo 17
2.1. Nét đặc thù trong cái nhìn về đời sống thị dân của Hồ Anh Thái. .32
2.2.2. “Nguyên lý xác thịt” và “nguyên lý đồng tiền” - cơ sở của mọi
mối quan hệ trong đời sống thị dân 42
Chương 3 72
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỜI SỐNG THỊ DÂN 72

TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 72
72
3.1. Cách tổ chức văn bản tiểu thuyết 72
3.2. Cách sử dụng “ngôn ngữ thị dân” 84
3.4.2. Các hình thức giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 111
3.4.3. Hiệu quả của bút pháp giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
117
KẾT LUẬN 119
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Quan điểm mỹ học mới về con người, đời sống và sự sáng tạo đã
khiến tiểu thuyết Việt Nam sau Đổi mới (1986) đến nay thực sự khởi sắc.
Nhiều đề tài, chủ đề vốn trước đây chưa được khai thác và nhìn nhận xứng
đáng nay được đào sâu và khơi mở ở nhiều chiều kích khác nhau. Đặc biệt,
đời sống thị dân là đề tài thu hút được nhiều cây bút quan tâm thể hiện. Khi
viết về đề tài này, mỗi nhà văn đều cố gắng tìm tòi một hướng đi riêng để
khẳng định dấu ấn cá nhân của mình. Tiêu biểu là các tác giả Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn
Bình Phương, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ…
1.2. Hồ Anh Thái là một gương mặt xuất sắc của văn xuôi Việt Nam
đương đại. Với bút lực dồi dào và cách nhận thức, thể hiện vấn đề độc đáo,
ông sớm ghi dấu ấn cá nhân với thể loại truyện ngắn và có thành tựu đáng kể
ở cả mảng tiểu luận, chân dung văn học. Song thành công nổi bật của ông
nằm ở tiểu thuyết, đặc biệt mảng tiểu thuyết viết về đề tài đời sống thị dân.
Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, đời sống thị dân đã thực sự trở thành một đề
tài trọng điểm để ngòi bút ông hướng tới khai thác, lý giải. Nhạy bén và tinh
tường, nhà văn đã phản ánh hiện thực đô thị vào trong tác phẩm của mình một
cách sinh động, hấp dẫn và mới lạ. Điều đó được minh chứng qua nhiều tác
phẩm, chẳng hạn: Người và xe chạy dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo,
Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm,

SBC là săn bắt chuột
1.3. Mặc dù đời sống thị dân là một đề tài quan trọng, xuyên suốt trong
tiểu thuyết Hồ Anh Thái, song nó vẫn chưa được tìm hiểu, nghiên cứu một
cách hệ thống, kĩ lưỡng. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn “Đời sống thị dân
trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Cho đến thời điểm hiện tại, Hồ Anh Thái luôn khẳng định mình là
nhà văn chuyên nghiệp, có bút lực sung sức và thái độ lao động nghệ thuật
nghiêm túc. Ông có nhiều đóng góp trong tiến trình cách tân bộ mặt văn chương
đương đại. Chính vì vậy, đã có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về
sáng tác của Hồ Anh Thái. Các bài viết và công trình này đều chú ý nhấn mạnh
đặc trưng bút pháp, giọng điệu, ngôn ngữ, cách tân nghệ thuật… của tác giả qua
mỗi tác phẩm.
2.2. Trước luận văn này, vấn đề đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái đã được một số tác giả đề cập đến song chủ yếu mới chỉ dừng lại ở những
tiểu thuyết riêng lẻ. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể điểm qua một số
các ý kiến sau đây:
Người và xe chạy dưới ánh trăng đánh dấu thành công bước đầu ở thể loại
tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng như vấn đề đời sống thanh niên thành thị
ông đặt ra trong đó. Tác phẩm đã nhận được giải thưởng văn xuôi 1986 -1990
của Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Về tác
phẩm này, tác giả Vũ Bão trong bài Bức tranh thu nhỏ thời hậu chiến đăng
trên báo Sức khoẻ và Đời sống năm 2003, nhận định:" Thành công của cuốn
tiểu thuyết đầu tay đã cổ vũ Hồ Anh Thái dấn thân vào công cuộc khám phá
mảnh đất đầy gai góc thời hậu chiến. Anh đã bắt trúng mạch nỗi đau truyền
kiếp của con người".
Tác giả Xuân Cang nhận ra: “Người và xe chạy dưới ánh trăng miêu tả
những con người, những quan hệ người trong một khu tập thể, nhưng phẩm
chất người hình thành từ cuộc đời xô bồ, loang loáng như cái cảnh nhọc nhằn
người và chiếc xích lô chạy dưới ánh trăng trong một đêm sau chiến tranh ở

Hà Nội” [51, 391].
Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế tập trung hướng về đời sống
thị dân. Tác giả Trần Thị Hải Vân trong công trình: Cõi người trong thế giới
nghệ thuật của Hồ Anh Thái có cái nhìn khái quát về đối tượng thị dân trong
tiểu thuyết của Hồ Anh Thái: “Tầng lớp thị dân trong tiểu thuyết của Hồ Anh
Thái gần như là cả một xã hội đông đảo nhưng có phần nhốn nháo, ở đó
những con người lương thiện tốt đẹp dường như quá hiếm hoi, ít ỏi (…) Hồ
Anh Thái lôi tất cả họ lên sân khấu trò đời, không chừa một ai, để phân tích,
soi ngắm, bình phẩm, chế giễu và cả lên án…” [53, 63].
Tác giả Phạm Chí Dũng trong bài Ám ảnh và dự cảm khẳng định vị trí
của cuốn tiểu thuyết này trong việc phản ánh đời sống thị dân hiện đại: “Trên
văn đàn Việt Nam trong khoảng mười mấy năm nay, chúng ta cũng đã đụng
chạm với nhiều sự thật về mặt trái của một xã hội đang bị tha hóa với tốc độ
nhanh về đạo đức được phơi bày ra trong không ít tác phẩm. Nhưng Cõi
người rung chuông tận thế có lẽ là một trong số ít những sự phơi bày được
văn học hóa thành công…” [53, 301].
Tác giả Phạm Anh Minh trong bài viết Cõi người rung chuông tận thế
từ góc nhìn Phật giáo, nhận xét về mặt trái của đời sống thị dân thể hiện trong
tác phẩm: “Với dung lượng ít (241 trang), lối viết hàm súc, nén chặt, Hồ Anh
Thái đã vạch ra mặt trái của cõi người hiện đại: Sự xuống cấp về mặt nhân
cách, đạo đức của nhiều lớp người; lối sống buông thả của những kẻ có tiền,
có quyền; sự thiếu trách nhiệm của con người, sự dung túng của xã hội;
những bất công trong cuộc sống…” [53, 330].
Sau Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái cho ra đời tiểu thuyết
Mười lẻ một đêm. Đây là tác phẩm khẳng định sở trường của Hồ Anh Thái
với đề tài đời sống thị dân.
Tác giả Trần Quỳnh Trang trong công trình Phong cách tiểu thuyết Hồ
Anh Thái đã nhận xét về thế giới nhân vật thị dân trong tiểu thuyết này như
sau: “Mười lẻ một đêm là tiểu thuyết trào lộng châm biếm sắc sảo nhiều thói
tật đáng cười của con người trong xã hội đương đại. Tác phẩm như một “tấn

trò đời” tập hợp nhiều chân dung biếm họa độc đáo thành thị, những nhố
nhăng kệch cỡm của đời sống thị dân” [64, 79].
Lê Thị Cần trong Giọng điệu nhại trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm đã
nhận định: “Tác giả kịch liệt phê phán lối sống gấp gáp xô bồ đang và sẽ cuốn
con người vào vòng xoáy của sự xa hoa tầm thường. Bộ mặt đô thị với những
nét đẹp riêng đang dần mất đi bởi một bộ phận không nhỏ thị dân đang trượt
dài trên con đường tha hóa, thậm chí là vật hóa” [9, 62].
Tác giả Ngọc Lan nhận xét khái quát: “Trong Mười lẻ một đêm người
ta thấy hiện rõ bộ mặt Hà Nội và Sài Gòn với sự “giàu xổi” của giới trí thức.
Sự kệch cỡm của những Phòng khách, sự tẻ nhạt của lớp thị dân, thói trưởng
giả của giới thượng lưu…” [57, 343].
Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái nhận định: “Thoạt nhìn, thấy nhà
viết tiểu thuyết kể lan man toàn chuyện đời sống thường nhật vặt vãnh của
một xã hội thị dân Việt Nam đương đại, đang trôi chảy, như hằng ngày ta vẫn
thấy. Nhưng đọc kỹ, ngẫm kỹ, lại thấy nhiều điều đáng khóc, đáng nghĩ, đáng
cười…” [57, 367].
Tiếp nối thành công khi viết về đề tài đời sống thị dân, năm 2012, Hồ
Anh Thái tiếp tục cho ra đời tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột.
Tác giả Thi Thi trong bài Chuyện đời sinh động đăng trên trang
có nhận xét về hiện thực đô thị được thể hiện trong tiểu
thuyết này: “Đó là một tiểu thuyết miêu tả hiện thực với ngồn ngộn chuyện
đời, ở các lĩnh vực. Từ chuyện buôn đất, làm sân golf, phá biệt thự cổ, ma túy
đến chuyện xã hội đại gia và chân dài, nữ doanh nhân ham việc quên lấy
chồng… và rất nhiều chuyện bi hài của các giới nghề nghiệp” (2011).
Trong bài Hồ Anh Thái lấy chữ mà chơi đăng trên báo Thể thao và văn
hóa số ra ngày 9-12-2011, nhà văn Đoàn Lê có nhận xét về xã hội lớp thị dân
được phản ánh trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột: “Mảng xã hội gồm
nhiều tầng lớp, muôn mặt đời thường, bỗng hiện ra trên một sân khấu rối, với
những con rối sinh động (…) mỗi người trong đám nhốn nháo ấy đại diện cho
tầng lớp họ không lẫn vào đâu được”.

Nhà phê bình Hoài Nam, trong bài Chuyện của người và chuột, đã nhận
xét về tác dụng xây dựng chân dung nhân vật thị dân theo lối biếm họa:
“Dựng lên những chân dung biếm họa trong tiểu thuyết này, nhà văn Hồ Anh
Thái đã cho thấy ở ông một sự nhạy cảm, một nhãn quan sắc bén, một năng
lực nhìn thấu cái xấu, cái giả, cái buồn cười trong các kiểu người thị dân hiện
đại” [36].
Những ý kiến trên đây đều đi đến một kết luận chung: Đời sống thị dân
là vấn đề cơ bản trở đi trở lại trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Tác giả tỏ ra
hết sức am hiểu mảng chủ đề này và thực tiễn sáng tác cho thấy ông đã thành
công. Các nhận xét đều điểm qua những thành công trên phương diện ngôn
ngữ, cách xây dựng nhân vật, sử dụng bút pháp…của nhà văn. Tuy nhiên,
phần lớn các ý kiến cũng mới chỉ dừng lại ở những tác phẩm cụ thể và cũng
chưa thật sự đi sâu khảo sát vấn đề khoa học này.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là Đề tài đời sống thị dân trong
tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
3.2. Phạm vi văn bản khảo sát
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tìm hiểu, khảo sát tất cả các sáng tác
của Hồ Anh Thái, kể các các tác phẩm thuộc các thể loại khác như truyện
ngắn, tiểu luận văn học… Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu và giới hạn của đề
tài, chúng tôi sẽ tập trung vào các tiểu thuyết sau đây:
- Người đàn bà trên đảo, (2003, Nxb Phụ nữ, Hà Nội )
- Trong sương hồng hiện ra, (2003, Nxb Phụ nữ, Hà Nội )
- Người và xe chạy dưới ánh trăng (2005, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội)
- Cõi người rung chuông tận thế, (2009, Nxb Lao động, Hà Nội)
- Mười lẻ một đêm, (2013, Nxb Trẻ, Hà Nội)
- SBC là săn bắt chuột, (2013, Nxb Trẻ, Hà Nội)
Đồng thời, khi cần thiết, luận văn cũng khảo sát tác phẩm của các tác
giả khác cùng viết về đề tài này như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu

Huệ, Phong Điệp, Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… để so sánh, đối
chiếu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhận diện vị trí của đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết của Hồ
Anh Thái.
- Chỉ ra những đặc điểm chính của đời sống thị dân và con người thị
dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
- Chỉ ra những nét chính về nghệ thuật thể hiện đời sống thị dân trong
tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp
loại hình, phương pháp phân tích - tổng hợp…
6. Đóng góp của luận văn
Sau khi luận văn hoàn thành, đây sẽ là công trình nghiên cứu tương đối
tập trung và hệ thống về đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung
chính gồm ba chương:
Chương 1: Nhìn chung về đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ
Anh Thái
Chương 2: Đặc điểm đời sống và con người thị dân trong tiểu thuyết
Hồ Anh Thái
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ
Anh Thái.
Chương1
NHÌN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ĐỜI SỐNG THỊ DÂN
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
1.1. Khái niệm thị dân và đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết
Việt Nam sau 1975

1.1.1. Khái niệm thị dân
Trong quan niệm truyền thống, khái niệm thị dân được hiểu tương đối
hẹp, chỉ những đối tượng là thợ thủ công, những thương gia, những người
buôn bán sống ở những khu dân cư sầm uất. Trong quan niệm hiện đại, nội
hàm khái niệm thị dân được hiểu một cách rộng rãi hơn. Theo Từ điển Tiếng
Việt do Hoàng phê chủ biên, thị dân là: “Người dân thành thị thời phong kiến,
chuyên sống bằng nghề thủ công hoặc buôn bán” [42, 938]. Đây mới chỉ là
một định nghĩa sơ lược, chủ yếu mới dừng lại ở phương diện nghề nghiệp và
chưa chỉ rõ được cấu trúc xã hội - lịch sử của khái niệm thị dân.
Bài viết Thị dân và văn hóa thị dân do tác giả Vũ Thị Phương Anh dịch
và giới thiệu trên báo Giáo dục Việt Nam (thứ 5, 10-10-2013) có cách hiểu
khái niệm thị dân đáng chú ý. Bài viết đặt ra những câu hỏi đi sâu vào những
vấn đề trọng tâm liên quan đến đối tượng này. Thị dân – tiếng Anh là urbanite
hoặc city-dweller - là gì? Một nơi như thế nào mới được xem là đô thị? Để
sáng tỏ vấn đề trên, bài viết sử dụng cách định nghĩa khái niệm “đô thị”, “thị
dân” trích từ từ điển mạng có tên là Từ điển Đô thị (urbandictionary.com):
“[Thị dân] là người sinh sống ở một trong những thành phố lớn trên thế giới,
có độ tuổi từ 17 đến 44. Là người tiêu dùng khá giả, có quan điểm sống lạc
quan và rất khác những người sống ở "thị trấn nhỏ" hoặc khu vực nông thôn”
[1]. Khái niệm này đã nêu lên một cách tương đối đầy đủ về khái niệm thị dân
trên những phương diện quan trọng như địa điểm sống và làm việc, độ tuổi, tư
tưởng sống…
Ngoài ra, bài viết còn trình bày một số đặc điểm cơ bản của thị dân.
Theo tác giả bài viết, “thị dân có 6 đặc điểm chính: Thiếu thời gian, tự hào về
văn hóa đô thị, có hiểu biết về truyền thông (media-literate), có ý thức về
thương hiệu hàng hóa, tiêu dùng theo thị hiếu (trend-sensitive) và có ý thức về
văn hóa.
Với mục đích xác định những đặc trưng cơ bản của con người thị dân,
trang www.diendan.org có đăng tải bài viết Hồn vía đô thị và cốt cách thị
dân. Bài viết nêu lên cách hiểu về khái niệm thị dân như sau: “Thị dân, nói

chung là những người có lối sống, sinh hoạt phù hợp với cơ cấu thời gian
hành chính, tác phong công nghiệp của đô thị, khác với dân cư ngoại ô hay
ven đô có những nghề nghiệp, sinh hoạt khác” [44]. Định nghĩa này lại chú ý
đến phương diện tác phong công việc của con người đô thị trong sự đối sánh
với các cư dân của những vùng khác.
Như vậy, ở mỗi cách hiểu về thị dân khác nhau đều có những hạt nhân
hợp lý riêng của nó. Từ những định nghĩa trên đồng thời qua những quan sát
từ hiện thực đời sống, chúng tôi đi đến cách hiểu về khái niệm thị dân trong
luận văn như sau:
Thị dân là người dân sinh sống ở thành phố, đô thị lớn. Họ là những
đối tượng có trình độ văn hóa khá cao, đời sống vật chất tương đối sung túc
hoặc giàu có, có hiểu biết về truyền thông, có thị hiếu thẩm mỹ khá tinh tế,
thường làm việc trong những ngành nghề có hàm lượng chất xám cao.
Phương thức sản xuất của thị dân khác hẳn với những vùng địa lý khác như
nông thôn hay miền núi.
Sống trong môi trường thành thị, được tiếp nhận những thành tựu về
mặt kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa… những cư dân này thường có trình
độ và kĩ năng lao động, cũng như lối sống và cách suy nghĩ, ứng xử mang tính
đặc thù, khác hẳn với người sống ở khu vực khác. Từ xưa đến nay, tầng lớp
này luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển xã hội.
1.1.2. Đề tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đến nay
Đời sống thị dân là một hiện thực phong phú lôi cuốn sự chú ý của
nhiều nhà văn trong mọi giai đoạn, đặc biệt là thời kỳ văn học sau 1975. Đề
tài đời sống thị dân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 là bức tranh đa dạng
của sự pha tạp nhiều mảng màu khác nhau trong xã hội. Nhiều tác giả thuộc
các thế hệ khác nhau đã khai thác đề tài này trên nhiều phương diện, góc
cạnh. Có thể kể đến nhiều tác giả như Ma Văn Kháng, Trung Trung Đỉnh,
Chu Lai, Lê Lựu, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn…
Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn đầu tiên nhận ra được sự thay
đổi của con người và cuộc sống đô thị trong thời buổi kinh tế thị trường. Sự

biến động đó được thể hiện ở những “tế bào” nhỏ nhất của xã hội – gia đình.
Trong mắt nhà văn, đời sống đô thị với một bộ phận dân cư đang dần dần bị
chi phối bởi lối sống xô bồ, chỉ biết chạy theo đồng tiền, địa vị, quyền lực mà
quên đi tình nghĩa, đạo lý. Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới
không có giấy giá thú, Côi cút giữa cảnh đời… là những tiểu thuyết hay viết
về đề tài này.
Trong Mưa mùa hạ, thông qua những số phận như của Trọng, của Nam và
một số nhân vật khác như của ông Cần, ba của Trọng, nhà văn đặt ra một vấn
đề xã hội lớn lao, khẩn thiết. Đó là cuộc đấu tranh của con người với cái xấu,
cái ác, với những biểu hiện tiêu cực, ngăn trở cuộc sống chân chính, cản trở
bước tiến của xã hội. Mùa lá rụng trong vườn chứng minh sức mạnh tàn phá
vô song của đồng tiền đến cuộc sống của mỗi gia đình (như tổ ấm của ông
Bằng) và của tất cả những con người trong đời sống hiện đại. Đám cưới
không có giấy giá thú viết về nhân vật trí thức đô thị với sự khao khát được
sống hết mình với sự nghiệp giáo dục song lại luôn bị gánh nặng cơm áo ghì
sát đất. Họ luôn khắc khoải, dằn vặt bởi sự sa sút về nhân cách người thầy
giáo, đầy lo âu, buồn tủi về cuộc đời.
Trung Trung Đỉnh, Chu Lai, Lê Lựu cũng là những nhà văn có nhiều tác
phẩm viết về đề tài đời sống thị dân rất thành công và sâu sắc. Với họ, không
khí của đời sống đô thị thời hậu chiến và những mâu thuẫn này sinh trong thời
kỳ đổi mới với bao vấn đề ngổn ngang đã thành động lực thôi thúc sáng tác.
Các nhà văn này chủ yếu tái hiện cuộc sống thị dân trong giai đoạn chuyển
tiếp từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.
Hai nhà của Lê Lựu chiếu ống kính vào một góc nhỏ nơi thành thị. Đó là
“một cái góc nhỏ đầy rẫy sự đểu cáng trong thành phố”, “cái tận cùng của xã
hội đã vỡ mất rồi, đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không ra đàn bà” [33,
42]. Phố của Chu Lai cũng là tiểu thuyết viết về đề tài đời sống thị dân. Phố
là tác phẩm về cơn lốc chuyển mình của một phố lính nói riêng và đất nước
nói chung. Gia đình Thảo – Nam trong Phố là một mái nhà hạnh phúc, êm ấm
nhưng rồi cuộc sống đời thường với những lo toan, mưu tính cuối cùng đã

khiến tổ ấm ấy phải tan vỡ. Sức mạnh của đồng tiền, những cám dỗ vật dục đã
đẩy Thảo từ một người phụ nữ ngoan hiền thành người đàn bà ngoại tình tội
lỗi. Còn Nam, vì không thể thích nghi với sự phức tạp của đời sống kinh tế thị
trường mà anh đã dần dần trở nên xa lạ, lạc lõng trong chính ngôi nhà mình,
với chính người vợ của mình.
Trung Trung Đỉnh cũng đề cập đến đời sống thị dân trong nhiều tiểu
thuyết. Tiêu biểu là Ngõ lõ thủng. Trong tác phẩm này, ông quan tâm nhiều
vấn đề của đời sống xã hội hiện đại, nhìn thấy mọi trật tự của đời sống con
người đều bị đảo lộn nghiêm trọng. “Lỗ thủng” ở đây thực chất là lỗ thủng về
nhân cách, lỗ thủng văn hóa trong từng con người. Ví như Xoay, một nhà văn
độc thân chỉ biết mê mải làm nghề và luôn chân thành, chân chất, thật thà
trong tình yêu với Sương mà không hề biết đến những toan tính cùng cách
sống thực dụng của cô. Sự va chạm giữa hai lối sống thực dụng, cơ hội với
chân thật, hồn nhiên ẩn dưới những câu chuyện tưởng chừng hài hước nhưng
không thiếu bi kịch. Một Ron, luôn luôn cúc cung tận tụy cho sự nghiệp, cứ
nghĩ cấp trên đã nói là phải đúng, đã đúng là phải làm, đã làm quyết không
sai, rốt cuộc ra về tay trắng, hóa thành một anh ngớ ngẩn, nhìn con chết mà
bất lực…
Có thể nói, thông qua sự thể hiện đời sống đô thị, văn học có thể phản ánh
rõ nhất sự biến đổi sâu sắc của một xã hội Việt Nam đang trên đà mở cửa, hội
nhập thế giới, với nhiều sự đổi thay tích cực nhưng cũng không ít bất ổn, xô
bồ Điều này còn được thể hiện khá thành công qua tiểu thuyết của Nguyễn
Việt Hà (với các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn…) và Đỗ
Phấn (với các tiểu thuyết Vắng mặt, Rừng người, Chảy qua bóng tối, Gần như
là sống…). Các tác giả này viết về đô thị với cái nhìn từ bên trong. Hình ảnh
đô thị và chân dung người thị dân đương đại trong những tác phẩm của họ
không phải bao giờ cũng đẹp, thường xấu là đằng khác, nhưng không thể phủ
nhận rằng bao giờ những cái viết ấy cũng thể hiện một sự thân thuộc đô thị,
bao giờ cũng đau đáu một “tâm thế thị dân”.
Trong Cơ hội của Chúa, nhiều thang bậc giá trị đời sống đã tan tành, đổ

vỡ. Thời thế hỗn loạn. Cả những niềm tin tôn giáo cũng trở nên mong manh,
đáng ngờ vực. Nguyễn Việt Hà đã dựng lên những con người, với hoàn cảnh
và lối sống khác nhau, song khá quen thuộc trong xã hội thị dân hiện đại.
Hoàng, có khả năng như “một nhà tư tưởng lớn” nhưng chỉ được xếp làm một
nhân viên trực điện thoại, yêu nhưng bị chiếm đoạt tình yêu, không tìm được
chỗ dung thân nơi nền văn minh kỹ trị. Nhã, người đàn bà xinh đẹp và tháo
vát, lao vào làm giàu như để giải thoát khỏi nỗi khao khát tình yêu nhưng
không được, và cũng không bao giờ có được một tình yêu đích thực. Tâm, em
Hoàng, một người có chí lớn, đã đặt sự nghiệp làm giàu lên trên hết, trên cả
tình yêu, trên cả học vấn, ước mơ là một triệu phú đô la đầu tiên, cũng không
thể đạt được ước vọng đó, bởi cơ chế xã hội không cho phép. Còn Bình, con
ông cháu cha, thông minh đẹp trai, có địa vị để đạt được tất cả, nhưng thực
chất vẫn không đạt được gì, bởi cái địa vị ấy là nguyên nhân của sức mạnh
cũng đồng thời là nguyên nhân của sự tha hóa (Hai bố con loạn luân, quan hệ
cùng một cô gái, muốn có tình yêu phải đi chiếm đoạt người yêu của anh ruột
bạn mình)
Tiểu thuyết Đỗ Phấn “lên án tất cả những thói rởm hợm của xã hội thị dân
đương đại nhưng lại cũng rất dễ dàng hòa tan vào nó, ngay ở cả chính những
cái rởm hợm ấy” [11, 246]. Ở các tiểu thuyết của ông, người ta thấy một đô
thị đang vỡ ra, đang bị cày xới, sục sạo trong cuộc chiến giữa bản thể và
những lai tạp nhố nhăng. Nếu như ở Vắng mặt là sự đào sâu vào bi kịch cá
nhân, loay hoay ở những vấn đề mang tính cá nhân thì ở Chảy qua bóng tối
lại có sự cực đoan khi cắt nghĩa các vấn đề của đô thị và những hệ lụy của nó
với cách nhìn rất dễ khiến những kẻ “ngụ cư chân chính” phải chạnh lòng. Đỗ
Phấn sẵn sàng chỉ ra cái sự nhộn nhạo của đô thị là do những kẻ nhập cư, là
do những bát nháo của “nửa kia thành phố”, phần đất mới nhập vào làm mất
thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Còn đến Rừng người, người ta đã thấy một đô thị
không hẳn là Hà Nội, một khái niệm đô thị ở tầm cao hơn, đã có sự liên kết
với các “đô thị vệ tinh”, các vùng nông thôn lân cận để vấn đề không còn là
của một đô thị riêng lẻ nào. Cùng với tiến trình mở rộng địa lý của Thủ đô,

không gian tiểu thuyết của Đỗ Phấn cũng có sự mở rộng để hướng tới một
Thủ đô rộng lớn hơn và cũng tượng hình hơn, để nói những vấn đề của thời
đại.
Bằng việc điểm qua một số tiểu thuyết tiêu biểu, ta có thể thấy, đời sống
thị dân thực sự đã trở thành đề tài quan trọng trong tiểu thuyết Việt Nam sau
1975. Muôn mặt đô thị hậu chiến và thời kỳ kinh tế thị trường được phản ánh một
cách sâu sắc, đa chiều, thể hiện những cách nhìn nhận, lý giải mới về hiện thực.
1.2. Hồ Anh Thái – một gương mặt nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
1.2.1. Cuộc đời, con người
1.2.1.1. Cuộc đời
Hồ Anh Thái là tác giả tiêu biểu của nền văn học sau Đổi mới. Ông
được đánh giá là nhà văn có vốn kiến thức, văn hóa phong phú và năng lực
sáng tác dồi dào. Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960. Quê gốc ở
Quỳnh Đôi – Nghệ An. Tuy vậy, nhà văn từng bộc bạch rằng chỉ biết quê qua
lời kể của cha mẹ mình. Bởi, ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội rồi trưởng thành
và công tác ở Hà thành từ bấy đến nay. Cuộc đời ông phần lớn gắn liền với
không gian đô thị ồn ã, phát triển từng ngày với tất cả những tiến bộ và hạn
chế của nó.
Năm 1977, Hồ Anh Thái tốt nghiệp THPT rồi theo học Đại học Ngoại
giao ngành Quan hệ Quốc tế. Sau khi tốt nghiệp (1983), ông tham gia viết báo
và làm việc tại Bộ ngoại giao, công tác ở nhiều quốc gia Âu – Mỹ, đặc biệt là
Ấn Độ, Iran. Năm 1995, ông nhận bằng Tiến sỹ văn hóa phương Đông.
Là người giỏi ngoại ngữ, có kiến văn hóa sâu rộng, ông còn là giảng
viên thỉnh giảng ở một số trường đại học của Mỹ như Đại học Tổng hợp
Washington… Hồ Anh Thái đến với nghề văn từ năm 17 tuổi. Từ đó đến nay,
mỗi tác phẩm của ông khi ra mắt luôn nhận được sự quan tâm của độc giả.
Ông thành danh khá sớm khi tuổi đời chưa đầy 20. Năm 1986, nhờ bước
ngoặt từ Đại hội Đảng lần thứ VI, cùng với sự chuyển mình của xã hội, đất
nước, văn học Việt Nam cũng dần sáng tạo theo quỹ đạo mới, đạt được nhiều

thành tựu. Trong dòng chảy đó, Hồ Anh Thái dần nổi lên như một gương mặt
tác giả xuất sắc của văn xuôi Việt Nam đương đại.
Năm 2000, ông được bầu làm chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội (đến năm
2010). Trong khoảng thời gian từ 2005 – 2010, ông được bầu là Ủy viên Ban
chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Hồ Anh Thái đã từng sống và làm việc
nhiều năm tại Ấn Độ và một số nước khác trên thế giới.
Hiện nay, Hồ Anh Thái đang làm việc tại Bộ ngoại giao, giữ chức vụ
Phó Đại sứ Việt Nam tại Iran.
1.2.1.2. Con người
Tài hoa, lịch lãm, có kiến thức văn hóa và chuyên môn sâu rộng, nhạy
cảm, hài hước là những từ có thể dùng gọi tên chính xác tuy chưa thật đầy đủ
khi nói về con người Hồ Anh Thái.
Với tư cách là một nhà ngoại giao, một nhà văn, hiếm có tác giả nào
được đi nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa khác nhau như Hồ Anh
Thái. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên ở ông một kiến
thức phong phú và phông văn hóa dày dặn, một cảm quan đời sống và văn
chương tinh nhạy, sắc bén.
Nhìn lại hành trình sáng tạo và những tư tưởng mà ông bộc bạch trong
quá trình sáng tác, có thể khẳng định rằng, Hồ Anh Thái là nhà văn đầy trách
nhiệm, nghiêm túc với ngòi bút của mình. Ngay từ khi mới bắt đầu sáng tác,
“Hồ Anh Thái tự đặt lịch: mỗi ngày tôi phải đều đặn viết ít nhất hai tiếng.
Người viết chuyên nghiệp phải thế, ngồi vào bàn là phải đủ kỹ năng để huy
động cảm hứng. Chờ cảm hứng dẫn thân tới là một thái độ lao động nghiệp dư
và có chút thần bí hóa nghề văn” [53, 249]. Hồ Anh Thái luôn sáng tác theo
mục đích và ý đồ nghệ thuật xác định, rõ ràng, chứ không chỉ trông chờ cảm
hứng đến như nhiều tác giả khác. Đó là một cách để chuyên nghiệp hóa, hiện
đại hóa ngòi bút. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa nhà văn xem nhẹ chất
xúc tác làm nên những tác phẩm văn chương – cảm hứng. Ông vẫn hết sức coi
trọng cảm hứng - một yếu tính của hoạt động sáng tạo nghệ thuật – chỉ có
điều ông luôn cố gắng để cảm hứng gắn kết tự nhiên, hài hòa và bền bỉ với

môi trường, hoàn cảnh sáng tạo cũng như cá tính của người viết. Về điều này,
ông nói thêm: “Tôi chỉ viết những gì tôi thích và hợp với mình, như vậy thì
không phải tự ép mình, không gò gẫm như đánh vật. Với mỗi nhân vật là
thêm một lần được sắm vai mới, mỗi hoàn cảnh tạo dựng ra cho nhân vật là
thêm một lần người viết được trải nghiệm, được phiêu lưu” [53, 252].
Hồ Anh Thái luôn coi trọng vấn đề lương tri và sự chân thật của người
cầm bút: “Tôi vẫn nghĩ nhà văn đích thực phải là người tử tế, nhưng không
thể nói là hơn hay kém những người khác. Cũng giống như nghề văn là một
nghề cao quý, nhưng không thể nói nó cao quý hơn nghề khác được. Còn
những cái mác, những danh hiệu thì… hãy coi chừng! Không khéo chỉ vì
những thứ ấy mà bênh ảo tưởng của nhà văn càng nặng đấy” [57, 347]. Điểm
đặc biệt ở con người này là làm ngoại giao nhưng trong cuộc sống lại ghét
thói đạo đức giả, không thích xu nịnh và những lời nói ngọt… Mặc dù ông
từng là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam,
nhưng ông luôn cho rằng “làm nhà văn thuần túy là sướng nhất, ta có thể tùy
thích ngồi viết suốt ngày chứ không phải chỉ có trích ra vài ba tiếng như bây
giờ” [57, 345-346]. Quan niệm này cho thấy ông là người luôn khao khát
được toàn tâm toàn ý sống với nghề văn mà mình theo đuổi.
Vốn là một người có địa vị, danh vọng và chắc chắn là đầy đủ về tiền
bạc, nhưng Hồ Anh Thái vẫn là một người lắng lòng để tìm thấy giá trị, ý
nghĩa đích thực của cuộc sống. Ông vẫn thường nhắn nhủ: “Trước khi đột tử,
hãy sống tử tế với mọi người và hãy sống cho cả chính mình nữa, đừng tự
biến mình thành cái máy chỉ biết công việc, chỉ biết kiếm tiền, chỉ biết làm
công cụ” [57, 346]. Những đặc điểm tính cách con người đã in dấu ấn đậm
nét vào văn chương ông.
Nhận xét về con người của Hồ Anh Thái, trong Nhà văn Hồ Anh Thái:
Một mình qua đường, tác giả Thiên Ý nhận xét: “Người đàn ông này không
thuộc bất cứ đám đông nào. Và dường như anh cũng không có cả cái thú vui
nhậu nhẹt của đàn ông. Anh yêu vẻ cô đơn đẹp đẽ của mình. Anh như một
hòn đá chìm trong lòng suối sâu, phải ngắm rất lâu ngày nước lặng mới gặp.

Nhưng chỉ cần mỗi tác phẩm mới của anh xuất hiện, ngay lập tức, có những
dư luận trái chiều. Người khen cũng nhiều người chê cũng lắm. Nhưng tuyệt
nhiên không có những lời nổi đóa hay thanh minh. Im lặng sống, im lặng viết.
Một mình. Chỉ có những con chữ xôn xao…”[68].
1.2.2. Hành trình sáng tạo
Năm 1978, khi mới vào tuổi hai mươi, đang là sinh viên trường Đại học
Ngoại giao, Hồ Anh Thái đã là tác giả văn xuôi có truyện ngắn đăng đều trên
báo Văn Nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội… Những truyện ngắn ban đầu của
Hồ Anh Thái tiêu biểu là Chàng trai ở bến đợi xe, Nói bằng lời của mình,
Mảnh vỡ của đàn ông…đã được người đọc chú ý bởi bút pháp mới mẻ và sự
sống thật chân thực. Trong hơn ba mươi năm cầm bút, ông đã cho ra đời gần
30 tập truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên
có lần đã phân kỳ lộ trình sáng tác của Hồ Anh Thái (một cách tương đối)
thành ba giai đoạn: Tiền Ấn Độ, Ấn Độ và hậu Ấn Độ.
Giai đoạn tiền Ấn Độ có thể có thể tính từ lúc Hồ Anh Thái bắt đầu viết
văn cho đến cuối những năm 1980. “Giai đoạn này, kênh giọng chủ đạo của
văn xuôi Hồ Anh Thái là trữ tình đôn hậu” [37, 91]. Ở giai đoạn đầu này, ông
hăng say đi vào khám phá và phản ánh hiện thực đời sống với những gam
màu hồng tươi, cảm xúc chân thành với một môi trường của cuộc sống học
sinh, sinh viên trong cuộc sống mới với nhiều khát khao hoài bão. Điều này
được thể hiện trong các truyện ngắn: Chàng trai ở bến đợi xe, Nói bằng lời
của mình, Mảnh vỡ của đàn ông. Tiêu biểu nhất cho tinh thần này là tiểu
thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng. Trong tác phẩm này, Hồ Anh Thái
thể hiện một ý tưởng khá sâu sắc rằng con người ta đi vào đời với đôi bàn tay
trắng, sạch sẽ và lương thiện, có khát vọng lớn lao lập thân, lập nghiệp. Vậy
mà đời cứ luôn muốn nhấn chìm con người ta vào sắc dục, vào những con
đường không lương thiện. Các nhân vật trong tiểu thuyết đều còn trẻ, Toàn,
Hiệp, Trang, Minh… mỗi người một thân phận, bị cuộc sống xô dạt về những
nẻo khác nhau và họ phải vật lộn với số phận trên đường đời. Với Người và
xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái đã khẳng định được tiềm năng của một

nhà văn còn có thể đi dài trên con đường văn chương. Giai đoạn này, ông còn
nỗ lực vượt thoát ra khỏi quán tính ngợi ca thường có của văn học để nhìn sâu
vào dòng chảy tâm lý bên trong của con người thời hậu chiến với tâm lý
hoang mang. Tiêu biểu cho sự chuyển hướng sáng tác này của Hồ Anh Thái
là hai tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo và Trong sương hồng hiện ra. Trong
đó đề cập những chấn thương to lớn về thể chất và tinh thần của những nữ
cựu chiến binh đi qua cuộc chiến tranh, trở thành quá lứa, lỡ thì. Sau chiến
tranh, họ đến làm việc trong một lâm trường trên đảo Cát Bạc. Ở đó không
còn âm vang tiếng súng nhưng họ phải tiếp tục chống lại những lại những
ham muốn nhục dục, và khao khát có một đứa con làm điểm tựa cuối đời. Dù
là nhà văn trẻ, nhưng Hồ Anh Thái đã mạnh dạn đặt ra vấn đề tình dục, về bản
năng con người và nhu cầu làm tròn thiên chức người phụ nữ. Trong tiểu
thuyết Trong sương hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã xây dựng được một cốt
truyện lạ: Trong cơn hôn mê cận kề cái chết do điện giật, nhân vật chính của
tiểu thuyết đã từ năm 1987 ngược thời gian trở lại năm 1967, khi anh ta còn
chưa ra đời. Ở đó anh ta gặp bà nội, bà ngoại, cha mẹ… Tất cả họ đều trẻ hơn
hai mươi tuổi so với chính họ so với thời điểm bắt đầu kể chuyện. Điều quan
trọng hơn là họ sống hồn nhiên, chân tình, cởi mở hơn, đối xử thân ái với
nhau hơn so với hai mươi năm sau. Chính những điều này là sự báo hiệu
những sự đổ vỡ tất yếu của một trật tự xã hội mới với lối sống kinh tế thị
trường ngày càng thịnh hành.
Giai đoạn Ấn Độ ghi dấu quãng thời gian sáu năm (1988 - 1994) Hồ
Anh Thái sống và làm việc trên đất nước Ấn Độ. Đây là giai đoạn trung tâm
của sự phân kỳ nói trên. Được sống và làm việc trong môi trường mới, ông
say sưa học hỏi, tìm hiểu miền đất này. Là một công chức trong ngành ngoại

×