Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Dấu ấn văn hóa nam bộ trong ký của lý lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.18 KB, 95 trang )



*****


 !"!"
"#$%&

'()*+,


*****


 !"!"
 /0123456
7*))*+)+


"#$%&
89:2/9;.8<=.>/?5/01@A$B$B'C
'()*+,
"
D5.8
EF
+B"G<?1/0.HI4J2
+B+B Văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo của con người, vừa là môi
trường nhân tạo để nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Cùng với thiên nhiên thứ nhất do tạo hóa tạo nên, văn hóa trở thành môi
trường sống của con người, văn hóa được nhìn nhận là động lực của sự tiến
bộ xã hội… Văn học vừa là văn hóa, vừa biểu hiện văn hoá, cho nên văn học


cũng là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình
ảnh của văn hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là những vẻ
đẹp của văn hoá truyền thống dân tộc, văn hóa Hà Nội trong ký của Nguyễn
Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng…, là những vẻ đẹp của văn hoá người Việt qua
tùy bút Quê hương tôi của Tràng Thiên, v.v Văn hoá tác động đến văn học
không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt
động tiếp nhận của bạn đọc.

Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng bởi sự đóng góp
của văn hóa nhiều vùng miền, phong phú đa dạng nhưng thống nhất, biểu
hiện đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, bản sắc dân tộc. Nền văn hóa ấy tạo
nên sức mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống của dân tộc, bao hàm các
giá trị đặc trưng, tiêu biểu, phản ánh diện mạo, truyền thống, bản lĩnh, phẩm
chất, tâm hồn, lối sống của dân tộc. Văn hóa dân tộc Việt Nam là sự tập hợp,
kết tinh những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam ở nhiều vùng khác nhau, trải khắp ba miền Bắc – Trung – Nam
(Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ). Đấy là những giá trị được vun đắp nên qua lịch
sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tuy đều là biểu hiện
của văn hóa dân tộc, nhưng văn hóa mỗi vùng miền khác nhau lại có những
đặc điểm độc đáo riêng… Có lẽ chỉ có nhà văn là người nói được những nét
riêng độc đáo này của văn hóa vùng miền một cách tinh tế, hấp dẫn nhất.
Dấu ấn văn hoá vùng miền trong các sáng tác văn học (bất cứ ở thể
loại nào), nhất là của những tác giả có phong cách, là một vấn đề lớn, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với những tác giả lấy văn hoá vùng miền
làm đối tượng chiếm lĩnh, vấn đề này càng có ý nghĩa
+B)B Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, ký là một thể loại có vai trò
hết sức quan trọng, nhất là trong phản ánh, thể hiện các biểu hiện của văn
hóa dân tộc, văn hóa các vùng miền trên đất nước. Rất nhiều tên tuổi lớn mà
sự nghiệp sáng tác được khẳng định bằng thể ký ở nội dung này. Nhiều
trang ký đặc sắc của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc

Tường, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Bình Nguyên Lộc, Băng Sơn,
Võ Phiến, Lý Lan không chỉ mang tới cho độc giả những tri thức, nhận
thức mới mẻ, hấp dẫn về văn hóa vùng miền, mà còn góp phần vun đắp tâm
hồn, tư tưởng tình cảm cho họ. Chẳng hạn, đọc Thương nhớ mười hai của
Vũ Bằng, độc giả miền Nam có thêm hiểu biết tường tận về mảnh đất, văn
hóa và tấm lòng của con người xứ Bắc. Tất cả là hồi quang của một thời quá
khứ xa xưa, nhưng khi được biểu đạt bằng giọng văn đằm thắm nghĩa tình,
4

đau đáu nhớ thương, bỗng trở nên lung linh cao quý như những mảnh hồn
thiêng dân tộc, từ đây người đọc càng yêu hơn quê hương, đất nước mình.
+BKB Lý Lan - một nhà văn chuyên nghiệp, từng sống ở Sài Gòn, Nam
Bộ, am hiểu văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ. Tất cả các bài ký, tập ký của bà đều
tập trung về văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ, lấy đây làm đối tượng nhận thức,
phản ánh và thể hiện
Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và chính là Nam Kỳ
từ khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945. Nam Bộ là một trong ba
vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ).
Văn hóa Nam Bộ, có thể chia thành ba tiểu vùng: tiểu vùng Đông Nam Bộ,
tiểu vùng Tây Nam Bộ, và tiểu vùng Sài Gòn. Mảnh đất lành này là nơi có
sự gặp gỡ trọn vẹn và diễn ra sự giao thoa văn hoá của 4 cộng đồng dân tộc
Việt, Hoa, Chăm, Khơ-me tiêu biểu cho cả Nam bộ, trong đó người Việt là
chủ thể chính. Hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một
vùng đất đa tộc người, văn hoá Nam Bộ có nhiều nét riêng độc đáo
Từng được sống trong môi trường văn hóa Nam Bộ, am hiểu văn hóa
Sài Gòn, Nam Bộ, Lý Lan ấp ủ khát vọng viết về nó với tất cả tấm lòng gắn
bó yêu thương của mình, viết về nó với cảm nhận và cái nhìn riêng của
mình. Chính vì vậy, Văn ho Nam B trong k ca L Lan là vấn đề có ý
nghĩa sâu sắc trên nhiều phương diện…
)BL249M.8.8/2N.1OPQJ82;2/R.1S5HI4J2

)B+B
Dấu ấn văn ho Nam B trong k ca L Lan
)B)B
Đề tài bao quát toàn bộ ký của Lý Lan, gồm bảy tập đã được xuất bản:
Chân dung người Hoa (1994)
Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi (1998)
Khi nhà văn khóc (1999)
Dặm đường lang thang (1999)
5

Miên man tùy bút (2007)
Bày tỏ tình yêu (2009)
Ở ngưỡng cửa cuc đời (2010)
Và một số bài đăng trên ( />Ăn cho Tiều, Bông chùm bao, Chuyện làm ăn, Chùa Minh Hương, Du
xuân, Đêm Sài Gòn nghe ếch nhi kêu, Múa lân, Người trong hẻm, Sài Gòn
về sng, Sỏi và đ, Thư viết ở Sài Gòn.
KB"T1/UVQW.HI.8/2N.1OP
KB+B !! "#
Lý Lan sáng tác bằng nhiều thể loại, với khá nhiều đề tài. Tuy nhiên,
công trình nghiên cứu về thế sáng tác của bà còn ít.
Trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, số 24, ngày 15 – 6 - 1985,
Nguyễn Thị Thanh Xuân nhận định: “Lý Lan là cây bút sớm được dư luận
chú ý. Với cách viết giản dị mà linh hoạt, đậm đà chất Nam Bộ, Lý Lan thể
hiện phong cách của mình ngay từ những tác phẩm đầu tay”. Sau đó một
thời gian, năm 1994, cũng trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày
18 - 8 - 1994, Nguyễn Thị Thanh Xuân giới thiệu tập truyện ngắn Cỏ ht
của Lý Lan in chung Trần Thùy Mai. Theo tác giả, “Trong những trang viết
của cây bút mới vào nghề như Lý Lan, chúng ta bắt gặp đây đó hình ảnh tác
giả: Lý Lan đang trong giai đoạn tự ngắm mình”. Nhà văn Sơn Nam qua tập
truyện ngắn Chiêm bao thấy núi của Lý Lan (Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí

Minh, 19910 nhận thấy ở Lý Lan “Cái tươi trẻ, cái bình dân và sự ranh mãnh
của những cô gái trẻ Sài Gòn xưa và nay. Nhất là có phẩm cách” [40; 4]
Khi Mt góc phố Tàu của Lý Lan (Nxb Hội Nhà văn, 2000) ra đời,
Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu, ông khẳng định phong cách văn
xuôi Lý Lan “chính là nằm trong cái mạch của văn xuôi Nam Bộ. Cây bút
này đã tiếp nhận một cách hồn nhiên kinh nghiệm của người đi trước để rồi
trong hoàn cảnh của mình, thêm vào đó những sắc thái mới, làm nên một
giọng điệu mới…là một tiếng nói điềm đạm, không làm điệu, làm ồn, tự tin
6

ở sự tồn tại của mình, do đó là một tiếng nói dễ gần, dễ thông cảm. Chị đã
viết được đều, viết nhanh, viết khỏe, có thể tin là trước mắt chúng ta một
phong cách đã hình thành, một mạch văn đã khơi nguồn và đang chảy xiết
chứ không phải là một sự “viết cho vui” hoặc ghé qua nghề nghiệp chốc lát
rồi lại bỏ” “Riêng với Lý Lan, do hoàn cảnh riêng là lớn lên ở một miền
đất mà người Hoa sinh sống tập trung, chị lại có dịp nói kỹ về sinh hoạt của
cộng đồng này, từ chuyện làm ăn, một tiệm chạp pô, tiệm nước tới việc viết
chữ ghi lại bút tích ngày xuân… với những con người bảo ban nhau làm ăn,
những con người nghèo nghèo, tội tội, đang vật lộn kiếm sống và kiếm cách
thích nghi với mảnh đất mới”[74; 12-15]. Vương Trí Nhàn đã đặt văn xuôi
của Lý Lan trong mạch văn xuôi Nam bộ cùng với Hồ Biểu Chánh, Lý Văn
Sâm, Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Trang Thế Hy v.v Theo Vương Trí
Nhàn, Lý Lan có “lối kể chuyện mộc mạc”; lối hành văn “tự nhiên mà
không bao giờ mang tiếng trau chuốt, đẽo gọt”, “Qua những trang sách
của chị, người ta thấy hiện lên một phần hình ảnh xã hội sau chiến tranh với
những xáo trộn nghiệt ngã, và những đổi thay mà trước đây không ai ngờ
tới. Song cái chính là qua những trang sách ấy, người ta cảm thấy như được
gặp gỡ với một tâm hồn nhạy cảm, biết nhìn đời một cách nhân hậu để tìm
ra những vẻ đẹp và bất chấp mọi sự oái oăm rắc rối, vẫn có được một thái độ
phải chăng, hợp lý, giữ lấy niềm tin cho riêng mình”[74]. Khi đặt Lý Lan

bên cạnh một nhà văn gốc Hoa là Hồ Dzếnh, Vương Trí Nhàn nhận ra nét
đặc biệt trong tâm lý sáng tạo của cả hai nhà văn, đó là “cái cảm giác về một
"thân phận kép" đã trở thành ám ảnh” [74] và hành động viết như một sự
giãi bày những tình cảm sâu nặng trong lòng. Nhìn chung, bài viết của
Vương Trí Nhàn đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về các sáng tác của Lý Lan
[].
Các tác giả Ngô Thị Kim Cúc (“Những người đàn bà bị thất lạc”, báo
Thanh niên, 3/2008), Trần Thuỳ Mai (“Lý Lan, người đi xuyên tường”, báo
Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Ch nhật, tháng 6/2008), Hà Tùng Sơn
7

(giới thiệu Tiểu thuyết đàn bà, sachhay.com) có những cách nhìn khác nhau
về Tiểu thuyết đàn bà.
Ngoài ra, cũng cần kể đến một số bài phỏng vấn Lý Lan, như: “Người
phụ nữ luôn mơ ước làm chủ cuộc sống” (Báo Người lao đng, website
nld.com.vn), “Lý Lan: với văn chương tôi không có tuổi” (phongdiep.net),
bài phỏng vấn của Ngô Thị Kim Cúc (thanhnien.com.vn) nói về hoạt động
sáng tác văn học thiếu nhi của Lý Lan; bài phỏng vấn “Lý Lan, 16 năm cho
Tiểu thuyết đàn bà” (tại buổi giao lưu với bạn đọc ngày 13/3/2008, đăng tải
trên website:
Trong Thơ văn nữ Nam B thế kỷ XX (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
2002), người biên soạn công trình này đã nhận xét về tạp văn Lý Lan: “viết
nhiều về người Hoa, về con cháu của một dân tộc đã sinh sống, gắn bó, hòa
nhập với mảnh đất này từ bao đời nay…nhưng không thấy hiển hiện nỗi
niềm xa xứ, nỗi sầu xứ mênh mang của một người xa lạ, “thiếu quê hương”
(chữ dùng của Nguyễn Tuân) hay u trầm, huyền bí” mà chỉ thấy vẻ hiền
lành, đơn sơ, mộc mạc của một cộng đồng người giàu đức tính chia sẻ và
cảm thông” [1; 686]
Tháng 2 năm 2007 trên website: , tác giả Anh
Vân viết bài “Lý Lan - người đàn bà hồn nhiên với chữ”. Trong bài viết này,

Anh Vân gọi Lý Lan là “người bạn ham chơi, chân thành của chữ nghĩa” và
với chữ nghĩa, Lý Lan có “mối quan hệ quấn quýt như tình nhân”. Tác giả
bài viết cũng nhận ra nét hồn nhiên không chỉ toát ra từ con người mà còn
thể hiện rõ trong giọng văn, ngôn ngữ của Lý Lan” và khẳng định sự trong
sáng, dễ thương đã trở thành một trong những nét riêng hấp dẫn ở giọng
điệu của Lý Lan.
Bài viết “Lý Lan: Tình yêu vẫn còn nguyên vẹn” của Tường Vy đăng
trên báo Saigongiaiphongonline là bài viết ghi lại những hoạt động và đóng
góp của Lý Lan tại buổi Tổ chức Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ
5, nhân dịp đón tết Mậu Tý, 2008. Qua bài viết này tác giả cũng hé mở một
8

số chi tiết về cuộc đời của nhà văn thông qua câu trả lời của nhà văn với bạn
đọc.
Tác phẩm của Lý Lan trở thành đề tài nghiên cứu cho một số luận văn
thạc sĩ, như Đặc điểm truyện ngắn L Lan của Lê Thị Huỳnh Lan (Cao học
15 Đại học Vinh), Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự ca L Lan của
Nguyễn Thị Hà (Cao học 16 Đại học Vinh), Đặc điểm tạp văn ca L Lan
của Lê Tiến Dũng (Cao học 16 Đại học Vinh).
KB)B$"%!&'()*+,-%.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề văn hóa Nam Bộ trong ký Lý Lan thể nói
còn trống vắng. Chỉ có một vài bài viết có đề cập một vài chi tiết về nội
dung và cách viết ký của bà.
Ký là một thể loại được Lý Lan viết nhiều, song thể loại này của bà
chưa thu hút được sự quan tâm cần thiết, đúng mức của giới nghiên cứu.
Những đánh giá chủ yếu dành cho truyện ngắn và đặc biệt cho cuốn tiểu
thuyết mới xuất bản gần đây của bà: Tiểu thuyết đàn bà, còn ký thì mới chỉ
có một vài bài viết lẻ tẻ in trên các báo. Tác giả Việt Bằng trong bài “Đọc
Miên man tuỳ bút của Lý Lan” đăng trên vietbang.com đề cập đến hai nội
dung: “Miên man tùy bút là tập hợp của 11 đoản văn (personal essays,

nonfiction) không có đề tài mà chỉ được đánh số từ 1 đến 11. Tất cả đều liên
quan tới tác giả từ thủa ấu thời mẹ mất sớm, theo cha về Chợ Lớn cho đến
khi thành công trong sự nghiệp và thành danh trong cuộc đời” và: “Trong
Miên man tùy bút, nhiều đoạn được diễn tả bằng những mẩu đối thoại thay
vì miêu tả hay thuật truyện. Viết đối thoại cũng là một sở trường của Lý
Lan”[8].
Trên đài Châu Á tự do, tác giả Mặc Lâm cho phát bài: “Nhà văn nữ Lý
Lan, một cây viết có sức sáng tác đa dạng” trong đó chủ yếu tập trung phân
tích, làm rõ cách viết, nghệ thuật kể chuyện của Lý Lan. Với cái nhìn có tính
hiện thực, Mặc Lâm đã khái quát: “Qua nhiều tác phẩm, Lý Lan có khuynh
hướng miêu tả đời thường dưới cái nhìn của một nhà báo hơn là một nhà
9

văn. Chị ghi nhận sự kiện và sắp xếp chúng bằng những trình tự mà sự kiện
liên tục xảy ra và không hoa mỹ, hư cấu”[61]. Điều đáng chú ý của Lý Lan
là tác giả luôn đưa hình ảnh cuộc sống sống động vào văn chương, làm cho
văn chương giàu hơi thở. Mặc Lâm phát biểu: “Bằng trực giác của một
người nữ, chị lặng lẽ quan sát những gánh hàng rong đang ngày ngày sinh
hoạt mà chị gọi chung là những cái chợ hàng rong”[61].
Tháng 4 năm 2008, báo Thể thao & Văn ho, số 111 cho đăng bài “Lý
Lan: Mẹ đưa con đến trường mãi là biểu tượng đẹp nhất” của tác giả Yên
Khương. Đây là bài viết về tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường
(chương trình văn học lớp 7): Cổng trường mở ra của Lý Lan. Yên Khương
đã giành những ưu ái cho nhà văn khi ngợi ca “những tâm sự rất dung dị
nhưng lại vô cùng cảm động như chính giọng văn của bà”[38]. Nguyễn
Long Khánh trong bài giới thiệu cuốn Miên man tùy bút trong
tonvinhvanhoadoc.vn đã có những nhận xét sơ bộ về hình thức của cuốn tùy
bút: “Một cuốn sách giản dị, mộc mạc chân thành: Người viết nhớ đến đâu,
viết đến đó, không sắp đặt cũng không chú ý lắm đến hình thức, nghệ thuật
thể hiện”[35]… Về mặt nội dung, Nguyễn Long Khánh khẳng định Miên

man tùy bút là cuốn sách “ thật ấm áp tình đời, tình người, có sức quyến rũ
dịu dàng lay động mỗi trái tim người đọc. Nó như một dòng suối mát trong
róc rách giữa ngày nắng hạ mang đến niềm vui, hy vọng và sức mạnh tiềm
ẩn để chúng ta ngẩng cao đầu đi trong cuộc sống”[35].
Các tác giả biên soạn công trình Thơ văn nữ Nam B thế kỷ XX (Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) nhận xét: Lý Lan “viết nhiều về người Hoa,
về con cháu của một dân tộc đã sinh sống, gắn bó, hòa nhập với mảnh đất
này từ bao đời nay…nhưng không thấy hiển hiện nỗi niềm xa xứ, nỗi sầu xứ
mênh mang của một người xa lạ, “thiếu quê hương” (chữ dùng của Nguyễn
Tuân) hay u trầm, huyền bí” mà chỉ thấy vẻ hiền lành, đơn sơ, mộc mạc của
một cộng đồng người giàu đức tính chia sẻ và cảm thông” [1; 686]
10

Nhìn chung, các bài báo nghiên cứu về ký và đặc biệt là vấn đề văn hóa
Nam bộ trong ký của Lý Lan vẫn còn quá ít ỏi, sơ sài, nếu không muốn nói
là chưa có.
,BX1HY1/QJ./236QX.8/2N.1OP
,B+B /0
Qua tìm hiểu, khảo sát dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong ký của Lý Lan,
luận văn nhằm xác định đây như là một thành tố quan trọng tạo nên thành
công và nét riêng trong phong cách ký của Lý Lan, cũng từ đây, đề xuất một
số vấn đề về có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về tiếp nhận và nghiên cứu dấu
ấn văn hoá vùng miền, địa phương trong các sáng tác văn học…
,B)B )1* /
4.2.1. Đưa ra một cái nhìn khái quát về Lý Lan và thể loại ký trên
hành trình sáng tạo của nhà văn
4.2.2. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những biểu hiện của văn
hoá Sài Gòn, Nam Bộ trong ký của Lý Lan.
4.2.3. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định nghệ thuật thể hiện văn hoá
Sài Gòn, Nam Bộ của ký Lý Lan.

Cuối cùng rút ra một số kết luận về thành công của ký Lý Lan khi có
sự tham gia của thành tố văn hoá văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ (gọi chung là
văn hoá Nam Bộ)…
ZBA/9[.8\/]\.8/2N.1OP
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong
đó có các phương pháp chính: phương pháp liên ngành, phương pháp thống
kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh -
loại hình, phương pháp cấu trúc - hệ thống
7B^.88^\QJ1WP4D_11S5`Pa.Q
7B+B ##2
- Luận văn là công trình đi sâu tìm hiểu sự phản ánh và thể hiện văn
hoá Nam Bộ của ký Lý Lan với cái nhìn tập trung và hệ thống.
11

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu, nghiên cứu ký Lý Lan nói riêng, ký Việt Nam đương đại nói
chung…
7B)B$-345 "
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Thể loại ký trên hành trình nghệ thuật của Lý Lan
Chương 2: Văn hoá Nam Bộ trong nhận thức của ký Lý Lan
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hoá Nam Bộ của ký Lý Lan
/9[.8+
b" !cd
$'#"!"
+B+BJ./4De./U].84R?.8/34/Pa41S5./JQ "G"5.
+B+B+B67 "89)*+,  ":
1)*1
Nhà văn Lý Lan tên thật là Lý Thị Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957

tại quê mẹ làng Bình Nhâm, huyện Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Hiện
nay, Lý Lan đã lập gia đình với giáo sư Sử học người Mỹ tên là Mart
Stewart và sống ở hai nơi Hoa Kỳ và Việt Nam.
Thuở nhỏ, Lý Lan sống ở quê ngoại. Làng Bình Nhâm là vùng đất nổi
tiếng với những vườn cây trái xum xuê, những làng nghề truyền thống lâu
đời của vùng đông Nam Bộ. Đi đâu, làm gì Lý Lan cũng nhớ về nơi chôn
12

nhau cắt rốn - nơi mà Lý Lan trìu mến gọi đó là quê mẹ, nơi mà ở đó đất và
người đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của bà: “Quê mẹ và tuổi thơ ở
quê mẹ là mạch nước ngầm của đời tôi. Khi nào khát tình cảm, khát đề tài,
khát cảm hứng, thì tôi lại tìm về cái mội nước ấy…” [49].
Cha Lý Lan là người Quảng Đông, Trung Quốc. Ông di cư đến Việt
Nam từ nửa đầu thế kỷ XX. Nhà văn là kết quả của mối tình không biên giới
Hoa - Việt. Khi nhắc đến quê nội, Lý Lan không nói về một vùng đất cụ thể
mà là một ký ức, một tiềm thức qua lời kể của cha: “Lối mòn nào Lỗ Tấn đã
đi qua thành đường. Và vầng trăng nào Lý Bạch đã ngẩng đầu nhìn rồi nhớ
cố hương”. Mẹ mất sớm, Lý Lan ở với cha “người đàn ông di dân mù chữ”,
nhưng chính tâm hồn cao thượng của ông đã gợi mở lòng yêu thích học
hành và niềm say mê văn học cho con gái mình. Khi theo cha rời làng Bình
Nhâm vào sống ở Sài Gòn - Chợ Lớn, Lý Lan tiếp tục học tập nhờ sự mưu
sinh nhọc nhằn của người cha. Lý Lan tốt nghiệp đại học Sư phạm, trở thành
nhà giáo rồi thành nhà báo, nhà văn nhà thơ, nhà biên kịch điện ảnh, nhà
dịch thuật nổi tiếng được nhiều độc giả ưu ái, mến mộ.
Những ngôi trường ghi dấu tuổi học trò của nhà văn Lý Lan là trường
tư thục Trung Chánh, trường tiểu học cộng đồng Chợ Quán, trường trung
học Gia Long và trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Lý Lan
đã trưởng thành và gắn bó sâu sắc ở thành phố năng động này. Sài Gòn là
nơi níu giữ tâm hồn nhà văn Lý Lan lâu nhất, bền nhất. Nơi đó, Lý Lan có
“cả tỷ chuyện về Sài Gòn - Chợ Lớn”. Bởi Sài Gòn trong Lý Lan là “một

thành phố hào phóng và bình dân, năm bảy triệu con người của thành phố đã
quyến rũ tôi bằng những bí ẩn của sức sống và sự hồi sinh kỳ lạ”.
Lý Lan yêu thích văn chương từ nhỏ. Khi đỗ vào đại học Sư phạm, cô
sinh viên khoa ngoại ngữ Lý Lan vẫn “chưa đành từ bỏ mộng văn chương,
có lúc nào rảnh là vào thư viện mượn sách văn học và giáo trình khoa văn
mà đọc” [51]. Truyện ngắn đầu tay Chàng nghệ sĩ in trên Báo Tuổi trẻ và
được giải thưởng vẫn chưa đưa Lý Lan đến với nghiệp văn chương. Chuyến
13

đi thực tế ở Tây Ninh đã giúp Lý Lan sớm thực hiện ước mơ làm nhà văn
của mình: “Khi đất nước thanh bình, tôi vừa mười tám tuổi, đang cắp sách
đến trường, chưa từng ra khỏi thành phố, chỉ nhìn thấy chiến tranh trên màn
ảnh nhỏ” [51]. Đến khi tận mắt chứng kiến mảnh đất cha ông bị bom cày
đạn xới Lý Lan đã “đứng lặng người bàng hoàng trước mảnh đất dày đặc hố
bom”. Và từ giây phút “lòng rưng rưng muốn khóc” Lý Lan “không còn
nhìn sự vật bằng đôi mắt hững hờ lướt trên bề mặt. Từ ấy, chị bắt đầu con
đường cầm bút.” [68,105].
Khi nhắc đến Lý Lan, người ta thường kèm theo danh xưng “cô giáo
dạy tiếng Anh” như một lợi thế rất riêng của một nhà văn. Bà từng cắt
nghĩa: tiếng Anh là ngôn ngữ thời đại, người thích học tiếng Anh ít nhiều có
óc khoáng đạt, nói chung là những người “giữ được nhịp tim mình đập
tương đối cùng nhịp với phần sôi động nhất của cuộc sống hiện nay”.
Lý Lan dạy học ở trường trung học Cần Giuộc (Long An) từ năm 1980.
Nhà văn cho rằng cô giáo viết văn có những thuận lợi riêng: “Bằng việc dạy
học, tôi thiết lập quan hệ hai chiều với những người trẻ tuổi có đầu óc
khoáng đạt, mới và dám”. Bà không quên hình ảnh những đứa học trò đen
đúa, gầy gò cứ lặng lẽ đạp xe “hộ tống” cô giáo suốt chặng đường hàng chục
cây số, cho đến khi thấy cô lọt vào quầng sáng thành phố mới chịu quay về.
Chính những ánh mắt ngây thơ, tâm hồn trong sáng của học trò đã giúp Lý
Lan vượt qua được chính mình. Đó cũng chính là hành trang giúp nhà văn

viết những đề tài nhà giáo, tuổi trẻ hấp dẫn độc giả bằng những trải nghiệm
thực tế. Năm 1984, Lý Lan về dạy ở trường Hùng Vương. Những năm sau
đó là trường Lê Hồng Phong, trường Đại học Văn Lang. Đến năm 1997, Lý
Lan chuyển sang làm báo, dành nhiều thời gian cho viết lách và chấm dứt
hẳn nghề dạy học.
+B+B)B%;<  ": -=!%
Lý Lan bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng truyện ngắn Chàng nghệ sỹ
(tác phẩm ra đời năm 1978 sau chuyến đi lao động thực tế về nông thôn của
14

Lý Lan). Đây chính là thành công bước đầu trong văn nghiệp Lý Lan. Từ
đó, bà tiếp tục sáng tác truyện ngắn đều đặn đăng trên báo Tuổi trẻ, Văn
nghệ, Phụ nữ thành phố Với thế mạnh ở vốn văn hóa, vốn sống phong
phú, một trí tuệ thông minh, một tâm hồn nhạy cảm, Lý Lan đã chứng tỏ tài
năng đa dạng của mình trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tuỳ
bút, ghi chép, văn học dịch…
Cho đến nay, Lý Lan đã cho xuất bản một khối lượng tác phẩm khá lớn
với nhiều thể loại khác nhau. Trước hết cần nói đến truyện ngắn, có: Cỏ ht
(1983), Chút lãng mạn trong mưa (1987), Chiêm bao thấy núi (1991),
Truyện (1992, in chung, gồm Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Hải
Chi), Đất khch (1995), Dị mng (1999), Qúa chén (2000), Mt góc phố
Tàu (2001), Truyện ngắn bốn cây bút nữ (2002), Người đàn bà kể chuyện
(2006), Hồi xuân (2009).
Truyện viết cho thiếu nhi, có: Ngôi nhà trong cỏ (1984), Hi lồng đèn
(1991), Những người lớn (1992), Mưa chuồn chuồn (1993), Bí mật ca tôi
và thằn lằn đen (1996), Ba người và ba con vật (2002)
Về tiểu thuyết, có: Lệ Mai (1998), Tiểu thuyết đàn bà (2008)
Lý Lan còn viết cả kịch bản phim: Nơi bình yên chim hót (1986), Đất
khch (2000).
Về ký (bao hàm nhiều thể: tạp văn, tùy bút, ghi chép,…), có:

Chân dung người Hoa (1994), Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi (1998)
Khi nhà văn khóc (1999)
Dặm đường lang thang (1999)
Miên man tùy bút (2007)
Bày tỏ tình yêu (2009)
Ở ngưỡng cửa cuc đời (2010)
Về thơ:
Thơ L Lan, Lưu Thị Lương, Thanh Nguyên (1999)
Qun bạn (in chung, 2001)
15

Là mình (2005)
Về dịch thuật: Harry Potter
Đóng góp của Lý Lan cho văn học Việt Nam hiện đại là rất đáng được
ghi nhận. Một số giải thưởng văn học mà bà đã được nhận đã chứng minh
cho điều đó. Truyện ngắn Chàng nghệ sỹ đạt giải Khuyến khích cuộc thi văn
xuôi Tuổi trẻ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Ch nghĩa xã hi của Thành đoàn
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1978. Truyện ngắn Cỏ ht đạt giải Nhì cuộc
thi văn xuôi của báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,năm 1981. Tập
truyện Ngôi nhà trong cỏ đạt giải thưởng văn học thiếu nhi của hội Nhà văn
Việt Nam, năm 1984. Truyện ngắn Đêm không chiến tranh đạt giải Nhìn
cuộc thi văn xuôi của báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,năm 1985.
Truyện ngắn Cần Giuc đạt giải Nhì cuộc thi văn xuôi của báo Văn nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1989. Truyện ngắn Ngựa ô đạt giải Nhì cuộc
thi truyện ngắn – thơ của Tạp chí Văn nghệ quân đi năm 1989 – 1990. Tập
thơ Là mình được trao giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2006. Tiểu thuyết đàn bà được giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà
văn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009.
Truyện ngắn và tiểu thuyết Lý Lan qua các thời kỳ đều mang đậm dấu
ấn của thời đại. Mảnh đất và con người Nam Bộ là nguồn cảm hứng mãnh

liệt chi phối ngòi bút Lý Lan. Nét riêng trong truyện ngắn, tiểu thuyết của bà
chính là nhà văn luôn thể hiện cuộc sống và con người ở những điều bình
thường, nhỏ nhặt, sâu kín trong tâm hồn, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là
những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân bản.
Lý Lan để lại dấu ấn trong văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại trên rất
nhiều phương diện nổi bật như: Dân chủ hoá về cảm hứng, đề tài; sáng tạo
nên nhiều tình huống truyện độc đáo; đưa chất thời sự vào tác phẩm, xây
dựng hình tượng nhân vật có chiều sâu… Đặc biệt việc đưa chất thời sự vào
văn chương và góp tiếng nói mạnh mẽ cho phong trào nữ quyền trong văn
học là những đóng góp xuất sắc của Lý Lan. Cùng với Lê Minh Khuê, Y
16

Ban, Dạ Ngân, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư, v.v , Lý Lan đã góp phần
tạo nên một “dòng” văn học nữ khó lẫn trong văn học hiện đại Việt Nam.
Lý Lan còn đóng góp cho văn học Việt Nam một màu sắc Nam Bộ rất
riêng và độc đáo. Trong văn của Lý Lan, người ta không chỉ bắt gặp hình
ảnh bến đò, sông nước, những hình ảnh con người lao động cần cù gắn với
những miệt vườn, những cánh đồng xanh, những cách xưng hô (ổng, cổ,
ảnh), ngôn ngữ cụ thể sinh động (mắc mớ gì, hen, hớ, b mày, chút đỉnh) mà
còn bắt gặp ở đó sự pha trộn văn hoá giữa Đông – Tây, giữa người Hoa và
người Việt trong một lối viết giản dị, gần với văn phong báo chí. Các tác
phẩm đậm màu sắc Nam Bộ của bà đó là: Chị ấy lấy chồng chưa?, Đêm
sao, Diễn viên hạng ba, Đêm thảo nguyên, Ngựa ô, v.v…
Truyện ngắn và tiểu thuyết của Lý Lan góp phần khẳng định tính chất
“mở” của các thể loại tự sự, đưa văn chương gần với cuộc đời. Trong tác
phẩm của Lý Lan, các thể loại luôn có mối quan hệ tương quan với nhau,
đều có sự “cộng sinh” nhất định. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết của Lý Lan,
nếu người đọc tinh ý có thể dễ dàng nhận ra dấu ấn của tuỳ bút, của văn
phong báo chí. Tuỳ bút của Lý Lan gần với truyện ngắn, tiểu thuyết (tính
chất chủ quan trong miêu tả, biểu lộ cảm xúc, tính trữ tình, có nhân vật và

các mối quan hệ có thể tạo nên cốt truyện). Lý Lan đã đưa các mẩu đối thoại
một cách hồn nhiên các vào truyện ngắn, tiểu thuyết. Truyện ngắn và tiểu
thuyết của Lý Lan chỉ có vài tác phẩm là kết thúc theo lối truyền thống, còn
lại là kết thúc theo lối “bỏ ngỏ”. Lý Lan quan niệm văn chương cũng như
cuộc sống, sẽ chẳng bao giờ có câu nói cuối cùng về nó cả.
Lý Lan rất thành công khi đưa vào tác phẩm chất Nam Bộ, góp phần
khẳng định tính chất mở trong các thể loại tự sự, đưa văn chương gần với
cuộc đời. Lý Lan đã có cả một quá trình phấn đấu, sáng tạo, luôn giành thời
gian để nghiền ngẫm, quan tâm tới văn học nước nhà, gắn bó với tổ quốc,
với quê hương
17

Ở mảng truyện viết cho thiếu nhi, Lý Lan cũng có những đóng góp rất
đáng kể. Lý Lan tâm sự: “Văn học thiếu nhi chiếm cái gác xép trong ngôi
nhà sáng tạo của tôi. Những bài báo chiếm không gian bếp; tiểu thuyết,
truyện và nghiên cứu kể như phòng làm việc; nhật ký và thơ chiếm phòng
ngủ; ghi chép và tạp văn được dành cho phòng khách; còn blog như cái hàng
hiên hóng gió. Gác xép là nơi tôi cất giữ buồn vui thương nhớ, là chỗ tôi
lẳng lặng tìm về, quên tất cả những thứ ở “tầng dưới”, tâm hồn được thanh
lọc, và mình đơn giản là mình”[58].
Đến nay, Lý Lan đã có sáu tập truyện viết cho trẻ em, tiêu biểu là:
Ngôi nhà trong cỏ (1984) gồm ba mươi truyện ngắn hay, Hi lồng đèn
(1991), Những người lớn (1992). Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi đều
bắt nguồn từ thời thơ ấu của nhà văn ở quê ngoại, từ sự quan sát những đứa
trẻ trong gia đình, hàng xóm ở cả nông thôn và thành thị với cái nhìn mới
mẻ, hiện đại của một người viết quan tâm sâu sắc đến trẻ nhỏ. Tập truyện
dài Mưa chuồn chuồn (1993) là câu chuyện về những rung động đầu đời,
những tâm tư tình cảm và cả những biến đổi của cuộc đời tác động đến các
bạn trẻ sắp tốt nghiệp trung học. Bí mật ca tôi và thằn lằn đen (1996) là
cuộc phiêu lưu của con người vào thế giới loài vật. Ba người và ba con vật

(2002) là truyện dài về ba em nhỏ và ba con vật gồm Bồ Câu, chó Mực và
Gà Trống trong cuộc phiêu lưu quanh vườn. Truyện này gồm chín câu
chuyện nhỏ sử dụng lối viết tả thực, nhân hóa kết hợp với khoa học viễn
tưởng như con người dùng máy nghe loài vật nói chuyện. Ngoài ra, nhà văn
còn nhiều truyện ngắn viết cho bạn đọc nhỏ tuổi đăng rải rác trên các báo.
Với tấm lòng tha thiết vì trẻ nhỏ, Lý Lan kể những câu chuyện cổ tích hiện
đại cho các em nghe nhằm truyền tải những tâm tình, những bài học sâu sắc
cho trẻ thơ. Tuy đối tượng là trẻ em, nhưng cách viết của Lý Lan chứng tỏ
tác giả là một người viết cẩn trọng và có trách nhiệm. Nhà văn Sơn Nam
từng nhận xét về Lý Lan: “Tôi nhớ lần đầu tiên đã ngạc nhiên khi thấy diễn
tả buổi sáng con cào nhảy ra sân cỏ tập thể dục, chuyện dành cho trẻ thơ
18

nhưng người lớn đọc rất thích” [69; 4]. Vì nhà văn nhất quán trong cách
viết, chọn những đề tài bình dị nhưng luôn ẩn chứa sự quan tâm sâu sắc đến
bạn đọc nhỏ tuổi. Đầm chìa vôi, Người xanh l cây, Tự nhiên buồn là
những truyện được thiếu nhi yêu thích.
Tập truyện thiếu nhi đầu tay của Lý Lan Ngôi nhà trong cỏ (Nxb Kim
Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà Văn
Việt Nam. Gần đây, Nxb Văn học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông
Tây đã cho tái bản tập truyện. 30 câu chuyện nhỏ xinh gói ghém trong cuốn
sách chỉ ngót 100 trang không khiến cho người đọc cảm giác “đọc nhanh
quá” hay “ngắn quá” mà ở mỗi truyện ngắn, hay chỉ là một mẩu nhỏ của tập
sách đều mang một bài học đạo đức nhỏ vốn rất cần thiết cho lứa tuổi thiếu
nhi còn phải học hỏi thật nhiều ở cuộc đời để hoàn thiện mình. Đọc cuốn
sách nhỏ này, bạn đọc nhỏ tuổi thích tìm hiểu sẽ nhận thấy có một “sàng
khôn” về những kiến thức thiên nhiên: cây cỏ, các loài sinh vật của đồng cỏ,
gió mưa, bốn mùa… Tác giả thổi vào mỗi thứ một linh hồn khiến cỏ cây, kỳ
nhông, cào cào, dế than, nhái bén hay búp bê, chó mèo, mầm cây, lá non
đều trở nên sống động và có tính cách rất riêng. Đôi khi chúng ta cũng bắt

gặp những bức tranh thiên nhiên thuần khiết trong đó gió mưa, mặt trời và
các sinh vật đồng nội sống trong một xã hội riêng của chúng, tất cả đầy ắp
âm thanh và màu sắc (truyện Mùa mưa, Ngôi nhà trong cỏ,…).
Tinh thần chủ yếu toát lên từ truyện thiếu nhi của Lý Lan là những bài
học đạo đức được tác giả vận dụng khôn khéo qua từng câu chuyện của
mình thành thông điệp gửi đến các em nhỏ. Truyện đầu tiên của cuốn Ngôi
nhà trong cỏ: Ăn khế trả gì, từ cổ tích quen thuộc về cây khế của chàng trai
cày đến điều tưởng như chỉ có trong cổ tích đó là cách hành xử cảm động
đầy tình nghĩa giữa những người thân trong gia đình và cả với những người
xa lạ gặp cảnh cơ hàn. Truyện Ba con kiến (Ngôi nhà trong cỏ) là ngụ ngôn
về những kẻ chây lười và hậu quả của nó là cả ba chú kiến phải nhịn đói và
chia lìa nhau. Sau đó mỗi con vật sống một nẻo và phải làm lụng vất vả vì
19

sự sinh tồn. Truyện Con cưỡng xanh (Ngôi nhà trong cỏ) là bài học về cách
ứng xử trong cuộc sống. Nếu ta đối xử cục cằn vô lễ với bạn bè, người thân
thì sẽ phải nhận lại cách xử sự như vậy ở người khác. Mẩu chuyện đầu tiên
mà “tôi” kể cho thằn lằn nghe (cuốn Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen) là
chuyện về con gián, thực chất là sự phóng chiếu ý tưởng từ câu tục ngữ “gần
mực thì đen”. Câu chuyện thứ hai về con ve sầu ngụ ngôn về thói “thùng
rỗng kêu to”…
Tuy vẫn phảng phất những bài học đạo đức nhưng mỗi nhân vật dù là
con vật, đồ vật hay con người đều toát lên vẻ hồn nhiên, đáng yêu. Đôi khi
chỉ là những câu chuyện vui mang dáng dấp cổ tích về “hội thi đơn ca”,
chiếc bàn cổ… thì mỗi nhân vật đều mang một vẻ riêng về tính cách, sở
trường, sở đoản như là sự đa dạng của xã hội con người. Ngựa ô giỏi hí, ca
sỹ ve giỏi hát, vượn giỏi hú, Hách Dịch giỏi hét, còn ban giám khảo gồm Đá
Hoa Cương, Thép Đã Tôi và Thời Gian thì rất công minh trong việc chấm
giải… Cuộc sống muôn màu muôn vẻ làm nên một trái đất xanh tươi xinh
xắn là thông điệp của truyện Hi thi đơn ca.

Trong khá nhiều những câu chuyện nhỏ của mình, tác giả Lý Lan dành
cho khoảnh khắc đáng yêu nhất của lứa tuổi nhi đồng đang học đếm số,
những trò như “chơi năm mười”, “chơi hầu cua”, “cá sấu lên bờ”…. Những
trò chơi này có thể nhiều nơi kể cả những miền quê cũng không còn nữa. Đó
chỉ còn là những ký ức đẹp về một thời khi siêu nhân và game online chưa
phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ em nông thôn. Về điều này phải
kể đến những truyện như Chơi năm mười, Cô gio em, Con rùa lật ngửa,
Gà trống làm gì. Hp bnh tây. Búp bê ca Ti, Cu Búp vẽ tranh, mùa hè
giày đi đâu…
Câu chuyện mà theo lời tác giả thì “định giữ lại cho riêng mình, chép
trong một quyển vở đẹp, để dành khi nào thích ai lắm mới kể cho nghe”,
cuối cùng đã được kể cho một chú thằn lằn đen, vào một đêm khuya. Chỉ vì
một lý do đơn giản: Con thằn lằn đen đang buồn. Chỉ bằng 6 dòng mở đầu
20

tập sách, Lý Lan đã để lại một thông điệp: Hãy biết chia sẻ với những người
xung quanh .Cho dù "tôi" là ai, là tác giả Lý Lan nổi tiếng hay người mẹ
đang kể chuyện cho bé nghe, là một cô bé đang ngồi bên cửa sổ dán mắt vào
cuốn sách này cũng đều đúng cả. Bởi thế giới của ai không có những con
thằn lằn bí mật, củ tỏi củ hành, hạt tiêu ớt đỏ. Quần áo của ai chẳng kêu lên
khi gián lỡ chân mà mất vệ sinh Những mẩu đối thoại đáng yêu nhưng đầy
thú vị bên trong một thế giới khác, ngay cận kề chúng ta cũng rất sinh động
và đáng yêu. "Tôi" vô tình được nghe, vô tình được dẫn dắt vào cuộc phiêu
lưu nơi góc nhà, hộc bàn, ngăn chạn bếp Với tài kể chuyện duyên dáng, Lý
Lan đã dẫn dắt độc giả nhỏ tuổi vào những cuộc phiêu lưu thú vị, nơi mỗi
góc nhà, hộc bàn đều trở thành đối tượng để khám phá. Bí mật giữa tôi và
thằn lằn đen chính là những bài học nâng niu cuộc sống mà tác giả đã truyền
đạt nhẹ nhàng qua những câu chuyện hồn nhiên góp nhặt. Từ những lời mẹ
dạy con “Mẹ sanh con ra cho bầu trời xanh vô tận. Mẹ sanh con ra để đương
đầu với dông tố phũ phàng. Mẹ sanh con ra với năm tháng vô cùng, chỉ bất

tử những trái tim dũng cảm”, cho tới cảm nhận ẩn dụ thanh cao về biển:
“Khi giọt sương, dòng sông, con suối không chỉ biết có riêng mình, thì biển
bao la tràn ngập sắc màu, âm thanh. Biển nhân ái, giàu có và bất tận” tất cả
đều khiến chúng ta cảm nhận tình yêu thương bao la trong cuộc sống
này.Với độc giả măng non mà nói, truyện thiếu nhi của Lý Lan là một món
quả nhỏ dễ thương và cũng rất đỗi bổ ích. Những câu chuyện về bài học vào
đời chưa bao giờ là thừa đối với các em nhỏ còn chưa trưởng thành.
Điều rất đáng nói là Lý Lan xem văn chương không phải là trò chơi
chữ nghĩa mà là trách nhiệm của người cầm bút chân chính với con người,
với xã hội. Bà chọn cách viết giản dị, giàu kỹ thuật như một người bạn tâm
tình với bạn đọc về những điều mình quan sát trong cuộc sống bằng cách kể
chuyện bình dân, không quá câu nệ về hình thức và ngôn ngữ giàu màu sắc
Nam Bộ.
21

Sáng tác bằng nhiều thể loại với một khối lượng tác phẩm khá lớn, đề
cập đến nhiều vấn đề khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực, Lý Lan cũng đã thể
hiện được cái riêng của mình trong sáng tác và đã có những đóng góp nổi
bật cho văn học Việt Nam đương đại.
+B)B G4D?.8Q .8/23\1S5"G"5.
+B)B+B, $ 94%. .1)*>
Theo nhiều tài liệu: Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử - Nguyễn Khăc Phi đồng chủ biên, Nxb Giáo dục, 2007 [24], Lí
luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo dục, 1998 [19, 210), 150
thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân [5], Năm bài giảng về thể loại của
Hoàng Ngọc Hiến (Nxb Giáo dục, 1999) [27, 5), vi.wikipedia, v.v , Ký là tên
gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học
(báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự.
Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, ký
cũng rất phong phú, bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại:

+B GUf: là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự
kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra.
)BA/^.8Uf: là một thể ký nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi
dào và nóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi
người quan sát, đánh giá, do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái
hiện sự thật. Ở phương Tây đề ra công thức 5W cho phóng sự (What: cái gì
đã xảy ra, Where: xảy ra ở đâu, When: xảy ra khi nào, Who: xảy ra với ai,
Why: tại sao lại xảy ra).
KB/a4>G: là một thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường
nhiều nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác,
thì nhật ký lại chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự
kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật ký thường bao
gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất chủ
quan về sự kiện. Một nhật ký có phẩm chất văn học khi nó thể hiện được
22

một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân tác giả giúp
người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại.
,Bg2>G: những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá
khứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả. Hồi ký cung cấp những tư liệu
của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được. Khác với
nhật ký, do đặc thù thời gian đã lùi xa, sự kiện trong hồi ký có thể bị nhớ
nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà người viết không tự biết.
ZB_4>G: là một thể của ký, nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút.
Bút ký thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường
trong các chuyến đi. Bút ký tái hiện con người và sự việc một cách phong
phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm
nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức
nghị luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các
phương thức mà ta có bút ký chính luận, bút ký tùy bút v.v

7Bhij_4: Là một thể của ký đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự
thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với
điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn
phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận
xét, đánh giá, trình bày v.v Những chi tiết, con người cụ thể trong tác
phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá.
kBP>G: loại ký có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật
thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong
những chuyến du ngoạn. Du ký phản ánh, truyền đạt những nhận biết,
những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du lịch về những
điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến,
chứng kiến. Hình thức du ký có thể bao gồm các ghi chép, ký sự, hồi ký, thư
tín, hồi tưởng v.v. Tác giả của du ký tường bộc lộ niềm say mê khát khao
tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ.
23

lB G/J./: một dạng thức của nhật ký hành trình hay du ký của văn
học Nhật Bản, thường phát triển đậm đặc tính chất trữ tình thông qua sự kết
hợp của những đoạn tản văn và thơ. Nổi tiếng trong thể ký này phải kể đến
những sáng tác của nhà thơ Nhật Bản Matsuo Bashō.
lBDPi3.>G: ngược lại với ký sự, thường tập trung cốt truyện vào
việc trần thuật một nhân vật: những danh nhân về khoa học và nghệ thuật,
những anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt
động cách mạng.
mBn.Q : Giới nghiên cứu có người cho tản văn là một loại ký, có
người cho rằng ký chỉ bao gồm một phạm vi hẹp hơn tản văn
[1]
. Có hai ý
kiến như trên bởi khái niệm tản văn được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa
hẹp. Theo nghĩa rộng, tản văn là văn xuôi, đối lập với vận văn (văn vần).

Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long chia toàn bộ thư tịch thành "văn" và
"bút", trong đó văn là "vận văn", còn bút là tản văn. Trong văn học cổ các
áng văn xuôi không viết theo văn biền ngẫu như kinh, truyện, sử, tập, biểu,
chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận đều là tản văn. Theo nghĩa hẹp, tản văn là
tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc, giàu khả năng khơi gọi với kết cấu có
sự kết hợp linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ
thuật, nội dung thường thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc trưng
quan trọng nhất là nó thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút.
Ngoài những thể ký phổ biến nói trên, trong thực tế còn có nhiều thể
ký khác, và trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại.
Ranh giới giữa các thể loại ký nói trên cũng không tuyệt đối, luôn có tình
trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. Trong Người bạn đọc ấy
[2]
, Tô Hoài
nhận xét: Trước kia từ điển văn học phân chia: phóng sự thì chỉ trình bày sự
việc, bút ký thì có những lời bình phẩm của người viết. Bây giờ ta có thể
đọc một bài bút ký trong đó không thiếu những đoạn viết theo lối phóng sự,
lẫn hồi ký, có khi cả thể truyện ngắn. Mà ai dám đánh cuộc: bút ký bây giờ
không bằng ngày trước?". Chỉ trong những cuốn sách lý luận và sách giáo
24

khoa các nhà nghiên cứu mới phân chia thể tài một cách chính xác, trong khi
thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, mờ nhòe, đặc biệt với
những tác giả văn học có năng khiếu đặc biệt và sự linh hoạt cao độ khi cầm
bút… Còn có rất nhiều những khái niệm khác về thể loại Ký. Tuy nhiên có
thể thấy giữa các ý kiến có những điểm gặp gỡ. Có thể thấy những thể ký
văn học là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi, với nhiều
dạng khác nhau: tường thuật, miêu tả, bình luận về những sự kiện và con
người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và chú
ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả.

Trong nền văn học của một dân tộc, bên cạnh những thể loại như
truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, sự góp mặt của thể ký đã góp phần làm cho
nền văn học đó cân đối, nhiều màu sắc, đa dạng và hài hoà. Thể loại ký với
những đặc trưng riêng của mình có vai trò quan trọng trong văn học và đời
sống. Điều này đã được những nhà văn đi trước trong nước và thế giới
khẳng định.
Nhà văn Tô Hoài cho rằng: "Từ chỗ bắt đầu chỉ như là những ghi chép
có tính chất tài liệu, kí trở thành một vũ khí lợi hại của các nền văn học tiến
bộ và cách mạng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp và xây dựng xã
hội". Nhà văn Bùi Hiển cũng khẳng định thể ký là "thứ vũ khí nhẹ, cơ động
và có hiệu lực, có thể xông xáo trên khắp các mặt trận của chiến trường".
Nhà văn Nguyễn Huy Thông lại nhấn mạnh tính chất cơ động và khả năng
ứng chiến linh hoạt của thể ký: "Với sở trường nhiều mắt của thể loại văn
học này, các nhà văn có thể khi thì dựng lên những bức tranh rộng lớn về
cuộc sống, miêu tả sự việc, khi thì đi sâu vào một địa phương, một con
người với những chi tiết, có khi với cả những số liệu cụ thể. Khi thì nói lên
những cảm nghĩ nhẹ nhàng của mình, khi thì lại là một sự tranh luận sôi nổi,
không khoan nhượng"
Với tính chất phóng khoáng và linh động, ký giúp cho nhà văn ngay
trong một bài viết vừa phản ánh được hiện tại, vừa quay về được quá khứ,
25

×