Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI SAO LA (PSEUDORYX NGHETINHENSIS) VÀ MỘT SỐ LOÀI THÚ MÓNG GUỐC TẠI KHU VỰC MỞ RỘNG VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.63 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
PHAN DOÃN VỌNG
ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN
LOÀI SAO LA (PSEUDORYX NGHETINHENSIS) VÀ MỘT SỐ LOÀI THÚ
MÓNG GUỐC TẠI KHU VỰC MỞ RỘNG VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ,
NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ”
CHUYÊN NGÀNH:
LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN MINH ĐỨC
HUẾ - 2010
1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao
trên toàn cầu với nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm và các hệ sinh thái
đặc trưng. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới
vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về hệ
sinh thái, do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học rất cao. Trong những năm
gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nổ lực thành lập hệ thống các Vườn quốc gia và
Khu bảo tồn thiên nhiên rộng khác trên cả nước song tình trạng suy thoái đa dạng
sinh học vẫn là mối lo ngại của các nhà khoa học và toàn xã hội [1].
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003), Bạch Mã là một trong
những vườn quốc gia của Việt Nam có sự phân bố các loài động vật bộ guốc chẵn
(Artiodactyla) rất cao. Đây là nơi chuyển tiếp của hai vùng Bắc - Nam. Rừng ở đây
đặc trưng bởi hai kiểu rừng chính, đó là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á


nhiệt đới, phân bố ở độ cao trên 900m và kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa
nhiệt đới, phân bố ở độ cao dưới 900m so với mặt biển. Nên khu vực này chứa
đựng những điểm đặc trưng riêng về hệ động thực vật, chính vì thế nó có khu hệ
động thực vật rất phong phú với nhiều loài đặc hữu quý hiếm. Theo các báo cáo
nghiên cứu khoa học gần đây, tính đa dạng sinh học của VQG Bạch Mã đã ghi
nhận có 2.147 loài thực vật, trong đó nấm lớn: 332 loài, rêu: 87 loài, quyết thực vật:
180, thực vật có hạt: 1.548 loài,…[7], về hệ động vật có 1.493 loài, trong đó: 132
loài thú, riêng bộ guốc chẵn có 4 họ 8 trong đó có 6 loài nằm trong sách đỏ Việt
Nam; 4 loài trong phụ lục I của CITES[3]; 03 loài đặc hữu của vùng Trung Trường
Sơn, 358 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 57 loài cá, 894 loài côn trùng.
Trong tổng số các loài thống kê được đã có đến 66 loài có tên trong danh lục sách
2
Đỏ Việt Nam ở các tình trạng khác nhau, chủ yếu quý hiếm bậc EN, bậc VU là
những loài cần bảo vệ nghiêm ngặt[5].
Theo Nguyễn Huy Dũng, Đỗ Tước (2007), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis)
là loài móng guốc lớn được phát hiện vào những năm cuối của thế kỷ 20 (5/1992)
và được công bố vào năm 1993[3]. Các thông tin về phân bố, đặc điểm sinh thái
học, hiểu biết của loài đang vẫn còn hạn chế trong giới khoa học. Là loài đang nằm
trong danh lục các loài động thực vật nguy cấp bị tuyệt chủng của IUCN và sách đỏ
Việt Nam.
Phân bố của loài khá hẹp trong khu vực Trung Trường Sơn từ Vũ Quang Hà
Tỉnh đến Quảng Nam và vùng trung Lào. Tại khu vực trung Trường Sơn được ưu
tiên hàng đầu về vấn đề nghiên cứu, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học loài Sao la,
vùng khả năng xuất hiện cao nhất là A lưới, Quảng Nam và khu vực mở rộng của
Vườn quốc gia Bạch Mã[8].
Để làm sáng tỏ phân bố loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và các loài thú
móng guốc như Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn
(Caninmuntiacus truongsonensis), Sơn dương (Capricornis sumatraensis), tìm hiểu
thêm các đặc tính về nơi ở, thức ăn của loài Sao la trong khu vực mở rộng Vườn.
Chúng tôi tiến hành đề xuất đề tài: “Điều tra hiện trạng phân bố và đề xuất giải

pháp bảo tồn loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và một số loài thú móng
guốc tại khu vực mở rộng Vườn quốc gia Bạch Mã, Nam Đông, Thừa Thiên
Huế”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Góp phần bổ sung một số dữ liệu ghi nhận được về sự phân bố, nguồn thức ăn,
phạm vi hoạt động của loài Sao la.
- Xác nhận phân bố quần thể thú móng guốc quý hiếm tại khu vực mở rộng Vườn
quốc gia Bạch Mã.
3
- Nắm rõ phân bố và các mối đe doạ của chúng để đề xuất giải pháp bảo tồn một
cách có hiệu quả và bền vững.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1) Ý nghĩa khoa học:
Hệ sinh thái Sao la sinh sống cũng là ngôi nhà của rất nhiều loài sinh vật, trong
đó có hai loài mang không có mặt tại bất kì nơi nào khác trên thế giới. Bảo vệ được
những loài thú đặc hữu này sẽ là “một thành công để các nước khác noi theo”
(Barney Long, nhà sinh học bảo tồn của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
(WWF), hiện đang cộng tác với các nhà khoa học và các cơ quan bảo vệ sao la tại
miền Trung Việt Nam)[6].
Sao la là một loài đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn, đây là loài chỉ thị
nỗ lực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay[3]. Là loài thú móng guốc
lớn, được phát hiện muộn so với sự tồn tại của nó và hiện đang có nguy cơ tuyệt
chủng cao. Song song cung với các loài thú móng guốc khác như Mang lớn
(Megamuntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Caninmuntiacus
truongsonensis), Sơn dương (Capricornis sumatraensis),…
Thực hiện đề tài góp phần bổ sung các đặc điểm phân bố, điều kiện sinh thái,
hoạt động sống của loài Sao la và các loài thú móng guốc trong hệ sinh thái Trung
Trường Sơn. Xác định mối đe doạ của các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến môi
trường sống, hệ sinh thái mà chúng đang ẩn mình sinh sống. Định hướng các giải
pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm nói riêng và phát triển bền vững tài

nguyên thiên nhiên nói chung.
2) Ý nghĩa thực tiễn:
Trong giai đoạn hiện nay, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng hạn chế,
tài nguyên rừng ngày càng bị phá hoại, hệ động thực vật ngày càng bị co cụm do
4
diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. Rất nhiều loài đang nguy cơ tuyệt
chủng như loài Tê giác 1 sừng tại Nam Cát Tiên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng, nhiều loài động vật khác cũng lần lượt được báo động. Trong tình trạng
chung của nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, xâm hại quá mức về số lượng cá thể cũng
như tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của chúng là mối quan tâm hàng đầu
trong công tác bảo tồn.
Công tác bảo tồn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang được các tổ
chức nhà nước và các tổ chức phi chính phủ cũng đang được quan tâm đáng kể.
Các chương trình, dự án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đến các mô hình
phát triển du lịch sinh thái và các chương trình dự án bảo tồn đã được triển khai tại
Việt Nam.
Chương trình bảo tồn thiên nhiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang được thúc đẩy
mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt chú trọng trong công tác bảo tồn động
vật hoang dã. Trước đây, trên địa bàn tỉnh đã thành lập Ban quản lý rừng cấm Bạch
Mã - Bắc Hải Vân sau đổi thành Vườn quốc gia Bạch Mã theo quyết định 214/CT
của chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng, năm 1991[4]. Vào năm 2002 thành lập khu bảo
tồn thiên nhiên Phong Điền theo quyết định số 2979/UB-TTH với tổng diện tích
41.508,7ha[10] và mới đây nhất là thành lập khu bảo tồn Sao la nằm trên hai huyện
Nam Đông và A Lưới với tổng diện tích 12.153 ha[11]. Mục tiêu chiến lược của
khu bảo tồn là: Bảo tồn quần thể Sao la và 2 loại thú móng guốc khác là Mang lớn
và Mang Trường Sơn, đồng thời bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm khác;
bảo vệ diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh đất thấp còn sót lại ở khu vực Trung
Trường Sơn; bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn các loài, nguồn gen có trong
mỗi loài và các sinh cảnh, cảnh quan của các khu rừng[11].
Với những chiến lược bảo tồn đang được các tổ chức, ban ngành quan tâm, đề

tài nghiên cứu bổ sung hiện trạng phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Sao la
(Pseudoryx nghetinhensis) và một số loài thú móng guốc tại khu vực mở rộng
5
Vườn quốc gia Bạch Mã góp phần thành công trong công tác bảo tồn các loài thú
móng guốc nói riềng và đa dạng sinh học nói chung.
PHẦN 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
- Xây dựng được bản đồ phân bố và nguồn dữ liệu thức ăn của loài Sao la, sự hiện
diện có mặt của các loài thú móng guốc trong khu vực mở rộng Vườn quốc gia
Bạch Mã.
- Xác định được các mối đe dọa và các tác nhân tố của con người đến sự tồn tại của
loài Sao la và các loài thú móng guốc tại khu vực mở rộng VQG Bạch Mã.
- Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn loài Sao la và các loài thú móng guốc tại
khu vực mở rộng và định hướng phát triển nghiên cứu bảo tồn tại khu vực trên.
2.2. Nội dung
2.2.1. Xác định sự có mặt của loài Sao la tại khu vực mở rộng VQGBM.
2.2.2. Phân bố loài Sao la và các loài thú mong guốc tại khu vực mở rộng
Vườn quốc gia Bạch Mã.
2.2.3. Điều tra, phân tích nguồn thức ăn của loài Sao la tại vùng mở rộng
Vườn quốc gia Bạch Mã.
2.2.4 Những mối đe dọa chủ yếu đến môi trường sống, sự tồn tại và phát
triển của loài Sao la và các loài thú móng guốc tại khu vực mở rộng Vườn quốc gia
Bạch Mã.
2.2.5. Giải pháp bảo tồn loài Sao la nói riêng và các loài thú móng guốc nói
chung tại Vườn quốc gia Bạch Mã.
6
2.2.6. Mối quan hệ giữa khu vực nghiên cứu với các khu liên quan lân cận
trong hệ thống bảo tồn loài Sao la.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa

Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, số liệu thông tin từ các hợp
phần liên quan, kết hợp với tham khảo ý kiến định loại và đóng góp của các chuyên
gia.
2.3.2. Nghiên cứu thực địa
a. Phương pháp lập bản đồ có sự tham gia và phương pháp hạt đậu
Chọn trong 1 thôn 10 người hiểu biết nhiều về rừng để tham gia phỏng vấn.
Xây dựng bản đồ dựa trên bản đồ nền sông suối.
Nếu có người nhìn thấy Sao la từ năm 2005 trở lại đây ghi danh và tiếp tục
phỏng vấn và kiểm chứng thực địa sau này. Với mốc 2005, khi người dân nhìn thấy
thì ghi nhận một số thông tin sau: Những con vật nhìn thấy như thế nào? Nó đang
làm gì? Người nhìn thấy đang làm gì? Thời gian nào trong ngày nhìn thấy được? Ở
vị trí nào? Trong một khu rừng như thế nào? Sườn đồi, dốc, vách núi, đỉnh đồi, đầu
ngọn khe, dòng suối, … Thảm thực vật đó có những gì? Sau khi những thông tin
được ghi nhận, sử dụng bản đồ nền của khu vực để người dân xác định khu vực nào
trên bản đồ họ đã nhìn thấy.
b. Phương pháp kiểm chứng thông tin thực địa
Sau khi nhận những thông tin từ phỏng vấn, thiết lập các ô vuông lưới bản đồ
(1Km
2
) sử dụng chính người dân, đúng sinh cảnh, trạng thái nhìn thấy loài vật
trước đó, kiểm tra toàn diện vùng sinh cảnh như thức ăn, địa hình, địa mạo (giông
núi, sườn núi, hốc, hác hay dốc núi cao), trạng thái rừng (rừng già hay rừng bìm)
trong khu vực trước đây đã nhìn thấy hoặc bắt gặp.
7
Hướng xử lý: tìm kiếm các dấu vết các khu vực lân cận và các vùng cùng
sinh cảnh, địa hình gần đó để tiếp tục ghi nhận thông tin mới. Sử dụng GPS xác
định tọa độ, vị trí.
c. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
Sử dụng lưới bản đồ để bóc tách các ô lưới 1km
2

và sử dụng phương pháp
ngẫu nhiên để lựa chọn ô tiêu chuẩn để điều tra. Mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 4 ha
(200m x 200m). Một số chỉ tiêu ghi nhận với các nội dung sau:
* Ghi nhận dữ liệu thú: với các hình thức biểu hiện cũng như dấu vết: nhìn
thấy, nghe, phân, dấu chân, thức ăn thừa, lối thú đi, dấu cà, nơi ẩn nấp, nơi ở.
* Nghi nhận dữ liệu mối đe dọa: Lối người đi, trại, khai thác gỗ, gỗ bị chặt
hạ (dấu không quá cũ), bẫy, dàn bẫy, người, kiểu bẫy, gia súc chăn thả.
* Ghi nhận dữ liệu sinh thái:
- Ghi nhận dữ liệu sinh cảnh: rừng già, rừng non, rừng trung bình, rừng bìm, ……
- Ghi nhận dữ liệu địa hình: Sườn đồi, đỉnh đồi, vách núi, dốc, suối, thác, ….
- Ghi nhận dữ liệu thức ăn: Các loài thức ăn thường gặp như môn vót, cây lá bạc,
dương xỉ, thiên niên kiện, ….
- Ghi nhận các loài cây có nguy cơ đe dọa: như các loài kiền, gõ, lim, chò có khả
năng khai thác làm ô nhiễm tiếng ồn và mất rừng ảnh hưởng đến các hoạt động
sống của các loài thú.
- Ghi nhận sự có mặt của các loài động vật khác: như sóc đen, khỉ, vượn, voọc để
đánh giá khả năng tồn tại của các loài nghiên cứu.
d. Phương pháp điều tra tuyến
8
Ghi nhận các dữ liệu như phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn. Tuyến được
thiết lập trong quá trình di chuyển đến ô điều tra.
3.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (được hỗ trợ từ chương trình).
- Phân tích phóng xạ carbon (C
+
)
- Phân tích gen từ các mẫu vật thu thập ngoài hiện trường.
- Phân tích thức ăn từ phân
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Mô hình hóa các các thông tin phỏng vấn sử dụng phần mềm Mapinfore hoặc
Arview.

- Phương pháp ngẫu nhiên trong lựa chọn ô tiêu chuẩn điều tra.
- Phân tích đặc điểm phân bố trong các dạng sinh cảnh[9].
- Phân tích các số liệu điều tra theo tuyến.
- Phân tích các mối tác động, ảnh hưởng bằng mô hình DEM.
- Dùng phương pháp nội suy các mối đe dọa ảnh hưởng đến sinh thái và hoạt
động sống của loài Sao la và các loài thú móng guốc khác.
PHẦN 3: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm
Khu vực mở rộng Vườn quốc gia Bạch Mã, nằm trên ranh giới hành chính
của Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Đối tượng
9
Loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và một số loài thú móng guốc quý
hiếm như Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn
(Caninmuntiacus truongsonensis), Sơn dương (Capricornis sumatraensis), …
3.3. Phạm vi
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phân bố, nguồn thức ăn,
các mối đe dọa đối với Sao la và sự có mặt các loài thú móng guốc để đề xuất
phương án quản lý bảo tồn trên cơ sở điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn.
PHẦN 4: KẾT QUẢ DỰ KIẾN
- Thiết lập sơ đồ phân bố theo độ cao, trạng thái của loài Sao la và các loài thú
móng guốc tại khu vực mở rộng Vườn quốc gia Bạch Mã
- Xây dựng chuỗi tác động và mối đe dọa từ các hoạt động của con người và
thực trạng nguồn tài nguyên.
- Xác định thức ăn chính của loài Sao la và đặc điểm sinh cảnh nơi cư trú của
chúng.
- Giải pháp bảo tồn hiệu quả loài Sao la và các loài thú móng guốc tại khu vực
mở rộng Vườn quốc gia Bạch Mã.
10
THỜI GIAN BIỂU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đơn vị tài trợ: Dự án Darwin – Đại học Kent (Anh)
Nội dung
Thời gian Kết quả
Địa điểm
Viết đề cương nghiên
cứu
Hoàn thành sơ bộ đề
cương để giáo viên
hướng dẫn chỉnh sửa.
Bạch Mã
Giáo viên hướng dẫn
chỉnh sửa, bảo vệ và hoàn
thành đề cương luận văn
Bảo vệ đề cương tại
trường và hoàn thành thủ
tục
Bảo vệ đề cườn để
hội đồng thống nhất và
có cơ sở tiến hành thực
hiện đề tài.
Chuẩn bị vật liệu, bản
đồ, bút, viết, máy ảnh,
câu hỏi phỏng vấn cho
Tiến trình và hoạt
động có kết quả tốt.
11
các cuộc phỏng vấn.
Điều tra phân bố loài
Sao la và các loài thú
móng guốc tại khu vực

mở rộng bằng phương
pháp xây dựng bản đồ có
sự tham gia và phương
pháp hạt đậu.
Bước đầu thu thập
thông tin cơ bản về khu
vực nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu. Là
cơ sở cho công tác điều
tra thực địa, góp phần
thành công của đề tài.
Xử lý thông tin phỏng
vấn, các biểu mẫu, ảnh
bằng Excel, Acview,
Tổng hợp, xử lý
lôgíc các dữ liệu đã
phỏng vấn.
Xác định vị trí ưu tiên
điều tra trọng điểm thông
qua những cuộc phỏng
vấn tại địa phương.
Nhận biết khu vực
có tần xuất xuất hiện để
tiến hành điều tra thông
qua phỏng vấn tại địa
phương
Điều tra tập trung một
số vị trí ưu tiên để điều
tra sinh cảnh, địa hình địa
vật và một số đặc điểm

khác thông qua kết quả
cuộc phỏng vấn.
Điều tra trọng điểm
để lấy thông tin cụ thể
và tiến hành đặt bẫy
ảnh khu vực có đấu
hiệu.
Tiến hành phương
pháp ngẫu nhiên xác định
các khu vực trọng yếu cần
thiết để chọn ô tiêu chuẩn
(4 ha) để tiến hành điều
tra.
Chỉ định các địa
điểm, vị trí tiến hành
điều tra thông qua các ô
mẫu dựa trên các khu
vực ưu tiên
Tiến hành công tác
chuẩn bị bản đồ, phiếu
điều tra, xác định vị trí
cần đến.
Kết quả, dữ liệu có
thể đầy đủ nhất.
12
Điều tra phân bố,
nguồn thức ăn và các mối
đe dọa theo các tuyến
điều tra và ô tiêu chuẩn
(diện tích ô tiêu chuẩn

4ha)
Đánh giá thực trạng,
phân bố, thức ăn và
mối đe dọa đối với loài
Sao la và các loài thú
móng guốc trong khu
vực mở rộng VQG
Bạch Mã.
Nhập và xử lý số liệu
điều tra.
Kết hợp đặt bẫy ảnh
một số vị trí có khả năng
xuất hiện và tầng số bắt
gặp của loài Sao la và các
loài thú móng guốc trong
khu vực điều tra.
Thu thập hình ảnh
thực trạng của các loài
thú và mối đe dọa từ
phía con người trong
khu vực mở rộng.
Tiến hành điều tra, lấy
thông tin và thu thập mẫu
răng của Sao la từ các hộ
dân để phân tích thức ăn
của Sao la trong răng
bằng phương pháp phóng
xạ.
Xác định thành phần
thức ăn chủ yếu của

loài Sao la.
Nam Đông
Tổng hợp số liệu, phân
tích vấn đề và viết luận
văn.
Làm rõ tình hình
phân bố, mối đe dọa
Sao la và các loài thú
móng guốc; thức ăn của
loài Sao la trong khu
vực mở rộng VQG
Bạch Mã.
Giáo viên hướng dẫn Người thực hiện
13
TS. TRẦN MINH ĐỨC PHAN DOÃN VỌNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002), Danh mục động vật, thực vật hoang dã qui
định trong các phụ lục của Công ước CITES, Hà Nội.
[2]. Công ước Cites p-
wcmc.org/isdb/CITES/Taxonomy/country_list.cfm/isdb/CITES/Taxonomy/co
untry_list.cfm?country=VN&col=all&source=plants
[3]. Nguyễn Huy Dũng, Đỗ Tước(2007), Giới thiệu về Sao la, Báo cáo hội thảo về
Sao la, Hà Nội
[4]. Huỳnh Văn Kéo (2001), Vườn quốc gia Bạch Mã, Nhà xuất bản Thuận Hoá,
Huế.
[5]. Lê Vũ Khôi, Võ Văn Phú, Ngô Đắc Chứng, Lê Trọng Son(2004), Đa dạng
sinh học động vật Vườn quốc gia Bạch Mã, Nhà xuất bản thuận hóa, Huế
[6]. Nguyễn Thanh Quang (2009), Chốn trú ẩn cuối cùng của Sao la (kỳ 1)
[7]. Nguyễn Nghĩa Thìn & Mai Văn Phô (2003) Đa dạng sinh học hệ Nấm và thực
vật vườn quốc gia Bạch Mã, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

[8]. Văn Ngọc Thịnh(2010), Kế hoạch hoạt động chương trình WWF, Báo cáo hội
thảo.
[9]. Hà Công Tuấn, Phạm Nhật, Nick Cox, Đỗ Quang
Tùng (2003), Sổ tây Hướng dẫn điều tra và giám sát
da dạng sinh học, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
14
[10]. UBND Thừa Thiên Huế (2002), Về việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên
Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2979/UBND-NN
[11]. UBND Thừa Thiên Huế (2008), Về việc thống nhất quy mô đầu tư dự án Khu
bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 3059/UBND-NN
15

×