Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Đánh giá tiềm năng và hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.33 KB, 83 trang )

i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
% Phần trăm
BNN Bộ Nông nghiệp
cm Centimet
o
C Độ C
DT Diện tích
đ Đồng
Đ/C Đối chứng
ĐVT Đơn vị tính
FAO Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc
g Gram
ha Hecta
IRRI Viện lúa quốc tế
kg Kilôgam
KHKT Khoa học kỹ thuật
KN Khuyến nông
m
2
Mét vuông
mm Milimet
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NNVN Nông nghiệp VIệt Nam
NS Năng suất
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NXB Nhà xuất bản
PGS TS Phó giáo sư Tiến sỹ


QĐ Quyết định
SL Sản lượng
TCN Tiêu chuẩn ngành
TLGL Tỷ lệ gạo lứt
TLGN Tỷ lệ gạo nguyên
TLGX Tỷ lệ gạo xát
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TT Trồng trọt
VASI Viện khoa hoc Nông nghiệp Việt Nam
iii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lúa (Oryza sativa) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình
phát triển của loài người; Là một trong 3 cây lương thực chủ yếu trên thế giới
(lúa mì, lúa gạo và ngô). Lúa gạo là cây lương thực quan trọng hơn cả do nó
thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu và sinh thái rất khác nhau: nhiệt đới, ôn
đới, vùng cao, khô, vùng thấp có nước. Diện tích trồng lúa trên thế giới khoảng
140 triệu ha, tập trung chủ yếu ở châu Á (90% diện tích), năng suất trung bình 25
tạ/ha một vụ, với sản lượng tổng cộng khoảng 344 triệu tấn. Cây lúa có vai trò rất
quan trọng đối với con người ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Có tới 65% dân số thế giới mà chủ yếu là các nước châu Á lấy lúa gạo làm lương
thực chính.
Lúa gạo cung cấp 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại.
Riêng ở châu Á, lúa gạo cung cấp từ 50 -70 % năng lượng tiêu thụ hàng ngày.
Lúa gạo giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con
người. Thành phần dinh dưỡng trong hạt gạo chứa 80% tinh bột, 7,5% prôtêin,
vitamin và các chất khác cần thiết cho con người. Ngành sản xuất lúa gạo còn tạo
công ăn việc làm cho hàng trăm triệu người dân, đồng thời đóng vai trò quan

trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội ở những nước lấy lúa gạo là
nguồn lương thực chính.
Đô Lương là một huyện đồng bằng nằm ở phía tây bắc của tỉnh Nghệ An,
có 33 đơn vị hành chính, dân số hơn 200 ngàn người, cách thành phố Vinh 75 km
về phía Tây bắc, trên địa bàn huyện có quốc lộ 15, Quốc lộ 46 và Quốc lộ 7 đi
qua; Sông Lam chảy qua Đô Lương với hơn 15 km, với vị trí địa lý tương đối
thuận lợi nên Đô Lương có cơ hội giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với
các tiến bộ khoa học kỹ thuật; đời sống vật chất không ngừng được nâng cao,
nhu cầu sử dụng gạo có chất lượng trong bữa ăn hàng ngày có xu hướng tăng
cao.
2
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 35.008,4 ha, trong đó diện tích trồng
lúa là 7.822,9 ha (chiếm 22 % diện tích đất tự nhiên). Hàng năm diện tích lúa
gieo trồng 2 vụ là vụ Xuân và vụ Hè Thu. Việc khai thác sử dụng đất trong vụ
Xuân và vụ Hè Thu hiện nay ở Đô Lương đang được thực hiện theo hướng
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế góp phần vào việc nâng cao đời sống cho nhân dân, giải quyết nhu cầu
lương thực, nhất là gạo có chất lượng cho người dân, tận dụng nguồn lao động
sẵn có, ngoài ra khai thác đất 2 vụ gieo trồng bằng các giống lúa chất lượng cao
cũng là góp phần làm thay đổi tập quán, phương thức sản xuất tự cung, tự cấp,
chuyển sang sản xuất hàng hoá của một bộ phận nông dân, nông thôn, đó là
những mặt tích cực mà việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhất là chuyển dịch cơ
cấu giống lúa trong nông nghiệp đem lại cho nông dân.
Tuy nhiên, do bước đầu triển khai thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, nhất là giống lúa chất lượng cao còn gặp phải khó khăn đó là thay đổi tập
quán của người dân, khi họ chỉ biết sản xuất ra các sản phẩm tự cung, tự cấp, họ
ít quan tâm đến sản xuất hàng hoá. Mặt khác, người dân chủ yếu trồng các giống
lúa thuần, hoặc lúa lai năng suất cao nhưng chất lượng gạo hạn chế, thiếu bộ
giống tốt, do đó diện tích lúa chất lượng cao tại Đô Lương còn ít, năng suất thấp
và hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Cơ cấu giống lúa chất lượng tại địa bàn

huyện Đô Lương còn đơn điệu, chưa có nhiều giống có năng suất cao, ổn định,
chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có thể sản xuất lâu dài,
đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Để thực hiện chủ trương của huyện uỷ, Uỷ ban Nhân dân huyện Đô
Lương về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo
cấy lúa chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp
phần cung cấp lượng lúa gạo chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ cũng
như các huyện lân cận. Mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới là: Góp phần nâng
cao thu nhập cho nông dân trên một đơn vị diện tích, thực hiện thành công chủ
trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ Xuân, vụ Hè Thu, tiếp tục phát triển
diện tích các cây trồng vụ Đông, xây dựng thành công mô hình cánh đồng mẫu
3
lớn. Theo hướng đó Đô Lương cũng cần có vùng chuyên canh gieo cấy lúa chất
lượng cao, không những đủ thoả mãn cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong
huyện mà cho cả các huyện phía tây bắc của tỉnh. Nhưng hiện tại mới có một số
xã gieo trồng lúa chất lượng cao với quy mô nhỏ, số lượng này chỉ đủ cung cấp
cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ từ 5-28%, còn lại toàn bộ lượng thiếu hụt phải
nhập từ các tỉnh phía nam và gạo Thái Lan. Trong khi đó đất đai Đô Lương
tương đối màu mỡ, nhân dân có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu đời, lao động dư
thừa, là điều kiện phát triển diện tích lúa chất lượng.
Về mặt địa lý, Đô Lương là huyện nằm vùng tây bắc của tỉnh Nghệ An
nên chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt nên rất khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Sản xuất vụ Xuân thường đầu vụ chịu
ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, cuối vụ chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam
khô nóng, vụ Hè Thu đầu vụ thì nắng hạn, cuối vụ lại mưa bão. Vì vậy việc tìm
ra các giống vừa có năng suất cao, chất lượng gạo tốt chống chịu được sâu bệnh
và các yếu tố ngoại cảnh để bố trí thời vụ sản xuất thích hợp là điều rất cần thiết.
Để làm được điều đó, trước hết cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương có đảm bảo cho phát triển sản
xuất lúa chất lượng cao, đồng thời có những nghiên cứu thử nghiệm ban đầu để

đánh giá hiệu quả và nhân rộng. Xuất phát từ tình hình trên tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá tiềm năng và hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng
cao tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An”
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được tiềm năng sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Đô
Lương, đồng thời chọn được những giống lúa mới có thời gian sinh trưởng phù
hợp, có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh
và thích ứng với điều kiện sinh thái để bổ sung vào cơ cấu giống của địa phương.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tiềm năng sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Đô Lương.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng cao trồng thử
nghiệm tại huyện Đô Lương.
4
4. Ý nghĩa nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu xác định được thời gian sinh trưởng, phát triển, khả năng
thích ứng, năng suất của các giống lúa chất lượng cao.
- Làm cơ sở cho việc đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng
theo hướng sản xuất hàng hoá.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Lựa chọn được một số giống lúa có chất lượng cao, thích ứng với điều
kiện sinh thái, có khả năng chống chịu sâu bệnh, cho năng suất và hiệu quả kinh
tế cao, khuyến cáo nhân rộng mô hình với qui mô hợp lý.
- Đa dạng hoá thêm bộ giống lúa chất lượng cao tại địa phương, góp phần định
hướng cho nông dân chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
- Đề tài mang tính ứng dụng cao, được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất
góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất
hàng hoá của nông dân.
5
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Năng suất, chất lượng của mỗi giống cây trồng nói chung và lúa nói riêng
chịu tác động của các yếu tố tự nhiên như đất, nước, dinh dưỡng, khí hậu, thời
tiết đồng thời nó cũng chịu tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội như
trình độ canh tác, khả năng đầu tư, thâm canh, . .
Mỗi vùng, mỗi điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cần có giống cây
trồng tốt phù hợp với điều kiện canh tác. Vì vậy một trong những biện pháp kinh
tế kỹ thuật nhằm tận dụng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là bố trí cơ cấu
cây trồng phù hợp với một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp. Trong
việc xác định giống cây trồng hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao, đất đai là một
trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu, cho nên cần phải nắm
vững được mối quan hệ giữa giống cây trồng với đặc điểm đất đai thì mới xác
định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Việc xác định đưa cơ cấu giống lúa chất lượng vào sản xuất ở mỗi vùng,
mỗi khu vực sản xuất nhằm bảo đảm tính hợp lý, phù hợp của từng giống lúa đó
với điều kiện cụ thể của nơi sản xuất, thì ngoài việc giải quyết các mối liên hệ
giữa cơ cấu giống lúa đó với điều kiện đất đai, với tập quán canh tác, còn phải
quan tâm tới phương thức sản xuất ở vùng, khu vực đó.
Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp các giống lúa
được con người tạo ra sau có tính ưu việt hơn giống trước đó và được thay thế
cho nhau. Có những giống mới đưa vào sản xuất nhưng do môi trường sản xuất
không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các giống khác. Hiện nay các giống
lúa này tồn tại xen kẽ nhau và thích hợp với từng điều kiện sinh thái của mỗi địa
phương. Các giống lúa khác nhau có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái,
thổ nhưỡng ở mỗi vùng khác nhau. Để xác định được giống tốt cho một vùng sản
xuất nào đó cần phải tiến hành khảo nghiệm, gieo cấy thử nghiệm qua một số vụ
sản xuất để đánh giá khả năng thích ứng của giống đó. Do đó việc xác định tính
6
thích nghi của giống nào đó trước khi đưa ra sản xuất trên diện rộng phải tiến
hành bố trí gieo trồng tại nhiều vùng có đặc điểm sinh thái khác nhau nhằm đánh

giá khả năng thích ứng, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu,
bệnh, mức độ chịu chua, mặn, khả năng cho năng suất, hiệu quả kinh tế của
giống đó so với các giống đang gieo trồng đại trà hiện có tại một khu vực hoặc
một địa phương nào đó.
1.2. Những căn cứ để xây dựng đề tài
- Đảng và nhà nước ta có nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
Xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở quan trọng
để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước.
- Đảm bảo được mục tiêu về an ninh lương thực quốc gia trong mọi
tình huống, từng bước cải thiện chất lượng bữa ăn, chuyển nhu cầu từ ăn
no sang ăn ngon.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT), các Viện nghiên cứu
nông nghiệp trung ương, các viện nghiên cứu vùng, các Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh, các Trung tâm giống trực thuộc các Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, đã rất quan tâm đến công tác phục tráng giống đặc sản,
giống nhập nội và chọn tạo các giống lúa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.
- Căn cứ vào những tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) để phát triển
nông nghiệp hàng hoá đa dạng, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của
người tiêu dùng. Vì vậy cần bố trí những vùng trồng lúa chất lượng cao chuyên
canh của cả nước.
- Căn cứ vào nghị quyết của đại hội Đảng bộ huyện Đô Lương khóa XIX
về việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện
Đô Lương.
- Dựa trên nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và việc tiêu thụ sản phẩm
7
lúa gạo chất lượng cao ngày càng tăng lên ở địa phương.

Ở đề tài này với mục tiêu đánh giá khả năng thích ứng của một số giống
lúa chất lượng cao với mục đích chuyển dịch cơ cấu lúa có giá trị, thay thế
những giống lúa hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cải tiến để đưa
giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất phù hợp với điều
kiện của nông dân và vùng sinh thái.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới
Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa có nguồn gốc ở Đông Nam châu Á,
trong đó Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện nghề trồng lúa
đầu tiên của loài người.
Theo số liệu của FAO năm 2006 có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả
các châu lục trên thế giới. Trong đó, châu Phi có 41 nước trồng lúa, châu Á có 30
nước, Bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13 nước, châu Âu có 11 nước và
châu Đại Dương có 5 nước.
Trong 25 nước sản xuất chủ yếu thì 17 nước thuộc khu vực châu Á chiếm
91 % diện tích, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có sản lượng lúa chiếm
55 % tổng sản lượng lúa trên thế giới.
Theo thống kê của FAO năm 2006 thì diện tích đất trồng lúa liên tục tăng từ
149,49 triệu ha năm 1995 lên 156,94 triệu ha năm 1999. Nhưng sau đó lại giảm
dần và đến năm 2005 còn 153,51 triệu ha. Diện tích giảm nhưng năng suất lúa
không ngừng tăng từ 38,67 tạ/ha năm 2000 lên 40,4 tạ/ha năm 2005. Từ đó dẫn tới
tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới tăng từ 598,5 triệu tấn năm 2000 lên 614,5
triệu tấn 2005 [4], [30].
Tình hình khí hậu thế giới trong những năm trở lại đây có nhiều diễn biến
phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp sinh trưởng, phát triển của cây lúa, cũng như ảnh
hưởng đến sản lượng thu hoạch của các nước. Tuy nhiên, những thống kê gần đây
nhất đã ghi nhận sự tăng trưởng sản lượng khả quan từ cây lúa mang lại. Cụ thể là:
Mặc dù bị ảnh hưởng hiện tượng Enino ở nhiều nơi châu Á như Campuchia, Lào,
Myanmar, Thái Lan và bão ở philipines từ tháng 8 năm ngoái nhưng sản lượng lúa
toàn cầu đã vượt lên mức kỷ lục nhờ vụ mùa phát triển trong điều kiện khí hậu
8

thuận hòa. Cơ quan FAO ở Rome đã đánh giá năm 2011, sản lượng lúa đạt đến
721 triệu tấn, 481 triệu tấn gạo, tăng 24 triệu tấn (3 %) so với 2010 [30].
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng lúa gạo thế giới 2005-2012
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2005 154.944,44 40,94 634.391,23
2006 155.250,03 41,30 641.239,84
2007 154.985,98 42,40 657.149,81
2008 157.654,87 43,71 689.043,76
2009 158.367,65 43,24 684.779,90
2010 153.652,01 43,74 672.015,59
2011 163.146,98 44,29 722.559,58
2012 163.463,01 43,95 718.345,38
Nguồn: http//:faostat.fao,2005 - 2012
Phần lớn sự gia tăng này do sản xuất thuận lợi tại Ấn Độ, Ai Cập,
Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam, vượt hơn số lượng từ Indonesia,
Madagascar, Pakistan, Philippines và Thái Lan. Sự gia tăng còn do diện tích
trồng lúa thế giới tăng lên 164,6 triệu ha tăng 2,2 % và năng suất bình quân cũng
tăng nhẹ lên mức 4,38 tấn/ha, tức tăng 0,8 % trong hơn 1 năm vừa qua [30].
Châu Á sản xuất 651 triệu tấn lúa (435 triệu tấn gạo) tăng 2,9 % so với
2010; dù có nhiều trận bão lớn xảy ra ở Philippines và lũ lụt nặng nề kéo dài ở
Campuchi, Lào, Myanmar và Thái Lan. Sự gia tăng lớn này chủ lực do Ấn Độ và
Trung Quốc, với sự tham gia ở mức độ thấp hơn từ Bangladesh, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Pakistan và Việt Nam.
Châu Phi sản xuất lúa khoảng 26 triệu tấn lúa (17 triệu tấn gạo), cao hơn

3 % năm 2010 dù mưa bất thường, do được mùa ở Ai Cập, một nước sản xuất lúa
tưới tiêu lớn trong vùng và tăng sản xuất ở Benin, Ghana, Mali, Nigeria, Sierra
Leone thuộc Tây Phi Châu. Trong khi Đông Phi như: Tazania, Zambia,
Madagascar và Nam Phi Châu có tình trạng ngược lại do mưa ít, ngoại trừ
9
Malawi và Mozambipue nhờ đầu tư nhiều cho hệ thống tưới tiêu. Ba nước sản
xuất lúa gạo nhiều nhất ở châu Phi là Ai Cập, Nigeria và Madagascar, chiếm đến
55 % tổng sản lượng lúa. Sản xuất lúa ở Ai Cập tăng từ 5,2 triệu tấn trong 2010
lên 5,8 triệu tấn trong 2011 và Nigeria từ 4,2 lên 4,3 triệu tấn; trong khi
Madagascar giảm từ 4,8 xuống 4,3 triệu tấn trong cùng thời kỳ [30].
Nam Mỹ và Caribbean phục hồi sản xuất lúa đạt đến 29,6 triệu tấn lúa hay
19,8 triệu tấn gạo giảm 12 % so với năm trước đó, do được mùa và giá gạo cao từ
các nước Argentina, Brazil, Columbia, Guyanam, Paraguay, Uraguay và
Venezuela. Trong khi đó Mexico và Ecuador bị khô hạn, Honduras, Nicaragoa và
E1 Salvador bị ngập lụt. Brazil là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất của châu Mỹ
(chủ yếu lúa rẫy) đạt đến 13,6 triệu tấn so với 11,7 triệu tấn 2010 nhờ khí hậu tốt.
Sản xuất lúa của nước này chiếm 45 % tổng sản lượng toàn cầu.
Hoa Kỳ sản xuất lúa gần 8,5 triệu tấn, giảm 21 % so với 2010 (11 triệu tấn)
do khí hậu không thuận lợi và diện tích trồng thu hẹp. Đó là mức sản xuất thấp
nhất kể từ 1998 của Hoa Kỳ. Sản xuất lúa châu Úc tăng đến 800.000 tấn, gấp 4 lần
so với 2010 (0,2 triệu tấn) nhờ cung cấp đầy đủ nước tưới. Sản xuất lúa ở châu Âu
tăng thêm 0,2 triệu tấn, đạt đến 4,6 triệu tấn nhờ cải thiện năng suất, đặc biệt ở Ý
và Liên Bang Nga được mùa, nhưng giảm thu hoạch ở Pháp và Tây Ban Nha [23].
Giao dịch lúa gạo quốc tế 2011 đã tăng đến 34,3 triệu tấn hay 9 % hơn
2010, phần lớn do nhu cầu nhập khẩu gạo của một số nước châu Á: Bangladesh,
Indonesia, Iran, Trung Quốc và châu Phi như Coote d'Ivoie, Madagascar, Mali,
Nigeria, Senegal. Nguồn gạo xuất khẩu tăng chủ yếu do Ấn Độ sau khi nước này
bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải Basmati vào tháng 9 vừa qua. Ngoài
ra, còn các nước khác cung cấp số lượng gạo xuất khẩu khá lớn như Argentina,
Australia, Brazil, Myanmar, Uruguay và Việt Nam, trong khi Ai Cập, Hoa Kỳ,

Pakistan và Trung Quốc giảm bớt xuất khẩu [29].
Viễn cảnh giao dịch lúa gạo thế giới năm 2012 có thể giảm đôi chút,
khoảng 500.000 tấn gạo. Theo dự báo của FAO, giao dịch này chỉ đạt 33,8 triệu
10
tấn do nhu cầu châu Á giảm bớt chút ít. Về mặt xuất khẩu, Thái Lan giảm xuất
khẩu từ 10,3 triệu tấn gạo xuống 8,2 triệu tấn 2012, do tình trạng ngập lụt nặng
và thay đổi chính sách lúa gạo. Ấn Độ sẽ bù đắp giảm sút này của Thái Lan.
Theo dự đoán, các nước Pakistan, Trung Quốc, Úc Châu và Việt Nam sẽ tăng
xuất khẩu vào những năm tới. Còn Argentina, Brazil, Hoa Kỳ, Myanmar và
Uruguay sẽ giới hạn xuất khẩu [30].
Sử dụng lúa gạo thế giới 2011-2012 đạt đến 479 triệu tấn gạo, tăng 9,7
triệu tấn hay 2 % hơn năm vừa qua. Số lượng tiêu dùng này gồm có 397 triệu tấn
dành cho thức ăn, 12 triệu tấn cho nuôi gia súc, và sự dụng khác như làm giống,
chế biến và thất thoát sau thu hoạch khoảng 61 triệu tấn hay 3 %. Khẩu phần
thức phẩm trung bình tăng từ 56,5 kg/người/năm trong 2010 lên 56,8 kg 2011.
Riêng tại các nước phát triển khẩu phần tăng thêm 0,4 kg lên mức 67,8 kg và tại
các nước phát triển giảm 1 % còn 12,2 kg mỗi năm. Gạo tồn trữ 145 triệu tấn
trong 2011, tăng 10,5 triệu tấn hay 8 % so với 2010, số lượng này có thể cung
cấp 30 % nhu cầu thế giới. FAO gạo tồn trữ tăng thêm 4 triệu tấn đến 149 triệu
tấn trong 2012 [30].
Giá gạo thế giới đạt đỉnh cao 570 USD/tấn vào tháng 12/2010 và tháng
1/2011, bắt đầu giảm từ tháng 2 đến tháng 5/2011 (500 USD /tấn) do thu hoạch
mùa lúa đông xuân ở châu Á. Từ tháng 6 đến tháng 11/2011, giá gạo tăng cao trở
lại (630 USD /tấn) do lũ lụt tại một số nước châu Á, và Chính phủ Thái Lan đưa
ra chính sách tăng giá lúa gạo hỗ trợ nông dân kể từ 7/10/2011, với 502 USD cho
mỗi tấn gạo trắng premium và 667 USD cho gạo thơm, tức tăng 66 và 33 % so
với thời điểm bấy giờ, theo thứ tự. Vào tháng 9/2011, giá gạo Việt Nam và
Indonesia tăng 32 % và 12 % so với tháng trước. Vào cuối tháng 11/2011, giá
gạo Việt Nam 5 % tấm là 560 USD /tấn và 25 % là 510 USD /tấn [28].
Ấn Độ đang trở lại thị trường quốc tế với sức cạch tranh cao do giá gạo

thấp. Nước này còn mở rộng thị trường đến một số nước châu Phi. Gạo Ấn Độ 5
% tấm chỉ còn 394 USD /tấn tháng 11 so với 412 USD /tấn tháng 10. Pakistan
11
xuất khẩu ít hơn do mất mùa, giá gạo 25 % tấm là 391 USD /tấn trong tháng 11
so với 420 USD tháng 10. Trung Quốc vẫn giữ giá gạo nội địa không thay đổi từ
tháng 3 đến tháng 11, nhưng cao hơn cùng thời điểm năm trước đó 14 %. Tại các
nước Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Lào, Nepal và Philippines giá gạo nội địa
không thay đổi từ tháng 09/2010 đến nay [28].
Năm 2011, Brazil xuất khẩu kỷ lục đến 1 triệu tấn gạo so với 0,4 triệu tấn
năm 2010. Uruguay tập trung xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc. Hoa Kỳ
xuất khẩu giảm với 3,4 triệu tấn gạo năm 2011 so với 3,9 triệu tấn năm 2010. Giá
gạo xuất khẩu cũng theo khuynh hướng thế giới giảm 5 %. Gạo hạt dài 2/4 còn
593 USD /tấn tháng 11 so với 625 USD /tấn tháng 10. Năm 2012, giá gạo thế
giới sẽ giảm do số lượng xuất khẩu dư thừa và số lượng gạo giao dịch nhỏ hơn so
với năm trước. Đây là hậu quả tất nhiên của sản xuất và tồn trữ tăng gia liên tục
trong thập niên vừa qua. [28]
1.4. Sản xuất lúa của Việt Nam
Cây lúa là một trong những cây trồng quan trọng hàng đầu trong sản xuất
nông nghiệp ở nước ta, nó không chỉ cung cấp lương thực cho người dân mà còn
là cây trồng có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho nền kinh tế
quốc dân.
Việc phát triển sản xuất lúa gạo trong thời kỳ Pháp thuộc chủ yếu phục vụ
quyền lợi của người Pháp và cộng sự của họ. Đa số nông dân Việt Nam lâm vào
cảnh vô cùng khốn khó, nạn đói với 2 triệu người chết trong năm 1945 là một
minh chứng. Những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và lúa gạo đã được người Pháp
du nhập vào Việt Nam để nâng cao năng suất lúa nước từ 1,2 tấn/ha ở đầu thế kỷ
XX lên 2,0 tấn/ha vào đầu thập niên 1960.
Từ năm 1868 đến 1873, diện tích trồng lúa Việt Nam ước khoảng 600-700
nghìn ha; sau đó tăng lên 2,3 triệu ha trong năm 1912 và 4,4 triệu ha trong năm
1927; diện tích phát triển cao nhất 5 triệu ha, với sản lượng 6 triệu tấn (thời kỳ

12
Pháp thuộc) vào năm 1942; trong đó Nam kỳ chiếm gần 50 % tổng số diện tích
cả nước, Bắc kỳ 27 %, Trung kỳ 23 % [3].
Năng suất lúa bình quân cả nước tăng chậm, khoảng 1,2 tấn/ha trong 50
năm đầu của thế kỷ 20. Miền Bắc luôn dẫn đầu về năng suất (1,4 tấn/ha). Đầu
thập niên 1960, năng suất lúa Việt Nam đạt 1,9 tấn /ha do nông dân bắt đầu sử
dụng phân bón hóa học, công tác tuyển chọn lúa được Đảng và nhà nước quan
tâm các nhà khoa học vào cuộc đã nâng sản lượng lúa đạt 9 triệu tấn/năm.
Cách mạng xanh được thực hiện trên thế giới từ giữa những năm 1960 -
1970. Việt Nam là một trong những nước tiên phong của phong trào này. Năm
2000, diện tích lúa được tưới chiếm 65 %, và đạt 85 % hiện nay; đó là tiền đề
quan trọng cho sự tăng năng suất lúa. Giống lúa IR8 được du nhập rất sớm vào
miền Nam với tên gọi Thần Nông 8, sau đó phát triển ở miền Bắc với tên gọi
Nông Nghiệp 8. Dạng hình cây lúa có lá thẳng đứng, không cảm quang, nằng
suất cao (5 đến 6 tấn/ha và có thể đạt 8 đến 9 tấn/ha) đã được phát triển thay thế
dần giống lúa cổ truyền địa phương.
Từ năm 1986 tới nay Việt Nam bắt đầu đổi mới phương thức sản xuất
nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế hộ gia đình. Cơ chế này thúc đẩy
ngành nông nghiệp phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn và được xem như
một điểm son trong phát triển nông nghiệp của thời kỳ đổi mới. Bước phát triển
đó đã đưa nước ta từ nước phải nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu
lương thực đứng thứ hai trên thế giới vào cuối những năm 90 của thê kỷ XX.
Năng suất lúa bình quân toàn quốc hiện nay dẫn đầu các nước Đông Nam Á.
Hiện nay nước ta đã xuất khẩu gạo sang 85 nước trên thế giới, trong đó
châu Á và châu Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Nhưng vấn đang tồn tại là: Độ
bạc bụng lớn, chiều dài hạt gạo ngắn, hương vị kém, làm cho giá trị xuất khẩu
gạo của Việt Nam chưa cao. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là chưa có
bộ giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Trong khi đó, xu hướng yêu
cầu gạo chất lượng cao trên thị trường châu Á và châu Mỹ ngày càng tăng. Bên
13

cạnh mục tiêu đề ra năm 2005 cả nước xuất khẩu từ 3,5 đến 3,8 triệu tấn gạo/năm
và năm 2010 xuất khẩu được 4 đến 4,5 triệu tấn gạo/năm thì đề án quy hoạch 1,5
triệu lúa chất lượng cao đạt 5 triệu tấn gạo ngon/năm.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của
Việt Nam giai đoạn 2000-2012
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2000 7,666 4,243 32,530
2001 7,493 4,285 32,108
2002 7,504 4,590 34,443
2003 7,452 4,639 34,570
2004 7,444 4,855 36,141
2005 7,329 4,883 35,791
2006 7,324 4,897 35,827
2007 7,202 4,869 35,942
2008 7,400 5,233 38,730
2009 7,440 5,229 38,896
2010 7,514 5,322 39,989
2011 7,655 5,538 42,989
2012 7,753 5,632 43,662
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê năm 2012
Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã có những thành công lớn trong
những năm gần đây. Cơm gạo là thức ăn chính và sản xuất lúa gạo đã là căn
bản của nền kinh tế Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử, sản xuất lúa gạo
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông thôn Việt Nam, 80 % dân số

14
Việt Nam làm nông nghiệp. Hầu hết nông dân vẫn coi công việc trồng lúa đem
lại nguồn thu nhập chính của họ.
Trong những năm gần đây, tuy diện tích trồng lúa có xu hướng giảm dần từ
7,666 triệu ha năm 2000 xuống còn 7,440 triệu ha năm 2009 nhưng năng suất lại từ
4,243 tấn/ha năm 2000 lên 5,229 tấn/ha năm 2009 do đó sản lượng lương thực đã
tăng từ 32,530 triệu tấn năm 2000 lên 38,896 triệu tấn vào năm 2009 không những
đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu thứ nhất trong năm 2012.
Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất, điều đó
được chứng minh bằng việc Việt Nam tiếp tục giành nhiều lợi thế cạnh tranh trong
sản xuất gạo so với những nhà sản xuất khác và lợi thế này phát triển mạnh đối với
sản phẩm gạo chất lượng cao. Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi đặt ra là làm thế
nào để gạo đạt được chất lượng cao và duy trì tốc độ xuất khẩu như hiện nay.
Trong nghiên cứu về hệ thống sản xuất nông nghiệp hàng hóa phải được bắt
đầu bằng công tác đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng
canh tác là hết sức quan trọng. Việc cải tiến những hệ thống canh tác được các nhà
khoa học nông nghiệp nước ta quan tâm, nghiên cứu, bước đầu đạt được nhiều kết
quả tốt. Cải tiến cơ cấu cây trồng trong thời gian tới cần nghiên cứu bố trí lại hệ
thống cây trồng thích hợp với các điều kiện đất đai và chế độ nước khác nhau, phải
áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khai thác cao nhất các nguồn lợi tự
nhiên, lao động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đa dạng giống cây
trồng (Trần Đình Long 1997) [11].
Cũng theo tác giả này thì giống cây trồng là tư liệu sản xuất sống, có liên
quan chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh, có vai trò quan trọng trong thương mại hóa
sản phẩm nông nghiệp. Để tăng năng suất, chất lượng cần tác động các biên pháp kỹ
thuật thích hợp theo yêu cầu của giống. Sử dụng giống tốt là một biện pháp để tăng
chất lượng và ít tốn kém.
Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn nhiều khó khăn, chịu nhiều rủi
ro như: Bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh, làm cho năng suất, chất lượng cây trồng thấp
và không ổn định, ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hàng nông sản của nước ta. Do

15
vậy, cần có những cơ cấu giống cho phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng
cụ thể để giống đó phát huy hết tiềm năng của nó và cho hiệu quả cao nhất.
1.5. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa trên thế giới
Việc chọn tạo và sản xuất lúa gạo trên thế giới như Viện lúa Quốc tế
(IRRI) quan tâm nhiều đến phẩm chất lúa gạo tiêu dùng cho nội địa và xuất khẩu.
Hướng cải tiến chất lượng chủ yếu tập trung vào phẩm chất xay chà, độ bạc
bụng, phẩm chất cơm và giá trị dinh dưỡng. Sự tồn dư của các hóa chất bảo vê
thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp cũng được các nước quan tâm. Việc xâm
nhập thuốc vào cơ thể con người 85 % là qua thức ăn và 15 % là qua các con
đường khác như không khí nước, quần áo, v.v…Hill E., (2007), [21].
Từ những năm 1970, Viện lúa quốc tế đã cải tiến các giống lúa năng suất và
chất lượng cao nổi tiếng trên thế gới. Các giống lúa chất lượng như: Basmati 270 và
các giống cải tiến từ nó như: Sabasmati, Punjap Basmati 1, Pusa Basmati 1,Basmati
385, Basmati 370, IR70416-82-4-3, … giống lúa Basmati 370 có chất lượng gạo
hàng đầu thế giới đã được đưa vào Việt Nam và được coi là nguồn vật liệu quý
trong công tác chọn tạo giống lúa (Khush G.S and comparator 1994), [22].
Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo với loại gạo hạt
thon dài, trắng trong, cơm thơm ngon. Hiện nay Thái Lan xuất khẩu các giống lúa
có năng suất và chất lượng tốt như: Khao Daxk Mali 105, RD-15, Thái fragrant,
Hawm mali, trong đó hai giống Khao Daxk Mali 105 và RD-15 là hai giống chủ lực.
Thái Lan có nhiều giống lúa cổ truyền chất lượng cao nổi tiếng với loại
hạt gạo dài, trắng trong, bóng (Khaodawk Mali) và chủ yếu vẫn trồng các giống
cổ truyền chất lượng cao nhưng năng suất thấp để lấy gạo xuất khẩu (Pingali, M.
Hossain, 1997) [24].
Giống Khao Daxk Mali 105 là giống lúa Indica hạt dài, phản ứng ánh sáng
ngày ngắn, trỗ bông vào cuối tháng 10, gieo trồng thích hợp trên đất thịt nhẹ
vùng Bắc Thái Lan, năng suất trung bình đạt 2,0-2,2 tấn/ha.
Giống RD-15: Đột biến từ giống Khao Daxk Mali 105 nhưng phản ứng
với ánh sáng nhẹ hơn, chống đổ tốt hơn, năng suất cao hơn 8-10 % và vẫn giữ

16
được chất lượng tương tự Khao Daxk Mali 105.
Giống Thái Jasmine được duy trì trong sản xuất ở Thái Lan trong nhiều
năm. Jasmine là giống lúa thơm, hạt thon dài, chiều dài hạt ≥7mm, sau khi nấu
cơm trắng bóng, thơm ngon và hơi dính.
Trong số 6 loại gạo chất lượng chính trên thị trường thế giới, Thái Lan có
bốn loại đó là: Indica hạt dài chất lượng tốt, Indica hạt dài trung bình chất lượng
tốt, lúa thơm và lúa nếp hoặc lúa dẻo dính.
Ở Đài Loan do nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, ngày nay
người ta trồng khoảng 90 % là lúa Japonica. Các giống chủ lực ở Đài Loan hiện
nay gồm các giống thuộc nhóm Japonica như: Tainung 67, Taikeng 8, Taikeng 9,
Tainan 5 , giống lúa chất lượng thơm: Tainungsen 20, Tainung 72, Taikeng 4.
Các giống đặc sản như: Taichungsen 1, Taichungsen 2 (Shi Shiung Chen and
Ten Ming Chu, 2001) [26].
Trung Quốc hiện nay, ngoài mục tiêu chọn tạo các giống lúa siêu cao
sản, việc chọn giống lúa cải tiến có năng suất, chất lượng tốt và các giống lúa
lai vừa có năng suất cao vừa có chất lượng tốt cũng đang được chú trọng. Cải
tiến dạng hạt và hàm lượng amylose của các giống lúa loại Indica và Japonica
hiện là mục tiêu chính của chương trình tạo giống lúa chất lượng ở Trung Quốc
ngày nay. Một số giống lúa chất lượng tốt đang được gieo trồng phổ biến ở đây
như: Zhongyouzao3; Zhong-xiang1; Changsi-han; Shengtai1; Fengbazhan;
Nanjing-yuxian. Hầu hết các giống lúa này đều có dạng hạt thon, chất lượng
xay xát tốt, gạo trắng trong, hàm lượng amylose từ thấp đến trung bình, độ bền
gel mềm (chiều dài gel từ 63-100). Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiến hành
chương trình chọn tạo giống lúa có năng suất siêu cao nhưng đồng thời có chất
lượng tốt, dạng hạt đẹp [27].
Giống lúa Koshihikari là một giống lúa chất lượng cổ truyền ở Nhật Bản
thuộc loại Japonica. Chất lượng ăn uống và hương vị của nó được coi là loại tốt
nhất đối với thị hiếu của người Nhật. Giống lúa này được gieo trồng từ lâu đời và
nó trở thành nguồn vật liệu quý cho công tác chọn tạo giống lúa chất lượng tốt ở

17
Nhật bản. Hiện nay diện tích gieo trồng giống này chiếm khoảng 500 đến 600
ngàn ha hàng năm (khoảng trên 30 % tổng diện tích trồng lúa). Giống
Koshihikari có năng suất bình quân: 5,5-6,0 tấn/ha, hạt dài 5,4 mm, hàm lượng
amylose: 17 đến 18 %, độ hóa hồ thấp, không thơm, không dính, chất lượng dinh
dưỡng cao và có vị ngon đặc biệt. Ngoài giống Koshihikari còn có một số giống
cải tiến khác đang được trồng ở Nhật Bản như: Etsunan-17, Etsunan-14,
Honenwase; Hatsunishiki; Norin-1; Norin-21, Norin-22,
Ở Mỹ diện tích trồng lúa hàng năm khoảng 1,2-1,3 triệu ha, trong đó trên
70 % diện tích trồng các giống lúa dạng hạt dài chất lượng tốt, 27 % trồng các
giống lúa hạt trung bình và khoảng 1 % diện tích trồng các giống lúa hạt bầu loại
Japonica. Lúa ở đây được trồng chủ yếu ở 2 vùng: miền Nam nước Mỹ tại các
bang Ankasas, Louisiana, Missisippi, Missouri, Texas và Tây nước Mỹ tại bang
California. Với các kỹ thuật tiên tiến, năng suất lúa bình quân ở đây đạt 6,6-6,7
tấn/ha. Một số giống lúa có thị trường xuất khẩu lớn ở Mỹ hiện nay là: Newrex,
Rexmont, Dixiebelle. Giống Calady (dạng hạt dài trung bình) và giống
Calmochi-101 (loại dẻo, dính) là hai giống đang được trồng phổ biến ở
California Một số giống lúa thơm đã được công nhận giống quốc gia và đang
được gieo trồng phổ biến ở Mỹ hiện nay gồm có: Dellmont, Dellrose và A- 201.
Giống Jasmine 85 nhập nội từ IRRI cũng là một trong những giống loại hình
Indica đang được trồng ở đây [20].
Sản lượng lúa gạo của Lào chủ yếu là lúa nếp (chiếm 85 % tổng sản
lượng), hầu hết các giống lúa trồng tại đây là các giống lúa cổ truyền, lúa nếp
cảm quan ngày dài và thường trỗ bông vào cuối tháng 10 đến tháng 11 và chỉ đạt
năng suất 1,55 đến 3,69 tấn/ha. Một số giống lúa chính đang được trồng phổ biến
tại Lào: Mak-hinh; Dok-mai; Muang-nga; Lay-keaw, ….và hai giống lúa có
nguồn gốc từ Thái Lan: Giống lúa nếp Hang- yi 71, và giống lúa tẻ Namsagu 19
[25]. Trong tương lai Lào được coi là nước có tiềm năng xuất khẩu các giống lúa
nếp và lúa thơm.
Một số nghiên cứu cho thấy giống lúa Basmati 370 có chất lượng tốt nhất

18
khi nó được gieo trồng ở vùng Tây Bắc Ấn Độ và vùng Bắc Pakistan, nơi mà
giống lúa Basmati 370 chín vào tháng 10 khi thời tiết mát mẻ. Giống lúa Basmati
cần nhiệt độ mát khoảng 25
0
C vào ban ngày và 12
0
C vào ban đêm trong suốt giai
đoạn trỗ chín. Điều này chỉ ra rằng chính điều kiện khí hậu của vùng là yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng của lúa gạo.
Giống lúa mới được coi là giống tốt thì phải có độ thuần cao, thể hiện đầy
đủ các yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt các điều kiện ngoại
cảnh bất lợi của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng sâu bệnh,
năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định. Nghiên cứu vai trò của giống trong sản
xuất nông nghiệp cho thấy: Giống luôn là yếu tố quan trọng làm năng cuất, tăng
sản lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Chương trình dài hạn về chọn giống của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế nhằm
đưa vào những dòng lúa thuộc kiểu cây cải tiến những đặc trưng chính như: Thời
gian sinh trưởng, kể cả tính mẫn cảm quang chu kỳ thích hợp nhất với những vùng
trồng lúa khác nhau, tính chống bệnh và sâu hại, những đặc điểm cải tiến của hạt,
kể cả hàm lượng protein cao, chịu nước sâu, khả năng trồng khô và tính chịu lạnh.
Trong năm 1970, Viện đã đưa ra những dòng lúa mới, chín sớm như : IR 747, B2
-6; các dòng chống bệnh bạc lá như IR497-83-3 và IR498 -1-88; dòng chống sâu
đục thân IR747,B2-6.
Những năm gần đây các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và đưa ra
mô hình kiểu cây mới. Theo Lu B.R, Lorestto G.C, 1980 [23], kiểu cây lúa mới
có đặc điểm hình thái như sau:
+ Khái niệm về kiểu cây mới
- Khả năng đẻ nhánh thấp (3-4 nhánh với lúa gieo vãi, 5-8 nhánh với lúa cấy).
- Không có nhánh vô hiệu.

- Có từ 200-250 hạt/bông.
- Cao cây từ 90-110 cm.
- Thân cứng.
- Lá đứng và dày, xanh đậm.
19
- Rễ khỏe.
- Có thời gian sinh trưởng từ 100-130 ngày.
- Chống chịu sâu bệnh tốt.
- Chất lượng hạt chấp nhận được.
Kiểu cây mới ít đẻ nhánh hơn các giống hiện nay, có số hạt trên bông
bằng 2 đến 3 lần giống IR72, một số giống mới cho năng cuất cao hơn IR72
khoảng 20 % trong khi đó tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt không đổi. khả
năng quang hợp cao hơn IR72 từ 10 đến 15 %, có bộ lá đứng hơn, dày hơn, xanh
hơn, có nhiều lá công năng hơn, lá đòng dài hơn IR72, điều này rất quan trọng
cho qúa trình tích lũy vật chất khô vào hạt.
+ Kiểu cây ở vùng đất trũng
- Khả năng đẻ nhánh cao từ 6 đến 10 nhánh/khóm.
- Không có nhánh vô hiệu.
- Có từ 120 đến 150 hạt/bông.
- Thân rất cứng.
- Cao 130 cm.
- Lá xanh đậm, đứng hoặc rũ vừa phải.
- Thời gian sinh trưởng 120-150 ngày.
- Chống chịu sâu bệnh tốt.
- Hệ thống rễ phát triển rộng.
- Có khả năng chống chịu.
- Hạt gạo không bị gẫy.
- Năng suất có thể đạt từ 50-70 tạ/ha.
Theo Gupta. P.C và Otoole J.C, 1976 [20] phương hướng chọn tạo giống
lúa thay đổi tùy theo vùng sinh thái khác nhau nhưng các nhà chọn giống lúa

thay đổi theo vùng sinh tháu khác nhau nhưng các nhà chọn giống hiện nay có
phương hướng chung như sau:
20
- Năng suất cao, ổn định.
- Có nhiều dạng hình phong phú, thích nghi với từng điều kiện sinh thái cụ
thể của vùng.
- Chiều cao cây trung bình (110 đến 130 cm), khả năng đẻ nhánh khá từ 3
đến 4 dảnh/khóm lên dần tới 20 dảnh/khóm.
- Thân cứng, chống đổ tốt.
- Có đặc điểm về chất lượng hạt phong phú.
- Chuyển từ dạng bông to sang dạng nhiều bông trong điều kiện sinh thái
thuận lợi.
- Mạ khỏe, bộ rễ khỏe, ăn sâu.
- Tỷ lệ hạt lép thấp, hạt chắc nhiều, hạt đều, chín tập trung.
- Phản ứng với quang chu kỳ ở các mức độ khác nhau.
- Chịu hạn tốt, khả năng cạnh tranh được với cỏ dại.
- Chống chịu được với bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm nâu, bệnh biến màu
hạt, chống sâu đục thân, rầy nâu.
- Chịu được đất nhiều dinh dưỡng, thiếu lân, thừa nhôm hoặc đất chua.
Theo Chanh T. (1984) [19] là mục tiêu chung của các nhà chọn tạo giống lúa ở
Đông Nam Á và IRRI.
- Nâng cao năng suất bằng cách phát triển kiểu hình có chiều cao cây
trung bình, đẻ nhánh khá để thay thế các giống lúa cổ truyền cao cây thân yếu đẻ
nhánh kém.
- Khả năng chống chịu các đối tượng sâu bệnh có liên quan đến ổn định
năng suất, tính chống chịu được với bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, khả năng chịu
hạn, khả năng phục hồi đẻ nhánh sau mỗi đợt hạn.
- Tạo ra được những giống có thời gian sinh trưởng khác nhau để thích
hợp với các vùng sinh thái khác nhau.
- Đặc tính nhạy cảm với quang chu kỳ có thể là một yếu cầu cho một cố

vùng như ở Đông Bắc Thái Lan.
21
- Giữ được hoặc nâng cao tính chống chịu với các yếu tố bất lợi của đất
như: thiếu lân, độc tố nhôm, mangan trong đất chua, mặn và thiếu kẽm, sắt
trong đất kiềm.
Kiểu cây mới được đặc trưng nhờ sụ kết hợp giữa các tính trạng của lá,
thân và bông lúa. Các giống lúa có nhiều kiểu cây khác nhau, các nhà chọn giống
trên thê giới cho rằng có thể chia các giống lúa thành "kiểu cây nhiều bông" và
"kiểu cây bông to".
Dựa vào quan hệ giữa cây và năng suất, Jennings 1979 đã nhấn mạnh rằng
biện pháp chọn giống có thể tiến đến một kiểu cây cải tiến (nửa lùn) cho vùng
nhiệt đới đó là những giống chín sớm, chống được bệnh bạc lá và đạo ôn, thấp
cây, chống đổ, ngoài những giống chọn giống có thể tạo được những giống nhiệt
đới có năng suất cao, có phản ứng với đạm và có cả những đặc trưng đặc biệt mà
thường ít thấy ở những giống thương mại trồng ở vùng nhiệt đới:
- Thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 100 đến 125 ngày (từ khi gieo mạ
đến chín) và không mẫn cảm với quang chu kỳ chiếu sáng.
- Những đặc trưng dinh dưỡng kể cả mọc khỏe vừa phải và có số nhánh
vừa phải, kết hợp với lá tương đối nhỏ, màu lục sẫm, mọc thẳng đứng.
- Chiều cao cây thấp và cứng, có khả năng chống đổ tốt.
- Chống được nấm bệnh đạo ôn đã được phát hiện. Kết quả nghiên cứu của
Viện lúa Quốc tế cho thấy hiện tượng lốp đổ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất,
có thể làm giảm đến 75 % nếu lúa đổ trước chín 30 ngày hoặc sớm hơn. Phần lớn
năng suất bị giảm khi đổ sớm là do tỷ lệ hạt lép tăng. Nên cần chọn tạo giống thích
hợp, thấp cây, thân cứng, chống đổ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược cải tạo
giống của Viện Nghiên Cứu lúa Quốc tê (Vũ Thu Hiền, 1999) [8]. Mục đích của
những nhà chọn tạo giống là tạo ra các giống lúa vừa có năng suất cao, vừa chống
chịu được với sâu bệnh để đảm bảo hiệu quả kinh tế lớn.
Trước năm 1960, ở Ấn Độ người ta có nhiều công trình nghiên cứu chọn
tạo giống lúa. Kết quả của những công trình đó đã đi tới những hướng chọn

giống sau: (Nguyễn Xuân Hiển và cộng sự, 1976) [9].
- Chọn giống có năng suất cao.
22
- Chọn giống theo khả năng phản ứng mạnh với việc bón nhiều phân.
- Chọn giống theo tính chín sớm.
- Chọn giống chịu nước và chịu úng.
- Chọn giống theo tính chống mặn và chống kiềm của đất.
- Chọn giống theo tính chống hạn.
- Chọn giống theo tính chống đổ.
- Chọn giống lúa không rụng hạt.
- Chọn giống lúa để chống lúa dại.
- Chọn giống lúa theo tính chống bệnh.
1.6.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa ở Việt Nam
Chương trình chọn tạo giống ở Việt Nam đã thu được những thành tựu lớn
nhờ vận dụng tốt các kết quả nghiên cứu của mạng lưới quốc tế về đánh giá
nguồn tài nguyên di truyền cây lúa [10]. Tạo giống lúa chất lượng tốt theo hướng
cải tiến từ giống lúa cổ truyền đã được một số tác giả phía bắc thực hiện. Đến
nay đã có những giống lúa kiểu này được đưa ra sản xuất như: Tám thơm đột
biến, TK106, TX1, TX2, Tuy nhiên chất lượng của các giống này đều kém
hơn giống gốc và hầu hết không giữ được mùi thơm.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT: mục tiêu hàng đầu trong
chọn tạo giống cây trồng hiện nay là nâng cao năng suất và chất lượng, đối với
giống lúa xuất khẩu cần đạt ngưỡng 6 đến 8 tấn/ha, cùng lúc cần đạt các chỉ tiêu
chất lượng gạo cao, với giống lúa chất lượng đặc sản (lúa thơm cao sản) cần đạt
ngưỡng 5 đến 6 tấn/ha (Bùi Bá Bổng, 2002) [1].
Theo Vũ Tuyên Hoàng [7], giống lúa bông to, hạt to đều cho năng suất
cao. Vật liệu chọn giống có năng suất cá thể cao thường cho năng suất cao.
Khi nghiên cứu mối tương quan giữa sức chứa và nguồn ở cây lúa: tác giả
Đào Thế Tuấn [15] đã đưa ra kết luận rằng: Những giống lúa có năng suất cao
phải có đủ những điều kiện sau:

×