Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Những xu hướng chính của phê bình văn học việt nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.45 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HÀ

NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH
CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HÀ

NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH
CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG


NGHỆ AN - 2014


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................12
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................................................12
7. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................................13
Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ XXI...............................................................................................................................14
1.1. Khái niệm chung về phê bình văn học..................................................................................14
1.1.1. Các định nghĩa...............................................................................................................
1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của phê bình văn học................................................................
1.1.3. Phương pháp phê bình văn học.....................................................................................
1.2. Khái quát về các chặng đường phát triển của phê bình văn học Việt Nam hiện đại.............22
1.2.1. Phê bình văn học giai đoạn 1900 - 1932........................................................................
1.2.2. Phê bình văn học giai đoạn 1932 - 1945........................................................................
1.2.3. Phê bình văn học giai đoạn 1945 - 1985........................................................................
1.2.4. Phê bình văn học giai đoạn 1986 - 2000........................................................................
1.3. Điều kiện phát triển mới của phê bình văn học Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ XX
.....................................................................................................................................................36
1.3.1. Sự giới thiệu rộng rãi các thành tựu lý luận văn học, phê bình văn học hiện đại
của thế giới...............................................................................................................
1.3.2. Sự nhìn nhận sáng suốt hơn về lực cản đối với phê bình trong các giai đoạn văn
học trước đây............................................................................................................

1.3.3. Sự kích thích mỹ học của các sáng tác mang tính cách tân............................................
Chương 2 NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU
THẾ KỶ XXI TỪ GĨC NHÌN QUAN ĐIỂM PHÊ BÌNH............................................................................49


4
2.1. Chấn chỉnh cách nhìn............................................................................................................49
2.1.1. Tính quyền uy của xu hướng phê bình chấn chỉnh cách nhìn........................................
2.1.2. Điểm tựa của xu hướng phê bình chấn chỉnh cách nhìn................................................
2.1.3. Tác động của xu hướng phê bình chấn chỉnh cách nhìn.................................................
2.2. Nhận thức lại về các thước đo cũ.........................................................................................59
2.2.1. Cơ sở khoa học của xu hướng phê bình nhận thức lại về các thước đo cũ....................
2.2.2. Nội dung phong phú của xu hướng phê bình nhận thức lại về các thước đo cũ............
2.2.3. Sức thúc đẩy tư duy của xu hướng phê bình nhận thức lại về các thước đo cũ.............
2.3. Mơi giới cho truyền thơng....................................................................................................64
2.3.1. Hồn cảnh phát triển thuận lợi của xu hướng phê bình mơi giới cho truyền
thơng.........................................................................................................................
2.3.2. Những loại hình hoạt động của xu hướng phê bình mơi giới cho truyền thơng............
2.3.3. Tính “phù phiếm” của xu hướng phê bình mơi giới cho truyền thơng...........................
Chương 3 NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU
THẾ KỶ XXI TỪ GĨC NHÌN ĐỐI TƯỢNG PHÊ BÌNH............................................................................74
3.1. Hướng về văn bản văn học...................................................................................................74
3.1.1. Quan điểm nền tảng của xu hướng phê bình hướng về văn bản văn học......................
3.1.2. Nội dung của xu hướng phê bình hướng về văn bản văn học........................................
3.1.3. Ý nghĩa thực tiễn của xu hướng phê bình hướng về văn bản văn học............................
3.2. Hướng về tác giả...................................................................................................................83
3.2.1. Những nhận thức có tính nền tảng của xu hướng phê bình hướng về tác giả...............
3.2.2. Điểm mới trong cách tiếp cận đối tượng của xu hướng phê bình hướng về tác
giả.............................................................................................................................
3.2.3. Tác dụng khơi phục diện mạo chân thực đối tượng của xu hướng phê bình

hướng về tác giả........................................................................................................
3.3. Hướng về các vấn đề thời sự của văn học.............................................................................92
3.3.1. Cơ sở thực tiễn của xu hướng phê bình hướng về các vấn đề thời sự của văn
học............................................................................................................................
3.3.2. Thực trạng thiếu bản lĩnh của chủ thể phê bình trên xu hướng này..............................
3.3.3. Sự giao tranh quan điểm trong xu hướng phê bình hướng về các vấn đề thời sự
của văn học...............................................................................................................


5
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................104


6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở Việt Nam, phê bình văn học chỉ thực sự xuất hiện cùng với q trình
hiện đại hóa văn học ở nửa đầu thế kỉ XX. Trong hơn một thế kỉ văn học vừa
qua, phê bình văn học đã là một bộ phận quan trọng của đời sống văn học,
đặc biệt là trong giai đoạn có những sự biến đổi to lớn của xã hội và văn học
như hiện nay. Để nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học, toàn diện về
văn học Việt Nam trong thời kì mới từ những năm cuối thế kỉ XX đến nay,
khơng thể thiếu cơng việc tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động phê bình văn học
giai đoạn này.
Phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI là sự tiếp nối hoạt động phê
bình của những thời kì trước và theo khá sát đời sống văn học dân tộc hiện
nay. Chúng ta cần phải tiến hành cơng việc nghiên cứu, đánh giá một cách có
hệ thống về một giai đoạn mới của phê bình văn học dân tộc, tìm ra được
những xu hướng chính trong thập niên đầu thế kỉ XXI.

Trong thời gian qua đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến phê
bình văn học những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Tuy nhiên, số lượng
chưa nhiều và cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu một cách bao
qt, hệ thống, tồn diện về tình hình và những vấn đề của phê bình văn học
trong thập niên đầu thế kỉ XXI. Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá phê bình
văn học trong giai đoạn này đang đặt ra như một yêu cầu bức thiết.
2. Lịch sử vấn đề
Phê bình văn học ở Việt Nam đã và đang diễn ra với nhiều hình thức
phong phú, đề cập rất nhiều vấn đề của đời sống văn học và của chính phê
bình, tuy khơng phải lúc nào cũng sơi động, nhưng nó vẫn theo khá sát đời
sống văn học. Khối lượng tài liệu phê bình văn học là hết sức lớn, đa dạng, lại


7
phần nhiều nằm rải rác trên báo chí, trên mạng internet, cả trong nước và
ngoài nước.
Trước hết, phải kể đến cơng trình Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Phan
Cự Đệ - chủ biên, NXB Giáo dục, 2004) có phần VII: Lí luận phê bình văn
học thế kỉ XX do Trần Đình Sử viết. Phần này bao quát diễn biến và diện mạo
của phê bình văn học Việt Nam trong suốt thế kỉ, với các chặng đường 19001932, 1932- 1945, 1945-1985 và 1985- 2000. Do mục đích và nhiệm vụ bao
quát trên diện rộng (cả nghiên cứu, lí luận, phê bình) và trong suốt thời gian
một thế kỉ văn học với bốn giai đoạn, nên tác giả chưa có điều kiện trình bày
kĩ càng và đầy đủ diễn biến tình hình, diện mạo của phê bình văn học ở mỗi
giai đoạn, nhất là chưa thể tìm hiểu kĩ về những hiện tượng quan trọng, những
vấn đề của phê bình văn học ở mỗi chặng đường. Nhưng cho đến nay, đây là
cơng trình có quy mơ bao qt nhất về lí luận phê bình văn học Việt Nam thế
kỉ XX, được viết một cách công phu, nghiêm túc với những nhận định xác
đáng, sâu sắc.
Tiếp đến, cuốn Lý luận và phê bình văn học - Đổi mới và phát triển
(Kỷ yếu Hội thảo khoa học) của Viện Văn học (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội,

2005) tập hợp những bài viết trong Hội nghị về Tình hình phê bình văn học,
nghệ thuật do Hội đồng lý luận- phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ
chức tại Hà Nội ngày 22/ 7/ 2004. Cuốn sách đã giúp cho người đọc có một
cái nhìn khá bao quát về thực trạng của lý luận văn học trong nước và những
tác động của lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu, phê bình trong nước như Phan Trọng
Thưởng, Trương Đăng Dung, Trần Đình Sử, Hồng Trinh, Thành Duy, Lã
Ngun, Nguyễn Văn Long, Trần Ngọc Vương, Nguyễn Đăng Điệp, Vương
Trí Nhàn, Phạm Xuân Nguyên, … qua các bài viết của mình đã đi sâu bàn bạc
các vấn đề về bản chất, đối tượng của phê bình văn học và bước đầu nhận
định thực trạng phê bình văn nghệ những năm gần đây. Tuy nhiên, các tác giả


8
cũng chưa đề cập nhiều đến những xu hướng của phê bình từ góc nhìn quan
điểm phê bình hay góc nhìn đối tượng phê bình.
Đến với Phê bình văn học Việt Nam hiện đại (Nxb Văn học, 2011) của
Trịnh Bá Đĩnh, một cơng trình tập hợp những bài viết của tác giả về phê
bình văn học Việt Nam trong quá khứ chưa xa và đương đại và được tác giả
gọi là “hiện đại”. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề của nền phê bình văn
học hiện đại nước nhà: lịch sử, các phương pháp của nó và những vấn đề
đang được đặt ra trong lý luận phê bình hiện nay, hay như tác giả gọi là “phê
bình văn học trong thời đại thơng tin”… Cơng trình được chia làm ba phần
với ba trọng tâm khác nhau. Phần đầu, tác giả nhận diện phê bình văn học
Việt Nam thế kỉ XX qua những phong cách phê bình, tập trung đánh giá lại
những thành tựu và hạn chế của phê bình văn học mác-xít, giới thiệu và
phân tích những phương pháp phê bình như phê bình cấu trúc luận, giải
thích văn bản và so sánh văn học, phân tích tác phẩm theo cấu trúc - loại
hình. Phần thứ hai, tác giả tập trung phân tích các kiểu diễn ngơn phê bình
đầu thế kỉ XX, lịch sử tiếp nhận - nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều,

đặc điểm của việc tiếp nhận tư tưởng lý luận văn học nước ngoài từ năm
1955 cho đến nay. Phần cuối là những suy ngẫm của tác giả về thực trạng
đời sống văn học đương đại và con đường của lý luận - phê bình văn học
Việt Nam tương lai. Như vậy, tác giả đã khá cẩn trọng phân tích đầy đủ diện
mạo, đánh giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động phê bình văn học
nước nhà, từ đó đi tới đề xuất những vấn đề hữu ích đối với hoạt động phê
bình văn học đương đại. Nhưng nhìn chung, trọng tâm của cơng trình vẫn là
nghiên cứu lịch sử và phương pháp phê bình văn học Việt Nam ở thế kỉ XX
và mới chỉ bước đầu nhận diện lý luận phê bình văn học đầu thế kỉ XXI ở
mức độ còn rất sơ lược.
Trong thời gian gần đây, bạn đọc ghi nhận sự xuất hiện của cuốn Phê
bình văn học Việt Nam 1975-2005 (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012) do


9
Nguyễn Văn Long chủ biên, đã dựng lại được một bức tranh tồn cảnh về ba
mươi năm của phê bình văn học Việt Nam kể từ khi hịa bình, thống nhất đất
nước. Có thể tìm thấy ở đây những nét vẽ chi tiết về các cuộc thảo luận quan
trọng của phê bình văn học, chẳng hạn cuộc thảo luận về trường ca từ những
năm 70; tranh luận về văn học viết về chiến tranh, và vấn đề đánh giá nền văn
học cách mạng; hoạt động thẩm định các hiện tượng văn học mới. Cũng có
thể đọc được trong đó những phác họa khách quan về sự tương tác giữa
hoạt động phê bình và các hoạt động khác của đời sống văn học (hoạt động
dịch thuật, hoạt động lý luận), hành trình lý thuyết hóa hoạt động phê bình;
các thực hành phê bình thể loại, tác giả, tác phẩm qua ba giai đoạn chính;
những vấn đề đặt ra trong phê bình văn xi, tình hình thơ và phê bình thơ.
Khơng chỉ đề cập đến phê bình văn học trong nước, điểm nổi bật và mới
mẻ của cuốn sách là phần IV: Tổng quan phê bình văn học của người Việt
Nam ở nước ngồi từ 1975 đến nay. Đây có lẽ là lần đầu tiên, một cơng
trình lịch sử phê bình văn học trong nước đề cập một cách chi tiết, hệ thống

và khách quan về phê bình văn học hải ngoại, trước đó khu vực này chỉ
được nhắc qua trong một số bài viết hoặc cịn dè dặt trong các cơng trình
quy mơ. Một điều đáng lưu ý khác ở cơng trình này là phần III, tác giả
cũng đã nhận diện các khuynh hướng phê bình chính trong phê bình văn
học từ sau1975 đến 2005 nhưng thiên về hình thức phê bình với hai bộ
phận phê bình học thuật và phê bình truyền thơng mà cịn ít chú trọng đến
quan điểm phê bình và đối tượng phê bình để nhận diện các khuynh hướng.
Trong khi vấn đề đặt ra với việc thực hiện đề tài này là nhận diện những xu
hướng chính của phê bình trong thập niên đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn quan
điểm phê bình và đối tượng phê bình.
Gần đây nhất là cơng trình do Trịnh Bá Đĩnh chủ biên: Lịch sử lí luận
phê bình văn học Việt Nam (Nxb Khoa học Xã hội, 2013).Trong cơng trình


10
này, Trịnh Bá Đĩnh cùng các đồng nghiệp đã xây dựng cuốn sách đầu tiên
nghiên cứu lí luận, phê bình văn học như một chỉnh thể độc lập, có lịch sử
riêng kéo dài từ khởi đầu cho đến hôm nay. Căn cứ vào thực tế nền văn học
nước nhà, nhóm nghiên cứu đã khơng xét hai đối tượng lí luận và phê bình
theo hai hướng độc lập, thường thấy trong những cơng trình trước đó mà viết
gộp lịch sử lí luận với phê bình theo từng giai đoạn cụ thể. Nhóm tác giả cũng
đã chú ý đến những sự kiện quan trọng như: các cuộc tranh luận văn học; các
sự kiện văn học, văn hóa, lịch sử có tác động mạnh đến đời sống lí luận, phê
bình. Cách kết cấu như vậy đảm bảo được tính hệ thống, tính cân đối, phù
hợp với sự triển diễn mang tính lịch sử của đời sống lí luận, phê bình. Như
vậy qua cơng trình này, nhóm tác giả đã cho chúng ta thấy được những diện
mạo khác nhau của đời sống lí luận, phê bình bao quát trong một thời gian
liên tục, kéo dài từ thời kì khởi đầu cho đến hiện tại.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên, trong thời đại
cơng nghệ thơng tin, hoạt động phê bình văn học cịn có rất nhiều trên

mạng Internet đáp ứng nhu cầu trao đổi, tìm hiểu của các nhà phê bình nói
riêng và độc giả nói chung. Có thể nói, bước sang thế kỉ XXI, đời sống phê
bình văn học trên mạng phong phú, sơi động hẳn lên. Trong bối cảnh báo
chí văn nghệ truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động
không như mong đợi, nhất là mảng phê bình văn học, thì sự ra đời website
(do Trần Thiện Khanh phụ trách chính) ngay
lập tức thu hút đơng đảo bạn đọc và một số báo chí quan tâm, cộng tác, chia
sẻ. Mặc dù cịn non trẻ nhưng nó đã bước đầu tạo ra được những trao đổi,
thảo luận quan trọng, góp phần kết nối các khu vực văn học, các chủ thể,
quảng bá phổ biến nhiều tư tưởng, lý thuyết văn học hiện đại (trong đó có
nhiều nghiên cứu công phu, nhiều bài dịch thuật về lý thuyết có giá trị, lần
đầu tiên được cơng bố trên website), các chân dung phê bình, các bài phê bình


11
văn học hữu ích… có thể xem là một sự kiện đáng chú ý của đời sống phê
bình văn học đầu thế kỉ XXI. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều website
khác cũng góp phần tạo nên sự sơi động của đời sống phê bình văn học qua
việc thu hút được hàng trăm cây bút phê bình chuyên nghiệp lẫn khơng
chun ở trong nước và cả ở nước ngồi như các trang ;
/>nam/phe-binh/;

/>
/>
/>
các bài viết trên các báo, các diễn đàn văn học mạng, các blog cá nhân cũng
góp phần cho chúng ta hình dung được diện mạo, tiến trình phát triển của nền
phê bình văn học Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay. Có thể nói, sự ra đời
của internet thực sự là một cuộc cách mạng đối với sáng tác, xuất bản và cả
phê bình văn học.

Như vậy, vấn đề phê bình văn học Việt Nam đã thu hút được sự chú ý
nghiên cứu của nhiều tác giả. Với luận văn này, chúng tôi cũng muốn góp
tiếng nói của mình vào vấn đề, nhất là để thấy rõ hơn diện mạo phê bình văn
học Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI, qua đề tài: Những xu hướng chính
của phê bình văn học Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những xu hướng chính của phê
bình văn học Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn quan điểm
phê bình và từ góc nhìn đối tượng phê bình, gồm cả phê bình văn học trong
nước và phê bình văn học của người Việt ở nước ngồi. Tuy nhiên, do năng
lực nghiên cứu và thời gian hạn hẹp nên người viết hướng trọng tâm nghiên
cứu vào mảng phê bình văn học trong nước, mảng phê bình văn học của
người Việt ở nước ngoài chỉ được đề cập ở mức độ khái quát sơ lược. Chúng
tôi cũng tạm bỏ qua khơng trình bày về các xu hướng chính của phê bình văn


12
học Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI nhìn từ phương pháp phê bình,
do đây là vấn đề hóc búa, vượt trình độ hiện có của người làm luận văn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung xác định những xu hướng chính của phê bình văn
học Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI để có thể đánh giá đúng thành
tựu và hạn chế của nó trước yêu cầu đổi mới văn học, đổi mới hoạt động
nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những tiền đề phát triển của phê bình văn học Việt Nam
trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
- Nhận diện, đánh giá những xu hướng chính của phê bình văn học Việt
Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn quan điểm phê bình.

- Nhận diện, đánh giá những xu hướng chính của phê bình văn học Việt
Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn đối tượng phê bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
Cơng trình tìm hiểu một cách bao quát về các đặc điểm nổi bật của phê
bình văn học Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI, tức là theo khá sát đời
sống văn học hiện nay. Trước đó, việc nghiên cứu, đánh giá về lĩnh vực phê
bình của một số tác giả mới chỉ dừng lại ở một vài năm đầu thế kỉ.


13
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1. Những tiền đề phát triển của phê bình văn học Việt Nam
trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
Chương 2. Những xu hướng chính của phê bình văn học Việt Nam
trong thập niên đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn quan điểm
phê bình
Chương 3. Những xu hướng chính của phê bình văn học Việt Nam
trong thập niên đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn đối tượng phê
bình


14
Chương 1

NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC
VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Khái niệm chung về phê bình văn học
1.1.1. Các định nghĩa
Phê bình văn học là một trong những bộ mơn chính của khoa học văn
học, bên cạnh lí luận văn học và lịch sử văn học. Ba bộ môn này liên quan
chặt chẽ với nhau. Thiếu lí luận văn học, phê bình văn học khơng thể có
những phán đốn, khái qt sâu sắc về văn học.
Nói đến văn học của một thời kỳ, khơng thể khơng nói đến phê bình
văn học của thời kỳ đó, vì một nền văn học trưởng thành luôn phát triển trên
hai điểm tựa: sáng tác và phê bình. Tác phẩm văn học vừa là sáng tác của nhà
văn vừa là kết quả tiếp nhận của người đọc. Văn học vừa tồn tại trong văn
bản, vừa tồn tại trong tiếp nhận và phê bình. Chính hoạt động phê bình làm
cho tác phẩm có một đời sống riêng trong lịch sử, có thể được cảm nhận nơng
sâu, hay dở… khác nhau.
Có thể nói, khái niệm phê bình văn học, qua thời gian, đã có khá nhiều
định nghĩa. Thoạt đầu nó là những phán đốn tự nhiên do nhu cầu thưởng
ngoạn tác phẩm. Sau đó nó được quan niệm là một khoa học về văn học mang
tính nghệ thuật cao. Nó địi hỏi nhà phê bình phải có tri thức, biết phân tích,
giải thích đặc biệt là biết cảm thụ nghệ thuật mới có thể làm sáng tỏ vấn đề.
Từ buổi đầu hình thành nền phê bình văn học hiện đại ở Việt Nam, khái
niệm phê bình (văn học) đã được quan tâm giới thuyết, minh định. Năm 1933,
Thiếu Sơn cho rằng: “nhà phê bình là kẻ đọc giùm người khác”. Lê Thanh thì
thấy: “Phê bình tức là giải những tình cảm của mình về một cơng trình, một
nhân vật, nhưng mỗi người cảm một cách, nghĩ một cách”.


15
Cho đến nay, định nghĩa về phê bình văn học đã có những điều chỉnh,
bổ sung hợp lý, giúp chúng ta hình dung về bộ mơn khoa học này một cách

đầy đủ, toàn diện và hoàn thiện hơn.
Từ điển Tiếng Việt năm 1999 định nghĩa: Phê bình văn học là “bộ mơn
nghiên cứu chun phân tích các tác phẩm văn học nhằm mục đích đánh giá
và hướng dẫn việc sáng tác”[52,1034].
Còn với Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), phê bình văn học được hiểu: “Là sự phán
đốn, phẩm bình, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học. Phê bình văn học
vừa là một hoạt động, vừa là một bộ môn khoa học về văn học…” [19, 210].
Với cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, phê bình
văn học là “Sự phán đốn, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn
học, đồng thời kèm theo việc phán đốn, bình luận, giải thích, đánh giá
những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Phê bình văn học được coi
như một hoạt động tác động trong đời sống văn học và quá trình văn học,
như một loại sáng tác văn học, đồng thời cịn được coi như một bộ mơn thuộc
nghiên cứu văn học” [5, 259]. Đây có thể coi là định nghĩa tương đối chuẩn
xác và toàn diện hơn cả về phê bình văn học.
Nhà phê bình văn học Hồi Thanh cũng từng ghi lại ấn tượng chủ quan
nhưng rất xác đáng: “Đi tìm cái Đẹp trong tự nhiên là sáng tác, đi tìm cái
Đẹp trong sáng tác là phê bình”.
Như vậy, xét đến cùng, phê bình văn học chính là q trình khám phá,
phát hiện và quy phạm hóa cái Đẹp.
1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của phê bình văn học
Một khoa học muốn trở thành khoa học phải có một đối tượng, nhiệm
vụ và phương pháp nghiên cứu riêng. Vậy, đối tượng và nhiệm vụ của phê
bình văn học là gì ?


16
Theo định nghĩa trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân
biên soạn (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003) thì: “Phê bình văn học là sự

phán đốn, bình phẩm, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói
tới…” [5, 259]. Như thế, đối tượng của phê bình văn học phải là tác phẩm văn
học - nói cách khác, đối tượng của phê bình văn học phải là văn bản.
Khi bàn về đối tượng của phê bình văn học, Đỗ Lai Thúy đã chỉ rõ: “Đối
tượng của phê bình văn học là gì ? Theo tơi, đó là tác phẩm. Tác phẩm là yếu
tố trung tâm của hệ thống văn học, là điểm nút mà tác giả, truyền thống, hiện
thực, độc giả đến giao hội. Tác giả chỉ trở thành tác giả khi anh ta sáng tạo ra
tác phẩm của mình. Độc giả, cũng vậy, chỉ trở thành độc giả khi đọc và đánh
giá tác phẩm. Còn truyền thống và hiện thực là những điều kiện bên ngoài của
sự tồn tại của tác phẩm. Bởi vậy, người ta có thể phê bình một tác giả, một
hiện tượng văn học, thậm chí một thời đại văn học, nhưng cơ sở của tất cả các
phê bình trên vẫn là phê bình tác phẩm. Bởi, tác phẩm “bầu” lên nhà văn, gây
thành hiện tượng, tạo ra những thời đại văn chương. Như vậy, tác phẩm vừa là
ga đi mà cũng là ga đến của phê bình văn học” [60].
Nhưng, đối tượng của phê bình văn học, có phải chỉ là tác phẩm và hiện
tượng văn học đương đại hay còn bao gồm cả những tác phẩm trong quá
khứ ? Hiện tồn tại hai quan niệm về đối tượng của phê bình văn học:
Quan niệm thứ nhất cho rằng đối tượng của phê bình văn học là những
hiện tượng văn học đương đại. Mục Phê bình văn học trong sách Từ điển
thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đã diễn giải: “Là một mơn khoa học, phê bình văn học nhận thức các
khuynh hướng vận động của văn học đương đại” [19, 210]. Cứ theo quan
niệm trên, những hiện tượng văn học quá khứ thường không được xem là đối
tượng của phê bình văn học, hoặc nếu có thì chỉ là thứ yếu. Họ cho rằng văn
học quá khứ, đặc biệt là những tác phẩm đạt tới trình độ cổ điển, giá trị của nó


17
đã ổn định, mặc nhiên được thừa nhận, hà cớ gì lại trở thành đối tượng của
phê bình văn học.

Tương tự, một thời gian dài, trong khơng ít sách lí luận văn học, khi
phân biệt phê bình văn học với lịch sử văn học, người ta thường khẳng định
phê bình văn học hướng tới văn học đương đại, còn lịch sử văn học hướng về
tác phẩm quá khứ. Nhưng theo R.Wellek, đối tượng của phê bình văn học là
hiện tượng văn học cụ thể, đối tượng của lịch sử văn học là tác phẩm, tác giả
trong dòng thời gian, đối tượng của lí luận văn học là tổng thể các hiện tượng
văn học.
Quan niệm thứ hai, đối tượng của phê bình văn học là tồn bộ những
hiện tượng văn học đã và đang diễn ra, có ý nghĩa đối với con người đương đại.
Cịn nếu các nhà phê bình thường quan tâm hơn tới các hiện tượng văn học
đương đại thì đấy cũng là nhu cầu tự nhiên chú ý tới tiếng nói nghệ thuật của
thời đại mình. Đồng quan niệm này, GS.TS Trần Đình Sử khi bàn về đối tượng
của phê bình văn học cũng đã có những luận giải thuyết phục. Trên cơ sở phân
biệt cách tiếp cận của phê bình văn học với lí luận văn học và lịch sử văn học,
tác giả xác định đối tượng của phê bình là tác phẩm cụ thể: “Phê bình văn học
nghiên cứu tác phẩm văn học cụ thể. Lí luận văn học - nghiên cứu văn học trong
tổng thể; lịch sử văn học - nghiên cứu văn học trong trật tự thời gian. Như thế
bất cứ việc nghiên cứu thẩm định tác phẩm cụ thể nào nói chung đều thuộc lĩnh
vực phê bình” [32, 21]. Theo tác giả, cơ sở của việc xác định đối tượng của phê
bình là sự tiếp nhận của độc giả, mà “Trong mỗi thời đại, người đọc tiếp nhận
tác phẩm văn học của mọi thời, chứ khơng riêng gì tác phẩm đương đại (…) phê
bình tác phẩm văn học quá khứ là khám phá cái có ý nghĩa đương đại trong văn
học truyền thống và đưa chúng vào cuộc sống đương đại”.
Trước tình hình có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất và đối
tượng của phê bình văn học, PGS.TS Thành Duy, trong bài viết Có một


18
hướng tiếp cận với bản chất và đối tượng của phê bình văn học theo nghĩa
rộng đã cho rằng cần có một quan niệm rộng về vấn đề này: “Có thể hiểu một

cách khái quát về bản chất của phê bình văn học là sự tổng hợp của mọi hình
thức phê bình nhằm tìm hiểu và đánh giá những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm
do nhà văn sáng tạo ra, trên cơ sở tiếp cận với thị hiếu bạn đọc nhằm hướng
dẫn dư luận công chúng hướng tới cái chân thiện mĩ đích thực ngày càng gần
với ánh sáng văn hóa vì phát triển và trong phát triển của xã hội lồi người.
Cịn đối tượng của phê bình, đương nhiên là tác phẩm nhưng khơng chỉ bó
hẹp ở tác phẩm mà phải hiểu rộng cả tác giả và thế giới hiện thực mà tác giả
phản ánh hoặc thế giới tâm linh mà tác giả có cảm xúc” [69, 905].
Như vậy, quan niệm thứ hai về đối tượng của phê bình văn học dễ được
chấp nhận hơn.
Cịn nhiệm vụ của phê bình văn học là gì ? Nhìn chung, phê bình văn
học có nhiệm vụ:
Thứ nhất, phê bình văn học khám phá các giá trị tư tưởng - nghệ thuật
của một hiện tượng văn học cụ thể bao gồm tác phẩm, nhà văn và cả lý luận,
phê bình xuất phát từ một quan niệm lý luận nhất định; chỉ ra ưu điểm và
khuyết điểm của tác phẩm; chỉ ra chỗ giống và khác của tác phẩm đó so với
tác phẩm trước nó và đồng thời với nó, “hiểu được cái gì mà các nhà thơ nói,
nhận định được những cái gì hay và cái gì khơng hay trong những trước tác
của họ” (Platon), “nêu được cái hay tuyệt vời, hoàn mỹ mà chúng ta phải
vươn tới, vừa thấu tình thấu lẽ cho sự sáng tác hơn nữa” (Xuân Diệu).
Khi Khổng Tử chọn lựa 305 bài ca dao ông cho là xuất sắc hoặc tiêu
biểu nhất từ vô số những bài ca dao đang được lưu hành trong dân gian thuở
ấy vào một tập sách gọi là Kinh Thi, ông thực hiện nhiệm vụ thứ nhất của phê
bình, tức là “phát hiện cái đẹp” (Nguyễn Hưng Quốc). Cũng như vậy, khi
Hoài Thanh chọn lấy 167 bài trong số hàng vạn bài của 45 tác giả trong số


19
hàng trăm tác giả phong trào Thơ mới đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam, nghĩa
là Hoài Thanh - Hoài Chân thực hiện nhiệm vụ thứ nhất của phê bình.

Thứ hai, phê bình phát hiện và thẩm định sự hình thành, tiến triển và
suy thoái của một xu hướng, một trào lưu văn học… Từ đó, góp phần quan
trọng cho việc định hướng quá trình tiếp nhận, đồng thời thúc đẩy quá trình
sáng tác của một tác giả, một trào lưu, một khuynh hướng.
Bản chất của phê bình văn học là hoạt động tác động. Do đó, mục tiêu
sau cùng, mục tiêu cao nhất mà phê bình văn học cần đạt được là tạo ra ảnh
hưởng mạnh mẽ, mang tính định hướng về những quan niệm, tiêu chí thẩm
định giá trị thẩm mĩ cho đời sống văn học đương thời, cả trong tiếp nhận và
sáng tác.
1.1.3. Phương pháp phê bình văn học
Chúng ta đã biết, phê bình văn học vừa là một khoa học, vừa là một
nghệ thuật. Là một khoa học, tất yếu, nó sẽ có phương pháp riêng. Tuy nhiên,
khơng phải phê bình nào cũng có hoặc thể hiện rõ phương pháp mà thường
chỉ trong phê bình học thuật. Phương pháp phê bình là cách thức nhà phê bình
vận dụng các lí thuyết văn chương, cách tiếp cận văn chương của các trường
phái (chủ nghĩa) như là công cụ đi vào tác phẩm, tác giả, xu hướng, trào lưu.
Phê bình văn học Việt Nam, cùng với Thơ mới, tiểu thuyết và kịch nói, là con
đẻ của sự gặp gỡ của văn hóa Đơng - Tây, Việt Nam - Pháp. Nói vậy, khơng
phải trước khi người Tây đặt chân xứ này, văn học Việt Nam khơng có phê
bình. Có, nhưng chỉ có các bài tựa, luận, những bài thơ bàn về thơ… Nhiều
bài trong đó có thể gọi là tuyệt bút, kỳ bút, nhưng dẫu sao đấy chỉ là những
phát biểu, cảm nhận, chưa phải là phê bình văn học thực sự, như một hoạt
động chuyên môn. Bởi vậy, có thể gọi đó là phê điểm trung đại để phân biệt
với phê bình hiện đại, chỉ xuất hiện ở đầu thế kỉ XX.
Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX đã có nhiều phương pháp nghiên cứu
phê bình văn học được sử dụng thông dụng như phương pháp phê bình tiểu


20
sử, phương pháp phê bình trực giác, phương pháp phê bình ấn tượng, phương

pháp phê bình xã hội học, phương pháp phê bình văn hóa - lịch sử, … Đến
những thập niên cuối của thế kỉ này, thời đổi mới, dưới ánh sáng của hệ thống
lý thuyết với nhiều quan điểm khoa học phong phú, cởi mở trong học thuật,
phương pháp nghiên cứu phê bình văn học phát triển theo hướng đa dạng hơn,
bổ sung thêm những phương pháp mới để cùng với những phương pháp vốn
có tạo ra một đa nguyên văn hóa - thẩm mỹ, mở thêm những chân trời mới
cho sự tiếp nhận tác phẩm văn học. Đó là các phương pháp như: thi pháp học,
phân tâm học, tự sự học, văn học so sánh, tiếp cận văn hóa học v.v… Điểm
đáng lưu ý là nhờ tiếp cận lý thuyết mới, một số phương pháp phê bình trước
đây đã ít nhiều xuất hiện ở Việt Nam nhưng chưa có điều kiện phát triển nay
bắt đầu được “hồi sinh” và có những chuyển biến khác so với trước. Trong
những khuynh hướng nghiên cứu xuất hiện ở thời kì đổi mới có những
khuynh hướng mang tính chất mũi nhọn, mở đường cho sự phát triển của
nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam trong một giai đoạn mới - đó là những
khuynh hướng ứng dụng lý thuyết thi pháp học, phân tâm học, tự sự học và
văn học so sánh…
Sự nỗ lực ứng dụng lý thuyết hiện đại tiếp thu của thế giới để đổi mới
phương pháp nghiên cứu thể hiện rõ trong những cơng trình nghiên cứu phê
bình văn học mang tính học thuật có tính chất khai mở. Phan Ngọc là một
trong những tác giả tiên phong, cơng trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
trong Truyện Kiều (Nxb Lao động, Hà Nội 1985, tái bản 2009) của ông đã áp
dụng lý thuyết phong cách học và lý thuyết tâm lý học của cả phương Đông
và phương Tây để nghiên cứu Truyện Kiều. Nguyên tắc chi phối phương pháp
nghiên cứu của Phan Ngọc là luôn dùng cách đối lập để tìm ra sự khác nhau
giữa Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện và truyện Nôm (cốt truyện, tư
tưởng chủ đạo, lối phân tích tâm lý…). Sự linh hoạt sáng tạo trong ứng dụng
nghiên cứu phong cách học của Phan Ngọc đã khiến cơng trình nghiên cứu


21

của ơng có nhiều phát hiện đặc sắc, độc đáo về Truyện Kiều ở phương diện
kiến trúc ngôn ngữ, ngữ pháp thơ, đưa ra những kết luận mà so với cách tiếp
cận truyền thống có nhiều mới lạ. Ngồi ra, Phan Ngọc cịn đóng góp cho phê
bình phong cách học cơng trình có giá trị: Thử xét văn hóa, văn học bằng
ngôn ngữ (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000). Năm 1985, cuốn Ngôn ngữ thơ
(Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội) của Nguyễn Phan Cảnh
cũng được xuất bản. Đây là nghiên cứu đầu tiên của một nhà ngữ học ở Việt
Nam viết về đặc trưng thi pháp của ngôn ngữ thơ theo quan điểm của chủ
nghĩa cấu trúc. Tiếp đó, Trần Đình Sử ra mắt Thi pháp thơ Tố Hữu (1987);
Hoàng Trinh áp dụng lý thuyết ký hiệu học để nghiên cứu thơ: Từ ký hiệu đến
thi pháp học (1992); Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn đã
áp dụng lý thuyết văn hóa học để nghiên cứu các hiện tượng văn học trung đại
Việt Nam; Đỗ Đức Hiểu có Thi pháp hiện đại (2000); Nguyễn Xn Kính có
Thi pháp ca dao (1993); Đỗ Lai Thúy xuất bản Mắt thơ (1992), Hồ Xuân
Hương hoài niệm phồn thực (1999; 2009), Bút pháp của ham muốn (2009).
Nguyễn Văn Dân áp dụng “phương pháp ngưỡng tâm lý” dựa trên lý thuyết
tiếp nhận và lý thuyết ngưỡng tâm - sinh lý để nghiên cứu sự tiếp nhận đối với
văn học hiện đại của Việt Nam và của thế giới. Vào những năm đầu thế kỉ
XXI đến nay nghiên cứu văn học dưới lý thuyết tự sự học cũng đã được nhiều
nhà khoa học nước ta quan tâm chú ý. Tập hợp nhiều bài viết xung quanh hai
tập Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử (2004, 2008) do Trần Đình Sử
chủ biên đã chứng tỏ điều này. Bên cạnh đó cịn xuất hiện những nghiên cứu
ứng dụng lý thuyết văn học so sánh nhằm khám phá mối liên hệ văn học giữa
các dân tộc trên thế giới.
Nhìn chung việc tiếp thu, ứng dụng các lý thuyết, cách tiếp cận văn
chương của các trường phái nước ngoài vào Việt Nam như là cơng cụ để đi
vào tìm hiểu tác phẩm, tác giả, xu hướng, trào lưu,… hiện nay còn nhiều vấn


22

đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết triệt để hơn bởi chưa có được
sự thống nhất về một hệ thống lý luận - phê bình phù hợp với đặc điểm văn
hóa nước ta. Nhiều trường phái lý thuyết vẫn đang trong q trình được xem
xét để có thể đánh giá thống nhất về giá trị cũng như luận giải về tính cần
thiết và tính khả dụng của chúng đối với văn học Việt Nam.
Tuy vậy, nhìn lại quá trình vận động của nghiên cứu phê bình văn học
Việt Nam hơn một thế kỉ qua với việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu phê bình đã thực sự đem đến cho nền văn học nước nhà nói chung và lí
luận phê bình nói riêng một diện mạo phong phú, bền vững qua nhiều chặng
đường phát triển.
1.2. Khái quát về các chặng đường phát triển của phê bình văn học
Việt Nam hiện đại
1.2.1. Phê bình văn học giai đoạn 1900 - 1932
Ba thập kỉ đầu của thế kỉ XX, từ 1900-1932 là giai đoạn hình thành của
phê bình văn học, cũng có thể gọi đây là giai đoạn “chuẩn bị”, “khởi động” có
ý nghĩa khai phá, mở đường.
Lịch sử phê bình văn học Việt Nam có thể nói bắt đầu từ Đơng Dương
tạp chí (1913). Tờ Đơng Dương tạp chí (1913-1918) do Snâyđe (người Pháp)
cộng tác với Nguyễn Văn Vĩnh sáng lập. Kế đó năm 1917, Nam Phong tạp
chí (1917-1934) do Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác sáng lập, góp phần thúc
đẩy hoạt động phê bình với những bài “phê bình theo lối mới của văn học
Thái Tây” thể hiện qua các mục Bình phẩm sách mới (Đơng Dương tạp chí)
và Văn học bình luận (Nam Phong tạp chí). Thời kì này mọi hoạt động phê
bình trên báo chí ở nước ta hầu như cịn ở trong tình trạng thưa thớt, vắng vẻ.
Các tác phẩm phê bình xuất hiện nhưng nhìn chung đều rất sơ lược, phương
thức nhận định cịn giữ lối bình thơ văn cổ ngày trước.
Đầu thế kỉ XX là thời kì khởi đầu cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa,
văn học nước nhà. Dương Quảng Hàm, Phan Kế Bính, Bùi Kỷ… là những



23
người có nhiều đóng góp. Đầu thế kỉ XX cũng là thời kì mà các di sản văn
học tiếng Việt (ca dao, dân ca, tục ngữ, phú Nôm, truyện Nôm…) được giới
thiệu, sưu tầm rầm rộ. Trên cơ sở hình thành ý thức dân tộc về thể loại, về tác
giả, về văn hóa xuất hiện nhu cầu bình phẩm, đánh giá, tức nhu cầu phê bình
văn học. Như vậy, nhu cầu nghiên cứu lịch sử văn hóa, văn nghệ nước nhà là
một trong những nội dung làm nên diện mạo của phê bình văn học 19001932. Các bài viết của các sĩ phu Đông Kinh nghĩa thục, của Phan Bội Châu,
Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, các nhà báo- nhà văn Phan Kế Bính, Phan
Khơi, Tản Đà, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Ngọc… có ý
nghĩa khơi dậy tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc. Lần đầu tiên, các di sản
văn chương tiếng Việt được đánh giá cao. Những bài viết của họ giúp cho
đồng bào trong nước thấy rõ trước khi Pháp sang “khai hóa”, Việt Nam đã có
một nền văn hóa, văn học giàu bản sắc, rất đáng tự hào. Văn học bằng chữ
Nôm suốt một thời kì dài bị coi là “nơm na mách qué”, không được coi là văn
học, bị lu mờ trước chính sách đề cao văn học chữ Hán của nhà nước phong
kiến nay được sống lại, sống dậy.
Tuy nhiên, những bài phê bình hồi đó, nhìn chung vẫn nghiêng về lối
phê bình truyền thống điểm bình, yếu về năng lực tổng hợp và thiếu những
khái quát sâu: Việt Hán văn khảo (1918) của Phan Kế Bính, Nam âm thi thoại
(1918) của Phan Khôi, Nam thi hợp tuyển (1927) của Nguyễn Văn Ngọc, Sự
nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (1928) của Lê
Thước,… Nội dung chứa đựng bên trong các bài viết hay đầu sách có tên “thi
thoại”, “hợp tuyển”, kiểu như Nam âm thi thoại, Nam thi hợp tuyển, Việt Hán
văn khảo vừa là bình văn, vừa là khảo cứu, vừa là lí luận.
Nhưng lối điểm bình góp phần làm cho phê bình văn học Việt Nam nửa
đầu thế kỉ XX mang bản sắc dân tộc. Và đây cũng là một lí do giải thích vì
sao lối phê bình trực cảm của phương Tây khi “nhập tịch” vào Việt Nam rất
thuận lợi.



24
Bên cạnh lối phê bình truyền thống đã xuất hiện những bài phê bình
theo khuynh hướng hiện đại. Trường hợp bài Truyện Kiều (1919) của Phạm
Quỳnh là một ví dụ. Tác giả này tiếp cận đối tượng từ nhiều góc độ: Cội rễ
Truyện Kiều (xem xét tác phẩm trong mối liên hệ với Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân), Lịch sử tác giả (xem xét tác phẩm trong mối liên
hệ với chủ thể sáng tạo), Văn chương Truyện Kiều, tâm lí nhân vật Kiều (xem
xét các yếu tố của bản thân tác phẩm). Nhiều bài phê bình Truyện Kiều cuả
Vũ Đình Long và một số tác giả khác chuyển sang phương pháp mới, vào
thập kỉ thứ ba thế kỉ XX, tạo đà để những năm 30 trở về sau, khuynh hướng
phê bình hiện đại dần dần khẳng định vị trí vững chắc của nó trong đời sống
văn học.
Trong số những nhà phê bình văn học trong ba mươi năm đầu thế kỉ,
Phạm Quỳnh là cây bút tiêu biểu. Cùng với Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn
Vĩnh, Phan Khôi, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh thuộc thế hệ những nhà phê
bình đầu thế kỉ XX, thế hệ khai phá, mở đường. Phạm Quỳnh bàn luận về
nhiều lĩnh vực văn hóa, khoa học của phương Đông và phương Tây, nghiên
cứu, dịch thuật, giới thiệu văn hóa, văn học Pháp: giới thiệu Baudelaire,
Pierre Loti, Anatone France, Voltaire, Rousseau… cho công chúng Việt Nam;
quảng bá, giới thiệu văn học Việt, tiếng Việt cho người Pháp. Phạm Quỳnh
sớm quan tâm đến văn học bình dân, tìm hiểu lí luận về tiểu thuyết, thơ, kịch.
Tuy nhiên, nói cho cơng bằng, Phạm Quỳnh là một người truyền bá văn hóa
Pháp-Việt hơn là một nhà phê bình. Trong các bài phê bình, Phạm Quỳnh
thường đề cao khía cạnh đạo lí, nhấn mạnh học thuật hơn là khía cạnh thẩm
mĩ. Là một trong những người sớm có ý thức vận dụng phương pháp phê bình
văn học của phương Tây vào phê bình văn học Việt Nam, Phạm Quỳnh cũng
là người có ý thức “xây dựng cho nước nhà một nền “quốc học” đích đáng,
khơng Tây mà khơng Nho, có cái tính cách đặc biệt, tiêu biểu được cho cái



25
tinh thần, cố hữu của nòi giống”, nghĩa là xây dựng một nền học vấn giàu bản
sắc Việt.
Tóm lại, phê bình văn học ba mươi năm đầu thế kỉ XX là một giai đoạn
phê bình mang tính q độ chuyển từ phương thức tư duy, phân tích văn học
theo lối bình điểm phương Đơng sang lối tư duy, phân tích văn học theo lối
phương Tây bằng một ngơn ngữ hồn tồn mới: chữ quốc ngữ.
Các trí thức Nho học đã có ý thức vận dụng kĩ thuật và phương pháp
phê bình văn học phương Tây nhưng sự vận dụng chưa thật nhuần nhuyễn, vả
lại sự tiếp thu chủ yếu vẫn là phương pháp và tinh thần duy lí hơn là thị hiếu
thẩm mĩ, cho nên những bài phê bình thường là sản phẩm lí trí khơ khan,
thiếu sức hấp dẫn.
1.2.2. Phê bình văn học giai đoạn 1932 - 1945
Từ đầu những năm 30 thế kỉ XX, khi văn học Việt Nam bắt đầu bước
vào quỹ đạo văn học hiện đại, phê bình văn học với tư cách là một thể loại
độc lập của khoa học văn học đã được ý thức qua những bài viết của Thiếu
Sơn trên báo Phụ nữ tân văn, các năm 1931, 1932. Từ đây, phê bình theo
nghĩa hiện đại mới thực sự khẳng định được sự có mặt của mình trong đời
sống văn học nước nhà, bằng những hoạt động sôi nổi, náo nhiệt, bằng sự
xuất hiện hàng loạt cây bút phê bình chuyên nghiệp, bằng những cuốn sách
phê bình, và hàng trăm, hàng ngàn bài phê bình lẻ in trên các báo đương thời.
Từ 1932 đến 1945, phê bình văn học đề cập tới tất cả các thể loại văn học:
thơ, kịch, tiểu thuyết, nghiên cứu. Hoạt động lí luận- phê bình được triển khai
trên mọi hình thức: diễn thuyết, tranh luận, báo chí; bao quát đối tượng từ
phạm vi nhỏ tới những vấn đề mang tầm khái quát, từ phê bình một tác phẩm
tới một giai đoạn văn học. Nghĩa là phê bình đã có sự trưởng thành, phát triển
rầm rộ, ngoạn mục, sơi động trên cơ sở hồn thiện và có nhiều thành tựu của
các phong trào sáng tác: thơ, truyện, kịch… Số người tham gia vào lĩnh vực



×