Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

Nghiên cứu phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng anh ở trường trung học phổ thông (áp dụng chương trình hóa học vô cơ lớp 12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.68 KB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THÙY LINH ĐA
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Áp dụng chương trình hóa Học vô cơ lớp 12)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
TP. HỒ CHÍ MINH - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THÙY LINH ĐA
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Áp dụng chương trình hóa học vô cơ lớp 12)
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Cao Cự Giác
TP. HỒ CHÍ MINH - 2014
Với lóng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Cao Cự Giác, người đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn
tôi hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo – PGS.TS. Võ Quang Mai và TS. Lê Danh Bình đã dành
thời gian đọc và nhận xét cho luận văn.
- Quý thầy giáo, cô giáo khoa Hóa Học, Phòng Đào tạo Sau Đại Học,
trường Đại Học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận
văn.
- Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp các trường THPT Nguyễn Thượng
Hiền, THPT Lê Hồng Phong, đã giúp làm thực nghiệm sư phạm, cùng


gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tp.HCM, tháng 06 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thùy Linh Đa
MỤC LỤC
selenic acid 41
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 ĐH Đại học
2 THPT Trung học phổ thông
3 THPTCh Trung học phổ thông chuyên
4 KHTN Khoa học tự nhiên
5 GV Giáo viên
6 HS Học sinh
7 GD - ĐT Giáo dục – Đào tạo
8 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
9 SGK Sách giáo khoa
10 PTPU Phương trình phản ứng
11 PTHH Phương trình hóa học
12 HĐ Hoạt động
13 TN Thực nghiệm
14 ĐC Đối chứng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước , với đường lối đổi
mới và chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay,
ngoại ngữ đóng vai trò hết sức quang trọng đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh là
ngôn ngữ chính thống của 45 quốc gia, 1/3 dân số thế giới nói tiếng Anh, 75%
chương trình truyền hình phát bằng tiếng Anh, bàn phím, máy vi tính là tiếng Anh,

bất cứ hội nghị nào với tên gọi là hội nghị quốc tế thì ngôn ngữ làm việc cũng bằng
tiếng Anh.
Tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay được chính phủ và người dân hằng năm bỏ
ra rất nhiều công sức, tiền bạc vào việc dạy và học tiếng Anh. Đặc biệt khi Việt
Nam gia nhập WTO thì vai trò của tiếng Anh càng quan trọng hơn, là cầu nói giao
lưu văn hóa, học hỏi, trao đổi thông tin, thiết lập các mối quan hệ trong nhiều lĩnh
vực giữa Việt Nam và các nước trên thế giới .
Do đó có thể khẳng định rằng việc dạy và học tiếng Anh chiếm vị trí rất
quang trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Mới đây nhất Bộ GD-ĐT
triển khai đề án 1400 và 959 của Chính phủ “ Đề án Phát triển hệ thống trường
trung học phổ thông giai đoạn 2010-2020” qua đó “Nâng cao chất lượng dạy học
ngoại ngữ, tin học, dạy tăng cường tiếng Anh, chuẩn bị triển khai dạy học các môn
vật lí, hóa học, sinh học bằng tiếng Anh ở khoảng 30% số trường”. Hiện nay ở
thành phố Hồ Chí Minh đã có 10 trường chuyên đã triển khai thực hiện đề án này ví
dụ như các trường chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Lê Quý Đôn, Nguyễn
Thị Diệu, Gia Định đã dạy các môn tự nhiên bằng tiếng Anh trong đó có bộ môn
Hóa Học. Việc dạy hóa học bằng tiếng Anh thì không dễ chút nào.
Thứ nhất, trình độ ngoại ngữ của học sinh còn thấp, gây khó khăn trong việc
học tập và kiểm tra đánh giá. Có rất nhiều học sinh giỏi nhưng không thể nhận học
bỗng của các tổ chức quốc tế vì không đủ điểm IELTS hoặc TOELT.
Thứ hai, ở hầu hết các trường chưa có một chương trình dạy cụ thể hay chính
thức nào về việc dạy học các môn tự nhiên nói chung và môn Hóa học nói riêng
bằng tiếng Anh do đó gây khó khăn lớn cho giáo viên giảng dạy. Ngoài việc phải
thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, học tập tự nâng cao trình độ tiếng
Anh thì các giáo viên phải tự mò mẫm tự xây dựng các bài giảng bằng tiếng Anh.
Cho nên hầu như là phải thuê giáo viên ở bên ngoài vào dạy.
Thứ ba, thiếu đội ngũ giáo viên có thể dạy các môn tự nhiên nói chung và
môn Hóa học nói riêng. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu phương pháp dạy học Hóa học
bằng tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông (áp dụng chương trình hóa học vô
1

cơ lớp 12)” được thực hiện với mong muốn góp phần đẩy lùi các bất cập, tồn tại
trên thực trạng để việc dạy và học hóa học 12 bằng tiếng Anh ở các trường được tốt
hơn, thuận lợi hơn và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo
dục phục vụ cho đất nước trong quá trình hội nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp dạy hóa học 12 – vô cơ bằng tiếng Anh tại các
trường THPT hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở các trường
THPT hiện nay.
- Nghiên cứu, tổng hợp lý luận phương pháp dạy học.
- Xây dựng hệ thống từ vựng, mẫu câu, nội dung, phương pháp liên quan đến
bài giảng hóa học vô cơ lớp 12 bằng tiếng Anh.
- Xây dựng hệ thống về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng tiếng Anh.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT.
- Đối tượng : Phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh phần hóa học
vô cơ lớp12.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Phần hóa học vô cơ lớp 12.
- Đối tượng: Phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh phần hóa vô cơ
12 trong các chương 5, 6, 7, 8.
6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các nhóm phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng quan cơ sở lí luận và
thực tiễn dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Dự giờ, điều tra, tìm hiểu về thực trạng
dạy học hóa học bằng tiếng Anh. Thực nghiệm sư phạm kiểm nghiệm tính phù hợp
và hiệu quả của phương pháp.
- Phương pháp xử lí thông tin: Sử dụng toán học thống kê xử lí kết quả thực

nghiệm sư phạm, …
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng Anh thì sẽ xây
dựng được một hệ thống bài giảng hay, có chất lượng, giúp giáo viên dạy tốt và có
hiệu quả, gây hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của học sinh, đảm bảo thực
hiện tốt mục tiêu dạy học.
2
8. Đóng góp của đề tài
- Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở
các trường THPT hiện nay.
- Cung cấp hệ thống từ vựng, mẫu câu tiếng Anh áp dụng trong dạy học hóa
học ở trường THPT cho phần hóa học vô cơ lớp 12.
- Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 12 bằng tiếng Anh.
- Thiết kế một số bài giảng tiêu biểu phần hóa vô cơ 12 ở trường THPT bằng
tiếng Anh theo hướng tích cực, hiện đại và dễ hiểu.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh
1.1.1. Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi trong trong rất
nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực khoa học kĩ thuật và giáo dục. Chính
vì vậy, tiếng Anh là một công cụ cho chúng ta tiếp cận với các nền giáo dục tiên
tiến và khao học công nghệ hiện đại. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, hội
nhập quốc tế giúp chúng ta nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, trao đổi và áp
dụng được các công nghệ tiên tiến thế giới. Từ những lí do nêu trên đòi hỏi chúng ta
cần có nhiều các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như học sinh, sinh viên những
thế hệ tương lai của đất nước có một vốn tiếng Anh để phục vụ cho công cuộc xây
dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Việc dạy học cho học sinh THPT môn hóa và các môn khoa học bằng tiếng

Anh là một hướng đi đúng có tính chiến lược, giúp giải quyết nhu cầu nhân lực chất
lượng cao cho đất nước trong những năm sắp tới. Để việc thực hiện việc dạy hóa
bằng tiếng Anh trong những năm sắp tới có hiệu quả, việc tăng cường tiếng Anh
cũng như kinh nghiệm dạy cho giáo viên THPT là rất cần thiết.
1.1.1.1. Kĩ năng nghe
• Mục đích và ý nghĩa
Mục đích của việc dạy kĩ năng nghe là giúp HS hiểu được người khác nói gì
và có thể giao tiếp.
Kĩ năng nghe tiếng Anh của HS được hình thành qua một quá trình học tập rèn
luyện trong môi trường Anh ngữ. Ngoài việc học tập ở trường lớp, HS phải tự học
tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức khác nhau như nghe nhạc, xem phim
tiếng Anh, …
• Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nghe
Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của
tiết dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production. Tiến trình của một
tiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While - Listening, và
Post - Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài
mà còn giúp các em sử dụng kĩ năng nghe trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề
trước tiên là giáo viên cần phải xác định rõ ràng mục đích yêu cầu cầu của từng bài
nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những
giai đoạn tiếp theo.
4
• Rèn luyện kĩ năng nghe trong dạy học hóa học
Pre - Listening:
Là giai đoạn giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống
trước khi học sinh nghe.
- Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn
dắt gợi mở về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và
đoán xem các em chuẩn bị nghe chủ đề gì, ai sắp nói với ai …
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội

dung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe. Có thể các em nói
không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các
em có hứng thú trước khi nghe.
- Cuối cùng giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu
lần và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi,
…).
While - Listening:
Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội luyện tập. Ở giai đoan này giáo
viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở
giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương
án trả lời đúng.
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần (nếu nội dung khó có thể
cho các em nghe 4 lần). Lần đầu gúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao
quát nội dung bài nghe (pendown). Lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoàn
thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Mục tiêu chính của
nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin chi tiết đồng
thời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả.
Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung
cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để
nắm kết quả hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án. Nên hạn chế
cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy sẽ khiến người học
có thói quen phải hiểu nghĩa từng từ, từng câu khi nghe.
Post - Listening
Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. Ở giai đoạn này học sinh sử dụng
những kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn “While –
Listening” vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe học sinh
cần thực hiện một số bài tập như: Báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài
tập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên
5
cần phải kết hợp các kĩ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall,

write-it-up, discussion,
1.1.1.2. Kĩ năng nói
• Mục đích và ý nghĩa
Kĩ năng nói là kĩ năng khó đối với học sinh và đây là kĩ năng giao tiếp quan
trọng chúng ta có thể nghe viết ra được nhưng không diễn đạt thành lời một cách
trôi chảy được.
• Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nói
Đa số học sinh ngại nói vì sợ nói sai, nội dung nói không được các bạn đồng
tình hoặc bản tính các em rụt rè, ít nói … Vì vậy trước khi dạy phần nói GV phải
lập kế hoạch.
Tiến trình của một tiết dạy nói cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Speaking,
While - Speaking, và Post - Speaking. Tiến trình dạy học này không những giúp học
sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kĩ năng nói trong giao tiếp thực tế.
• Rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học hóa học
Pre – Speaking
Trước khi vào bài nói bước đầu GV thường hướng dẫn các em khai thác bài
nói mẫu. Đây là nhiệm vụ đầu tiên: Bài nói mẫu có thể là những phát ngôn riêng lẻ,
một đoạn hội thoại hay một đoạn lời nói ngắn , GV có thể tiến hành như sau:
- Đọc to bài mẫu một lần, chú ý cách phát âm, trọng âm, từ mới, nhịp
điệu câu, nghĩa từ mới …
- Sau khi đọc bài mẫu cho học sinh, GV yêu cầu HS đọc lại theo mình,
đọc to và đọc đồng thanh, khi các em đọc GV đã sửa lỗi phát âm và
hướng dẫn các em phát âm cho đúng, bên cạnh đó giảng, giải thích, từ
mới có trong bài cho các em.
Để giới thiệu mẫu câu, cách sử dụng từ trong bài Nói GV nên đặt ra một số
câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời và từ đó các em tự rút ra cách sử dụng từ và cấu
trúc câu, GV sửa lỗi và điều chỉnh lại cho đúng những ý kiến của các em trong phần
này và cho các em làm việc theo đôi hoặc theo nhóm nhằm nói thành thạo bài mẫu.
Sau khi đọc bài mẫu cho học sinh, chúng tôi yêu cầu học sinh đọc lại theo
mình, đọc to và đọc đồng thanh, khi các em đọc chúng tôi sửa lỗi phát âm và

hướng dẫn các em phát âm cho đúng, bên cạnh đó giảng, giải thích, từ mới có trong
bài cho các em.
While - Speaking:
6
Trong giai đoạn này sau khi được hướng dẫn, học sinh sẽ dựa vào tình huống
gợi ý như tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu để luyện nói
theo yêu cầu.
Giai đoạn này GV hướng dẫn học sinh luyện tập nói theo cá nhân, theo cặp
hoặc nhóm để tiết kiệm thời gian. Lúc này chúng ta nên hạn chế việc chúng ta cùng
tham gia nói với các em như hỏi - trả lời.
Khi HS luyện tập, ta cần đến các nhóm nhằm quan sát, nhắc nhở học sinh
không nên dùng tiếng Việt, phải nói bằng Tiếng Anh và khuyến khích mọi đối
tượng học sinh trong lớp từ yếu đến khá, giỏi có cơ hội được nói.
Sau khi các em luyện tập theo nhóm, cặp với nhau ta cho vài em tiêu biểu lên
bảng trình bày bài nói của mình, giáo viên nhận xét, sửa lỗi, khi cần thiết chúng ta
cho điểm để động viên các em.
Trong quá trình luyện nói giáo viên cần chú ý đến khả năng nói của mọi đối
tượng học sinh và có thể đưa thêm yêu cầu cao hơn cho học sinh khá khi các em đã
hòan thành bài nói xong trước các bạn khác.
Post - Speaking
Sau khi HS luyện nói dưới sự kiểm soát của chúng ta, chúng ta hướng dẫn các
em vào phần luyện nói tự do, đây là giai đoạn cho các em tự do nói sau khi đã
chuẩn bị.
Trong quá trình các em luyện tập nói chúng ta nên cho điểm nhằm khuyến
khích các em xung phong nói tạo cho các em tâm trạng thích nói, chứ không phải
đang bị gò bó, ép buộc.
Để thực hiện để yêu cầu này chúng ta cần lưu ý các điểm sau:
• Cần phối hợp sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập nói
theo cặp (pairs) hoặc theo nhóm (groups) để các em có nhiều cơ hội sử
dụng tiếng Anh trong lớp từ đó các em cảm thấy tự tin và mạnh dạn

hơn trong giao tiếp.
• Cần hướng dẫn cách tiến hành, làm rõ yêu cầu bài tập hoặc gợi ý
hay cung cấp ngữ liệu trước khi cho học sinh làm việc theo cặp hoặc
nhóm. Việc hướng dẫn và gợi ý cho phần luyện nói chúng ta cần sáng
tạo cho phong phú hơn.
1.1.1.3. Kĩ năng đọc
• Mục đích và ý nghĩa
Giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu, có khả năng đọc hiểu sách, báo, tài liệu
bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS, giúp
7
HS có điều kiện để thu nhận thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh và có hiểu biết
thêm về xã hội.
• Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc
Đa số học sinh ngại đọc vì sợ đọc sai hoặc bản tính các em rụt rè. Vì vậy trước
khi dạy phần đọc GV phải đọc mẫu trước lớp.
Tiến trình của một tiết dạy đọc cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Reading,
While – Reading và Post – Reading.
• Rèn luyện kĩ năng đọc trong dạy học hóa học
Pre – Reading
Mục đích các hoạt động trước khi đọc mà giáo viên cần quan tâm là:
— Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh.
— Tạo ra nhu cầu muốn đọc cho học sinh.
— Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề mà họ sẽ học.
Chính vì những mục đích thiết thực đó nên GV cần phải sử dụng các hoạt
động khác nhau để tránh sự trùng lặp nhàm chán. Đối với HS nông thôn, khi động
cơ, thái độ học tập của các em chưa đúng đắn thì các hoạt động trong giai đoạn này
phải luôn có sự thay đổi tùy theo nội dung của từng bàiHoạt động được thực hiện
đầu tiên là giới thiệu chủ đề của bài đọc GV thường dùng nhiều thủ thuật khác nhau
như:
- Dùng tranh hoặc đặt câu hỏi để học sinh đoán nội dung.

- Đặt câu hỏi để kiểm tra nhận thức chung của học sinh về chủ đề đó.
- Đưa một số câu nhận định yêu cầu học sinh làm bài tập đúng, sai dựa
vào kiến thức sẵn có.
- Tổ chức một số trò chơi liên quan đến chủ đề bài đọc….
Sau khi giới thiệu chủ đề bài học, GV hướng đặt ra một số câu hỏi gợi ý, dần
nhập vào bài khóa để học sinh thảo luận theo cặp, hoặc nhóm đoán câu trả lời. Điều
mà tôi thực hiện đem lại hiệu quả tốt nhất là khi học sinh đoán câu trả lời kết quả
luôn được bảo lưu đên phần While-reading lấy kết quả đúng đối chiếu với dự đoán
trước đó.
Tiếp sau là giới thiệu từ vựng, và ngữ pháp mới (nếu có). GV chỉ giới thiệu
cho học sinh những từ mới cơ bản, còn một số từ khác học sinh có thể đoán nghĩa
của từ dựa vào ngữ cảnh.
Khi giới thiệu từ mới, giáo viên nên dùng nhiều thủ thuật khác nhau để gợi mở
từ và dạy từ nhằm gây sự chú ý của học sinh như: tranh ảnh, dụng cụ trực quan, vật
thật, hình vẽ phác họa, cử chỉ điệu bộ.
While - Reading
8
Đọc hiểu bài đọc để trả lời các câu hỏi dẫn nhập hay kiểm tra các phán đoán ở
phần Pre-Reading là rất cần thiết bởi nó góp phần khắc sâu hơn những gì các em đã
làm được, đồng thời giúp các em nhận biết những điều chưa hoàn thành.
Đối với học sinh vùng nông thôn, GV nên động viên các em trả lời theo mức
độ hiểu của mình như trả lời ngắn, hay có thể đưa ra từ, cụm từ mang nội dung
chính là được.
Hoạt động tiếp theo là yêu cầu HS đọc lại bài đọc để hiểu nội dung kĩ hơn, và
trả lời các bài tập trong sách giáo khoa. Giáo viên phải chú trọng tới việc hướng dẫn
cụ thể yêu cầu bài tập, cũng như đưa ra một số câu ví dụ (nếu cần) để học sinh
không bị lúng túng khi làm.
Để kiểm tra mức độ đọc hiểu được kĩ hơn, ngoài những bài tập trong sách giáo
khoa chúng tôi chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài tập để học sinh thực hành thêm (tùy
theo từng bài đọc hiểu) như:

- Complete the sentences
- True / False statement
- Check / Tick the correct answers
- Fill in the chart
- Matching
- Answer the questions on the text
Học sinh làm việc theo cặp, giáo viên kiểm tra kết quả và sau đó đưa ra đáp án
đúng.
Post - Reading
Các hoạt động sau khi đọc giúp cho giáo viên có thể kiểm tra được mức độ
hiểu bài, khả năng vận dụng bài vào thực tiễn cuộc sống; cũng như khả năng tưởng
tượng của học sinh. Vì vậy, giáo viên nên áp dụng nhiều thủ thuật khác nhau để
tránh sự trùng lặp nhàm chán. Các hoạt động được thực hiện trong bước này là:
• Summazine the text.
• Arrange the events in order.
• Give comments, opinions on the characters in the text.
• Role- play basing on the text.
• Develop another story basing on the text…
• Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm.
• Photo bài học thành 4 bản, mỗi bản cắt thành 4 đoạn nhỏ tách rời.
• Yêu cầu 4 nhóm sắp xếp thứ tự các đoạn để tạo thành bài học hoàn
chỉnh (không nhìn vào sách giáo khoa). Nhóm nào hoàn chỉnh sớm
nhất sẽ đọc to bài và sẽ là nhóm chiến thắng.
9
Tóm lại: mục đích của dạy đọc hiểu là giúp học sinh nắm được những thông
tin chính. Vì vậy cần luyện cho học sinh có khả năng đọc một cách bao quát cả câu,
thậm chí nhiều câu chứ không phải một chữ cái hay từng từ.
1.1.1.4. Kĩ năng viết
• Mục đích và ý nghĩa
Trong chương trình phổ thông hiện nay, dạy viết chủ yếu là nhằm phối hợp

với các kĩ năng khác để làm phong phú thêm các hình thức luyện tập trên lớp, củng
cố những kiến thức đã học, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm quen văn phong,
cấu trúc chặt chẽ của văn viết và học cách sử dụng hoạt động viết vào một số mục
đích giao tiếp cụ thể.
• Nguyên tắc chung cho một tiết dạy viết
Tiến trình của một tiết dạy viết cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Writing,
While - Writing, và Post - Writing.
• Rèn luyện kĩ năng viết trong dạy học hóa học
Pre –Writing
- Nghiên cứu bài mẫu về ba vấn đề: chủ đề - nội dung - dữ liệu (nếu
sách học có nội dung này).
- Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ điểm sắp viết. Thu thập tài liệu
trong đó có những ngữ liệu liên quan và sát thực với chủ điểm sắp viết
để có mặt bằng chung về kiến thức cho tất cả học sinh.
- Xây dựng một khung mẫu cho bài viết:
- Tìm các ý.
- Tìm các ngữ liệu: cấu trúc, từ, cụm từ, Phần này yêu cầu học sinh
phát huy sự đóng góp xây dựng bài, giào viên hướng dẫn và thống
nhất chung.
Phần này yêu cầu học sinh viết cá nhân hoặc theo tổ, nhóm, cặp nhằm khuyến
khích các em có khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết để phục vụ cho việc viết
bài.
While - Writing
Viết cá nhân: Dựa trên dàn bài đã có HS tiến hành viết nháp. Lúc này học sinh
chủ động viết bằng các ngữ liệu có sẵn, bằng kinh nghiệm đã được tích lũy, phát
triển văn phong riêng của mình.
Có thể cho HS viết theo nhóm, nhóm phân công mỗi người viết một đoạn hoặc
một ý, sau đó cử một người viết tập hợp lại cả bài.
Các thủ thuật mà GV cần làm trong khi viết là:
- GV hướng dẫn HS viết theo cấp độ: Câu – Từ/ số - Đoạn văn

10
- Những bài viết thường được thực hiện sau khi nghe, đọc, sau khi học
các cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt sau khi nói.
- Những bài tập này có thể thực hiện tại lớp, hoặc về nhà sau khi được
GV hướng dẫn kĩ.
- GV gọi vài HS (đại diện nhóm) trình bày bài viết trước lớp.
- GV sửa lỗi và đưa ra đáp án gợi ý.
Post - Writing
Chữa bài là bước rất quan trọng. Ở bước này, bài viết của HS phải được sửa
sang để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngôn ngữ mà còn phải đạt
được một văn phong trong sáng, mạch lạc và có tính thuyết phục.
Các vấn đề cần chú ý khi chữa bài:
- Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa?
- Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp chưa, lỗi?
- Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục?
- Các hình thức chữa bài viết của học sinh:
- Sau khi GV đưa ra các tiêu chí về các mặt của bài viết, có thể tiến
hành chữa bài theo các hình thức sau:
- HS chữa theo nhóm.
Cuối cùng GV nhận xét và nêu những lỗi cơ bản mà HS đã mắc phải khi viết.
Tóm lại: Trong quá trình dạy viết tiếng Anh, GV luôn là người hướng dẫn, tổ
chức, đánh giá các hoạt động của HS khi viết. Qua việc thực hiện nhiệm vụ ở nhà
và trên lớp, HS rất tích cực chuẩn bị bài, xây dựng bài trên lớp và hợp tác với GV
để rèn luyện khả năng tự lập, tự chủ sáng tạo và các em cũng tự tin, phấn khởi học
tập trong phần viết.
1.1.2. Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh
1.1.2.1. Ý nghĩa của tự tin
Tự tin là yếu tố có ý nghĩa nhất trong học ngoại ngữ. Lòng tự tin sẽ giúp cho
người học có thêm động lực và sức mạnh để có thái độ tích cực đối với quá trình
học tập của bản thân. Trung tâm của toàn bộ quá trình học là niềm tin của người học

vào khả năng của bản thân sẽ hoàn thành mục tiêu học tập. Lòng tự tin của người
học sẽ được tăng thêm một khi người học đạt được kết quả trong học tập và thấy hài
lòng và khi họ được học tập trong môi trường mà các quan hệ cá nhân thực sự thân
thiện.
1.1.2.2. Tự tin trong dạy học hóa học
Để có được sự tự tin trong việc dạy và học hóa học, chúng ta nên tổ chức
một số hoạt động sau cho HS:
11
• Kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ
Để duy trì và phát huy một cách hiệu quả thì câu lạc bộ phải có kế hoạch
hoạt động.
Sinh hoạt định kì theo các chuyên đề :
+ Hóa học và đời sống (Chemistry to life)
+ Biểu diễn ,thì nghiệm ,ảo thuật hóa học (Magic chemistry)
+ Lịch sử Hóa học và tiểu sử các nhà hóa học (History of chemystry and
biographies of chemists).
+ Bảng tuần hoàn và các vấn đề liên quan (The periodic table and related
issues).
Tổ chức thảo luận ,mời các chuyên gia báo cáo, phổ biến kiến thức theo các
chuyên đề.
• Gợi ý một số nội dung trong buổi sinh hoạt
Sau khi quyết định chủ đề của buổi sinh hoạt, giáo viên phải xây dựng nội
dung chương trình ,cả hệ thống câu hỏi . Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ ,tùy theo
thời lượng ,có thể chia ra các phần cơ bản. Tùy theo trình độ tiếng Anh của giáo
viên và học sinh mà cũng chia ra các cấp độ 1, 2, 3 như ở trên .
Sau đây tôi xin gợi ý một số nội dung có thể sử dụng trong buổi sinh hoạt
câu lạc bộ :
+ Kịch bằng tiếng Anh có liên quan đến kiến thức Hóa học.
+ Hái hoa dân chủ (Picking flower)
+ Biểu diễn ảo thuật hóa học (Magic chemistry).

+ Phần thảo luận về một chủ đề (Presentation and discussion)
+ Trò chơi tập thể (có các nhóm tham gia) (Chemistry games played by
teams).
• Phần kịch tiếng Anh:
Kịch có thể biểu diễn liveshow hoặc cho học sinh xem dưới dạng video clip
đã được diễn và ghi lại.
Đây thường là phần mở đầu cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ. Trong phần này
có thể chỉ để học sinh xem kịch để làm quen với tiếp nhận thông tin bằng tiếng Anh
hoặc sau vở kịch có thể đặt câu hỏi để tất cả cùng thảo luận.
• Phần hái hoa dân chủ:
Giáo viên chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi liên quan đến chủ đề . Trong phần
này có thể yêu cầu học sinh xung phong trả lời câu hỏi phải trình bày bằng tiếng
Anh hoặc tiếng Việt tùy thuộc vào trình độ học sinh và giáo viên.
12
• Ảo thuật hóa học:
Giáo viên có thể biểu diễn hoặc học sinh thực hiện. Ở phần này có thể đưa ra
câu hỏi từ trước khi tiến hành làm ảo thuật hoặc sau khi học sinh quan sát xong.
• Thảo luận về một chủ đề.
Chủ đề được một hoặc một nhóm học hoặc để 2, 3 nhóm đã có sự chuẩn bị
sẵn lên trình bày. Trong chủ đề này phải đưa ra một số câu hỏi để thảo luận .
Sau khi thảo luận xong , giáo viên phải nhận xét phần trình bày của từng
nhóm và giải đáp các câu hỏi đưa ra.
• Trò chơi
Đây là phần không nên thiếu trong mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ . Giáo viên
có thể tham khảo một số trò chơi hoặc cho một nhóm học sinh tổ chức phần này.
Sau mỗi phần trả lời, trình bày hay tham gia trò chơi, nên có một phần
thưởng cho người trả lời đúng hay đội thắng cuộc để khuyến khích học sinh.
1.1.3. Hội nhập với giáo dục thế giới
Hiện nay hợp tác quốc tế về giáo dục đã chuyển sang một giai đoạn phát
triển mới, cao hơn và phức tạp hơn. Đó là hội nhập quốc tế về giáo dục. Các thách

thức và cơ hội của tiến trình hội nhập quốc tế về giáo dục đã được phân tích nhiều
trong các diễn đàn, hội thảo và tài liệu nghiên cứu, quốc tế cũng như trong nước.
Vấn đề là từ những phân tích đó, mỗi quốc gia cần tìm ra cho mình các chính
sách và chiến lược cần thiết để giáo dục đại học thực hiện được tốt nhất sứ mệnh
của mình trong việc sản sinh, truyền bá và áp dụng tri thức, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước. Điều này đã được đặt ra ở nước ta trong Đề án đổi
mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
Đến năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng kinh tế Asean. Khi đó,
nguồn nhân lực nước ta có thêm cơ hội làm việc tại các nước láng giềng nhưng
cũng đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước Asean ngay trên sân nhà.
a) Thuận lợi
Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại
và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
, xã hội.
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng
thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học
công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các
13
nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển
giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị
trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh;
được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát
triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt

hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát
triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa.
Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh
của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới
xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.
Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích
hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả
năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển.
Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để
các nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và
nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và
thế giới.
b) Khó khăn
Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt các
nước trước nhiều bất lợi và thách thức.
Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và
ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt
kinh tế, xã hội.
Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường
bên ngoài và, do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của
thị trường quốc tế.
Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các
nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu và
nghèo.
Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy
cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các
14
ngàng sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp.
Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn

kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường.
Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước
(theo quan niện truyền thống về độc lập, chủ quyền) và phức tạp đối với việc duy trì
an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển.
Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền
thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng
bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…
c) Hiện trạng hội nhập quốc tế về giáo dục ở Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập GD, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ
may tham gia vào việc hoạch định chính sách GD quốc tế cũng như không kịp
chuẩn bị cho nguồn nhân lực của mình cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu.Trên
hành trình hội nhập, giáo dục Việt Nam mấy năm gần đây có những cố gắng nhất
định nhưng trong thực tế, GD Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị cô lập và khó
hoà nhập được với các trào lưu GD lớn trên thế giới bởi một số nguyên nhân sau:
Một là, ngôn ngữ: Thứ ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Việt. Đây là tiếng
mẹ đẻ của người Việt chúng ta, nhưng đồng thời cũng là ngôn ngữ có tính chất
riêng biệt của người Việt, do người Việt sử dụng. Ngôn ngữ tiếng Việt không có
khả năng hội nhập.
Hai là, chương trình và giáo trình giảng dạy hầu hết do giáo viên, giảng viên
trong nước biên soạn, chưa được tiêu chuẩn hoá và công nhận trên trường quốc tế.
Dẫn đến việc bằng cấp từ phổ thông đến đại học cũng chưa được công nhận và đánh
giá cho chuẩn, đúng mức.
Điều này, khiến cho HS, SV khi tham gia các chương trình trao đổi, giao lưu
hàng năm với các trường trên thế giới, hoặc chuyển ngang sang học tiếp tại các
trường quốc tế, hoặc xét học tiếp các cấp độ cao hơn đối với các HS đã tốt nghiệp
trong nước còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
Ba là, GD Việt Nam chưa có một bộ quy tắc đánh giá chất lượng đào tạo,
cũng như tiêu chí xếp loại các trường, các ngành học để nước ngoài dựa vào đó hợp
tác làm việc với các trường trong nước. Dẫn đến hiện tượng một số tổ chức quốc tế

tự xếp hạng các trường ĐH Việt Nam một cách không khách quan.
Bốn là, chúng ta chưa có các cơ quan, tổ chức trung gian làm việc độc lập,
khách quan với các cơ quan quản lý Nhà nước về GD để có các ý kiến phản biện,
kịp thời chấn chỉnh cũng như góp ý cho các dự thảo hoặc Luật GD.
15
Năm là, đầu vào của các trường ĐH sư phạm chưa cao, chưa có được những
ưu tiên thỏa đáng về chính sách cho loại trường này, chế độ lương bổng của giáo
viên khiến cho loại hình sư phạm chưa có sức thu hút nhân tài - những người thực
sự có tâm, có đức vào làm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người. Hệ thống
các phòng thí nghiệm, nghiên cứu còn quá nghèo nàn, không hút được các nhà
nghiên cứu khoa học trẻ.
Sáu là, hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả năng của học sinh còn bất cập,
mặt khác lại gây tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian của học sinh, các ông bố
bà mẹ và cả xã hội.
Bảy là, bệnh thành tích đang trở thành một “bạo bệnh” khó có cơ cứu chữa.
Trong nhiều nguyên nhân, có một nguyên nhân cở bản, cách tuyển chọn nhân sự
của Nhà nước, hoặc tiêu chuẩn hoá cán bộ dựa trên bằng cấp chứ không dựa vào
thực tài
d) Chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục
Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW)
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt
hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt
và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý
tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo
đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã
hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và
cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
16
1.2. Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng
Anh ở trường phổ thông
1.2.1. Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên
giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)
Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt
đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 –
2020” (gọi tắt là đề án 1400). Một trong những nhiệm vụ chính của đề án là:
- Triển khai dạy môn tự nhiên bằng ngoại ngữ ở khoảng 30% các trường trung
học phổ thông tại các thành phố, đô thị lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng và một số địa bàn trọng điểm khác. Mỗi năm tăng
thêm khoảng từ 15-20% số trường, mở rộng ra 5 tỉnh, thành phố và một số
môn học khác.
Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 959/QĐ-TTg phê duyệt
đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 –
2020” (gọi tắt là đề án 959) Đề án đặt ra lộ trình cụ thể:
- Thí điểm áp dụng việc giảng dạy môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học
bằng tiếng Anh tại một số trường trung học phổ thông chuyên; tiến tới thực
hiện giảng dạy các môn toán, tin học bằng tiếng Anh tại các trường trung học
phổ thông chuyên vào năm 2015.
- Chuẩn bị triển khai dạy và học các môn vật lí, hóa học, sinh học bằng tiếng

Anh ở khoảng 30% số trường. Mỗi năm tăng thêm 15 - 20% số trường, hoàn
thành vào năm 2020.
- Chọn lựa giới thiệu chương trình, tài liệu có chất lượng của nước ngoài để
các trường trung học phổ thông chuyên tham khảo, vận dụng
Như vậy, việc dạy Hóa bằng tiếng Anh nói riêng và dạy các môn khoa học tự nhiên
bằng tiếng Anh nói chung nằm trong kế hoạch tăng cường việc sử dụng tiếng Anh
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các đề án nói trên nhằm mục tiêu đưa tiếng Anh
thực sự trở thành một công cụ học tập và làm việc.
1.2.2. Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn
khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT chuyên
Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã thí điểm việc dạy các môn tự nhiên
bằng tiếng Anh trong năm học 2009-2010. Thời gian đầu giáo viên đứng lớp là các
thầy giáo hiện công tác tại Viện Toán học Việt Nam và trường ĐH Khoa học Tự
nhiên (ĐHQG Hà Nội). Sau đó, giáo viên của trường tự đảm nhận. Khi khai giảng
có 90 học sinh theo học, chia làm ba lớp. Tuy nhiên sau đó sự hứng thú và số lượng
17
học sinh giảm dần, phần do giáo viên, phần do chương trình học và phần lớn do học
sinh muốn dành thời gian học thêm để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào đại học.
Từ năm học 2010-2011, trường thí điểm việc dạy các môn tự nhiên bằng
tiếng Anh trong giờ chính khóa cho học sinh chuyên tiếng Anh khối 10. Các em
được học 1 tiết/tuần với giáo viên của trường trong cả năm học. Thời gian đầu các
em được học các thuật ngữ, cách diễn đạt và tư duy bằng tiếng Anh qua giáo trình
của nước ngoài.
Khó khăn lớn nhất trong việc dạy các môn khoa học tự nhiên tại trường
THPT Chuyên Ngoại ngữ cũng như các trường phổ thông khác là vấn đề xây dựng
đội ngũ giáo viên. Hiện nay trường chỉ có một giáo viên dạy bằng tiếng Anh và giáo
viên này đã có thời gian 6 năm học tập và nghiên cứu ở nước ngoài. Từ tháng
3/2011 trường Đại học Ngoại ngữ mở lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên tổ Tự
nhiên của trường. Hy vọng trong những năm học sắp tới sẽ có nhiều giáo viên có
thể dạy các môn học tự nhiên bằng tiếng Anh.

1.2.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các
môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT
a) Thuận lợi
Hầu hết các trường, đặc biệt là những trường chuyên trọng điểm đều bày tỏ
sự đồng tình với chủ trương này và cho rằng đó là những môn học rất cần thiết để
giáo dục VN có thể hòa nhập với quốc tế.
Ông Đỗ Bá Khôi - Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam, tỏ ra khá lạc quan khi năm tới sẽ bắt đầu thực hiện. Ông cho biết:
“Hiện nay, học sinh (HS) từ lớp 7, 8 đã có thể nghe giảng bằng tiếng Anh. Lâu nay
HS chúng tôi không cần có phiên dịch khi tham gia các hoạt động ngoại khóa với
chuyên gia nước ngoài.
Có 7 trong số gần 40 giáo viên tổ Toán có thể dạy được bằng tiếng Anh. Hầu
hết họ là những giáo viên trẻ, khi ra trường đã giỏi tiếng Anh rồi”. Hơn nữa, theo
ông Khôi, vài năm gần đây, trường có khoảng 10% HS lớp 12 được học bổng du
học. Với những HS này thì được học tất cả các môn bằng tiếng Anh là nhu cầu rất
thiết thực.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) là trường đầu tiên của cả
nước chủ động tổ chức giảng dạy các môn Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh. Đến nay,
trường đã thực hiện đến năm học thứ tư. Theo lãnh đạo của trường thì đây là một
nhu cầu lớn của cha mẹ HS của trường, nhưng vì mới bắt đầu thực hiện trong giai
đoạn rút kinh nghiệm nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của HS.
b) Khó khăn
18
Thực hiện đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ
thông của TPHCM và định hướng của Bộ GD-ĐT, trong năm học qua
TPHCM đã triển khai chương trình thí điểm dạy các môn toán, khoa học tự
nhiên ở 45 lớp với trên 1.600 học sinh theo học. Thế nhưng, do phải tự mày mò
tìm hướng đi nên nhiều trường THPT cảm thấy đuối sức.
- Số lượng học sinh rơi rụng dần
Sau khi thí điểm dạy các môn toán, khoa học tự nhiên ở 5 trường, năm học

2012 - 2013, Sở GD-ĐT TP mở rộng thêm 5 trường khác, nâng tổng số lên 10
trường triển khai chương trình này. Việc ngành giáo dục TP đặt mục tiêu nâng cao
năng lực sử dụng tiếng Anh, giúp học sinh tự nghiên cứu, tham khảo thêm tài liệu
các môn khoa học tự nhiên - Toán, Lý, Hóa trên internet là cần thiết, phù hợp với xu
thế hội nhập, tiếp cận chuẩn giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, sau 1 năm
thí điểm, chương trình mang lại kết quả không như mong đợi và đa phần các hiệu
trưởng đều có tâm trạng ngổn ngang, thậm chí cảm thấy “hụt hơi” nếu tiếp tục đi
tiếp vì nhiều lý do.
Lúc đầu học sinh lớp 10 (năm học 2012 - 2013) đăng ký học tương đối đông
nhưng đến cuối năm học rơi rụng dần. Như Trường THPT Lương Thế Vinh khối
lớp 10 có 40 em theo học nhưng đến lớp 11 này chỉ còn 30 em đăng ký học tiếp.
Tương tự, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có trên 30 em lớp 10 theo học
nhưng đến lớp 11 chỉ còn lại 13 em và chưa biết năm nay có bao nhiêu học sinh mới
vào lớp 10 đăng ký học (vì chưa họp bàn với phụ huynh).
Tại Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, tình hình cũng không khả quan hơn với
môn toán được khoảng 20 học sinh, còn môn Lý vỏn vẹn 8 em theo học. Ở các
trường còn lại, tình hình học sinh giảm dần vì lý do như đi du học hoặc không muốn
học tiếp cũng trở thành nỗi băn khoăn của ban giám hiệu. Có thể nói chỉ duy nhất
Trường THPT Lê Quý Đôn - đơn vị thực hiện mô hình giáo dục tiên tiến, vẫn duy
trì ổn định sĩ số của 3 lớp 10 đầu khối A và lên lớp 11 của năm học mới này. Sở dĩ
số học sinh ở đây không hao hụt là do việc tổ chức dạy chương trình theo nguyên
lớp, phần đông học sinh có mục tiêu đi du học. Những trường khác tổ chức lớp học
theo sự tự nguyện nên nguồn học sinh phải gom từ nhiều lớp, cộng thêm phải học
giờ ngoại khóa và đóng thêm chi phí khoảng 100.000 - 150.000 đồng/học
sinh/tháng nên khó duy trì sĩ số.
- Thiếu giáo viên và chương trình chuẩn
Nhiều trường còn bộc bạch cái khó khác là phải tự mày mò cách làm để triển
khai chương trình thí điểm này. Hai cái khó lớn nhất là thiếu giáo viên có trình độ
tiếng Anh đạt chuẩn và thiếu chương trình chuẩn, thống nhất. Do không được Sở
19

GD-ĐT TPHCM cung cấp giáo trình chuẩn nên mỗi trường tự liên hệ với đối tác
nước ngoài, tự tìm chương trình, sách tham khảo để biên soạn giáo án giảng dạy.
Chính vì thế, mỗi trường một kiểu và dạy theo đủ loại giáo trình của Úc, Canada
hoặc Cambridge.
Tuy giáo trình của ĐH Cambridge được xem chuẩn nhất nhưng chi phí mua
lại quá cao nên nhiều trường không kham nổi. Về giáo viên, các trường đều bị động,
phải tự đào tạo, tự bồi dưỡng hoặc tìm nguồn thuê, hợp đồng từ bên ngoài là chính.
Trừ một số ít trường có điều kiện, đưa giáo viên đi nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn việc dạy môn Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh như Trường THPT Lê Quý
Đôn, Trần Đại Nghĩa, số còn lại đều gặp khó khăn như nhau.
- Chưa thể dạy 100% bằng tiếng Anh
Dù chưa có danh sách các trường dạy thí điểm nhưng phó Hiệu trưởng
Trường THPT Chuyên Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) Nguyễn Bá Bình
nói “Những trường chuyên trực thuộc các trường ĐH của Bộ sẽ phải thực hiện sớm
hơn so với các trường ở tỉnh”. Ông Bình so sánh, về nguồn lực tài chính thì trường
chuyên thuộc các trường ĐH chưa bằng các trường chuyên thuộc tỉnh, nhưng về
nguồn lực giáo viên thì có lợi thế hơn. Trường ông có khoảng 70 giáo viên, trong đó
có 45 giáo viên biên chế chính thức. Số còn lại là mời giảng, hầu hết là giảng viên
các khoa thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong số 45 giáo viên cơ hữu thì số
giáo viên có khả năng tiếng Anh tốt đạt 30%. Tuy nhiên, chưa thể lên lớp dạy 100%
các môn nói trên bằng tiếng Anh ngay trong năm tới mà chỉ có thể triển khai ở một
số chương, bài
Hiện nay, khi tuyển dụng giáo viên, trường chú trọng đến năng lực chuyên môn và
khả năng tiếng Anh.
- Tránh quá tải
Lãnh đạo các trường chuyên được hỏi đều nhìn nhận, việc dạy học bằng
tiếng Anh lúc đầu người học sẽ thấy khó khăn, nhưng về lâu dài sẽ có lợi.
Tuy nhiên, cần chỉ đạo của Bộ về chương trình và thống nhất về sách giáo
khoa,đào tạo giáo viên ở trong và ngoài nước.
Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, dù đã triển khai việc

dạy Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh nhiều năm qua, nhưng theo đại diện nhà trường,
từ thực tiễn triển khai nhà trường cũng phải rút kinh nghiệm giảm thời lượng.
Lý do phải điều chỉnh thời lượng các môn học bằng tiếng Anh, theo ban
giám hiệu trường là để học sinh không bị quá tải và đảm bảo chất lượng cần thiết
cho các môn chuyên.
20

×