Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng việt lớp 1 cho học sinh người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



 !"
!#
$%&'()
*+,-.+/0*12034.5.67.80.
*.90:;<"=
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



 !"
!#
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
.5>?00*70.3 -@A1BC.DCEFGC-H5.DCI
JKL3 M<"=<"<"
*+,-.+/0*1203 4.5.67.80.
*+,-.+/0*12034.5.67.80.
1. *.90:;<"=
4
NO
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ,
động viên, khuyến khích của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bảy tỏ lời cảm ơn tới TS. Chu Thị Hà Thanh, người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới:
- Ban giám hiệu, các thầy cô giảng viên khoa Giáo dục học của trường Đại học Vinh;
- Lãnh đạo phòng Tổ chức – Cán bộ trường Đại học Sài Gòn;
- Lãnh đạo, cán bộ chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học Quận 2, TP.HCM;


- Ban giám hiệu và giáo viên các trường quốc tế, các trung tâm dạy Tiếng Việt cho học sinh
người nước ngoài;
Đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Với sự hạn chế về thời gian nghiên cứu, chắc chắn bản luận văn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để
luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 5 năm 2014
Cao Viết Tiên
N(P$QR
CBQL cán bộ quản lí
CMHS cha mẹ học sinh
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV giáo viên
HS học sinh
HSNNN học sinh người nước ngoài
Nxb nhà xuất bản
TB trung bình
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT thứ tự
TV Tiếng Việt
TV1 Tiếng Việt lớp 1
TV1CHSNNN Tiếng Việt 1 cho học sinh người nước ngoài
5
))
6
ST$
1. U1AC.D0VWX7-
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc dạy và
học Tiếng Việt (TV) cho kiều bào ở xa Tổ quốc, cho đồng bào thuộc các dân

tộc thiểu số cũng như cho người nước ngoài ở Việt Nam. Ngay khi mới thành
lập (1956), ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có bộ phận chuyên dạy TV
cho người nước ngoài, sau đó phát triển thành Khoa TV và Văn hoá Việt Nam
cho người nước ngoài ở Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Ngoài ra, nhiều trường Đại học và Viện nghiên
cứu ở Việt Nam cũng mở các Trung tâm dạy TV cho người nước ngoài, và
trên Đài truyền hình Việt Nam cũng đã có chương trình dạy TV cho đồng bào
Việt Nam ở xa Tổ quốc.
Theo nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành vào ngày
26/3/2004, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là đối với việc dạy TV cho các thế hệ
trẻ, chương trình dạy tiếng Việt cũng bắt đầu được phát trên VTV4 và Đài
Tiếng nói Việt Nam, điều đó đã khích lệ các tổ chức, hiệp hội và cá nhân
người Việt ở khắp mọi nơi tham gia vào sự nghiệp cao cả này.
Trong bối cảnh đó, việc dạy TV cho người nước ngoài (cũng như cho
con em của họ đang sinh sống và theo học tại một số trường) ở Việt Nam nói
chung và TP.HCM nói riêng hiện nay đang phát triển mạnh mẽ. Điều này gợi
ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy TV cho HSNNN vốn
còn khá mới mẻ với người Việt Nam.
7
Trong lịch sử dạy ngôn ngữ thứ hai, đã từng ra đời những phương pháp
khác nhau ở những nước khác nhau.Thậm chí có những thời kỳ các phương
pháp dạy ngoại ngữ xuất hiện nhiều đến mức khiến cho người dạy học không
dễ dàng gì khi chọn lựa, bởi lẽ mỗi phương pháp đều có mặt mạnh, mặt yếu
nhất định.Vấn đề là ở chỗ vận dụng phương pháp sao cho phù hợp với đối
tượng học cụ thể, để truyền đạt một mô hình ngôn ngữ nào đó.
Thế nhưng hiện nay chưa có một phương pháp giảng dạy TV cụ thể
nào dành cho học sinh người nước ngoài ở độ tuổi bắt đầu đi học, học sinh
(HS) lớp 1, được chính thức đưa ra và áp dụng, mà mới chỉ dừng lại ở những
giáo trình, những phương pháp dạy TV cho người nước ngoài ở độ tuổi cấp 2

(khoảng 12 tuổi) trở lên hay cho sinh viên đại học.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn về nhu cầu dạy TV cho trẻ em người
nước ngoài ở độ tuổi tiểu học tại TP.HCM hiện nay, chúng tôi quyết định
nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng
Việt lớp 1 cho học sinh người nước ngoài” với hy vọng giúp các em tiếp cận
môn TV một cách tự nhiên và vui tươi hơn.
2. BCVYC.0* ?0CZ5
Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1
cho học sinh người nước ngoài (TV1CHSNNN) tại TP.HCM.
3. (.@C.X.H:VL-X+[0*\7].^_\-0* ?0CZ5
3.1. (.@C.X.H0* ?0CZ5
Quá trình dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh người nước ngoài
8
3.2. L-X+[0*0* ?0CZ5
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh
người nước ngoài tại TP.HCM.
3.3. .^_\-0* ?0CZ5
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
TV1CHSNNN nói tiếng Anh (tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, là tiếng mẹ
đẻ), ở độ tuổi bắt đầu đi học tại Quận 2, TP.HCM.
4. -`X.5>aXb.A8.DC
Nếu đề xuất được một số biện pháp có tính khoa học, khả thi thì luận văn
sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học TV1CHSNNN tại TP.HCM.
5.  9_\B0* ?0CZ5
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề dạy học TV1CHSNNN tại
TP.HCM.
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng dạy học TV1CHSNNN tại Quận 2,
TP.HCM.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học TV1CHSNNN
tại Quận 2, TP.HCM.

6. @C].+c0*].@]0* ?0CZ5
6.1. .d_].+c0*].@]0* ?0CZ5eUe5G0
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát
hoá những tài liệu lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. .d_].+c0*].@]0* ?0CZ5X.fCX-g0
6.2.1. Phương pháp quan sát
9
Tìm hiểu thực trạng giảng dạy TV cho người nước ngoài và các giáo
trình dạy TV cho người nước ngoài ở Quận 2,TP.HCM hiện nay, đó là cơ sở
để kh„ng định, kiểm chứng các biện pháp đề xuất.
6.2.2. Phương pháp đi'u tra
Nhằm làm sáng tỏ thực trạng giảng dạy TV cho người nước ngoài và
các phương pháp chính, các giáo trình dạy TV cho người nước ngoài ở Quận
2, TP.HCM trong thời gian qua.
6.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
6.3. .+c0*].@]X.L0*b?XA@0.DC
7. h5XijC0k-150*Cl8e5G0\m03
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh người
nước ngoài ở Quận 2, TP.HCM
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt
lớp 1 cho học sinh người nước ngoài
Ngoài ra còn có: phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục.
10
O"
OSP$%no#
1.1. 6C.Kp0* ?0CZ5\h0VW
1.1.1. Các nghiên cứu v' phương pháp dạy học TV
Với tư cách là một khoa học, phương pháp dạy học TV được xem là

một bộ phận của khoa học giáo dục ( “khoa học sư phạm” hay “sư phạm
học”) là một hệ thống lí thuyết dạy học TV với tư cách là tiếng mẹ đẻ và
với tư cách là ngôn ngữ thứ hai. Phương pháp dạy học TV bao gồm việc
dạy TV cho nhiều đối tượng khác nhau: dạy TV cho người bản ngữ, cho
người dân tộc, dạy TV trước tuổi học, và dạy TV cho người nước ngoài.
Phương pháp dạy - học TV đã được rất nhiều tác giả nổi tiếng nghiên
cứu và đã có nhiều đề tài có ứng dụng thực tế như các tác giả: Lê
Phương Nga, Nguyễn Trí, Nguyễn Minh Thuyết,… Trong đó, phải kể
đến các công trình nghiên cứu về Phương pháp dạy - học TV cho HS tiểu
học như:
- Giáo trình Phương pháp dạy học TV ở tiểu học, Lê Phương Nga–
Đặng Kim Nga (2007), Nxb Đại học Sư phạm – Nxb Giáo dục, Hà Nội;
- Một số vấn đề cơ bản của chương trình giáo dục tiểu học mới- Đỗ
Đình Hoan;
- Tài liệu tham khảo cho GV và CBQL giáo dục tiểu học về dạy học
và phát huy tính tích cực của HS trong môn Toán, TV- Bộ Giáo dục và
Đào tạo (GD&ĐT);
- Dạy và học môn TV ở tiểu học theo chương trình mới, Nguyễn
Trí;
Theo đó, phương pháp dạy học TV là một khoa học trước hết vì nó có
đối tượng nghiên cứu cụ thể. Mặt khác phương pháp dạy học còn có
nhiệm vụ nghiên cứu riêng, có cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời nó
có các phương pháp nghiên cứu đặc thù.
11
Tuy những tài liệu này chỉ đề cập đến đặc trưng bộ môn TV hoặc
phương pháp dạy học TV ở bậc tiểu học nói chung, nhưng cũng là những
tư liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và
thực tiễn của đề tài này.
1.1.2. Các nghiên cứu v' phương pháp dạy học TV cho HSNNN
1.1.2.1. Các nghiên cứu về phương pháp dạy học TV cho người nước

ngoài
Các nghiên cứu về phương pháp dạy học TV cho người nước ngoài
hiện nay tập trung chủ yếu vào các nghiên cứu và giáo trình dạy TV cho sinh
viên người nước ngoài đang theo học tại các trường đại học ở Việt Nam, hay
người trưởng thành muốn làm quen với TV.
- Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu như:
Nghiên cứu Học TV qua tiếng Anh của Mai Ngọc Chừ, Nxb Thế Giới,
2010;
Nghiên cứu về Phương pháp dạy phát âm cho người bắt đầu học TV từ
lý thuyết đến thực tế dạy tiếng của Phan Trần Công, Khoa Việt Nam học,
Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG TP. Hồ Chí Minh;
Nghiên cứu về Thủ thuật dạy viết TV cho người nước ngoài của
Nguyễn Thị Thanh Trúc, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế 2009, Nghiên
cứu, giảng dạy Việt Nam học và TV – Phương pháp và kỹ năng, Nxb Khoa
học Xã hội Hà Nội, 2010;
Nghiên cứu về Các yếu tố phi ngôn ngữ và việc dạy học ngoại ngữ của
Kiều Thị Thu Hương, tạp chí Ngôn ngữ, số 9/2001;
Nghiên cứu về Dạy TV với tư cách một ngoại ngữ của Mai Ngọc Chừ,
tạp chí Ngôn ngữ số 5/2002;
Nghiên cứu về Phương pháp dạy viết cho học viên nước ngoài hệ
chính quy của Nguyễn Thị Hoàng Yến, trường Đại học Ngoại ngữ
KANDA;
12
Các nghiên cứu này là cơ sở cho việc thiết kế hoạt động dạy học TV
cho HS với tư cách là ngôn ngữ thứ 2, được giảng dạy thông qua tiếng mẹ đẻ
của HS là tiếng Anh; giúp hình thành những nội dung dạy phát âm cho HS
nhỏ, cũng như cung cấp thêm những thủ thuật cần thiết cho việc thiết kế bài
dạy TV cho HSNNN trong đề tài.
- Một số giáo trình dạy TV cho người nước ngoài thông dụng hiện nay
như:

Giáo trình Tiếng Việt cơ sở của tác giả Vũ Văn Thi, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội;
Giáo trình Thực hành Tiếng Việt, trình độ B, C, do Đoàn Thiện Thuật
chủ biên;
Giáo trình Thực hành Tiếng Việt (dành cho người nước ngoài) của tác
giả Nguyễn Việt Hương;
Giáo trình Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài, Vũ Thị
Thanh Hương chủ biên;
Trong giáo trình “Tiếng Việt cơ sở”, tác giả Vũ Văn Thi đã hướng dẫn
cách thức tiếp cận TV đối với những sinh viên đang theo học TV ở trình độ
cơ bản, tức là những người mới lần đầu làm quen với môn học TV; đây là cơ
sở cho việc đưa ra một số biện pháp dạy học TV cho HS lớp 1 người nước
ngoài – là đối tượng lần đầu tiếp cận với môn học TV. Còn những giáo trình
khác như Thực hành TV, trình độ B, TV nâng cao dành cho người nước
ngoài, thì có thể dùng để tham khảo, cung cấp thêm một số nội dung, cách
thức thiết kế bài dạy cho HSNNN trong đề tài.
Bên cạnh đó, còn có bộ giáo trình: Tiếng Việt hiện đại - Modern
Vietnamese– Vietnamese for overseas Vietnamese and Foreigners, Phan Văn
Giưỡng, Nxb Văn hoá – Văn nghệ TP.HCM, tái bản năm 2009, được thiết kế
dành cho HS ở độ tuổi trung học, với nội dung là các bài học gắn liền với thực
13
tế học tập ở trường của HS, giúp các em dần làm quen với các mẫu câu thông
dụng hằng ngày như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, giới thiệu, làm quen, Bộ
giáo trình này cũng giúp ích rất nhiều cho việc thiết kế các hoạt động dạy học
và cách thức trình bày theo thứ tự trong đề tài.
Như vậy, các nghiên cứu và giáo trình dạy TV cho người nước ngoài
này đều tập trung vào đối tượng là sinh viên người nước ngoài đang theo học
tại các trường đại học ở Việt Nam, người trưởng thành mới làm quen với TV,
hay chỉ là HS trung học-tức là những đối tượng đã có trình độ hiểu biết về
ngôn ngữ và khả giao tiếp nhất định chứ hiếm có tài liệu hay giáo trình dạy

TV nào dành cho lứa tuổi HS Tiểu học (hay cụ thể hơn là đối tượng HS ở lứa
tuổi bắt đầu đi học-lớp 1-mà chúng tôi đang nghiên cứu) thì hoàn toàn không
có.
1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của các nghiên cứu nói trên
1.1.3.1. Ưu điểm
Ưu điểm của các nghiên cứu nói trên là đưa ra được những phương
pháp dạy học cùng với các biện pháp, thủ thuật để hỗ trợ việc dạy từng kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết TV cho người nước ngoài, có giáo trình hướng dẫn
cụ thể để người dạy có thể nghiên cứu và áp dụng cho phù hợp với đối tượng
học viên của mình; ngoài ra, cũng có phương pháp dạy TV cho HS người Việt
ở độ tuổi tiểu học đi sâu vào từng kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) thông qua
phương pháp dạy TV ở các phân môn cụ thể.
1.1.3.2. Hạn chế
Hạn chế lớn nhất của các nghiên cứu nói trên là thiếu sự kết hợp giữa
các phương pháp dạy học TV cho HS tiểu học người Việt với các phương
pháp dạy học TV cho học sinh người nước ngoài (HSNNN), việc này tạo ra
khó khăn cho người dạy khi muốn lựa chọn giáo trình và phương pháp dạy
TV cho HSNNN ở độ tuổi bắt đầu đi học này.
14
1.2. kXKLb.@-0-9_CcF`0Cl8VWX7-
1.2.1. Chất lượng, chất lượng dạy học
1.2.1.1. Chất lượng
Theo Đại từ điển TV, chất lượng có nghĩa là: Thứ nhất, cái làm nên
phẩm chất, giá trị của con người, sự vật, như: chất lượng hàng hóa, nâng cao
chất lượng học tập. Thứ hai, cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này
khác với sự vật kia; phân biệt với số lượng, như: tăng trưởng số lượng đến
mức nào thì làm thay đổi chất lượng [26, tr331].
Theo quan điểm triết học, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật.
Nó là cái liên kết các các thuộc tính của sự vật, gắn bó với sự vật, không tách
rời khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất

lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kèm theo sự thay đổi của sự vật về căn
bản. Chất lượng của sự vật luôn gắn liền với tính quy định về số lượng của nó
và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Sự thay đổi về lượng sé kéo theo
sự thay đổi về chất, do vậy mà mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của
chất lượng và số lượng.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 8402), chất lượng được xem là
“tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể khả năng
thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”. Như vậy, nói đến
chất lượng là nói đến cài làm nên giá trị con người, sự vật với tư cách là sản
phẩm của hoạt động, phù hợp với mục tiêu đã đề ra từ trước.
Tóm lại, chất lượng là một khái niệm tương đối trừu tượng, đa nghĩa.
Vì vậy, chất lượng có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Một số
định nghĩa chúng tôi trình bày ở trên có tính phổ biến, và khái niệm chất
lượng theo nghĩa triệt để của nó còn bao hàm cả khái niệm hiệu quả. Tóm lại,
có thể hiểu chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người và sự
vật, tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia.
1.2.1.2. Chất lượng dạy học
15
Chất lượng dạy học là mức độ giá trị của kết quả đạt được so với mục
tiêu đề ra của quá trình dạy học.
Trong phương pháp dạy học TV cho HSNNN thì chất lượng dạy học là
kết quả HS đạt được sau quá trình học TV và được thể hiện qua sự tiến bộ của
HS về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết TV. Sự tiến bộ của HS không chỉ phụ
thuộc vào quá trình học và phấn đấu của riêng bản thân các em mà còn chịu
ảnh hưởng rất lớn từ quá trình dạy của GV thông qua việc lựa chọn những
biện pháp dạy học, những cách thức tổ chức giờ học phù hợp.
1.2.2. Biện pháp, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
1.2.2.1. Biện pháp
Theo Đại từ điển TV [26. Tr161], biện pháp là cách làm, cách giải
quyết một vấn đề cụ thể. Ta cần phân biệt với “giải pháp”, giải pháp là

phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó: giải pháp kinh tế, giải
pháp chính trị. Cả biện pháp và giải pháp đều có chung một nhiệm vụ là giải
quyết một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, khái niệm biện pháp có nội hàm hẹp hơn
khái niệm giải pháp. Nói đến biện pháp là nói đến cách giải quyết cụ thể cho
từng đối tượng cụ thể. Cách giải quyết này mang tính đặc thù và sử dụng
trong phạm vi hẹp, tính phổ biến không cao. Giải pháp có tính phổ biến hơn,
nó có thể được vận dụng để giải quyết cho nhiều đối tượng khác nhau. Vấn đề
được giải quyết rộng hơn và có thể bao gồm nhiều vấn đề cụ thể khác.
1.2.2.2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học là cách thức tác động vào các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nhằm khắc phục những tác động
tiêu cực của các yếu tố đó đối với chất lượng dạy học và nâng cao chất lượng
dạy học đáp ứng nhu cầu đề ra.
Từ cách hiểu trên, đề tài chúng tôi nghiên cứu các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học TV1CHSNNN tại TP.HCM, chính là nghiên cứu cách
16
thức tác động vào các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học
TV1CHSNNN nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của các yếu tố đó và
nâng cao chất lượng dạy học TV1CHSNNN trên địa bàn TP.HCM nói chung,
Quận 2 nói riêng.
1.2.3. Học sinh người nước ngoài
HSNNN là con em của những người nước ngoài, thường được sinh ra ở
nước ngoài, nên tiếng mẹ đẻ của các em là ngôn ngữ của quốc gia đó, nhưng
do đặc thù công việc của bố mẹ mà các em di chuyển đến Việt Nam theo bố
mẹ và hiện đang sinh sống, theo học tại một số trường ở Việt Nam.
Đối tượng cụ thể ở đây là HSNNN ở độ tuổi bắt đầu đi học, cùng độ
tuổi với HS lớp 1 ở Việt Nam hiện nay (khoảng 6 tuổi), hầu hết hiện đang
theo học chương trình của các trường quốc tế và xem TV là ngôn ngữ thứ hai,
là môn ngoại ngữ đối với các em.
1.3. k-150*\7].+c0*].@]1^>.DCe/]"

1.3.1. Nội dung và phương pháp dạy học TV cho HS độ tuổi tiểu học
1.3.1.1. Công tác dạy học TV cho HS tiểu học người Việt
Việc dạy học TV cho HS tiểu học hiện nay được thực hiện đồng loạt
trong cả nước theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn TV.
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn TV lớp 1 được soạn
theo kế hoạch dạy học quy định (Mỗi tuần 10 tiết, cả năm 350 tiết- 35 tuần
học), dựa theo sách giáo khoa TV1(hai tập) đang được sử dụng trong các
trường tiểu học trên toàn quốc. Nội dung yêu cầu đạt về kiến thức, kĩ năng đối
với từng bài học được hiểu là chuẩn tối thiểu đòi hỏi tất cả mọi HS đều phải
đạt được. Nội dung Ghi chú ở một số bài giải thích rõ thêm về yêu cầu cần đạt
ở mức cao hơn đối với HS khá giỏi.
Cấu trúc bài học cũng như yêu cầu cần đạt ở các bài học vần tương đối
đồng nhất nên phần Ghi chú trình bày yêu cầu cần đạt ở mức độ cao hơn cho
17
HS khá giỏi ở 1-2 bài đầu, tuần đầu, sau đó không nhắc lại các yêu cầu giống
nhau ở một số loại bài học như: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ
thông dụng qua tranh hình minh hoạ trong sách giáo khoa, luyện nói 4-5 câu
xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh SGK (đối với phần học vần);
Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần cần ôn trong bài, viết đều nét,
giãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng số chữ quy định trong vở tập viết
(đối với phần Luyện tập tổng hợp).
Riêng đối với HS yếu, GV cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm
tạo điều kiện cho đối tượng này từng bước đạt chuẩn quy định. Cụ thể là nếu
chưa đọc được trơn sẽ được hướng dẫn đánh vần để biết đánh vần tiến tới đọc
trơn, nếu chưa viết đúng sẽ được hướng dẫn tập viết đúng các vần và từ ngữ,
số dòng số chữ tập viết và tốc độ viết được hướng dẫn tuỳ theo khả năng của
HS .
Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính tả), căn cứ vào
các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ GD&ĐT , việc chia mức độ cần
đạt theo từng giai đoạn (gắn với 4 lần kiểm tra định kì môn TV) quy định như

sau:
LCVkCq0V^X
r-8-VA^0
-s8.DCbt" 5L-.DCbt" -s8.DCbt; 5L-.DCbt;
DC Khoảng 15
tiếng/phút
Khoảng 20
tiếng/phút
Khoảng 25
tiếng/phút
Khoảng 30
tiếng/phút
-aX Khoảng 15
chữ/15phút
Khoảng 20
chữ/15phút
Khoảng 25
chữ/15 phút
Khoảng 30
chữ/15phút
Dựa vào đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn
HS có thể đạt tốc độ quy định như trên sớm hay muộn. GV có thể vận dụng
linh hoạt, xác định tốc độ cần đạt sau từng bài học đối với HS lớp mình phụ
trách.
18
Bên cạnh đó, tiến hành điều chỉnh một số yêu cầu cần đạt trong nội
dung Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng theo hướng: Không dạy
một số bài khó, chưa thực sự cần thiết với HS; giảm một số câu hỏi, bài tập
theo hướng tinh giản, thiết thực.
1.3.1.2. Mục tiêu của môn TV ở trường tiểu học

Nói đến mục tiêu đặc thù của môn học TV, trước đây người ta thường
nói đến vấn đề thứ nhất là học để nắm kiến thức TV (cấu tạo TV, hệ thống
TV gồm các kiểu đơn vị và quan hệ giữa chúng), thứ hai là học để giao tiếp -
giao tiếp bằng bản ngữ. Chương trình môn TV cải cách giáo dục xác định
mục tiêu là cung cấp cho HS những tri thức cơ bản, hiện đại về TV, trên cơ sở
đó hình thành cho HS kĩ năng hoạt động lời nói bằng TV. Mục tiêu của
chương trình này được phát biểu như sau:
- Môn TV bước đầu dạy cho HS nhận biết được những tri thức sơ giản,
cần thiết bao gồm ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, chính tả.
Trên cơ sở đó, rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp
HS sử dụng TV có hiệu quả trong suy nghĩ và trong giao tiếp.
- Dạy học TV nhằm phát triển các năng lực trí tuệ và phát huy tính tích
cực hoạt động của HS. Thông qua môn TV dạy cho HS những thao tác tư duy
cơ bản, dạy cách học tập và rèn luyện những thói quen cần có ở tiểu học.
- Môn TV cần gợi mở cho HS cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ
TV và hiểu được phần nào cuộc sống xung quanh. Môn TV bồi dưỡng cho
HS những tình cảm chân chính, lành mạnh như: tình cảm gia đình, tình thầy
trò, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, con người, đồng thời hình thành
và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp.
Chương trình TV tiểu học mới đưa mục tiêu giao tiếp bằng TV - hình
thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên. Những kiến thức về TV
cùng với các kiến thức về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học
19
cũng được cung cấp cho HS một cách sơ giản. Trong chương trình mới, hoạt
động giao tiếp vừa là mục đích số một vừa là phương tiện của dạy học TV.
Chú trọng hơn đến kĩ năng sử dụng TV. Chương trình tiểu học mới (ban hành
theo Quyết định ngày 9/11/2001 của Bộ GD&ĐT ) xác định mục tiêu môn
TV ở trường tiểu học nhằm:
1. Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng TV (nghe, nói,
đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

Thông qua việc dạy và học TV, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
2. Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về TV và những hiểu biết
sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và
nước ngoài.
3. Bồi dưỡng tình yêu TV và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của TV, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa”.
1.3.1.3. Nội dung dạy học TV cho HS tiểu học
Nội dung dạy học là một yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học.
Nội dung dạy học cùng với phương pháp dạy học có vai trò quyết định,
hướng hoạt động của GV và HS đạt được mục tiêu của giáo dục. Theo Điều
24 - Luật Giáo dục, 1998, Yêu cầu về nội dung dạy học ở tiểu học: “Giáo dục
tiểu học phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã
hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có
thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ
thuật”.
Nội dung dạy học TV ở tiểu học được thể hiện thông qua các phân môn
Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. Sách giáo khoa
tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng TV cho HS thông qua các phân môn như:
-Phân môn Tập đọc rèn cho HS các kĩ năng đọc, nghe và nói.
20
-Phân môn Luyện từ và câu, cung cấp kiến thức về TV, rèn cả 4 kĩ năng
đọc, viết, nghe, nói.
-Phân môn Chính tả rèn kĩ năng viết và nghe.
-Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết.
-Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nói và nghe.
-Phân môn Tập làm văn rèn tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết.
Cấu trúc hai giai đoạn của chương trình
Giai đoạn 1 (các lớp 1,2,3)
Nội dung dạy học giai đoạn này có nhiệm vụ: Hình thành những cơ sở

ban đầu cho việc học đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nói
trên cơ sở vốn TV mà trẻ em đã có.
Yêu cầu cơ bản với HS ở giai đoạn này là: Đọc thông thạo và hiểu đúng
một văn bản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động,
rành mạch.
Những bài học ở giai đoạn này chủ yếu là bài học thực hành đọc, viết,
nghe, nói. Tri thức TV không được dạy thành bài riêng mà được rút ra từ
những bài thực hành, được thấm vào HS một cách tự nhiên qua hoạt động
thực hành. Ví dụ, học âm e, sau đó viết con chữ e. Những tri thức về âm – chữ
cái, về tiếng (âm tiết) – chữ, về thanh điệu – dấu ghi thanh đều được học qua
những bài dạy chữ. Những tri thức về câu trong hội thoại (câu hỏi, đáp và dấu
câu) cũng không được dạy qua bài lý thuyết mà HS được hình dung cụ thể
trong một văn bản cụ thể. Trình độ nắm tri thức của HS ở giai đoạn này cũng
chỉ dừng ở mức: các em nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của TV,
các quy tắc sử dụng TV trong lúc đọc, viết, nghe, nói. Phần tri thức có trong
nội dung chương trình của các lớp 1,2,3 chỉ có ý nghĩa xác định những tri
thức HS cần làm quen.
Giai đoạn 2 (các lớp 4,5)
21
Nội dung chương trình giai đoạn này nhằm phát triển các kĩ năng đọc,
viết, nghe, nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, trong đó yêu cầu viết
hoàn chỉnh một số văn bản, yêu cầu đọc – hiểu được đặc biệt coi trọng.
HS ở giai đoạn này đã được cung cấp những khái niệm cơ bản về một
số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng TV làm nền móng cho việc phát triển
kĩ năng. Bên cạnh những bài học thực hành (ở giai đoạn trước), các em được
học các bài về tri thức TV (từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách…).
Những bài học này cũng không phải là lý thuyết đơn thuần, được tiếp nhận
hoàn toàn bằng con đường tư duy trừu tượng, mà chủ yếu vẫn bằng con
đường nhận diện, phát hiện trên những ngữ liệu đã đọc, viết, nghe, nói; rồi
sau đó mới khái quát thành những khái niệm.

1.3.1.4. Phương pháp dạy học TV cho HS tiểu học
Phương pháp dạy học TV ở Tiểu học gồm các phương pháp chính là:
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu
+ Phương pháp giao tiếp
Các phương pháp này được áp dụng vào trong từng phân môn, góp
phần hình thành nên phương pháp dạy học của mỗi phân môn riêng biệt:
Phương pháp dạy học Học Vần, Phương pháp dạy học Tập viết, Phương
pháp dạy học Chính tả, Phương pháp dạy học Tập đọc, Phương pháp dạy
học Luyện từ và câu, Phương pháp dạy học Tập làm văn, Phương pháp dạy
học Kể chuyện.
1.3.1.5. Khả năng các trường quốc tế, các trung tâm có thể dạy học TV cho HSNNN ở
Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng
Đã có nhiều công trình nghiên cứu cố gắng trình bày sự ích lợi của việc
học thêm một ngôn ngữ thứ hai tại trường mà không ảnh hưởng tiêu cực đến
22
khả năng ngôn ngữ của trẻ em. Trẻ em có khả năng nói tiếng mẹ đẻ, rất thuận
lợi để học thêm một ngôn ngữ thứ hai. Sự phát triển liên tục tiếng mẹ đẻ của
trẻ em song ngữ sẽ gia tăng khả năng cả tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ của chúng
(Gibbons, 1991). Các HS đã học được một ngôn ngữ thứ hai sẽ học một ngôn
ngữ thứ ba có hiệu quả (Scarino et al, 1988a). Một số nhà nghiên cứu khác
cũng lập luận rằng học một ngôn ngữ thứ hai không ảnh hưởng tiêu cực đến
khả năng ngôn ngữ thứ nhất, mà trái lại nó bồi đắp thêm khả năng cho ngôn
ngữ thứ nhất "HS thuộc nhóm sắc tộc thiểu số có thể tiếp tục học hỏi và phát
triển tiếng mẹ đẻ của họ trong khi họ đang học tiếng Anh" (Gibbons, 1992:
231; Maughan, 1985: 23-26). Đa số các nghiên cứu kh„ng định rằng song ngữ
không phải là một nguyên nhân làm chậm phát triển nhận thức và học tập của
trẻ em; ngược lại, nó có thể ảnh hưởng tích cực đến khả năng ngôn ngữ và
phát triển trí tuệ. Một người có trình độ song ngữ có thể sử dụng hai ngôn
ngữ, nhưng "Song ngữ không nhất thiết có trình độ thông thạo cả hai ngôn

ngữ, họ có thể thông thạo một hoăc cả hai và sử dụng một trong những ngôn
ngữ của họ trong các lãnh vực đặc biệt hay trong những tình huống nhất định
nào đó" (Janssen và Pauwels, 1993: 1).
Tất cả những nghiên cứu trên đều ủng hộ việc dạy ngoại ngữ (Tiếng
Anh), với tư cách là ngôn ngữ thứ hai cho HS nhỏ; vậy thì đối với TV trong
trường hợp này cũng được dạy cho HSNNN ở Việt Nam với tư cách là ngôn
ngữ thứ hai.
Bên cạnh đó, hầu hết trẻ em học ngôn ngữ thứ nhất trong sự giao tiếp
xã hội và trong môi trường gia đình. Những trẻ em học một ngôn ngữ thứ hai
rất cần có cơ hội giao tiếp với người nói ngôn ngữ đó. Khi trẻ cần có nhu cầu
phải giao tiếp với bạn bè hay người khác, họ sẽ học ngôn ngữ thứ hai một
cách nhanh chóng (Creaser và Dau, 1995). TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn
nhất cả nước nên số lượng người nước ngoài hiện sinh sống và làm việc ở đây
23
rất lớn; khả năng dạy TV cho HSNNN ở TP.HCM là rất cao, không chỉ bởi
nhu cầu giao tiếp hằng ngày của trẻ em người nước ngoài với các bạn người
Việt, mà còn xuất phát từ một thực tế là cũng có nhiều em mang quốc tịch
nước ngoài nhưng có bố hoặc mẹ và họ hàng là người Việt Nam, mong muốn
của các bậc phụ huynh là con em của mình cũng có thể nói TV tốt như ngôn
ngữ thứ nhất (thường là tiếng Anh) vậy.
1.3.2. Nội dung và phương pháp dạy học TV cho HSNNN
1.3.2.1. Nội dung dạy học TV cho HSNNN
Với đặc trưng đối tượng dạy học của đề tài là HS lớp 1 người nước
ngoài, nội dung dạy học TV cho các em khi đưa ra cần phù hợp với đặc điểm
tâm lý lứa tuổi và nhận thức của các em giai đoạn này nên chúng tôi đã lựa
chọn giáo trình Tiếng Việt hiện đại - Modern Vietnamese– Vietnamese for
overseas Vietnamese and Foreigners, của tác giả Phan Văn Giưỡng, Nxb Văn
hoá – Văn nghệ TP.HCM, tái bản năm 2009. Đây là bộ giáo trình khá phù
hợp vì được thiết kế dành riêng cho đối tượng là HS phổ thông (chứ không
dành cho sinh viên hoặc người trưởng thành như các giáo trình khác), chỉ cần

chọn lọc và điều chỉnh nội dung cho phù hợp với lứa tuổi của HS lớp 1 là
được.
Bộ giáo trình gồm 4 quyển, trong đó, quyển 1 – Stage 1 – dành cho đối
tượng là HS mới làm quen với TV, các quyển 2, 3 và 4 tiếp tục nâng cao hơn
về trình độ TV cho HS. Trong phạm vi giới hạn đề tài nghiên cứu về biện
pháp dạy TV1CHSNNN, chúng tôi chỉ trình bày cấu trúc nội dung cụ thể của
quyển 1, với những nội dung chính mà chúng tôi có thể sử dụng được trong
quá trình dạy học TV cho HS nhỏ.
Cấu trúc nội dung chính của quyển 1 giáo trình Tiếng Việt hiện đại bao
gồm 20 bài – 20 modules, mỗi bài gắn với một chủ đề gần gũi với HS như:
Chủ đề 1: Chào hỏi; Chủ đề 2: Giới thiệu mình và người khác; Chủ đề 3: Làm
24
quen với người nào; Chủ đề 4: Nói về thời gian; Chủ đề 5: Bạn đã nói, viết
được gì; Và cứ sau bốn chủ đề lại có một bài kiểm tra, nhắc lại những gì
HS vừa học được. Nghĩa là từ chủ đề 1 đến chủ đề 4 là giới thiệu những mẫu
câu đơn giản, hữu dụng trong cuộc sống và học tập của HS, rồi đến một chủ
đề về kiểm tra, ôn tập lại – chủ đề 5, sau đó lại đến chủ đề 6 đến chủ đề 9 là
học các mẫu câu, chủ đề 10 lại ôn tập. Cứ như vậy, toàn bộ quyển 1 có 16 chủ
đề cơ bản về nội dung bài mới với những mẫu câu thông dụng, những cấu trúc
ngữ pháp, những từ mới và hệ thống bảng chữ cái mà HS được học dần qua
từng chủ đề; cùng với 4 chủ để ôn tập kiểm tra là 20 chủ đề, được đưa vào
giảng dạy cho HS với thời lượng dạy học dự kiến là 2 năm. Nội dung mỗi chủ
đề cơ bản thường bao gồm các mục chính là:
+ Đàm thoại: cung cấp các mẫu câu thông dụng trong giao tiếp hằng
ngày bằng cách cho HS nghe băng và lặp lại hoặc luyện đọc theo cặp
+ Ngữ pháp: giải thích cách dùng và ý nghĩa của các yếu tố như cấu
trúc câu, phân loại câu, từ loại, cách dùng từ, cụm từ đặc biệt,
+ Từ ngữ: cung cấp vốn từ, giải nghĩa từ cùng với hình ảnh để minh
hoạ
+ Thực hành: gồm thực hành nói và thực hành viết các mẫu câu, cách

dùng câu, từ đã học
+ Tập đọc: luyện đọc đúng, to rõ và đọc hiểu nội dung một đoạn văn
bản ngắn rồi trả lời câu hỏi.
+ phần cuối: thường là bài đọc thêm để giải thích về văn hoá Việt Nam
hoặc một bài hát TV.
Sau 20 chủ đề, còn có phần phụ lục với 3 phụ lục chính là:
+ Giới thiệu hệ thống phát âm TV: hướng dẫn cách phát âm nguyên
âm, phụ âm và hệ thống dấu thanh TV, cung cấp các đoạn băng có phát âm
mẫu cho HS tập phát âm theo
25

×