Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường Trung cấp kỹ thuật-nghiệp vụ Cái Bè tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.74 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHAN NGỌC THUẬN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT - NGHIỆP VỤ
CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHÖ AN, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHAN NGỌC THUẬN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT - NGHIỆP VỤ
CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hùng
1
NGHÖ AN, 2014
2
MỤC LỤC
Mục lục
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt
Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2


4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6. PP nghiên cứu 2
6.1. PP nghiên cứu lý luận 2
6.2. PP nghiên cứu thực tiễn 2
6.3. PP thống kê toán học 3
7. Đóng góp mới của luận văn 3
8. Cấu trúc luận văn 3
Chương 1: Cơ sở lý luận về QL chất lượng dạy học ở các trường TCCN. 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về QL chất lượng dạy học ở các trường TCCN
4
1.1.1. Ở nước ngoài 5
1.1.2. Ở trong nước 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 13
1.2.1. Dạy học và chất lượng dạy học 13
1.2.2. Quản lý và QL chất lượng dạy học 17
1.2.3. Biện pháp và biện pháp QL chất lượng dạy học 20
1.3. Khái quát về trường TCCN 20
1.3.1. Khái niệm trường TCCN 20
1.3.2. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường TCCN 20
1.3.3. Mục tiêu đào tạo của trường TCCN 22
3
1.3.4. Hệ thống và loại hình trường TCCN 22
1.3.5. Quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp 23
1.4. Một số vấn đề về QL chất lượng dạy học ở trường TCCN 24
1.4.1. Tiêu chuẩn của GV TCCN 24
1.4.2. Nhiệm vụ của GV dạy TCCN 24
1.4.3. QL chất lượng dạy học TCCN 25
1.4.4. Sự cần thiết phải QL chất lượng dạy học 25
1.4.5. Các cấp độ QL chất lượng dạy học 26

1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở trường TCCN 33
Kết luận chương 1 35
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở trường trung cấp
KTNV Cái Bè 36
2.1. Khái quát về trường trung cấp KTNV Cái Bè 36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 36
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ nhà trường 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục (QLGD)
của trường 38
2.1.4. Chương trình, giáo trình và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
40
2.2. Thực trạng chất lượng dạy học ở trường trung cấp KTNV Cái Bè từ năm
2009 đến năm 2014 42
2.2.1. Bậc TCCN 42
2.2.2. Bậc nghề phổ thông 47
2.2.3. Hệ giáo dục thường xuyên 48
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở trường trung cấp KTNV
Cái Bè 50
2.3.1. Các yếu tố khách quan 50
2.3.2. Các yếu tố chủ quan 51
4
2.4. Các biện pháp QL chất lượng dạy học đã triển khai 52
2.4.1. Lập kế hoạch và phân công giảng dạy 52
2.4.2. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học 54
2.4.3. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV 55
2.4.4. Quản lý giờ lên lớp GV 56
2.4.5. Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học 57
2.4.6. Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV 57
2.4.7. Quản lý phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
58

2.4.8. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập 59
2.4.9. Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm (NVSP) của GV 60
2.4.10. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV 61
2.4.11. Quản lý việc giáo dục PP học tập cho HS 62
2.4.12. Quản lý nề nếp thái độ học tập cho HS 62
2.5. Kết quả đạt được 63
2.6. Nguyên nhân của thành công, hạn chế và tồn tại 65
2.6.1. Nguyên nhân của thành công 65
2.6.2. Nguyên nhân của hạn chế và tồn tại 66
Kết luận chương 2 67
Chương 3: Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường Trung cấp Kỹ
thuật – Nghiệp vụ Cái Bè, tỉnh Tiền Giang 70
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 70
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu 70
3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ của các biện pháp 70
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp 70
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp 71
5
3.2. Biện pháp QL chất lượng dạy học ở trường Trung cấp KTNV Cái Bè tỉnh
Tiền Giang 71
3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc QL
chất lượng dạy học 71
3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ QL cho đội ngũ cán bộ QL của nhà
trường 72
3.2.3. Đổi mới công tác QL chất lượng dạy học, thông qua việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác QL chất lượng dạy học, tăng
cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm 78
3.2.4. Phát triển chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, theo nhu cầu của xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế 80

3.2.5. Đổi mới PP giảng dạy theo hướng tăng tính chủ động tích cực của
HS, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác,
làm việc nhóm của người học 82
3.2.6. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị dạy học
87
3.2.7. Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000 89
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 92
3.4. Thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất 93
3.4.1. Đối với tính cần thiết của các biện pháp 96
3.4.2. Đối với tính khả thi của các biện pháp 96
Kết luận chương 3 97
Kết luận và kiến nghị 98
1. Kết luận 98
2. Kiến nghị 99
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 99
2.2. Đối với Sở GD&ĐT Tiền Giang 99
6
2.3. Đối với lãnh đạo trường trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Cái Bè .100
Tài liệu tham khảo 101
Phụ lục

7
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thứ tự Chữ viết tắt Nội dung
1 BGH Ban giám hiệu
2 BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
3 BTC Bộ tài chính
4 CB Cán bộ
5 CĐ Cao đẳng

6 CNKT Công nhân kỹ thuật
7 CNTT Công nghệ thông tin
8 CN&DD Công nghiệp và dân dụng
9 CP Chính phủ
10 CT Chỉ thị
11 DACUM Phát triển chương trình đào tạo
12 DN Doanh nghiệp
13 ĐH Đại học
14 GDCN Giáo dục chuyên nghiệp
15 GDTX Giáo dục thường xuyên
16 GDTrH Giáo dục trung học
17 GV Giáo viên
18 HĐ Hợp đồng
19 HS Học sinh
20 HT Hiệu trưởng
21 ISO Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa
22 KH Kế hoạch
23 KTNV Kỹ thuật – Nghiệp vụ
24 KT-XH Kinh tế - Xã hội
25 KXL Không xếp loại
26 LV Làm vườn
27 NCKH Nghiên cứu khoa học
28 NĐ Nghị định
29 NV Nhân viên
30 NVSP Nghiệp vụ sư phạm
31 NXB Nhà xuất bản
32 PP Phương pháp
33 QĐ Quyết định
34 QL Quản lý
35 QLCLTT Quản lý chất lượng tổng thể

8
36 QLGD Quản lý giáo dục
37 SGD&ĐT Sở giáo dục và đào tạo
38 SL Số lượng
39 TB Trung bình
40 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
41 THCS Trung học cơ sở
42 THPT Trung học phổ thông
43 THVP Tin học văn phòng
44 TL Tỉ lệ tính theo %
45 TS Tiến sỹ
46 TT Thông tư
47 TW Trung ương
48 UBND Ủy ban nhân dân
49 XGM Xe gắn máy
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang tăng cường quan hệ quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình hội nhập quốc tế đã mang tới cho mọi
người nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng mang đến nhiều thách thức lớn đối với
giáo dục. Muốn đi tắt, đón đầu đến xã hội hiện đại thì Giáo dục và Đào tạo
phải đổi mới một cách toàn diện, năng động để phát triển nhanh hơn, mạnh
hơn và hiệu quả hơn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học như: cơ chế, chính
sách giáo dục; mục tiêu, nội dung chương trình dạy học; Phương pháp (PP)
dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, chất lượng đội ngũ giáo viên
(GV), trình độ cán bộ quản lý (QL) giáo dục, chất lượng tuyển sinh đầu vào,
PP kiểm tra đánh giá kết quả học tập, trong đó công tác quản lý hoạt động
dạy học trong nhà trường, đặc biệt là các giải pháp quản lý chất lượng dạy học
có vai trò rất quan trọng.

9
Sản phẩm đào tạo của trường trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ (KTNV)
Cái Bè là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ trong tương lai, cần thiết phải đổi mới toàn diện công tác Giáo dục
– Đào tạo, trong đó các giải pháp quản lý chất lượng dạy học là khâu đột phá.
Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về biện pháp quản lý chất
lượng dạy học ở trường trung cấp KTNV Cái Bè. Do đó, việc nghiên cứu vấn
đề này là yêu cầu cấp thiết, là một tất yếu khách quan góp phần nâng cao chất
lượng Giáo dục – Đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) nói chung và
nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung cấp KTNV Cái Bè nói riêng.
Từ những lý do nói trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp
quản lý chất lượng dạy học ở trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ
Cái Bè tỉnh Tiền Giang” cho luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường trung
cấp KTNV Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý chất lượng dạy học ở trường
TCCN.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường
Trung cấp KTNV Cái Bè
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và vận dụng được những biện pháp có cơ sở khoa học và
có tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung cấp Kỹ thuật
– Nghiệp vụ Cái Bè.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng dạy học ở các
trường TCCN.
10

5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và quản lý
nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung cấp KTNV Cái Bè.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường trung cấp
KTNV Cái Bè đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích tổng thể hệ thống lý luận, tài liệu tham khảo liên quan đến
quản lý đào tạo nghề.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Là PP mà tác giả sự dụng suốt quá trình làm đề tài. Tác giả tiến hành
gặp gỡ, trao đổi phỏng vấn các chuyên gia, các trưởng phó phòng khoa bộ
môn, ban giám hiệu, GV, học sinh (HS), lấy ý kiến chuyên gia, thu thập thông
tin,….
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Là PP mà tác giả dùng để phân tích và xử lý số liệu điều tra nhằm định
hướng kết quả nghiên cứu, thống kê tần số tỷ lệ %.
7. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiện cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất được một số biện
pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung cấp KTNV Cái Bè
tỉnh Tiền Giang.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung
cấp chuyên nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở trường Trung cấp kỹ
thuật nghiệp vụ Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
11
Chương 3: Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường Trung cấp
kỹ thuật nghiệp vụ Cái Bè tỉnh Tiền Giang.

12
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về quản lý chất lượng dạy học ở các
trường trung cấp chuyên nghiệp.
Công tác quản lý trường học nói chung và quản lý chất lượng giảng dạy
nói riêng đã từ lâu được nhiều nhà khoa học và giáo dục nghiên cứu. Những
công trình nổi tiếng trên thế giới phải kể đến như: VA.Xukhomlinki “Một số
kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông”, VP.Xtrezicondin,
Jaxapob trong “Tổ chức lao động của hiệu trưởng”. P.V.Zimin, M.I.Kođakốp,
N.I.Saxerđôtốp đi sâu nghiên cứu quản lý giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, xem đây là khâu then chốt của hoạt động quản lý trong nhà trường.
Ở nước ta, vấn đề quản lý chất lượng dạy học cũng được nhiều tác giả
nghiên cứu, điển hình như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng:“Học đi đôi với
hành, lý luận đi với thực hành, cần cù đi với tiết kiệm”[15]. Các tác giả Trần
Kiểm, Nguyễn Văn Lê, Hoàng Chúng, Võ Quang Phúc đã đi sâu nghiên cứu ở
những bình diện khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm giải quyết mối quan hệ
giữa GV và người QL, nội dung quản lý chất lượng giảng dạy của cán bộ QL.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: “QL nhà trường thực chất là quản lý
trình lao động sư phạm của thầy” [26].
Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu thực trạng
quản lý chất lượng dạy học ở trường trung cấp KTNV Cái Bè, để từ đó tìm ra
giải pháp quản lý chất lượng dạy học hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy TCCN trong tỉnh Tiền Giang nói riêng cũng như trong cả nước nói
chung trong giai đoạn hiện nay.
13
1.1.1. Ở nước ngoài
1.1.1.1. Giáo dục nghề nghiệp ở Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước đã bị kiệt quệ sau chiến tranh thế giới lần thứ

hai, do hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống hai thành phố Nagasaki và
Hisrôshima năm 1945, làm cho nền kinh tế Nhật Bản suy yếu trầm trọng.
Giáo dục Nhật Bản rơi vào thời kỳ khó khăn nhất. Nhưng chỉ sau năm mươi
năm, Nhật Bản đã vươn lên đứng hàng nhất nhì thế giới. Điều gì đã khiến
người Nhật làm nên sự diệu kỳ đó? Người Nhật đã quan niệm rằng đi lên
bằng giáo dục là chân lý của thời đại mới - chính chân lý đó đã đưa người
Nhật vươn tới sự vinh quang trong công cuộc kiến thiết nước nhà. Người
Nhật bước vào thế kỷ XXI với tham vọng xây dựng đất nước hùng cường và
dẫn đầu thế giới với phương châm: Tinh thần Nhật Bản, công nghệ phương
Tây; “Giáo dục được coi là nền tảng trong một trăm năm tới của quốc gia”
[25]. Với 3 cuộc cải cách giáo dục, Nhật Bản xây dựng đất nước dựa trên
sáng tạo và khoa học công nghệ, giáo dục cũng trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Cả thế giới phải nghiêng mình trước bản lĩnh của người Nhật sau
thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011.
Nhật Bản là đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, đất
liền rất ít, chủ yếu là những hòn đảo, nhưng người Nhật đã biết khai thác
nguồn tài nguyên vô cùng quí giá đó là “chất xám” để phát triển nền kinh tế.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản rất chú trọng đến giáo dục nghề nghiệp. Việc
phân luồng HS sau tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) được coi trọng. Sở dĩ
Nhật Bản có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giỏi là do hàng năm có từ 30% đến
40% HS sau khi tốt nghiệp THCS theo học Trung học nghề hoặc Cao đẳng kỹ
thuật, từ đó tạo nguồn nhân lực kỹ thuật dồi dào. Việc đào tạo ở các nhà
trường luôn gắn liền với sử dụng nguồn nhân lực; nhà trường có mối liên hệ
chặt chẽ với doanh nghiệp cùng hợp tác đào tạo: đào tạo ngay tại nơi sản xuất
14
và các chuyên gia ở lĩnh vực sản xuất cùng tham gia viết chương trình đào tạo
nghề với nhà trường, như vậy việc đào tạo luôn gắn liền với nhu cầu xã hội.
Các trường học ở Nhật Bản còn liên kết với nhiều nước trên thế giới để
hợp tác đào tạo GV và HS, bên cạnh đó nhiều trường học còn mời chuyên gia,
giáo sư ở nước ngoài về dạy. Giáo dục ở Nhật Bản được đa dạng hóa, có

nhiều loại hình trường như công lập, tư thục. Bằng cách đầu tư xây dựng
trường lớp chuẩn hiện đại, Nhật Bản rất thành công ở lĩnh vực thu hút du học
sinh từ các nước trên thế giới, đặc biệt là du học sinh từ châu Á, đem lại
nguồn lợi lớn về ngoại tệ cho đất nước. Đầu tư cho mỗi đơn vị trường học là
các trung tâm nghiên cứu khoa học, tiếp cận khoa học công nghệ thế giới,
bằng cách mạnh dạn nhập công nghệ mới vừa học vừa lắp đặt, vừa sử dụng.
Nhật Bản có xu hướng thương mại hoá giáo dục, giáo dục được coi là một
dịch vụ và dịch vụ này cần được tự do hóa trong thương mại. Người lao động
Nhật Bản có tính kỹ luật cao, có tinh thần đồng đội, giúp đỡ lẫn nhau là
truyền thống của người Nhật. Nhật Bản rất coi trọng chất lượng GV, nguồn
GV được đào tạo bài bản và tuyển chọn kỹ lưỡng, ngay cả khi được cấp bằng
GV họ cũng không thể tự động trở thành GV, mà phải vượt qua một kỳ sát
hạch của Ban Giáo dục quận.
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được thể hiện qua hình 1.1:
15
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống giáo dục của Nhật Bản [25]
Theo sơ đồ hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì: Nhật Bản rất chú trọng
việc đào tạo thợ lành nghề. Sự phân luồng HS sau THCS đã phát huy tính ưu
việt của nguồn nhân lực. Nhật Bản đã thành công trong phương diện giáo dục
nghề nghiệp.
16
Cao đẳng
Kỹ thuật
(5 năm)
Trung học nghề
(3,5 năm)
Trung cấp
chuyên nghiệp
(2 năm)
Bậc phổ thông

(THPT-3 năm)
Cao đẳng
(3 năm)
Đại học
(4-6 năm)
Đại học
Kỹ thuật
(2 năm)
Sau Đại học
(Thạc sỹ, Tiến sỹ)
Bậc Phổ thông
(THCS-3 năm)
Tiểu học
(6 năm)
Mầm non
(Không bắt buộc)
1.1.1.2. Giáo dục nghề nghiệp ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hoá
với Việt Nam. Hàn Quốc có lịch sử giáo dục lâu đời. Khổng giáo ảnh hưởng
mạnh mẽ đến giáo dục Hàn Quốc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền
giáo dục Hàn Quốc đã có sự phát triển phi thường về tốc độ trên diện rộng dù
nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn. Hàn Quốc đã xây dựng một hệ thống
giáo dục mới phù hợp với kỷ nguyên tin học và toàn cầu hoá. Quan điểm cơ
bản của hệ thống giáo dục Hàn Quốc là xây dựng một “Xã hội giáo dục sống
động và mở cửa”[12], có hình ảnh mẫu người trong tương lai: Tự tin - sáng
tạo - có đạo đức, với hệ thống giáo dục nghề nghiệp suốt đời; tăng cường
hướng nghiệp ở trường phổ thông; gắn cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời, bằng con đường học
nghề có thể lên ĐH, dễ dàng học tập để chuyển đổi nghề nghiệp, có nhiều cơ
hội học tập cho nhiều đối tượng bị thiệt thòi,…

Ở Hàn Quốc giáo dục ĐH theo hướng chuyên biệt hoá và đa dạng hóa,
mỗi trường đại học là cái nôi của sự phát minh khoa học, là nơi chuyển giao
khoa học công nghệ vào thực tiễn đời sống. Hệ thống giáo dục quốc dân ở
Hàn Quốc thể hiện rất rõ quan điểm đào tạo người lao động có trình độ và có
tay nghề. Hàn Quốc đào tạo những ngành nghề mà xã hội đang cần, đào tạo
theo yêu cầu, đào tạo gắn liền giảng dạy với thực tiễn sản xuất. HS vừa học
vừa làm, mỗi nhà trường là một đơn vị sản xuất và kinh doanh do đó HS ra
trường đều dễ dàng có việc làm vì đã trải qua thực tế. Tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp ra trường tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn đạt 70% đến
80% thông qua sự giới thiệu của nhà trường và qua việc tham dự các kỳ thi
tuyển được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hàn
Quốc là một đất nước thành công về xã hội hóa giáo dục, thương mại hóa
giáo dục, coi giáo dục là một dịch vụ.
17
Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc gồm các bậc học như sau:
+ Tiểu học: 5 năm (bắt buộc)
+ Trung học: 4 năm (bắt buộc)
+ Trung cấp: gồm hệ phổ thông và hệ dạy nghề: 3 năm
+ Cao đẳng (CĐ) và đại học (ĐH): 4 năm
Hệ thống Giáo dục Hàn Quốc có sự phân luồng sớm, vào trung học bậc
trung và đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp, khi mới tốt nghiệp tiểu học. Sự sáng
tạo“một Hàn Quốc mới” với tư cách là trung tâm thế giới, chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần dân tộc, là động lực cải cách giáo dục của Hàn Quốc, giáo
dục đã và đang được xem là “tiếng gọi thiêng liêng” ở Hàn Quốc [25].
Như vậy, điểm qua nền giáo dục của 2 nước Nhật Bản và Hàn Quốc ta
đều thấy: Cả 2 nước đều xuất phát từ những nước lạc hậu nghèo nàn, kiệt quệ
sau chiến tranh; đều có đất đai, nguồn tài nguyên khoáng sản hạn hẹp thiếu
thốn. Nhưng với tinh thần quật cường, biết khai thác vốn tài nguyên quí giá
đó là “chất xám”, phấn đấu vươn lên trở thành những cường quốc đứng hàng
đầu của thế giới, trở thành những nước văn minh, có mức thu nhập cao nhất

nhì thế giới, xứng danh là những con hổ của châu Á.
Đánh giá chung những điểm mà giáo dục Việt Nam cần phải nghiên
cứu học tập ở giáo dục của Nhật Bản và Hàn Quốc là:
1. Làm tốt việc phân luồng HS sau THCS, chú ý giáo dục nghề nghiệp
ngay cả khi còn học ở cấp tiểu học, xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp
suốt đời. Nhờ thế nên đã xây dựng được một đội ngũ kỹ thuật hùng hậu, giỏi
tay nghề do được đào tạo bài bản từ thấp lên cao, tận dụng được nguồn nhân
lực lao động cho xã hội.
2. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, kết hợp với các trung tâm
nghiên cứu khoa học, để tiếp cận khoa học công nghệ thế giới, bằng cách
mạnh dạn nhập công nghệ mới, vừa học vừa lắp đặt, vừa sử dụng. Nhanh
18
chóng tạo ra sự nhảy vọt về khoa học kỹ thuật, cập nhật kịp thời công nghệ
mới hiện đại, ứng dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước nhà. Có chính
sách đãi ngộ và sử dụng người tài.
3. Thương mại hóa giáo dục, giáo dục được coi là một dịch vụ và dịch
vụ này cần được tự do hoá trong thương mại, giáo dục có thể nhập khẩu hoặc
xuất khẩu. Các trường học vừa là nơi dạy học, là nơi nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ sản xuất và kinh doanh.
4. Có mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hợp
tác đào tạo, do đó tạo ra được sản phẩm có chất lượng được xã hội chấp nhận.
5. Đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo những ngành nghề mà xã hội
đang cần.
6. Đẩy mạnh việc liên kết đào tạo để tận dụng được điểm mạnh trong
liên kết, nâng cao chất lượng dạy và học; mời GV, chuyên gia trong nước
cũng như nước ngoài về dạy. Xây dựng trường lớp chuẩn, hiện đại đáp ứng
nhu cầu du học của HS các nước trên thế giới.
1.1.2. Ở trong nước
Ngay từ những năm đầu lập nước, Bác Hồ đã rất quan tâm đến sự
nghiệp trồng người, Người nói:“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi

ích trăm năm thì phải trồng người” hoặc “Mỗi người phải biết một nghề để
sinh hoạt…ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn
về ngành ấy”[15]. Quan điểm về giáo dục nghề nghiệp của Bác, thể hiện rất
rõ ràng, rất thực tế và cũng rất dễ hiểu như lời nói phải đi đôi với việc làm,
việc học phải đi đôi với hành.
Nước ta là một nước nông nghiệp có nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, các cơ
sở dạy nghề, các trường còn thiếu thốn, các ngành nghề mang tính chất thủ
công, nhưng với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, hơn 6 thập kỷ qua đất nước chúng ta đã
19
đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự phát triển kinh tế, giáo dục. Việt
Nam đã bước sang trang mới của thời đại, là thành viên của tổ chức Thương
mại Thế giới, có vị trí là thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc, ngày càng chứng tỏ vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
Để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta
cần có đội ngũ lao động qua đào tạo, cần nhiều chuyên gia giỏi để đủ sức
chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới vào sự phát triển kinh tế ở nước
nhà. Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 27/6/2005, pháp lệnh số 11/2005/LCTN, điều 32 ghi rõ: “Giáo dục nghề
nghiệp bao gồm: TCCN được thực hiện từ 3 đến 4 năm học đối với người có
bằng tốt nghiệp THCS, từ 1 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp
trung học phổ thông. Dạy nghề được thực hiện dưới 1 năm đối với sơ cấp, từ
1 đến 3 năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng”. [10]
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam [10]
20
Như vậy, giáo dục TCCN ở Việt Nam đào tạo người lao động có kiến
thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Giáo dục TCCN nằm trong hệ
thống giáo dục Quốc dân Việt Nam thể hiện qua hình 1.2 ở trên. Bậc TCCN
có nhiệm vụ đào tạo khoảng 80% đội ngũ lao động cho đất nước. Trong giai

đoạn hiện nay, chúng ta rất cần có nhiều thợ lành nghề có trình độ TCCN.
Với chủ trương xã hội hoá, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các trường
TCCN dân lập, bán công, tư thục ra đời ngày càng nhiều, để đáp ứng nhu cầu
của người học. Đội ngũ GV được đào tạo từ nhiều nguồn: các trường công
nhân kỹ thuật, các trường đại học, các trường sư phạm kỹ thuật, những người
có tay nghề cao, nhân viên kỹ thuật, các nghệ nhân. Thực tế chỉ có khoảng
65% GV có trình độ ĐH, CĐ trở lên còn lại là trình độ trung cấp và công
nhân kỹ thuật, số GV dạy lý thuyết chiếm 50%, trong khi đó yêu cầu đối với
các ngành nghề kỹ thuật, đòi hỏi có đội ngũ chuyên sâu về thực hành nhiều
hơn. Cả nước chỉ có khoảng hơn 10.000 GV, như vậy còn thiếu hơn 6000
GV. Đội ngũ GV chưa được cập nhật kiến thức hiện đại. (nguồn: Bộ Giáo dục
và Đào tạo (BGD&ĐT))
Xã hội còn chưa quan tâm đến mảng dạy nghề, tâm lý thích làm “thầy”
chứ không làm “thợ” còn ăn sâu vào tư tưởng của mỗi người. Đa số những
HS học lực yếu, không đủ điều kiện để vào học THPT mới chấp nhận học
TCCN, điều này khiến tỉ lệ thầy - thợ ở Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng.
Trong xu thế toàn cầu hoá, giáo dục sẽ là chìa khoá để cạnh tranh và
thành công trong thế giới. Nghĩa là giáo dục sẽ trở thành một sân chơi bình
đẳng, trong đó mọi người có thể học hỏi và phát triển kỹ năng. Cơ chế kinh tế
thị trường, đang ảnh hưởng đáng kể đến giáo dục nghề nghiệp.
21
Trên đây là những đặc điểm mà giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là bậc giáo dục TCCN cần phải nhìn nhận rõ, để từ đó đề ra giải pháp hữu
hiệu để phát triển bậc TCCN.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Dạy học và chất lượng dạy học
1.2.1.1. Dạy học
Theo giáo sư Phạm Minh Hạc: “Dạy học là một chức năng xã hội,
nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được,
nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá

nhân ” [13]. Quá trình dạy học có thể xem là một quá trình sư phạm bộ phận,
một phương tiện để trau dồi học vấn, phát triển giáo dục và giáo dục phẩm
chất, nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa người dạy và người học,
nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học,
những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thực hành cho người học.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “dạy học được hiểu là một hoạt động bao
gồm hai quá trình đó là quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò”[26].
Hai quá trình này có mối quan hệ biện chứng, tồn tại vì nhau, sinh ra vì nhau
và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Từ những quan niệm trên cho thấy, quá trình dạy học là một quá trình,
mà ở đó phải đồng thời diễn ra hai hoạt động: hoạt động dạy của thầy và hoạt
động học của trò; hai hoạt động này đan quyện vào nhau, phối hợp với nhau,
thiếu một trong hai hoạt động, thì quá trình dạy học không diễn ra. Hoạt động
dạy học, làm cho HS nắm vững tri thức khoa học, một cách có hệ thống cơ
bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và đời sống.
Hoạt động này, làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành những năng
lực cơ bản, về nhận thức và hành động của HS, hình thành ở HS thế giới quan
22
khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, đó chính là động cơ học tập
trong nhà trường và định hướng hoạt động của HS.
Theo cách tiếp cận hệ thống, quá trình dạy học là một hệ bao gồm các
thành tố cơ bản như: mục đích dạy học, nội dung dạy học, PP dạy học, GV,
HS, kết quả dạy học,… Các thành tố này quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và thúc
đẩy lẫn nhau trong quá trình dạy học.
1.2.1.2. Chất lượng dạy học
Chất lượng tốt, góp phần vào việc xây dựng nên thương hiệu, hình ảnh,
danh tiếng của một đơn vị. Để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cần phải có một lực lượng lao động có chất lượng cao. Muốn vậy phải
nâng cao chất lượng đào tạo của các trường. Do đó, việc nâng cao chất lượng
dạy học, luôn là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở giáo dục nào.

Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng dạy học là một khái niệm khó định nghĩa,
khó xác định, khó đo lường, khó nắm bắt và cách hiểu của mỗi người, mỗi
cấp, mỗi góc độ cũng khác nhau:
* Theo Từ điển tiếng Việt:
“Chất lượng là cái làm nên phẩm chất giá trị của một vật”
* Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO):
"Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống
hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên
quan”.
* Theo các cách tiếp cận về chất lượng đào tạo [17]
- Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn:
Tiếp cận theo cách này, chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, được đo
bằng sự phù hợp của nó, với các thông số hay tiêu chuẩn được quy định trước
đó. Trong giáo dục đào tạo, hiện nay chưa có một chuẩn chung, nhất là về các
kỹ năng nghề, vì vậy các trường tự đề ra các tiêu chuẩn nhất định, về các lĩnh
23

×