Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Đánh giá thực trạng cung ứng các tổ chức tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân ở thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.29 KB, 149 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn "
Đánh giá thực trạng cung ứng các tổ chức tín dụng và
hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nơng dân ở thành phố Vinh - tỉnh
Nghệ An” được sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.Các
thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, đa số thông tin thu thập từ điều tra
thực tế ở địa phương.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Thái Nguyên, tháng ...... năm 2010

Hoàng Thị Lộc


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban
Giám hiệu và Khoa đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Trần Đình Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn tơi trong quá trình hoàn
thành ḷn văn tớt nghiệp này.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đờng chí lãnh đạo,
các phịng chức năng thành phớ Vinh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hợi. Các đờng chí lãnh đạo UBND
phường và các hộ nông dân các phêng Hà Huy Tập, Hưng Dũng, Nghi Phú...
đã tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập tài liệu


cho đề tài luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện, đợng viên tơi trong śt
quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Thái Nguyên, ngày ....... tháng ..... năm 2010
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Lộc


3

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa.............................................................................................
Lời cam đoan..............................................................................................
Lời cảm ơn..................................................................................................
Mục lục.......................................................................................................
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt..........................................................
Danh mục các bảng, biểu..........................................................................
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...........................................................................5
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VỐN VÀ VỐN TÍN DỤNG TRONG PHÁT
TRIỂN NƠNG NGHIỆP NƠNG THƠN....................................................5

1.1.1. Vớn và vai trị của vớn đới với phát triển nơng nghiệp nơng thơn
..........................................................................................................5
1.1.2. Vớn tín dụng và tác đợng của vớn tín dụng đến phát triển kinh
tế hợ nơng dân................................................................................12
1.1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và ở Châu Á về

sử dụng vớn tín dụng phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn..................................................................34
1.1.4. Hoạt đợng tín dụng trong nơng nghiệp nơng thơn ở Việt Nam
........................................................................................................41
1.1.5. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dân...............49
1.1.6. Một số đặc điểm của hộ nông dân ảnh hưởng đến đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn.....................................................................51
1.1.7. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn..............52


4

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................................................54

1.2.1. Các câu hỏi điều ra.........................................................................54
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................54
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG VỐN CỦA CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA
HỘ NƠNG DÂN Ở THÀNH PHỐ VINH.........................................................59
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......................................................59

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..........................................................................59
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hợi...............................................................61
2.2. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở
THÀNH PHỐ VINH................................................................................66

2.2.1. Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Vinh........66
2.2.2. Ngân hàng Chính sách xã hợi........................................................69
2.2.3. Các quỹ của chương trình xoá đói giảm nghèo.............................70
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ VINH...................................71

2.3.1. Thực trạng hoạt đợng tín dụng đầu tư cho phát triển nông
nghiệp nông thôn ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn thành phớ Vinh..............................................................71
2.3.2. Tình hình nghèo đói và việc cung ứng vớn tín dụng đầu tư cho
phát triển nơng nghiệp nơng thơn của ngân hàng Chính sách
xã hợi thành phớ Vinh....................................................................84
2.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NƠNG DÂN.................90

2.4.1. Tình hình cơ bản của các hợ điều tra.............................................90
2.4.2. Tình hình sử dụng vớn vay của các hộ điều tra.............................95
2.4.3. Hiệu quả sử dụng vớn tín dụng của các hợ điều tra.......................98
2.5. Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN. 105


5

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG VỐN TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TÍN DỤNG CHO PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP NƠNG THƠN

........................................................................................................................108
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN TÍN DỤNG VÀ SỬ
DỤNG TÍN DỤNG TRONG NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN.........................108

3.1.1. Mở rợng tín dụng ngân hàng phục vụ đẩy nhanh CNH - HĐH
nơng nghiệp nơng thơn.................................................................108
3.1.2. Chú trọng các chính sách tín dụng đới với người nghèo và các
đới tượng chính sách khác ở nông thôn.......................................109

3.1.3. Mở rộng huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy đợng
vớn và cho vay vốn......................................................................109
3.1.4. Huy động vốn gắn với sử dụng vốn hiệu quả..............................110
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN
TÍN DỤNG THÀNH PHỐ VINH....................................................................111

3.2.1. Đa dạng hóa các nguồn vốn, tăng cường phương thức huy động
vốn, tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn..................111
3.2.2. Phát triển vững chắc thị trường tài chính cho nơng dân nhằm
đẩy mạnh huy động và cung ứng vốn của hệ thống tín dụng
chính thớng...................................................................................113
3.2.3. Cải tiến hờ sơ thủ tục cho vay vốn đối với hộ nông dân...................115
3.2.4. Tăng cường chi nhánh ngân hàng đến tận phường, xã................116
3.2.5 . Tăng cường cho hộ nông dân vay vốn trung và dài hạn.............116
3.2.6. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, xã hội tại các phường, xã
cho nông dân vay vốn theo tổ nhóm............................................116
3.2.7. Đào tạo chun mơn nghiệp vụ cho đợi ngũ cán bợ tín dụng
......................................................................................................117


6

3.2.8. Có khung pháp lý cho bợ phận tín dụng khơng chính thớng
hoạt đợng nhằm huy đợng tới đa ng̀n vớn này phục vụ có
hiệu quả cho phát triển kinh tế hộ................................................118
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CĨ HIỆU QUẢ
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NƠNG DÂN...............................................119

3.3.1. Tăng cường đầu tư vớn tín dụng cho những ngành có hiệu quả
kinh tế cao....................................................................................119

3.3.2. Tăng cường vớn tín dụng cho người nghèo và đới tượng chính sách
......................................................................................................120
3.3.3. Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và hạch toán kinh tế cho hộ
nông dân.......................................................................................121
3.3.4. Giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của hộ nông dân..........121
3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra cho vay và sử dụng vốn vay........122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................123

1. Kết luận.................................................................................................123
2. Kiến nghị...............................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................127
PHỤ LỤC.......................................................................................................131


7


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đaị hóa

CTTDUĐ

: Chương trình tín dụng ưu đãi

DNNN


: Doanh nghiệp nhà nước

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GO

: Tổng giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

HTXTD

: Hợp tác xã tín dụng

IC

: Chi phí trung gian

MI

: Giá trị hỗn hợp

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hợi


NHNN&PTNT

: Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển Nông thôn

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTW

: Ngân hàng trung ương

QTDND

: Quỹ tín dụng Nhân dân

TCTD

: Tổ chức tín dụng

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VA

: Giá trị gia tăng

XĐGN


: Xóa đói giảm nghèo


9

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của thành phớ Vinh...............................60
Bảng 2.2: Tình hình dân sớ và lao đợng thành phớ Vinh................................62
Bảng 2.3: Tình hình phát triển kinh tế thành phố Vinh 2008 - 2009...............63
Bảng 2.4: Tình hình huy đợng ng̀n vớn phân theo kỳ hạn...........................72
Bảng 2.5: Tình hình huy đợng ng̀n vớn phân theo tính chất nguồn vốn
..........................................................................................................................75
Bảng 2.6: Doanh số cho vay của NHNN&PTNT thành phố Vinh..................79
Bảng 2.7: Số hộ nông dân vay vốn của NHNN&PTNT thành phớ Vinh........82
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ và doanh số thu nợ của NHNN&PTNT TP Vinh........83
Bảng 2.9: Tình hình hợ nghèo của các phường, xã ở TP Vinh giai đoạn
2006 - 2008....................................................................................85
Bảng 2.10: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo của 40 hợ điều tra........86
Bảng 2.11: Doanh số cho vay của NHCSXH thành phố Vinh........................88
Bảng 2.12: Một số thông tin về chủ hộ điều tra...............................................91
Bảng 2.13: Tình hình tài sản của các hợ điều tra.............................................93
Bảng 2.14: Tình hình sử dụng đất đai của các hợ điều tra...............................94
Bảng 2.15: Tình hình sử dụng vớn tín dụng của các hợ điều tra.....................95
Bảng 2.16: Chi phí sản xuất của các hộ điều tra..............................................97
Bảng 2.17: Kết quả sản xuất của các hộ điều tra.............................................98
Bảng 2.18: Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra.....................................99
Bảng 2.19: Kết quả sản xuất của các hộ điều tra phân theo các phường xã
........................................................................................................................102
Bảng 2.20: Hiệu quả sử dụng vốn của các xã điều tra theo ngành sản xuất

........................................................................................................................103
Bảng 2.21: Ý kiến của các hộ điều tra...........................................................105


10


11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất TP Vinh 2008 - 2009...........63
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn...........................74
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay phân theo ngành sản xuất..................................81
Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo ngành sản xuất của NHCSXH TP Vinh........89
Sơ đồ số 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN&PTNT TP Vinh...................68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam đang tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, trước hết là công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nâng cao đời sớng nơng dân có
vai trị quan trọng đới với sự ổn định và phát triển kinh tế - chính trị - xã hội ở
nước ta. Một nước mà nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,
với gần 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn sinh sớng chính dựa vào nơng
nghiệp, trên 60% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp. Nông nghiệp tạo ra 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 40% giá trị
kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Do đó, nơng nghiệp là ngành giữ vị trí trọng

́u trong đời sống kinh tế - xã hội và phát triển của đất nước.
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp lớn, hiệu quả và bền vững,
có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh trên cơ sở ứng dụng các thành tựu
khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, việc huy động tốt các nguồn vốn và
đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu vốn đối với phát triển nông nghiệp, nơng thơn
là vấn đề trọng tâm, có ý nghĩa qút định.
Thời gian qua đã thể hiện rõ hệ thớng tín dụng ở nông thôn chủ yếu là
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã
hợi,… đã cung cấp mợt lượng tín dụng đáng kể cho sản xuất nông nghiệp,
nông thôn phát triển. Nhưng do nhu cầu vớn tín dụng ngày càng cao mà mức
đợ đáp ứng cịn hạn chế, hiệu quả sử dụng vớn khơng cao nên sản xuất nơng
nghiệp cịn nhiều ́u kém, thể hiện như cơ cấu chủn dịch kinh tế nơng
nghiệp cịn chậm, sản xuất mang nặng tính đợc canh, chủ ́u là trồng trọt,
chăn nuôi chưa phát triển. Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học - cơng nghệ cịn


2

hạn chế nên năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng
hoá cịn thấp, chưa bền vững.
Vinh là thành phớ nằm ở phía Bắc Trung Bợ, trên tuyến giao lưu kinh tếxã hội Bắc Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An. Vì
vậy diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỉ lệ ít và cũng mang những hạn chế đặc
trưng như trên. Trước đây cũng đã có mợt sớ nghiên cứu về tình hình huy
đợng các ng̀n vớn tín dụng ở thành phớ Vinh, nhưng chưa có nghiên cứu
nào nghiên cứu mợt cách toàn diện về tình hình huy đợng, cung ứng các
ng̀n vớn tín dụng cũng như hiệu quả sử dụng các ng̀n vớn tín dụng này
cho phát triển nơng nghiệp nơng thơn ở thành phớ Vinh. Vì vậy tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng cung ứng vốn của các tổ chức tín

dụng và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nơng dân ở thành phố
Vinh - tỉnh Nghệ An” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho mục tiêu
phát triển kinh tế nói chung, phát triển nơng nghiệp nơng thơn trên cơ sở phát
huy lợi thế sẵn có của địa phương nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Từ đánh giá thực trạng cung ứng vốn của các tổ chức tín dụng và sử
dụng vớn của các hộ nông dân ở thành phố Vinh, nhằm đưa ra các giải pháp
đẩy mạnh cung ứng vốn và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn, thúc đẩy nông
nghiệp nông thôn phát triển .
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về vốn và vốn tín dụng của hệ thớng
tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Đánh giá thực trạng huy đợng và cung ứng của các tổ chức tín dụng đầu
tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Hiệu quả sử dụng vớn tín dụng của
các hợ nơng dân ở thành phố Vinh.


3

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc cung ứng vớn của các tổ
chức tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vớn tín dụng của các hộ nông dân
ở địa bàn nghiên cứu và một sớ địa phương khác có điều kiện tương tự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động huy động và cho vay vốn của các tổ chức tín dụng ở thành
phớ Vinh - Nghệ An
- Hợ nơng dân có sử dụng vớn từ các tổ chức tín dụng ở địa bàn nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hệ
thớng tín dụng chính thức và bán chính thức ở địa phương đối với sản xuất nông
nghiệp nông thôn và các hợ nơng dân có sử dụng tín dụng ở thành phố Vinh Nghệ An.
3.2.2. Về địa điểm
Đề tài được thực hiện tại các cơ quan tín dụng và các cơ quan chức năng của
thành phố Vinh. Các hộ nông dân ở một số phường, xã trong thành phố có sử
dụng tín dụng từ hệ thớng tín dụng chính thớng và bán chính thớng ở thành phớ.
3.2.3. Về thời gian
Đề tài được nghiên cứu tình hình cơ bản của địa phương, hiện trạng huy
động, cung ứng vốn và sử dụng vớn được phân tích thơng qua các sớ liệu
trong những năm gần đây mà chủ yếu là ở giai đoạn 2006 - 2009. Các số liệu
điều tra kinh tế hộ được thực hiện trong năm 2008.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Ḷn văn là cơng trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, là tài liệu tham khảo cung cấp mợt cách nhìn tổng quát về việc sử dụng
các tổ chức tín dụng của hộ nông dân ở thành phố Vinh. Nhận biết được hiệu


4

quả sử dụng vốn vay, gợi ý một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển
thị trường vớn tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
đề tài.
Chương 2: Đánh giá thực trạng cung ứng của hệ thống tín dụng và hiệu
quả sử dụng vớn tín dụng của hộ nông dân ở thành phố Vinh.
Chương 3: Những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị
trường vớn tín dụng tới hợ nơng dân và nâng cao hiệu quả sử dụng vớn tín

dụng ở thành phớ Vinh.


5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VỐN VÀ VỐN TÍN DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN
NƠNG NGHIỆP NƠNG THƠN

1.1.1. Vốn và vai trị của vốn đối với phát triển nơng nghiệp nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm vốn
Vốn là một trong những nhân tớ quan trọng bậc nhất đới với quá trình
tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia.Việt Nam là nước đang phát
triển, có nhu cầu vớn lớn để đẩy mạnh CNH-HDH đất nước. Tuy nhiên, do tích
luỹ nội bộ nền kinh tế quốc dân thấp, khả năng thu hút vớn từ nước ngoài cịn
hạn hẹp nên lượng vớn đầu tư phát triển kinh tế rất thấp.Vì vây, nhận thức và
vận dụng đúng đắn phạm trù vốn sẽ là tiền đề thúc đẩy việc khai thác có hiệu
quả mọi tiềm năng vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung, nơng nghiệp,
nơng thơn nói riêng, hợi nhập tốt vào nền kinh tế thế giới.
Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận dưới
nhiều góc đợ khác nhau.
Trước Các Mác, các nhà kinh tế học khi nghiên cứu vốn thông qua
phạm trù tư bản đi đến kết luận: Vốn là phạm trù kinh tế. Các mác khi nghiên
cứu sự chuyển hóa của tiền thành tư bản đã khẳng định: “như vậy là giá trị
ứng ra lúc ban đầu không những được bảo toàn trong lưu thơng, mà cịn thay
đổi đại lượng của nó, cịn cợng thêm mợt giá trị thặng dư, hay đã tặng thêm
giá trị. Chính sự vận đợng ấy đã biến nó thành tư bản” (5,228)

Khẳng định trên đã vạch rõ bản chất và chức năng của tư bản (vốn)
trong phát triển kinh tế. Bản chất của tư bản là giá trị. Chức năng của tư bản
là sinh lời. Tuy nhiên, để giá trị thành tư bản và tư bản sinh lời vốn phải trải


6

qua vận đợng. Nghĩa là, tư bản phải có mặt trong lưu thơng, tham gia vào quá
trình sản xuất, thơng qua sự vận động, tư bản sinh sôi, nảy nở và lớn lên
không ngừng,
Sau Mác, phạm trù vốn trong phát triển kinh tế vẫn được các nhà kinh
tế học tiếp tục nghiên cứu và tiếp cận nó trên nhiều bình diện khác nhau.
Dưới góc đợ tài chính - tiền tệ, trong ấn phẩm “Chú giải thuật ngữ kế
toán Mỹ”, tác giả Hờ Văn Mợc và Điêu Q́c Tín cho rằng: Vớn là “Tổng sớ
tiền biểu hiện ng̀n gớc hình thành của tài sản được đầu tư trong kinh doanh
để tạo ra thu nhập và lợi tức”(28,29)
Dưới góc đợ tài sản, cuốn “Dictonary of Economic” từ kinh tế của
Penguin Reference, do Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập dịch lại đưa ra
khái niệm: “Vớn là những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập và bản thân của
nó cũng được cái khác tạo ra”(29,56)
Dưới góc đợ nhân tớ đầu vào trong tác phẩm “Lịch sử tư tưởng kinh
tế”, I.Đ.Uđanxốp và F.I.Pôlianxki kết luận: Vốn là một trong 3 yếu tố đầu vào
phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn), vốn bao gồm các sản phẩm lâu
bền được chế tạo để phục vụ sản xuất (tức là máy móc, công cụ, thiết bị, nhà
cửa, kho dự trữ thành phẩm hoặc bán thành phẩm) (dt.41)
Ở Việt Nam, cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học cũng
chỉ ra: “Vốn là tiền bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất kinh doanh, nhằm mục
tiêu sinh lời”(47,1126)
Như vậy, “Vốn sẽ bao gờm bất cứ thứ gì đưa lại mợt l̀ng thu nhập
qua thời gian”,“Sự phát triển có thể coi như là mợt quá trình khái quát của sự

tích luỹ vớn”(dt.41).
Như cách tiếp cận trên đây về vớn đã nên rõ tính đa dạng, về hình thái
tờn tại của vớn. Vớn có thể là tiền hay tài sản được giá trị hoá. Mặt khác, với
tư cách là là vớn thì tiền hay tài sản phải được đầu tư vào hoạt động sản xuất -


7

kinh doanh để tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu có thu nhập trong
tương lai. Nghĩa là, vớn luôn gắn với sự vận động và đảm nhiệm chức năng
sinh lời.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn bản chất của vớn, trên cơ sở đó có biện pháp
đúng đắn khi huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển, cần nhận thức
sâu sắc một số vấn đề như:
Vốn là hình thái giá trị, được ứng ra để chuyển hoá nó thành các ́u tớ
cấu thành quá trình sản xuất, qua quá trình sản xuất, giá trị lớn lên không
ngừng. Được biểu hiện rất phong phú, đa dạng, bao gờm: Tài sản hữu hình,
tài sản vơ hình và tài sản tài chính. Nhưng tài sản này tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đồng thời
làm tăng giá trị.
Vớn là hàng hoá vì ḿn phát triển sản xuất - kinh doanh địi hỏi phải
có vớn đầu tư. Nhu cầu vốn đầu được xem là cơ sở phát sinh quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường
Vốn là hàng hoá đặc biệt vì qùn sở hữu vớn và quyền sử dụng vốn
tách rời nhau. Đặc điểm này của vớn khơng có ở các hàng hoá thơng thường.
Vớn có quan hệ mật thiết với thời gian
C.Mác viết: “Tiền chỉ được đem nhượng lại với 2 điều kiện, một là nó
sẽ quay về điểm xuất phát sau mợt kỳ hạn nhất định, và hai là nó sẽ quay trở
về điểm đó với tư cách là tư bản đã thực hiện được các giá trị sử dụng của nó,
thực hiện được khả năng của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư” (5,525)
Cùng với việc hiểu rõ bản chất của vớn cịn nhận thức được tính đa

dạng, nhiều vẻ và rất phức tạp của vốn trong nền kinh tế thị trường. Đó là căn
cứ khoa học giúp các chủ kinh doanh nắm bắt và chủ động trong kế hoạch
huy động, sử dụng các loại vốn, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh.


8

1.1.1.2. Phương thức huy động vốn phát triển nông nghiệp, nơng thơn
Trong nền kinh tế thị trường, để có đủ vớn kinh doanh, chủ đầu tư có
thể và cần phải huy đợng vớn thơng qua thị trường tài chính.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt đợng trao đổi, mua bán quyền
sử dụng vốn. Thông qua thị trường tài chính, các ng̀n tiết kiệm được qùn
chủn hoá thành vốn đầu tư và phân bổ theo nguyên tắc thị trường (quan hệ
cung cầu) [41], theo hai phương thức huy đợng:
* Phương thức huy đợng vớn gián tiếp: Đó là phương thức chủn vớn từ
nơi có vớn và thừa vớn sang nơi thiếu vốn và cần vốn một cách gián tiếp,
thơng qua các trung gian tài chính (Ngân hàng, Cơng ty bảo hiểm, Cơng ty tài
chính, các quỹ đầu tư phát triển,...).
Để thực hiện luân chuyển vốn an toàn và hiệu quả, các trung gian tài
chính phải sử dụng hàng loạt cơng cụ của thị trường tài chính ngắn hạn. Đó
là, cơng cụ chiết khấu và cơng cụ lãi suất (chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, các
hợp đồng mua lại, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng ...).
Tuy nhiên cần nhận thức rằng, việc huy động vốn qua các trung gian tài
chính vẫn cịn hạn chế, đặc biệt, huy động vốn qua các Công ty bảo hiểm, các
quỹ đầu tư, các Cơng ty tài chính vẫn cịn mới mẻ với một nền kinh tế đang
chuyển đổi như nước ta. Vì thế, nhìn tổng thể, hoạt đợng huy đợng vớn qua
kinh doanh gián tiếp chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng, Quỹ tín dụng
nhân dân. Đới với khu vực nông nghiệp nông thôn, huy động vốn đầu tư phát
triển tập trung ở các tổ chức tín dụng: Ngân hàng nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn, Ngân hàng chính sách, Quỹ tín dụng nhân dân..

* Phương thức huy đợng vớn trực tiếp : Đó là phương thức chuyển đổi
từ nơi có vớn sang nơi thiếu vớn mợt cách trực tiếp trên thị trường chứng
khoán. Các nhà sản xuất có thể phát hành Cổ phiếu và Trái phiếu để huy động
vốn phục vụ mục tiêu sản xuất - kinh doanh trên thị trường chứng khoán.


9

Ngược lại, các nhà đầu tư tài chính có thể mua Cổ phiếu, Trái phiếu cđa
Cơng ty, Trái phiếu của Chính phủ hoặc tiến hành rút vớn thơng qua việc bán
lại Cổ phiếu, Trái phiếu trên thị trường chứng khoán.
Ở nước ta, phương thức huy động qua phát hành Cổ phiếu và Trái
phiếu cơng ty cịn mới mẻ. Ngày 20/07/2000 Trung tâm giao dịch chứng
khoán đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, đặt trụ sở chính tại thành phớ Hờ
Chí Minh, chi nhánh tại Hà Nợi. Đó là bước ngoặt trong công tác huy động
vốn để phát triển nền kinh tế nói chung, nơng nghiệp nói riêng.
Phát hành Trái phiếu Chính phủ dưới các dạng: Tín phiếu kho bạc Nhà
nước, Trái phiếu kho bạc Nhà nước và Trái phiếu cơng trình.
Trong nền kinh tế thị trường, ln ln tờn tại và song hành 2 phương
thức huy động vốn gián tiếp và trực tiếp. Hai phương thức này luôn hỗ trợ, bổ
sung, tác động lẫn nhau nhằm thu hút tối đa và phân bổ có hiệu quả các ng̀n
vớn theo tiêu chuẩn thị trường, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đồng thời
tạo ra những công cụ hữu hiệu quản lý hiệu quả các nguồn vốn. Ở nước ta 2
phương thức huy động vốn trực tiếp và gián tiếp đã được sử dụng trong thực
tế, tuy nhiên, phương thức huy động vốn gián tiếp là phổ biến, giữ vai trò
trọng tâm.
1.1.1.3. Vai trò của vốn đối với phát triển nông nghiệp nông thôn
Các nhà kinh tế học từ cổ đại đến hiện đều khẳng định: Vốn là nhân tố
cơ bản của quá trình tăng cường và phát triển kinh tế.
Khi nghiên cứu địa tô tư bản chủ nghĩa C.Mác chỉ rõ vai trị của tư bản

(vớn) trong quá trình phát triển nông nghiệp. Người viết “...do những quy luật
tự nhiên chi phối nông nghiệp, nên khi việc canh tác đã đạt đến trình đợ nhất
định và khi đất đai bị kiệt màu đi trong mợt cách tương ứng thì tư bản... sẽ trở
thành yếu tố quyết định” (5,333).



×