i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN HỮU HUỲNH
ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM PHÂN VÙNG
BẢO TỒN THÍCH NGHI ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY - NAM ĐỊNH
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số : 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Hùng
Thái Nguyên - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, nội dung công trình nghiên cứu khoa học là của
riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học của tác giả
khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Huỳnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá 19 giai
đoạn 2011 - 2013 tại trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng QL ĐT Sau đại học trường Đại học Nông lâm -
Đại học Thái Nguyên. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý
báu đó.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Hoàng Văn Hùng đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và những kết quả đã đạt
được hôm nay, tôi không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của các
thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên và các thầy cô
giáo hợp tác giảng dạy tại Phòng QL ĐT Sau đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Vườn Quốc gia Xuân Thủy - tỉnh
Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý
kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Hữu Huỳnh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học 5
1.1.1. Một số khái niệm 5
1.1.2. Các công ước quốc tế 6
1.1.3. Cơ sở thực tiễn 6
1.1.4. Cơ sở pháp lý 8
1.2. Tổng quan về GIS - Geographic Information System 9
1.2.1. Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý 9
1.2.2. Các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin địa lý 10
1.3. Tổng quan về viễn thám 11
1.3.1. Khái niệm về viễn thám 11
1.3.2. Thành phần cơ bản và nguyên lý làm việc của viễn thám 12
1.4. Các nghiên cứu tương tự trên thế giới 13
1.5. Các nghiên cứu tương tự ở Việt Nam 19
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 25
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 25
iv
2.2.2. Thời gian tiến hành 25
2.3. Nội dung nghiên cứu 25
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên v.v. tác động tới đa
dạng sinh học của VQG 25
2.3.2. Hiện trạng đa dạng sinh học khu hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Xuân
Thủy, tỉnh Nam Định 25
2.3.3. Số hóa ảnh vệ tinh tạo bản đồ nền 25
2.3.4. Phân cấp mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với bảo tồn đa dạng sinh
học và xây dựng các lớp bản đồ theo các yếu tố nhạy cảm 25
2.3.5. Ứng dụng phần mềm ArcGIS xây dựng bản đồ phân vùng bảo tồn theo
mức độ nhạy cảm dựa trên ảnh viễn thám làm bản đồ nền. 26
2.3.6. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Xuân Thủy,
Nam Định 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu và phân vùng 26
2.4.2. Lựa chọn và thiết lập ô nghiên cứu 27
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn 27
2.4.4. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ 27
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Kết quả điều tra cơ bản 30
3.1.1. Vị trí địa lý 30
3.1.2. Đặc điểm địa hình 31
3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng 31
3.1.4. Đặc điểm khí hậu 31
3.1.5. Đặc điểm của lớp thực bì 32
3.2. Hiện trạng đa dạng sinh học khu hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy,
tỉnh Nam Định 34
3.2.1. Đa dạng về lớp phủ thực vật rừng 34
3.2.1.1. Rừng ngập mặn 34
3.2.1.2. Rừng Phi lao. 35
3.2.1.3. Hiện trạng đất trống và mặt nước 35
3.2.1.4. Các kiểu Sinh cảnh đất ngập nước 35
3.2.2. Đa dạng mức độ loài 41
v
3.2.3. Đa dạng sinh học khu hệ thực vật thủy sinh của Vườn quốc gia Xuân Thủy,
tỉnh Nam Định 43
3.2.3.1. Thực vật ngập nước định kỳ 43
3.2.3.2. Thực vật ngoi lên mặt nước 44
3.2.3.3. Thực vật có lá nổi trên mặt nước. 45
3.2.3.4. Thực vật chìm trong nước 46
3.2.3.5. Lớp chim 46
3.2.3.6. Lớp thú 48
3.2.3.7. Các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng 48
3.2.3.8. Tài nguyên thuỷ sản 48
3.3. Kết quả số hóa ảnh vệ tinh 51
3.4. Kết quả phân cấp mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với bảo tồn đa dạng
sinh học và xây dựng các lớp bản đồ theo các yếu tố nhạy cảm đó 52
3.4.1. Phân cấp yếu tố quản lý rừng 52
3.4.2. Phân cấp theo sinh kế 53
3.4.3. Phân cấp mức độ che phủ 54
3.4.4. Phân cấp yếu tố thủy văn 55
3.4.5. Phân cấp theo yếu tố khoảng cách tới các khu dân cư 56
3.5. Bản đồ chồng ghép 57
3.6. Đề xuất biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học 58
3.6.1. Với UBND tỉnh Nam Định 58
3.6.2. Những đề xuất với Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
1. Kết luận 61
2. Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA
CBD : Công ước về đa dạng sinh học
CITES : Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã
nguy cấp
BÐKH : Biến đổi khí hậu
ĐNN : Đất ngập nước
ĐDSH : Đa dạng sinh học
HST : Hệ sinh thái
MAB : Chương trình con người và sinh quyển
PTNT : Phát triển nông thôn
RNM : Rừng ngập mặn
IPGRI : Viện tài nguyên di truyền quốc tế
IUCN : Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên
SĐVN : Sách đỏ Việt Nam
UBND : Uỷ ban nhân dân
OTC : Ô tiêu chuẩn
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
VQG : Vườn Quốc Gia
WWF : Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng các loài thực vật tìm thấy trong vùng RNM ven biển huyện
Giao Thủy 7
Bảng 2.1. Phân cấp yếu tố quản lý rừng 28
Bảng 2.2. Phân cấp mức độ ảnh hưởng của yếu tố thủy văn 28
Bảng 2.3. Phân cấp mức độ che phủ 28
Bảng 2.4. Phân cấp yếu tố khoảng cách tới các khu dân cư 28
Bảng 2.5. Phân cấp theo yếu tố sinh kế 29
Bảng 3.1. Thành phần thực vật bậc cao có mạch VQG Xuân Thuỷ 41
Bảng 3.2. Thực vật có lá nổi trên mặt nước 46
Bảng 3.3. Danh lục các loài chim quý hiếm tại VQG Xuân Thuỷ 47
Bảng 3.4. Kết quả phân cấp yếu tố quản lý rừng 52
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả phân cấp theo yếu tố sinh kế 53
Bảng 3.6. Kết quả phân cấp mức độ che phủ 54
Bảng 3.7. Kết quả phân cấp mức độ ảnh hưởng của yếu tố thủy văn 55
Bảng 3.8. Kết quả phân cấp theo yếu tố khoảng cách tới các khu dân cư 56
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý 10
Hình 1.2. Nguyên lý thu nhận ảnh vệ tinh 12
Hình 3.1: Bản đồ vị trí Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Nam Định 30
Hình 3.2. Ảnh vệ tinh VQG Xuân Thủy 51
Hình 3.3. Bản đồ nền của vườn quốc gia 51
Hình 3.4. Bản đồ phân cấp yếu tố quản lý rừng 52
Hình 3.5. Bản đồ phân cấp theo yếu tố sinh kế 53
Hình 3.6. Bản đồ phân cấp mức độ che phủ 54
Hình 3.7. Bản đồ phân cấp mức độ ảnh hưởng của yếu tố thủy văn 55
Hình 3.8. Bản đồ phân cấp theo yếu tố khoảng cách tới các khu dân cư 56
Hình 3.9. Bản đồ phân vùng đa dạng theo các yếu tố nhạy cảm 57
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì sự mất mát về đang dạng sinh học
cũng đã diễn ra. Đặc biệt các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị nhiều loài quý
hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng (Hoàng Văn Hùng và cs, 2012) [15].
Trong tiến trình tiếp theo đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức và hành động đầy đủ
hơn để đạt được sự bền vững, trong đó nhu cầu nghiên cứu để bảo tồn các loài đặc
hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng có nhiều giá trị không chỉ về sinh học mà
còn về sinh thái môi trường (Đặng Kim Vui và cs, 2013) [27].
Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có giới hạn
và chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó đang làm giảm tính
đa dạng sinh học. Mỗi năm, dân số loài người ngày càng tăng hơn so với trước đây,
các loài đang bị diệt vong với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử (Rod Buckney et al.,
2011), [34]. Các hoạt động của con người ngày càng làm suy giảm khả năng chu
cấp cho sự sống của Trái đất, sự tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng lại đòi hỏi ngày
càng nhiều tài nguyên thiên nhiên (Hoàng Văn Hùng và Nguyễn Thanh Hải,
2011)[14]. Những tác động có tính hủy diệt cùng lúc gây ra bởi một số lượng lớn
những người nghèo và một số ít người giàu có nhu cầu tiêu thụ tài nguyên thiên
nhiên đang dần phá vỡ sự cân bằng vốn đã và đang tồn tại giữa nhu cầu tiêu thụ tài
nguyên của con người và khả năng đáp ứng của Trái đất (Aronson, J and Shmida,
A., 1992) [29]. Sự xói mòn các hệ thống hỗ trợ cuộc sống hành tinh sẽ còn tiếp diễn
cho đến khi con người cân bằng được nhu cầu của mình với các quá trình và khả
năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên thiên. Do đó các vấn đề liên quan đến bảo
tồn đa dạng sinh học không thể tách rời các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
(Nguyễn Viết Cách, 2005); [4].
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, các ứng dụng GIS (Geographic Information System) được liên tục phát triển
trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường (Đặng Kim Vui và cs, 2013;
Hoàng Văn Hùng và cs, 2012)[26], [15]. Từ chương trình kiểm kê nguồn tài nguyên
thiên nhiên của Canada trong những năm 1960, đến những chương trình GIS cấp
2
bang của Mỹ bắt đầu vào cuối những năm 1970, đến mô hình hóa quản lý và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ngày càng hữu hiệu (Phạm Ngọc Thạch và
cs, 2007; Nguyễn Tứ Dần, 2008)[20], [5]. Xu hướng hiện nay trong quản lý tài
nguyên và môi trường là sử dụng tối đa khả năng cho phép của GIS. Sự phát triển của
phần cứng máy tính có nhiều khả năng hơn, mạnh hơn và các ứng dụng GIS cũng trở
nên thân thiện hơn với người sử dụng bởi các khả năng hiển thị ba chiều, các công cụ
phân tích không gian và giao diện tùy biến (Nguyễn Huy Anh và cs, 2008)[1]. Nhờ
khả năng xử lý tập hợp dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức tạp nên GIS thích hợp
với nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường. Các mô hình phức tạp cũng có thể
dễ dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng GIS (Phạm Vọng Thành, 2001; Trần Thị
Băng Tâm, 2006)[22],[19].
Công nghệ viễn thám, một trong những thành tựu khoa học vũ trụ, đã đạt đến
trình độ cao và trở thành kỹ thuật phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
kinh tế - xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu ứng dụng công nghệ viễn thám
trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên và môi
trường ngày càng gia tăng nhanh (Bảo Huy, 2006; Nguyễn Thế Thận và Trần Công
Yên, 2000)[17],[25]. Những kết quả thu được từ công nghệ viễn thám giúp các nhà
khoa học và các nhà hoạch định chính sách lựa chọn các phương án có tính chiến lược
về sử dụng và quản lý tài nguyên và môi trường. Việc sử dụng các thông tin viễn thám
tích hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cùng
với các quan trắc bề mặt sẽ đáp ứng khách quan và đa dạng các thông tin cần thiết phục
vụ công tác nghiên cứu giám sát và dự báo khí tượng thủy văn, khí tượng nông nghiệp
và môi trường, mà đặc biệt là phục vụ cho công tác giám sát và cảnh báo tác hại của
thiên tai để có biện pháp phòng tránh và ứng phó kịp thời (Phan Thị Ngọc Diệp, 2001;
Trương Phương Dung, 2006)[6][8].
Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia đem lại giá trị lớn về kinh tế,
môi trường và là nơi lưu trữ nguồn gen động thực vật quý hiếm. Những giá trị này
chịu ảnh hưởng rất lớn từ vùng nằm sát ranh giới (vùng đệm) với các khu bảo tồn.
Theo phân loại của Trung tâm Viễn thám, cả nước hiện có 45 vùng nhạy cảm môi
3
trường, bao gồm các vùng sinh thái thiên nhiên, kinh tế - xã hội, địa hình đặc
biệt dễ xảy ra tai biến, bị ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Tháng 01/1989 Vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Xuân
Thuỷ (sau là VQG Xuân Thủy) được UNESCO chính thức công nhận gia nhập
công ước Ramsar (Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan
trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi di trú của những loài chim nước) (Nguyễn
Viết Cách, 2005)[4]
Tháng 12/2004, UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng ven
biển châu thổ sông Hồng, trong đó VQG Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan
trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà
trường, Phòng Quản lý đào tạo sau đai học, Khoa Tài nguyên và Môi trường
và sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Hoàng văn Hùng, tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Ứng dụng GIS viễn thám phân vùng bảo tồn thích nghi đa dạng
sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định”.
2. Mục đích, mục tiêu của đề tài
- Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu phân vùng thích nghi bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp
bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
- Mục tiêu cụ thể của đề tài:
+ Nghiên cứu khả năng ứng dụng của công nghệ GIS và viễn thám trong
phân vùng bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Phân vùng bảo tồn đa dạng sinh học theo mức độ nhạy cảm
+ Đề xuất phương hướng bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy
Nam Định.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đây là cơ hội cho người đọc hiểu thêm về gis, đồng thời cũng có cơ hội
nâng cao sự hiểu biết về việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng và tích hợp các phần mềm tin học ứng dụng.
4
- Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra
các quyết định đúng đắn trong việc thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn đa
dạng sinh học tại vườn quốc gia Xuân Thủy Nam Định.
- Quy trình thực hiện có thể áp dụng để phân vùng bảo tồn cho vườn quốc
gia Xuân Thủy Nam Định.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
Đa dạng sinh học (Biodiversity) là sự giàu có, phong phú và đa dạng về
nguyên liệu di truyền, về loài và các hệ sinh thái. Vì vậy, đa dạng sinh học bao gồm
đa dạng ở mức độ trong loài là sự đa dạng, phong phú các gen trong quần thể gọi là
đa dạng di truyền hay đa dạng gen; đa dạng ở mức độ loài là sự phong phú các loài
gọi là đa dạng loài; và sự phong phú về các hệ sinh thái gọi là đa dạng sinh thái.
Định nghĩa do Quỹ bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF (1989) quan niệm: ĐDSH
là dự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi
sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp
cùng tồn tại trong môi trường.
Bảo tồn đa dạng sinh học (Conservation of biodiversity) là việc quản lý mối
tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang
lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn suy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng
nhu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai (Từ điển đa dạng sinh học và phát triển
bền vững, 2001). Nguyên lý khoa học của bảo tồn đa dạng sinh học chính là sinh học
bảo tồn. Theo Soule (1985): Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây
dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học với hai mục đích: Một là
tìm hiểu những tác động tiêu cực do con người gây ra đối với các loài, các loài, các
hệ sinh thái, hai là xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của
các loài.
Phân vùng sinh thái là dựa trên phân tích các điều kiện tự nhiên không gian môi
trường của từng vùng từ đó phân chia ra các vùng sinh thái khác nhau.
Khái niệm môi trườn: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt
Nam năm 2005 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
6
Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong
một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
1.1.2. Các công ước quốc tế
- Việt Nam đã tham gia nhiều chương trình như chương trình con người và
sinh quyển (MAB - Man and Biosphere Programme) của UNESCO.
- Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật
hoang dã nguy cấp) vào năm 1994.
- Công ước về biến đổi khí hậu (Climate change): thỏa thuận này đòi hỏi các
nước công nghiệp phải giảm đến mức tới hạn các chất gây ô nhiễm như Dioxit cacbon
và các khí nhà kính khác do họ ngây ra và phải thường xuyên làm báo cáo về kết quả
của tiến trình này. Công ước nêu rõ các khí nhà kính phải được duy trì ổn định ở mức
không làm ảnh hưởng đến khí hậu trên trái đất.
- Công ước về đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity): Công
ước đa dạng sinh học được UNEP khởi thảo từ năm 1988, trải qua nhiều lần gặp gỡ và
bàn bạc giữa các quốc gia đến ngày 5/6/1992 tại hội nghị quốc tế về môi trường và phát
triển Rio, 168 nước đã ký vào bản công ước và được thực thi vào ngày 28/11/1994.
Công ước về đa dạng sinh học gồm có phần mở đầu, 42 điều, 2 bản phụ lục. Việt Nam
đã ký công ước đa dạng sinh học vào tháng 10/1994 và đã trở thành thành viên thứ 99
của công ước này. Tất cả nội dung của công ước đưa ra 3 mục tiêu chính:
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
Theo nghiên cứu của Gs.Ts. Phan Kế Lộc năm 1999 có 99 loài thực vật bậc cao
có mạch thuộc 33 họ đã được thống kê tại VQG Xuân Thủy. Chuyên đề thực vật phục
vụ cho dự án đầu tư VQG đã phát hiện và thống kê thêm 16 loài thuộc 9 họ, nâng số
loài lên 116 loài thuộc 99 chi và 42 họ. Thực vật nổi đã bước đầu được Viện Nghiên
cứu Hải sản và Sở Thuỷ lợi Nam Hà nghiên cứu và đã công bố là 64 loài.
Qua khảo sát vùng RNM các xã ven biển huyện Giao Thuỷ, Phan Nguyên
Hồng và cs (1991)[13] đã thống kê được tổng số 182 loài thuộc 137 chi của 60 họ
thực vật có mạch. Lớp Hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 123 loài (chiếm
67,4% tổng số loài) thuộc 47 họ. Ngành Dương xỉ có số loài chiếm tỷ lệ ít nhất, 8 loài
7
(4,3%) thuộc 6 chi của 5 họ. Các loài thuộc lớp Một lá mầm mặc dù chỉ có 51 loài
(chiếm 28,3%) thuộc 8 họ nhưng chúng là những loài có số lượng cá thể lớn trong
các bãi cỏ, ngập nước triều định kỳ hoặc triều cao.
Bảng 1.1. Số lượng các loài thực vật tìm thấy trong vùng RNM ven biển huyện
Giao Thủy
Taxon
Họ Chi Loài
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1. Khuyết thực vật -
Psilotophyta
5 8,3 6 4,4 8 4,3
2. Thực vật hạt kín -
Angiospermae
55 91,7 131 95,6 176 95,7
2.1. Thực vật hai lá mầm -
Dicotyledones
47 78,3 102 74,5 124 67,4
2.2. Thực vật một lá mầm -
Monocotyledones
8
13,4
29 21,1 52 28,3
Tổng cộng 60 100 137 100 182 100
Thành phần thực vật tương đối nghèo so với rừng nhiệt đới ẩm trên vùng đồi
núi, thể hiện ở các ngành thực thực vật. Chỉ có 2 ngành thực vật có mặt tại khu vực
VQG, đó là khuyết thực vật và thực vật hạt kín. Trong hai ngành này, thực vật hạt kín
chiếm đa số. Trong ngành thực vật hạt kín thì lớp thực vật hai lá mầm có thành phần
loài hơn gấp hai lần thực vật một lá mầm. Tuy nhiên, thành phần họ và chi thực vật
rất đa dạng so với tổng số loài, với chỉ có 182 loài nhưng đó là sự đóng góp của 60
họ, 137 chi thực vật. Trong số đó có tới 24 họ chỉ có 1 loài trong họ, 6 họ có 2 loài, 4
họ có 3 loài, 2 họ có 4 loài, 6 họ có từ 5 loài trở lên. Họ có số loài lớn nhất là Họ Cỏ
(Poaceae) 18 loài, sau đó là họ Cúc (Compocitae) 14 loài, họ Cói (Cyperaceae) 10
loài và họ Đậu (Leguminosae) 8 loài. Trong số loài trên có 12 loài cây ngập mặn chủ
yếu (true mangroves), 36 loài tham gia RNM, số còn lại là những loài thực vật nội địa
được phát tán vào vùng RNM hoặc sống ở bờ đê, chịu ảnh hưởng của gió mặn. Thành
phần loài thực vật đa dạng hơn cả là các loài cây thân thảo phân bố dưới tán rừng Phi
lao, bãi cát cố định, ven đường, trên bờ các đầm tôm. Các loài này thường là các loài
8
cỏ nhất niên hoặc đa niên phát triển mạnh vào hè trùng với mùa mưa. VQG Xuân
Thuỷ có 14 loài cây gỗ, trong đó chỉ có 6 loài tham gia vào rừng ngập mặn tập trung,
đó là Mắm biển, Sú, Vẹt dù, Trang, Đước và Phi lao. Các loài này đã tạo ra các diện
tích rộng lớn rừng ngập mặn gần như thuần loài. Các loài cây gỗ còn lại hầu hết là
các loài được trồng rải rác với số lượng rất ít, không đáng kể.
Ngày 19/01/1995, được sự uỷ quyền của Chính phủ, Bộ Lâm nghiệp (Nay là
Bộ Nông nghiệp & PTNT) phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ, trực thuộc chi cục Kiểm Lâm Nam Hà, nằm
trong hệ thống các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Ngày
02/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 01/QĐ-TTg V/v Chuyển
hạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành VQG Xuân Thuỷ
(VQG là cấp bảo tồn thiên nhiên cao nhất trong hệ thống bảo tồn thiên nhiên của
nước ta hiện nay). Tháng 12/2004, UNESCO lại tiếp tục công nhận Khu dự trữ sinh
quyển đồng ven biển châu thổ sông Hồng, trong đó VQG Xuân Thuỷ là vùng lõi có
tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới này.
1.1.4. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 29/11/2005
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 1-4-2005).
- Luật Đa dạng sinh học 13/11/2008.
- Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ sửa đổi Nghị
định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của chính phủ thay thế Nghị định
81/2006/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
9
- Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 sửa đổi bổ sung danh mục thực
vật, động vật hoang dã quý hiếm.
- Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của hội đồng bộ trưởng quy định danh
mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.
- Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững
đất ngập nước Việt Nam.
- Quyết định 01/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển Khu
bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
- Quyết định 04/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch hành
động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004-2010.
- Quyết định 126/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc thực
hiện thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng.
- Thông tư 18/2004/TT- Bộ Tài Nguyên và Môi trường của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường về việc bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam.
- Thông tư 18/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về
quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen.
- Thông tư 78/TT-BNN ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày
31/12/2009 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
1.2. Tổng quan về GIS - Geographic Information System
1.2.1. Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý
Có nhiều cách định nghĩa về Hệ thống thông tin địa lý:
Định nghĩa theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 4 hệ con: Dữ liệu
vào, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và dữ liệu ra.
Định nghĩa theo khối công cụ: GIS là tập hợp phức tạp của các thuật toán.
Định nghĩa theo mô hình dữ liệu: GIS gồm các cấu trúc dữ liệu được sử dụng
trong các hệ thống khác nhau (cấu trúc dạng Raster và Vecter).
Định nghĩa về mặt công nghệ: GIS là công nghệ thông tin để lưu trữ, phân
tích và trình bày các thông tin không gian và thông tin phi không gian, công nghệ
GIS có thể nói là t
ập hợ
dụng và lưu tr
ữ các đối t
Đ
ịnh nghĩa theo sự
giúp vi
ệc ra quyết định, tích h
Nói tóm l
ại theo BURROUGHT
thu nhập, lưu tr
ữ, thể hiệ
gi
ới thực để giải quyết các b
Hình 1.1. S
1.2.2. Các thành ph
ần c
M
ột hệ thống thông tin
- Ph
ần cứng: bao g
thiết bị ngoại vi.
- Ph
ần mềm: cung c
+ Thu th
ập dữ liệ
khác nhau
+ Lưu tr
ữ, cập nhậ
+ Phân tích bi
ến đổ
các bài toán tối
ưu và mô h
+ Đưa ra các thông tin theo yêu c
10
ập hợp ho
àn chỉnh các ph
ương pháp và các phươ
ữ đối t
ượng.
a theo sự trợ giúp v
à ra quyết định: GIS có th
ể coi l
ế định, tích hợp các số liệu không gian trong một c
i theo BURROUGHT
: “GIS như là m
ột tập hợp các công c
ữ ể hiện v
à chuy
ển đổi các dữ liệu mang tính chấ
ả ết các b
ài toán
ứng dụng phục vụ các mục đích c
Hình 1.1. S
ơ đ
ồ khái niệm về một hệ thống thông tin
ần c
ơ b
ản của một hệ thống thông tin địa lý
ệ ống thông tin địa lý bao gồm những th
ành ph
ần c
ứng: bao gồm máy tính điều khiển mọi hoạt động củ
ềm: cung cấp công cụ v
à th
ực hiện các chức năng:
ậ ữ liệu không gian v
à d
ữ liệu thuộc tính từ các ngu
ữ ập nhật, điều chỉnh v
à tổ chức các cơ s
ở dữ liệ
ến đổi, điều chỉnh v
à tổ chức các cơ s
ở dữ liệ
ưu và mô h
ình mô phỏng không gian và th
ời gian.
a ra các thông tin theo yêu c
ầu dư
ới dạng khác nhau.
ng pháp và các phương ti
ện nhằm sử
ể coi l
à một hệ thống trợ
ột c
ơ chế thống nhất.
ậ ợp các công cụ cho việc
u mang tính chất không gian từ thế
ụ đích cụ thể” [ ].
ng thông tin địa lý
địa lý
ần c
ơ bản sau:
ạ động của hệ thố
ng và các
ứ ăng:
c tính từ các nguồn thông tin
ở ữ liệu nói tr
ên.
ở ữ liệu nhằm giải quyết
ời gian.
ng khác nhau.
11
Ngoài ra phần mềm cần phải có khả năng phát triển và nâng cấp theo các yêu
cầu đặt ra của hệ thống.
- Dữ liệu: đây là thành phần quan trọng nhất của GIS. Các dữ liệu không gian
(Spatial data) và các dữ liệu thuộc tính (No spatial data) được tổ chức theo một mục
tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase Management System).
- Con người: yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn đối với các hệ GIS, đặc
biệt trong việc điều khiển hệ thống và phát triển các ứng dụng.
- Phương pháp: phương pháp phụ thuộc vào ý tưởng của các xây dựng hệ
thống, sự thành công của một hệ GIS phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng để
thiết kế hệ thống.
1.3. Tổng quan về viễn thám
1.3.1. Khái niệm về viễn thám
Viễn thám được định nghĩa như là một khoa học công nghệ mà nhờ nó các
tính chất của vật thể quan sát được xác định, đo đạc hoặc phân tích mà không cần
tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Sóng điện từ hoặc được phản xạ hoặc được bức xạ từ vật thể thường là
nguồn tài liệu chủ yếu trong viễn thám. Những năng lượng từ trường, trọng trường
cũng có thể được sử dụng.
Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được
gọi là bộ cảm. Phương tiện dùng để mang các bộ cảm được gọi là vật mang, gồm
khí cầu, máy bay, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ.
Sự phát triển của viễn thám gắn liền với sự phát triển của phương pháp chụp
ảnh và thu nhận thông tin các đối tượng trên mặt đất. Từ năm 1858 người ta đã bắt
đầu sử dụng khinh khí cầu để chụp ảnh nhằm mục đích thành lập bản đồ địa hình.
Những bức ảnh hàng không đầu tiên được chụp từ máy bay được Wilbur Wright
thực hiện năm 1909 trên vùng Centocalli, Italia. Từ đó đến nay, phương pháp sử
dụng ảnh hàng không là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Trên thế giới,
việc phân tích ảnh hàng không đã góp phần đáng kể trong việc phát hiện nhiều mỏ
dầu và khoáng sản trầm tích.
12
1.3.2. Thành phần cơ bản và nguyên lý làm việc của viễn thám
Hệ thống viễn thám thường bao gồm bảy phần tử có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Theo trình tự hoạt động của hệ thống, chúng ta có:
Hình 1.2. Nguyên lý thu nhận ảnh vệ tinh
- Nguồn năng lượng: Thành phần đầu tiên của một hệ thống viễn thám là
nguồn năng lượng để chiếu sáng hay cung cấp năng lượng điện từ tới đối tượng
quan tâm. Có loại viễn thám sử dụng năng lượng mặt trời, có loại tự cung cấp năng
lượng tới đối tượng. Thông tin viễn thám thu thập được là dựa vào năng lượng từ
đối tượng đến thiết bị nhận, nếu không có nguồn năng lượng chiếu sáng hay truyền
tới đối tượng sẽ không có năng lượng đi từ đối tượng đến thiết bị nhận.
- Những tia phát xạ và khí quyển: Vì năng lượng đi từ nguồn năng lượng tới
đối tượng nên sẽ phải tác qua lại với vùng khí quyển nơi năng lượng đi qua. Sự
tương tác này có thể lặp lại ở một vị trí không gian nào đó vì năng lượng còn phải đi
theo chiều ngược lại, tức là từ đối tượng đến bộ cảm.
- Sự tương tác với đối tượng: Một khi được truyền qua không khí đến đối
tượng, năng lượng sẽ tương tác với đối tượng tuỳ thuộc vào đặc điểm của cả đối
tượng và sóng điện từ. Sự tương tác này có thể là truyền qua đối tượng, bị đối tượng
hấp thu hay bị phản xạ trở lại vào khí quyển.
13
- Thu nhận năng lượng bằng bộ cảm: Sau khi năng lượng được phát ra hay bị
phản xạ từ đối tượng, chúng ta cần có một bộ cảm từ xa để tập hợp lại và thu nhận sóng
điện từ. Năng lượng điện từ truyền về bộ cảm mang thông tin về đối tượng.
- Sự truyền tải, thu nhận và xử lý. Năng lượng được thu nhận bởi bộ cảm cần
phải được truyền tải, thường dưới dạng điện từ, đến một trạm tiếp nhận-xử lý nơi dữ
liệu sẽ được xử lý sang dạng ảnh. Ảnh này chính là dữ liệu thô.
- Giải đoán và phân tích ảnh: Ảnh thô sẽ được xử lý để có thể sử dụng được.
Để lấy được thông tin về đối tượng người ta phải nhận biết được mỗi hình ảnh trên ảnh
tương ứng với đối tượng nào. Công đoạn để có thể “nhận biết” này gọi là giải đoán
ảnh. Ảnh được giải đoán bằng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Các phương pháp
này là giải đoán thủ công bằng mắt, giải đoán bằng kỹ thuật số hay các công cụ điện tử
để lấy được thông tin về các đối tượng của khu vực đã chụp ảnh.
- Ứng dụng: Đây là phần tử cuối cùng của quá trình viễn thám, được thực
hiện khi ứng dụng thông tin mà chúng ta đã chiết được từ ảnh để hiểu rõ hơn về đối
tượng mà chúng ta quan tâm, để khám phá những thông tin mới, kiểm nghiệm
những thông tin đã có nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể.
1.4. Các nghiên cứu tương tự trên thế giới
Một số lĩnh vực ứng dụng điển hình của công nghệ GIS và viễn thám trong
quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thành phần loài ở một số nước
trên thế giới:
* Dầu mỏ và khí đốt
Dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên đang được khai thác rộng khắp trên toàn
thế giới và luôn phải đảm bảo hạn chế những sự cố môi trường. Bởi lẽ đó, quản lý chặt
chẽ nguồn tài nguyên này luôn là vấn đề được quan tâm. Với công nghệ GIS, công việc
này đã được hỗ trợ rất nhiều, nâng cao hiệu quả quản lý cũng như khai thác. Sử dụng
GIS và các công nghệ khoan thăm dò hiện đại, người ta có thể định vị và tiến hành xử
lý các dữ liệu bề mặt một cách dễ dàng, cách xa vùng nhạy cảm mà vẫn đảm bảo đạt
được những yêu cầu chuyên môn có giá trị của vùng dưới mặt đất.
14
Các số liệu thu được từ quan trắc địa chấn được thu thập để tạo nên các bản
đồ 3 chiều dưới mặt đất. Các chuyên gia có thể sử dụng những ảnh 3 chiều này để
đưa ra các quyết định về vị trí có thể của các túi dầu mà không cần tiến hành khoan
nhiều lần.
* Tài nguyên nước
GIS có thể hỗ trợ đánh giá mực nước ngầm, mô phỏng hệ thống sông hồ và
nhiều ứng dụng liên quan đến quản lý tài nguyên nước khác. ứng dụng GIS trong
kiểm soát mức nước ngầm, duy trì mực nước ngầm thích hợp trong các vùng khai
khoáng. Trường Đại học Kỹ thuật Aachen, Đức đã sử dụng GIS để kiểm soát mực
nước ngầm cho các vùng khai thác than, tạo các bản đồ mực nước ngầm, kết hợp
với các dữ liệu khác như thổ nhưỡng, địa hình, quy mô khai thác mỏ, công nghệ kỹ
thuật được sử dụng, cung cấp công cụ đắc lực cho các nhà phân tích; kiểm soát sự
phục hồi mực nước ngầm có sự hỗ trợ của công nghệ GIS sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Umlandverband Frankfurt, Đức, đã dùng GIS để xây dựng các lớp bản đồ cho mỗi
tính toán về sự phục hồi mực nước ngầm. Những lớp này sau đó được kết hợp lại để
tạo nên một bản đồ cuối cùng biểu diễn sự phục hồi của mỗi vùng. GIS giúp cho các
nhà nghiên cứu dễ dàng tính toán và mô phỏng đồng thời tốc độ phục hồi mực nước
ngầm của các vùng khác nhau.
Viện địa chất ở Zagreb, Croatia, đã sử dụng GIS để phân tích hệ thống sông
cũng như toàn bộ vùng lưu vực sông Drava. Với công nghệ GIS có thể xây dựng
mô phỏng mạng lưới sông ngòi của khu vực cùng các thông số đặc trưng cho mỗi
dòng chảy và phân tích những ảnh hưởng mà chúng có thể chịu tác động.
Lưu vực sông là một hệ thống nhạy cảm và phức tạp. Quản lý lưu vực sông đòi hỏi
lưu lượng nước đầy đủ, duy trì sự ổn định của các hệ sinh thái, kiểm soát lũ. Công ty Quản
lý Chất thải và Năng lượng Hạt nhân Thuỵ Điển và Nespak, Pakistan phối hợp sử dụng
GIS hỗ trợ quản lý vùng lưu vực sông Torrent ở Pakistan. GIS được sử dụng để mô hình
hoá sự cân bằng nước, quá trình xói mòn và kiểm soát lũ cho khu vực. Hammon, Jensen,
Wallen & Associates dùng GIS để kiểm soát vùng lưu vực sông Santa Lucia Preserve. Mô
hình không gian ba chiều được xây dựng nhờ công nghệ GIS, đã giúp các nhà nghiên cứu
15
tiếp cận chính xác về địa hình và thổ nhưỡng của khu vực, từ đó xây dựng những quy luật
diễn biến quan trọng cho toàn bộ vùng lưu vực sông.
Tại Mỹ, GIS được dùng để quản lý sự phân bố của các nguồn nước, nhờ đó
các nhà khoa học có thể dễ dàng xác định vị trí các nguồn nước này trong toàn bộ
hệ thống.
* Tài nguyên sinh vật
Kiểm soát các khu bảo tồn: Tổ chức Bảo tồn quốc tế và Chính phủ Malagasy
đã sử dụng GIS để kiểm soát sự phân bố của các loài thực vật ở Madagascar. Bản
đồ này biểu diễn các loài thực vật của miền nam Madagascar bằng các màu khác
nhau và biểu diễn các khu bảo tồn bằng nền chéo. Với những thông tin này, có thể
dễ dàng xác định các vùng cần được bảo vệ hoặc các vùng hiện được bảo vệ có khả
năng bị xâm hại.
Kiểm soát đa dạng sinh học: Một số tổ chức đã sử dụng GIS để phân tích sự
phân bố và mức độ bảo tồn đối với một số thành phần của đa dạng sinh học. GIS
giúp các nhà nghiên cứu xác định các loài có khả năng hiện diện trong vùng quản lý
hay không (vùng gián đoạn). Những loài này được dùng làm chỉ thị cho đa dạng
sinh học hoặc cho sự vắng mặt, đối với một vùng cụ thể.
Bảo tồn những loài đang bị đe doạ: Hiện nay ô nhiễm môi trường đang đe
doạ sự tồn tại của nhiều loài sinh vật, trong đó có nhiều loài cá. GIS đã hỗ trợ tích
cực trong công việc bảo tồn những loài cá đang bị đe doạ. Các dữ liệu bao gồm
thông tin về độ rộng và độ sâu của dòng chảy, chất lượng và nhiệt độ nước, sự phân
bố của các loài cá. Phần mềm ARC /INFO đã được sử dụng để nhập dữ liệu vào
một cơ sở dữ liệu gồm 250 lớp thông tin bao phủ toàn bộ vùng châu thổ sông
Columbia. Những thông tin này đã được xuất bản trên CD -ROM và cung cấp cho
các nhà quản lý tài nguyên.
Các chuyên gia ở Corvallis, Oregon đã sử dụng dữ liệu GIS để phát triển
chiến lược bảo tồn loài cá hồi Coho, một loài cá hồi màu hồng bạc được tìm thấy
chủ yếu ở vùng cửa sông của Oregon và Washington. Trong nghiên cứu này, vùng
châu thổ sông Umpqua đã được lựa chọn, đây là vùng trước đây rất nhiều cá hồi
16
Coho, nhưng nay do khai thác gỗ, xây dựng, nắn thẳng dòng chảy sông suối, đã phá
huỷ nơi sống của loài cá này, làm số lượng của chúng giảm sút nghiêm trọng, chỉ
khoảng 3% so với trước kia. Công việc bảo tồn được bắt đầu với việc xác định nơi
cư trú của các quần thể và giúp cho chúng mở rộng quần thể. GIS được sử dụng để
hiển thị và phân tích thông tin về điều kiện sống của loài.
Tìm kiếm nơi sống phù hợp: Các nhà phân tích đã tạo ra các bảng biểu và
bản đồ chi tiết về hệ thống dòng chảy, từ đó tìm kiếm những nơi thích hợp cho cá
hồi Coho. Các yếu tố đặc trưng của dòng chảy ảnh hưởng trực tiếp đến cá hồi Coho
đều được đưa đồng thời vào bản đồ.
Công cụ phối hợp hoạt động: để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn cá hồi Coho, các
nhà nghiên cứu cần phối hợp với các tổ chức bảo tồn khác. GIS trở thành công cụ
hữu ích để trao đổi phối hợp, tạo các ấn phẩm đồ hoạ để phát hành cũng như để thảo
luận và là công cụ chia sẻ các thông tin mới, đưa các dữ liệu lên Internet. Các cơ
quan quản lý các cấp, các nhà khoa học, những người hoạt động môi trường và
những đối tượng khác đều có thể sử dụng và đóng góp thông tin trực tiếp vào cơ sở
dữ liệu của hệ thống.
* Quản lý tài nguyên rừng
Ngày nay, công việc quản lý tài nguyên rừng đang là một thách thức lớn.
Với GIS các nhà quản lý có thể thực hiện nhiệm vụ này dễ dàng hơn. Những ví dụ
dưới đây sẽ minh họa cho nhận định này.
Kiểm kê trạng thái rừng hiện tại: Với GIS có thể kiểm kê trạng thái gỗ, thuỷ
hệ, đường giao thông, đường tàu hoả và các hệ sinh thái và sử dụng những thông tin
này để đánh giá về mùa vụ, chi phí vận chuyển, hoặc điều kiện sống của các động
vật hoang dã đang bị đe doạ.
Hỗ trợ phát triển chiến lược quản lý: Với GIS có thể đánh giá các đặc điểm
của một khu rừng dựa trên các điều kiện quản lý khác nhau. Trên cơ sở các dự báo
này, có thể quan sát tương tai của khu rừng dưới dạng bản đồ và số liệu phân tích,
từ đó vạch ra chiến lược quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên rừng sao cho
đạt được hiệu quả cao.