Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đa dạng sinh học thú ở khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên pù hoạt tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 82 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
------------------------nguyễn đức lành

đa dạng sinh học khu hệ thú ở khu đề xuất
bảo tồn thiên nhiên pù hoạt
tỉnh nghệ an

Luận văn thạc sÜ sinh häc

Vinh - 2009


2

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ cái viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình và biểu
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu .....................................................................3
1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu hú ở Việt Nam.............................................3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu thú ở Nghệ An...........................................................7
1.2. Đặc điểm tự nhiên - Xã hội khu vực nghiên cứu.....................................8
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu......................................................8
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................19


Chương 2. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................22
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................22
2.2. Tư liệu nghiên cứu.....................................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................23
2.3.1. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã cơng bố.............................................23
2.3.2. Phỏng vấn thu thập thông tin....................................................................23
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa.................................................................24
2.3.4. Thu mẫu vật..............................................................................................27
2.4. Xử lý mẫu vật.............................................................................................29
2.5. Đánh giá giá trị bảo tồn.............................................................................30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................32
3.1. Đa dạng thành phần loài thú ở khu đề xuất BTTN Pù Hoạt.................32
3.1.1. Thành phần loài thú..................................................................................32
3.1.2. Nhận xét tính đa dạng của khu hệ thú khu đề xuất BTTN Pù Hoạt.........41


3
3.1.3. So sánh thành phần loài thú ở khu đề xuất BTTN Pù Hoạt với các
khu BTTN và VQG ở Bắc Trung Bộ..................................................................43
3.1.4. Đa dạng nguồn gen quý hiếm...................................................................45
3.2. Một số loài thú ở khu đề xuất BTTN Pù Hoạt........................................51
3.3. Ghi nhận một số đặc điểm sinh thái sinh học của vượn đen má trắng
(Normascus leucogenis)....................................................................................55
3.3.1. Đặc điểm nhận biết của vượn đen má trắng (Normascus
leucogenis)..........................................................................................................55
3.3.2. Thức ăn.....................................................................................................56
3.3.3. Tiếng hót của v ượn đen má trắng............................................................56
3.3.5. Sự phân bố của vượn đen má trắng (Normascus leucogenis)..................59
3.4. Ảnh hưởng của cộng đồng đến đa dạng sinh học khu hệ thú ở khu đề
xuất BTTN Pù Hoạt..........................................................................................60

3.4.1. Khai thác gỗ..............................................................................................60
3.4.2. Săn bắt động vật hoang dã........................................................................61
3.4.3. Phá rừng làm nương rẫy...........................................................................63
3.4.4 Khai thác lâm sản phi gỗ...........................................................................64
3.4.5. Khai thác củi.............................................................................................64
3.5. Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng khai thác, bn bán động
vật hoang dã tại khu đề xuất BTTN Pù Hoạt................................................65
3.5.1. Tình hình quản lý......................................................................................65
3.5.2. Một số giải pháp bảo vệ các loài thú ở Pù Hoạt.......................................65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..............................................................................67
CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ........................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................70
PHỤ LỤC


4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Số liệu khí hậu ở trạm khí tượng Q Châu.......................................13
Bảng 1.2. Thống kê lồi thực vật ở Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt......................18
Bảng 1.3. Thống kê lồi động vật có xương sống trên cạn ở Khu đề xuất
BTTN Pù Hoạt....................................................................................................19
Bảng 1.4. Tình hình dân sinh các xã trong Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt...........20
Bảng 2.1. Các địa phương khảo sát trong khu đề xuất BTTN Pù Hoạt..............22
Bảng 2.2. Tư liệu nghiên cứu thu được từ thực địa............................................23
Bảng 2.3. Các tuyến đường khảo sát ở khu đề xuất BTTN Pù Hoạt..................25
Bảng 3.1. Danh lục các loài thú ghi nhận ở khu đề xuất BTTN Pù Hoạt...........33
Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần phân loại học của các taxon thú ở Khu đề xuất
BTTN Pù Hoạt...................................................................................................42
Bảng 3.3. Thành phần loài thú ở một số VQG, KBT.........................................44
Bảng 3.4. Danh sách các loài thú quý hiếm ở Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt......46

Bảng 3.5. Thống kê thành phần thức ăn của vượn đen má trắng.......................56
Bảng 3.6. Thời gian hót của vượn ở khu vực nghiên cứu……………………..57
Bảng 3.7. Sự phân bố của vượn đen má trắng....................................................59
Bảng 3.8. So sánh số lượng đàn vượn đen má trắng ở khu đề xuất BTTN Pù
Hoạt với một số khu vực lân cận........................................................................60
Bảng 3.9. Số lượng bẫy của người dân ở khu vực nghiên cứu………………...63
Bảng 3.10. Diện tích rừng bị phá làm nương rẫy..............................................64


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Bản đồ 1.1. Vị trí khu đề xuất BTTN Pù Hoạt Nghệ An.......................................9
Bản đồ 1.2. Địa hình khu đề xuất BTTN Pù Hoạt..............................................11
Bản đồ 1.3. Hành chính hình khu đề xuất BTTN Pù Hoạt..................................20
Hình 2.1. Tuyến đường khảo sát từ bản Púc đến Pù Lâu thuộc khu vực Nậm
Giải.......................................................................................................................26
Hình 2.2. Tuyến đường khảo sát từ Huồi Luông đến khe Gia Say thuộc khu vực
Nậm Giải..............................................................................................................26
Hình 2.3. Bẫy đập victor......................................................................................27
Hình 2.4. Bẫy hộp................................................................................................27
Hình 2.5. Bẫy thụ cầm.........................................................................................28
Hình 2.6. Các phương pháp đo cơ bản của thú....................................................31
Hình 2.7. Các phương pháp đo cơ bản của Dơi...................................................31
Hình 3.1. Tỷ lệ % số loài của các bộ th ú ghi nhận được ở Khu đề xuất BTTN
Pù Hoạt.................................................................................................................43
Hình 3.2. So sánh thành phần loài thú ở khu đề xuất BTTN Pù Hoạt với các Khu
BTTN và VQG ở khu vực Bắc trường Sơn.........................................................44
Hình 3.3. Ảnh minh hoạ lồi Vượn......................................................................55
Hình 3.4. Biểu đồ thành phần thức ăn của vượn đen má trắng............................56

Hình 3.5. Sơ đồ tiếng hót của vượn đen má trắng................................................57
Hìn 3.6. Biểu đồ sự phân bố của vượn đen má trắng…………………………..58


6

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

VQG

Vườn quốc gia

UBND

Uỷ ban nhân dân

[]

Nguồn tài liệu

DDSH

Đa dạng sinh học


Nxb

Nhà xuất bản

KH&KT

Khoa học và kỹ thuật


7
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới
tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi học tập và nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin cảm ơn
thày GS. TS. Lê Vũ Khơi, PGS. TS. Hồng Xuân Quang người đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu hồn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tổ chức CI đã giúp đỡ kinh phí trong q trình
điều tra thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH, Khoa Sau Đại học, Bộ môn Động vật
khoa Sinh Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi về
mọi mặt trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Chính quyền và nhân dân các xã ở Pù Hoạt, Bộ
đội Biên phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành điều tra
nghiên cứu được thuận lợi.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè những người
đã luôn bên tôi giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 02 tháng 1 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Đức Lành


8

MỞ ĐẦU
Động vật rừng là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng, chúng
là nhân tố bảo vệ thúc đẩy sự phát triển của cây rừng trong từng giai đoạn và
trên các mức độ khác nhau. Sự đa dạng của các lồi động vật góp phần làm
tăng tính đa dạng sinh học rừng.
Động vật rừng là nguồn gốc tất cả các lồi động vật chăn ni hiện
nay, nó chứa đựng nguồn gen quý giá mà chúng ta có thể tuyển chọn, lai tạo
chúng thành lồi vật ni có tính kháng bệnh cao, năng suất cao, lại thích
nghi với điều kiện khí hậu của từng địa phương.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, được các tổ chức quốc tế
công nhận là một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao
trong đó có khu hệ thú (Mammalia) với 289 loài và phân loài được ghi nhận
[23]. Tuy nhiên do chiến tranh cùng với sự yếu kém trong công tác quản lý
bảo vệ, do nhận thức của con người chưa đầy đủ và việc khai thác sử dụng
nguồn tài nguyên rừng không hợp lý nên rừng Việt Nam đã bị tàn phá nghiêm
trọng, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp đã làm mất dần nơi cư trú của các loài
động vật nhiều loài đang trong nguy cơ bị tiêu diệt. Nguồn lợi động vật rừng
nói chung và thú nói riêng đã và đang bị săn bắn bừa bãi.
Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt có khu hệ thú đa dạng phong phú và là nơi
trú ngụ của nhiều loài động vật quý hiếm: Hổ, Voi, Vượn đen má trắng,
Mang trường sơn... Các hoạt động của con người như phá rừng làm nương

rẫy, khai thác lâm sản trái phép, cháy rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng...
đã làm cho tài nguyên động vật rừng, đặc biệt là thú rừng của Khu đề xuất
BTTN Pù Hoạt ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.
Một trong những khó khăn cơ bản đối với việc xây dựng kế hoạch bảo
tồn và phê duyệt Dự án xây dựng khu Pù Hoạt thành KBTTN chính thức là


9
những hiểu biết về tài nguyên ĐDSH, đặc biệt là các lồi thú q hiểm có giá
trị bảo tồn cịn hạn chế do chưa điều tra, khảo sát đánh giá thỏa đáng. Vì vậy
việc nghiên cứu đầy đủ tính đa dạng của khu hệ thú cũng như ảnh hưởng của
con người đến tài nguyên thú rừng là điều cần được quan tâm hiện nay. Các
số liệu nghiên cứu là cơ sở giúp cho các nhà quản lý đưa ra giải pháp hữu
hiệu trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển bền vững
các nguồn gen động vật q hiếm.
Với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào việc bảo tồn
đa dạng sinh học của địa phương chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đa dạng sinh học khu hệ thú ở Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt tỉnh Nghệ
An” để góp phần đánh giá một cách đầy đủ về khu hệ thú Pù Hoạt, bổ sung
các dẫn liệu về thú của tỉnh Nghệ An cũng như tạo cơ sở cho việc đề xuất các
biện pháp bảo tồn các loài động vật hoang dã trong đó có thú ở khu vực này.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Thống kê thành phần loài thú ở Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt tỉnh Nghệ An.
- Phân tích đặc điểm khu hệ, tính đa dạng thành phần loài, các giá trị
bảo tồn nguồn gen, đánh giá tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thú
rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ.
- Thu thập thông tin về một số đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài
thú quan trọng.



10

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu
1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú ở Việt Nam
Giai đoạn trước thế kỷ 18 việc nghiên cứu thú hoang dã ở Việt Nam cịn
rất ít, phần lớn những nghiên cứu về thú được ghi nhận rải rác trong một số
nghiên cứu địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế. Chẳng hạn trong sách “Văn đoài
loại ngữ” và “Phủ biên tập lục” của Lê Quý Đôn (1724 - 1784); trong “Đại
Nam nhất thống chí” Triều Nguyễn (1856 - 1882) cũng có ghi chép mơ tả
một số lồi thú ở các địa phương. Giai đoạn này các nghiên cứu sưu tầm
thường chú ý đến những lồi động vật q có giá trị sử dụng như: (ngà voi,
sừng tê giác, nhung hươu, xạ hương, mật gấu...).
Vào những năm đầu thế kỷ XIX việc nghiên cứu động vật hoang dã
trong đó có các lồi thú được tiến hành thu thập các mẫu thú bởi các nhà khoa
học nước ngoài. Năm 1828 George Pinlayson (người Anh) đã đến khảo sát về
Thú ở Lào, Campuchia và Việt Nam đã mô tả một số lồi thú. Các cơng trình
nghiên cứu của nhiều tác giả lần lượt được công bố như: M E. Dustales, 1874,
1893, 1898; R. Germain, 1887 và J.H. Gurney, 1889.
Đến những năm giữa thế kỷ XIX các cơng trình nghiên cứu về thú bắt
đầu từ miền Nam của nhiều tác giả như Milne - Edwards (1867-1874),
Morice (1875), tiến dần ra phía bắc như Billet (1896-1898). Thời kỳ này bắt
đầu hình thành các đồn khảo sát có quy mơ lớn như đồn Pavie (1879-1895)
hoạt động ở Lào, Thái Lan và Việt Nam. Những tiêu bản thú của đồn được
Pousargues (1904) phân tích và cơng bố. Cũng trong thời gian này Đồn khoa
học thường trú ở Bắc Bộ do Boutan dẫn đầu (1900- 1906) thu thập các tiêu


11
bản thú gửi về Paris do Ménégaux (1905-1906) phân tích; Đoàn Delacour

(1925- 1933) khảo sát trên diện rộng và thu nhiều mẫu vật trên toàn quốc, các
tiêu bản thú được Thomas (1925, 1927, 1927) và Osgood (1932) phân tích và
cơng bố danh sách các lồi trong đó có Tê giác (Rhinoceros sondaicus), Nai
(Cervus unicolor), Hoẵng (Mantiacus muntjak), Lợn rừng (Sus scrofa),
Vượn, Khỉ, các loài Ăn thịt và thú Gặm nhấm (Rodentia).
Đây là thời kì thu thập mẫu và lập danh lục các lồi thú ở Việt Nam và
Đơng Dương với các danh sách lần lượt được công bố:
Năm 1876 Morice trong cơng trình nghiên cứu của mình ơng đã
thống kê khu hệ thú Nam Bộ có 13 lồi Gặm nhấm bao gồm 5 lồi Chuột,
7 lồi Sóc và 1 lồi Nhím ở Nam Bộ. Năm 1904, De Pousargues cơng bố
38 loài thú bao gồm các loài Dơi, Guốc chẵn, các loài thú Ăn thịt nhỏ và
các loài Gặm nhấm. Đặc biệt năm 1932 Osgood [41] đã công bố danh lục
gồm 127 loài và phân loài thú ở Việt Nam đây là cơng trình mang tính
khoa học nhất về khu hệ thú ở Việt Nam trong thời kỳ bấy giờ.
Sau 1954, miền Bắc hồn tồn giải phóng, do u cầu phục hồi và phát
triển kinh tế, công tác nghiên cứu điều tra về động vật nói chung và thú rừng
nói riêng bắt đầu hoạt động trở lại và hoàn toàn do cán bộ Việt Nam đảm nhận.
Vào nhừng năm 1955 đến 1960 việc nghiên cứu nguồn lợi thú rừng
còn lẻ tẻ, có tính chất riêng rẽ từng cơ quan như Khoa Sinh vật Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy và học tập của
sinh viên.
Đến những năm 70 của thế kỷ XX Lê Hiền Hào có cơng trình “Thú kinh tế
miền Bắc” [7], trong đó đề cập nhiều lồi, mỗi lồi được mơ tả đặc điểm hình
thái, phân bố và một số đặc điểm sinh thái, sinh học và ý nghĩa kinh tế của loài.
Năm 1975, đất nước hồn tồn giải phóng, Nam Bắc thống nhất một nhà.
Đây là thời kỳ thuận lợi nhất trong việc nghiên cứu động vật hoang dã nói
chung và khu hệ thú nói riêng được tiến hành trong phạm vi cả nước.


12

Các cơng trình cơng bố sau thời kỳ này rất phong phú đa dạng được
đăng tải trong các tạp chí Sinh học, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Hoạt động
khoa học, Bảo vệ mơi trường cũng như trong các tạp chí nước ngồi. Có các
cơng trình đại diện như:
Năm 1980, Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính đã cơng bố “Động
vật Gặm nhấm Việt Nam”, trong đó nêu lên 64 lồi thuộc 23 giống, 7 họ [29].
Năm 1981 Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh, Bùi Kính, Cao Văn
Sung cơng bố “Kết quả điều tra nguồn lợi thú miền Bắc Việt Nam (1962 1976)” [8], đã thống kê được 109 loài và phân loài thú. Các tác giả cũng đã
lập danh sách các lồi thú có ý nghĩa kinh tế gồm: Thú cho thịt, da (10
lồi), thú cho da, lơng (21 lồi), thú cho dược liệu (10 loài), thú xuất khẩu
(12 loài), thú có ích cho nơng nghiệp (7 lồi) và thú có hại cho nơng
nghiệp (5 lồi).
Năm 1985 Đào Văn Tiến [34] đã tổng hợp kết quả điều tra động vật trên
12 tỉnh (cũ) miền Bắc từ 1957 đến 1971 viết thành cuốn "Khảo sát thú ở miền
Bắc Việt Nam". Trong cơng trình này, tác giả đã thống kê được 129 lồi và
phân lồi thú thuộc 32 họ, 11 bộ có ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, trong đó
có 8 loài mới cho khoa học và 10 loài gặp lần đầu tiên ở miền Bắc.
Năm 1986, Lê Vũ Khôi, Trần Hồng Việt [22] nghiên cứu sinh thái học
một số loài Gặm nhấm vùng Sa Thầy (Gia Lai- Com Tum).
Cũng trong những năm đầu thập kỷ 90 các nhà khoa học Việt Nam đã đi
sâu nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung trong đó đã quan tâm đúng
mức đến khu hệ thú; thu thập nhiều dẫn liệu về sinh thái, sinh học, các
nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thú hoang dã ở Việt Nam và đã công bố
nhiều cơng trình khoa học như:
Năm 1994, Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm
Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên [9] đã cơng bố danh lục các lồi thú


13
(Mammalia) Việt Nam gồm 223 lồi (chưa có các lồi thú biển thuộc bộ

Sirenia và bộ Cá voi) thuộc 12 bộ, 37 họ.
Năm 2000, Lê Vũ Khôi xuất bản cuốn “Danh lục các loài thú ở Việt
Nam” gồm 14 bộ, 40 họ với 298 loài và phân loài (bổ sung cho các cơng trình
trước đây 2 bộ, 3 họ) [13]. Mỗi loài tác giả nêu tên khoa học, tên Việt, tiếng
các dân tộc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chú trọng nghiên cứu các nhóm thú
riêng biệt. Về Dơi, có các cơng trình của Cao Văn Sung và cộng sự (2000)
bước đầu điều tra Dơi ở miền Nam Việt Nam thống kê được 34 lồi Dơi
thuộc 17 giống, 6 họ và mơ tả các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của
30 lồi sưu tầm được [30].
Năm 2001, Lê Vũ Khơi, Hà Thăng Long, Walson nghiên cứu khu hệ
Dơi Cúc Phương [18].
Năm 2005, Lê Vũ Khôi trong báo cáo thực hiện 2 năm 2004 - 2005 đề
tài nghiên cứu cơ bản “Nghiên cứu tính đa dạng khu hệ thú ăn sâu bọ
(Insectivora), Dơi (Chiroptera), Gặm nhấm (Rodentia) ở Việt Nam” đã
thống kê được 107 loài Dơi thuộc 31 giống, 7 họ, 2 phân bộ trong đó có 9
lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2000), 15 loài trong Danh Lục Đỏ của
IUCN (2004). Tác giả cũng nghiên cứu sự phân bố Địa lý của các lồi [15].
Năm 2005, Lê Vũ Khơi, Nguyễn Minh Tâm nghiên cứu thành phần
phân loại học và đặc điểm động vật địa lí học của khu hệ Gặm nhấm
(Rodentia) ở Việt Nam đã thống kê được 66 loài thuộc 27 giống, 7 họ [20].
Các tác giả cũng đã xác định một số đặc trưng riêng biệt cho từng khu
động vật địa lí học gồm khu Đơng Bắc, khu Tây Bắc, khu Bắc Trung Bộ,
khu Nam Trung Bộ và khu Nam Bộ. Khu vực từ đèo Ngang đến đèo Hải
Vân - Bạch Mã được xem là khu phân bố trùng nhau của nhiều lồi Gặm
nhấm có vùng phân bố chủ yếu ở phía Bắc hoặc phía Nam. Cơng trình
cũng khẳng định khu hệ Gặm nhấm Việt Nam mang tính chất hỗn hợp rõ


14

ràng gồm các yếu tố nhiệt đới phương Nam với yếu tố phương Bắc và yếu
tố cận nhiệt đới.
Năm 2006, Nguyễn Trường Sơn, Vũ Đình Thống trong cuốn “Nhận
dạng một số lồi Dơi ở Việt Nam” đã mơ tả 64 loài Dơi thuộc 6 họ; Mỗi loài
tác giả nêu tên khoa học, tình trạng bảo tồn, đặc điểm nhận dạng, số đo, nơi
sống, thức ăn, mùa sinh sản, phân bố và giá trị sử dụng [28].
1.1.2. Lược sử nghiên cứu thú ở Nghệ An
Nghệ An có 3 khu vực bảo tồn đa dạng sinh học đó là VQG Pù Mát,
Khu BTTN Pù Huống và Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt. Nghiên cứu về khu
hệ Pù Mát có các cơng trình: “Pù Mát, điều tra đa dạng sinh học của một
khu bảo vệ ở Việt Nam” [2]. Năm 2000 Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo
tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An đã điều tra thu mẫu của các loài động vật
trong đó về thú đã thu được mẫu của 20 loài thú nhỏ, 39 loài Dơi và 72
loài thú lớn (thuộc 22 họ).
Năm 2001, Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng xuất bản cuốn sổ tay ngoại
nghiệp nhận dạng các loài thú lớn khu bảo tồn thiên nhiên Pù mát, đã mô tả
đặc điểm hình thái, đặc điểm nhận biết, sinh thái và tập tính, sự phân bố tình
trạng bảo tồn của 64 lồi thú [26].
Năm 2004, Đặng Cơng Oanh trong luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp đã
nghiên cứu tính đa dạng sinh học khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các
giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở VQG Pù Mát, đã thống kê được 132
loài thú thuộc 30 họ, 11 bộ [27].
Ngồi Pù Mát thì Pù Hoạt và Pù Huống cũng là những khu vực có tiềm
năng đa dạng sinh học cao. Thú ở khu vực này có nhiều dạng quý hiếm của
Việt Nam và thế giới như Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường
Sơn (Canimuntiacus truongsonensis), Hổ (Panthera tigis)...
Năm 1999 Frontier - Việt Nam, đã cuộc hội thảo về giá trị đa dạng sinh
học của rừng Pù Hoạt huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An [5].



15
Năm 2000 Frontier Vietnam Repost 19: Pu Hoat Proposed Nature
Reserve, Biodiversity survey and Conservation Evaluation [38].
Năm 2002, Vũ Đình Thống trong luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu Dơi ở
Pù Hoạt và VQG Bạch Mã đã thống kê được ở Pù Hoạt có 23 lồi Dơi trong
đó 91,3 % thuộc lồi “hiếm”, 4,4% thuộc lồi “ít”[32].
Tuy vậy, việc khảo sát đánh giá một cách đầy đủ về tài nguyên thú rừng
ở khu đề xuất BTTN Pù Hoạt trong nhiều năm qua cịn chưa tương xứng với
tiềm năng to lớn đó chỉ có ít cơng trình nghiên cứu được thực hiện.
1.2. Đặc điểm tự nhiên - Xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
+ Vị trí địa lí:
Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt nằm ở 190 25’ - 200 00’ vĩ Bắc, 104037’ 104014’ kinh Đông, thuộc địa bàn huyện Quế Phong, cách thành phố Vinh 160
km. Phía Bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Tây là biên giới Việt - Lào; phía
Nam là xã Tri Lễ, Nậm Giải và phía Đơng là xã Tiền phong, tổng diện tích của
khu vực hiện có 67.943 ha (Theo Viện quy hoạnh rừng). (bản đồ 1.1)


16

Bản đồ 1.1. Vị trí khu đề xuất BTTN Pù Hoạt, Nghệ An


17

+ Địa hình:
Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt nằm dọc biên giới Việt Lào theo hướng
Đông Bắc- Tây Nam dài 47 km, bề ngang rộng nhất ở bắc sông Chu 25 km,
nơi hẹp nhất ở phía giữa và phía Nam 12 km. Pù Hoạt có phần núi cao và
núi trung bình, nơi thấp nhất là bề mặt các suối Nậm Giải, Nậm Viếc, sơng

Chu có độ cao 120-150m so với mặt biển. Độ cao trung bình 800- 1400m.
Các đỉnh núi cao nhất 2452m, 2330m, 1723m, 1530m... tập trung ở phía
núi Pù Hoạt - Pù Pha Lâng nằm ở phía nam Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt;
Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa có núi Pu Nhích cao 1250m, ở vùng trung
tâm có núi Pù Phá Nhà cao trên 1500m. Địa hình bị chia cắt tương đối sâu.
Các hệ suối xâm thực giật lùi về phía Tây với dịng chảy mạnh, các sườn
núi dốc và hiểm trở, 3 hệ suối ở độ cao 150m với 3 đường phân thủy ở độ
cao trên 1500m đã tạo nên sự hiểm trở, đi lại khó khăn từ bắc đến nam khu
bảo tồn, các hệ sông suối đều có nhiều ghềnh thác. Giữa phía Lào và Việt
Nam cũng là đỉnh dông và đường phân thủy cao 1200 - 1500m, rất dốc về
phía Việt Nam và dốc nhẹ ở phía Lào.(Hình 1.3)
Ngồi ra một diện tích nhỏ núi đá vơi phân bố ở phía sơng Chu, núi Pu
Nhích trên sườn Pù Phá Nhà và phía tây Bắc đỉnh Pù Hoạt.


18

Bản đồ 1.2. Địa hình Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt

Hình 1.5. Bản đồ khu đề xuất BTTN Pù Hoạt


19
+ Địa chất thổ nhưỡng
Địa chất của khu vực có khác nhau giữa các phân khu. Phía Nam của
khu bảo tồn chủ yếu là granit: Đỉnh Pù Hoạt và vùng phụ cận được tạo ra do
sự xâm nhập của marma chứa syenit và granit felspar kiềm: Bao quanh phân
khu này là granit genit. Phía Tây Nam của khu vực có một dải hẹp đá vôi kéo
dài theo hướng Tây Nam; Tiếp đến là một vùng đất sa thạch rộng, đất bùn,
đất sét, đá vôi, đá cuội, sỏi và đất cát. Phía Bắc của khu vực là một rải đất

rộng được tạo bởi axít phun trào và đá tro núi lửa có diện tích tương đối
rộng. Khu vực này có khí hậu nóng và ẩm, trên cao 1000m có lớp thảm khô
chưa phân hủy triệt để, ở độ cao trên 1500m tầng mùn chưa phân hủy khá dầy
3 loại đất chủ yếu:


Đất Feralit đỏ vàng có mùn trên núi

Phân bố ở độ cao trên 1000m có ở Pù Hoạt, Pù Phá Nhà, Pù Cao Mạ có
hàm lượng mùn cao 13-18%, chua (PH<4); đá mẹ chủ yếu là Riolit. Đất đai
được che phủ bởi rừng lá rộng thường xanh vùng núi trung bình và núi cao,
có một tỷ lệ nhỏ cây lá kim (chiếm khoảng 24% diện tích).


Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch dưới 800m, tầng

đất dày, đá mẹ chủ yếu là riolit và granit, phân bố ở các sườn dơng và gần khe
suối, phong hóa mạnh. Rừng có độ che tán 80%, một phần diện tích đã bị
phát nương rẫy.


Đất phát triển do phong hóa của đá vôi. Phân bổ trên các đỉnh

dông của Nậm Giải, Thông Thụ tạo thành các đám nhỏ, các sản phẩm phong
hóa tích tụ ở các khe vách tạo nên tầng mùn mỏng lấp đầy các khe đá, tạo
điều kiện cho một số lồi thực vật phát triển.
+ Khí hậu
Theo cách phân chia của Vũ Tự Lập (Phân vùng địa lý lãnh thổ Việt Nam
1970), huyện Quế Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cụ thể
nằm trong á miền Tây Thanh Nghệ của miền Tây Bắc.



20
Mùa hạ nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (tháng V, VI) từ
vịnh Bengal qua Hửa Phăn và tác động mạnh mẽ đến sườn tây Pù Hoạt phía
Lào, khi vượt qua sườn đơng bị hiện tượng “fơn”. Gió mùa Đơng Bắc vào
mùa đơng có yếu đi khi tới Pù Hoạt và càng yếu hẳn khi vượt qua Pù Hoạt
[35]. Khí hậu vùng Tây Nghệ An (trong đó có huyện Quế Phong)
Bảng 1.1. Số liệu khí hậu vùng Tây Nghệ An [35]
Nhiệt độ trung bình năm
Nhiệt độ khơng khí cao nhất tuyệt đối
Nhiệt độ tối thấp trung bình tuyệt đối
Nhiệt độ mặt đất trung bình
Lượng mưa trung bình năm
Số ngày mưa trung bình năm
Số ngày mưa phùn năm
Lượng bốc hơi trung bình năm
Độ ẩm trung bình năm
Độ ẩm tối thấp trung bình năm
Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất

23,10 C
41,30 C
0,40 C
26,40C
1734,5 mm
150
19,6
703,9
86%

65%
290 mm

Ở Quế Phong chế độ mưa, nhiệt ẩm trên tương đối đồng nhất đến độ cao
300 - 400m; về phía Tây, độ cao càng tăng lên thì lượng mưa có tăng lên và
nhiệt độ có giảm đi. Theo đường đẳng mưa, lên đến ranh giới Khu đề xuất
BTTN Pù Hoạt lượng mưa hàng năm tăng lên tới 1900mm, lên đến vùng núi
cao của các dãy núi Pù Cao Mạ, Pù Phá Nhà, Pù Hoạt (trên 1700m) lượng mưa
tăng lên tới trên 2200mm. Đây là một trong các điểm có lượng mưa cao nhất
tỉnh Nghệ An. Về nhiệt độ, khu vực trung tâm của Khu đề xuất BTTN có hạ
xuống, mát mẻ hơn vùng chân núi phía ngồi, theo đường đẳng nhiệt nhiệt độ
trung bình vào khoảng 19 - 200C. Chế độ mưa ẩm nhiệt thay đổi rõ nét ở các
đai khác nhau
+ Thủy văn
Hệ thống sông suối của Pù Hoạt chia thành 2 lưu vực chính:



×