Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí min

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.81 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________
ĐẶNG THỊ BÍCH LIỄU
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN 9,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________
ĐẶNG THỊ BÍCH LIỄU
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN 9,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG
NGHỆ AN - 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Kính
thưa quí thầy cô!
Với tình cảm chân thành và lòng quí trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến quí lãnh đạo, Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh và Trường
Đại học Đại học Sài Gòn, Khoa sau Đại học; các giáo sư, tiến sĩ, các nhà


khoa học giáo dục, các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình học tập cho đến khi hoàn thành khóa học.
Ban lãnh đạo và các đồng chí Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo
Quận 9 đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tôi hoàn thành
nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị
Hường, người đã rất tận tình, chu đáo, động viên khích lệ, trực tiếp hướng
dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
luận văn.
Xin ghi nhận sự động viên, chia sẻ những khó khăn trong quá trình
học tập của các bạn học viên Cao học - Chuyên ngành QLGD – khóa 20.
Mặc dù bản thân đã cố gắng, nhưng bản luận văn chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và
giúp đỡ của Quý Thầy Cô giáo.

Nghệ An, tháng 6 năm 2014
Tác giả
Đặng Thị Bích Liễu

MỤC LỤC
4
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BGH : Ban giám hiệu
CBQL : Cán bộ quản lý
CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục
CB-GV : Cán bộ - giáo viên
CNV : Công nhân viên
CSVC : Cơ sở vật chất
CSGD : Chăm sóc giáo dục
GV : Giáo viên

GD : Giáo dục
GDMN : Giáo dục Mầm non
HT : Hiệu trưởng
KT-CT : Kinh tế - chính trị
KT-XH : Kinh tế - xã hội
MT : Môi trường
MN : Mầm non
QL : Quản lý
QLGD : Quản lý giáo dục
UBND : Ủy ban nhân dân
XHH : Xã hội hóa
XHHGD : Xã hội hóa giáo dục
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TBGD : Thiết bị giáo dục
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: "Phát
triển GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người,
yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
GDMN là bậc học đầu tiên của hệ thống GD quốc dân, có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân
cách con người. Quản lý ngành học này là công việc hết sức khó khăn, nặng
nề và phức tạp, đòi hỏi người quản lý trước hết phải yêu nghề, có tâm huyết
với nghề, yêu trẻ, phải hội tụ đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng
lực quản lý, trình độ chuyên môn, vững vàng về chính trị để hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Quản lý giáo dục được đánh giá là khâu đột phá của đổi
mới giáo dục trong đó có cả giáo dục mầm non. Nghị quyết Đại hội lần thứ

IX đã khẳng định “ Đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục” coi đó là một
trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục
nước ta. Trong quản lý giáo dục, vấn đề nâng cao chất lượng quản lý hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, rất cần sự quan
tâm nghiên cứu và vận dụng.
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp,
các ngành, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm
non Quận 9 nói chung và cán bộ quản lý các trường mầm non ngoài công lập
nói riêng có những đóng góp tích cực trong việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý chất
lượng chăm sóc - giáo dục trẻ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song
thực tế vẫn còn nhiều yếu kém bất cập trong quản lý giáo dục nhất là ở các
1
trường mầm non ngoài công lập. Đấy chính một trong những nguyên nhân
hạn chế sự phát triển bền vững của giáo dục mầm non Quận 9, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Vì thế, để đáp ứng mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ thì vấn đề tìm biện
pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục là yêu cầu cần thiết nhưng đến
nay cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này ở Quận 9, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ cơ sở trên và qua thời gian học tập, qua thực tiễn trong
công tác quản lý giáo dục của mình, chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện
pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non
ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện
pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chăm
sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ

ở các trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc -
giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ
Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm
non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng cao nếu
nghiên cứu đề xuất và thực hiện những biện pháp có tính khoa học và tính khả
thi, phù hợp với điều kiện của địa phương.
2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc -
giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ
Chí Minh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục
trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục giáo
dục trẻ của Ban giám hiệu các trường mầm non ngoài công lập ở Quận 9,
Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Gồm các phương pháp như phân tích- tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu
nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phưong pháp điều tra;
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
+ Phưong pháp lấy ý kiến chuyên gia;
+ Phương pháp khảo nghiệm sư phạm

Các phương pháp này được sử dụng nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý số liệu thu được.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận
Góp phần hệ thống hóa các khái niệm và một số vấn đề lý luận về quản
lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập nói
chung và Quận 9 nói riêng.
3
8.2. Về mặt thực tiễn
Khảo sát có hệ thống về thực trạng quản lý chất lượng chăm sóc - giáo
dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí
Minh. Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa
bàn của Quận 9.
9. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
ở các trường mầm non ngoài công lập.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các
trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC -
GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Quản lý là một hoạt động tất yếu khi có nhiều người làm việc với nhau

để thực hiện một công việc chung nhằm một mục tiêu chung, như vậy hoạt
động quản lý ra đời khi xã hội loài người xuất hiện, tức là từ thời công xã
nguyên thuỷ. Với kỹ thuật quá thô sơ, bản thân con người phải dựa vào nhau
để sống, phải lao động tập thể, dùng sức mạnh tập thể để chinh phục thiên
nhiêm, phục vụ con người, từ đó hình thành các thị tộc, bộ lạc và xuất hiện
chức năng quản lý ngay trong từng thị tộc, bộ lạc trong điều kiện xã hội chưa
phân chia giai cấp và chưa có nhà nước. Quản lý ra đời sớm như vậy nhưng
khoa học quản lý lại ra đời muộn hơn và thực sự trở thành môn khoa học cũng
chỉ trong một vòng thế kỷ qua.
Khi tìm hiểu về quản lý trường mầm non trên thế giới, có thể thấy
nghiên cứu về lĩnh vực này nở rộ ra vào những năm 90 ở Úc và ở Anh như
các tác phẩm của Hayden J. (1996) về Quản lý trường mầm
non (Management of Early Childhood Services) - Wentwoerth Falls NSW,
Social Sciences Press và tác phẩm cùng tên (Mannagement in Pre- Schools)
do Pre schools Leaming Alliance (PLA) ấn hành tại London năm 2000. Với
40 năm kinh nhgiệm, quyển sách của PLA đã giúp cho người lãnh đạo trường
mầm non có phương pháp quản lý nhà trường hiệu quả. Bên cạnh đó, một số
nghiên cứu khác tìm hiểu rộng hơn đến vai trò của người lãnh đạo ở nhà
trường mầm non như nghiên cứu của Cushla Scrivens (1990) (Pro fessional
5
Lea dership in Early Childhood- the New Zealang Kinder garten Exp
erinence); Stamopoulos E. (2003) (Lead ership and Change Mana gement in
Early Childhood); và Rodd J.(2006) (Leadersship in Early Childhood).
Trong thời gian qua, nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến việc tìm ra các biện
pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của các trường Mầm non. Từ
đó, họ đã đề xuất nhiều biện pháp quản lý đạt hiệu quả.
V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũng như những thất
bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý chuyên môn
nghiệp vụ của một Hiệu trưởng. Cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn
mạnh đến sự phân công hợp lý, sự phối hơp chặt chẽ, sự thống nhất quản lý

giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng để đạt được mục tiêu hoạt động chuyên
môn nghiệp vụ đã đề ra. Các tác giả đều khẳng định vai trò lãnh đạo và quản
lý toàn diện của Hiệu trưởng. Tuy nhiên, trong thực tế cùng tham gia quản lý
các hoạt động chăm sóc và giáo dục ở trường Mầm non còn có vai trò của các
Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng và các tổ chức đoàn thể. Song làm thế nào để
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường Mầm non đạt hiệu quả cao
nhất, huy động được tốt nhất sức mạnh của tập thể? Đó là vấn đề mà các tác
giả đặt ra trong công trình nghiên cứu của mình. Vì vậy, V.A Xukhomlinxki
cũng như các tác giả khác đều chú trọng đến việc phân công hợp lý và các
biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của KT-XH khoa học QLGD Việt Nam dần
hoàn thiện tiếp cận với thế giới. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về
khoa học quản lý của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, giảng viên đại
học viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm đã
được công bố. Đó là các tác giả: Phạm Thành Nghị, Đặng Bá Lâm, Đặng Hữu
Đạo, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Chân, Nguyễn Bá Dương các công trình
6
nghiên cứu trên đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về khoa học quản lý
như: Khái niệm quản lý, bản chất của hoạt động quản lý, các giai đoạn của
hoạt động quản lý, đồng thời chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý.
Tuy nhiên, những thành tựu đó chỉ dừng lại ở việc lý luận là chủ yếu hoặc
triển khai ứng dụng nhiều trong sản xuất, kinh doanh.
Đối với khoa học QLGD, quản lý nhà trường, vận dụng những thành
tựu khoa học quản lý nói chung, trong những năm vừa qua cũng đã đạt được
những thành tựu quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, bài
giảng của các tác giả: Đặng Bá Lâm, Đặng Vũ Hoạt, Phạm Minh Hạc,
Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Lân, Nguyễn Cảnh Toàn, Đặng Quốc Bảo, Thái
Duy Tuyên, Hà Sỹ Hồ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh
Hùng, Thái Văn Thành đã đưa ra nhiều vấn đề QLGD, kinh nghiệm QLGD

từ thực tiễn của nền giáo dục Việt Nam.
Đối với giáo dục mầm non, có một số tác giả nhấn mạnh vai trò của
quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong quá trình thực hiện mục tiêu
giáo dục. Trong thực tế do tính chất nghề nghiệp mà hoạt động chăm sóc -
giáo dục trẻ của các trường Mầm non rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc
quản lý giáo viên tổ chức các hoạt động học, hoạt động chơi, quản lý việc tổ
chức và nuôi dạy trẻ một cách khoa học, hợp lý còn bao gồm cả công việc
như tổ chức cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học giáo
dục Hay nói cách khác quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường
Mầm non thực chất là quản lý quá trình lao động của người giáo viên.
Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường Mầm non
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, một vấn đề
được nhiều người quan tâm đã có một số nghiên cứu về vấn đề này như là các
đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành, các
luận văn cụ thể là:
7
- Những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lợng chăm sóc giáo dục trẻ
của trờng Mầm non ca tỏc gi Phạm Thị Châu.
- Mt s biu hin nng lc t chc ca ngi Hiu trng trng
mm non H Hi ca tỏc gi Nguyn Th Lc.
- Thc trng kớch thớch hng thỳ trong quỏ trỡnh t chc cho tr tỡm
hiu mụi trng xung quanh ca tỏc gi Nguyn Th Thu Hnh.
Cỏc cụng trỡnh nghiờn cu trờn tp trung nghiờn cu cp tng quỏt
hoc gúc c th ca cụng tỏc qun lý ca Hiu trng trng Mm non.
ng thi, xut cỏc bin phỏp trong vic xõy dng, qun lý phỏt trin i
ng giỏo viờn phự hp vi iu kin hon cnh ca a phng, nh trng,
n v m tỏc gi ang cụng tỏc v nghiờn cu, tng bc cng c, o
to, bi dng i ng ny tr thnh lc lng ch yu, nhm nõng cao hiu
qu trong s nghip phỏt trin giỏo dc.
Tuy nhiờn, nhng nghiờn cu i sõu v cụng tỏc qun lý hot ng

chm súc - giỏo dc tr, mt trong nhng ni dung qun lý trng tõm ca
ngi Hiu trng cũn ớt c quan tõm nghiờn cu ti Qun 9, Thnh ph
H Chớ Minh. Lm th no qun lý cú hiu qu hot ng chm súc -
giỏo dc tr cỏc trng Mm non ngoi cụng lp trờn a bn Qun 9,
Thnh ph H Chớ Minh ? õy l vn chỳng tụi quan tõm nghiờn cu
trong lun vn ny.
1.2. Mt s khỏi nim c bn
1.2.1. Qun lý, qun lý giỏo dc, qun lý nh trng
1.2.1.1. Qun lý
T khi xó hi loi ngi xut hin thỡ nhu cu qun lý cng c hỡnh
thnh nh mt tt yu khỏch quan. Qun lý ó xut hin t lõu v ngy cng
c hon thin cựng vi lch s hỡnh thnh v phỏt trin ca loi ngi.
8
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại
và phát triển đều phải dựa vào các nỗ lực của cá nhân, của tổ chức, từ một
nhóm nhỏ đến phạm vi rộng hơn ở tầm quốc gia, đều phải thừa nhận và chịu
sự quản lý nào đó. Các Mác đã viết: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
Quản lý là một trong những loại hình lao động hiệu quả nhất, quan
trọng nhất trong các hoạt động của con người, làm cho hoạt động tổ chức và
xã hội ngày càng có hiệu quả cao. Quản lý đúng tức là con người đã nhận
thức được quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn.
Nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực hành đưa ra một số định nghĩa như sau:
- Quản lý là các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua
sự nỗ lực của người khác.
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người
cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức.
- Theo Các Mác: Quản lý là lao động để điều khiển lao động.
- Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ): Quản lý là chức năng của hệ
thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội).

Nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ sinh hoạt.
- Định nghĩa hợp lý nhất, theo quan điểm của chúng tôi: Quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một số chức năng nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích tổ chức.
- Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến đổi của môi trường.
9
- Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt gắn với lao động tập
thể và kết quả của sự phân công lao động xã hội. Nhưng lao động quản lý lại
có thể phân chia thành một hệ thống các dạng lao động xác định mà theo đó
chủ thể quản lý có thể tác động vào đối tượng quản lý. Các dạng lao động xác
định này được gọi là các chức năng quản lý. Một số nghiên cứu cho thấy rằng
trong mọi quá trình quản lý, người cán bộ quản lý phải thực hiện các chức
năng quản lý kế tiếp một cách lôgic, bắt đầu từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo
thực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá. Quá trình này được tiếp diễn một
cách liên hoàn và được gọi là chu trình quản lý. Có thể hiểu chu trình quản lý
gồm các chức năng cơ bản sau:
- Lập kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Tuy các chức năng kế tiếp nhau nhưng chúng thực hiện đan xen nhau,
hỗ trợ bổ sung cho nhau. Trong chu trình quản lý, thông tin chiếm một vai trò
quan trọng, nó là phương tiện không thể thiếu trong quá trình hoạt động quản
lý. Mối liên hệ giữa các chức năng quản lý và vai trò thông tin trong chu trình
quản lý thể hiện bằng sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ các chức năng quản lý

Kế hoạch hóa
Thông tin QL
Chỉ đạo
Kiểm tra Tổ chức
10
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Hiện nay ở nước ta các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng: quản lý giáo
dục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý nhằm đưa hoạt
động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách
hiệu quả nhất. Hay: “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể hiểu là một
chuỗi tác động hợp lý (có hệ thống, có mục đích, có kết quả) mang tính tổ
chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến
những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng
cộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá
trình này vận hành tối ưu với việc hoàn thành mục tiêu dự kiến”.
Quản lý giáo dục còn được biểu hiện một cách cụ thể là quản lý một hệ
thống giáo dục, một trường học, một cơ sở giáo dục có thể là trung tâm hướng
nghiệp dạy nghề, tập hợp các cơ sở giáo dục trên địa bàn… Theo Đặng Quốc
Bảo; quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là: “Hoạt động điều hành phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
phát triển xã hội".
Mạng lưới nhà trường là một bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do đó
quản lý giáo dục là quản lý một loại quá trình kinh tế - xã hội đặc biệt nhằm
thực hiện đồng bộ hài hòa sự phân hóa và xã hội hóa để tái sản xuất sức lao
động có kỹ thuật, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý giáo dục có thể được hiểu rõ hơn, theo Phạm Minh Hạc: “Quản
lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của
Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến đến mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối
với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo
11
dục) nhằm làm cho hệ điều hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà
tiêu điểm là hội tụ của quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ đưa giáo dục tới
mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất ”.
Chủ thể quản lý giáo dục xét theo ngành dọc chuyên môn là:
- Các cấp quản lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (là cơ quan thay mặt Nhà
nước quản lý), Sở Giáo dục và Đào tạo, đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và
cuối cùng là Hiệu trưởng các Nhà trường - Chủ thể quản lý trực tiếp sự vận
hành trong hệ thống giáo dục.
- Đối tượng của quản lý giáo dục là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Chủ thể quản lý giáo dục xét theo phân cấp quản lý theo địa bàn và
lãnh thổ là:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở
Giáo dục và Đào tạo (là cơ quan thay mặt UBND các cấp quản lý Nhà
Nước về GD&ĐT tại địa phương), đến phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng
các Nhà trường.
- Đối tượng của quản lý giáo dục là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong hệ thống giáo dục của địa phương.
- Chủ thể quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường là Hiệu trưởng.
Đối tượng ở đây là cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Nhà trường và mục
đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp, phương tiện giáo dục, cơ sở
vật chất và quản lý kết quả giáo dục
Để tăng cường tính hiệu quả của quản lý giáo dục, hiện nay Nhà nước
đang đẩy mạnh phân cấp quản lý trong giáo dục và đào tạo. Luật giáo dục
năm 2005 thể hiện rõ các nội dung này, nhất là đẩy mạnh phân cấp quản lý
giáo dục phổ thông cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý. Phân

12
cấp quản lý giáo dục là cần thiết, nhưng công tác quản lý giáo dục ở tất cả các
cấp đều nhằm mục đích tạo điều kiện tối ưu cho sự vận hành thuận lợi của các
cơ sở giáo dục để đạt đến chất lượng.
Từ quan điểm trên ta nhận thấy: Bản chất của hoạt động quản lý giáo
dục là quản lý hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích có hệ thống, có
kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo những quy
luật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống đạt đến chất
lượng mong muốn.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
- Nhà trường
Nhà trường là một thiết chế riêng biệt của xã hội, thực hiện chức năng
kiến tạo những kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhât định
của xã hội đó. Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo nói trên đạt
được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động và sự
kiến tạo này đạt được một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.
Nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống GD quốc dân, là một
thiết chế xã hội (có quy chế, quy tắc, luật lệ) là một tổ chức có bộ máy nhân
sự ở đó tiến hành quá trình GD&ĐT, trực tiếp thực hiện mục tiêu của GD.
Nhà trường vừa là khách thể chính của các cấp QLGD từ Trung ương đến địa
phương, vừa là một hệ thống độc lập tương đối trong xã hội.
Có thể phân biệt nhà trường với các thể chế khác thông qua các dấu
hiệu cơ bản sau: Ngoài tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch cao, tính
hiệu quả, tính biệt lập tương đối hay tính lý tưởng hóa các giá trị xã hội, tính
chuyên biệt cho từng đối tượng, hay tính phân biệt đối xử theo sự phát triển
tâm lý và thể chất thì dấu hiệu đặc trưng nhất là đối tượng lao động trong hoạt
động của nhà trường. Đối tượng hoạt động dạy học là con người, là tri thức.
13
- Quản lý nhà trường
Quản lý trường học là một bộ phận của quản lý giáo dục, được xác định

trong một đơn vị cụ thể.
Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Bản chất của việc quản lý nhà
trường là quản lý hoạt động dạy và học, tức là đưa hoạt động đó từ trạng thái
này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục ”.
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối GD
của Đảng theo phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý GD của Đảng để tiến tới mục tiêu đào tạo đối với ngành GD,
đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh”.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường phổ thông là tập hợp
những tác động tối ưu (công tác tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can
thiệp) của chủ thể quản lý lên tập thể Cán bộ, Giáo viên và Học sinh nhằm tận
dụng nguồn lực dự trữ do nhà trường đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp
và vốn lao động tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà
trường mà tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục
tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới ”.
Từ những định nghĩa trên, chúng thấy có những dấu hiệu đặc trưng
chung, bản chất của QL trường học là hệ thống những tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể QL nhằm làm cho trường học vận hành theo đường
lối và nguyên lý GD của Đảng để thực hiện thắng lợi mục tiêu ĐT của ngành
GD giao phó cho nhà trường.
Mục tiêu của GD ở các nhà trường là giúp cho HS phát triển toàn diện
về đạo đức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân
cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
14
Vì vậy, QL nhà trường là phải QL toàn diện bao gồm: QL hành chánh,
QL nhân sự, tài chánh, CSVC, dạy học, giáo dục, kể cả các hoạt động ngoài
giờ lên lớp của học sinh.
1.2.2. Quản lý trường mầm non

Giáo dục mầm non là một bộ phận và là nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân, GDMN có vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng
nền móng ban đầu cho GD phổ thông và sự hình thành nhân cách con người.
Trường mầm non là một đơn vị của GDMN thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân Việt Nam. Quản lý trường Mầm non là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể cán bộ giáo viên mầm non để
chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.
Thực chất công tác quản lý nhà trường mầm non là quản lý quá trình
chăm sóc - giáo dục trẻ, nhằm đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và
có hiệu quả. Quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ gồm:
- Mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Phương pháp, phương tiện chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Giáo viên (lực lượng giáo dục).
- Trẻ em từ 0 đến 6 tuổi (đối tượng giáo dục).
- Kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ.
Các nhân tố của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ có mối quan hệ gắn
bó với nhau, trong đó mục tiêu, nhiệm vụ CS - GD trẻ giữ vai trò định hướng
cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình cho từng nhân tố.
1.2.3. Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
- Theo từ điển Tiếng Việt [18].
+ Chăm sóc: là thường xuyên trông nom, săn sóc.
15
+ Giáo dục: là dạy dỗ để phát triển khả năng về thể chất, tri thức và đạo lý.
- Chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non được hiểu là việc nuôi dưỡng, bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi và tổ chức các hoạt động
giáo dục nhằm giúp trẻ em lứa tuổi này phát triển toàn diện theo yêu cầu cầu
xã hội.
1.2.4. Biện pháp, biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục

trẻ mầm non
1.2.4.1. Biện pháp
“Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ
thể” [26;64]; hoặc “Biện pháp là cách thức giải quyết một vấn đề hoặc thực
hiện một chủ trương” [17;61]. Có thể hiểu: biện pháp là cách làm, cách thức
thực hiện, tiến hành, giải quyết một công việc, hoặc là phương pháp làm việc
để thực hiện một chủ trương nào đó.
1.2.4.2. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
Biện pháp quản lý là cách làm, cách thức thực hiện tiến hành, giải
quyết một công việc, hoặc là phương pháp làm việc thực hiện một chủ trương
nào đó để đạt tới mục tiêu quản lý.
Thông thường, các biện pháp quản lý giáo dục phải đảm bảo thực hiện
cho được các chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá
trình giáo dục. Vì thế, khi đưa ra bất kì biện pháp quản lý giáo dục nào cũng
cần phải quan tâm đúng mức đến hiệu quả của nó đối với công tác kế hoạch
hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục.
1.3. Một số vấn đề về hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
- Giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3
tháng đến 6 tuổi. Nội dung GDMN phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức
và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa
16
các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung
giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ,
chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi
dưỡng, chăm sóc - giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh,
nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết
kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý
anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái

đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
1.3.2. Nội dung hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
Hoạt động CS - GD trẻ bao gồm 2 hoạt động cơ bản với những nội dung
cụ thể sau đây:
a) Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi:
- Đảm bảo chế độ vệ sinh cho trẻ 3 tháng đến 6 tuổi: vệ sinh môi trường,
vệ sinh ăn uống; tổ chức chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi cho trẻ một
cách khoa học.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo nhu cầu phát triển của cơ thể.
- Bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Phòng và chữa các bệnh thường gặp cho trẻ mầm non.
b) Hoạt động giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi:
- Tổ chức môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của trẻ em theo các lĩnh vực phát triển: nhận thức, thể chất,
ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội.
17
Trong thực tiễn GDMN, để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động
CS - GD trẻ thì hoạt động chăm sóc cần được tổ chức đan xen, hòa quyện với
hoạt động giáo dục trẻ.
1.3.3. Phương pháp, hình thức chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
- Phương pháp chủ yếu trong GDMN là thông qua các hoạt động vui
chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện: chú trọng việc nêu gương, động viên,
khích lệ.
- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao
tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với
trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp,
tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và
vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lý;

tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi
với nhà trẻ.
- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều
kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh
dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo
phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức
môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám
phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết
hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý
đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức
hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp
với độ tuổi của nhóm /lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng
thú của trẻ và với điều kiện thực tế.
1.3.4. Đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
18
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một
các hệ thống và phân tích đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục
mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm
sóc, giáo dục trẻ.
1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non
ngoài công lập
Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non nói chung và quản
lý hoạt động chăm sóc - giáo dục ở các trường MN ngoài công lập nói riêng
đều nằm trong hệ thống quản lý giáo dục. Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo
dục giúp cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non là “Phát triển
giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện từng nơi”.
1.4.1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của trường mầm non ngoài công lập
1.4.1.1. Vị trí của trường mầm non ngoài công lập
Giáo dục mầm non là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân và là bậc
học đầu tiên có tầm quan trọng trong việc hình thành và phát triển mọi giá trị

của mỗi người ở giai đoạn khởi đầu của đời người. Hiện nay, giáo dục mầm
non bao gồm hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non trên quy mô
toàn quốc. GDMN thực hiện nguyên tắc Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng
làm. Trong sự phát triển, các cơ sở giáo dục mầm non công lập đang trở nên
quá tải trước sự gia tăng dân số của thành phố. Để giải quyết sự thiếu hụt đối
với giáo dục mầm non này thì các trường mầm non ngoài công lập trong thời
gian qua đã phát triển nhanh chóng, mạng lưới càng mở rộng đã góp phần rất
lớn trong việc huy động học sinh ra lớp, đầy mạnh công tác xã hội hoá giáo
dục. Đến nay, GDMN tồn tại nhiều loại hình công lập, dân lập, tư thục với đủ
loại quy mô trường, lớp, nhóm lớp mầm non tư thục. Với cách làm sáng tạo,
phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội và điểm mạnh của từng vùng, miền cùng
với sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, GDMN đã thực sự tạo
19

×