Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn loài nai cà tông (rucervus eldii mclelland, 1842 tại cộng hòa dân chủ nhân dân lào TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.25 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

THANANH KHOTPATHOOM

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, PHÂN BỐ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN LỒI NAI CÀ TƠNG
(Rucervus eldii M’Clelland, 1842)
TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 9620211

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2020


Luận án được hoàn thành tại:

Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh – Trường Đại học Lâm nghiệp

Phản biện 1: ………………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………………
Phản biện 3: ………………………………………………

Luận án đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường:


- Thời gian: …. giờ …. phút, ngày ….. tháng ….. năm …….
- Địa điểm:

Trường Đại học Lâm Nghiệp

Việt Nam

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư Viện Quốc gia Việt Nam
- Thư Viện Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ

TT

Nội dung

Tác giả

Thời điểm

Tên Tạp chí

phát hành
An

estimation

and population size


for Khotpat

Eld’s

the hoom, T

Septhem

deer and Thinh

ber,

deer

Xonnabouly
1

of density

in
Eld’s

sanctuary, Lao PDR.

T. Vu

2020

Kích thước và cấu trúc đàn


Tạp chí Khoa học

Nai cà tộng (Rucervus eldii) Thananh
tại Khu bảo tồn Nai cà tông Khotpat
2

Mammalia

Kỳ 1,

và Công nghệ, Bộ

tháng 9, số Nơng

Xonnabouly, Cộng hịa

hoom và

17 năm

phát

Dân chủ Nhân dân Lào

Vũ Tiến

2020.

thơn


nghiệp và
triển nơng

Thịnh
Đặc điểm phân bố của Nai cà

Tạp chí khoa học

tông Nai cà tộng (Rucervus Thananh
eldii) tại Khu bảo tồn Nai cà Khotpat
3

tơng Xonnabouly, Cộng hịa hoom và
Vũ Tiến
Dân chủ Nhân dân Lào
Thịnh

Kỳ 2,

và công nghệ, Bộ

tháng 8, số Nông nghiệp và
16 năm Phát triển nông
2020
thôn


1
MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
CHDCND Lào là một trong những quốc gia có độ che phủ rừng tự nhiên khá lớn
ở khu vực Đơng Nam Á. Diện tích rừng tự nhiên theo thống kê năm 2015 là
110.858,6 km2 (11,08 triệu ha), chiếm khoảng 46,7 % tổng diện tích cả nước
(Department of Forest Resources Management, 2016). Thống kê mới nhất về tính
đa dạng các lồi động vật hoang dã cho thấy, khu hệ động vật của CHDCND Lào
có 200 lồi thú, khoảng 750 lồi chim, 166 lồi bị sát và lưỡng cư (Ministry of
Agriculture and Forestry, 2010). Ngồi ra, tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
dưới nước cũng khá phong phú, với khoảng 500 loài cá, 7 loài cua và 10 lồi tơmtép đã được xác định (Phonvisay, 2013). Tuy nhiên, cho đến nay công tác bảo tồn
quần thể loài và sinh cảnh sống cần thiết
của các loài quý hiếm vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, các loài
động vật hoang dã tại các khu rừng bảo tồn và khu rừng bảo vệ trong cả nước đang
bị đe dọa. Có tới 44 lồi thú, 9 lồi bị sát, 36 lồi chim và 1 lồi lưỡng cư nằm
trong nhóm I Sách đỏ của CHDCND Lào (Prime Minister’s Office, 2009). Trong
những thập kỷ gần đây, một số loài động vật hoang dã quan trọng đã bị tuyệt chủng
cục bộ tại nhiều khu vực. Ví dụ: Bị xám (Bos sauveli) tại khu rừng bảo tồn quốc
gia Xe Pian và Tê giác (Rhinoceros sondaicus) ở khu rừng bảo tồn guốc gia Nam
Phui, tỉnh Xayabouly ở miền bắc (WB & STEA, 2005).
Nai cà tơng (Rucervus eldii) cịn có tên gọi khác theo địa phương của Lào là
“Ơng-Măng”. Nai cà tơng là loài thú lớn quý hiếm thuộc Họ Hươu nai (Cervidae),
nằm trong Sách đỏ của CHDCND Lào (Prime Minister’s Office,
2009) và thuộc nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới (Gray et al.
2015). Chúng sinh sống chủ yếu trong sinh cảnh rừng khộp hoặc rừng bán thường
xanh có độ tàn che thấp, trên địa hình khá bằng phẳng tại khu vực Đông Nam Á
(Lekagul and McNeely 1988, McShea 2003).
Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly (KBTX), tỉnh Savannkhet, được
Chính phủ Lào ra Nghị định thành lập vào năm 2004 với diện tích khoảng
93.338 ha (Ounmay et al. 2004). Mặc dù công tác bảo vệ Nai cà tông đã và đang
được tiến hành, nhưng chủ yếu hướng tới việc tuyên truyền, giáo dục người dân,
nâng cao đời sống, triển khai các hoạt động du lịch sinh thái. Theo thông tin của

người dân địa phương và số liệu ban đầu của tác giả, môi trường


2
sống của chúng đang bị tác động, tàn phá và lấn chiếm bởi người dân sống xung
quanh KBTX. Quan trọng hơn, công tác quản lý bảo vệ KBTX đang gặp nhiều khó
khăn do thiếu thơng tin khoa học cần thiết liên quan đến đặc điểm quần thể và đặc
điểm sử dụng sinh cảnh (Vongkhamheng and Phirasack 2002, Stenhouse et al.
2005, Xayalath 2016, Trisurat and Bhumpakphan 2018). Do đó, việc thực hiện luận
án “Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn Nai cà tông
(Rucervus eldii M’Clelland, 1842) tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” là rất
quan trọng và cần thiết. Luận án sẽ cung cấp các thông tin cập nhập mới về hiện
trạng quần thể, đặc điểm sinh cảnh và sử dụng sinh cảnh của Nai cà tông. Kết quả
của luận án sẽ là cơ sở đề xuất giải pháp hợp lý và hiệu quả nhằm quản lý, bảo tồn
bền vững loài thú quý hiếm và sinh cảnh của chúng tại KBTX.
2. Mục tiêu của luận án
2.1 Mục tiêu chung
Cung cấp dữ liệu về hiện trạng, phân bố và một số đặc điểm sinh học, sinh thái
của quần thể Nai cà tông (Rucervus eldii) tại KBTX, góp phần phục vụ cơng tác
quản lý và bảo tồn.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng và đặc điểm phân bố của quần thể Nai cà tông tại
KBTX.
- Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể Nai cà tông tại
KBTX.
- Đề xuất được các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo
tồn loài Nai cà tơng tại KBTX.
3. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã cung cấp các thông tin khoa học liên quan đến đặc điểm và kích
thước quần thể, cấu trúc và kích thước đàn và sinh cảnh sống của Nai cà tông tại

KBTX, làm cơ sở nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn lồi Nai cà tơng
q hiếm này tại CHDCND Lào cũng như trên thế giới.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án đã cung cấp thông tin về đặc điểm quần thể, sinh cảnh và sinh thái của
loài Nai cà tông (Rucervus eldii). Đây là các nguồn thông tin quan trọng, đặc biệt
đối với loài phân loài Rucervus eldii siamensis ở khu vực Đông Dương.


3
4.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án đã đề xuất được các giải pháp quản lý bảo tồn bền vững quần thể và sinh
cảnh sống của loài Nai cà tông (Rucervus eldii) tại KBTX.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Quần thể và sinh cảnh của Nai cà tông (Rucervus eldii) tại KBTX.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung
Luận án tập trung vào một số đặc điểm quần thể của loài (Rucervus eldii) như
kích thước, mật độ, cấu trúc đàn và đặc điểm phân bố cũng như sinh cảnh của
chúng.
b. Phạm vi về thời gian và không gian
Luận án được thực hiện từ năm 2016-2019 tại KBTX. Hoạt động điều tra được
thực hiện ở phần phía Tây của KBTX
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm của Nai cà tông (Rucervus eldii)
1.1.1. Phân loại Nai cà tông và vùng phân bố
Nai cà tơng (Rucervus eldii) có vùng phân bố tự nhiên ở Châu Á. Theo hệ thống
phân loại của Monfort et al. (2015), từ những năm 1940 Nai cà tơng (Rucervus

eldii) đã được chia thành 3 phân lồi: 1). R.e. siamensis 2). R.e. thamin và 3). R.e.
eldii. Nai cà tơng (Rucervus eldii) là lồibản địa của khu vực Đơng Nam Á. Nai
cà tơng phân lồi R.e. eldii phân bố tại khu rừng đầm lầy thuộc Vườn quốc gia
Keibul Lamjao, bang Manipur, Đông Bắc Ấn Độ (Singsit 2003). Nai cà tơng phân
lồi R.e. thamin, trước đây phân bố tại miền trung của Myanmar và miền bắc Thái
Lan (Salter and Sayer 1986). Cịn phân lồi R.e. siamensis trong q khứ phân bố ở
một số nước Đông nam Á như Thái Lan, CHDCND Lào, Campuchia, Việt Nam và
bán đảo Hải Nam của Trung Quốc (Bhumpakphan et al. 2004, Đặng Huy Huỳnh et
al. 2010, Angom and Hussain 2013, Singh et al. 2017).
1.1.2. Vùng phân bố tại CHDCND Lào
Nai cà tơng phân lồi R.e. siamensis là phân loài duy nhất của CHDCND
Lào. Khu phân bố quan trọng nhất của chúng là ở KBTX, có diện tích khoảng
93.338 ha (Stenhouse et al. 2005, Xayalath 2016). Ngồi ra, một số khu vực khả
năng có phân bố của Nai cà tông tại CHDCND Lào là khu rừng bảo vệ cấp Quốc


4
gia Xe Pian và khu rừng bảo vệ cấp tỉnh Dongkhanthung, tỉnh Champasak (Round
1998). Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất năm 2015, trong 2 khu tại tỉnh
Champasak, Nai cà tơng chỉ cịn được phát hiện tại khu bảo vệ cấp tỉnh
Dongkhanthung và quần thể này theo dự đốn cịn có khoảng
5-10 cá thể (Trisurat 2015). Ngược lại, Bhumpakphan (2015) không phát hiện được
cá thể nào trong đợt điều tra của mình.
1.1.3. Đặc điểm hình thái
Nai cà tơng thường có chiều cao thân khoảng 1,2-1,3 m và có trọng lượng trung
bình khoảng 60-90 kg, nhưng cá thể đực có thể nặng tới 95-150 kg (Lekagul and
McNeely, 1988, Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998). Cá thể đực có một đơi
sừng, cịn cá thể cái khơng có. Chúng có bộ lơng mềm, màu hung đỏ hoặc vàng và
thay đổi theo mùa. Trong 3 phân lồi, R.e. thamin có kích thước lớn nhất (Kekagul
and McNeely, 1988) và nhỏ nhất là phân loài R.e. eldii của Ấn Độ (Khaute 2010).

1.1.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính
Nai cà tơng cái mang thai khoảng 237-240 ngày. Con mới đẻ thường phải cần ít
nhất 2-3 tuần mới có thể đi theo đàn (Khaute 2010). Tuổi trưởng thành là 1,5-2,0
năm (Hartley 2014). Mỗi năm sinh một lứa và mỗi lứa sinh một con, thời gian
sinh sản là từ giữa tháng 11 đến tháng 02 năm sau (Lekadul and McNeely 1988).
Nai cà tơng có thể sống tới 15 năm, cá thể cái có thể sinh sản cho đến tuổi thứ
10. Cá thể đực sừng hàng năm, vào sau mùa sinh sản. Cá thể bán trưởng thành đực
rụng sừng đầu tiên khi bước vào tuổi thứ 2 (Puwinsaksakul 2013). Nai cà tơng hầu
như thích nghi với sinh cảnh rừng khộp có tán lá thưa, ngồi trừ phân lồi R.e.
eldii thích ghi sinh cảnh vùng đầm lầy (Singsit 2003). Chúng thường sống thành
đàn 5-10 cá thể, đôi khi có thể bắt gặp đàn nhiều hơn 50 cá thể (Lekakul and
McNeely 1988). Cá thể đực trưởng thành thường thích sống đơn độc, ngồi trừ
mùa sinh sản (Hartle 2014), thậm chí có thể đến 70 cá thể trong mùa khơ (Aung
2001, Monfort et al. 2015)
1.1.5. Tình trạng quản lý và bảo tồn
Nai cà tơng là lồi thú q hiếm và đang bị đe dọa. Cả 3 phân loài đều thuộc
nhóm có nguy cơ tuyệt chủng (EN) trong danh lục đỏ của IUCN (Gray et al. 2015)
và trong phụ lục I của CITES (CITES 2010). Hiện nay, quần thể của chúng đang
bị duy giảm nhanh chóng trong tự nhiên. Nai cả tơng có thể đã tuyệt chủng trong
tự nhiên ở Thái land (Bhumpakphan and Pattanavibool
2011) và Việt Nam (Gray et al. 2015).


5
1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan
1.2.1. Các cơng trình ngiên cứu về mật độ và kích thước
Từ trước đến nay, trong quá trình ước lượng mật độ và kích thước quần thể của
động vật, có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng, phụ thuộc vào các
điều kiện cụ thể của từng thời điểm, địa điểm tiến hành và kinh nghiệm của
người tiến hành. Một trong những phương pháp quan trọng nhất là phương pháp

tính số lượng theo khoảng cách. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để ướng
tính mật độ và mức độ phong phú của quần thể sinh vật (Thomas et al. 2002). Mới
nhất, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến mặt độ và kích thước quần thể của
một số động vật hoang dã thuộc họ Hươu nai (Marques et al. 2001, Coates et al.
2007, Larue et al. 2007, Acevedo et al.
2008, Stainbrook 2013, Torres et al. 2013, Forcardi et al. 2015).
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về sinh cảnh và sử dụng sinh cảnh liên
quan đến thú thuộc họ Hươu ani
Các công trình nghiên cứu về sinh cảnh và sử dụng sinh cảnh chủ yếu liên quan
các loài thú trong họ Hươu nai có thể kể đến là Lopez et al. (2004), Gaughan
(2005), Sawyer et al. (2006), Qureshi et al. (2013), Uzal et al. (2013), Masse et al.
(2013), Barrera-Salazar et al. (2015), Kropil et al. (2015), Syed and Ilyas (2016),
Aryal and Bhatta (2019). Tuy nhiên, có rất ít cơng trình nghiên cứu cho riêng
lồi Nai cà tơng (Stengouse et al. 2005, Owen 2009).
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến Nai cà tơng tại CHDCND Lào
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lồi Nai cà tơng tại CHDCND Lào
cũng như tại KBTX là rất hạn chế. Tại KBTX có một số nghiên cứu quan trọng
như: Vongkhamheng and Phirasack (2002) điều tra về tình trạng quần thể Nai cà
tơng, Stenhouse et al. (2005) điều tra về sinh cảnh sống cở bản, Xayalath (2016)
điều tra sinh cảnh và sử dung sinh cảnh và Phiapalath et al. (2018a và 2018b) điều
đa dạng sinh học và tiềm năng du lịch sinh thái tại KBTX. Cịn tại tỉnh
Champasack, có rất ít cơng trình nghiên cứu về Nai cà tông. Trisurat (2018) tiến
hành nghiên cứu và mơ hình hóa vùng phân bố của Nai cà tơng trong tương lai ở
khu vực biên giới 3 Quốc gia CHDCND Lào, Campuchia và Thái Lan.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về lồi Nai cà tơng tại CHDCND Lào vấn
cịn rất hạn chế. Các cơng trình đã được thực hiện mới chỉ tập trung về sinh cảnh
sống của chúng. Các thơng tin về cấu trúc quần thể vẫn cịn thiếu. Các nghiên cứu
về kích thước quần thể mới chủ yếu dựa trên kết quả phỏng vấn người dân. Do vậy,
các thơng tin chính xác và cập nhật về đặc điểm quần thể Nai cà tông ở CHDCND
Lào là rất cần thiết nhằm phục vụ hoạt động quy

hoạch bảo tồn.


6
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
1). Nghiên cứu tình trạng và phân bố của Nai cà tông tại CHDCND Lào.
2). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Nai cà tông tại Khu bảo tồn
Nai cà tông Xonnabouly
3). Xác định các mối đe dọa đến Nai cà tông và sinh cảnh sống của chúng tại
KBTX.
4). Đề xuất các giải pháp bảo tồn Nai cà tông tại khu vực nghiên cứu ở
KBTX.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp liên quan tới các lồi thú Móng guốc thuộc họ Hươu nai trên
thế giới và trong nước đã được thu thập, tổng hợp và đánh giá một cách tỉ mỉ để
cung cấp thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu và giúp cho việc định
hướng, lập kế hoạch nghiên cứu thực địa.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Số liệu liên quan đến tình trạng phân bố của Nai cà tơng và KBTX đã được thu
thập qua hình thức phỏng vấn người dân địa phương và các cán bộ KBTX để làm
cở sở cho điều tra thực địa cũng như xử lý số liệu.
2.2.3. Thiết lập tuyến điều tra và thu thập số liệu trên tuyến
- Thiết lập tuyến: Khu điều tra được chia thành 2 khu. Trong mỗi khu, các tuyến
điều tra được bố trí theo phương pháp hệ thống, song song, cách đều, có khoảng
cách khơng q 2 km và có chiều dài từ 4-8 km. Các tuyến được lập sao cho có
thể đi qua nhiều sinh cảnh hoặc trạng thái rừng khác nhau. Tổng cộng 104 tuyến
được thiết lập với tổng chiều dài 755,10 km.

- Thu thập số liệu trên tuyến: Số liệu quan trọng được thu thập trên tuyến điều tra
gồm có số liệu về Nai cà tơng (số lượng cá thể, giới tính, nhóm tuổi), khoảng cách
tới các đàn Nai cà tông và số liệu về các mối đe dọa.
2.2.4. Thu thập số liệu tại các điểm quan trọng
Ngồi hình thức điều tra trên tuyến, một số điểm quan trọng như điểm khoáng,
bãi cỏ, nguồn nước và đồng ruộng cũng được điều tra để thu thập số liệu về sự xuất
hiện của Nai cà tông.


7
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu về thực vật
Áp dụng phương pháp lập 10 OTC cho mỗi dạng sinh cảnh với đối tượng là
rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, trảng cỏ, rừng khộp, đất nông nghiệp
bằng phương pháp chọn mẫu nhiên phân tầng (Khotpathoom 2011).
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu
- Phân tích một số đặc điểm cấu trúc quần thể: Nai cà tơng được chia thành
3 nhóm tuổi (trưởng thành, bán trưởng thành và con non (theo Li et al.
2008, Phạm Hữu Khánh 2010, Focardi et al. 2013).
- Ước lượng mật độ và kích thước quần thể của Nai cà tông: Ứng dụng phần
mềm DISTANCE (Thomas et al. 2010).
- Xác định đặc điểm phân bố: Ứng dụng phần mềm ArGIS Destop 10.1 (ESRI,
Redlands, California, USA) và công cụ Spatial Analysis/kernel Density (theo
Mohammadi and Kaboli 2016).
- Nhận loài và phân tích thảm thực vật: Ấp dụng phương pháp phân tích chỉ số
quan trọng (IVI) (theo Mueller-Dombois and Ellengerg 1974)
- Xác định mối đe dọa: Tổng hợp và phân tích theo chỉ số tần suất phát hiện
của mỗi đe dọa (theo Puwinsaksakul 2013).
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình trạng và phân bố của lồi Nai cà tơng tại CHDCND Lào

3.1.1. Phân bố của lồi Nai cà tơng tại CHDCND Lào
Trên lãnh thổ CHDCND Lào, hiện có thông tin về 2 quần thể Nai cà tông. Quần
thể thứ nhất phân bố tại KBTX. Trước đó các nhà khoa học đã cho rằng quần thể
này đã bị tuyệt chủng, tuy nhiên chúng được phát hiện trở lại vào năm 2002
(Vongkhamheng and Phirasack 2002). Quần thể thứ hai ở khu rừng bảo vệ cấp tỉnh
Dong Khan Thung, huyện Mun La Pa Mok, tỉnh Champasak.
Trong thời gian gần đây, thông tin về quần thể Nai cà tông tại khu vực này đã được
ghi nhận, tuy nhiên mới chỉ là qua phỏng vấn người dân địa phương. Theo thông tin
từ người dân địa phương, quần thể này có khoảng 4-5 cá thể (Trisurat and
Bhumpakphan 2018). Cụ thể, ông Boun Hieng trưởng bản Ka Dien cho biết, năm
2017 ơng đã nhìn thấy một đàn Nai cà tông khoảng 4-5 cá thể ở bãi cỏ Bu thuộc các
bản Ka Dien, bản Ka Dan, bản Nong Nha và bản Huoy Xai, Huyện Mun La Pa


8
Mok, tỉnh Champasak. Có thể nói quần thể này nếu cịn tồn tại thì cũng tương đối
nhỏ nên khơng phải là đối tượng điều tra của đề tài này.
3.1.2. Khu vực phân bố của Nai cà tông tại KBTX
3.1.2.1. Các khu vực phân bố chính
Trên tổng diện tích 933,38 km2 của KBTX, Nai cà tông chủ yếu được ghi nhận
ở khu vực phía tây. Nai cà tơng là một trong những lồi thú thích nghi với sinh
cảnh rừng có tán lá thưa, thoáng với độ che phủ của thảm tươi khơng q cao. Địa
hình nơi chúng phân bố khá bằng phẳng và có các điều kiện sống quan trọng như là
nguồn thức ăn, nguồn nước uống, nguồn đất khoáng và các nơi trú ẩn. Khu phía tây
của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (PKBVNN) là nơi có nhiều cá thể Nai cà tơng
phân bố. Khu vực này có dạng sinh cảnh trảng cỏ. Khu vực có mức độ phát hiện
trung bình là tại khu trung tâm của PKBVNN. Cịn khu phân bố ít và rất ít thì hầu
như nằm ở ngồi PKBVNN. Tại khu điều tra phía bắc, mặc dù đã ghi nhận Nai cà
tơng nhưng kết quả mơ hình hóa cho thấy chúng rất ít khi xuất hiện ở đây. Nai cà
tơng phân bố ở mức độ ít đến trung bình trong một số khu vực gần và xung

quanh bản Sa Nam Xay tây và Sa Nam Xay đông (cách hơn 2 km).
Tại khu điều tra phía nam, như khu gần bản Song Hong, xung quanh trạm
kiểm lâm Song Hong, Nai cà tơng phân bố với mức độ ít đến trung bình. Đặc biệt,
kết quả nghiên cứu đã cho thấy, Nai cà tông phân bố rất gần bản Song Hong và Sa
Nam Xay bởi vì người dân của 2 bản đều khơng có hành động đe dọa chúng. Hơn
nữa, người dân cả 2 bản đã được tuyên truyền để nâng cao ý thức quản lý, bảo tồn.
Người dân hai bản này hợp tác với dự án để bảo vệ Nai cà tông từ khi mới bắt đầu
thành lập KBTX (Xayalath 2016).
Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đây của
Xayalath (2016) khi xác định Nai cà tông phân bố chủ yếu tại PKBVNN của
KBTX trong cả mùa mưa và mùa khô. PKBVNN là nơi tập trung các yếu tố sinh
thái quan trọng cho Nai cà tơng như nguồn đất khống, bãi cỏ và nguồn nước, trong
khi ít chịu tác động của người dân địa phương. Tại khu điều tra ở KBTX, Nai cà
tông không được phát hiện ở dạng sinh cảnh rừng thường xanh. Kết quả nghiên
cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu trước đây (Xayalath 2016) và tương
tự với Nai cà tơng phân lồi R.e. thamin tại Myanmar (Monfort et al. 2015).


9
Cụm bản Sa Nam Xay

Bản Song Hong

Hình 3.1: Mức độ phân bố của Nai cà tông tại hai khu điều tra phía bắc
và phía nam
3.1.2.2. Đặc điểm di chuyển của Nai cà tông
Tại khu khu điều tra ở KBTX, Nai cà tông di chuyển và thay đổi vùng sống
giữa mùa khô và mùa mưa do sự thay đổi của nguồn thức ăn và nguồn nước. Trong
mùa mưa, hầu như tất cả các sinh cảnh đều xanh tươi, được phủ kín bởi các loài cây tái
sinh, cây bụi và cỏ. Trong khi đó, Lúa phát triển mạnh ở các khu đất nông nghiệp, thu

hút Nai cà tông di chuyển đến sinh cảnh này. Ngược lại, trong mùa khô Nai cà tông ít
sử dụng sinh cảnh đất nông nghiệp và di chuyển tới các dạng sinh cảnh khác như
rừng bán thường xanh và rừng khộp, nơi vẫn cịn thức ăn
và có cây bụi và bóng cây che nắng.

Song Hong

Hình 3.2: Khu vực phân bố và đường di chuyển của Nai cà tông tại
KBTX trong năm 2017-2019


10
Kết quả nghiên cứu cho thấy Nai cà tông thường di chuyển cắt ngang qua các
khu rừng và thường có xu hướng tránh tất cả các đường mòn, khu dân cư và rừng
thường xanh. Tại khu nghiên cứu ở KBTX, các điểm hoặc đường di chuyển của
Nai cà tông đã được xác định, cơ bản gồm có:
a). Phía đơng - bắc (khu điều tra phía bắc): Nai cà tơng thường xun di chuyển
từ đơng sang tây và ngược lại (Hình 3.2). Nhóm Nai cà tơng này có thể là một
trong các nhóm đã di chuyển ra và vào KBTX ở phía bắc, trên phần diện tích của
bản Dong Mod.
b). Phía tây - bắc: Trong năm 2017, đường di chuyển củ Nai cà tông đã được
phát hiện. Chúng thường di chuyển qua lại giữa khu điều tra phía bắc và khu điều
tra phía nam, cắt ngang đường dân sinh giữa bản Sa Nam Xay và trụ sở (Hình 3.2),
nhưng trong năm 2019 không phát hiện chúng di chuyển qua lại khu này.
c). Khu trung tâm PKBVNN: Nai cà tông thường xuyên được phát hiện di
chuyển ở khu vực này và có ít nhất 3 đường di chuyển, gồm:
1). ở phía đông-bắc của PKBVNN đã phát hiện các đàn Nai cà tông di chuyển ra
và vào PKBVNN, cắt ngang đường giữa trạm kiểm lâm Sa Nam Xay và trạm
kiểm lâm Tang Wai Nam (Hình 3.2). Đường di chuyển này là đường tiếp nối khu
điều tra phía nam và khu điều tra phía bắc.

2). ở phía tây-bắc PKBVNN cũng thỉnh thỏang đã phát hiện có đường di chuyển
ra và vào PKBVNN và có thể là đường di chuyển tiếp nối đi lên khu điều tra phía bắc,
3). ở phía tây-nam của PKBVNN cũng đã thường xuyên phát hiện đàn Nai cà
tông di chuyển ra và vào PKBVNN và có thể là đường tiếp nối khu phía tây - nam.
d). Khu phía tây - nam: Nai cà tông thường xuyên được phát hiện qua lại giữa
phía tây - nam KBTX và PKBVNN, cắt ngang đường dân sinh giữa trạm kiểm lâm
Song Hong và bản Song Hong (Hình 3.2). Đường di chuyển này thường xuyên
được phát hiện vào cả ban ngày và ban đêm.
3.1.3. Mật độ và kích thước quần thể Nai cà tơng tại KBTX
3.1.3.1. Ước lượng xác suất phát hiện Nai cà tông
Trong thời gian nghiên cứu từ năm 2017-2019, 104 tuyến đã được tuyết lập
với tổng chiều dài 755,10 km đã được điều tra, kết quả đã phát hiện Nai cà tông 27
lần và ghi nhận được tổng số 93 cá thể (Bảng 3.1). Cụ thể, tại khu phía bắc có 32
tuyến với tổng chiều dài 195 km. Tại khu vực phía nam có 72 tuyến với tổng chiều
dài 560 km. Tại khu điều tra phía bắc, Nai cà tơng được phát hiện 3 lần với 13 cá
thể. Tại khu vực điều tra phía nam, Nai cà tơng được phát hiện 24 lần với 80 cá thể.


11
Số lượng cá thể phát hiện được ở gần tuyến nhiều hơn số lượng cá thể phát được ở
xa tuyến do tầm nhìn ở phía xa bị hạn chế. Do vậy, đề tài tiến hành mô phỏng sự
biến động của xác suất phát hiện theo khoảng cách từ tuyến tới các đàn Nai cà tơng.
Bảng 3.1: Ước tính mật độ và kích thước quần thể Nai cà tơng tại
KBTX từ 2017-2019 theo phương pháp khoảng cách

Mơ hình/Hàm số

P value of
GOF test


Xác xuất phát hiện
(95% CI)

AIC

χ2

Uniform + cosine

77.46

0.5

0.97

0.57 (0.45-0.72)

Half-normal + cosine

77.48

0.5

0.97

0.58 (0.41-0.80)

Half-normal + hermite
polynomial


77.48

4.57

0.32

0.58 (0.41-0.80)

Uniform + simple
polynomial

77.97

2.75

0.75

Hazard-rate + cosine

79.78

0.46

0.98

Hazard-rate + simple
polynomial

79.78


0.48

0.92

0.67 (0.56-0.80)
0.64 (0.43-0.94)
0.64 (0.43-0.94)

Trong 6 dạng hàm số mô tả sự biến động của xác suất phát hiện, có thể nhận
thấy hàm Uniform + cosine là hàm có thể mơ phỏng tốt nhất sự biến động của
xác suất phát hiện theo khoảng cách, do hàm này có giá trị AIC (Akaike’s
Information Criterion) nhỏ nhất (77,46) (Hình 3.3 và Bảng 3.1).

Hình 3.3: Xác suất phát hiện của mơ hình g(x) (Uniform+cosine) trong kết
quả điều tra Nai cà tông tại KBTX từ năm 2017-2019


12
Ngoài ra, dựa trên kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn χ2, dạng hàm Uniform
+ cosine này phù hợp với đặc điểm biến động của xác suất phát hiện theo cự ly
quan sát (x2 = 0,5; P-value = 0,97). Xác suất bắt gặp một cá thể Nai cà tông trong
khoảng 150 m là 0,57 (CI: 0,4-0,72).
3.1.3.2. Mật độ và kích thước quần thể Nai cà tông tại khu điều tra
Tổng diện tích KBTX là 933,38 km2. Tác giả đã tiến hành điều tra tập trung
tại khu phía tây của KBTX (Hình 3.1) do thơng tin phỏng vấn cho thấy Nai cà tơng
khơng xuất hiện ở khu phía đơng. Tổng diện tích khu điều tra là
300,33 km2. Khu điều tra đã được chia thành 2 khu, khu phía bắc 125,28 km2
và khu phía nam 175,05 km2.
Kết quả trong Bảng 3.2 cho thấy rằng, mật độ và kích thước quần thể tại khu
điều tra phía nam lớn hơn khu điều tra phía bắc. Sự chênh lệch về mật độ tại 2 khu

điều tra chủ yếu là do mức độ bị tác động ở hai khu vực chứ không phải do khác
nhau về các dạng sinh cảnh.
Bảng 3.2: Mật độ và số lượng cá thể Nai cà tông tại KBTX, ước lượng theo
phương pháp khoảng cách với số liệu điều tra
thu thập từ 2017-2019
Diện tích
(km2)

Mật độ (95% CI)
Số con /km2

Số lượng cá thể
(95% CI)

Khu phía bắc

125,28

0,28 (0,10-0,77)

35 (13-97)

Khu phía nam

175,05

0,79 (0,46-1,34)

138 (81-234)


Tổng cộng

300,33

0,58 (0,33-1,01)

173 (99-305)

Khu điều tra

3.1.3.3. Kích thước và cấu trúc đàn Nai cà tông tại KBTX
Trong tổng số 93 cá thể được ghi nhận trong quá trình nghiên cứu từ 27 lần phát
hiện, tỷ lệ ghi nhận có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Cụ thể, có 16 cá thể đực
trưởng thành (chiếm 17,20 %), 46 cá thể cái trưởng thành (chiếm
49,46 %), 7 cá thể đực bán trưởng thành (chiếm 7,53 %), 16 cá thể cái bán trưởng
thành (chiếm 17,20 %) và 8 con non không xác định được giới tính vì chúng khơng
có đặc điểm nổi bật để phân biệt (chiếm 8,60 %).


13
a. Kích thước đàn
Kích thước đàn Nai cà tơng trung bình tại KBTX là 3,44 cá thể/đàn. Thực tế,
trong 27 lần phát hiện Nai cà tơng trên tuyến thì có 4 lần chỉ phát hiện một cá thể,
trong đó có 3 lần phát hiện một cá thể đực và chỉ một lần phát hiện một cá thể cái.
Trong khi đó có 2 lần phát hiện đàn lớn nhất, đó là 8 cá thể và 11 cá thể. Kích
thước đàn Nai cà tơng tại KBTX, khá nhỏ so với kích của Nai cà tông tại một số
như 5 cá thể/đàn tại Shewesttaw của Myanmar (Thu et al.
2019) và 6,33 cá thể/đàn ở Hải Nam của Trung Quốc (Wang et al. 2010).
b. Tỷ lệ giới tình và tỷ lệ các nhóm tuổi
Đàn Nai cà tơng có tỷ lệ cá thể đực trưởng thành và cái trưởng thành

(CTT) là 1:2,70 và tỷ lệ này khá nhỏ so với năm 2016 là 1:1,5-2 (Xayalath
2016) và cũng khá nhỏ so với Nai cà tông tại khu bảo tồn Chatthin của
Myamar 1:1,5 (Bhumpakphan et al. 2004). Tỷ lệ cá thể bán trưởng thành so với
tất cả thành viên trong đàn là 1:3,04. Còn tỷ lệ con non so với cá thể CTT là
1:5,75, con số này cũng khá nhỏ, theo Pierce et al. (2011) cho rằng, nếu sinh cảnh
sống tốt đối với một số loài Nai thì tỷ lệ sẽ là 1:1.
3.2. Một số đặc điểm sinh thái của Nai cà tông tại KBTX
3.2.1. Đặc điểm sinh cảnh
Khu vực điều tra có 7 dạng sinh cảnh, trong đó chỉ có 5 dạng sinh cảnh đã được
tiến hành điều tra về đặc điểm phân bố, sử dụng của Nai cà tông, gồm: rừng khộp,
rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, trảng cỏ và đất nơng nghiệp (Hình 3.4).
Trong 5 dạng sinh cảnh được điều tra, rừng khộp có diện tích lớn nhất với
243,92 km2 (chiếm 81,22 %) và lần lượt là rừng bán thường xanh, đất nông
nghiệp, trảng cỏ với 5,22 km2 và rừng thường xanh. Các loài cây chiếm ưu thế dựa
trên chỉ số quan trọng (IVI) của mỗi dạng sinh cảnh như sau:

Hình 3.4: Tỷ lệ diện tích của các dạng sinh cảnh tại khu điều
ra, ở KBTX


14
a. Rừng khộp:
Rừng khộp là kiểu sinh cảnh phổ biến và có diện tích lớn nhất ở KBTX cũng như
tại khu điều tra (249,92 km2, chiếm 81,22 %). Dạng sinh cảnh này cịn có thể được
chia thành 2 kiểu phụ: rừng khộp hỗn loài và rừng khộp thuần loài. Theo kết quả
điều tra theo OTC, kiểu sinh cảnh rừng khộp hỗn lồi có khoảng 84 lồi cây gỗ và
cây bụi. Các loài chiếm ưu thế và quan trọng nhất dựa trên chỉ số IVI gồm có Cà
chắc (Shorea obtusa) (IVI= 58.58 %), Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus)
(IVI = 35.91 %), Dầu tra beng (Dipterocarpus obtusifolius) (IVI = 20.87 %),
Cẩm xe (Xylia xylocarpa) (IVI= 18.45 %), Cẩm liên (Shorea siamensis) (IVI=

14.30 %).
b. Rừng bán thường xanh:
Rừng thường xanh phân bố tại khu điều tra có tổng diện tích 1,54 km2, chiếm
0,51 % tổng diện tích của khu điều tra. Các lồi cây chủ yếu được xác định dựa trên
kết quả phân tích chỉ số quan trọng (IVI) gồm có: Kơ nia (Irvingia Malayana) (IVI
= 20.44 %), Lòng mán lá phong (Pterospermum acerifolium) (IVI = 17.66 %), Sao
đen (Hopea odorata) (IVI = 16.32 %), Xoay (Dialium cochinchinensis) (IVI =
14.54 %), Gõ mật (Sindora siamensis) (IVI = 13.78 %).
c. Rừng bán thường xanh:
Dạng sinh cảnh RBTX thường có cấu trúc 2 hoặc 3 tầng. Dựa trên kết quả
phân tích chỉ số IVI, lồi cây gỗ quan trọng nhất gồm có Vên vên (Anisoptera
costata) (IVI = 32.82 %), Lim vàng (Peltophorum dasyrrhachis) (IVI = 31.03), Táu
muối (Vatica odorata) (IVI = 27.16 %), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum)
(IVI = 23.93 %), Gõ mật (Sindora siamensis) (IVI = 14.53 %).
d. Trảng cỏ:
Dạng sinh cảnh trảng cỏ có diện tích khơng đáng kể và phân bố trong phạm
vi hẹp, chủ yếu ở PKBVNN. Sinh cảnh trảng cỏ có tổng diện tích khoảng 5,22
km2, chiếm 1,74 % tổng diện tích của khu điều tra. Kết quả phân tích chỉ số quan
trọng IVI cho thấy các loài cây phổ biến nhất là Dầu tra beng (Dipterocarpus
obtusifolius) (IVI = 141.70 %), Dầu trai (D. Intricatus) (IVI =
68.19 %), Kơ nia (Irvingia malayana) (IVI = 28.77 %), Lương xương (Chè béo)
(Anneslea fragrans) (IVI = 12,60 %), Sổ trai (Sổ tai) (Dillenia ovata) (IVI =
12,60 %)


15
e. Đất nơng nghiệp:
Diện tích đất nơng nghiệp vào khoảng 16,836 km2, chiếm 5,60 %. Phần lớn
đất nông nghiệp phân bố rải rác trong khu điều tra. Theo kết quả điều trên OTC và
phân tích chỉ số quan trọng IVI thì các lồi cây phổ biến gồm có: Dầu lá bóng

(Dipterocarpus turbulatus) (IVI = 136.92 %), Cà chắc (Shorea obtusa) (IVI =
113.88 %), Trâm mốc (Syzygium cumini) (IVI = 12.97 %), Bằng lăng nhiều hoa
(Lagerstroemia floribunda) (IVI = 5.94 %)
3.2.2. Đặc điểm sử dụng sinh cảnh sống
3.2.2.1. Đặc điểm sử dụng theo dạng sinh cảnh
Kết quả phân tích số liệu phát hiện trực tiếp và phát hiện gián tiếp qua các
dấu vết khác của Nai cà tông trên các sinh cảnh trong cả năm cho thấy tần
suất phát hiện theo mỗi dạng sinh cảnh có sự khác nhau. Cụ thể, Nai cà tông xuất
hiện nhiều nhất ở dạng sinh cảnh trảng cỏ và tiếp đến là đất nông nghiệp, rừng bán
thường xanh và rừng khộp. Không phát hiện Nai cà tông ở rừng thường xanh (Bảng
3.3).
Bảng 3.3: Tần suất phát hiện Nai cà tông trên các dạng sinh cảnh

Số lần phát
hiện

Chiều dài
tuyến (km)

Tần xuất phát
hiện (lần/km)

Trảng cỏ

27

27,8

0,97


Đất nông nghiệp

16

58,3

0,27

Rừng bán thường xanh

21

81,9

0,26

Rừng khộp

128

Sinh cảnh

Rừng thường xanh
Tổng

0
192

583,3
3,8


0,22
0

755,10

3.2.2.2. Đặc điểm sử dụng theo mùa
Trong mùa khô và mùa mưa Nai cà tông sử dụng các dạng sinh cảnh khá khác
nhau. Trong mùa khô, chúng xuất hiện nhiều nhất ở dạng sinh cảnh trảng cỏ, tiếp
theo là rừng bán thường xanh, rừng khộp và đất nông nghiệp (Bảng 3.4).


16
Bảng 3.4: Tần suất phát hiện Nai cà tông tại các dạng sinh cảnh dựa trên
số lần bắt gặp trên chiều dài của tuyến điều tra trong mùa khô
Sinh cảnh
Trảng cỏ

Số lần phát
hiện
15

Chiều dài
tuyến (km)
24

Tần suất phát hiện
(lần/km)
0,63


Rừng bán thường xanh

16

69,7

0,23

Rừng khộp

82

522,9

0,16

Đất nông nghiệp

6

53,1

0,11

Rừng thường xanh

0

3,8


0

Tổng
119
673,50
Trong mùa mưa, sinh cảnh Nai cà tông xuất hiện nhiều nhất cũng là trảng cỏ, cịn
tiếp theo lần lượt là đất nơng nghiệp, rừng khộp và cuối cùng là rừng bán thường
xanh (Bảng 3.5).
Bảng 3.5: Tần suất phát hiện Nai cà tông trên các dạng sinh cảnh dựa
trên số lần bắt gặp trên chiều dài của tuyến điều tra trong mùa mưa
Số lần phất
hiện

Chiều dài
tuyến (km)

Tần suất phát hiện
(lần/km)

Trảng cỏ

12

3,8

3,16

Đất nông nghiệp

10


5,2

1,92

Rừng khộp

46

60,4

0,76

Rừng BTX

5

12,2

0,41

Rừng TX

0

0

0

Tổng


73

81,60

Sinh cảnh

Kết quả trong Bảng 3.4 và Bảng 3.5 cho thấy, có sự chênh lệch về đặc điểm
sử dụng sinh cảnh của Nai cà tông gữa mùa khô và mùa mưa, đặc biệt ở dạng sinh
cảnh rừng bán thường xanh và đất nông nghiệp. Trong mùa khô Nai cà tông xuất
hiện ở rừng bán thường xanh nhiều hơn và ngược trong mùa mưa thì chúng xuất
hiện ở đất nơng nghiệp nhiều hơn. Lý do là bởi đất nông nghiệp cũng cấp nguồi
thức ăn dồi dào hơn vào mùa mưa.


17
3.2.3. Thức ăn của Nai cà tông
Nai cà tông là loài thú ăn thực vật. Thức ăn của chúng rất đa dạng, gồm có lá,
hoa, quả của các lồi cây gỗ, cây bụi và nhiều loài cỏ. Qua quan sát trực tiếp và
dấu vết ăn trên tuyến, thức ăn của Nai cà tông tại KBTX được xác định gồm 15 lồi
thực vật. Ví dụ, quả của cây Kơ-nia (Irningia malayana), cây Cóc rừng (Spondias
pinnata), Xồi rừng (Mangifera caloneura), lá non của Cỏ tranh (Imperata
cylindrica), Lúa nước (Oryza sativa), Cỏ le (Vietnamosasa pusilla).
3.2.4. Các nguồn muối khoáng trong KBTX
Các chất khoáng đóng vai trị rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển
của các loài động vật, đặc biệt là các lồi thú ăn cỏ lớn. Chất khống có thể tồn tại
tại dưới 2 dạng là chất khoáng đất và chất khoáng nước. Tại KBTX, chất
khoáng tồn tại chủ yếu là loại khoáng đất, phân bố rải rác trong KBTX, nhưng phần
lớn là tại khu điều tra phía nam (Hình 3.5).


Hình 3.5: Các điểm khống và các dạng sinh cảnh tại KBTX
3.2.5. Các loài động vật hoang dã sống cùng sinh cảnh với Nai cà tông tại
Khu bảo tồn Xonnabouly
Trong sinh cảnh sống của Nai cà tông tồn tại các lồi sinh vật khác, điển hình là các
lồi thú ăn cỏ như Thỏ rừng (Lepus peguensis) và Hoẵng (Muntiacus muntjak) và
một số lồi thú ăn thịt cỡ trung bình như Chó rừng và các lồi cầy. Các lồi thú
ăn thịt tại KBTX đều là thú ăn thịt nhỏ, một số loài ăn cả thực vật và động vật


18
nhỏ, như vậy chúng chắc không tấn công con non của Nai ca tông. Theo
Phiapalath et al. (2018), trong KBTX gồm có khoảng 18 lồi thú cỡ trung bình
cho đến lớn (khơng bao gồm các lồi thú nhỏ). Hình
3.3. Các mối đe dọa tới quần thể và sinh cảnh Nai cà tơng
Các mối đe dọa chính bao gồm: Chó nhà tấn công Nai cà công, xâm lấn đất
rừng, thu hái lâm sản, săn bắn động vật hoang dã và chăn thả gia súc.
3.3.1. Chó nhà của người dân địa phương
Hiện tượng Nai cà tơng bị chó nhà tấn cơng bị thương và nặng hơn là bị chết đã
được ghi nhận trong thời gian giữa năm 2017 và 2019. Điển hình là vào ngày
3/5/2017, 01 cá thể đực trưởng thành bị chó nhà tấn cơng và chết sau 4 ngày bị
thương nặng và vào ngày 3/10/2019 đã có một cá thể khác bị chó nhà tấn cơng bị
chấn thương, chạy trốn xuống ao và chết. Các cá thể đực dễ bị tấn cơng hơn bởi vì
chúng thường đi đơn độc. Tổng cộng 6 cá thể Nai cà tông đã bị cho nhà tấn công và
chết sau bị chấn thương nặng hoặc quá sốc trong thời gian cứu hộ. Trong số đó có 2
cá thê cái.
3.3.2. Xâm lấn sinh cảnh sống của Nai cà tông
Hoạt động xâm phạm tài nguyên rừng xảy ra khá thường xuyên trong khoảng
thời gian từ năm 2016-2018 do người dân được tiếp cận nguồn vốn cho vay từ
Ngân hàng xúc tiến nông nghiệp. Hơn nữa, thời gian này là giai đoạn tiếp nối của
dự án quản lý KBTX dưới dự hỗ trợ WCS và UNDP, nên không có những hoạt

động quản lý cụ thể và liên tục. Tại khu điều tra (KĐT) phía bắc là khu phát hiện
các hoạt động xâm lấn nhiều hơn phía nam. Ví dụ, đã phát hiện được 61 điểm bị
xâm lấn làm đập và ao chứa nước, trong đó có tới 51 điểm ở KĐT phía bắc.
3.3.3. Khai thác gỗ và thu hái lâm sản ngoài gỗ
Hai hoạt động này xảy ra cả ở bên ngoài và bên trong PKBVNN. Số vụ khai
thác gỗ trái phép được phát hiện là 42 vụ. Trong đó, số vụ phát hiện được tại khu
điều tra phía bắc và nam lần lượt là 19 vụ và 23 vụ, đặc biệt tại PKBVNN có 5 vụ
đã được phát hiện. Phiapalath et al., (2018a) cũng đã cho rằng KBTX đã và đang bị
tác động khá nhiều do hoạt động khai thác gỗ trái phép, ngay cả tại PKBVNN.
3.3.4. Săn bắt động vật hoang dã
Hoạt động săn bắt động vật hoang dã ít xảy ra trong KBTX. Các vụ việc phát
hiện được chủ yếu liên quan tới các loài chim, sóc bay và chuột, .v.v.v. Trong thời
gian điều tra có 5 vụ săn bắn đã được phát hiện, trong đó có 3 vụ ở khu điều tra
phía bắc và 2 vụ ở khu điều tra phía nam. Chưa có đủ thông tin để kết luận hiện


19
tượng săn bắn Nai cà tông đang xảy ra. Tuy nhiên, trong quá khứ người dân đã từng
săn bắn loài thú Móng guốc này. Ví dụ, trong những năm 2000, săn bắn đã được
ghi nhận là một mối đe dọa quan trọng tới khu hệ động vật trong KBTX (Johnson
et al. 2003). Do vậy, trong công tác quản lý cũng cần đề phịng và kiểm sốt hoạt
động này. Cụ thể, cần kiểm sốt tình hình sở hữu súng săn và các loại bẫy.
3.3.5. Chăn thả gia súc
Kết quả điều tra đã cho thấy tần suất phát hiện các loài vật ni tại KBTX
khá cao, cao nhất là bị, chiếm 38,46 % và trâu chiếm 29,23 %. Với Chó, cho
dù có số lượng cá thể không nhiều, nhưng tần suất phát hiện khá cao bởi vì
chúng thường đi cùng người chủ trong quá trình thu hái lâm sản.
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn Nai cà tông và sinh cảnh
Dựa trên kết quả nghiên cứu và mục đích ưu tiên của Ban quản lý KBTX, một số
vấn đề trọng tâm cần hướng tới là trực tiếp bảo tồn loài Nai cà tông, sinh cảnh

sống cũng như các yếu tố sinh thái cần thiết. Ngoài ra, các hoạt động nâng cao
nhận thức và cải thiện sinh kế cho người dân cũng cần được quan tâm trong quá
trình triển khai các hoạt động bảo tồn.
3.4.1. Bảo vệ quần thể loài Nai cà tông
Giám sát quần thể Nai cà tông:
- Tiến hành giám sát kích thước, mật độ, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ đực cái và
tỷ lệ con non trong quần thể. Một năm cần được giám sát ít nhất là một hoặc 2 lần.
Để giảm bớt chi phí, hoạt động giám sát cần được kết hợp với hoạt động tuần tra
thường xuyên. Các tuyến điều tra và giám sát nên được thiết lập bằng cách ngẫu
nghiên cách đều với khoảng cách 1 hoặc 2 km và có chiều dài từ 2 đến 8 km tùy
theo thực trạng cụ thể của mỗi dạng sinh cảnh.
- Hiện nay, Khu bảo tồn đã trở thành địa điểm du lịch sinh thái và đã thu hút
khách du lịch đến thăm ngày càng nhiều, từ đó có thể làm ảnh hưởng đến tập tính
sinh thái tự nhiên của Nai cà tơng. Vì vậy, cơng tác giám sát sự biến động về tập
tính (sự biến đổi về tập tính sử dụng sinh cảnh, giao phối, di chuyển, v.v.v.) là hết
sức cần thiết và cần được tiến hành song song với giám sát quần thể. Kết quả của
hoạt động giám sát này là căn cứ để Ban quản lý KBTX có những điều chỉnh kịp
thời đối với các hoạt động du lịch sinh thái nhằm giảm thiểu tác động tới quần thể
Nai cà tông.


20
Kết hợp bảo tồn ngoại vi và nội vi:
Tiến hành song song 2 phương pháp bảo tồn nội vi (in-situ) và bảo tồn ngoại vi
(ex-situ). Đối với động vật hoang dã quý hiếm và có quần thể nhỏ bị cách ly, sự kết
hợp giữa 2 phương pháp này là rất quan trọng (Đỗ Quang Huy và cộng sự 2009).
Có thể tiến hành hình thức bảo tồn nội vi trong mơi trường bán hoang dã, trực tiếp
ngay tại địa bàn khu bảo tồn để các cá thể Nai cà tông được bảo tồn tốt hơn. Những
cá thể thuộc các quần thể được bảo tồn ngoại vi sẽ được định kỳ thả ra ngoài tự
nhiên, để tăng cường số lượng cho các quần thể được bảo tồn nội vi. Ngoài ra,

nghiên cứu các quần thể được bảo tồn ngoại vi cung cấp cho ta những hiểu biết về
đặc tính sinh học, sinh thái của loài và đinh hướng những chiến lược bảo tồn mới
cho các quần thể bảo tồn nội vi.
Tiến hành nghiên cứu về quần thể Nai cà tông:
Trong tương lai gần, chương trình nghiên cứu về vùng sống của Nai cà tông
tại KBTX là rất cần thiết để phục vụ công tác quy hoạch bảo tồn và bảo vệ quần
thể của chúng. Cần tiến hành bắt và đeo vòng cổ có gắn GPS cho một số cá thể
đực và cái trưởng thành. Tiến hành theo dõi không gian sử dụng bởi Nai cà tông
cũng như các tuyến di chuyển của chúng để có biện pháp thay đổi quy hoạch bảo
tồn kịp thời cũng như định hướng các hoạt động tuần tra, bảo vệ của lực lượng
kiểm lâm. Ngồi ra, thơng tin về vùng sống và không gian di chuyển của Nai cà
tông cũng sẽ được sử dụng để thiết kế PKBVNN và vùng đệm.
3.4.2. Bảo vệ sinh cảnh và các yếu tố sinh thái
- Giao đất giao rừng: Những năm vừa qua đã có một số nỗ lực nhằm tiến hành
phân khu đất canh tác, khu chăn nuôi, .v.v.v., nhưng vẫn còn tồn tại nhiều mâu
thuẫn và các vụ xâm lấn đất rừng vẫn xảy ra. Vì vậy, chương trình giao đất giao
rừng phải tuân thủ theo hướng dẫu của nhà nước (MAF & NLMA 2010).
- Mở rộng PKBVNN: Diện tích của PKBVNN hiện tại khoảng 20 km2 là
quá nhỏ so với yêu cầu. Trong thời gian tới PKBVNN cần được mở rộng thêm
dựa theo khu phân bố thực tế của các đàn Nai cà tông. Đối với một số hộ gia đình
đang có đất ruộng ở trong PKBVNN cần được di chuyển sang khu mới. Tuy nhiên,
nhà nước cần có chính sách đền bù phù hợp, ngồi ra cần tạo cơ hội cho các hộ gia
đình này tham gia các chương trình du lịch sinh thái, cải thiện sinh kế.....


21
- Thiết lập vùng đệm: KBTX chưa có vùng đệm, do vậy, cần phải sớm thiết
lập để giảm thiểu các tác động từ bên ngoài vào trong vùng lõi của KBTX.
Vùng đệm nên được thiết lập ở giữa ranh giới PKBVNN và khu đất nông nghiệp
của người dân, đặc biệt là tại phía bắc và phía đơng của PKBVNN. Ngồi ra, tại

khu điều tra phía bắc nơi có phân bố ở mức trung bình nên thiết lập thành vùng
đệm cũng có thể thiết lập thành một PKBVNN nữa dành cho các quần thể ở phía
bắc.
- Quản lý và cải tại nguồn thức ăn: Nguồn thức ăn quan trọng nhất là bãi cỏ tại
PKBVNN. Trong tương lai, cần nghiên cứu kỹ thuật, quy trình và khu vực đốt
trước mùa cháy rừng nhằm tạo cỏ non làm thức ăn cho Nai. Thời kỳ đốt trước phù
hợp nhất vào tháng 2-3, trước khi chuẩn bị bước vào mùa mưa. Cỏ non sẽ phát triển
mạnh khi bắt đầu vào mùa mưa.
- Quản lý và cải tạo nguồn nước: Tại KBTX đã có một số nguồn nước tự nhiên
và ao, hồ được đào để cung cấp nguồn nước cho Nai cà tông, nhưng hầu hết đều
nằm ngồi PKBVNN, khơ cạn vào mùa khơ và bị tác động nhiều bởi vật nuôi lẫn
con người. Cần bổ sung một số nguồn nước có khả năng cung cấp đủ trong cả mùa
khơ ở bên ngồi PKBVNN để dành cho những vật nuôi cũng như Nai cà tông tại
khu vực có ghi nhận Nai cà tơng xuất hiện.
- Quản lý và cải tạo nguồn đất khoáng: Trong 7 điểm khống hầu như đã bị tác
động bởi vật ni và ít phát hiện động vật hoang dã đến sử dụng. Hiện nay, chỉ
có 2 điểm khống phát hiện lồi động vật hoang dã đến sử dụng. Vậy, cần kiểm tra
lại chất lượng của điểm khoáng và cải thiện để đáp ứng yêu cầu sinh thái của Nai cà
tông và các động vật hoang dã khác hoặc có thể bổ sung một số điểm khoáng nhân
tạo trong KBTX và đặc biệt là PKBVNN.
3.4.3. Các giải pháp gián tiếp về mặt kinh tế, xã hội
Cải thiện đời sống người dân địa phương:
- Thành lập quỹ cho vay vốn phục vụ cộng đồng với lãi xuất thấp. Các quỹ
này sẽ hoạt động theo ngun tắc quay vịng.
- Tăng cường cơng tác khuyến nơng, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật cho
người dân để họ có thể sử dụng tiền vốn vay phục vụ sản suất nơng lâm nghiệp một
cách có hiệu quả. Xây dựng các mơ hình phát triển kinh tế và tổ chức cho người
dân tới thăm các mơ hình điển hình sản xuất tiên tiến ở các địa phương khác.



22
- Mở rộng cơ hội cho những người dân có tiềm năng tham gia chương trình
du lịch sinh thái.
- Mở rộng cơ hội và ưu tiên cho những hộ gia đình bị ảnh hưởng hoặc là bị mất
diện tích trồng lúa do mở rộng các PKBVNN. Đền bù thỏa đáng và ưu tiên tham gia
các hoạt động du lịch sinh thái.
Nâng cao nhận thức về bảo tồn của người dân địa phương:
- Nâng cao hiệu quả quy hoạch và sử dụng đất: Cần cải tạo lại những khu đất
canh tác kém hiệu quả. Tiến hành quy hoạch khu chăn thả gia súc hợp lý để hạn
chế cạnh tranh và truyền bệnh cho Nai cà tơng cũng như các lồi động vật rừng
khác. Cần nghiên cứu trồng một số loại cỏ năng suất cao phục vụ chăn nuôi gia súc.
Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo vệ tài nguyên rừng, Nai cà tông và các văn bản pháp luật cần thiết
khác cần được tiến hành thường xuyên. Đối tượng tuyên truyền là những hộ gia
đình, cá nhân tác động nhiều vào rừng. Chương trình tuyên truyền nâng cao nhận
thức, cần phải được thực hiện thường xuyên hàng năm hoặc 2 lần/năm. Đối tượng
trẻ tuối như là những học sinh cơ sở cấp 2 của các trường trong KBTX cũng cần
phải có chương trình tun truyền phủ hợp.


×