BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ HẰNG
ĐA DẠNG LƯỠNG CƯ Ở XÃ CHÂU CƯỜNG
THUỘC KHU BTTN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Nghệ An, 2014
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ HẰNG
ĐA DẠNG LƯỠNG CƯ Ở XÃ CHÂU CƯỜNG
THUỘC KHU BTTN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.42.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn: TS. Ông Vĩnh An
Nghệ An, 2014
1
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, các thầy cô
giáo, các cán bộ kỹ thuật viên tổ bộ môn Động vật – Sinh lý, khoa Sinh học trường Đại
học Vinh, UBND xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, ban quản lí KBTTN Pù Huống,
người dân xã Châu Cường và những người thân trong gia đình. Nhân dịp này tác giả
bày tỏ lòng cám ơn với những sự giúp đỡ đó.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Ông Vĩnh An đã hướng dẫn tác giả hoàn
thành luận văn, NCS. Đậu Quang Vinh (Viện Sinh Thái và tài Nguyên sinh vật - Viện
hàn lâm khoa học Việt Nam) đã giúp đỡ trong các chuyến thực địa cũng như trong quá
trình định loại mẫu vật, CN. Hồ Quốc Dân, CN. Nguyễn Văn Nam (Cán bộ KBTTN Pù
Huống), ông LôVăn Thoại, anh Lô Văn Thiện, anh Lô Văn Thuận, Lô Văn Thủy,
Dương Văn Thanh (Bản Khì, bản Tèo xã Châu Cường).
Tác giả cũng trân trọng cảm PGS.TS.Hoàng Xuân Quang, TS. Hoàng Ngọc
Thảo đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Xin Trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Nguyễn Thị Hằng
2
MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN 0
MỤC LỤC 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 7
2. Mục tiêu 7
3. Nội dung: 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1.Một số nghiên cứu về sự đa dạng của các loài ếch nhái ở Việt Nam 8
1.2 Một số nghiên cứu về ếch nhái ở KBTTN Pù Huống. 14
1.3 Điều kiện tự nhiên KBTTN Pù Huống 15
1.3.1 Vị trí địa lý. 15
1.3.2 Địa hình, địa thế 16
1.3.3 Khí hậu, thủy văn 16
1.3.4 Địa chất,thổ nhưỡng 18
1.4. Điều kiện kinh tế, văn hoá và xã hội 19
1.4.1. Dân số, dân tộc, lao động. 19
1.4.2. Tình hình sản xuất và đời sống 20
1.5. Đa dạng sinh học 21
1.5.1. Hệ thực vật. 21
1.5.2. Hệ động vật. 24
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 26
2.1.1 Thời gian nghiên cứu: 26
2.1.2 Địa điểm: 26
3
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Khảo sát thực địa: Khảo sát theo tuyến, theo sinh cảnh (Hình 1): 26
2.2.2. Phương pháp điều tra thu mẫu trong thực địa 29
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin về loài 29
2.2.4. Phương pháp xử lí mẫu: 29
2.2.5. Phân tích mẫu vật 30
2.2.6. Định loại và phân tích số liệu 31
2.2.7. Phương pháp xử lí số liệu 32
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Thành phần loài ếch nhái ở xã Châu Cường 33
3.2 Đặc điểm hình thái phân loại các lưỡng cư tại xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp. 34
1. Duttraphrynus melanostictus (Schneider, 1799) 34
2. Leptobrachium cf. chapaense (Bourret, 1937) 35
3. Leptolalax eos Ohler, Wollenberg, Grosjean, Hendrix, Vences, Ziegler &
Dubois, 2011 37
4. Xenophrys major (Boulenger, 1908) 38
5. Kaloula puchra Gray, 1831 40
6. Microhyla fissipes Boulenger, 1884 41
7. Microhyla heymonsi Vogt, 1911 42
8. Microhyla pulchra (Hallowell, 1861) 43
9.Fejervarya limnocharis (Gravenhosrt, 1829) 45
10. Limnonectes kuhlli (Tschudi, 1838) 46
11. Limnonectes cf.hascheanus (Stoliczka, 1870) 47
12. Quasipaa veruscospinosa (Bourret, 1937) 49
13. Occidozyga lima ( Gravenhorst, 1829 ) 50
14. Amolops cremnobaatus Inger & Kottelat, 1998 51
15. Babina chapaensis (Bourret, 1937) 52
4
16. Hylarana maosonensis Bourret, 1937 54
17. Hylarana macrodactyla Günther, 1858 55
18. Hylarana nigrovittata (Blyth, 1855) 56
19. Odorana andecsonii (Boulenger, 1882) 58
20. Odorrana bacboensis (Bain, Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 2003) 59
21.Odorrana orba (Stuart and Bain, 2005) 61
22. Kurixalus bissaculus (Taylor, 1942) 62
23. Polypedates cf.mutus (Smith, 1940) 63
24.Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 65
25.Rhacophorus dennysi Blandfor, 1881 66
26.Rhacophorus orlovi Ziegler và Köhler, 2001 68
27.Rhacophorus rhodopus Liu and Hu, 1960 69
28. Theloderma asperum (Boulenger, 1886) 71
29. Theloderma corticolor Taylor, 1964 72
30.Thelodecma gordoni Taylor, 1964 73
3.3. Tầm quan trọng, giá trị bảo tồn lưỡng cư ở xã Châu Cường 74
3.3.1. Giá trị sử dụng của các loài lưỡng cư ở KVNC 74
3.3.2. Các loài quý, hiếm, có giá trị bảo tồn 75
Tình trạng bảo tồn các loài lưỡng cư ở xã Châu Cường 75
3.4. Áp lực đe dọa lên LCBS 76
3.4.1. Dân số, mức sống, dân trí 76
3.4.2. Sinh kế: 76
3.4.3. Một số biện pháp về quản lí, bảo tồn 79
KẾT LUẬN VẦ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Trang
Bảng:
Bảng 1.1 : Đặc điểm khí hậu thủy văn một số trạm ở Tây Nghệ An 17
Bảng 1.2. Thành phần loài thực vật ở KBTTN Pù Huống 22
Bảng 1.3. Thành phần loài các nhóm động vật ở KBTTN Pù Huống 25
Bảng 2.1 . Các chỉ tiêu hình thái lưỡng cư 30
Bảng 3.1 Thành phần loài ếch nhái ở xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp 33
Hình:
Hình 1. Bản đồ vùng nghiên cứu chính và các tuyên khảo sát 28
Hình 2 . Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi (theo Banikov A. G. et al., 1977) 31
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
cs : Cộng sự
CN : Cử nhân
ĐDSH : Đa dạng sinh học
KBTTN : Bảo tồn thiên nhiên.
KVNC : Khu vực nghiên cứu
pp : Trang (Tiếng Anh)
LC : Lưỡng cư.
VQG : Vườn quốc gia.
tr : Trang
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lưỡng cư (LC) là một trong nhóm động vật có giá trị kinh tế cao. Chúng
không chỉ dùng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, làm cảnh, mà còn là một mắt xích
trong hệ sinh thái. Trong tự nhiên, các loài LC là thiên địch của rất nhiều loài sâu bọ
phá hoại mùa màng, tiêu diệt một số lớn vật chủ trung gian như ruồi, muỗi, ấu trùng
thân mềm và giun.
Tại Nghệ An đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành ở các các vùng khác nhau như
KBTTN Pù Huống, KBTTN Pù Hoạt và VQG Pù Mát. Ở KBTTN Pù Huống đã có một
số nghiên cứu về lưỡng cư bò sát của Hoàng Xuân Quang và cs. (2005, 2008). Tuy
nhiên, chưa phản ánh được tính đa dạng của vùng. Trong phạm vi của KBTTN Pù
Huống, xã Châu Cường chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng cảnh quan ở đây
khá đa dạng và là vùng giao thoa giữa KBTTN Pù Huống với vùng đệm, chắc chắn
có sự đa dạng cao về LC. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác tài nguyên và tác động
của người dân địa phương ở khu vực này đang diễn ra phức tạp, khó kiểm soát sẽ ảnh
hưởng đến ĐDSH, trong đó có LC. Chính vì vậy, nhằm đánh giá tính đa dạng các loài
LC cũng như những biến động của chúng tại KVNC, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Đa dạng lưỡng cư ở xã Châu Cường thuộc KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ
An”.
2. Mục tiêu
Xác định thành phần loài lưỡng cư ở xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp thuộc
KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An. Và đánh giá các tác động lên khu hệ LC ở đây
nhằm phục vụ công tác bảo tồn.
3. Nội dung:
- Thành phần loài lưỡng cư ở xã Châu Cường, thuộc KBTTN Pù Huống, tỉnh
Nghệ An.
- Mô tả đặc điểm hình thái các loài LC tại khu vực nay.
- Đánh giá tác động hoạt động sinh kế của con người đối với LC tại KVNC
- Đề xuất một số biện pháp bảo vệ đa dạng LC tại KVNC.
8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nghiên cứu về sự đa dạng của các loài lưỡng cư ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), lịch sử nghiên cứu về ếch nhái ở Việt
Nam có quá trình phát triển khá lâu.
Thế kỷ XVII, Danh y Tuệ Tĩnh trong cuốn “Nam Dược Thần hiệu” đã ghi
nhận một số vị thuốc có nguồn gốc từ ếch nhái [53]. Nghiên cứu về lưỡng cư - bò
sát ở Việt Nam được chia làm hai thời kỳ
Thời kỳ đầu (từ 1954 kể về trước) chủ yếu được nghiên cứu bởi các nhà khoa
học nước ngoài: Morice ( 1875), Tirant G (1885), Bourret (1920, 1937,1939,
1942), Cuvier (1829), Smith (1921, 1922, 1924), Boulenger (1903, 1927), Angel
(1927, 1928, 1933) đã mô tả 84 loài LC ở Việt Nam. Trong tác phẩm: Les
Batraciens de I’Indochine , 1942 Bourret đã mô tả tương đối đầy đủ nhất 171 loài
và phân loài ếch nhái cho khu vực Đông Dương [43].
Như vậy, những nghiên cứu chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài tiến hành
đặt nền móng cho khoa học động vật nói chung và bộ môn Herpetology phát triển.
Thời kỳ thứ hai (Từ 1954 trở lại đây) các nhà động vật học Việt Nam với sự
cộng tác với các nhà khoa học nước ngoài đã nghiên cứu sâu và rộng hơn về lĩnh
vực này:
Năm 1956, Đào Văn Tiến nghiên cứu khu hệ Động vật có xương sống ở
Vĩnh Linh, thống kê có 12 loài ếch nhái, bò sát, bổ sung cho vùng nghiên cứu 3 loài
và mô tả một loài mới [97].
Sau đó là hàng loạt những đợt khảo sát do cán bộ Viện sinh vật học, Khoa
sinh vật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I tiến
hành trên nhiều địa phương của miền Bắc nước ta. Tuy nhiên kết quả khảo sát chỉ
mới dừng lại ở những báo cáo khoa học mà chưa được công bố trên các tạp chí hay
sách chuyên khảo. Tổng kết thời kỳ này Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc
đã thống kê ở Miền Bắc ghi nhận 69 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ (1981) [16].
Năm 1977 đã có nhiều khảo sát do Viện Sinh vật học thuộc Viện khoa học Việt
9
Nam trên nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Để phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giáo sư Đào Văn Tiến đã liên tiếp công bố bài báo về lưỡng cư, bò sát
trên Tạp chí Sinh vật - Địa học: "Về định loại ếch nhái Việt Nam (năm 1977), đã
xây dựng khóa định loại cho 87 loài ếch nhái [49]. Năm 1992, Hoàng Xuân Quang
và cộng sự đã ghi nhận 34 loài ếch nhái [29]. Cũng trong năm này tại Vũ Quang
(Hà Tĩnh) tác giả Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang đã ghi nhận 20 loài ếch
nhái [40]. Khi nghiên cứu tại khu vực Bến En (Thanh Hóa) tác giả Nguyễn Văn
Sáng đã ghi nhận ở Bắc Bộ - Thanh Nghệ Tĩnh có 12 loài ếch nhái và không có loài
đặc hữu so với khu vực BTB có 32 loài ếch nhái [17]. Đến năm 1993, trong luận án
tiến sĩ của mình tác giả Hoàng Xuân Quang ghi nhận 128 loài ếch nhái [30].
Năm 1995, khi nghiên cứu đa dạng thành phần loài ENBS ở vuờn quốc gia
Bạch Mã Ngô Đắc Chứng và cộng sự đã ghi nhận đã ghi nhận 49 loài ENBS thuộc
3 bộ, 15 họ [5]. Đến năm 1996, Nguyễn văn Sáng, Hồ thu Cúc đã công bố danh lục
các loài LC-BS Việt Nam trong đó có 82 loài LC [42]. Đây có thể coi là đợt tu
chỉnh đầu tiên và tương đối đầy đủ về LCBS ở nước ta cho đến thời kì này.
Năm 1997, Hoàng Xuân Quang, Lê Nguyên Ngật khi nghiên cứu về LC khu
vực Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã bổ sung 5 loài ếch nhái nâng tổng loài ENBS
hiện biết tại khu vực Nam Đông – Bạch Mã – Hải Vân lên 23 EN [37]
Trong những năm tiếp theo, công tác nghiên cứu ENBS trên cả nước tiếp tục
được tiến hành với rất nhiều tác giả như: Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng,
(1999) [31]; Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang (2000) [41] và nhiều tác giả
khác. Khi nghiên cứu tổng quan về ếch nhái của tác giả Hồ Thu Cúc đã thống kê
được 100 loài ở Việt Nam [8]
Năm 2001, Nguyễn Văn Sáng và cộng sự khảo sát khu hệ LCBS núi Kon
Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, đã thống kê được ở khu vực này có 22 loài ếch nhái thuộc 5
họ, 1 bộ.[39]. Cũng trong năm này Ziegler & Köhler ghi nhận loài Rhacophorus
orlovi ở Việt Nam [ 96].
Năm 2003, Nguyễn Văn Sáng và cs đã nghiên cứu và khảo sát ở các huyện
Ba Bể. Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn với mục tiêu đánh giá hiện trạng loài cá cóc Tam
10
Đảo (Paramesotriton deloustali) ở khu vực này và xây dựng chương trình thích
hợp nhất nhằm bảo tồn loài cá cóc này và sinh cảnh sống của chúng [44].
Cũng trong năm này, hàng loạt các loài lưỡng cư mới được công bố cho khoa
học: Bain (2003) mô tả sáu loài mới thuộc giống Rana: Rana bacboensis và R.
megatympanum ( Nghệ An), R. banaorum và R. morafkai (Gia Lai), R. daorum và
R. hmongorum (Lào Cai). Các loài này sau này được chuyển sang giống Odorrana
[58]. Ohler (2003) mô tả loài mới Ophryophryne gerti và O. hansi ở Langbian, tỉnh
Lâm Đồng [73]. Orlov et al. (2003) mô tả loài Rana trankieni ở tỉnh Sơn La. Năm
2007, loài này được chuyển sang giống Odorrana [74].
Năm 2004, Orlov et al. (2004) mô tả loài Philautus supercornutus ở khu hệ
Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam [75]. Sau đó, Delorme et al. (2005) đã
chuyển loài này về giống Gracixalus với tên khoa học Gracixalus supercornutus.
Matsui & Orlov (2004) mô tả loài Chirixalus ananjeva ở tỉnh Hà Tĩnh [66]; Bain R.
H. and Nguyen Q. T. (2004): mô tả 3 loài mới cho giống Mycrohyla: M.
marmorata, M. nanapollexe và M. pulverata ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
[60], Bain & Nguyen đã công bố danh sách khu hệ ếch nhái, bò sát của tỉnh Hà
Giang năm 2000, trong đó ghi nhận 36 loài ếch nhái và mô tả hai loài mới Rana
iriodes và Rana tabaca (ếch thuốc lào)[59].
Năm 2005, về khu hệ LC-BS được nhiều tác giả trong ngoài nước công bố: Hồ
Thu Cúc và cs đã thống kê vùng Đông Bắc Việt Nam có 82 loài thuộc 9 họ, 3 bộ,
trong đó khu vực núi Yên Tử có 18 loài, đây là khu vực có mức độ thấp nhất trong
những vùng được nghiên cứu[10]; Lê Nguyên Ngật & cs đã ghi nhận 44 loài ếch
nhái thuộc 6 họ, 1 bộ tại một số của tỉnh Thanh Hóa [22]. Bên cạnh đó cũng nhiều
loài lưỡng cư mới được phát hiện cho khoa học: Boehme et al. (2005) mô tả loài
cá cóc sần Việt Nam Tylototriton vietnamennsis ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc
Giang [63]; Vibrissaphora ngoclinhensis ở núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum (Orlov
,2005) [76]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quan hệ di truyền sau đó của các tác giả
Rao & Wilkinson (2008) và Zheng et al. (2008) đã thống nhất chuyển các loài thuộc
giống Vibrissaphora sang giống Leptobrachium ; Philautus truongsonensis ( Orlov
11
& Hồ Thu Cúc) [77]; Rana khalam (Stuart , Orlov , Chan-ard, 2005) [91]… Cũng
trong năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cộng sự đã thống kê Việt Nam có 162 loài
ếch nhái [46].
Từ đó đến nay, công tác nghiên cứu ENBS tiếp tục được tiến hành khắp cả
nước. Việc phát hiện và mô tả các loài mới, tu chỉnh khoa học cũng như nghiên cứu
đa dạng sinh học được tiến hành thường xuyên:
Năm 2006, Nguyễn Quảng Trường đã thống kê số loài ENBS mới được phát
hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1980 đến 2006, với 82 loài trong đó có 39 loài ếch
nhái [67]; Trần Thanh Tùng và cộng sự đã thống kê được ở khu vực núi Yên Tử có
41 loài ếch nhái thuộc 8 họ, 3 bộ[55]; Orlov., Dutta, Ghate , and Kent . Công bố ếch
gai sần mới: Theloderma ryabovi ở Kon Tum [78]; Orlov, Ananjeva, and Ho. công
bố thêm 1 loài mới : R. gigatympana[79].
Trong năm 2007, thành phần các loài LC của nhiều tác gải được công bố: Hồ
Thu Cúc & cs ghi nhận ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có 92 loài 41 loài ếch
nhái thuộc loài 6 họ, 1 bộ [9]; Đoàn Văn Kiên & Hồ Thu Cúc đã ghi nhận ở Lệ
Thủy & Quảng Ninh (Quảng Trị) có 24 loài ếch nhái [15]; Nguyễn Kim Tiến đã
công bố 18 loài ếch nhái ở khu vực xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) [50];
Lê Nguyên Ngật & cộng sự đã thống kê ở vùng núi Yên Tử có 49 loài ếch nhái
thuộc 17 giống, 8 họ, 3 bộ. Các tác giả cũng đã nhận xét về sự phân bố của Lớp Ếch
nhái phân bố chủ yêu ở độ cao 100-300m, sau đó là độ cao dưới 100m, với độ cao
trên 300m thì số loài ghi nhận ít nhất [23]. Cũng trong năm 2007 một số loài mới
tiếp tục được phát hiện và công bố: Amolops spendissimus và A. monutus ở Lai
Châu (Orlov & Ho )[80]. Hướng nghiên cứu về đặc điểm hình thái trong quá trình
phát triển cá thể, di truyền phân tử đã được Hendrix và cs công bố trên đối tượng
ếch cây Rhacophorus annamensis Smith, 1924 (Anura: Rhacophoridae) ở Phong
Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình [65].
Năm 2008, cũng có nhiều tổng kết về khu hệ LC – BS được ông bố: Hoàng
Xuân Quang & cs ghi nhận ở khu vực BTB có 88 loài ếch nhái, trong đó có 22 loài
ếch nhái đặc hữu của Việt Nam [35]. Trần Thanh Tùng & cs trong thời gian 2004
12
đến năm 2008 đã thống kê được 50 loài ếch nhái thuộc 8 họ, 2 bộ tại vùng núi Yên
Tử [56].
Cũng trong năm này nhiều loài mới được ghi nhận như: Rhacophorus
maximus ở vùng núi Yên Tử (Nguyen et al, 2008) [69]; Rhacophorus rhodopus
[70]; Odorrana yentuensis (Tran , Orlov, and Nguyen) ở Yên Tử, tỉnh Bắc Giang
[93]; Rhacophorus chuyangsinensis ở vườn quốc gia Chư Mom Rây (Orlov,
Nguyen, and Ho) [81].
Trong năm 2009, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường đã
thống kê 176 loài ếch nhái cho Việt Nam [71]; bên cạnh đó khi nghiên cứu thành
phần loài LCBS ở một số VQG & KBTTN tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Kim Tiến và
cộng sự đã thống kê 49 loài ếch nhái [51]; Đinh Thị Phương Anh, Trần Ánh Hường
đã thống kê được nhận 12 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ tai KBTTN Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng [4]; Đỗ Thành Trung & cs đã Ghi nhận khu hệ huyện Tủa Chùa, tỉnh
Điện Biên có 16 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ [54]; Hồ Thu Cúc và cs. (2009) điều
tra được 31 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ tại KBTTN Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
[11]; Hoàng Thị Nghiệp & cs ghi nhận 17 Loài ếch thuộc 5 họ, 2 bộ của huyện
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp [28]; Lê Nguyên Ngật và cs đã công bố 22 loài ếch nhái
thuộc 6 họ, 1 bộ tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La [25],cũng trong năm này tác giả và
cộng sự nghiên cứu đa dạng các loài LC ở Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang bao
gồm 23 loài thuộc 6 họ, 2 bộ [24]; Lê Thị Thùy Dương và cs. Khi điều tra hiện
trạng rừng phòng hộ thuộc tỉnh Đồng Nai năm 2008 đã ghi nhận được 23 loài ếch
nhái thuộc 4 họ, 1 bộ [12]; Ngô Đắc Chứng, Võ Đình Ba đã điều tra và ghi nhận 46
loài ếch nhái thuộc 23 giống, 12 họ, 1 bộ tại KBTTN Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị [6];
Ngô Thái Lan và cs ghi nhận 26 loài Lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ ở xã Trung Mỹ,
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc [20] và 19 loài thuộc 6 họ, 2 bộ ếch nhái ở xã
Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ghi nhận [19]; Nguyễn Thiên
Tạo ghi nhận 29 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 3 bộ ở khu vực rừng núi Pi Oắc, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng [48]; Nguyễn Văn Sáng và cs đã ghi nhận 29 loài ếch
nhái thuộc 8 họ, 3 bộ tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ [47]. Trương Thị Vinh
13
Hương, Lê Nguyên Ngật ghi nhận có 21 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 2 bộ cho khu hệ
Đắk Mil, tỉnh Đăk Nông [18]; Ziegler et al. đã tổng kết 10 năm nghiên cứu đa dạng
sinh học ếch nhái, bò sát ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và thống kê được
45 loài ếch nhái [57]. Bên cạnh hướng nghiên cứu khu hệ LC, trong năm này còn có
nhiều loài mới được công bố cho khoa học: Theloderma lateriticum (Bain, Nguyen .
& Doan) [61]; Odorrana geminata (Bain, Stuart, Nguyen, Che. and Rao [62];
Leptolalax applebyi (Rowley et al) [84]. Hướng nghiên cứu về nòng nọc dùng để
định danh các loài lưỡng cư mẫn cảm ít gặp dạng trưởng thành cũng đã được đề cập
đến: Lê Thị Quý & cs mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc 2 loài trong giống
Quasipaa Dubois, 1992 ở VQG Bạch Mã, Việt Nam [32] Lê Vũ Khôi và cs. đưa ra
những dẫn liệu về sự sinh trưởng và phát triển của chàng xanh đốm Polypedates
dennysi trong điều kiện nuôi nhốt ở trại thực nghiệm Sinh học Cổ Nhuế - Hà Nội
[13]. Ngô Đắc Chứng và cs. nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của
ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1973) ở vùng A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên - Huế [7]; Gawor et al. nghiên cứu đặc điểm của nòng nọc 4 loài thuộc giống
Hylarana ở Việt Nam và Thái Lan. Dựa vào sự sai khác các đặc điểm hình thái và
phân tích di truyền phân tử, các tác giả đã mô tả và so sánh quá trình phát triển nòng
nọc 4 loài giống Hylarana ở Việt Nam và Thái Lan [64].
Năm 2010, nhiều loài mới cho khoa học cũng đã được công bố bởi các tác
giả trong và ngoài nước: Leptolalax applebyi (Rowley et al) [86]; Leptolalax
tuberosus (Rowley et al) [85]. Bên cạnh đó hướng nghiên cứu về nòng nọc cũng đã
được cập nhiều tại Việt Nam: Windelhues et al. đã mô tả các giai đoạn nòng nọc và
con trưởng thành ếch cây loài Rhacophorus maximus ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây
Yên Tử, tỉnh Bắc Giang [94].
Năm 2011. Điều tra về thành phần loài lưỡng cư tiếp tục được mở rộng: Lê
Nguyên Ngật và cs đã thống kê 59 loài ếch nhái thuộc 9 họ, 3 bộ thuộc khu hệ Tây
Bắc Việt Nam (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình) [26]; Lê Vũ Khôi và cs.
điều tra tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An đã thống kê được 25 loài ếch nhái
thuộc 7 họ, 1 bộ [14]; Nguyễn Kim Tiến ghi nhận 32 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 1 bộ
14
cho khu hệ KBTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa [52]; Poyarkov đã ghi nhận nghiên
cứu khu hệ VQG Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu có 11 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 2 bộ
[83].
Trong năm này một số loài mới được công bố như: Gracixalus quangi (
Rowley et al)[87]; Theloderma palliatum và T. Nebulsum (Rowley at el)[88];
Leptolalax bidoupensis (Rowley et al) [89]; Leptobrachium leucops (Stuart et al)
[92].
Đến năm 2012, khi điều tra khu hệ ếch nhái, bò sát ở VQG Bạch Mã, tỉnh
Thừa Thiên - Huế, Hoàng Xuân Quang và cs đã thống kê được 44 loài ếch nhái
thuộc 6 họ, 1 bộ [34]. Các loài mới được tiếp tục công bố: loài ếch giun mới
Ichthyophis nguyenorum (Nishikawa, Matsui and Orlov) [72]; Leptolalax firthi
(Rowley at el) [90].
Bên cạnh các nghiên cứu về phân loại học, nhiều công trình nghiên cứu đã
được công bố về quan hệ di truyền tiến hóa cũng hỗ trợ cho việc sắp xếp và hệ
thống lại các loài ếch nhái ở Việt Nam. Hàng loạt các loài thuộc một số giống như
Philautus được chuyển sang giống Gracixalus và Theloderma (Rowley et al., 2011;
Orlov et al., 2012) và đã đưa ra đánh giá về hiện trạng phân loại và phân bố của ếch
cây thu được trong hệ thống núi bị cô lập của Miền Nam dãy Trường Sơn và khu
vực xung quanh. Dựa trên cơ sở các bằng chứng hình thái học và phân tử, các tác
giả đã thảo luận lại sự phân loại của Rhacophorids ở miền Nam Việt Nam. Đồng
thời các tác giả đã mô tả và công bố 3 loài mới trong Họ Rhacophoridae là
Theloderma chuyangsinensis, Theloderma bambusicolum và Rhacophorus
robertingeri (trước đây được định loại là R.calcaneus) ở phía Nam dãy Trường Sơn.
Trong bài viết này các tác giả cũng đã chuyển loài Philautus laevis thành
Theloderma laeve [82].
1.2 Một số nghiên cứu về ếch nhái ở KBTTN Pù Huống.
Năm 1994 - 1995, FIPI đã tiến hành nghiên cứu khảo sát đa dạng sinh học
KBTTN Pù Huống đã thống kê được 17 loài lưỡng cư thuộc 3 bộ, 18 họ [2].
15
Năm 2003 - 2004, Bộ môn Động vật - Trung tâm môi trường và phát triển
nông thôn (Trường Đại học Vinh) triển khai đợt nghiên cứu đánh giá nhanh đa dạng
sinh học KBTTN Pù Huống, thu thập dẫn liệu về ĐDSH các nhóm động vật trong
đó có LCBS nhằm góp phần quản lí về tài nguyên thiên nhiên. Trong đó đã nêu ra
đặc điểm phân bố theo sinh cảnh 19 loài lưỡng cư và đề xuất một số biện pháp bảo
tồn [38].
Năm 2005, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung (2005)
điều tra sơ bộ các loài LCBS ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An, đã
thống kê được 87 loài LCBS trong đó có 25 loài lưỡng cư [36].
Năm 2008, Hoàng Xuân Quang và cs đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái
phân loại, phân bố và lập khóa định loại cho 83 loài trong đó có 22 loài lưỡng cư, đã
ghi nhận có mẫu ở các điểm và tuyến điều tra trên tổng số 95 loài LCBS ở KBTTN
Pù Huống [33].
Lê Vũ Khôi và cs. (2011) điều tra tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An đã
thống kê được 25 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 1 bộ [14].
1.3 Điều kiện tự nhiên KBTTN Pù Huống
1.3.1 Vị trí địa lý
Khu BTTN Pù Huống nằm trên địa giới hành chính của 12 xã thuộc 5 huyện,
bao gồm: xã Quang Phong, Cắm Muộn ( huyện Quế Phong); xã Nam Sơn, xã Châu
Cường và xã Châu Thái ( huyện Quỳ Hợp); xã Châu Hoàn, xã Diễn Lãm ( huyện
Quỳ Châu); xã Bình Chuẩn ( huyện Con Cuông); và các xã Nga My, Yên Hòa, Yên
Tĩnh và xã Xiêng My ( huyện Tương Dương ) cách thành phố Vinh 130km về phía
Tây Tây Bắc, có tọa độ địa lý như sau: Từ 19
0
15
’
5
”
đến 19
0
28
’
31
”
vĩ độ Bắc; Từ
104
0
44
’
27
”
đến 105
0
1
’
9
”
kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính
- Phía Bắc giáp xã Quang Phong và Cắm Muộn thuộc huyện Quế Phong;
- Phía Nam giáp xã Bình Chuẩn của huyện Con Cuông: các xã Nga My, Xiêng My
của huyện Tương Dương và xã Nam Sơn của huyện Quỳ Hợp;
- Phía Đông giáp các xã Châu Phong, Châu Thành, Châu Cường và Châu Thái của
huyện Quỳ Hợp;
16
- Phía Tây giáp các xã Yên Thắng, Yên Tĩnh và Yên Hòa của huyện Tương Dương.
1.3.2 Địa hình, địa thế
Khu BTTN Pù Huống nằm trải dài ở hai mái dông chính từ tam giác Pù
Huống đến Pù Lon với chiều dài 43km, có các đỉnh núi cao như Pù Lon cao 1447m,
Pù Pâng cao 1302m, Pù Huống cao 1200m, Pa Hồng cao 1022m, Pa Cẩu cao 959m,
Cô Tầng cao 957m và nhiều đỉnh núi khác có độ cao trên 900m. Khu vực có rừng
trên núi đá vôi ở các xã Bình Chuẩn và Nga My, nhìn chung khu vực có độ cao
giảm từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình 750m, độ
dốc trung bình 25
0
, nhiều nơi có độ dốc trên 40
0
Địa hình hiểm trở, dốc lớn với hệ
thống chia cắt mạnh của sông đã tạo nên vùng có tính đa dạng sinh học cao và giàu
tài nguyên thiên nhiên.
1.3.3 Khí hậu, thủy văn
Khu BTTN Pù Huống thuộc khí hậu miền Trường Sơn Bắc, không những
phân hóa theo độ cao từ 300m đến 1500m mà còn phân hóa do ảnh hưởng yếu dần
của gió mùa Đông Bắc tới sườn Bắc Pù Huống và sườn Nam lại chịu ảnh hưởng của
vùng khô hạn điển hình Mường Xén- Kỳ Sơn. Sự mạnh lên của gió mùa Tây Nam
và suy yếu của gió mùa Đông Bắc khi tới Pù Huống tạo nên những nét đăc thù
riêng. Triền Bắc với các trạm Quỳ Châu và Quỳ Hợp do có ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, triền Nam là cá trạm Con Cuông và Tương Dương, cho thấy các chỉ số
về mưa ẩm đã thấp, các chỉ số về nóng, bốc hơi,khô hạn lại cao hơn triền phía Bắc
như: Lượng bốc hơi trung bình năm, nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ không khí cao nhất
tuyệt đối. Sự khác biệt này tạo nên sự đa dạng kì thú ở hai triền núi cao trên 1000m
thường xuyên có mây mù và độ ẩm cao hơn tại vùng ranh giới chân núi, điều đó in
rõ nét lên sự phân bố và thành phần các loài thực vật.
Theo số liệu của các trạm khí tượng thủy văn Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương
Dương, và Con Cuông, được thể hiện ở bảng sau:
17
Bảng 1.1 : Đặc điểm khí hậu thủy văn một số trạm ở Tây Nghệ An
Đặc trưng khí hậu_trạm thủy văn
Quỳ
Châu
Quỳ
Hợp
Tương
Dương
Con
Cuông
Nhiệt độ trung bình năm (0
c
)
23,1
23,3
23,6
23,5
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối (0
c
)
41,3
40,8
42,7
42,0
Nhiệt độ mặt đất trung bình(0
c
)
26,4
26,7
27
26,4
Lượng mưa trung bình năm (mm)
1.734,5
1.640,9
1.268,3
1.791,0
Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất(mm)
290
208
192
449
Số ngày mưa trung bình năm (ngày)
150
142
133
139
Số ngày mưa phùn trung bình năm (ngày)
19,6
17,9
5,6
22
Lượng bôc hơi trung bình năm (ml)
703,9
945,4
867,1
812,9
Độ ẩm trung bình năm (%)
86
84
64
81
Độ ẩm tối thấp trung bình năm (%)
65
60
59
64
- Lượng mưa trung bình năm 1.609mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến
tháng 10 hàng năm.
- Nhiệt độ bình quân năm 23,4
0
C, tối cao tuyệt đối 44,0
0
C, tối thấp tuyệt đối 3
0
C.
- Nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam ( gió Lào) khô nóng,
xuất hiện từ tháng 4-6, mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh, kèm theo mưa phùn,
sương muối thường xuất hiện.
- Độ ẩm không khí bình quân năm 78,8 %.
- Bão thường xuất hiện vào mùa mưa, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên
đôi khi tốc độ gió bão được nhân lên gấp bội, gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng
người dân.
Ngoài ra trên địa bàn còn phải kể đến tác hại của sương muối, mưa đá và
giông tố với cường độ mạnh thường cuốn bay nhà cửa, hoa màu, súc vật Đặc biệt,
ở hai triền núi cao trên 1.000m thường xuyên có mây mù bao phủ và độ ẩm cao hơn
tại vùng ranh giới chân núi, điều này ảnh hưởng rõ lên sự phân bố và thành phần
các loài sinh vật. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên trong KBT có nhiều dòng suối
dốc và hiểm trở như Nậm Quang, Nậm Gươm, Huổi Bô, Huổi Khi, Huổi Nây ở phía
18
Bắc và Nậm Líp, Nậm Chao, Huổi Kít, Nậm Ngàn, Nậm Chon, Huổi Ôn ở phía
Nam. Dải núi chính vừa là đầu nguồn của sông Cả và sông Hiếu, vừa tạo nên sự
khác biệt về khí hậu ở hai phía núi. Các dãy núi cũng hình thành đường phân thuỷ
của sông Hiếu về phía Bắc và sông Cả về phía Nam. Sông Hiếu nhập vào sông Cả ở
phần nam của tỉnh Nghệ An tạo nên phần lưu vực chính sông Cả và đổ ra cửa biển
gần thành phố Vinh.
1.3.4 Địa chất,thổ nhưỡng
- Địa chất
Lịch sủ phát triển địa hình bề mặt trái đất nói chung và khu BTTN Pù Huống nói
riêng liên quan chắt chẽ với các chuyển động tân kiến tạo. Vận động tân kiến tạo là
những vận động của vỏ trái đất xảy ra vào các thời kì Neogen – Đệ Tứ và có ý
nghĩa quyết định đối với sự hình thành những nét căn bản của địa hình hiện đại.
Khu vực đã hình thành các tiểu vùng lập địa cá nhiều đặc thù riêng biệt như vùng
núi cao dốc, có xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi, những thung lũng hẹp và sâu.
- Thổ nhưỡng
Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, của khí hậu, thực
bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho khu BTTN Pù Huống đa dạng về
đất đai với sự xuất hiện của các nhóm đất chính sau:
+ Nhóm dạng đất feralit mùn trên núi trung bình (FH): loại đất này được hình
thành ở độ cao từ 700m – 1700m, có diện tích 15416,9 ha, chiếm 38,4% diện tích
RĐD, phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực. Tính chất đặc biệt của đất có mùn là
lớp thảm mục và tầng mùn tương đối dày, hàm lượng mùn khá cao ( 7-8 ). Nguyên
nhân là do độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ thấp, quá trình khoáng hóa yếu. Đất
thường có màu nâu nhạt và hầu như không có kết von. Tùy theo từng loại đá mẹ mà
đất Feralit mùn trên núi trung bình có đặc tình và màu sắc, thành phần cơ giới, kết
cấu, độ chua và hàm lượng dinh dưỡng có khác nhau.
+ Nhóm đất Feralit điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Loại đất này phân bố
ở độ cao <700m có diện tích là 22169,8 ha, chiếm 55,2% diện tích. Đặc biệt nổi bật
là có quá trình Feralit xảy ra rất mạnh mẽ, đất có cấu tượng khá bền vững. Một số
19
diện tích vùng đồi đã bị kết von nhưng không có đá ong chặt. Tùy theo từng loại đá
mẹ mà đất có tính chất lí hóa khác nhau.
+ Nhóm dạng đất thung lũng (T): Nhóm đất này có diện tích 2599,8 ha, chiếm
6,5% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên các kiểu địa hình máng trũng,
thung lũng, bồ địa. Loại đất này khá tốt, thành phần cơ giới trung bình, phần lớn là
Limon, tầng đất dầy, thường màu nâu nhạt, nâu xám, tầng trên mặt khá tơi xốp
1.4. Điều kiện kinh tế, văn hoá và xã hội
1.4.1. Dân số, dân tộc, lao động
Theo số liệu của chi cục thống kê huyện Quế Phong, Tương Dương, Con
Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và các xã trong vùng quy hoạch KBTTN Pù Huống
tính đến tháng 6 năm 2013, tình hình dân tộc, dân số, lao động trong vùng như sau:
+ Dân số: Tổng dân số 12 xã thuộc 5 huyện, trong vùng quy hoạch KBTTN
Pù Huống là 11071 hộ với 50831 nhân khẩu.
+ Dân tộc: Trên địa bàn có 5 dân tộc sinh sống, gồm:
- Dân tộc Thái với 46990 người, chiếm tới 92,5% dân số. Ngụ cư ở vùng
thấp, gần nguồn nước, nơi có điều kiện giao thông thuận tiện. Sản xuất lúa nước là
chủ yếu, kết hợp làm nương rẫy cố định và phát triển chăn nuôi. Một bộ phận đồng
bào còn kết hợp buôn bán, dịch vụ, kinh doanh nghề phụ.
- Dân tộc Kinh với 1493 người, chiếm 2,9% dân số, ngụ cư ở vùng thấp, gần
nguồn nước, nơi có điều kiện giao thông thuận tiện, chủ yếu là buôn bán, dịch vụ và
kinh doanh.
- Dân tộc Thổ với 1097 người, chiếm 2,2 dân số. Kinh tế nương rẫy là nguồn
sống chính, ngoài ra còn kết hợp chăn nuôi và sản xuất lúa nước.
- Dân tộc Ơ Đu với 624 người, chiếm 1,2% dân số, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu,
vùng cao xa, nơi gần rừng, có nguồn nước, nhưng đường giao thông đi lại khó khăn.
- Dân tộc Khơ Mú với 627 người, chiếm 1,2% dân số, kinh tề chủ yêus là
làm nương rẫy cố định, kết hợp với trồng lúa nước, ngoài ra còn kết hợp chăn nuôi
và khai thác lâm sản ngoài gỗ.
+ Lao động: Tổng số 24697 lao động trong độ tuổi, trong đó:
- Lao động nông lâm nghiệp chiếm tới 92,8% ( 22919 người).
20
- Lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 7,2% ( 1778 người ) tổng số lao động,
chủ yếu là các lao động thương mại dịch vụ, kinh doanh buôn bán tại các trung tâm
xã, một số lao động ngành nghề như: sản xuất mộc gia dụng, xây dựng
1.4.2. Tình hình sản xuất và đời sống
1.4.2.1 Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đang giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động kinh tế
chính của khu vực, trong sản xuất nông nghiệp thì lương thực là chủ yếu và là
nguồn sống chính của đồng bào.
+ Trồng trọt: Tổng diện tích lúa toàn vùng 2478,4 ha. Trong đó:
- Diện tích lúa nước (2 vụ):1589,1 ha, năng suất đạt 72,7 tạ/ha.
- Diện tích lúa (1 vụ): 63,0 ha, năng suất đạt 24,5 tạ/ha.
- Diện tích lúa rẫy:826,3 ha, năng suất đạt 19,5 tạ/ha.
- Diện tích ngô: 486,4 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha.
- Diện tích khoai, sắn: 651 ha, năng suất đạt 177 tạ/ha.
- Diện tích lạc, đậu: 93 ha, năng suất đạt 30,3 tạ/ha.
- Diện tích rau các loại: 93 ha, năng suất đạt 51 tạ/ha.
Tổng sản lượng lương thực: Lúa đạt 8839,4 tấn/ năm; ngô đạt 1324,8 tấn/năm; sắn
và khoai lang đạt 4616,1 tấn; rau các loại đạt 385,1 tấn; lạc đậu đạt 55 tấn.Bình
quân lương thực (thóc) đạt 241,2kg/người/năm (15,3kg thóc/tháng/người, tương
đương 10,5kg gạo/tháng/người).
+ Chăn nuôi: Toàn khu vực có 18075 con trâu, 10326 con bò, 31403 con lợn, 3019
con dê và 191591 con gia cầm. Tính bình quân mỗi họ có từ 1-2 con trâu, bò, 2-3
con lợn và từ 17-18 con gia cầm. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, do đó
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nhất là công tác trồng và
khoanh nuôi phục hồi rừng.
+ Thủy sản: Nuôi thủy sản trong vùng mới phát triển với quy mô nhỏ trong các hộ
gia đình. Toàn khu vực có 74,3 ha ao thả cá,cho sản lượng 35,3 tấn/năm. Việc khai
thác tự nhiên ở sông hồ cho năng suất thấp, với các sông hồ thủy lợi hiện có sẽ là
tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng bè, góp
phần tăng thu nhập cho đồng bào trong khu vực.
21
1.4.2.2 Sản xuất lâm nghiệp
+Trồng rừng: Trên địa bàn 12 xã có tới 1316,2 ha rừng trồng tập trung, các
loài cây chủ yếu là keo, lát, mỡ, mét, luồng, quế các xã có diện tích rừng trồng lớn
như Châu Cường là 333,4 ha, Châu Thái là 334,3 ha, Diễn Lãm là 231,8 ha,
+Nông lâm kết hợp: Trong tổng số 30 trang trại trong vùng, phần lớn là trang
trại nông, lâm kết hợp với hình thức tự phát. Các mô hình thường là trồng trọt nông
nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâm
nghiệp.
+ Bảo vệ rừng: Từ năm 2008 đến năm 2012, khu BTTN Pù Huống đã giao
khoán cho 2497 lượt người tham gia bảo vệ rừng, bình quân mỗi năm khoảng 5650
ha. Từ khi rừng và đất rừng được giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân công tác
quản lí bảo vệ rừng có hiệu quả hơn, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo
và từng bước cải thiện đời sống cho người lao động.
1.4.2.3 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Là địa bàn cao xa, có nền kinh tế xã hội chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu
kém nên khu vực hầu như không có cơ sở công nghiệp nào. Các hoạt động sản xuất
tiểu thủ công nghiệp hầu như không có. Ngoài một số cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng khai thác đá thủ công để làm đường giao thông và sản xuất gạch ngói phục vụ
nhu cầu tại chỗ. Một số lò rèn sản xuất công cụ thô sơ và các tư nhân sản xuất đồ
mộc dân dụng Dệt truyền thống đã được quan tâm đầu tư phát triển, nhưng sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa có sản phẩm trở thành hàng
hóa và thị trường tiêu thụ.
1.5. Đa dạng sinh học
1.5.1. Hệ thực vật
Những khảo sát bước đầu cho thấy khu hệ thực vật Pù Huống rất phong phú
và điển hình cho vùng Bắc Trung Bộ cũng như Tây Nghệ An. Bước đầu đã thống kê
được 1137 loài thực vật thuộc 585 chi và 166 họ (bảng 1.2).
22
Bảng 1.2. Thành phần loài thực vật ở KBTTN Pù Huống
Nhóm phân loại
Số họ
Số chi
Số loài
Ngành Thông đất Lycopodiophyta
1
2
4
Ngành Cỏ tháp bút Equisetophyta
2
2
7
Ngành Dương xỉ Polypodophyta
17
39
65
Thực vật hạt trần Pinophyta
7
9
14
Thực vật hạt kín Magnoliophyta
-Lớp 1 lá mầm( Liliopsida)
-Lớp 2 lá mầm( Magnoliopsida)
139
26
113
533
89
444
1046
164
882
Tổng
166
585
1137
Khu hệ thực vật Pù Huống gồm yếu tố bản địa là chủ yếu và yếu tố đặc hữu
"Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa" với các họ ưu thế là họ Dẻ, Long não, Đậu,
Xoan, Bồ Hòn, Trám; các yếu tố Vân Nam, Quý Châu với các đại diện là họ Thích,
Nhài, Hồ Đào, Đỗ Quyên và yếu tố Xích Kim Miến Điện có các loài thuộc họ Bàng,
họ Bằng Lăng, họ Gạo.
Trong tổng số các loài thực vật đã được ghi nhận có 31 loài được xếp vào
SĐVN (2007), đây là các loài quý hiếm đặc trưng cho vùng rừng Bắc Trung Bộ. Pù
Huống cũng là nơi bảo tồn các loài cây gỗ quý hiếm, điển hình của vùng như Gụ,
Pơ mu, Sa mộc, Sến mật, Táu mật, Chò chỉ, Lim, Giổi
Theo phương pháp phân loại của FaoRome 1989, kết hợp với hệ thống phân
loại của Thái Văn Trừng, thảm thực bì vùng quy hoạch khu BTTN Pù Huống được
phân thành 7 kiểu chính sau :
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với
cây lá kim : kiểu rừng này có diện tích là 3977,3 ha, ở độ cao >1200m, thực vật
chiếm ưu thế là cây lá rộng, cây lá kim có một số loại tầm vóc to lớn nhưng mật độ
và sinh khối không vượt quá 30%. Các họ thực vật chiếm ưu thế là : Long não
(Lauraceae);Dẻ (Fagaceae); Chè (Theaceae); Nhân sâm (Araliaceae); Thích
(Aceraceae); Hoa hồng (Rosaceae); các họ hạt trần : Hoàng đàn (Cupressaceae);
Bụt mọc (Taxodiaceae); Kim giao (Podocarpacaeae) với các loại điển hình như :
23
Re ( Cinnamomum liangi, C.cambodianum, C.litseafolium), Chắp (Beilscgmiedia),
Cà ổi (Castanopsis) Đặc biệt cây lá kim thực vật hạt trần tham gia trong tổ thành
cócác loài pơ mu (Fokienia), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii) Rừng chia
thành 3 tầng, tầng ưu thế sinh thái tạo thành tán rừng với các loài cây lá rộng kể trên
và các loài cây lá kim: sa mộc dầu, pơ mu, thông tre
- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình : kiểu rừng
này có diện tích là10205,6 ha, ở độ cao 700-1200m theo sườn núi Pù Lon, Pù
Huống Rừng phát triển trên đất feralit màu vàng, đá mẹ chủ yếu là riolit và granit.
Thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng với các loài tiêu biểu của các họ sau: Họ giẻ
Fagaceae có khá nhiều loài và cũng chiếm ưu thế trong một số tổ thành đại diện của
họ giẻ như: Cà ổi (castanopsis ceratacantha, C.ferox, C.indica), các loại
giẻ(lithocarpus dusaudi, Quecus acutisima, ), sồi (L.trachycarpus), cây lá kim có
thông tre(podocarpus neriforius), kim giao(Nageia fleuryi)
- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này
có diện tích là 23223,1 ha, nằm ở độ cao <700m, phân bố đều khắp khu bảo tồn, do
sự chi phối của địa hình nên thảm thực vật không đồng đều với nhiều họ và nhiều
đại diện ưa sáng của các họ thầu dầu (Euphorbiaceae); sim (Myrtaceae); xoan
(Meiaceae); dâu tằm (Moraceae); cánh bướm (Papilionoceae); vang
(Caesalpiniaceae); thị (Ebenaceae); Rừng chia làm 3 tầng, tầng ưu thế sinh thái
tạo thành tán rừng với các loài điển hình: chẹo (Engelhrdtia), bứa (Gracinia), vạng
(Endospermum), lim xẹt (Peltophorum), đa (Ficus), mãi táp (Randia), ngát
(Gironiera), côm (Elaeocarpus.sp), bời lời (Lystea bavesnis), chắp (Beilschmiedia).
- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi : Kiểu rừng
này có diện tích là 523,5 ha, phân bố trên núi đá vôi ở các xã do sự chi phối của mặt
địa hình nên mặt tán thường nhấp nhô không đều nhưng màu xanh của tán vẫn liền
giải, tầng tán phức tạp, lá xanh quanh năm, thành phần chủ yếu là các họ: Xoan
(Meliaceae), Dâu tằm (Moraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Côm (Elaeocarpaceae), Dẻ
(Fagaceae), Thị (Ebennaceae) Thực vật chỉ thị núi đá như: Mạy tèo (Taxotrphis
macrophylus), Ô rô ( P.fodiana Dum), Nghiến (Excentrodendron tokinesis), Đại
phong tử ( Hydnocarpus hainaensis), Dâu da xoan ( Allospondicas lakonensis),