Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần Vương cuối thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.79 KB, 143 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH
NGUYN TH VN TRANG

CON NGƯờI TRUNG NGHĩA TRONG SáNG TáC
CủA CáC NHà NHO CầN VƯƠNG CUốI THế Kỷ XIX
LUN VN THC S NG VN
NGHỆ AN - 2014
2
B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH
NGUYN TH VN TRANG
CON NGƯờI TRUNG NGHĩA TRONG SáNG TáC
CủA CáC NHà NHO CầN VƯƠNG CUốI THế Kỷ XIX
Chuyờn ngnh: Vn hc Vit Nam
Mó s: 60.22.01.21
LUN VN THC S NG VN
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. BIN MINH IN
NGHỆ AN - 2014
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 7
1. Lí do chọn đề tài 7
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
5. Phương pháp nghiên cứu 13
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 13
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ NHO CẦN VƯƠNG


TRONG VĂN HỌC NỬA SAU THẾ KỶ XIX 14
1.1. Văn học nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc 14
1.1.1. Giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam 14
1.1.2. Văn học hình thành và phát triển trong bối cảnh mới với nhiều sự kiện
đặc biệt chi phối 18
1.1.3. Văn học phân hóa thành nhiều khuynh hướng, nhiều tư trào khác nhau
26
1.2. Tư trào Cần vương trong văn học nửa sau thế kỷ XIX 30
1.2.1. Phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX và vấn đề trung quân - ái quốc,
“vì vua” - “vì nước” đặt ra cho nhà nho 30
1.2.2. Tư trào văn học Cần vương cuối thế kỷ XIX và quan niệm trung nghĩa
của nhà nho 33
1.2.3. Các tác gia tiêu biểu của tư trào văn học Cần vương cuối thế kỷ XIX và
sự gặp nhau trong tư tưởng “Cần vương” - “hộ quốc” 40
Chương 2
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA
TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ NHO CẦN VƯƠNG 54
2.1. Các dạng thái biểu hiện và đặc điểm của hình tượng con người trung nghĩa
trong văn học nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX 54
2.1.1. Con người trung nghĩa qua hình tượng chủ thể trữ tình (hay cái tôi tác
giả) trong sáng tác của các nhà nho Cần vương 54
2.1.2. Con người trung nghĩa qua nhân vật khách thể được miêu tả trong sáng
tác của các nhà nho Cần vương 70
2.2. Sự đa dạng và thống nhất của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác
của các nhà nho Cần vương 80
2.2.1. Sự đa dạng của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các
nhà nho Cần vương 80
2.2.2. Sự thống nhất của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của
các nhà nho Cần vương 86
2.3. Ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác

của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX 90
2.3.1. Những tấm gương của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng 90
2.3.2. Cái đẹp và sức sống của mẫu hình con người trung nghĩa 97
Chương 3
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA
CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO CẦN VƯƠNG CUỐI THẾ KỶ XIX. .106
3.1. Sự lựa chọn thể loại 106
3.1.1. Các thể văn chính luận (luận, thuyết, thư, biểu, tấu,…) 106
3.1.2. Các thể thơ (thơ cổ phong, thơ đường luật,…) 112
3.1.3. Các thể văn biền ngẫu (đối liên, hịch,…) 120
3.2. Bút pháp 123
3.2.1. Bút pháp trữ tình 123
3.2.2. Bút pháp chính luận 126
3.2.3. Một số bút pháp khác 129
3.3. Giọng điệu và ngôn ngữ 130
3.3.1. Giọng điệu 130
3.3.2. Ngôn ngữ 132
KẾT LUẬN 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học nửa sau thế kỷ XIX (trong đó có sáng tác của các nhà nho
Cần vương) là một giai đoạn có vai trò, vị trí hết sức đặc biệt trong lịch sử
văn học dân tộc. Giai đoạn văn học này gắn liền với sự kiện thực dân Pháp
tiến hành xâm lược nước ta và cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của đông
đảo nhân dân ta hưởng ứng ngọn cờ Cần vương, chống ách xâm lược của thực
dân Pháp. Những sự kiện mang tính thời sự đó đã chi phối toàn bộ đời sống
văn học và làm thay đổi diện mạo văn học. Văn học theo sát tình hình chính
trị, phục vụ cuộc đấu tranh chính trị. Điều đáng chú ý nữa, giai đoạn văn học

này là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ văn học được sáng tác dưới sự chi phối
của ý thức hệ phong kiến, thuộc loại hình văn học trung đại, nó mang những
nét đặc thù khác hẳn với các giai đoạn trước và sau đó. Hiện còn nhiều vấn đề
về nội dung, tư tưởng, về hình thức ngôn ngữ, thể loại, về các khuynh hướng
cũng như các tác gia, tác phẩm tiêu biểu… của văn học giai đoạn này đặt ra
cho giới nghiên cứu phải tìm hiểu, giải quyết.
1.2. Phong trào Cần Vương (“giúp vua”) nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại
thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi
(một ông vua yêu nước) đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.
Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX tuy dưới danh nghĩa Cần Vương
nhưng thực chất là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống chủ nghĩa
thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn
ra sôi nổi, rộng khắp. Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền
thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Từ đây xuất hiện tư trào văn
học Cần vương mà các tác giả là những nhà Nho - những thủ lĩnh - những
chiến sĩ kiên gan, tích cực, một lòng vì nước - vì vua.
7
Tư trào văn học Cần vương là một hiện tượng lớn, độc đáo, nhưng không
phải không phức tạp, nhất là trong sự tiếp nhận của hậu thế. Tìm hiểu, nghiên
cứu sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX nhằm hướng tới
một sự nhìn nhận chung nhất về tư trào văn học Cần vương, sự đánh giá thỏa
đáng đối với những đóng góp xuất sắc của các nhà nho Cần vương cho văn
học nửa sau thế kỷ XIX nói riêng và văn học dân tộc nói chung.
1.3. Tư trào văn học Cần vương bao gồm nhiều tác giả xuất sắc với
nhiều tác phẩm văn học có giá trị, có ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ sâu sắc mà
hậu thế có thể chưa cảm thấu hết. Ngay việc sưu tầm, tập hợp, biên dịch tác
phẩm của các nhà văn Cần vương vẫn đang là bài toán đòi hỏi giới nghiên
cứu phải giải quyết, phải giới thiệu rộng rãi cho đông đảo công chúng hiện
nay được biết.
Mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần

vương cuối thế kỷ XIX là một mẫu hình đẹp, có ý nghĩa sâu sắc trên nhiều
phương diện. Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần
vương cuối thế kỷ XIX là vấn đề lớn, và không phải không phức tạp, đòi hỏi
phải có sự tìm hiểu nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc, khoa học.
Đây là công việc lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm thực sự của giới nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Con người trung nghĩa trong sáng
tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX.
2.2. Giới hạn của đề tài
Đề tài bao quát sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX,
chủ yếu tập trung vào ba tác giả tiêu biểu: Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình
Phùng, Nguyễn Quang Bích.
Văn bản các tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào các cuốn:
8
- Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (Trần Văn Giàu giới thiệu và chú
thích; nhiều tác giả sưu tầm, biên soạn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1976.
- Thơ văn Nguyễn Quang Bích (Đinh Xuân Lâm giới thiệu và chú thích;
nhiều người dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 1973.
- Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn (Đinh Xuân Lâm giới thiệu và chú thích;
nhiều người dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 1977.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1. Lịch sử tìm hiểu, nghiên cứu văn học nửa sau thế kỷ XIX nói
chung, sáng tác của các nhà nho Cần vương nói riêng
Văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX với tư cách là một giai đoạn
thuộc thời kỳ văn học trung đại đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu
quan tâm. Có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau:
1. Trần Văn Giàu (giới thiệu), Chu Thiên, Đặng Huy Vận, Nguyễn Bỉnh
Khôi (biên soạn - 1976), Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học,
Hà Nội [15].

2. Nguyễn Lộc (1976), Văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội [38].
3. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Đinh Thị Khang, Trần Quang Minh,
Nguyễn Phong Nam, Lã Nhâm Thìn (2007), Giáo trình văn học trung đại
Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội [46].
4. Nguyễn Phong Nam (1997, tái bản 2004), Giáo trình văn học Việt
Nam giai đọan cuối thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội [48].
5. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú, Phan Côn,… (1978), Lịch sử văn học
Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội [72].
Những công trình trên chủ yếu là những giáo trình về lịch sử văn học
dùng cho sinh viên các trường đại học. Có những công trình đã viết cách đây
vài ba thập kỷ nên không tránh khỏi những hạn chế, nhất là hạn chế trong
9
phương pháp nghiên cứu (các tác giả chủ yếu vận dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp xã hội học). Tiếp tục nghiên cứu về văn học giai đoạn này khi
đặt trên toàn bộ tiến trình văn học dân tộc với cái nhìn mới và vận dụng
những phương pháp mới có thể kể đến các tác giả với các công trình: Trần
Đình Hượu với Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại [28], Nguyễn
Hữu Sơn với Văn học trung đại Việt Nam - quan niệm con người và tiến trình
phát triển [58], Đoàn Thị Thu Vân cùng một số tác giả trong công trình tập
thể: Văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X - cuối thế kỷ XIX) [70]… Với
những công trình đó, các tác giả nghiên cứu đã đưa đến cái nhìn khái quát về
lịch sử và tình hình văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đồng
thời giới thiệu một số tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn này.
Trong cái nhìn khái quát và hệ thống về tình hình lịch sử, tình hình văn
học và điểm lại những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn này, các nhà
nghiên cứu đã có nhắc tới phong trào Cần vương, nhắc tới những tác giả có
đóng góp lớn cho khuynh hướng sáng tác chủ đạo của văn học lúc ấy -
khuynh hướng yêu nước chống Pháp, như: Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định,
Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng… Tuy nhiên,

những công trình đó chỉ nghiên cứu trên tổng thể, trong cái nhìn khái quát
nhất về những đặc điểm nổi bật và điểm tên những tác giả tiêu biểu trong suốt
một chặng đường dài nửa thế kỷ. Còn việc nghiên cứu cụ thể hơn về một
phong trào sáng tác nổi bật trong giai đoạn này - phong trào văn học Cần
vương, và đi sâu vào khám phá giá trị tác phẩm của các tác giả thuộc phong
trào văn học này thì lại không nằm trong phạm vi của những công trình đó,
hoặc nếu có thì cũng chỉ nghiên cứu riêng lẻ về cuộc đời, sự nghiệp của một
vài tác giả như Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích (trong chương năm,
chương sáu thuộc phần III của công trình: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XVIII - hết thế kỷ XIX) [39]). .
10
Trong lịch sử nghiên cứu về sáng tác của các nhà nho Cần vương, sáng
tác của hai tác giả Nguyễn Xuân Ôn và Nguyễn Quang Bích được quan tâm,
nghiên cứu nhiều hơn cả. Công trình khảo cứu do Đinh Xuân Lâm giới thiệu
với sự tham gia của nhiều tác giả, dịch giả đã sớm ra mắt người đọc hai tập
sách: Thơ văn Nguyễn Quang Bích [33], Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn [34].
Những công trình này là sự khảo cứu khá toàn diện, khá đầy đủ về thân thế,
cuộc đời chiến đấu, sự nghiệp sáng tác và nội dung tư tưởng trong sáng tác
của các tác giả. Ngoài ra, có một vài bài viết về hai tác giả được đăng trên các
trang báo địa phương, những bài viết trong các cuốn sách tổng kết về lịch sử,
chủ yếu ca ngợi họ với tư cách là người anh hùng của quê hương, chẳng hạn:
“Nhà văn thân yêu nước Nguyễn Xuân Ôn - ngọn cờ đầu của phong trào Cần
vương Bắc Nghệ An cuối thế kỷ XIX” [36], “Cụ Nghè Ôn, giai thoại và truyền
thuyết” [51], hoặc có đề cập đến một nét nào đó trong sáng tác của họ: “Tây
Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích” (Trần Vân Hạc), “Cái buồn trong thơ
Nguyễn Quang Bích” (Trần Đình Sử),…
Với tác giả Phan Đình Phùng, các sáng tác của ông đã được lưu lại trong
cuốn Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX [15], có nhiều bài viết ca ngợi ông
đã được đăng tải trên các trang báo, các tạp chí: Phan Đình Phùng, cuộc đời
và sự nghiệp [54], “Tấm lòng của Phan Đình Phùng rạng ngời như trăng sao”

[69] Các công trình nghiên cứu lớn về ông chủ yếu ở phương diện lịch sử, ở
tư cách là một lãnh tụ yêu nước của phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
3.2. Lịch sử tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng trung nghĩa và con người
trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX
Các công trình nghiên cứu về sáng tác của các nhà nho Cần vương chủ
yếu đánh giá những giá trị chung về nội dung tư tưởng, hướng đến nội dung
yêu nước trong văn học. Trong “Lời giới thiệu” của công trình nghiên cứu
Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX [15], tác giả Trần Văn Giàu đã nói đến
những tư tưởng chủ đạo trong sáng tác của thơ văn yêu nước giai đoạn này,
11
trong đó có thơ văn của các tác giả Cần vương, đó là tư tưởng: “Việc nghĩa
phải làm, không kể đến thành bại”[15; 24], “Tư tưởng trung quân: hình ảnh
vua càng mờ xuống, vị trí dân càng lên cao” [15; 32]. Tuy nhiên, đây cũng
mới chỉ là những đánh giá khái quát về vấn đề trung - nghĩa trong suốt cả giai
đoạn cuối thế kỷ XIX chứ chưa phải là một công trình nghiên cứu về tư tưởng
trung nghĩa và con người trung nghĩa giai đoạn này. Con người trung nghĩa có
được nhắc tới như một hình tượng đẹp trong văn học nhưng còn chung chung
và rải rác trong các công trình nghiên cứu về giai đoạn cuối cùng của thời kỳ
văn học trung đại Việt Nam.
Có thể nói, hình tượng con người trung nghĩa là một hình tượng đẹp, có
giá trị trong văn học Cần vương, văn học yêu nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX
nói riêng và văn học trung đại nói chung. Đây vẫn là vấn đề cần phải được đi
sâu nghiên cứu để thấy được trọn vẹn vẻ đẹp của con người Việt Nam trong
quá khứ.
Luận văn là công trình đi sâu nghiên cứu vấn đề này với tư cách như một
vấn đề chuyên biệt và với cái nhìn hệ thống.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát, luận văn nhằm tìm và xác định những đặc điểm của mẫu
hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối

thế kỷ XIX, khẳng định giá trị và ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của mẫu hình con
người này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Đưa ra một cái nhìn chung về tư trào văn học Cần vương và sáng
tác của các nhà nho Cần vương trong văn học nửa sau thế kỷ XIX.
4.2.2. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc điểm và ý nghĩa xã
hội - thẩm mỹ của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà
nho Cần vương cuối thế kỷ XIX.
12
4.2.3. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định nghệ thuật thể hiện hình
tượng con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương
cuối thế kỷ XIX.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về vai trò và đóng góp của các nhà nho
Cần vương cho lịch sử văn học dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chính: phương pháp liên ngành, phương pháp thống kê -
phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - loại
hình, phương pháp cấu trúc - hệ thống…
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
- Luận văn là công trình đi sâu tìm hiểu con người trung nghĩa trong sáng
tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX với cái nhìn tập trung và hệ
thống.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
tìm hiểu và nghiên cứu sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về sáng tác của các nhà nho Cần vương trong

văn học nửa sau thế kỷ XIX
Chương 2: Hình tượng con người trung nghĩa trong sáng tác của các
nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX
Chương 3: Phương thức thể hiện hình tượng con người trung nghĩa
của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX
13
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ NHO CẦN VƯƠNG
TRONG VĂN HỌC NỬA SAU THẾ KỶ XIX
1.1. Văn học nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc
1.1.1. Giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ X và khép lại khi hết thế
kỷ XIX (Văn học hiện đại được xem là từ đầu thế kỷ XX đến nay). Đấy là ý
kiến chung, cơ bản là thống nhất của giới nghiên cứu. Xét riêng văn học trung
đại - một thời kỳ - và cũng là một loại hình văn học với những đặc trưng
riêng, lấy thể loại làm tiêu chí cơ bản, có thể chia thời kỳ văn học trung đại
thành bốn giai đoạn: văn học thế kỷ X - XIV, văn học thế kỷ XV - XVII, văn
học thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX, và văn học nửa sau thế kỷ XIX (1858 -
hết thế kỷ XIX). Vậy là, giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là chặng đường cuối
cùng của văn học trung đại Việt Nam. Mốc lịch sử của văn học giai đoạn nửa
sau thế kỷ XIX: bắt đầu từ sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta
(1858), và kết thúc khi thực dân Pháp hoàn thành công cuộc bình định, chuẩn
bị cho công cuộc khai thác thuộc địa (1898). Mốc văn học: bắt đầu bằng thơ
văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu và kết thúc bằng thơ văn hiện thực -
trào phúng của Nguyễn Khuyến (Tam nguyên Yên Đổ) và Trần Tế Xương
(Tú Xương).
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX có một vị trí rất đặc thù
trong lịch sử văn học dân tộc. Mặc dù chỉ diễn ra trong nửa thế kỷ, khoảng
thời gian ngắn ngủi so với một nghìn năm văn học trung đại nhưng đây là giai
đoạn có nhiều sự kiện văn hóa, văn học quan trọng. Đây là giai đoạn cuối

cùng của văn học trung đại, có vai trò khép lại một chặng đường dài suốt
mười thế kỷ của thời kỳ văn học được sáng tác dưới sự chi phối của ý thức hệ
14
phong kiến và chuẩn bị một số điều kiện cho sự thay đổi phạm trù văn học
diễn ra vào đầu thế kỷ XX. Văn học giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX có diện
mạo, đặc điểm riêng
Nhà nho vẫn là lực lượng sáng tác chủ yếu của văn học giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XIX, vẫn là những nho sỹ mang ý thức hệ phong kiến, điểm khác
trước là phần lớn họ xuất thân từ tầng lớp trung và dưới của xã hội. Họ vừa là
những chủ thể sáng tạo văn học giai đoạn này vừa là nhân vật chính của lịch
sử bởi họ được chứng kiến cuộc xung đột dữ dội của thời đại - cuộc đụng đầu
lịch sử giữa chủ nghĩa thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam. Họ có mối quan
hệ khá chặt chẽ với nhân dân. Trước cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân
tộc, ngoại trừ một bộ phận ít ỏi làm tay sai cho giặc, còn hầu hết họ đứng về
phía nhân dân chống thực dân xâm lược và bọn tay sai bán nước, nếm trải bi
kịch của dân tộc, của thời đại.
Công chúng văn học ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX vẫn là những người
biết chữ Hán và chữ Nôm. Văn hóa phương Tây cùng với sự chi phối bởi quy
luật đời sống của chủ nghĩa thực dân khi thực dân Pháp tiến hành khai thác
thuộc địa ở Việt Nam đã khiến cho tâm lý của đám đông công chúng có sự
thay đổi ít nhiều, tuy nhiên vẫn chưa tạo ra được một lớp công chúng mới.
Về ngôn ngữ, văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX vẫn tồn tại hai
thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Có tác giả viết hoàn toàn bằng chữ Hán như
Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Miên Thẩm , có tác giả vừa viết bằng
chữ Hán, vừa viết bằng chữ Nôm như Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Khuyến, có
tác giả lại viết chủ yếu bằng chữ Nôm như Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế
Xương… Chữ quốc ngữ giai đoạn này được khích lệ dưới nhiều hình thức:
báo chí, phiên âm, dịch thuật…, nhưng nhìn chung, chữ Quốc ngữ chủ yếu là
công cụ để truyền bá đạo Gia tô hoặc được dùng để phiên âm một số tác phẩm
chữ Nôm và chữ Hán ra chữ quốc ngữ chứ chưa có một nền văn học sáng tác

15
bằng chữ Quốc ngữ. Báo chí đã ra đời nhưng chỉ có tính chất công báo, nhằm
phục vụ trực tiếp chính sách cai trị của thực dân Pháp chứ chưa có báo chí
văn học. Ảnh hưởng của văn học nước ngoài đối với văn học giai đoạn này
vẫn chủ yếu là văn học Trung Quốc như những giai đoạn trước chứ chưa phải
ảnh hưởng của văn học phương Tây như giai đoạn từ đầu thế kỷ XX trở đi.
Tuy nhiên, tính chất thời sự chi phối toàn bộ đời sống văn học và đã làm
thay đổi diện mạo văn học. Vào thời điểm này, vấn đề mang tính thời sự, cấp
bách nhất của đời sống cộng đồng không gì ngoài chuyện chiến - hòa, sinh -
tử, duy tân - thủ cựu. Văn học dù muốn dù không cũng bị cuốn hút vào vòng
xoáy này. Và đương nhiên, những khuôn mẫu văn chương cũng phải biến đổi
để kịp thích ứng với yêu cầu thực tế. Có thể khẳng định, trước kia chưa có
một giai đoạn nào mà sự chuyển biến về chủ đề và đề tài trong văn học lại
nhanh chóng và theo sát biến cố đến vậy. Tính chất quy phạm (xét ở phương
diện đề tài, chủ đề) đã có những thay đổi đáng kể. Mặc dù mới nhìn thoáng
qua, diện mạo văn chương vẫn như cũ song thực tế không phải vậy. Vẫn là
câu chuyện về những con người yêu nước, con người trung nghĩa nhưng hoàn
cảnh mà nhân vật nếm trải lúc này hoàn toàn khác so với những gì từng có
trước đây; cũng là những nguyên lý đạo đức truyền thống nhưng cách biểu
hiện đã khác, chẳng hạn chuyện chống lại mệnh vua, phỉ báng triều đình mà
vẫn được coi là trung nghĩa…; hay nỗi u hoài, mặc cảm tội lỗi của một bộ
phận đông đảo các nhà nho khi nhận ra sự lỗi thời của mình trước thời cuộc;
hoặc sự xuất hiện của những người nghĩa dân anh hùng… là điều chưa từng
có hoặc hiếm hoi trong lịch sử văn học nước ta. Ngay đến cả các vấn đề xã
hội, các đối tượng mà văn chương trào phúng nhằm vào cũng khác: đa dạng,
phong phú nhưng lại tập trung hơn so với những gì truyện tiếu lâm dân gian,
truyện Trạng từng đề cập tới. Điều này chứng tỏ đã có sự đổi thay trong quan
niệm nghệ thuật, trong thi pháp của các tác giả, chính những vấn đề nóng
16
bỏng của cuộc sống, của dân tộc đang diễn ra trước mắt khiến cho nhà văn

phải có những điều chỉnh thích hợp.
Về mặt hình thức nghệ thuật, phương pháp chính của văn học giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XIX vẫn là phương pháp sáng tác truyền thống của văn học
phong kiến những giai đoạn trước. Nhưng do yêu cầu phản ánh trung thực và
gần gũi để động viên chiến đấu nên văn học đã vận dụng nhiều chất liệu hiện
thực, mang sắc thái phê phán và ít nhiều đã phá vỡ những khuôn khổ của
phương pháp sáng tác truyền thống, vươn lên một bước theo hướng chủ nghĩa
hiện thực. Đặc biệt là với Trần Tế Xương, tác giả kết thúc giai đoạn này, đồng
thời có thể coi là người có công chuẩn bị cho việc mở đầu giai đoạn kế tiếp,
nhà thơ đã có nhiều đóng góp trong việc sáng tác với phương pháp mang đậm
tính hiện thực, làm tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực của thời
kỳ sau.
Trong bộ phận văn học chữ Hán, phong cách biểu hiện của thơ vẫn chưa
có gì đổi mới, vẫn chưa thoát khỏi tính quy phạm với những công thức, ước lệ
của văn học phong kiến. Riêng văn xuôi chữ Hán có phần khác trước, câu văn
trong sáng, giản dị hơn, lập luận cũng chặt chẽ, lô gích hơn.
Trong bộ phận văn học chữ Nôm, nghệ thuật biểu hiện một mặt kế thừa
truyền thống, mặt khác có sự đổi mới đáng kể. Văn học giai đoạn này bớt lối
diễn đạt chung chung, ước lệ, không cụ thể mà bám sát đời sống. Trong thơ
hiện thực trào phúng nổi bật lên tính cụ thể, tính cá thể rõ nét, các nhà thơ
dùng tiếng cười để xua tan mọi suy nghĩ siêu hình, tự biện.
Cùng với lối biểu hiện có tính chất cá thể, cụ thể, thơ thời kỳ này còn
xuất hiện cái tôi trữ tình, phong cách cá nhân khá rõ nét. Những đại từ ngôi
thứ nhất số ít như tôi, tớ, anh, em, ông, mình,… đã thay thế cho ta hoặc một
ẩn ngữ cùng loại. Điều này đã làm cho văn học giai đoạn này có tiếng nói
riêng, vừa gần gũi vừa đại chúng.
17
Như vậy, với quãng thời gian nửa thế kỷ, giai đoạn văn học nửa sau thế
kỷ XIX không chỉ tạo ra một diện mạo riêng, một sắc thái riêng mà còn giành
được một vị trí rất đáng lưu ý trong toàn bộ tiến trình lịch sử văn học Việt

Nam. Ở giai đoạn này, văn học một mặt vẫn đang trong phạm trù văn học
trung đại, chưa thoát ra khỏi sự chi phối của tính quy phạm với những đặc thù
về nội dung và hình thức, song đã bắt đầu xuất hiện những yếu tố mới mẻ làm
tiền đề cho những bước phát triển đột phá trong giai đoạn kế tiếp. Sự biến
động của lịch sử, xã hội là nguyên nhân chính tác động một cách sâu sắc đến
đời sống văn học. Trên quan điểm vận động của lịch sử, có thể nói giai đoạn
văn học nửa cuối thế kỷ XIX là giai đoạn cuối cùng, đánh dấu sự kết thúc của
thời kỳ văn học trung đại trong văn học Việt Nam, đồng thời đây cũng là giai
đoạn chuẩn bị một số điều kiện cho sự thay đổi phạm trù văn học (từ trung đại
sang hiện đại) diễn ra vào đầu thế kỷ XX.
1.1.2. Văn học hình thành và phát triển trong bối cảnh mới với nhiều
sự kiện đặc biệt chi phối
Biến cố quan trọng có tác động mạnh mẽ nhất đối với quá trình hình
thành và phát triển của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX chính là cuộc
xâm lăng do thực dân Pháp phát động nhằm vào Việt Nam năm 1858. Biến cố
này đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, kéo theo những xáo
trộn, những thay đổi sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống, trong đó có
văn học.
Thực ra, dã tâm thôn tính Việt Nam của thực dân Pháp đã manh nha từ
những năm cuối của thế kỷ XVIII, khi chế độ phong kiến Việt Nam ngày
càng đi sâu vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Tư bản phương Tây và
Pháp nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền
đạo. Trong cuộc chạy đua xâm lược Việt Nam, Pháp tỏ ra tích cực hơn cả,
chớp mọi cơ hội để can thiệp vào Việt Nam. Cuối thế kỷ XVIII, khi phong
18
trào nông dân Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh cầu cứu nước ngoài nhằm khôi
phục lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội đó tạo điều kiện cho
tư sản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Véc-xai năm 1787. Với
Hiệp ước này, tư bản Pháp hứa sẽ giúp Nguyễn Ánh đánh lại nhà Tây Sơn,
đổi lại, Pháp được sở hữu cảng Hội An, đảo Côn Lôn và được độc quyền

buôn bán tại Việt Nam. Nhưng hiệp ước 1787 đã không được thực hiện bởi lẽ
ngay sau đó, vào năm 1789, cách mạng Pháp bùng nổ, những biến động chính
trị, những đổi thay trong nội bộ triều đình cùng những rắc rối trên phương
diện đối ngoại với các nước lân bang… khiến chính quyền Pháp bỏ lỡ cơ hội
can thiệp ngay vào Việt Nam. Thêm vào đó, chính cung cách ứng xử của các
vua Nguyễn khá nhẫn nhịn, nhún nhường, không để người Pháp phật lòng
cũng khiến Pháp trở nên chần chừ, phải mất thời gian kiếm cớ, chưa thể ra tay
sớm hơn.
Tuy nhiên, chúng vẫn không từ bỏ âm mưu của mình và âm mưu đó đã
được coi là “quốc sách” để rồi hết chính phủ này đến chính phủ khác thay
nhau theo đuổi. Năm 1858, lấy cớ triều đình nhà Nguyễn cự tuyệt bang giao
và giết giáo sĩ, giáo dân, chính phủ Pháp quyết định dùng vũ lực để thực hiện
tham vọng của mình. Chiều ngày 31 tháng 8 năm 1858, liên quân Pháp - Tây
Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, dụng ý của Pháp là sau khi chiếm
được Đà Nẵng sẽ tiến thẳng ra Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng, bẻ gãy ý
chí kháng chiến của đối phương. Sáng ngày 1 tháng 9 năm 1958, Pháp gửi tối
hậu thư cho quan trấn thủ thành Đà Nẵng là Trần Hoàng hạn trong hai giờ
đồng hồ phải trả lời. Chưa hết hai giờ hẹn, quân Pháp đã nổ súng dữ dội bắn
phá các mục tiêu trên bờ, đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược
chính thức nước ta. Tiếng súng xâm lăng của quân Pháp đã thổi bùng ngọn
lửa yêu nước trong nhân dân. Các lực lượng dân binh cùng nhân dân địa
phương ra sức đào hào, đắp lũy phối hợp với quân của triều đình chặn đánh
19
tàu địch. Quan quân triều đình cùng với đội dân binh chỉ được trang bị bằng
những thứ khí giới lạc hậu thời trung cổ đã khiến kẻ thù phải trả giá đắt. Trên
thực tế, người Pháp đã thất bại tại trận đọ sức đầu tiên ở mặt trận Sơn Trà, kế
hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng bước đầu bị phá sản. Thành ra, sau
năm tháng hành binh xâm lược và bị sa lầy ở đây, thực dân Pháp thay đổi kế
hoạch, chúng chuyển hướng tấn công vào phía Nam, nơi mà theo tính toán
của chúng, do xa xôi, cách trở với triều đình, lại ở chỗ đất rộng người thưa, có

thể dễ dàng chiếm giữ.
Những toan tính xảo quyệt của thực dân Pháp xem ra không phải không
có căn cứ, khác với tình hình chiến sự tại mặt trận miền Trung, ở Nam Kỳ,
quân Pháp không quá khó khăn trong việc phá vỡ thế trận phòng thủ của
triều đình. Sau tám ngày chúng pháo kích các công sự bảo vệ con đường
thủy vào Gia Định, chúng đã chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, có một
điều chúng không ngờ tới là là sự phản kháng quyết liệt của người dân địa
phương. Trong khi các đồn lũy của triều đình nhanh chóng bị tan vỡ trước
sức tấn công của đội quân xâm lược thì nhân dân lục tỉnh, dưới sự chỉ huy
của những thủ lĩnh danh tiếng như Trương Định, Võ Duy Dương, Phan
Trung, Nguyễn Trung Trực… vẫn kiên cường tiếp tục cuộc kháng chiến. Có
thể nói, từ giữa thế kỷ XIX, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Nam
đã đi đầu trong toàn quốc, khí thế chiến đấu đã gây nên bao nỗi kinh hoàng
cho đội quân viễn chinh.
Phải trải qua khoảng thời gian gần bốn mươi năm, thực dân Pháp mới đặt
được ách thống trị trên đất nước ta. Trong thời gian ấy, chúng đã lần lượt
chiếm ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Năm 1873, khi đã
chiếm cứ được các vùng đất phương Nam, Pháp bắt đầu đánh rộng ra miền
Bắc, rồi đánh Trung Kỳ. Thắng lợi của thực dân Pháp được đánh dấu bằng
các hiệp ước và hàng ước (vào các năm 1862, 1864, 1867) mà triều Nguyễn
20
liên tiếp ký kết với chúng, thừa nhận quyền cai trị của chúng tại Nam Kỳ. Đặc
biệt, hai hiệp ước năm 1883 (hiệp ước Hác- măng) và 1884 (hiệp ước Pa-tơ-
nốt) đã công nhận nền đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Trước sự xâm lăng của thực dân Pháp, nhân dân ta đã tiến hành một cuộc
đấu tranh chống kẻ thù hết sức quyết liệt. Giai cấp phong kiến lúc đầu còn
chống đối phần nào, nhưng về sau cứ trượt dần mãi trên con đường thỏa hiệp,
đầu hàng và thất bại chủ nghĩa. Trong triều đình hình thành nhiều phái, có
phái chủ hòa (như Trần Đình Túc, Nguyễn Bá Nghi, Nguyễn Hữu Độ, Phan
Thanh Giản, Nguyễn Trọng Hợp…), có phái chủ chiến (như Nguyễn Tri

Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết…), có phái chờ cơ hội, đợi thời, tự an
ủi mình bằng triết lý tùy thời, tự dối lừa mình bằng cái nghĩa quân thần lạc
lõng… Có thể nói, giai cấp phong kiến lãnh đạo mà đứng đầu là triều đình
nhà Nguyễn ngay từ những năm 60 của thế kỷ XIX đã không làm trọn sứ
mệnh lịch sử, hèn nhát, bạc nhược trước vai trò dân tộc, vị trí dân tộc của
mình. Sau năm 1862 khi triều đình nhà Nguyễn đã ký bản hiệp ước nhượng
đất đầu tiên (hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862), nhường cho Pháp ba tỉnh miền
Đông Nam Kỳ, đồng thời vội vàng thực hiện theo các điều khoản, yêu cầu
nghĩa quân các nơi hạ vũ khí, buộc nhân dân ngừng kháng chiến, tăng cường
bóc lột nhân dân để bồi thường chiến phí… thì triều đình đã đánh mất vai trò
của mình trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, bước đầu đã đầu hàng thực
dân Pháp.
Trong khi giai cấp phong kiến thống trị đi vào con đường thỏa hiệp, đầu
hàng thì vai trò của nhân dân lại sáng ngời trên vũ đài lịch sử. Nhân dân Việt
Nam vốn có truyền thống yêu nước, truyền thống ấy đã được hun đúc, tôi
luyện qua nhiều cuộc chiến đấu chống ngoại xâm suốt hàng ngàn năm lịch sử
nên rất nhạy bén về cảm quan yêu nước, sẵn sàng xông trận khi có giặc,
không sợ hy sinh, không tiếc máu xương. Trong cuộc kháng chiến chống
21
Pháp giai đoạn này, nhân dân tuy chưa phải là người nắm quyền lãnh đạo tất
cả các cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng họ tiêu biểu cho tinh thần đấu
tranh bền bỉ, gan dạ, tiêu biểu cho khí phách, bản lĩnh của dân tộc.
Ngay từ những ngày đầu xâm lược, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng
cự quyết liệt của nhân dân ta. Khi thực dân Pháp đánh vào mặt trận Đà Nẵng,
trong khi triều đình còn đang lúng túng thì nhân dân ta đã tỏ rõ quyết tâm, ý
chí chống giặc. Ở địa phương, Phạm Gia Vĩnh đã lãnh đạo nghĩa binh sát
cánh với quân đội triều đình chống lại sự tấn công của giặc từ bán đảo Sơn
Trà. Những đội dân quân bao gồm “tất cả những người không đau yếu và tàn
tật” được thành lập, họ hưởng ứng kế hoạch của Nguyễn Tri Phương “triệt để
phòng ngự, ra sức đào hào đắp lũy cản giặc, không cho giặc đánh lan ra” và

đã chiến đấu vô cùng dũng cảm. Phối hợp với mặt trận Đà Nẵng, nhân dân
Nam Bộ đã tự đắp thêm thành lũy để củng cố hệ thống phòng thủ, nhiều nơi
tự đốt nhà cửa, di dời đi nơi khác, thể hiện thái độ bất hợp tác với giặc. Đội
nghĩa binh của Trương Định được tập hợp, ra sức tập luyện, chuẩn bị đánh
Pháp. Đốc học Nam Định Phạm Văn Nghị tập hợp 300 người - vốn là những
học trò của mình, khăn gói lên đường Nam tiến, xin Vua cho ra chiến trường
giết giặc. Nhờ sự ủng hộ tích cực của nhân dân, Nguyễn Tri Phương đã tạm
thời đẩy lui quân địch ở Đà Nẵng, gây cho chúng những tổn thất không nhỏ,
dồn chúng về phía biển.
Phong trào kháng Pháp nổ ra khắp nơi khi Pháp chiếm Gia Định và đánh
rộng ra các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Kỳ. Ở Gò Công, Tân An có
Trương Định; Đồng Tháp Mười có Thiên Hộ Dương; Bến Tre, Vĩnh Long có
Phan Tam, Phan Ngũ; Rạch Giá có Nguyễn Trung Trực, Đỗ Thừa Long, Đỗ
Thừa Tự, Mỹ Tho có Nguyễn Hữu Huân,… Vụ đốt cháy chiến hạm Et-phê-
răng (Hy vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông đã khích lệ mạnh mẽ tinh
thần cứu nước của nhân dân Lục tỉnh, khiến thực dân Pháp phải thú nhận:
22
“Đây là một trận đau đớn làm cho tinh thần người Việt phấn khởi và gây cảm
xúc sâu sắc trong một số người Pháp”. Nghĩa quân còn giết tên quan ba Bácbê
gần Trường Thi, giết tên tỉnh trưởng Vĩnh Long Xalisétti ở Vũng Liêm, đánh
tàu Primôghê trên sông Đồng Nai… Câu nói đầy cảm khái Nguyễn Trung
Trực trước lúc bị giặc Pháp hành hình: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước
Nam mới hết người Nam đánh Tây” càng thôi thúc phong trào kháng chiến
vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng “dập dìu trống đánh cờ
xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”.
Thực dân Pháp đánh ra miền Bắc và miền Trung thì phong trào chống
giặc ở những nơi này cũng không khác gì Nam Bộ. Thực dân Pháp đánh Hà
Nội, nhân dân Hà Nội chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương
quyết, dũng cảm. Trong hàng ngũ trí thức cũng đã có nhiều tấm gương chiến
đấu và hy sinh anh dũng với tinh thần: “Thà chết không chịu mất nước, thà

chết không làm nô lệ”. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương nặng ở bụng
nhịn ăn mà chết, tổng đốc Hoàng Diệu tự thân dẫn tướng sỹ xông lên thành
cản giặc, khi thành vỡ đã thắt cổ tự tử, không để rơi vào tay kẻ thù…
Mặc dù nhân dân ta anh dũng kháng chiến “nào sợ thằng Tây bắn đạn
nhỏ, đạn to” song còn tự phát. Triều đình bảo thủ, nhu nhược, ảo tưởng trước
thực dân Pháp, đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, nghị hòa, bỏ rơi
không đoàn kết với nhân dân, cuối cùng khi thực dân Pháp tấn công Thuận
An, triều Nguyễn buộc phải kí văn kiện đầu hàng. Thực dân Pháp hoàn thành
quá trình xâm lược Việt Nam và bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ. Mặc dù Pháp đã khuất phục được triều đình Huế (bộ phận chủ hòa)
song chúng không thể khuất phục được nhân dân ta và một bộ phận chủ chiến
trong triều đình, phong trào đấu tranh chống Pháp từ Bắc tới Nam vẫn tiếp tục
phát triển. Thái độ kiên quyết của nhân dân cả nước đã cổ vũ phe chủ chiến
trong triều đình, dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phe chủ chiến
23
mạnh tay hành động, chuẩn bị cho cuộc phản công chống Pháp giành lại chủ
quyền. Nhưng những cố gắng của phe chủ chiến do Tôn Thất thuyết cầm đầu
đã không thu được kết quả. Triều đình phân rã hoàn toàn. Vua Hàm Nghi
cùng các văn thân, sĩ phu nhiệt huyết đã nhóm lên phong trào Cần Vương sôi
động, kéo dài từ Bình Ðịnh, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây
Bắc, lấy núi rừng Hà Tĩnh làm kinh đô kháng chiến và anh dũng cầm cự ngót
chục năm trời. Có nhiều cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa
của Phan Ðình Phùng ở Hà Tĩnh, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ ở Nghệ
An, Nguyễn Quang Bích ở vùng Tây Bắc…
Những ngày tàn của phong trào Cần Vương với sự tan rã của nghĩa quân
Mạc Đĩnh Phúc, Vương Quốc Chính ở miền Bắc; Võ Trứ ở miền Trung, nhất
là cuộc đình chiến lần thứ hai của nghĩa quân Đề Thám đã đánh dấu sự thất
bại của phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Năm 1897, sau khi
kết thúc giai đoạn dùng vũ lực để chiếm đoạt, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập
bộ máy cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa một cách quy mô. Nền kinh tế

thuộc địa đẻ ra một phương thức sản xuất mới có khuynh hướng tư bản chủ
nghĩa, song song với nó là những biện pháp chính trị, chính sách văn hóa nô
dịch mới được thực dân đẩy mạnh nhằm mục đích củng cố nền thống trị của
chúng. Xã hội Việt Nam trở thành xã hội thực dân nửa phong kiến. Bắt đầu
xuất hiện trong các công sở và tư sở của bọn chủ mới những thông ngôn, ký
lục, thầu khoán, bồi bếp… Ở thành thị bắt đầu xuất hiện các tầng lớp tư sản,
tiểu tư sản, vô sản với quyền lợi đối lập nhau. Chế độ xã hội ấy càng ngày
càng đầy rẫy những xấu xa, đồi bại, lai căng, phản dân tộc. Đạo đức Khổng,
Mạnh có gốc rễ lâu đời bị tấn công và dần dần đổ vỡ, “phá sản”. Quang cảnh
xã hội trở nên đảo điên, đầy lố lăng, bỉ ổi khi những tên bồi bếp đắc lực được
Pháp cất nhắc lên chức tổng đốc, những gái đĩ me tây được phong hàm quan
tỉnh, những tên đao phủ đầm đìa máu nhân dân trở thành cột trụ triều đình,
24
còn những người yêu nước thương nòi thì bị chém giết, tù đày, phải trốn tránh
lẩn lút…
Văn học giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX khác nhiều với các giai đoạn trước
bởi nó hình thành và phát triển trong một bối cảnh mới với nhiều sự kiện đặc
biệt như thế chi phối. Mục tiêu đấu tranh của văn học, cường độ của tính
chiến đấu, sự phân hóa các lực lượng sáng tác văn học rõ ràng chịu sự chi
phối của tình hình chính trị lúc bấy giờ. Đặc biệt, cuộc đấu tranh sôi nổi, liên
tục của quảng đại quần chúng nhân dân đã chi phối sâu sắc đến sự phát triển
của lực lượng sáng tác, đến nội dung, khuynh hướng văn học giai đoạn này.
Dường như lịch sử phát triển văn học nước ta trước kia chưa bao giờ có một
giai đoạn nào mà lực lượng tham gia sáng tác lại đông đúc, sôi nổi, bao gồm
nhiều tầng lớp, nhiều thành phần như giai đoạn này. Được kích thích bởi nhiệt
tình yêu nước, nhà văn cũng là chiến sỹ, ngòi bút được dùng như súng đạn để
giết quân thù. Đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp, ý thức dân tộc chính
là ngọn nguồn cho sự thống nhất từ Nam chí Bắc, cũng là ngọn nguồn cho sự
phong phú của văn học giai đoạn này. Đặc điểm nổi bật trong sự phát triển
của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX chính là tính chất thời sự của nó,

là sự theo sát tình hình đấu tranh chính trị và phục vụ cuộc đấu tranh chính trị,
văn học thực sự là vũ khí đấu tranh xã hội.
Tóm lại, ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đấu tranh chống xâm lược, văn
học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đã cố gắng thực hiện sứ mệnh của mình
trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn
lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, nhiều mất mát, hi sinh nhưng
rất đỗi tự hào, giai đoạn “khổ nhục nhưng vĩ đại”. Văn học đã có mặt kịp
thời trên trận tuyến cứu nước từ những ngày đầu và đã góp sức vào cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc một cách triệt để. Phần lớn các tác giả văn học là
những người trong cuộc, hoặc có chứng kiến, nếm trải bi kịch của dân tộc,
25

×