Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học môn khoa học lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.38 KB, 94 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh

NGUYễN THị THàNh
sử dụng phơng pháp dự án
Trong dạy học môn khoa học lớp 4

-
luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
NGH AN - 2014
bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh

NGUYễN THị THàNH
1
sử dụng phơng pháp dự án
Trong dạy học môn khoa học lớp 4

luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
chuyên ngành: giáo dục học (bậc tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. NGUYN TH M TRINH
NGH AN 2014
LI CM N
hon thnh c lun vn ny, ngoi s n lc c gng ca bn
thõn, tụi cũn nhn c s giỳp tn tỡnh ca cụ giỏo hng dn PGS.TS.
Nguyn Th M Trinh, s ng viờn ca cỏc thy, cụ trong khoa Giỏo dc,
Trng i hc Vinh, cỏc thy, cụ giỏo phn bin, s ng viờn khớch l ca cỏc
bn hc viờn khoỏ XX chuyờn ngnh Giỏo dc hc, trng i hc Vinh, s
giỳp nhit tỡnh ca cỏn b qun lý, giỏo viờn cỏc Trng tiu hc Lờ Mao, Lờ


Li, Trng Thi, Bn Thy trờn a bn thnh ph Vinh, tnh Ngh An.
2
Nhõn dp hon thnh lun vn ny, tụi xin by t lũng bit n chõn
thnh sõu sc n cụ giỏo hng dn cựng cỏc thy, cụ giỏo trong khoa Giỏo
Dc, trong trng H Vinh, cỏc bn hc viờn Cao hc khoỏ XX chuyờn
ngnh Giỏo dc hc Trng i hc Vinh, cỏc cỏn b qun lý, giỏo viờn v
cỏc em hc sinh ca cỏc trng ó tham gia thc nghim trờn a bn Thnh
ph Vinh.
Lun văn không khỏi có những thiếu sót, kính mong đợc sự góp ý của Hội
đồng khoa học, các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, thỏng 8 nm 2014
Tỏc gi

Nguyn Th Thnh
DANH MC CC CM T VIT TT TRONG LUN VN
TT Cm t vit tt Vit tt
1 Cỏn b CB
2 Cỏn b qun lớ CBQL
3 Cụng ngh thụng tin CNTT
4 C s vt cht CSVC
5 D ỏn DA
6 i chng C
3
7 Đại học ĐH
8 Giáo viên GV
9 Học sinh HS
10 Phương pháp dạy học PPDH
11 Thực nghiệm TN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Mức độ khai thác nội dung dạy học môn Khoa học lớp 4 của GV.
Bảng 2.2: Các PPDH được sử dụng trong môn Khoa học lớp 4
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức DH môn Khoa học lớp 4
của GV
Bảng 2.4: Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học môn Khoa học lớp 4
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát chất lượng học môn Khoa học lớp 4
Bảng 2.6: Mức độ nhận thức của GV về PP dạy học theo dự án
Bảng 2.7: Một số nội dung của môn Khoa học lớp 4 được sử dụng PPDHDA
Bảng 2.8: Chất lượng học môn Khoa học lớp 4 của học sinh ở lớp có sử dụng
PPDHDA và lớp không sử dụng PPDHDA.
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
4
đề xuất
Bảng 3.2: Kết quả xếp loại học tập của 2 lớp TN và ĐC trước khi tiến hành
thử nghiệm
Bảng 3.3: Kết quả thử nghiệm bài 1
Bảng 3.4: Kết quả xếp loại học tập của học sinh lớp TN và ĐC sau khi dạy bài 1
Bài 3.5: Kết quả thử nghiệm bài 2
Bài 3.6: Kết quả xếp loại học tập của học sinh lớp TN và ĐC sau khi dạy bài 2
Bảng 3.7: Mức độ hứng thú của học sinh lớp TN và ĐC sau khi dạy bài 1
Bảng 3.8: Mức độ hứng thú của học sinh lớp TN và ĐC sau khi dạy bài 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………… 1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………… …… 3
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu……………………………… ……… 3
4. Giả thuyết khoa học…………………………………………………… 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………… …3
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 3
7. Đóng góp của đề tài…………………………………………………… 4

8. Cấu trúc của luận văn………………………………………………… 4
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản 10
1.2.1. Dự án 10
1.2.2. Dạy học theo dự án 10
1.2.3. PPDH theo DA 13
1.3. Một số vấn đề về dạy học môn Khoa học lớp 4 13
1.3.1. Chương trình, nội dung môn khoa học lớp 4 13
1.3.2. PP và hình thức tổ chức DH môn Khoa học lớp 4 15
1.4. Một số vấn đề về sử dụng PPDA vào dạy học 16
1.4.1. Mục tiêu sử dụng PPDA vào dạy học môn Khoa học lớp 4 16
1.4.2. Một số nội dung trong môn Khoa học lớp 4 17
1.4.3. Cách thức sử dụng PPDA trong dạy học môn Khoa học lớp 4 18
1.4.4. Yêu cầu cần đảm bảo khi sử dụng PPDHDA 22
1.4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng PPDA 23
Kết luận chương 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN
TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4
2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 26
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 28
2.2.1. Thực trạng dạy và học môn Khoa học lớp 4 28
2.2.2. Thực trạng sử dụng PPDA vào dạy học môn Khoa học lớp 4 37
6
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng PPDA 43
2.3. Đánh giá chung về thực trạng 44
Kết luận chương 2 46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp………………………………… 47
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PPDA 48
3.2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về PPDHDA 48
3.2.2. Vận dụng đúng quy trình DH theo DA 49
3.2.3. Chỉ đạo tốt việc sử dụng PPDHDA .51
3.2.4. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc sử dụng PPDHDA 54
3.3. Tổ chức thăm dò tính cần thiết, khả thi và hiệu quả 56
3.4. Thử nghiệm sư phạm 58
3.4.1. Khái quát về quá trình thử nghiệm sư phạm 58
3.4.2. Tiến hành thử nghiệm 61
3.4.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm 68
Kết luận chương 3 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 70
2. Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 74
7
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, giáo dục luôn
được coi là quốc sách hàng đầu. Mỗi con người đều là sản phẩm của một nền
giáo dục, đất nước nào có nền giáo dục hiện đại, tiên tiến thì nước đó sẽ có nền
kinh tế- xã hội phát triển mạnh. Chính vì vậy, để Việt Nam có thể “sánh vai với
các cường quốc năm châu” chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục hiện đại.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (khóa VIII, 1997) đã nêu ra: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục và
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện hình thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự

học, tự nghiên cứu cho học sinh…”.
Có rất nhiều công trình khoa học tập trung nghiên cứu về đổi mới cách dạy,
cách học và đã mang lại kết quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục HS. Việc đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi phải đổi mới về quản lý
8
giáo dục, sách giáo khoa, giáo viên, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá… Ở
đây điều cơ bản là thay đổi cách dạy, cách học hay nói cách khác là cách truyền
tải nội dung kiến thức của người học. Cách dạy phải tạo ra niềm vui hứng thú
học tập cho HS, dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập, chú trọng
phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
Như thế mới có thể phát huy tối đa tính tích cực học tập của HS. Cách học cần
chú trọng trang bị, rèn luyện phương pháp tự học cho HS, đồng thời tăng cường
hoạt động hỗ trợ như làm chuyên đề, viết báo cáo, thực hành thực tập… với môi
trường, HS phải tự lực khám phá kiến thức mới. Trong đổi mới phương pháp
dạy học ở các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng, có nhiều phương
pháp mới được vận dụng vào bài giảng bên cạnh các phương pháp truyền thống
như PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học theo
lý thuyết tình huống, dạy học khám phá,…mỗi phương pháp có những điểm
mạnh để mang lại nhiều hiệu quả nhất cho mỗi giờ học trên lớp.
PPDH thông qua Dự án (Project-based learning) nổi lên như là một trong
các PPDH lấy người học làm trung tâm. Phương pháp này không chỉ giúp HS
liên hệ được kiến thức học trên lớp với tình huống thực tế ngoài lớp học mà còn
khuyến khích HS áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề của thế giới thực,
từ đó hình thành thói quen phát hiện và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó là phát
triển kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông trong học tập. Giáo dục của Việt Nam trong những năm
qua mới chỉ dừng ở việc rèn luyện các kĩ năng tư duy cho HS qua các nội dung
thuần tuý lý thuyết. Vì vậy, để thay đổi việc dạy và học ở nhà trường theo hướng
tích cực, giúp đem kiến thức của HS gần hơn với thực tiễn đời sống, giúp HS
được rèn luyện nhiều kĩ năng cần có thì PPDH Dự án là một lựa chọn đúng đắn.

Môn Khoa học là môn học có vị trí quan trọng ở cấp tiểu học. Đây là môn
học tích hợp những kiến thức cơ bản ban đầu về lĩnh vực khoa học như: vật lí,
hoá học, sinh học gần gũi xung quanh HS. Mặc dù chưa nhận biết một cách đầy
đủ các kiến thức cơ bản ban đầu vấn đề khoa học nhưng nhiều HS cũng đã có
vốn hiểu biết nhất định qua kinh nghiệm thực tế của bản thân. Đây là một thuận
9
lợi cho GV trong việc khai thác vốn sống và kinh nghiệm của HS để tổ chức các
hoạt động học tập ở môn học này.
Trong nhà trường tiểu học hiện nay, việc dạy học các môn học nói chung
và dạy học môn Khoa học nói riêng còn chú trọng nhiều đến việc cung cấp kiến
thức, ứng dụng vào các tình huống hơn là việc tổ chức hình thành kiến thức một
cách tự nhiên, khoa học, trên cơ sở đó để phát triển kiến thức cho người học. Từ
những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng PPDA trong dạy
học môn Khoa học lớp 4”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PPDA vào dạy học môn
Khoa học lớp 4, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
a. Khách thể nghiên cứu
Sử dụng PPDA trong dạy học môn Khoa học lớp 4
b. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PPDA trong dạy học môn Khoa học
lớp 4
c. Phạm vi nghiên cứu
Tổ chức nghiên cứu thực trạng sử dụng PPDA trong quá trình dạy học
môn Khoa học lớp 4 tại các trường Tiểu học Lê Mao, Quang Trung, Trường
Thi, Bến Thủy trên địa bàn thành phố Vinh trong thời gian từ tháng 10/2013
đến tháng 5/2014.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PPDA

có tính khoa học, khả thi thì có thể nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học
lớp 4.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
10
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng PPDA trong dạy học môn
Khoa học lớp 4
5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng PPDA trong dạy học môn Khoa học lớp 4
5.3. Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng PPDA trong dạy học môn Khoa học lớp 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp; phân loại- hệ thống hóa và cụ
thể hóa các vấn đề lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn
cho đề tài và tổ chức thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được
đề xuất. Bao gồm: Phương pháp quan sát; điều tra; phỏng vấn chuyên gia; tổng
kết kinh nghiệm giáo dục; thử nghiệm sư phạm.
6.3. Phương pháp thống kê toán học: để xử lí kết quả điều tra thực trạng và
kết quả thử nghiệm sư phạm.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận của việc sử dụng PPDA trong dạy học
môn Khoa học lớp 4.
- Làm rõ thực trạng sử dụng PPDA trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở
một số trường Tiểu học Thành phố Vinh, Nghệ An
- Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PPDA trong dạy
học môn Khoa học lớp 4
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phục lục, luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng PPDA trong dạy học môn

Khoa học lớp 4
Chương 2: Thực trạng sử dụng PPDA vào dạy học môn Khoa học lớp 4.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PPDA vào dạy
học môn Khoa học lớp 4.
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4
1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ngoài nước
Mặc dù vẫn chưa có câu trả lời thật chính xác về tác giả và thời điểm ra đời
của thuật ngữ PPDA, nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khái niệm dự
án đã được sử dụng từ lâu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên thế giới, đặc
biệt ở các nước phát triển, bắt đầu từ nước Pháp và Ý (thế kỉ 17, 18), từ đó lan
rộng ở Đức và một số nước châu Âu và ở Mỹ (khoảng giữa thế kỉ 19). Đến cuối
thế kỷ 19, nước Mỹ với phong trào cải cách giáo dục diễn ra mạnh mẽ, trong đó
tư tưởng giáo dục căn bản của cuộc cải cách này là dạy học lấy HS làm trung
tâm, ngày nay còn gọi là dạy học định hướng HS. Trong phong trào cải cách đó,
dạy học theo DA được các nhà sư phạm Mỹ đưa vào sử dụng trong dạy học phổ
thông. Các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho PPDA và coi đó là
PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm nhằm
khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống, coi GV làm trung tâm của quá
12
trình dạy học. Ban đầu, PPDH DA được sử dụng chủ yếu trong dạy học thực
hành các môn Kỹ thuật. Cùng với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi, các DA dạy
học sau đó được sử dụng ở hầu hết các môn học khác, kể cả các môn khoa học
xã hội. Những quan điểm triết học giáo dục và lý thuyết nhận thức của J.Dewey
đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho PP DA của các
nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu là nhà Tâm lý học Wiliam H.Klpatric
(1871-1965) với bài báo có tiêu đề “PPDA”, công bố năm 1918. Bài báo đã gây

một tiếng vang lớn trong các cơ sở đào tạo GV cũng như trong các trường học.
Sau đó, ông cùng các nhà nghiên cứu của trường đại học Columbia đã đóng góp
lớn để truyền bá phương pháp này qua các giờ học, các hội nghị. Vào năm 1925,
ông cùng cộng sự cho xuất bản tác phẩm về PPDH này. Đối với Kilpatric, một
DA là một hoạt động có mục đích, có cam kết với tất cả những người thực hiện
và diễn ra trong một môi trường xã hội, trong những giải thích mà họ mang lại,
quan trọng là tồn tại một mục đích. Ban đầu phương pháp được sử dụng trong
dạy học thực hành các môn kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn
học khác, kể cả các môn xã hội. Những quan điểm triết học giáo dục và lý thuyết
nhận thức của John Dewey (1859 – 1952) nhà Triết gia, nhà giáo dục học nổi
tiếng của Mỹ, ông được xem là người đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng cơ sở lý thuyết cho dạy học theo DA của các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ
XX.
Ở Châu Âu, Celestin Freinet (1896 – 1966) là người tiên phong và có ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với dạy học theo DA. Theo ông, lớp học trước hết là một
nơi mà ở đó tất cả phải áp dụng các cách làm việc để nghiên cứu các thông tin,
trao đổi các ý kiến hoặc trả lời như nhận được từ các lớp HS khác hoặc chuẩn bị
các điều kiện ngoài lớp học, phân tích các dữ kiện hoặc trình bày các bài báo tập
hợp được… Trong môi trường như thế, sự hợp tác ở bên trong nhóm rất phong
phú. Mong muốn của Freinet là tạo nên một cá nhân có đầu óc phát triển tốt hơn
là đầu óc được rót đầy kiến thức. Một nguyên tắc của phương pháp này là niềm
tin gần như không giới hạn vào quyền lực của giáo dục và khả năng phát triển
của người học; sự cần thiết phải chịu trách nhiệm trước xã hội qua những công
13
việc đảm nhận với những người khác; sự chịu trách nhiệm của cá nhân và tập
thể bên trong nhóm trong đó mỗi người có một nét riêng.
Trong các nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa trước đây, nhìn chung
khái niệm dạy học theo DA không được sử dụng trong phạm trù PPDH, tuy
nhiên những tư tưởng tương tự như dạy học theo DA có thể tìm thấy trong các
mô hình trường học lao động của Nga từ sau cách mạng tháng mười 1917, như

mô hình trường học lao động của Blonxki, Makarenko. Trong các trường này,
HS thường được giao các nhiệm vụ lao động phức hợp và các em cần thực hiện
một cách tự lực, sáng tạo.
Sau một thời gian gần như bị lãng quên trong những năm trong và sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, từ những năm 1970, cùng với trào lưu cải cách
giáo dục mới ở các nước phương Tây, dạy học theo DA được quan tâm nghiên
cứu và sử dụng rộng rãi, pháp triển mạnh mẽ trong phạm vi quốc tế. Sự lan tỏa
này đã tạo ra một bước phát triển mới trong PPDH này. Điển hình là những quan
điểm về PPDA của các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 đã góp phần quan trọng
trong việc xây dựng cơ sở lý luận của dạy học theo DA. Tác giả John Dewey
trong công trình “Democracy and Education” (1916); hay một số nhà nghiên
cứu khác như W.W Charters (1918) với bài viết “Theo project in home
Bconomice Teaching”; tác giả W.H Kilpatrick với bài “The project method”
(1918); tác giả Jame Leroy Stockton với bài “Project work in Education”
(1920); tác giả Stevensm với bài “Project method of teaching” (1921)…tất cả
các bài viết trên đều đề cập đến cơ sở lý luận của dạy học theo DA, bản chất khi
thực hiện các dạy học theo DA ở nhiều góc độ khác nhau.
Dạy học theo DA ngày nay được ứng dụng trong mọi cấp, từ giáo dục phổ
thông, đào tạo nghề cũng như trong đào tạo đại học, trong các môn học hay
ngành học, thậm chí trong cả giáo dục mầm non. Trong đào tạo GV, dạy học
theo DA cũng được sử dụng rất phổ biến. Trường Đại học Roskilde của Đan
Mạch hiện nay dành trên 50 % quỹ thời gian đào tạo cho dạy học theo DA. Theo
mô hình của ĐH Postdam thì dạy học theo DA là một học phần độc lập bên cạnh
các học phần khác, trong đó sinh viên phải thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi giải
14
quyết một vấn đề khoa học - thực tiễn gắn với các vấn đề thực tiễn tại các cơ sở
kinh tế - kỹ thuật ngoài xã hội. Theo mô hình của ĐH Kỹ thuật Berlin thì dạy
học theo DA có trọng tâm là thực hành theo DA trong xưởng, thuộc lĩnh vực
đào tạo chuyên môn.
Ngoài ra dạy học theo DA cũng được sử dụng khá phổ biến trong tất cả các

cấp học ở các nước Châu Á như Thái Lan, Singgapo, Hồng Kông…các DA học tập
được HS thực hiện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và dạy học theo DA đang là vấn
đề đáng quan tâm nghiên cứu đối với những nhà sư phạm của các nước này.
1.1.2. Trong nước
Ở Việt Nam, khi nền kinh tế đất nước có những chuyển biến vượt bậc theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi giáo dục phải phát triển, hiện đại
hoá và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các phương pháp có
tính khả thi đã và đang được khai thác, phát triển hoàn thiện về lý luận và từng
bước được đưa và thực hiện dạy học. Với xu hướng trên, việc đổi mới PPDH
trong đó có PPDH theo DA cũng được quan tâm nghiên cứu trong nhiều góc độ
tiếp cận khác nhau. Từ một số năm gần đây, với những ưu điểm vượt trội, dạy
học theo DA đã đang được sự thu hút của nhiều nhà nghiên cứu và dạy học theo
DA được đề cập nhiều hơn trong các tài liệu Tiếng Việt với những tên gọi khác
nhau như: đề án, dạy học theo DA, phương pháp DA. Với sự tăng cường hợp tác
quốc tế trong những năm gần đây, dạy học theo DA cũng được tăng cường giới
thiệu và vận dụng ở Việt Nam. Dạy học theo DA được đưa vào chương trình lý
luận dạy học đại học dành cho các khoá cao học ở ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Huế
trong chương trình hợp tác quốc tế của DA phát triển GV THCS cũng như được
đưa vào chương trình hội thảo tập huấn của DA phát triển THPT. Trong lĩnh vực
giáo dục phổ thông, cùng với việc thực hiện các DA phát triển giáo dục, dạy học
theo DA cũng bước đầu được áp dụng trong một số môn học như Hóa học, Sinh
học, Vật lí…. Từ năm 2006 trở lại đây, rất nhiều GV các bậc học, nghiên cứu
sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước quan tâm nghiên
cứu và vận dụng dạy học theo DA vào giảng dạy.
Tiếp cận từ góc độ lý luận nhiều tác giả như Trịnh Văn Biều [22] hoặc các
15
tài liệu của Intel [8] về dạy học theo DA cùng rất nhiều bài dịch trên Internet [6]
[7][9] cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về PPDH mới này. Trong việc
vận dụng PPDH DA vào quá trình dạy và học hiện có rất nhiều đề tài luận văn,
luận án của nhiều học viên ở các trường như ĐHSP TP. HCM, ĐH Vinh….

- Vận dụng PPDH theo DA để giáo dục môi trường cho sinh viên ngành
giáo dục tiểu học - Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục- Nguyễn Thị Hương,
năm 2011, trường ĐHSP TP. HCM.
- Tổ chức dạy học DA trong dạy học một số kiến thức chương “Động lực
học chất điểm” sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao- Luận văn thạc sĩ ngành Lí
luận và PPDH bộ môn Vật lý, 2012, Lê Thị Phương Hoa, trường Đại học Giáo
dục.
- Tổ chức dạy học theo DA một số kiến thức thuộc phần “Từ trường và
cảm ứng điện từ”- Học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành kĩ thuật
trường đại học Giao thông- Luận văn thạc sỹ Giáo dục học chuyên ngành Lí
luận và PPDH môn Vật lý, 2009, Nguyễn Thanh Nga, Trường ĐHSP TP HCM.
- Tổ chức dạy học theo DA học phần PPDH môn Toán góp phần rèn luyện
năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán- Luận án Tiến sĩ, 2012, Trần Việt
Cường, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước về dạy học DA sẽ là
nguồn tài liệu quý báu để chúng tôi phát triển tốt hơn đề tài của mình. Tuy
nhiên, nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào dành riêng cho việc sử dụng
dạy học theo DA vào giảng dạy môn Khoa học lớp 4.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Dự án
Trong tiếng Anh “Project” có nghĩa là DA, đề án hay kế hoạch. Khái niệm
DA được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội, đặc trưng
của nó về cơ bản là tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện DA.
Khái niệm DA ngày nay thường được hiểu là một dự định, một kế hoạch,
trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất,
16
nhân lực…và cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. DA được thực hiện
trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố
khác nhau.
Từ lĩnh vực kinh tế - xã hội, khái niệm DA đã đi vào lĩnh vực giáo dục và

đào tạo với ý nghĩa là các DA phát triển giáo dục và dần dần được sử dụng như
là một phương pháp hay hình thức tổ chức dạy học.
1.2.2. Dạy học theo dự án
Qua nghiên cứu lý luận cho thấy:
Dạy học theo DA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực
hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ
yếu là theo nhóm, kết quả DA là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu
được (Viện nghiên cứu sư phạm, năm 2006)
Theo DA bồi dưỡng GV phổ thông "Dạy học cho tương lai" – Teaching
For Future” do Intel tổ chức năm 2004 thì: Dạy học theo DA là một mô hình dạy
học lấy HS làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan
thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực
hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm của
chính mình. Chương trình dạy học theo DA được xây dựng dựa trên những câu
hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao
trong những bối cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo DA chứa đựng nhiều kĩ thuật
dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng HS không phụ thuộc vào
cách học của họ. Thông thường HS sẽ được làm việc với chuyên gia và những
thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu nội dung sâu hơn. Các
phương tiện kĩ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực
hiện DA có thể vận dụng nhiều các đánh giá khác nhau để giúp HS tạo ra những
sản phẩm có chất lượng (Chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam)
Theo tác giả Phan Hồ Nghĩa thì: Dạy học theo DA là một hình thức dạy học
trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí
17
thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người
học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục
đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện DA, kiểm tra, điều chỉnh.
Tóm lại, dạy học theo DA là một hình thức dạy học quan trọng để thực

hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định
hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học theo DA góp phần
gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia
tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực
giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm
việc của người học.
Dạy học theo DA là một mô hình dạy học khác với các hoạt động dạy học
truyền thống với những bài giảng ngắn, người thầy làm trung tâm và người học
hết sức thụ động làm theo các công việc sắp đặt của thầy. Với dạy học theo DA
các hoạt động học tập của người học được người dạy (hay chính xác hơn là
người hướng dẫn) thiết kế cẩn thận, mang tính lâu dài và liên quan đến nhiều
vấn đề khác nhau, để phục vụ cho mục tiêu đề ra. Căn cứ vào nội dung môn học,
người hướng dẫn đưa ra được một hoặc nhiều DA hấp dẫn, thu hút được người
học tham gia thực hiện. DA là một bài tập phức hợp mà người học phải giải
quyết bằng những kiến thức theo nội dung môn học trên cơ sở làm việc nhóm.
Khi người học nhận được bài tập hoặc những thông tin chi tiết về DA mình đảm
nhận, các em sẽ quyết định cách thức giải quyết vấn đề được đưa ra cùng với
những hướng dẫn của người dạy. Người học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được giao phải tìm hiểu những nội dung cần học thông qua các nguồn tài liệu và
thông qua quá trình trao đổi có định hướng các nhiệm vụ cần thực hiện.
Trong các lớp học sử dụng cách học dựa trên DA, người học cộng tác với
các bạn trong lớp trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết vấn đề có
thật trong đời sống (authentic), theo sát chương trình học (curriculum-base) và
có phạm vi kiến thức liên môn (interdiscriplinary), cuối cùng trình bày công việc
mình đã làm trước một cử tọa ngoài nhóm. Bước cuối cùng có thể là một buổi
18
thuyết trình sử dụng các phương tiện nghe nhìn, một vở kịch, một bản báo cáo
viết tay, một trang web hoặc một sản phẩm được tạo ra.
Cách học này không chỉ tập trung vào các chương trình giảng dạy mà còn
khám phá các chương trình này, yêu cầu người học phải đặt câu hỏi, tìm kiếm

những mối liên hệ và tìm ra giải pháp. Cách học dựa trên DA là một cấu trúc
học tập có thể thay đổi môi trường từ “GV nói” thành “người học thực hiện”.
Trong các lớp học tập theo DA, các DA thường được thực hiện bởi các
nhóm nhỏ người học trong lớp và đôi khi chỉ bởi một người học. Mục tiêu chính
của DA là để tìm ra câu trả lời về chủ đề do người học, GV hoặc do GV cùng
người học đặt ra. Khi người học nhận được bài tập hoặc những thông tin chi tiết
về DA của mình, các em sẽ quyết định cách thức giải quyết những vấn đề được
đưa ra. Thường thì người học sẽ được yêu cầu phải đóng vai một nhà khoa học
thực sự, một nhà kinh doanh, một nhà thám hiểm, một viên chức nhà nước hoặc
nhà sử học. Ví dụ, một nhóm người học có thể đóng vai ủy viên của Ủy ban Tư
vấn Môi trường Quốc tế với nhiệm vụ phải đưa ra những đề xuất đối với những
vấn đề môi trường. Tất nhiên, GV sẽ cung cấp những thông tin nền và những chỉ
dẫn, nhưng người học phải có trách nhiệm tìm ra phương hướng và cách thức
giải quyết vấn đề trong phạm vi những tiêu chí do GV đặt ra.
Như vậy, dạy học theo DA hướng người học đến việc tiếp thu kiến thức
và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống, được gọi là
một DA mô phỏng môi trường mà các em đang sống và sinh hoạt. DA này có
thể chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học và có độ dài 1 – 2 tuần, hoặc có thể vượt
ra ngoài phạm vi lớp học và kéo dài suốt khóa học/năm học.
1.2.3. Phương pháp dạy học theo dự án
Qua những phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng có nhiều quan niệm và
định nghĩa khác nhau về dạy học theo DA. Dạy học theo DA được nhiều tác giả
coi là một hình thức Dạy học vì khi thực hiện một DA, có nhiều PPDH cụ thể
được sử dụng. Tuy nhiên, khi không quá phân biệt giữa hình thức và PPDH,
người ta cũng gọi là PPDH theo DA, khi đó cần hiểu đó là PPDH theo nghĩa
rộng, một PPDH phức hợp. Một cách ngắn gọn và tổng quát, ta hiểu: PPDH theo
19
DA là một mô hình Dạy học mà ở đó, người học tự tiếp thu tri thức thông qua
việc cộng tác học tập, độc lập tư duy giải quyết những nhiệm vụ thuộc một chủ
đề học tập dưới vai trò hướng dẫn, tư vấn, thúc đẩy và cộng tác của GV.

1.3. Một số vấn đề về dạy học môn Khoa học lớp 4
1.3.1. Chương trình, nội dung môn khoa học lớp 4
Để phù hợp đặc điểm tư duy của HS lớp 4, chương trình sách giáo khoa
môn Khoa học lớp 4 tích hợp các kiến thức về các lĩnh vực vật lý, hoá học, sinh
học, dân số, môi trường. Trong đó, một số kiến thức được kế thừa và phát triển
từ các chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 như các chủ đề “Con
người và sức khoẻ”, “Tự nhiên”.
Chương trình, sách giáo khoa môn Khoa học lớp 4 được cấu trúc thành 3
chủ đề và được biên soạn theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
Tuy ở mức độ đơn giản nhưng chương trình đã đề cập đến những vấn đề mà các
cấp học trên đề ra: Nghiên cứu về chất, về quá trình mà trong đó có những trạng
thái của chất để biến đổi, về những quá trình mà trong đó có sự biến đổi từ chất
này sang chất khác, sự trao đổi chất, sự sinh sản, phát triển của người, động thực
vật. Do đặc điểm nhận thức của HS tiểu học, các kiến thức chỉ dừng lại ở mức
độ vĩ mô mà chưa đi sâu cấu trúc vĩ mô của các chất; Nghiên cứu các sự vật,
hiện tượng chủ yếu về mặt định tính mà chưa đi sâu về mặt định lượng.
Chương trình, sách giáo khoa môn Khoa học lớp 4 không chỉ làm nhiệm
vụ cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, ban đầu về thế giới vật chất xung
quanh (giới vô sinh, hữu sinh) mà còn dạy cho HS cách học và cách vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Nội dung môn học được lựa chọn thiết thực, gần gũi, có ý nghĩa đối với
HS, giúp HS có thể vận dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. Trong đó, chú
trọng hình thành và phát triển các kỹ năng học tập các môn khoa học thử
nghiệm: quan sát, làm một số thí nghiệm.
Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấp
tiểu học thì nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 được cấu trúc như sau:
20
Nội dung chương trình gồm 3 chủ đề: “Con người và sức khoẻ”, “Vật
chất và năng lượng”, “Thực vật và động vật”.

- Chủ đề “Con người và sức khoẻ” bao gồm các nội dung:
+ Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường
+ Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể
+ An toàn trong cuộc sống, phòng chống bệnh tật và tai nạn.
- Chủ đề “Vật chất và năng lượng” bao gồm các nội dung:
+ Tính chất của nước, vai trò của nước trong đời sống
+ Tính chất, thành phần của không khí, vai trò của không khí đối với sự
sống, sự cháy, sự ô nhiễm không khí, bảo vệ bầu không khí trong sạch
+ Một số dạng năng lượng khác như ánh sáng và nhiệt.
- Chủ đề “Thực vật và động vật” bao gồm các nội dung:
+ Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường.
1.3.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Khoa học lớp 4
Môn Khoa học lớp 4 là một môn học sử dụng khá đa dạng các PPDH. Các
phương pháp truyền thống được GV sử dụng đó là: Nhóm PP trực quan (làm
mẫu; quan sát; tham quan ); Nhóm PP dùng lời (giảng giải; hỏi đáp; thảo
luận ); Nhóm PP thực hành, trò chơi (trò chơi học tập; đóng vai; thực hành )
Bên cạnh các PPDH truyền thống, môn Khoa học lớp 4 hiện nay đang từng
bước vận dụng các phương pháp mới trên thế giới vào quá trình dạy học như:
+ Phương pháp “Bàn tay nặn bột”
+ Phương pháp “tự phát hiện tri thức”
+ Phương pháp “dạy học giải quyết vấn đề”
+ Phương pháp “Bản đồ tư duy”
+ Phương pháp DA
Tuy nhiên, trong mỗi tiết học có thể phối hợp nhiều phương pháp khác
nhau một cách linh hoạt, sáng tạo theo hướng giảm sự quyết định và can thiệp
của GV nhằm tăng cường sự tham gia của HS vào các hoạt động tìm tòi, phát
hiện ra kiến thức mới.
21
Để tạo nên hiệu quả tiết dạy cần rất nhiều yếu tố như PPDH, hình thức tổ
chức, các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học… trong đó hình thức tổ chức

dạy học hỗ trợ tích cực cho PPDH, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
phương pháp sẽ phát huy tối đa tính tích cực và năng động của HS và ngược lại.
Trong giảng dạy môn Khoa học ở tiểu học hiện nay, hình thức tổ chức dạy học
được các GV tiểu học sử dụng cũng khá đa dạng, bao gồm:
+ Dạy học cá nhân
+ Dạy học theo nhóm
+ Dạy học cả lớp
+ Tham quan
+ Hoạt động ngoại khóa
Trong các hình thức tổ chức dạy học đó thì dạy học cả lớp là phổ biến nhất.
1.4. Một số vấn đề về sử dụng PPDA vào dạy học môn Khoa học lớp 4
1.4.1. Mục tiêu sử dụng PPDA vào dạy học môn Khoa học lớp 4
Dạy học theo DA hướng tới phát triển kĩ năng tư duy bậc cao, không chỉ
đảm bảo nội dung môn Khoa học lớp 4 cả về kiến thức và kĩ năng mà có thể
vượt qua giới hạn của môn học. HS được rèn luyện trong một môi trường hoàn
toàn mới, có thể hoặc không bị bó hẹp bởi một thời gian cố định. Song điều
quan trọng và mới mẻ nhất là HS sẽ luôn luôn được tham gia giải quyết những
nhiệm vụ mang ý nghĩa thực tiễn. Các DA hoàn toàn phải có định hướng thực
tiễn vì trong quá trình thực hiện DA HS phải sử dụng lí thuyết đã học để xử lý
các tình huống của thực tiễn xã hội. HS sẽ có động lực cao hơn khi các em ý
thức được sự hữu ích của những gì được học và khi các em có thể sử dụng thông
tin này để làm những việc có ảnh hưởng người khác, đặc biệt là đối với cộng
đồng địa phương.
Ngoài ra dạy học theo DA còn hướng tới phát triển kĩ năng sống cho HS
như: kĩ năng tổ chức công việc, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, kĩ năng trình
bày, kỹ năng phân tích, đánh giá…
Đối với hoạt động học tập của HS, dạy học theo DA mang tính định hướng
rất rõ ràng. Trong dạy học DA, hoạt động học tập của HS được đánh giá thông
22
qua các sản phẩm mà các em phải hoàn thành như: bài viết, vở kịch, bộ sưu tập

tranh, trang web….Mục tiêu này được đặt ra nhằm giúp các em biết được mình
cần phải làm gì cho toàn bộ DA đã được đưa ra. Đồng thời đây cũng là một đặc
thù của PPDHDA là bắt buộc phải có các sản phẩm hoàn thành đúng thời gian
quy định.
1.4.2. Một số nội dung trong môn Khoa học lớp 4 có thể sử dụng PPDHDA
Từ nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 nêu ở trên và những đặc
điểm của dạy học DA, ta có thể xác định được các nội dung có nhiều ưu thế để
vận dụng dạy theo DA như sau:
a) Chủ đề “Con người và sức khỏe” bao gồm các bài:
+ Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
+ Phòng bệnh béo phì
+ Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
b) Chủ đề “Vật chất và năng lượng” bao gồm các bài:
+ Nước có những tính chất gì?
+ Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
+ Không khí có những tính chất gì?
+ Tại sao có gió?
+ Không khí bị ô nhiễm
c) Chủ đề “Thực vật và động vật” bao gồm các bài:
+ Thực vật cần gì để sống
+ Động vật cần gì để sống
1.4.3. Cách thức sử dụng PPDA trong dạy học môn Khoa học lớp 4
Qua nghiên cứu lý luận, để thực hiện bất kỳ 1 hoạt động nào cũng cần trải
qua 4 bước: chuẩn bị, thực hiện, kết thúc, đánh giá. Sử dụng PPDA cũng không
nằm ngoài quy luật đó. Để sử dụng PPDHDA có hiệu quả, khi sử dụng GV cần
thực hiện nó theo trình tự sau:
a, Giai đoạn chuẩn bị:
a.1) Về người dạy:
23
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu

cần đạt được.
- Thiết kế DA: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, mục
tiêu, ý tưởng và tên DA.
- Thiết kế các nhiệm vụ cho HS: làm thế nào để người học thực hiện xong
thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được.
- Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ cho mình và người học cũng như các điều
kiện thực hiện DA trong thực tế.
a.2) Về người học:
- Cùng GV hướng dẫn thống nhất các tiêu chí đánh giá
- Làm việc nhóm để xây dựng DA
- Xây dựng kế hoạch DA: xác định những công việc cần làm, thời gian dự
kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong
nhóm.
- Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện DA.
b) Giai đoạn thực hiện:
b.1) Về người dạy:
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá người học trong quá trình thực hiện DA
- Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho người học.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho người học thực hiện DA.
b.2) Về người học:
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện DA theo đúng
kế hoạch
- Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.
- Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.
- Chủ động liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.
- Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác
qua các buổi thảo luận, báo cáo tiến độ.
c) Giai đoạn kết thúc:
c.1) Về người dạy:
24

- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá người học giai đoạn cuối DA
- Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm.
c.2) Về người học:
- Hoàn tất sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị các cơ sở cần thiết để tiến hành giới thiệu sản phẩm.
d) Đánh giá DA:
d.1) Về người dạy:
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo DA.
- Đánh giá sản phẩm DA của các nhóm.
d.2) Về người học:
- Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm DA của nhóm.
- Đánh giá sản phẩm DA của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.
Ví dụ: Khi dạy học bài “Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng” (Khoa
học 4) GV có thể sử dụng PPDA theo trình tự sau:
Các
giai
đoạn
Công việc của người học Công việc của GV hướng dẫn
Công
đoạn
chuẩn
bị
• Thống nhất tiêu chí đánh giá:
Sản phẩm được đánh giá theo
các tiêu chí:
- Nội dung (theo tiêu chí sản
phẩm cần đạt)
- Trình bày (đẹp, hợp lí)
- Thuyết trình (hay, rõ ràng)

• Làm việc nhóm để xây dựng
DA: phân vai trong nhóm
+ Vai phụ huynh HS có nhiệm
vụ tìm hiểu nguyên nhân, tác
hại của bệnh suy dinh dưỡng
+ Vai bác sĩ dinh dưỡng có
nhiệm vụ tìm hiểu lí do tại sao
• Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
1, Nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh
dưỡng?
2, Tác hại của bệnh suy dinh dưỡng?
3, Các chất dinh dưỡng có trong thức
ăn và vai trò của từng chất
4, Các biện pháp phòng bệnh suy
dinh dưỡng?
• Thiết kế DA:
Tên DA: Dinh dưỡng để cơ thể khỏe
mạnh
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức: Sau khi thực hiện xong
DA HS biết:
25

×