Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tình hình nhiễm bệnh lợn con phân trắng và so sánh hiệu quả điều trị bệnh của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.56 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HÀ HẢI HOÀNG





TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG VÀ
SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH CỦA HAI LOẠI
THUỐC MULTIBIO VÀ NORFACOLI TẠI TRANG TRẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG LÂM NGHIỆP ĐÔNG BẮC”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2009 - 2013







THÁI NGUYÊN, 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HÀ HẢI HOÀNG





TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG VÀ
SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH CỦA HAI LOẠI
THUỐC MULTIBIO VÀ NORFACOLI TẠI TRANG TRẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG LÂM NGHIỆP ĐÔNG BẮC”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Lớp : K41 - Thú y
Khóa học : 2009 - 2013

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Từ Quang Hiển





THÁI NGUYÊN, 2013

3
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập ở nhà trường và sau 5 tháng thực tập tại cơ sở em
luôn được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, các cơ quan
chính quyền địa phương và bạn bè. Đến nay em đã hoàn thành khóa luận,
thành công này không chỉ do sự nỗ lực của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo, các tổ chức cơ quan.
Để có kết quả ngày hôm nay em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo GS.TS Từ Quang Hiển, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới ban Giám đốc cùng
toàn thể cán bộ công nhân viên Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp
Đông Bắc đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và
các thầy cô trong khoa đã truyền thụ cho em những kiến thức chuyên ngành.
Nhân dịp này em xin kính chúc các thầy cô cũng như toàn thể gia đình
sức khỏe hạnh phúc và thành công.
Lạng Sơn, tháng 11 năm 2013
Sinh viên

Hà Hải Hoàng







4
LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành một kỹ sư được xã hội chấp nhận, mỗi sinh viên khi ra
trường cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững
vàng và sự hiểu biết xã hội. Do vậy, thực tập tốt nghiệp và việc hết sức quan
trọng giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học,vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, tiếp cận và làm quen với công việc.
Qua đó, sinh viên sẽ nâng cao trình độ, đồng thời tạo cho mình tác phong làm
việc khoa học, có tính sáng tạo, để ra trường phải là một cán bộ vững vàng lý
thuyết, giỏi về tay nghề đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần vào sự phát
triển của đất nước.
Xuất phát từ quan điểm trên được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và
thầy giáo hướng dẫn cũng như sự tiếp nhận của cơ sở. Em đã tiến hành thực
tập tại Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc với chuyên
đề: “Tình hình lợn con bị nhiễm bệnh phân trắng và so sánh hiệu quả điều
trị bệnh của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại Trang trại Công ty Cổ
phần giống lâm nghiệp Đông Bắc”
Được sự dẫn dắt tận tình của thầy giáo hướng dẫn GS.TS.Từ Quang
Hiển, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận. Tuy
nhiên do trình độ có hạn, bước đầu còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu.
Nên khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất
mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của thầy cô giáo để bài khóa luận
được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!



5
MỤC LỤC

Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 2
1.2. Những thuận lợi, khó khăn 4
1.2.1. Thuận lợi 4
1.2.2. Khó khăn 5
1.3. Nội dung, phương pháp tiến hành 5
1.3.1. Nội dung 5
1.3.2. Phương pháp tiến hành 5
1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 6
1.4.1. Công tác chăn nuôi 6
1.4.2. Công tác thú y 8
1.4.3. Công tác khác 11
1.5. Kết luận, tồn tại, đề nghị 12
1.5.1. Kết luận 12
1.5.2. Tồn tại 12
1.5.3. Đề nghị 12
Phần 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13
2.1. Đặt vấn đề 13
2.1.1. Mục đích của việc nghiên cứu 14
2.1.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài 14
2.1.3. Ý nghĩa của đề tài 14

2.1.3.1. Ý nghĩa khoa học 14
2.1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 14
2.2. Tổng quan tài liệu 14
2.2.1. Cơ sở khoa học 14
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ 14
2.2.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá 15
2.2.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt 17

6
2.2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch 17
2.2.1.5. Các thời kỳ quan trọng ở lợn con 18
2.2.2. Một số hiểu biết về E.coli 18
2.2.2.1. Đặc điểm hình thái 19
2.2.2.2. Đặc điểm nuôi cấy 19
2.2.2.3. Đặc tính sinh hoá 20
2.2.2.4. Cấu trúc kháng nguyên 20
2.2.2.5. Độc tố 21
2.2.2.6. Khả năng bám dính của vi khuẩn 22
2.2.2.7. Sức kháng của mầm bệnh 22
2.2.3. Bệnh phân trắng lợn con (Colibacillsis) 23
2.2.3.1. Tình hình dịch tễ của bệnh 23
2.2.3.2. Đường nhiễm bệnh 24
2.2.3.3. Quá trình sinh bệnh 24
2.2.3.4. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con 26
2.2.3.5. Triệu chứng lâm sàng 28
2.2.3.6. Bệnh tích 29
2.2.3.7. Phòng bệnh 29
2.2.3.8. Điều trị bệnh 30
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 32
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 32

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 33
2.4. Đối tượng, thời gian, nội dung, và phương pháp tiến hành 33
2.4.1. Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu 33
2.4.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.4.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 34
2.4.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.3.1.Phương pháp điều tra lợn con nhiễm bệnh phân trắng 34
2.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của hai loại thuốc 34
2.4.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 34
2.4.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 35

7
2.5. Kết quả và phân tích kết quả 36
2.5.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con của Trang trại công ty cổ phần
giống lâm nghiệp Đông Bắc 36
2.5.2. Tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi 37
2.5.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi 38
2.5.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt 39
2.5.5. Hiệu lực điều trị của 2 loại thuốc 40
2.5.6. Ảnh hưởng của các loại thuốc tới khả năng sinh trưởng của lợn con qua
các giai đoạn 41
2.5.7. Hạch toán chi phí thuốc thú y 42
2.6. Kết luận, tồn tại và đề nghị 43
2.6.1. Kết luận 43
2.6.2. Tồn tại 43
2.6.3. Đề nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐH : Đại học
PTNT : Phát triển nông thôn
KL : Khối lượng
LMLM : Lở mồm long móng
PTH : Phó thương hàm
Nxb : Nhà xuất bản
TT : Thể trọng
UBND : Ủy ban nhân dân
SS : Sơ sinh
VTM : Vitamin


9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Số liệu thống kê đàn vật nuôi qua 3 năm từ 2010 đến 2012 của
Thành phố Lạng Sơn 4

Bảng 1.2. Lịch tiêm phòng hàng năm của trang trại 8

Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 11

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 34

Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn con bị mắc bệnh phân trắng và chết theo đàn theo cá thể 36

Bảng 2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi 37

Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh phân trắng theo tháng trong năm 39


Bảng 2.6. So sánh hiệu lực của hai phác đồ điều trị 40

Bảng 2.7. Hạch toán chi phí thuốc thú y 42


1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thành phố Lạng Sơn là Thành phố nằm trong vùng Đông Bắc của Việt
Nam với giới hạn vĩ độ: 22
0
45 - 22
0
00 vĩ độ Bắc và: 106
0
39 - 107
0
00 độ kinh
đông nơi đây có dòng sông Kỳ Cùng chảy qua trung tâm Thành phố. Không
theo qui luật từ cội nguồn xuôi dòng đổ ra biển lớn như các dòng sông khác,
dòng sông Kỳ Cùng của Lạng Sơn lại chảy ngược lên hướng thượng nguồn và
sang đất Trung Quốc, nó bắt nguồn từ huyện Đình Lập của Lạng Sơn và chảy
theo hướng Nam - Bắc về huyện Quảng Tây - Trung Quốc. Thành phố Lạng
Sơn cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách biên giới Việt Trung 18 km, nằm trên
trục đường quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung

Quốc, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4B đi Quảng Ninh,
đường quốc Lộ 4A đi Cao Bằng. Thành phố nằm trên nền đá cổ, có độ cao
trung bình 250m so với mực nước biển, gồm các kiểu địa hình: xâm thục bóc
mòn, cacxtơ và đá vôi, tích tụ. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn
được quy hoạch thành một nút trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng
Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, thành một động lực kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, vùng
Đông Bắc Việt Nam, và sau năm 2010 trở thành một cực của Tứ giác kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
Theo Nghị định 82/2002/NĐ-CP, ranh giới thành phố Lạng Sơn được
xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng - huyện Cao Lộc.
Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch - huyện Cao Lộc và xã Vân
Thủy - huyện Chi Lăng
Phía Đông giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp Thành, Tân
Liên - huyện Cao Lộc.
Phía Tây giáp xã Xuân Long - huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp - huyện
Văn Quan.

2
* Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Thành phố Lạng Sơn nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa,
vào mùa đông thời tiết thường rất lạnh do có gió mùa đông bắc, gió bắc kèm
theo mưa phùn và sương muối đây chính là nguyên nhân làm khan hiếm thức
ăn cho trâu bò, làm cho nhiều trâu bò chết rét và chết đói vào mùa đông. Vào
mùa hè có gió đông nam, gió nam, gió tây nam nhiều giông và có mưa, có
năm chịu ảnh hưởng của bão. Ẩm độ trung bình 80-85% ẩm độ tương đối cao
trong các tháng mưa phùn dai dẳng.
* Địa hình đất đai
Thành phố Lạng Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.918,5 ha, trong
đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 1.240,56 ha, chiếm 15,66% diện tích đất tự

nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp đã sử dụng 1.803,7 ha, chiếm 22,78% diện
tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng 631,37 ha, chiếm 7,9% diện tích
đất tự nhiên.
* Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản ở Lạng Sơn chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát, đá cuội, sỏi
Có 2 mỏ đá vôi chưa xác định được trữ lượng, nhưng chất lượng đá vôi có
hàm lượng Cacbonac canxi rất cao đủ điều kiện để sản xuất xi măng. Mỏ đất
sét có trữ lượng trên 22 triệu tấn, dùng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây
dựng. Ngoài ra còn có một trữ lượng nhỏ vàng sa khoáng, kim loại đen
(Mangan), bôxit
1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
* Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội
- Tình hình kinh tế: Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hoá kinh tế
chính trị của Tỉnh Lạng Sơn, là đầu mối giao lưu, vận chuyển hàng hoá nhiều
thành phần: Nông lâm nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp - Xây
dựng cơ bản….
Về nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp chiếm 15,66% so với tổng
diện tích đất tự nhiên trong đó 10% đất có khả năng nông nghiệp.
Về lâm nghiệp: Việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được tiến hành
cách đây hơn 10 năm, ngày nay hầu hết đất trống đồi núi trọc đã được phủ
xanh. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 22,78% so với tổng diện tích đất tự

3
nhiên, diện tích đất đồi và đồng cỏ khá lớn rất thuận lợi cho việc phát triển
chăn nuôi trâu bò.
Về công nghiệp và xây dựng cơ bản: Trên địa bàn Thành phố có rất nhiều
công ty, nhà máy, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
* Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Vùng sản xuất nông nghiệp đã được phân vùng theo quy hoạch tổng thể
của Tỉnh, phát triển theo hướng thâm canh hình thành vùng sản xuất tập

trung, đáp ứng nhu cầu của vùng. Sản lượng ngành trồng trọt tăng 2,4%.
- Cây lương thực: Cây lúa cây ngô làm trọng tâm trên cơ sở đẩy mạnh
thâm canh đạt năng suất cao đảm bảo cung cấp lương thực trên phạm vi toàn
Thành phố tạo động lực cho việc phát triển kinh tế. Các giống lúa có năng
suất cao, khả năng phòng chống sâu bệnh tốt được chú trọng mở rộng ví dụ
như: giống lúa lai Sán ưu 63, Nhị ưu 838… xây dựng vùng lúa cao sản gồm
các xã Hoàng Đồng, Quảng Lạc, Mai Pha.
- Cây thực phẩm: Cây rau vẫn được chú trọng phát triển, một số loại
rau bắp cải, su hào, súp lơ, dưa chuột, rau ngồng, rau ngót, bồ khai
rừng…được coi là rau sạch đáp ứng nhu cầu rau xanh, tiêu dùng hàng ngày
cho người dân Thành phố và là cây thực phẩm được ưa thích của khách du
lịch mỗi khi lên Lạng Sơn.
- Cây công nghiệp: Cây lạc, cây đậu tương luôn được quan tâm phát
triển và được cải tạo về giống, sản lượng và chất lượng ngày càng cao làm
tăng sản lượng hàng năm đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường.
* Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Với tổng diện tích của Thành phố là 7.918,5 ha, dân số khoảng 140.000
người, mật độ dân cư bình quân 1.772 người/km
2
bao gồm 5 phường, 3 xã đời
sống của người dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí cao. Công tác
chăn nuôi chủ yếu ở 3 xã ngoại thị, tập quán chăn nuôi của người dân ở đây
tương đối tiến bộ so với các huyện, thị trong Tỉnh. Đó là nhờ việc đầu tư tạo
dựng chuồng trại nuôi riêng, đầu tư thức ăn con giống, công tác thú y được
cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn
gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh
cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Tỉnh.

4
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố trong

những năm qua được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1. Số liệu thống kê đàn vật nuôi qua 3 năm từ 2010 đến 2012 của
Thành phố Lạng Sơn
STT Chỉ tiêu (con) 2010 2011 2012
1 Tổng số lợn 16.352 14.541 14.203
2 Tổng số gia cầm 113.000 99.521 101.511
3 Tổng số trâu 2283 1973 1337
4 Tổng số bò 53 52 34
(Phòng thống kê Thành Phố Lạng Sơn)

Qua số liệu ở bảng trên chúng tôi thấy: Số lượng đàn gia súc gia cầm
có xu hướng giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do trong những năm gần
đây ngành chăn nuôi của thành phố Lạng Sơn nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn
nói chung bị ảnh hưởng của dịch bệnh và có rất nhiều đợt rét đậm rét hại nên
gia súc bị chết nhiều. So với số liệu chăn nuôi của toàn tỉnh thì đàn gia súc,
gia cầm của Thành phố chiếm tỷ lệ thấp. Song do vị trí quan trọng là đầu mối
giao thông qua lại hành ngày có số lượng động vật, sản phẩm động vật được
đưa từ các Tỉnh, huyện miền xuôi lên và ngược lại nên công tác phòng chống
dịch bệnh là hết sức quan trọng góp phần đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm
phát triển bình thường.
1.2. Những thuận lợi, khó khăn
Qua điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Lạng
Sơn chúng tôi rút ra một số nhận xét về những thuận lợi và khó khăn như sau:
1.2.1. Thuận lợi
- Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hoá, chính trị của tỉnh nên việc
buôn bán cũng như tiếp nhận những tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuận lợi hơn
so với các huyện trong Tỉnh.
- Được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng tới các chính sách phát
triển kinh tế, chính trị, ổn định tạo tiền đề cho nền kinh tế và xã hội phát triển.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển như: có hệ thống giao

thông, quốc lộ 1A, 1B, đường sắt, và đường biên giới với Trung quốc giúp

5
Lạng Sơn giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hoá thuận lợi với các Tỉnh miền
xuôi và Trung Quốc.
- Có nguồn lao động dồi dào, nguồn nhân lực được giáo dục, đào tạo
tốt, có tinh thần trách nhiệm cao.
1.2.2. Khó khăn
- Địa hình của Thành phố Lạng Sơn phức tạp, không bằng phẳng, có
nhiều đồi núi, quĩ đất xây dựng rất hạn chế. Khí hậu thay đổi thường xuyên,
đột ngột và nhận thức của người dân về tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm
còn hạn chế là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh, hạn chế sự sinh trưởng,
phát triển của gia súc, gia cầm và gây thiệt hại tới ngành chăn nuôi.
- Do thiếu giống vật nuôi và thực phẩm nên Thành phố phải nhập từ nơi
khác đến nên dịch bệnh dễ xảy ra.
- Việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm hàng năm vẫn chưa được
triệt để đồng thời việc giết mổ gia súc, gia cầm chưa được kiểm tra giám sát
chặt chẽ nên nguy cơ lây lan dịch bệnh thường xuyên đe doạ.
1.3. Nội dung, phương pháp tiến hành
1.3.1. Nội dung
-Trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện công tác phòng, trị bệnh
cho đàn lợn nuôi tại Trang trại công ty cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc.
Qua đó rèn luyện tay nghề. Nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác
phong nghề nghiệp.
- Tham gia phổ biến một số kiến thức kỹ thuật thú y cho công nhân ở Trang
trại. Cùng công nhân tiến hành vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi, trồng rau….
- Luôn khiêm tốn học hỏi, có lối sống đạo đức, nhiệt tình trong công
việc, khắc phục khó khăn, yêu ngành yêu nghề, phấn đấu hoàn thành nhiệm
vụ thực tập và nghiên cứu của mình.
1.3.2. Phương pháp tiến hành

- Điều tra tình hình thực tế của cơ sở nơi thực tập, phổ biến kỹ thuật
vào thực tiễn sản xuất.
- Xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể.
- Tích cực học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, tham khảo tài liệu sách báo,
lắng nghe đóng góp ý kiến của đồng nghiệp đi trước.

6
- Thường xuyên liên lạc, xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn.
- Mạnh dạn trong mọi công việc để nâng cao kiến thức và tay nghề.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.4.1. Công tác chăn nuôi
* Công tác giống
Trong chăn nuôi thì giống là tiền đề, nó đóng vai trò hết sức quan trọng
và có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất. Trang trại đã lấy giống Landrace để
làm đàn nái hạt nhân. Hình thức phối giống chủ yếu là truyền tinh nhân tạo.
Hàng ngày tôi cùng cán bộ kỹ thuật trong trại tham gia vào việc kiểm
tra đàn lợn động dục để tiến hành phối giống nhân tạo. Đồng thời cùng với
cán bộ kỹ thuật chọn lọc đàn lợn con đẻ ra, loại bỏ những con quá yếu, còi
cọc không đáp ứng nhu cầu sản xuất.
* Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng các loại lợn
- Chăm sóc quản lý lợn nái mang thai:
Để có đàn lợn con khỏe mạnh thì việc chăn sóc lợn nái chửa tốt là việc
hết sức quan trọng. Lợn nái mang thai được chia làm hai giai đoạn:
+ Nái chửa kỳ I (từ ngày 1 - ngày 84): Đây là giai đoạn trứng được thụ
tinh, phôi làm tổ ở tử cung, bào thai phát triển chậm nên thức ăn cung cấp
cho lợn giai đoạn này cần thỏa mãn nhu cầu duy trì và một phần phôi thai.
Dinh dưỡng đảm bảo 13% protein và năng lượng trao đổi là 2.800kcal/kg
thức ăn hỗn hợp.
+ Nái chửa kỳ II (từ ngày 85 - ngày đẻ): Đây là giai đoạn cuối của

quá trình mang thai, thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh của lợn con
quyết định ở giai đoạn này. Do vậy, thức ăn cung cấp cần thỏa mãn nhu cầu
duy trì của cơ thể lợn nái đồng thời đảm bảo cho thai phát triển nhanh.
Dinh dưỡng đảm bảo protein là 15 % và năng lượng trao đổi là
3000kcal/kg thức ăn hỗn hợp.
- Chăm sóc quản lý lợn nái nuôi con:
Lợn chửa cuối kỳ (cách 5-7 ngày trước khi đẻ) được chuyển từ
chuồng chửa lên chuồng đẻ. Trong thời gian này lợn được theo dõi chặt
chẽ và vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là bầu vú. Khi lợn có biểu hiện sắp đẻ: Cắn
ổ, phá máng, kiểm tra vú thấy có sữa đầu thì chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, phân
công người trực.

7
Lợn nái khi đẻ được chăm sóc rất kỹ lưỡng để có sức khỏe tốt. Nái sau
đẻ được chăm sóc với một quy trình nhất định: tiêm Han-pross (sau đẻ 1
ngày) nhằm chống viêm và đẩy hết sản dich ra ngoài; tiêm kháng sinh
Amoxycel để phòng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và cơ quan sinh dục.
Chế độ ăn của lợn nái đẻ: ngày đẻ thường nhịn, một ngày sau đẻ cho ăn
với khẩu phần bằng 1/3 so với bình thường, các ngày sau cho ăn tăng dần.
- Chăm sóc lợn từ 1- 21 ngày tuổi:
Lợn con sinh ra được lau nhớt rồi cho vào ô úm. Khi lợn mẹ đẻ xong,
nhanh chóng cho lợn con bú sữa đầu trên nguyên tắc là con nhỏ, yếu để bú ở
vú đầu. Khi lợn con khô rốn tiến hành cắt rốn và sát trùng rốn, bấm nanh, cắt
đuôi, bấm số tai cho lợn con.
Giai đoạn này lợn con phụ thuộc phần lớn vào lợn mẹ. Tuy nhiên, lợn
con cũng chịu ảnh hưởng rất lớn vào môi trường bên ngoài nên việc chăm sóc
kỹ cho lợn con là rất cần thiết.
+ Cần cung cấp nhiệt đầy đủ cho lợn con.
+ Giữ nền sàn luôn sạch sẽ, khô ráo.
+ Khi lợn con đến tuổi tập ăn (từ 7 - 10 ngày tuổi) bằng cám CP

550S. Máng cho lợn con tập ăn luôn giữ sạch sẽ, không lưu tồn thức ăn
thừa, chua, mốc…
+ Tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo lịch tiêm phòng của trại.
- Chăm sóc lợn con sau cai sữa:
Lợn con sau cai sữa được chuyển sang chuồng cai sữa. giai đoạn 21 -
28 ngày tuổi cho ăn thức ăn dành cho lợn con mới cai sữa (thức ăn chăn nuôi
Cagill - Red - 1012), giai đoạn 28 - 60 ngày tuổi sử dụng thức ăn chăn nuôi
Cagill - Pigtech 1 - 8002.
- Chăm sóc lợn thịt:
Chăm sóc lợn thịt tuy không đòi hỏi khắt khe như lợn con và lợn mẹ
song quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng có ảnh hưởng lớn tới tốc độ sinh
trưởng và phát triển của đàn lợn.
* Công tác vệ sinh
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng.
Chuồng trại được vệ sinh hàng ngày: cọ rửa máng ăn cho lợn, quét dọn
chuồng trại, quét vôi định kỳ, phun thuốc sát trùng 3 lần/tuần…

8
1.4.2. Công tác thú y
* Công tác tiêm phòng
Trong chăn nuôi với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho
thấy việc phòng bệnh là một khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật. Nó
quyết định rất lớn hiệu quả trong chăn nuôi. Tiêm vaccine cho gia súc tạo ra
trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động chống lạ sự xâm nhập của vi
khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy mà việc tiêm phòng vaccine
được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch quy định nhằm giảm đáng kể thiệt
hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.
Trong thời gian thực tập tôi đã cùng với cán bộ kỹ thuật tham gia vào
công tác tiêm phòng đàn lợn của trại theo lịch sau:
Bảng 1.2. Lịch tiêm phòng hàng năm của trang trại

Loại lợn Loại vaccine Thời gian tiêm
Liều lượng
(ml/con)
Lợn đực giống
Dịch tả Định kỳ 1 năm 2 lần 2
Farrosure Định kỳ 1 năm 2 lần 2
LMLM Định kỳ 1 năm 2 lần 2
Lợn nái hậu bị
Dịch tả Trước khi phối 4 tuần 2
Farrosure Trước khi phối 3 tuần 2
LMLM Trước khi phối 4 tuần 2
Lợn nái chửa
Dịch tả Trước đẻ 3 - 5 tuần 2
LMLM Trước đẻ 3 - 5 tuần 2
E.coli Trước đẻ 2 tuần 2
Nái đẻ Farrosure Sau đẻ 10 - 14 ngày 2
Lợn con
Suyễn lần 1 7 ngày tuổi 2
Suyễn lần 2 21 ngày tuổi 2
PTH lần 1 21 ngày tuổi 1
PTH lần 2 28 ngày tuổi 1
Tả lần 1 18 ngày tuổi 2
Tả lần 2 35 ngày tuổi 2
Tụ dấu 60 ngày tuổi 2
LMLM 35 ngày tuổi 2
Lepto lần 1 80 ngày tuổi 2
Lepto lần 2 100 ngày tuổi 2
(Nguồn: Trang trại Công ty Cổ phân giống lâm nghiệp Đông Bắc)

9

Tuy nhiên lịch tiêm phòng dịch bệnh có thể thay đổi tùy theo tình hình
diễn biến dịch bệnh ở địa phương. Thời gian tiêm phòng thường vào buổi
sáng lúc thời tiết mát mẻ đồng thời bố trí nhân lực để tiêm phòng được tiến
hành nhanh chóng đồng loạt.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để việc điều trị gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán kịp thời
và chính xác giúp chúng người chăn nuôi đưa ra được phác đồ điều trị có
hiệu quả làm giảm được tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và đồng
thời còn giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày cùng với việc
theo dõi bệnh lợn con phân trắng ở những ô thí nghiệm, tôi còn tham gia
việc theo dõi lợn ở tất cả các ô chuồng nhằm phát hiện lợn ốm. Tôi đã tham
gia điều trị một số bệnh sau:
* Bệnh phù đầu ở lợn
- Nguyên nhân: Bệnh thường xảy ra ở lợn con, do vi khuẩn E.coli gây ra.
- Triệu chứng: Con vật mệt mỏi, biếng ăn,sốt, có hiện tượng sợ ánh
sáng, đi lại khó khăn, sau thấy hai chân choãi ra, mí mắt sưng, đầu và mặt phù
thũng. Có con thở khò khè, có hiện tượng chết ở những con to đầu đàn. Bệnh
phát triển nhanh, lợn chết đột ngột. Xác chết thâm đen ở phần tai, da đỏ ở
phần bụng, mắt và đầu phù thũng
- Điều trị bệnh:
+Dùng thuốc Tylo-DC 1ml/7kgTT/ngày, tiêm sâu vào bắp thịt
+ Kết hợp dùng thêm Multivitamin 2ml/con/ngày, tiêm bắp
Dùng thuốc liên tục trong 3 ngày.
*Phân trắng lợn con
Bệnh lợn con phân trắng xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào vụ
Đông Xuân - Xuân Hè, sau những trận mưa, những lúc thời tiết thay đổi đột
ngột, những ngày có ẩm độ cao.
- Nguyên nhân: bệnh do trực khuẩn E.coli có hại thuộc vi khuẩn đường
ruột Enterobacteriaceae. Bệnh do E.coli là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh
xảy ra ở hầu hết các cở sở chăn nuôi lợn sinh sản. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở

lợn con theo mẹ.

10
Ngoài ra, những nguyên nhân khác làm cho lợn con tăng mức độ
cảm nhiễm E.coli như: Chuồng trại bẩn, vệ sinh chăm sóc kém, ẩm ướt,
bầu vú lợn mẹ bẩn, thức ăn cho lợn mẹ không đảm bảo vê sinh, thời tiết
thay đổi đột ngột…
- Triệu chứng: khi lợn mắc bệnh có biểu hiện chậm chạp, bú ít hoặc bỏ
bú (khi bị nặng và kéo dài), thân nhiệt thường hạ sau vài giờ đến một ngày.
Lợn đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám hoặc
hơi vàng, cá biệt có con đi lẫn máu, mùi tanh khắm. Lợn con tóp bụng lại, da
nhăn nheo, lông xù, đi đứng xiêu vẹo, phân dính bê bết xung quanh hậu môn
và kheo chân. Lợn bệnh gầy sút nhanh, niêm mạc nhợt nhạt. Nếu không điều
trị kịp thời, lợn con có thể chết do suy nhược.
- Điều trị: Để điều trị bệnh có hiệu quả, người ta phải khắc phục những
nguyên nhân trên bằng cách sử dụng thuốc nhằm diệt khuẩn để hạn chế sự
mất nước và chất điện giải.
Có nhiều loại thuốc để điều trị bệnh nhưng tôi sử dụng chủ yếu 2
loại thuốc sau:
+ Norfacoli: với liều dùng 1ml/10kgTT/ngày, tiêm bắp.
+ Multibio: với liều dùng 1ml/10kgTT/ngày, tiêm bắp.
Trong điều trị còn kết hợp với một số lợi Vitamin như: B.complex,
Vitamin C, chất điện giải cho uống.
* Bệnh suyễn lợn
Bệnh suyễn lợn hay còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương, là một bệnh
truyền nhiễm ở phổi do Mycoplasma hyponeumoniae gây ra.
- Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do Mycoplasma hyponeumoniae
gây ra, kết hợp với nhiều loại vi trùng giúp cho bệnh duy trì và phát triển như;
Pasteurella, Streptococcus, E.coli, Samonella…
Bệnh suyễn phát sinh luôn kèm theo những điều kiện như: Tiểu khí

hậu chuồng nuôi kém, hàm lượng Amoniac trong không khí cao (> 50ppm),
biên độ nhiệt trong ngày thay đổi lớn, bụi bặm và các stress do chăn nuôi,
quản lý kém…
- Triệu chứng: thời gian nung bệnh từ 10 - 12 ngày. Thời gian đầu lợn
kém ăn, mệt mỏi, sốt, tăng trọng thấp, ho thở khó khăn, thở ngồi, khi thay đổi
thời tiết lợn thở có tiếng khò khè. Lợn ho nhiều vào ban đêm, đặc biệt là khi
vận động nhiều.

11
- Điều trị:
+ Anflox - TTS 1ml/10kg TT, tiêm bắp, 2lần/ ngày
+ Kết hợp dung thêm Cafein, VitaminC và B.complex.
Điều trị liên tục trong 5 ngày.
1.4.3. Công tác khác
Ngoài công tác phòng và trị bệnh trên thì trong thời gian thực tập em
cũng trực tiếp tham gia một số công tác khác như:
- Tiêm Dextran -Fe cho lợn con ở 3 và 7 ngày tuổi
- Đỡ đẻ lợn, bấm nanh, bấm tai
- Thiến lợn đực ở 7 ngày tuổi.
- Khử trùng, vệ sinh chuồng trại.
- Tẩy giun sán cho lợn.
- Cân xuất bán lợn thịt.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được trình bày ở bảng 1.3
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung
Số lượng

(con)
Kết quả
Số lượng (con)


Tỷ lệ(%)
I. Tiêm phòng vacine

An toàn
Vacine PTH 235 235 100
Vacine dịch tả lợn 158 158 100
Vacine THT 125 125 100
Vacine LMLM 96 96 100
II.Chẩn đoán và điều trị bệnh


Khỏi
Phân trắng lợn con 120 117 97,5
Bệnh suyễn lợn 25 23 92,00
Sưng phù đầu 11 8 72,73
Bệnh viêm tử cung 8 8 100
III. Công tác khác

An toàn
Tiêm Dextran - Fe 185 185 100
Thiến lợn đực 3 3 100
Đỡ đẻ cho lợn nái 2 2 100

12
1.5. Kết luận, tồn tại, đề nghị
1.5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại Trang trại công ty cổ phần giống lâm nghiệp
Đông Bắc được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ của
cán bộ, công nhân tại cơ sở thực tập cùng với sự cố gắng của bản than tôi đã

thu được một số kết quả sau;
- Củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học thông qua quá trình
thực tế tại cơ sở.
- Biết cách sử dụng một số vacine phòng bệnh và thuốc điều trị cho đàn lợn.
- Tay nghề nâng cao rõ rệt.
- Mạnh dạn, tự tin vào khả năng của mình trong công việc.
- Học hỏi những phương pháp nghiên cứu khoa học, trau dồi thêm
những kiến thức mới.
1.5.2. Tồn tại
Qua thời gian thực tập, bám sát thực tế sản xuất bản thân em nhận thấy
còn một số vấn đề tồn tại như sau:
- Do chưa có kinh nghiệm thực tế trong sản xuất, mặt khác còn nhiều
hạn chế về mặt chuyên môn nên chưa chủ động trong công tác phòng, phát
hiện và điều trị cho vật nuôi.
- Trình độ công nhân của trang trại còn hạn chế, nên công tác vệ sinh
thú y, phòng trị bệnh cho đàn lợn còn ở mức thấp.
1.5.3. Đề nghị
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật, phổ biến kiến thức thú y cho công nhân
của trang trại.
- Áp dụng những kỹ thuật chăn nuôi thú y mới trong sản xuất.
- Cần đẩy mạnh và triệt để hơn nữa công tác tiêm phòng.
- Trang bị đầy đủ các loại thuốc thú y cần thiết chủ động trong việc
điều trị bệnh





13
Phần 2

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: "Ttình hình lợn con bị nhiễm bệnh phân trắng và so
sánh hiệu quả điều trị bệnh của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại
Trang trại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc"
2.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta trong những năm gần đây đã và đang phát
triển ngày càng mạnh với nhiều hình thức, quy mô khác nhau, từ chăn nuôi
theo hộ gia đình đến các mô hình chăn nuôi theo mô hình trang trại với số
lượng vật nuôi lớn.
Chăn nuôi lợn ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong nền sản xuất
nông nghiệp. Nó là nguồn thu nhập đáng kể của người nông dân góp phần
xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
chung của đất nước.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, sự gia tăng của đàn gia
súc, người chăn nuôi gặp không ít khó khăn do dịch bệnh gây ra. Một trong
những bệnh thường gặp gây nhiều thiệt hại trong chăn nuôi là bệnh phân
trắng lợn con (Colibacillosis). Bệnh này phát triển mạnh, đặc biệt ở các
vùng chăn nuôi lợn tập trung. Nếu không được quan tâm chăm sóc, hộ lý
tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể tới 100 % và tỷ lệ chết cũng rất cao, nhất ở giai
đoạn từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi .
Nguyên nhân chính gây bệnh lợn con phân trắng trong giai đoạn theo
mẹ chủ yếu là do trực khuẩn đường ruột, cụ thể là do trực khuẩn Escherichia
coli (E.coli) sống ở ruột già gây nên.Vi khuẩn E.coli thuộc họ vi khuẩn nhỏ,
Gram(-), có sức đề kháng cao đối với điều kiện ngoại cảnh . Ngoài ra, điều
kiện thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, chuồng trại, điều kiện vệ sinh, chế
độ nuôi dưỡng kém…cũng là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con.
Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới còi cọc chậm lớn, sức khỏe yếu và
có thể dẫn tới tử vong. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng con
giống cũng như năng suất chăn nuôi và gây thiệt hại to lớn đến nền kinh tế.


14
Từ thực trạng trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề

:” Tình
hình lợn con bị nhiễm bệnh phân trắng và so sánh hiệu quả điều trị bệnh
của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli tại Trang trại Công ty cổ phần
giống lâm nghiệp Đông Bắc”
2.1.1. Mục đích của việc nghiên cứu
- Nắm bắt được tình hình lợn con bị nhiễm bệnh phân trắng ở cơ sở và
biết được hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Multibio và Norfacoli.
- Rèn luyện tay nghề, nâng cao hiểu biết về chăn nuôi lợn nói chung,
lợn con nói riêng.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu của chuyên đề
- Xác định tình hình lợn con bị nhiễm bệnh phân trắng tại trang trại
Công ty cổ phần giống lâm nghiệp Đông Bắc.
- Xác định hiệu quả sử dụng giữa hai loại thuốc Norfacoli và Multibio trong
phòng trị bệnh phân trắng cho lợn con giai đoạn theo mẹ.
2.1.3. Ý nghĩa của đề tài
2.1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài là thông tin khoa học về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
lợn con và một số đặc điểm và bệnh lý lâm sàng của bệnh phân trắng lợn con.
2.1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học khuyến cáo cho người chăn nuôi
áp dụng các quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn,
góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ
Lợn con trong giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng phát dục rất

nhanh.Theo dõi tốc độ tăng trưởng của lợn con thấy rằng khối lượng lợn con
lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày
tuổi gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày gấp 7- 8 lần, lúc 50 ngày tuổi gấp 10 lần, lúc
60 ngày tuổi gấp 12- 14 lần.

15
Lợn con bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nhưng không
đều qua các giai đoạn. Tốc độ nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ
giảm xuống. Có sự giảm này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do
lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn
con bị giảm thường kéo dài 2 tuần, đây được gọi là giai đoạn khủng hoảng
của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế giai đoạn này bằng cách cho lợn tập ăn
sớm và bổ sung Dextran-Fe cho lợn con vào 3 - 7 ngày tuổi
Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ
chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ
được 9- 14 g protein/kg khối lượng. Trong khi đó, lợn lớn chỉ tích luỹ được
0,3- 0,4 g protein/kg khối lưọng. Qua đó, ta thấy cường độ trao đổi chất ở
lợn con và lợn trưởng thành chênh lệch khá lớn. Mặt khác ta biết lợn con
trong thời kỳ này chỉ tích luỹ nạc là chính. Vì vậy tiêu tốn thức ăn ít hơn
so với lợn trưởng thành.
Trần Văn Phùng (2004) và cs [11] cho biết : Các thành phần trong cơ
thể lợn thay đổi rất nhiều, hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần theo tuổi,
đặc biệt lợn càng lớn thì giảm càng nhiều. Hàm lượng lipit tăng nhanh thao
tuổi từ khi mới đẻ đến 3 tuần tuổi. Hàm lượng protein cũng tăng nhanh theo
tuổi nhưng với hàm lượng không nhất định. Hàm lượng khoáng có biến đổi
liên quan đến quá trình tạo xương. Từ lúc mới đẻ đến 3 tuần tuổi có hàm
lượng khoáng giảm đáng kể và ở giai đoạn 21- 56 ngày tuổi giảm không đáng
kể
2.2.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá
Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa được

hoàn thiện, chủ yếu là sự tăng về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già
Dung tích dạ dày của của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ
sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày
lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít)

16
Dung tích ruột non của lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc
20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 5 lần (dung tích ruột non lúc sơ
sinh khoảng 0,11 lít)
Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ
sinh,lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần
(dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít)
Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Cam Túc (Trung Quốc) năm
1961 cho thấy như sau: Lợn càng nhỏ thì manh tràng càng lớn và niêm mạc
dạ dày phát triển rất nhanh. Cùng với sự phát triển cả chiều dài đường ruột,
dịch tiết cũng tăng lên, dịch vị của lợn thay đổi rất nhiều,trong vòng 1 tháng
đầu ion H
+
rất thấp thậm chí không có khả năng diệt trùng. Acid chlohydiric
(HCl) bắt đầu được tiết ra sau một tháng tuổi và sau thời gian bú sữa nồng độ
mới tăng lên, các tuyến tiêu hoá dần dần hoàn thiện làm cho khả năng tiêu
hoá cũng tăng lên. Bộ máy tiêu hoá của lợn con biến đổi theo độ tuổi, ở giai
đoạn theo mẹ thì pH của dạ dày còn thấp và tăng dần theo độ tuổi (cụ thể: Khi
lợn con được 3 tuần tuổi pH của dạ dày là 2,28, khi lợn con được 9 tuần tuổi
pH trong dạ dày là 4,96)
Một số tác giả khác lại cho rằng lợn con trước 1 tháng tuổi dịch vị
không có HCl tự do nên không có khả năng thiêu hoá protein của thức ăn vì
HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinogen không hoạt động thành men
pepsin hoạt động và men này có khả năng tiêu hoá protein .
Nhiều tác giả lại cho rằng lợn trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng

tiêu hoá, thực tế của dịch vị có enzym. Sự tiêu hoá tiêu hoá của dịch vị tăng
theo tuổi một cách rõ rệt. Khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt
kích thích tiết dịch vị mạnh, hơn nữa dịch vị thu được khi cho ăn thức ăn hạt
chứa HCl nhiều hơn và sức tiêu hoá nhanh hơn dịch vị khi cho ăn sữa.
Men amilaza và maltazacó từ khi lợn con mới đẻ song hoạt tính thấp,
sau 3 tuần tuổi mới tiêu hoá tinh bột nhanh và mạnh.
Men saccaraza: Đối với lợn dưới 2 tuần tuổi thì hoạt tính thấp.

×