Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư, bò sát khu bảo tồn rừng sến tam quỷ tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH




NGUYỄN VĂN THÀNH




NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI
LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT KHU BẢO TỒN RỪNG SẾN
TAM QUY TỈNH THANH HOÁ





LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC







NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH





NGUYỄN VĂN THÀNH



NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI
LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT KHU BẢO TỒN RỪNG SẾN
TAM QUY TỈNH THANH HOÁ

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 62.42.01.03


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN KIM TIẾN
TS. HOÀNG NGỌC THẢO



NGHỆ AN - 2014

i
LỜI CẢM ƠN


Luận văn được thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến Tam Quy tỉnh
Thanh Hóa với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Kim Tiến - Trường Đại học Hồng
Đức, TS Hoàng Ngọc Thảo - Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS. Nguyễn Kim Tiến và TS.
Hoàng Ngọc Thảo đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi một cách tận tình trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Động vật, các thầy cô
giáo trong khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh, Ban quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên rừng Sến Tam Quy tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Xin cảm ơn chú: Nguyễn Văn Chương, Trịnh xuân Đắc, Ngô Văn Thức, Lê
Văn Loan nguyên là các cán bộ kiểm lâm đã giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình
thực hiện luận văn.
Và cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, Trường
Đại học Vinh, gia đình, bạn bè và các anh chị trong lớp đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
tôi có thể học tập và nghiên cứu tốt.
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Văn Thành


ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CR: Cực kỳ nguy cấp (theo sách Đỏ Việt Nam 2007)
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐT: Điều tra
EN: Đang nguy cấp (theo Danh lục Đỏ của IUCN 2014)

EN: Đang nguy cấp (theo sách Đỏ Việt Nam 2007)
IB: Nghiêm cấm khai thác sử dụng
IIB: Khai thác sử dụng hạn chế, có kiểm soát
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
LCBS: Lưỡng cư, bò sát
LR/nt: Sắp đe dọa (theo Danh lục Đỏ của IUCN 2014)
M: Mẫu
NĐ: Nghị định
Pp: Trang (Tiếng Anh)
QS: Quan sát
SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam
Tr: Trang (Tiếng Việt)
TT - Huế: Thừa Thiên - Huế
VQG: Vườn quốc gia
VU: Sẽ nguy cấp (theo Danh lục Đỏ của IUCN 2014)
VU: Sẽ nguy cấp (theo sách Đỏ Việt Nam 2007)




iv
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát 3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở khu vực Bắc Trung Bộ 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Thanh Hóa 7
1.2. Tổng quan khu vực khu vực nghiên cứu 7
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của Trung tâm BTTN rừng Sến Tam Quy,
huyện Hà Trung, Thanh Hoá 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng 18
2.2. Thời gian 18
2.3. Địa điểm nghiên cứu 18
2.4. Tư liệu nghiên cứu 18
2.5. Dụng cụ nghiên cứu 19
2.6. Phương pháp nghiên cứu 19
2.6.1. Phương pháp điều tra thu mẫu ngoài thực địa 19
2.6.2. Phương pháp định loại. 21
2.6.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. 21
2.6.4. Định tên khoa học các loài. 25
2.6.5. Phương pháp phỏng vấn và thu thập thông tin 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 27
3.1. Thành phần loài LCBS ở KBTTN rừng Sến Tam Quy tỉnh Thanh Hóa. 27

v
3.2. Tính đa dạng và phong phú. 31
3.2.1. Cấu trúc thành phần loài 31
3.2.2. Đặc điểm phân bố của LCBS ở KBTTN rừng Sến Tam Quy 33
3.2.3. Tình trạng các loài LCBS ở khu bảo tồn 36
3.3. Đặc điểm hình thái phân loại lưỡng cư, bò sát ở KBTTN rừng Sến Tam
Quy tỉnh Thanh Hóa. 38
3.4. Hiện trạng các loài lưỡng cư, bò sát ở KBTTN rừng Sến Tam Quy tỉnh

Thanh Hóa và đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ 61
3.4.1. Những loài quan trọng trong KBT 61
3.4.2. Áp lực đe dọa lên khu hệ lưỡng cư, bò sát 61
3.4.3. Một số giải pháp bảo tồn 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71



vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang
Bảng 1.1. Đặc trưng các yếu tố khí hậu vùng đệm của Trung tâm BTTN
Rừng Sến Tam Quy 13
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ biểu diễn lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ trung bình 13
Bảng 1.2. Dân số khu vực vùng đệm Trung tâm rừng sến Tam Quy 15
Hình 2.1. Sơ đồ đo lưỡng cư không đuôi 21
Hình 2.2. Các số đo và đếm ở thằn lằn 23
Hình 2.3. Các tấm khiên đầu ở thằn lằn bóng Eutropis 24
Hình 2.4. Vảy và tấm đầu của rắn 25
Bảng 3.1 Thành phần loài LCBS ở KBTTN rừng Sến Tam Quy tỉnh
Thanh Hóa 27
Bảng 3.2. Kết quả phân tích cấu trúc thành phần loài LCBS ở KBTTN 32
Bảng 3.3. Đặc điểm phân bố của LCBS theo sinh cảnh 33
Bảng 3.4. Thành phần các loài quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở KBTTN
rừng Sến Tam Quy 37
Bảng 3.5. Giá trị sử dụng của những loài LCBS ở KBTTN rừng Sến Tam
Quy tỉnh Thanh Hóa 62













1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực tự nhiên cho sự phát triển và thịnh vượng
của mỗi quốc gia. Việt Nam được công nhận là một trong những quốc gia có tính
ĐDSH cao của thế giới, được Quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận là
1 trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu. Hệ động vật Việt Nam không những
giàu về thành phần mà còn mang nhiều nét đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Riêng
lưỡng cư và bò sát ở nước ta hiện nay hiện biết 545 loài, trong đó có 176 loài LC và
369 loài BS (theo Nguyen Van Sang et al 2009) [62] và nhiều loài trong số đó
được liệt kê vào các loài bị đe dọa. Những nghiên cứu trong thời gian gần đây đã bổ
sung nhiều loài mới cho khu hệ LCBS Việt Nam, điều này chứng tỏ tiềm năng
ĐDSH của nước ta.
Ở Thanh Hóa, các nghiên cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên động vật nói
chung và LCBS nói riêng đã được thực hiện nhiều tại các KBTTN và VQG như
Bến En [38], Pù Hu [50; 51], Xuân Liên [16], nhằm góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa được đầu tư, nhiều khu bảo tồn chưa đầy
đủ và toàn diện. Khu bảo tồn rừng Sến Tam Quy mới chỉ có một số nghiên cứu luận
chứng kinh tế kỹ thuật ban đầu trước khi thành lập. Lần đầu tiên chỉ có nghiên cứu
bước đầu về thành phần loài LCBS của Nguyễn Kim Tiến và cộng sự (2009) [47].

KBTTN Rừng Sến Tam Quy thuộc địa phận huyện Hà Trung, tỉnh Thanh
Hóa có diện tích 518,5ha. Hệ động, thực vật ở đây tương đối đa dạng, phong phú
với tính đặc hữu cao - là Khu bảo tồn loài Sến quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ
Việt Nam.
KBTTN rừng Sến Tam Quy là khu rừng Sến tự nhiên tập trung duy nhất còn
tồn tại ở Việt Nam, thành phần thực vật chủ yếu là rừng Sến thuần loại đồng tuổi,
xen kẽ với một số ít diện tích rừng Sến và Lim, Dẻ, Thông và các loại rừng trồng
như Muông, Keo. Bên cạnh đó địa hình của khu bảo tồn ít phức tạp và nằm gần khu
dân cư nên mặc dù đã có sự quản lý của các cơ quan chức năng nhưng các hoạt
động sinh kế của người dân vẫn diễn ra thường xuyên, cùng với hậu quả của biến

2
đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến khu hệ động vật, thực vật ở đây nói chung và
quần thể LCBS nói riêng.
Trên cơ sở thực tiễn đó chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần
loài lưỡng cư, bò sát khu bảo tồn rừng Sến Tam Quy tỉnh Thanh Hóa” góp phần
đánh giá đa dạng thành phần loài lưỡng cư bò sát, từ đó đề xuất các biện pháp bảo
tồn quần thể loài và môi trường sống của chúng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên LCBS, hiện trạng
phân bố theo sinh cảnh của các loài LCBS ở KBTTN rừng Sến Tam Quy; góp phần
phục vụ công tác quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên này.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đa dạng thành phần loài LCBS ở KBTTN rừng Sến Tam Quy
- Phân tích đặc điểm hình thái phân loại các loài LCBS ở KBTTN rừng Sến
Tam Quy.
- Nghiên cứu sự phân bố của các loài theo sinh cảnh
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn
4. Ý nghĩa của đề tài
- Trên cơ sở một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài lưỡng cư bò sát

góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho các biện pháp khôi phục, bảo vệ và phát
triển bền vững những loài động vật này.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung tư liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái
các loài LCBS ở KBTTN rừng Sến Tam Quy phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.



3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát
1.1.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở khu vực Bắc Trung Bộ
Ngay từ xa xưa, con người đã biết khai thác tài nguyên động, thực vật để phục
vụ cho đời sống của mình, trong đó có LCBS. Từ thế kỷ XIV, trong 490 bài thuốc
chữa bệnh của danh y Tuệ Tĩnh có 16 bài thuốc sử dụng LCBS. Việc nghiên cứu
lưỡng cư - bò sát ở nước ta đã được tiến hành từ cuối thế kỷ 19 bởi các nhà khoa
học phương Tây thực hiện như: LCBS ở Nam bộ của A. Morice (1875), G. Tirant
(1885) và ở Bắc bộ của J. Anderson (1878) [Theo Phạm Văn Hòa, 2005, trang 4],
[11]. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, việc nghiên cứu tiếp trục được thực hiện bởi các
nhà khoa học trong và ngoài nước.
Trước giai đoạn 1954
Ở giai đoạn này, tổng kết đầy đủ nhất về LCBS ở Việt Nam là công trình của
R. Bourret (1924-1944) đã ghi nhận được 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và
phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa và 171 loài và phân loài LC, trong đó có các
loài ở Việt Nam [Theo Hoàng Thị Nghiệp, (2012), trang 4], [19].
Giai đoạn từ 1954-1975
Giai đoạn này bắt đầu có nhiều nhà khoa học Việt Nam tiến hành nghiên cứu
điều tra cơ bản tài nguyên sinh vật: Điều tra tài nguyên LCBS miền Bắc Việt Nam
của Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1956 - 1976) [21; 56]. Địa điểm
điều tra gồm: Đoàn của Đào Văn Tiến ở Vĩnh Linh (1959), ở Thái Nguyên (1962),

ở Bắc Thái (1966); Đoàn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội II ở Vĩnh Phú,
Quảng Trị (1960), ở Hòa Bình (1961-1962). Vào năm 1960, Đào Văn Tiến đã công
bố danh sách 12 loài điều tra ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, bổ sung 3 loài trong đó có
một loài mới. Tổng kết giai đoạn này đã thông kê được ở Việt Nam có 69 loài LC
và 159 loài BS [56].
Cũng trong thời gian này có các các nghiên cứu về sinh thái, sinh học: như
nghiên cứu về Ếch đồng, Thạc sùng, Cá cóc tam đảo của Đào Văn Tiến và Lê Vũ
Khôi (1965).

4
Giai đoạn từ 1975 đến nay
Tiếp tục có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu LCBS Việt
Nam, nhưng số lượng các nhà khoa học Việt Nam tham gia nghiên cứu ngày càng
nhiều. Đáng chú ý là các công trình về phân loại học của Đào Văn Tiến là những
cẩm nang cho các nghiên cứu mô tả, phân loại sau này. Tác giả đã tổng hợp và xây
dựng khoá định loại cho LC, BS ở Việt Nam gồm: 87 loài LC (1977) [40], 32 loài
Rùa và 2 loài Cá sấu (1978) [41], 77 loài Thằn lằn (1979) [42], 165 loài Rắn
(1981,1982) [ 43, 44].
Năm 1981, Trần Kiên và nnk thống kê 159 loài và phân loài BS, 69 loài và
phân loài LC ở miền Bắc Việt Nam [52].
Năm 1992, Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang công bố công trình về khu hệ động
vật địa lý học của BS và LC Việt Nam [23], tiếp theo là ở Vinh và Nghệ An [24, 26,
39]; Năm 2002 và 2003, Lê Vũ Khôi nghiên cứu LCBS ở Bà Nà [12], Vườn Quốc
gia Bạch Mã [4; 13]; Năm 1981, Nguyễn Văn Sáng công bố về thành phần loài Rắn
ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1993, Hoàng Xuân Quang điều tra thành phần loài
lưỡng cư - bò sát ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, đã thống kê được 128 loài lưỡng cư - bò
sát, trong đó có lưỡng cư có 7 họ, 14 giống và 34 loài; nhóm bò sát có 17 họ, 59
giống và 94 loài. Tác giả cũng đề cập đến sự phân bố của thành phần loài ếch nhái
trong hệ sinh thái nông nghiệp [25]
Những năm gần đây, việc điều tra thành phần loài lưỡng cư - bò sát ở nước ta

tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn trong khu
vực Bắc Trung Bộ. Những năm gần đây, số loài LC, BS được phát hiện ngày càng
nhiều. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê Việt Nam có 340
loài LC, BS [36].
Năm 1997, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật đã
nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư, bò sát ở Tây nam Nghệ An [35].
Năm 2000, Hoàng Xuân Quang, Mai Văn Quế đã nghiên cứu khu hệ lưỡng cư
bò sát khu vực Trúc A (Hương Khê - Hà Tĩnh) công bố 53 loài thuộc 40 giống, 18
họ, trong đó có 18 loài lưỡng cư và 35 loài bò sát. Mức độ đa dạng về số loài lưỡng
cư, bò sát ở Chúc A không thua kém gì các khu vực khác [28].

5
Năm 2000, Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang đã nghiên cứu khu hệ
lưỡng cư, bò sát ở VQG Bến En đã thống kê được 54 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ
và 31 loài lưỡng cư thuộc 6 họ [38].
Năm 2004, Lê Vũ Khôi, Võ Văn Phú, Lê Trọng Sơn, Ngô Đắc Chứng: Nghiên
cứu ĐDSH động vật VQG Bạch Mã đã thống kê được 19 loài lưỡng cư thuộc 7
giống, 5 họ và 30 loài bò sát thuộc 22 giống, 8 họ và 2 bộ [13].
Năm 2011, Theo Zieler T, Truong Q. N, [64]: Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng
Trường, Nikolai Orlov nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư, bò sát khu vực huyện
Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận được 41 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, trong đó
có một loài mới cho khoa học là loài Nhái cây trường sơn Philautus truongsonesis
Orlov and Ho, 2005 và 51 loài bò sát thuộc 8 họ 2 bộ.
Năm 2007, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Hồ Anh Tuấn, Cao Tiến
Trung, Nguyễn Văn Quế đã công bố kết quả điều tra thành phần loài lưỡng cư, bò
sát VQG Bạch Mã. Kết quả điều tra nghiên cứu từ năm 1996-2006, đã xác định
thành phần loài lưỡng cư, bò sát VQG Bạch Mã có 93 loài thuộc 19 họ của 3 bộ,
trong đó lưỡng cư có 37 loài thuộc 5 họ của bộ không đuôi - Anura, bò sát có 56
loài thuộc 14 họ của 2 bộ. Kết quả này đã bổ sung thêm cho VQG Bạch Mã 3 họ
(họ thằn lằn rắn Anguidae, họ rùa đầu to Platysternidae, họ rùa núi Testudinidae),

39 loài (14 loài lưỡng cư, 25 loài bò sát) [32].
Năm 2008, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser Johns,
Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng đã điều tra và nghiên cứu thành
phần loài ếch và bò sát tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống với tổng số 95 loài ếch
và bò sát, trong đó có 330 loài ếch nhái và bò sát quý hiếm và có giái trị bảo tồn
(chiếm 31,57% tổng số loài trong khu bảo tồn), trong đó có 19 loài nằm trong sách
đỏ Việt Nam (2007), 9 loài ở bậc EN (sẽ nguy cấp). Đặc biệt các tác giả đã xây
dựng khóa định loại cho 21 họ LCBS ở đây [33].
Công tác nghiên cứu ĐDSH lưỡng cư, bò sát tiếp tục được thực hiện bởi tác
giả trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Đến năm 2009, Nguyễn Văn
Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường đã xuất bản bằng tiếng Anh về LCBS

6
ở Việt Nam gồm 545 loài, trong đó có 176 loài LC và 369 loài BS, nhiều hơn gần
90 loài so với lần công bố 4 năm trước [62]. Đây được coi là công trình công bố đầy
đủ nhất về thành phần loài LCBS ở Việt Nam từ trước đến nay.
Từ 6/2009 đến tháng 12/2010 tiếp tục công bố 21 loài mới cho khoa học, nâng
tổng số LC, BS của VN lên 566 loài gồm 179 loài LC, 387 loài BS [65].
Hoạt động nghiên cứu lưỡng cư, bò sát của nước ta nói chung và khu vực Bắc
Trung Bộ - Bắc Trường Sơn nói riêng đang tiếp tục diễn ra trên nhiều lĩnh vực như
nghiên cứu đa dạng về thành phần loài, hình thái phân loại, phân bố địa lý và sinh
thái học lưỡng cư, bò sát.
Hướng thứ hai nghiên cứu về sinh học và sinh thái học
Theo Nguyễn Kim Tiến [50] thì hướng nghiên cứu này tiêu biểu có các công
trình: Năm 1962, Lê Vũ Khôi nghiên cứu về đặc điểm sinh học ếch đồng ngoài tự
nhiên; Năm 1995, Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng nghiên cứu một số đặc điểm
phân bố, nhận dạng một số loài rắn độc ở Việt Nam và một số bài thuốc chữa rắn
độc cắn. Năm 1981, Nguyễn Văn Sáng nghiên cứu khu hệ rắn miền Bắc Việt Nam
(trừ họ rắn biển). Năm 1988, Hoàng Nguyễn Bình, Trần Kiên nghiên cứu đặc điểm
hình thái rắn cạp nong, cạp nia; Năm 1994, Ngô Đắc Chứng nghiên cứu về đặc

điểm hình thái nhông cát; Năm 2000, Nguyễn văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường,
Nguyễn Trường Sơn nghiên cứu khu hệ ếch nhái, bò sát vùng núi Yên Tử; Năm
2002, Hoàng Xuân Quang và cộng sự mô tả các đặc điểm sinh học của thành phần
loài LCBS khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An; Năm 2009, Ngô Đắc
Chứng, Nguyễn Văn Lanh nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của rắn lục
xanh (Trimeresurus stejnegeri); Năm 2007, Nguyễn Văn Sáng đã mô tả khái quát
một số đặc điểm sinh học của Phân bộ rắn ở Việt Nam; Năm 2008, Lê Nguyên
Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Trần Thanh Tùng nghiên cứu về đặc điểm hình thái và
sinh thái của Thằn lằn cá sấu; Năm 2009, Hoàng Xuân Quang và cộng sự nghiên
cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia) ở
VQG Bạch Mã. Năm 2002, Nguyễn Thị Minh, Phạm Văn Lực nghiên cứu về giun
tròn ký sinh ở Giống Rắn ráo (Ptyas) và Rắn cạp nia bắc (Bungarus multicinctus) ở
vùng Đồng bằng sông Hồng.

7
Bên cạnh những nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên, còn có các nghiên cứu
về sinh học và sinh thái học trong điều kiện nuôi: Trần Kiên và Lê Nguyên Ngật
(1984, 1989, 1991, 1992,) đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học Rắn hổ mang (N.
atraja); Năm 1993, Đinh Thị Phương Anh nghiên cứu về đặc điểm sinh học Rắn ráo
(P. koros); Năm 1997, Trần Kiên, Nguyễn Kim Tiến đã đưa ra đặc điểm và thời
gian phát triển phôi và biến thái của Ếch đồng (H. rugulosus); Năm 1998, Trần
Kiên, Nguyễn Kim Tiến đã nghiên cứu đặc điểm và ý nghĩa sinh học tiếng kêu của
Ếch đồng trong điều kiện nuôi; Năm 1999, Trần Kiên, Nguyễn Kim Tiến nghiên
cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học Ếch đồng (H. rugulosa). Trong những
năm 2001, 2002, 2006, 2007 Trần Kiên và Ngô Thái nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái học Thạch sùng; Năm 1998, Trần Kiên, Viêng Xay nghiên cứu đặc điểm
sinh học và sinh thái học Tắc kè trong điều kiện nuôi.Năm 1998, Nguyễn Văn Quý
nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học Ba ba trong điều kiện nuôi. Năm 2009,
Ông Vĩnh An, Đặng Huy Huỳnh, Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang nghiên cứu về
mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm với thời điểm và tần số giao phối của Rắn ráo trâu

trong điều kiện nuôi nhốt tại Nghệ An. Năm 2009, Nguyễn Kim Tiến nghiên cứu
một số đặc điểm sinh thái học Ếch Nam Mỹ (Rana catesbeiana) trong điều kiện
nuôi ở Thanh Hóa [48]. Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào công
tác bảo tồn và phát triển nghề nuôi các loài bò sát ếch nhái kinh tế ở Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Thanh Hóa
Trước năm 1945, trong công bố của R. Bourret (1942) về thành phần loài ếch
nhái bò sát lưu vực sông Mã từ Lào qua Việt Nam, tác giả đã thống kê được 42 loài
bò sát và 16 loài ếch nhái [58]. Đặc biệt đề cập đến loài bò sát có kích thước lớn
thuộc lưu vực sông Mã là loài giải swinhoe (Refetus swinhoei), là loài giải hiện sống
ở Hồ Gươm (Hà Nội).
Hiện nay, nghiên cứu lưỡng cư bò sát ở Thanh Hoá chưa nhiều, mới chỉ có
các công bố trên cơ sở các nghiên cứu tiền khả thi cho việc xây dựng các khu
rừng đặc dụng.
Nghiên cứu về thành phần loài lưỡng cư bò sát ở Thanh Hoá đã có các nghiên
cứu của Hoàng Xuân Quang (1993, 2000) [25; 38]; Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc

8
(1996) [36]; Theo Lê Nguyên Ngật, Phạm Văn Anh (2009), Nguyễn Kim Tiến
(2009) kết quả khảo sát của Nguyễn Văn Sáng (1998) khu BTTN Xuân Liên ghi
nhận 34 loài bò sát và 19 loài lưỡng cư [16; 47]; Năm 2002, Nguyễn Kim Tiến và
cộng sự: Điều tra tài nguyên động, thực vật góp phần bảo tồn và phát triển khu di
tích lịch sử Lam Kinh- Thọ Xuân”, đã ghi nhận rừng đặc dụng Lam Sơn có 11 họ,
28 loài, trong đó 10 loài LC, 18 loài BS [53]; Theo Nguyễn Kim Tiến năm 2012 thì
Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng (2005) bước đầu đã ghi nhận toàn tỉnh
Thanh Hoá có 125 loài lưỡng cư bò sát, chưa kể bò sát biển [50].
Năm 2007, Nguyễn Kim Tiến ghi nhận thành phần loài LCBS xã Cẩm Lương
huyện Cẩm Thủy có 47 loài, 12 họ, 3 bộ. Trong đó có 29 loài BS, 8 họ, 2 bộ và 18
loài LC, 4 họ, 1 bộ [46].
Tiếp theo đó, năm 2009 Nguyễn Kim Tiến thống kê thành phần loài LCBS ở
VQG Bến En và các khu bảo tồn thiên Xuân Liên và Pù Luông tỉnh Thanh Hóa đã

ghi nhận 121 loài (gồm 49 loài LC và 72 loài BS) [47].
Năm 2009, Lê Nguyên Ngật, Phạm Văn Anh đã bổ sung và ghi nhận KBTTN
Xuân Liên có 91 loài LCBS, trong đó: 53 loài bò sát và 38 loài lưỡng cư [16].
Năm 2014, Nguyễn Kim Tiến và cộng sự nghiên cứu ở KBTTN Pù Hu đã xác
định có 82 loài, trong đó có 35 loài lưỡng cư thuộc 8 họ, 2 bộ và 47 loài bò sát
thuộc 15 họ, 2 bộ. Lần đầu tiên ghi nhận cho Thanh Hóa bộ lưỡng cư không chân
(Gymnophiona) [50; 52].
Ngoài nghiên cứu điều tra cơ bản, còn có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh
học của ếch nhái: Năm 2004, Nguyễn Văn Thuận nghiên cứu đặc điểm và thời gian
biến thái của Ếch cây mép trắng (Polypedates leucommyxtax) [50]; Năm 2008,
Nguyễn Thị Lý nghiên cứu thành phần thức ăn của Limnonectec limnocharis ở xã
Quảng Thành, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa [50].
Các nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học trong điều kiện nuôi cũng được
thực hiện: Năm 2007, Hà Thị Hương nghiên cứu về đặc điểm sinh học của ếch đồng
nhập khẩu từ Thái Lan [50]; Năm 2007, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Năm 2009, Nguyễn
Kim Tiến nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học ếch nam mỹ (R. catesbeiana)
góp phần làm cơ sở khoa học cho các biện pháp kỹ thuật nuôi ếch ở Thanh Hóa [48].

9
Riêng ở KBTTN rừng Sến Tam Quy, năm 2012 tác giả Nguyễn Kim Tiến đã
công bố những dẫn liệu ban đầu về thành phần loài LCBS ở đây, tuy nhiên đây chỉ
là những kết quả nghiên cứu ban đầu, chưa đánh giá được tiềm năng và tính đa dạng
LCBS của KBT [51].
1.2. Tổng quan khu vực khu vực nghiên cứu
Ở Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng, công tác nghiên cứu điều tra
cơ bản tài nguyên thiên nhiên mới chỉ được thực sự chú trọng từ sau năm 1975 và
đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhưng công tác nghiên cứu điều
tra cơ bản chưa đều khắp, nhiều nơi chưa được chú trọng và đầu tư nghiên cứu.
Theo Báo cáo của Trung tâm thực nghiệm và nghiên cứu Lâm Nghiệp thì Khu
BTTN Rừng sến Tam Quy được phê chuẩn theo Công văn số 1455/BNN-KH ngày

23/5/2001 và Quyết định thành lập số 1766/QĐ-UB ngày 13/7/2001 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Khu bảo tồn rừng sến Tam Quy, huyện Hà
Trung tỉnh Thanh Hóa có diện tích S =350 ha. Mục tiêu là ”Bảo vệ bằng được diện
tích rừng Sến hiện còn; nghiên cứu, thực nghiệm một vài mô hình nhằm duy trì, mở
rộng diện tích rừng bảo tồn loài Sến”. Từ năm 2010, Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT
và UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định mở rộng rừng Sến Tam Quy lên hơn
500ha. Rừng Sến Tam Quy có toạ độ 20
o
00

00


_
20
o
01

00

Bắc 105
o
47

30

kinh
đông, thuộc địa phận 3 xã: Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Đông huyện Hà Trung. Rừng sến
Tam Quy là khu rừng Sến tự nhiên tập trung duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam. Đây
là khu rừng Sến hầu như thuần loài đồng tuổi. Đã bao đời nay, người dân Tam Quy

cũng như nhân dân các vùng phụ cận gắn bó với rừng sến. Rừng Sến không chỉ
cung cấp gỗ củi, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu … mà còn giữ cho bầu không
khí trong lành, giữ nguồn nước cho sinh hoạt và tưới tiêu các cánh đồng phụ cận để
mùa màng bội thu. Rừng Sến góp phần tạo ra cảnh quan quê hương Sơn Lâm, Điền
Thuỷ, có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái.
Nhưng hiện nay việc đánh giá về giá trị đa dạng sinh học của Trung tâm
BTTN rừng Sến Tam Quy thì vẫn còn hạn chế, nên việc tìm ra giải pháp bảo tồn và
phát triển rừng Sến Tam Quy đang được tập trung nghiên cứu.

10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của Trung tâm BTTN rừng Sến Tam Quy, huyện Hà
Trung, Thanh Hoá
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Rừng Sến Tam Quy thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá có vị trí địa lý từ
20
0
00

00

- 20
0
01

00

vĩ độ Bắc,105
0
47’30


Kinh độ Đông. Thuộc địa phận ba xã
Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Đông, huyện Hà Trung.
Ranh giới phía Bắc được xác định bởi con đường đất từ đập cầu (thôn Thọ
Lộc, xã Hà Lĩnh) đi ra quốc lộ 1A, qua làng Lâm Nghiệp Tam Quy (thuộc xã
Hà Tân).
Ranh giới phía Nam từ đập Ngang (Thọ Lộc, Hà Lĩnh) đi theo khe suối lên
đỉnh 300m, đến ngã ba ranh giới giữa ba xã: Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông.
Ranh giới phía Đông nằm trùng với ranh giới giữa hai xã Hà Tân và Hà Lĩnh.
Ranh giới phía Tây giáp với làng Thọ Lộc, Hà Lĩnh, Trung tâm BTTN rừng Sến
Tam Quy, cạnh đường quốc lộ 1A và thị trấn Hà Trung 5km về phía Tây.


Hình 1.1. Vị trí KBTTN rừng Sến Tam Quy

11
Trung tâm BTTN rừng Sến Tam Quy có tổng diện tích là 518,5 ha gồm có
các kiểu rừng chính:
- Rừng Sến thuần loại 42,0 ha.
- Rừng Sến + Lim 145,5 ha
- Rừng Lim + Sến 63,1 ha
- Rừng Lim thuần loại 12,1 ha
- Rừng Sến + Dẻ 9,7 ha
- Rừng trồng Thông nhựa 169,5 ha
- Rừng trồng cây Sổ 5,0 ha
- Rừng trồng cây Muồng + Keo 34,2 ha
- Đất lâm nghiệp có trảng cỏ, cây bụi 37,4 ha
Vùng đệm bao gồm diện tích 795,5 ha bao quanh khu bảo tồn, thuộc địa
phận hành chính các xã Hà Đông, Hà Ninh, Hà Tân. Trong đó phần lớn là rừng
thông (672,5 ha).
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình

Trung tâm BTTN rừng Sến Tam Quy nằm trong khu vực núi đất rộng lớn và
các vùng núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các khe suối và thung lũng.
Về mặt địa chất thì trung tâm BTTN rừng Sến Tam Quy chủ yếu là vùng núi
đất với thành phần đá mẹ phức tạp đó chính là đá phấn sa (Alơrolit) có thành phần
hoá học chính là Silic, limon, thạch anh. Ngoài ra một số khoáng vật khác như
mica, jenpat … Nhưng khối lượng không đáng kể vì vậy đây là loại đá nghèo.
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Theo số liệu thu thập được của trạm khí tượng thuỷ văn Hà Trung - Thanh
Hoá, rừng Sến Tam Quy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 26.8
0
C thấp nhất trong năm là 6
0
C ở tháng
1, cao nhất trong năm là 41
0
C ở tháng 8.
Lượng mưa: trung bình năm là 1600mm, lượng mưa bình quân tháng là
138.098 mm, lượng mưa bình quân tháng cao nhất là 305.3 mm, lượng mưa bình
quân tháng thấp nhất là 20.7 mm. Lượng mưa bốc hơi trung bình là 72 mm, tháng

12
cao nhất là 107 mm, tháng thấp nhất là 42 mm. Nhìn chung lượng nước bốc hơi
thấp hơn lượng mưa nên mùa khô ít khô hạn.
Độ ẩm không khí: bình quân tháng là 85.05 %, độ ẩm bình quân tháng cao
nhất là 90%, tháng thấp nhất là 79%.
Sương mù: thường xuất hiện vào các tháng 1,2,3,10,11,12. Trong các tháng
11, 12 và tháng 1 năm sau thỉnh thoảng xuất hiện sương muối, gây thiệt hại cho
trồng trọt và chăn nuôi.
Gió: gồm có 2 luồng gió chính:

- Gió mùa Đông Bắc khô lạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau,
tốc độ gió là 10 - 20 m/s.
- Gió mùa Tây và Tây Nam, từ tháng 4 - tháng 10, gió Tây khô nóng vào
mùa hè, gió Tây Nam mang theo hơi nước, mát ẩm.
Ngoài hai luồng gió chính, khu vực nghiên cứu còn có gió mùa Đông Nam
xuất hiện vào tháng mùa hè mang theo hơi nước nên mát mẻ và một số hiện tượng
thời tiết đặc biệt như: Bão, giông tố, áp thấp nhiệt đới.
Từ Bảng 1.1 và Biểu đồ 1.1, biểu diễn lượng mưa, độ ẩm và nhiệt độ trung
bình ở trên cho thấy: khu vực vùng đệm Trung tâm KBTTN Rừng sến Tam Quy có
lượng mưa phân bố không đều ở các tháng trong năm, tập trung nhiều từ tháng 5
đến tháng 11. Khu vực nghiên cứu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
Tại khu vực nghiên cứu các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, tháng 7, tháng 8.
Tính bình quân trong năm, khu vực nghiên cứu có một tháng khô (lượng mưa nhỏ
hơn hai lần nhiệt độ), đó là tháng 12, có hai tháng hạn (tháng 1 và tháng 2) và
không có tháng kiệt.

13
Bảng 1.1. Đặc trưng các yếu tố khí hậu vùng đệm của Trung tâm BTTN
Rừng Sến Tam Quy
Đặc trưng

Tháng
Lượng
mưa
(mm)
Độ ẩm
(%)
Nhiệt độ
TB (
0

C)
Số giờ
nắng
(giờ)
Nhiệt độ
TB cao
nhất
(
0
C)
Nhiệt độ
TB thấp
nhất
(
0
C)
1
21.3
86
19.3
52
20.4
17.7
2
20.7
90
19.4
98
21.2
16.8

3
49.7
89
21.8
51
23
20.6
4
63.1
90
26.1
10.5
27
22.5
5
149.5
87
30.1
13.5
31
29
6
203.5
79
32.2
230
34
31
7
239.6

82
32.1
128
33
30.5
8
271
87
31.6
191
33.5
31
9
305.3
86
29.9
154
31.5
27.7
10
209
84
27.7
160
28
26.3
11
105.1
82
24.9

145
26
22
12
30
85
21.5
110
23
19
TB
138.98
85.5
26.8
137
28.1
25.1
(Nguồn: Trạm Khí tượng Thuỷ văn Hà Trung - Thanh Hoá)

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ biểu diễn lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ trung bình

14
1.2.1.4. Đá mẹ
Đá phấn sa (Alơrôlit) là đá mẹ tạo đất chính Rừng Sến Tam Quy, phấn sa là đá
trầm tích được gắn kết bởi các hạt có kích thước 0,1 - 0,01 mm. Thành phần hoá
học chính của Alơrôlit là silic và milon. Khối lượng thạch anh chiếm 99%. Ngoài ra
Alơrlit còn chứa một số khoáng vật khác như mica, jenpat… nhưng khối lượng
không đáng kể. Vì vậy đây là một loại đá nghèo.
Mẫu chất tạo đá Rừng Sến thuộc nhóm vỏ phong hoá tại chỗ feralit của đá mẹ
phấn sa: Đặc tính chính của mẫu chất nhóm vỏ phong hoá tại chỗ feralit, là thành

phần oxit sắt và oxít nhôm tương đương nhau. Đặc điểm phụ của mẫu chất phong
hoá tại chỗ từ đá phấn sa là: còn giữ nguyên được tương đối rõ đối tượng đá mẹ ban
đầu. Do sự chi phối của địa hình đến mẫu chất phong hoá feralit tại chỗ đã phân hoá
thành hai kiểu: mẫu chất tàn tích và mẫu chất sườn tích phân bố ở sườn.
Bản chất của mẫu chất phong hoá tại chỗ, tàn tích có một quá trình tích luỹ sắt
nhôm khá mạnh, cho nên xu thế chuyển hoá khoáng sét là điều tất yếu. Sự chuyển
hoá khoáng sét theo chiều hướng xấu, tạo cho đất mang nhiều đặc tính xấu. Sự
chuyển hoá đó là: Khoáng sét Monmorilonit sang Hiđromica cuối cùng là Kaolinit.
1.2.1.5. Đặc điểm về dân sinh kinh tế - xã hội
Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến Tam Quy là một phần diện tích trên địa bàn
3 xã: Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông. Trong khu bảo tồn không có dân cư sinh sống chỉ
có vùng đệm mới có dân cư. Vùng đệm bao quanh khu bảo tồn gồm một phần diện
tích của 4 xã: Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông và Hà Ninh.
- Dân tộc và tôn giáo:
Theo trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh
Hoá, khu vực Hà Trung gồm dân tộc kinh chủ yếu (chiếm 99.96%) và một phần nhỏ
dân tộc Mường (chiếm 0,04%)
- Dân số và lao động:
Đây là khu vực đông dân cư, mật độ dân cư trên km
2
vào loại khá đến trung
bình. Do điều kiện đất canh tác nông nghiệp ít, lao động nông nghiệp dân cư thừa
do vậy gây ra một áp lực lớn lên KBT

15
Dân số và lao động của vùng đệm ở Trung tâm BTTN Rừng Sến Tam quy,
huyện Hà Trung được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 1.2. Dân số khu vực vùng đệm Trung tâm rừng sến Tam Quy
Tên xã
Số hộ

Số khẩu
Lao động
Mật độ
(Người/km
)
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
4729
20797
8264
3629
4635
412
Hà Tân
1072
4530
1803
869
934
342
Hà Lĩnh
1936
9090
3735
1756
1979
371
Hà Đông

756
3335
786
394
392
334
Hà Ninh
965
3842
1940
610
1330
602

1.2.1.6. Hoạt động sản xuất
- Trồng trọt:
Bốn xã vùng đệm khu bảo tồn là tiểu vùng đồi xen ruộng cho nên diện tích đất
canh tác ít, đồng thời năng suất trồng cũng thấp và không ổn định (trước năm 1996).
Kể từ năm 1996 trở lại đây, nhất là vào năm 1999 và năm 2000 do chủ động được
nước tưới, đầu tư vào giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, cho nên năng suất cây
trồng đã được nâng lên rõ rệt. Tổng sản lượng đã tăng rõ rệt. Bình quân lương thực
đầu người là 35.75kg/tháng. Số hộ đói nghèo đã giảm đáng kể, chỉ còn 9,6%. Số hộ
đạt mức trung bình và khá đạt 90,4%. Tuy chưa có hộ giàu nhưng cũng đã nói lên
sự vươn lên trong công cuộc xoá bỏ cái nghèo của người dân vùng đệm nơi đây.
- Hoạt động Lâm nghiệp ở các vùng đệm:
Ngoài diện tích Trung tâm quản lý vùng đệm còn 35,1 ha giao đất cho thôn
Thọ Lộc thuộc xã Hà Tân và 43,3 ha giao cho làng Tam Quy thuộc xã Hà Tân. Đây
là diện tích đã được lâm nghiệp và địa chính huyện giao khoán cho dân sử dụng.
Nhân dân nhận khoán được 4 - 5 năm. Đây là một điều khá thuận lợi vừa giải quyết
công ăn việc làm cho những người dân thất nghiệp trong vùng đồng thời giảm được

áp lực cho Trung tâm.

16
- Sản xuất CN- TTCN và đầu tư Xây dựng cơ bản:
Tổng giá trị sản xuất CN - TTCN thực hiện 297 tỷ đồng, tăng 51%, các cụm
công nghiệp làng nghề (CNLN) tiếp tục được duy trì hoạt động như: Cụm CNLN
Hà Phong, Hà Phong, Hà Lĩnh, Hà Tân … đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động. Quan tâm phát triển ngành nghề có thế mạnh như sản xuất
vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, chế biến nông sản, một số đơn vị đã đưa ra
ngành nghề mới vào nông thôn như nứa cuốn, thêu ren, móc túi hộp… bước đầu có
hiệu quả.
- Dịch vụ:
Hoạt động dịch vụ phát triển tương đối đồng đều trên các lĩnh vực: Hệ thống
chợ được nâng cấp, cải tạo, dịch vụ thương mại ngày càng phong phú, tổng mức bán
lẻ hàng hoá tăng 28,8% so với cùng kỳ. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển. Dịch vụ
bưu chính - viễn thông phát triển mạnh, trong năm lắp đặt mới 8000 máy điện thoại,
đưa tổng số lên 33.500 máy, đạt 28,5 máy/100 dân, tăng 15,2% so với cùng kỳ, thông
tin liên lạc đảm bảo thông suốt đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân. Thực hiện quản lý, vận hành lưới điện đảm bảo an toàn, tiếp tục thực
hiện tốt Quyết định của Thủ tướng chính phủ về quản lý giá điện nông thôn.
- Văn hoá - giáo dục - y tế:
Các xã vùng đệm của Trung tâm do ở gần thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung,
có quốc lộ và đường sắt chạy quanh vùng đệm đồng thời đây là những thông làng
định cư rất lâu đời (làng Tam Quy, Thọ Lộc, Kim Phát, Kim Tiến, Kim Hưng…)
cho nên cơ sở hạ tầng chưa được khang trang nhưng cũng tương đối đầy đủ.
Hệ thống giao thông: Đường liên xã, liên thôn là đường cấp phối. Hiện nay
hầu hết các đường đi vào các thôn xóm tại các xã đã được bê tông hoá, đường xá đi
lại sạch sẽ.
Trường học: Mỗi xã đều có trường cấp I, cấp II, và mẫu giáo, 100% các em
đến tuổi mẫu giáo, tuổi đi học đều được đến trường học.

Trạm y tế: Tất cả các xã đều có một trạm y tế, riêng xã Hà Lĩnh có 2 trạm y tế,
nhân dân trong xã đều được khám chữa bệnh.

17
Trụ sở uỷ ban nhân dân đã được xây dựng và trang bị đầy đủ các trang thiết bị
Tập quán canh tác: Ở đây chủ yếu là quảng canh, ít được chăm sóc một cách
khoa học. Sản xuất hàng hoá chủ yếu là tự cung tự cấp là chính.
KBT rừng sến Tam Quy có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho sự phát
triển của thực vật và động vật. Nhưng với hiện trạng cơ sở hạ tầng, kinh tế và văn
hoá xã hội trong vùng đệm kể trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn
đa dạng sinh học nói chung và rừng sến thuần còn sót lại ở đây.





18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là thành phần các loài LCBS ở KBTTN rừng Sến Tam
Quy tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Thời gian
Tiến hành nghiên cứu thực địa từ tháng 10/2013 đến tháng 8/2014. Trong
khoảng thời gian đó chia làm 5 đợt khảo sát thực địa
Đợt 1: tháng 10/2013 (thời gian 7 ngày)
Đợt 2: tháng 3/2014 (thời gian 7 ngày)
Đợt 3: tháng 4/2014 (thời gian 10 ngày)
Đợt 4: tháng 5/2014 (thời gan 10 ngày)

Đợt 5 tháng 7/2014 (thời gian 10 ngày)
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tại các khu vực rừng riêng biệt và các vùng đệm
Địa điểm 1: Khu vực rừng Sến thuần
Địa điểm 2: Khu vực rừng Sến + Lim
Địa điểm 3: Khu vực rừng Lim+ Sến
Địa điểm 4: Khu vực rừng Thông
Địa điểm 5: Khu vực vùng đệm xã Hà Tân
Địa điểm 6: Khu vực vùng đệm xã Hà Lĩnh
Địa điểm 7: Khu vực vùng đệm xã Hà Đông
2.4. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu được sử dụng để viết luận văn gồm có:
+ Kết quả phân tích 87 mẫu tự thu trong các đợt thu bắt mẫu
+ Kết quả điều tra một số loài lưỡng cư bò sát từ nhân dân địa phương.
+ Nhật ký nghiên cứu thực địa
+ Bộ ảnh chụp các loài, các loại hình sinh cảnh và môi trường sống
+ Tham khảo một số tài liệu của các công trình đã nghiên cứu tại khu vực

×