Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


TRẦN THỊ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ GIANG
CHUYÊN NGÀNH: LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ
MÃ SỐ: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. NGUYỄN THỊ CÔI
NGHỆ AN - 2014
4
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa lịch sử, Khoa
đào tạo sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn phương pháp
khoa lịch sử trường Đại học Vinh, Đại học sư phạm Hà Nội, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình… những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Côi - người đã trực tiếp, tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


Dù rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính
trọng quý thầy cô, đồng nghiệp vui lòng góp ý, chỉ dẫn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Trần Thị Giang



i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
NXB: Nhà xuất bản
SGK: Sách giáo khoa
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông

ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
6. Giả thuyết khoa học 10

7. Đóng góp của luận văn 10
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 10
9. Cấu trúc luận văn 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 11
1.1 Cơ sở lý luận 11
1.1.1. Quan niệm 11
1.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề 16
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hóa phi vật
thể ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường
trung học phổ thông 27
1.2. Thực tiễn việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT (chương trình
chuẩn) ở Hà Tĩnh 33
1.2.1. Đối với giáo viên 34
1.2.2. Đối với học sinh 36
1.2.3. Một số ý kiến nhận xét 39
iii
1.3. Những yêu cầu khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa
phương trong dạy học lịch sử dân tộc 41
1.3.1 Đảm bảo mục tiêu dạy học bộ môn 41
1.3.2. Đảm bảo tính tư tưởng, khoa học 41
1.3.3 Đảm bảm tính sư phạm 43
CHƯƠNG 2. HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI SẢN
VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
LỚP 10 THPT TỈNH HÀ TĨNH (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 44
2.1. Ví trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X
đến nửa đầu thế kỉ XIX trong khoá trình lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT

44
2.1.1. Vị trí 44
2.1.2. Mục tiêu 45
2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ
X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)47
2.2. Các di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương cần khai thác, sử
dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ
XIX lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) tỉnh Hà Tĩnh 50
2.2.1. Khái quát các loại di sản văn hóa phi vật thể ở Hà Tĩnh 50
2.2.3. Nội dung các di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương cần
khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X
đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 THPT ở Hà Tĩnh (chương trình
chuẩn) 58
2.3. Yêu cầu khi lựa chọn biện pháp sử dụng 58
2.3.1. Lựa chọn biện pháp sử dụng phải căn cứ vào mục tiêu
bài học 58
iv
2.3.2. Biện pháp sử dụng phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến
thức cơ bản của bài học 59
2.3.3. Biện pháp sử dụng phải đảm bảo tính vừa sức 61
2.3 4. Lựa chọn biện pháp sử dụng phải kết hợp linh hoạt, sáng
tạo với các phương pháp dạy học khác 62
2.3.5. Lựa chọn biện pháp phải phát huy tính tích cực, chủ động
trong nhận thức của học sinh 63
2.4. Một số hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hoá phi vật thể
tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa
đầu thế kỉ XIX lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) tỉnh Hà Tĩnh 64
2.4.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể
tại địa phương để dạy học bài lịch sử trên lớp 64
2.4.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa 72

2.5. Thực nghiệm sư phạm 83
2.5.1. Mục đích thực nghiệm 83
2.5.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 84
2.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 84
2.5.4. Kết quả thực nghiệm 85
2.5.5. Những kết luận được rút ra từ kết quả thực nghiệm sư phạm
88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC
v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, con người
được coi là yếu tố cơ bản. Để phát triển nguồn lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục. Mục tiêu
của giáo dục nói chung là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc [17; 13]. Nhận thức được tầm quan trọng, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng giáo dục “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu”.
Lịch sử là một trong những môn học cơ bản trong chương trình giáo dục
phổ thông. Trong điều kiện thế giới, khu vực và đất nước hiện nay, Lịch sử
trước hết là lịch sử dân tộc càng giữ vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến
thức, bồi dưỡng lòng yêu quê hương xứ sở, chủ nghĩa yêu nước, góp phần
hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam.
Bộ môn lịch sử nói chung, kiến thức lịch sử nói riêng có vị trí quan trọng
như vậy, nhưng thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, chưa

đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đa số học sinh không thích học môn lịch sử,
không am hiểu về văn hoá dân tộc.Có nhiều nguyên nhân, trong đó có
phương pháp dạy học của người thầy. Vậy vấn đề đặt ra là tìm giải pháp khắc
phục tình trạng trên. Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, thì việc đối mới
nội dung và phương pháp dạy học bộ môn lịch sử mang tính cấp bách. Trong
đó việc sử dụng di sản văn hoá trong dạy học có ý nghĩa quan trọng.
Di sản văn hoá phi vật thể là tài sản quý giá của dân tộc Việt Nam, là một
bộ phận di sản văn hoá nhân loại có vai trò to lớn trong việc giáo dục thế hệ
trẻ. Trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta cùng với quá trình đấu tranh
1
chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc, người Việt Nam đã xây dựng nên
một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều di sản văn hoá phi vật thể
có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm các tác phẩm văn học nổi tiếng
(Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều v.v…),
kho tàng ca dao, tục ngữ, hò, vè…, làn điệu dân ca phong phú (dân ca quan
họ Bắc Ninh, dân ca Nghệ Tĩnh v.v…), nghệ thuật sân khấu (tuồng, chèo, ca
trù v.v…), các lễ hội truyền thống (lễ hội giỗ tổ Hùng Vương v.v…). Những
di sản văn hoá phi vật thể đó được lưu giữ dưới nhiều hình thức khác nhau trở
thành hạt nhân tinh thần cho sức mạnh trong công cuộc dựng nước và giữ
nước. Cho nên, nếu sử dụng tốt di sản văn hoá phi vật thể vào dạy học lịch sử
ở trường phổ thông sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc về lịch sử, những giá trị
văn hoá của dân tộc, góp phần giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể,
mỹ, kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm
lĩnh tri thức.
Hà Tĩnh là mảnh đất không chỉ nổi tiếng về truyền thống đấu tranh kiên
cường bất khuất, nơi sản sinh ra những người con ưu tú cho dân tộc Việt Nam
như Trần Phú, Hà Huy Tập, nhiều nhà thơ như Nguyễn Du, Nguyễn Công
Trứ, Xuân Diệu, Huy Cận … Mà chính trên mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều
di sản văn hoá phi vật thể cho dân tộc như ca trù Cổ Đạm, hát ví, hát giặm
Nghệ Tĩnh, Truyện Kiều của Nguyễn Du, các làng nghề thủ công truyền

thống như nghề rèn ở làng Trung Lương, làng gốm Cẩm Trang, tri thức y,
dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các lễ hội truyền thống cùng với
kho tàng ca dao, hò vè, tục ngữ dân gian phong phú. Việc sử dụng những di
sản văn hoá phi vật thể ở Hà Tĩnh trên vào dạy học lịch sử Việt Nam ở trường
THPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
của Đảng. Bên cạnh đó góp phần quan trọng vào công tác giữ gìn, bảo tồn,
tôn tạo những di sản của dân tộc và địa phương.
2
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Sử dụng di sản văn
hoá phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến
nửa đầu thế kỉ XIX (Lớp 10 - THPT - Chương trình chuẩn) ở tỉnh Hà Tĩnh.”
Làm đề tài nghiên cứu
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thu thập và tiếp cận các tài liệu nghiên cứu về sử dụng di
sản văn hoá phi vật thể trong dạy học lịch sử, chúng tôi chia làm hai loại: Tài
liệu nghiên cứu về di sản văn hoá phi thể ở Hà Tĩnh và tài liệu tâm lí giáo dục
giáo dục lịch sử về sử dụng tài liệu học tập lịch sử nói chung, sử dụng di sản
văn hoá phi vật thể trong dạy học lịch sử nói riêng.
2.1. Tài liệu nghiên cứu về di sản văn hoá phi vật thể ở Hà Tĩnh
Từ trước tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về các di sản văn hoá
ở Hà Tĩnh trong đó chúng ta cần phải tiếp cận các công trình sau:
“Kho tàng ca dao xứ Nghệ” (1996), Nguyễn Đổng Chi (chủ biên), (NXB
Nghệ An) [11]. Trong tác phẩm này tác giả đã sưu tầm một cách toàn diện và
có hệ thống về kho tàng ca dao, hò, vè ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
“Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ” (1993), Ninh Viết Giao (chủ
biên) [21], là bộ sách sưu tầm có quy mô và hệ thống đầu tiên về truyện kể
dân gian xứ Nghệ, (NXB Nghệ An).
Nghiên cứu về dân ca ví, giặm phải đề cập đến hai công trình đó là: “Hát
ví Nghệ Tĩnh” (1958), NguyễnVăn Chung, NXB Ban văn sử địa và “Hát giặm
Nghệ Tĩnh” (1962 - 1963) gồm 2 tập, Nguyễn Văn Chung - Ninh Viết Giao sưu

tầm biên soạn, tập 1, (NXB Khoa học, Hà Nội), tập 2, (NXB Sử học, Hà Nội).
Lễ hội là một trong những di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở Hà Tĩnh,
nghiên cứu về lễ hội có nhiều công trình trong đó nghiên cứu một cách toàn
diện nhất phải kể đến tác phẩm: “Lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh” (2005) của Thái
Kim Định, (NXB Sở văn hoá thông tin Hà Tĩnh) [16], “Làng cổ Hà Tĩnh”,
(1995 - 1996), Ninh Viết Giao (chủ biên), (NXB Sở văn hóa thông tin Hà
3
Tĩnh) [20]. Ở đây các tác giả nghiên cứu về nguồn gốc và ý nghĩa của các lễ
hội ở Hà Tĩnh và ngoài ra còn có “Hội làng” (2006) của Nguyễn Tuyết Mây
đăng trên tạp chí văn hoá Hà Tĩnh .
“Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm” (2002) NXB Giáo dục và “249 bài
thơ chữ hán Nguyễn Du” (2003) Dung Dịch biên soạn - dịch thơ, (NXB Văn
hoá dân tộc)… Là các công trình nghiên cứu về tác phẩm Truyện Kiều và các
bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra, còn có các công trình
nghiên cứu về thơ, văn chữ Hán, chữ Nôm như: “Thơ văn nhà nho xứ Nghệ”,
(1995) của Ninh Viết Giao (chủ biên), NXB Sở văn hóa thông tin Hà Tĩnh
[21] và “Tác giả Hán - Nôm” Nghệ Tĩnh (1996), Ninh Viết Giao (chủ biên),
NXB Sở văn hóa thông tin Hà Tĩnh [22].
Tất cả các công trình nghiên cứu trên trở thành nguồn tài liệu tham khảo
quan trọng và không thể thiếu để chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
2.2. Tài liệu tâm lí giáo dục, giáo dục lịch sử về sử dụng tài liệu học tập
nói chung, sử dụng di sản văn hoá phi vật thể trong dạy học lịch sử nói
riêng.
2.2.1. Tài liệu nước ngoài
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã tiếp cận các công ước quốc tế, các
công trình nghiên cứu sau:
Trong “Công ước về bảo vệ di sản tự nhiên và di sản văn hóa” (1972),
“Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, Pari, 17/10/2003, di sản văn
hóa “được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật
thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi

với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử
xã hội, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua
đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của
con người”.
Tại hội nghị Quốc tế các khoa học lịch sử lần thứ XVII ở Madrit (Tây
Ban Nha), từ ngày 26/8 đến ngày 2/9/1990 có báo cáo về vấn đề “Các nhà sử
4
học và việc gìn giữ các di sản văn hóa của nhân loại”. Hội nghị đã khẳng định
“Di tích lịch sử - văn hóa là những di sản văn hóa quý hiếm của nhân loại, cần
được bảo vệ và sử dụng đúng đắn. Di tích lịch sử đã và đang trải qua những
hiểm họa đó là thời gian ngày càng lùi xa, thiên nhiên khắc nghiệt và cả sự vô
ý thức của con người” [24;5]
Trong cuốn “Phát triển tư duy HS” (1976), (NXB Giáo dục, Hà Nội) của
M.Aleexép, [1] và “Tư duy HS” (NXB Giáo dục, Hà Nội) của M.N.Sácđacốp
(1970), [53] đã khẳng định: cơ sở tâm lí của nhận thức trực quan sinh động
trong học tập lịch sử khi tạo biểu tượng trong sáng và muôn màu, muôn vẻ về
sự vật và hiện tượng đang học có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tổ chức
cho học sinh tri giác các di tích lịch sử và các di sản văn hoá. Chúng tôi coi đây
là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc dạy học lịch sử nói chung và việc xác định
những nguyên tắc, phương pháp, hình thức học tập tại nơi có di sản văn hoá.
Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục và giáo
dục lịch sử đã nhấn mạnh đến vai trò của các tác phẩm văn học và các lễ hội
truyền thống. NG. Đairi (1973), Chuẩn bị giờ học như thế nào, (NXB Giáo dục,
Hà Nội) khẳng định rằng “ Tác phẩm văn học đóng vai trò to lớn trong việc phản
ánh đời sống xã hội. Không một quyển sách giao khoa nào, không một bài trình
bày nào của giáo viên có khả năng cung cấp cho học sinh cái điều mà các em thu
nhận được khi đọc các cuốn tiểu thuyết về những biến cố lịch sử quan trọng [13;
88] và I.I. Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề (NXB Giáo dục) cho rằng lễ hội
“là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, đậm đà truyền thống lịch sử -
văn hóa và mang bản sắc văn hóa dân tộc” [29; 37]

2.2.2. Tài liệu trong nước
Trong các di sản văn hoá phi vật thể sử dụng trong dạy học lịch sử thì
thơ, văn, văn học dân gian và lễ hội được đề cập nhiều hơn cả:
Các nhà nghiên cứu lí luận dạy học lịch sử ở Việt Nam với các công
“Phương pháp dạy học lịch sử” (1992), (tái bản có sửa chữa bổ sung 1998,
1999, 2000, 2001), của Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị (chủ biên) [41] và
5
“Phương pháp dạy học lịch sử”, (2002), tập 2, (tái bản có sửa chữa, bổ sung
2009, 2010) của Phan Ngọc Liên (chủ biên) [ 36] đều nhấn mạnh đến vai trò, ý
nghĩa của việc sử dụng tác phẩm văn học, ngữ văn truyền miệng (văn học dân
gian) trong dạy học lịch sử dân tộc, và đưa ra một số biện pháp và các cách sử
dụng tài liệu văn học.
Tác giả Nguyễn Thị Côi trong cuốn “Các con đường biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, NXB Đại học sư phạm,
2006 [9], đã hướng dẫn thực hiện một hoạt động tham quan học tập với cụm
di tích Chùa Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Qua đó tác giả đã đưa ra một số
hình thức, biện pháp tổ chức học tập cho học sinh tại di sản văn hóa tiêu biểu
là di sản văn hóa Chùa Dâu (Bắc Ninh).
Quyển “Bảo tàng, di tích, lễ hội”, (1992), (NXB Văn hóa thông tin Hà
Nội) của Phan Khanh [32] tác giả có nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục truyền
thống dân tộc cho học sinh, sinh viên về di tích lịch sử thông qua việc cho học
sinh tham dự các lễ hội truyền thống.
Nguyễn Quang Lê, Trần Viết Thụ “ Về tổ chức dạ hội, tham quan và dự
lễ hội truyền thống trong dạy học lịch sử”, tạp chí Giáo dục tháng 6/1994
[44]. Các tác giả đã đưa ra các hình thức dạy học lịch sử như tổ chức dạ hội,
tham quan và cả dự lễ hội truyền thống. Đây cũng là tài liệu quan trọng để
giúp chúng tôi xác định một số hình thức dạy học di sản văn hoá phi vật thể
trong dạy học lịch sử.
Luận án Tiến sĩ giáo dục của Hoàng Thanh Hải viết về “Sử dụng di tích
trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THCS” [24], tác giả Lê Thị Hài viết về

“Sử dụng di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường
trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên”, luận văn thạc sĩ, 2010, Đại học Sư phạm
Hà Nội [25], đã đề cập đến cơ sở lí luận và những hình thức, biện pháp trong
việc sử dụng di tích ở trường THCS và THPT ở Thanh Hóa và Hưng Yên. Ngoài
ra còn có “ Tổ chức hưỡng dẫn HS phổ thông tham gia lễ hội xuân tại các di tích
lịch sử văn hóa” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 5 năm 1997), giáo dục ý thức
6
tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cho HS qua môn lịch sử”,
(Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 308 năm 2012). Tuy nhiên các công trình
nghiên cứu trên chỉ đề cập đến hình thức và biện pháp sử dụng di tích lịch sử -
văn hóa. Ngoài ra còn có “Hướng dẫn cách tổ chức thăm một làng nghề ở địa
phương” của Nguyễn Văn Hằng trong giáo trình Lịch sử địa phương, NXB Đại
học sư phạm. Trong đó tác giả đã gợi ý một số cách thức tổ chức thăm quan tại
một làng nghề truyền thống ở địa phương.
Đặc biệt, được sự hỗ trợ của UNESSCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên
soạn cuốn tài liệu “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông” [5]. Tài
liệu đã đề cập đến khái niệm di sản văn hóa, đặc điểm, phân loại di sản, ý
nghĩa của di sản với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông, một số nội dung
pháp luật di sản, các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp sử dụng di
sản trong dạy học, quản lí sử dụng di sản trong dạy học…và một số ví dụ
minh họa là thiết kế các bài học sử dụng di sản trong dạy học theo cấp THCS
và THPT của các môn học trong đó có môn lịch sử. Đây là nguồn tài liệu
tham khảo quan trọng của giáo viên các trường phổ thông hiện nay khi sử
dụng di sản trong dạy học.
Như vậy nhìn chung cho tới nay chưa có một công trình nào mà nghiên
cứu một cách chi tiết, toàn diện và có hệ thống về sử dụng di sản văn hoá phi
vật thể trong trong dạy học lich sử. Kế thừa những thành quả của các công
trình nghiên cứu trên, sử dụng những tài liệu thu thập được chúng tôi cố gắng
khai thác tìm hiểu những kết quả xác đáng, đảm bảo khoa học đưa ra hình
thức, biện pháp phù hợp với tên đề tài để dạy học đạt kết quả cao nhất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình dạy học lịch sử Việt Nam
từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX và các biện pháp sử dụng di sản văn hoá
phi vật thể ở địa phương trong dạy học giai đoạn lịch sử này.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
7
Luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả các di sản văn hoá phi vật thể ở
Hà Tĩnh mà lựa chọn những di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu, phù hợp
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10
THPT - chương trình chuẩn và đưa ra những hình thức, biện pháp sử dụng
chủ yếu trong giờ học nội khoá cũng như hoạt động ngoại khoá nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học bộ môn.
Việc điều tra kháo sát thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở một số
trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hoá
phi vật thể trong dạy học lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Việt Nam từ thể
kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX nói riêng, đề tài xác định những di sản văn hoá
phi vật thể cần khai thác sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X
đến nửa đầu thế kỉ XIX và đề xuất một số hình thức, biện pháp sử dụng.
4.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu các tài liệu tâm lí giáo dục và giáo dục lịch sử viết về sử dụng
di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học lịch sử và các tài liệu lịch sử liên
quan đến đề tài .
- Khai thác nội dung chương trình, sách giáo khoa lịch sử lớp 10 phần
lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX để lựa chọn những sự
kiện lịch sử có liên quan đến các di sản văn hoá phi vật thể trong phạm vi của
đề tài .

- Tìm hiểu các di sản văn hoá phi vật thể ở Hà Tĩnh có thể sử dụng để
phục vụ dạy học phần lịch sử Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp
10 -THPT (chương trình chuẩn).
8
- Đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hoá phi vật thể trong
dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (chương
trình chuẩn)
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp sư phạm đã đề xuất
trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp được tiến hành .
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài: Là lý luận của chủ nghĩa Mác LêNin,
và tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giáo
dục và giáo dục lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
5.2.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả kinh điển, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, của Đảng về giáo dục .
- Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu giáo dục học, tâm lý học và các tài
liệu về lý luận dạy học bộ môn Lịch sử và các tài liệu khác liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 10 ở THPT từ thế kỉ X
đến nửa đầu thế kỉ XIX để xác định kiến thức liên quan đến nội dung các di
sản văn hoá phi vật thể ở Hà Tĩnh.
5.2.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu đối với giáo viên lịch sử, các em học sinh để tìm
hiểu thực trạng sử dụng các di sản văn hoá phi vật thể tại địa phương trong
dạy học lịch sử ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh.
- Thực nghiệm sư phạm: Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm để
kiểm tra giả thuyết của luận văn và rút ra kết luận khái quát để khẳng định
tính khả thi của đề tài.


9
6. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT sẽ được nâng cao nếu sử
dụng các hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hoá tại địa phương trong
dạy học lịch dân tộc theo những yêu cầu mà luận văn đưa ra.
7. Đóng góp của luận văn
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hoá phi vật thể
trong dạy học lịch sử Việt Nam nói chung và giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa
đầu thế kỉ XIX nói riêng.
- Xác định được hệ thống các di sản văn hoá phi vật thể tại địa phương ở
Hà Tĩnh có thể sử dụng trong dạy học lich sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa
đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT - chương trình chuẩn).
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm sử dụng di sản văn hóa phi vật thể ở
Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam cho học sinh địa phương.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
8.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm phong phú thêm lý luận phương pháp dạy học lịch sử về
việc sử dụng di sản văn hoá phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử
dân tộc ở trường phổ thông.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp cho bản thân và đồng nghiệp có thể vận dụng vào thực tiễn dạy
học lịch sử để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng di sản văn hoá
phi vật thể trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Chương 2: Hình thức và biện pháp sử dụng di sản văn hoá phi vật thể
tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ

XIX lớp 10 THPT tỉnh Hà Tĩnh (chương trình chuẩn).
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm
1.1.1.1. Một số khái niệm
- Di sản văn hoá
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của đất nước là chất liệu gắn
kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là cở sở để sáng tạo ra những giá trị tinh
thần mới là một bộ phận to lớn của nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Vậy di sản văn hóa là gì?
“Di” có nghĩa là để lại, “Sản” là tài sản. Vậy nên di sản là những tài sản
của con người trong quá khứ để lại cho hậu thế. Những tài sản đó gắn với đời
sống của con người đương thời. Thông qua đó, là phản ánh những hoạt động,
đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của con người qua các thời kì lịch sử.
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Văn hóa hiểu theo
nghĩa chung nhất là bao gồm tất cả những gì không phải từ thiên nhiên mà
con người sáng tạo ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh nhằm thích ứng những nhu cầu của cuộc sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn.” [62;21]. Trong khái niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh, nét đặc trưng của
văn hóa là sự sáng tạo và phát minh, tức là tạo ra những giá trị vật chất và tinh
thần, có ý nghĩa lớn cho khoa học và cho loài người. Cố thủ tướng Phạm Văn

11
Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và
rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải do thiên nhiên mà có liên quan
đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm
nên lịch sử… cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và
cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống chính trị: tư tưởng và tình cảm, đạo
đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ
bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề
kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.” [62; 21-
22]
Còn định nghĩa văn hóa của UNESSCO “Văn hóa hôm nay có thể coi là
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính
cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm
nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn
hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm
cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê
phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể
hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ
và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [62; 23 -24]. Như
vậy văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Định nghĩa
này được xem như là tiêu chí để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác
biểu hiện thông qua những đặc trưng cơ bản của văn hóa.
Còn khái niệm di sản văn hóa được nghị quyết Trung ương 5(khóa
VIII), năm 1988, về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc của Đảng ta, trong đó nêu: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá
trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy
12

những giá trị di sản văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách
mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [5; 18].
Luật về di sản văn hoá của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tại khoản 1 điều 1
“di sản văn hoá quy định tại luật này bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản
văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học, được lưu tuyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.” [54; 6].
Như vậy, khái niệm về di sản văn hóa Việt Nam được quy định tại
khoản 1. điều 1. của Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2001 (sửa đổi, bổ
sung 2009) là cơ sở pháp lí quan trọng cho các hoạt động bảo vệ và phát huy
di sản, tăng cường hiệu lực quản lí của nhà nước, nâng cao trách nhiệm của
người dân tham gia bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, góp phần xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Di sản văn hoá vật thể
Theo Từ điển tiếng việt, vật là “tiếng chỉ chung các thứ. Các loại hình
thể” [58; 890] còn vật thể là “vật có những thuộc tính vật lí nhất định” [57;
888] Di sản văn hoá vật thể được quy định tại điều 4 luật Quốc hội
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 28/2001/QH10
“Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị
lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn
hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia.”[54; 7].
+ Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa
điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công
trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
13
+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên
với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ khoa

học.
+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu
biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm
tuổi trở lên.
+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có
giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch
sử, văn hoá, khoa học.
+ Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống
như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những
đặc điểm khác.
- Di sản văn hoá phi vật thể
Theo từ điển tiếng Việt thì “phi” có nghĩa là: “không, chẳng có” [46;
142], còn “Vật thể” là “vật có những thuộc tính vật lí nhất định”[58; 888]
Còn định nghĩa về Di sản văn hoá phi vật thể được Đại hội đồng tổ chức
Giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) thông qua trong
phiên thứ 32 tại Pari ngày 29/9 đến ngày 17 tháng 10 năm 2003, điều 2 chỉ rõ:
“Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức
thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ
vật, đồ tạo tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng,
các nhóm người và trong một số trường hợp là cá nhân, công nhận là một
phần di sản văn hoá của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ
khác, di sản văn hoá phi vật thể được cộng đồng và các nhóm người không
ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa
14
cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ
một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối
với sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo của con người vì những mục đích
của công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hoá phi vật thể phù hợp với
các văn kiện quốc tế về quyền con người, cũng như những yêu cầu về sự
tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và vấn

đề phát triển bền vững”[5].
Còn ở Việt Nam, khái niệm di sản văn hoá phi vật thể được
quy định tại khoản 1 điều 4 luật của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 28/2001/QH10 về di sản
văn hoá và sau đó được sửa đổi và bổ sung tại kỳ họp
thứ 5 của Quốc hội khoá XII như sau:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức khác.” [45; 7].
Tóm lại, di sản văn hoá phi vật thể, vật thể là tài sản
của đất nước, của dân tộc, là sản phẩm vật chất và tinh
thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Vì vậy, đòi hỏi
mỗi công dân Việt Nam phải tự ý thức trách nhiệm bảo
vệ, giữ gìn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam.
1.1.1.2. Các loại di sản văn hoá phi vật thể
Luật Di sản văn hoá đã quy định di sản văn hoá phi vật thể của Việt
Nam bao gồm:
+ Tiếng nói, chữ viết;
15
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có giá trị lịch sử văn hoá
khoa học;
+ Ngữ văn truyền miệng bao gồm thần thoại, tục ngữ, ngạn ngữ, câu đố,
ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca văn tế, lời khấn và
các hình thức ngữ văn truyền miệng khác;
+ Diễn xướng dân gian bao gồm âm nhạc, múa, sân khấu, trò nhại, giả
trang, diễn thời trang, diễn người đẹp, hát đối, trò chơi và các hình thức diễn
xướng dân gian khác;
+ Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phép ứng xử- đối nhân- xử thế:

luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổ tiên, với
ông bà, cha mẹ, với thiên nhiên, ma chay, cưới xin, lễ đặt tên, hành động và
lời chào- mời và các phong tục, tập quán khác.
+ Lễ hội truyền thống bao gồm lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu
nước, yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm,
tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, ca ngợi tinh thần cần cù
lao động sáng tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng tự do, tinh
thần đoàn kết cộng động;
+ Nghề thủ công truyền thống;
+ Tri thức văn hoá dân gian bao gồm tri thức về y, dược cổ truyền, về
văn hoá ẩm thực, về thiên nhiên và kinh nghiệm sản xuất, về binh pháp, về
kinh nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật), về trang phục truyền thống, về
đất, nước, thời tiết, khí hậu, tài nguyên, về sông, biển, núi, rừng và các tri
thức dân gian khác.
Qua đó, thấy rằng di sản văn hoá phi vật thể rất phong phú, bên cạnh
các di sản văn hoá phi vật thể chung của cả dân tộc thì mỗi địa phương còn
có những di sản mang đặc trưng riêng của địa phương đó. Vì vậy, trong dạy
học lịch sử cho phép giáo viên ở các trường phổ thông khai thác nguồn tư
liệu quý giá ở địa phương vào hoạt động dạy học lịch sử dân tộc nói chung,
16

×