Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thơ đi sứ của ngô thì nhậm và nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.72 KB, 100 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ THỊ NGA
THƠ ĐI SỨ
CỦA NGÔ THÌ NHẬM VÀ NGUYỄN DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ THỊ NGA
THƠ ĐI SỨ
CỦA NGÔ THÌ NHẬM VÀ NGUYỄN DU

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM TUẤN VŨ
NGHỆ AN - 2014
MỤC LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ở Việt Nam thời trung đại, tài năng của con người trước hết và
chủ yếu là tài năng văn chương. Theo quan niệm đương thời, văn chương
không chỉ là giá trị thẩm mỹ mà còn bao gồm cả nhiều giá trị xã hội và
nhân văn. Tài năng văn chương nói chung và thơ nói riêng biểu lộ năng lực
nhiều mặt của cá nhân và trực tiếp phục vụ chính sự.


Trong nhiều thế kỉ của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trước đây,
nhiều người Việt Nam xuất chúng đã được cử đi sứ phương Bắc. Cùng với
hoàn thành sứ mệnh bang giao, họ đã để lại những tập thơ hoặc những bài
thơ.
1.2. Đương thời, một chuyến đi sứ thực hiện trong thời gian dài,
chẳng hạn theo Ngô Thì Nhậm ghi chép trong tiểu dẫn của Hoàng hoa đồ
phả, chuyến đi của sứ bộ Tây Sơn do ông làm chánh sứ, khởi hành ngày 20
tháng 2, ngày 8 tháng 5 đến kinh đô nhà Thanh, tháng 9 về đến kinh đô
nước ta.
Những chuyến hành trình trong thời gian dài, qua vùng không gian
rộng lớn đã để lại cho các sứ thần nhiều suy nghĩ, cảm xúc khiến nhiều
người đã viết nên những bài thơ hay, làm phong phú thêm cho văn học dân
tộc. Đây là một bộ phận trước tác rất đáng được nghiên cứu.
1.3. Ngô Thì Nhậm là một tài năng văn chương, quân sự, ngoại giao.
Sự nghiệp của ông gắn với triều Tây Sơn - một trong những triều đại oanh
liệt bậc nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại. Ông đã để lại Hoàng
hoa đồ phả, một tập thơ đi sứ quy mô, góp phần làm phong phú cho mảng
1
thơ đi sứ của nước ta và là một cứ liệu đáng tin cậy để nghiên cứu sự
nghiệp văn chương của nhân vật xuất chúng này.
1.4. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo kiệt xuất nhất của văn học Việt
Nam trung đại. Thật may mắn cho thơ đi sứ của Việt Nam là thi hào đóng
góp cho dòng thơ này tập Bắc hành tạp lục quy mô và đặc sắc.
Nghiên cứu thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm và của Nguyễn Du trong sự
đối sánh không những thấy rõ hơn những đặc sắc riêng của từng tập thơ mà
còn thấy rõ hơn những đặc điểm phổ biến của thơ đi sứ của Việt Nam xưa
kia.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có một số công trình nghiên cứu thơ đi sứ Việt Nam thời trung
đại: Bước đầu nghiên cứu thơ đi sứ của Trịnh Hoài Đức (Lê Quang

Trường), Khảo cứu và nghiên cứu thơ đi sứ của Việt Nam của tác giả
C.Kelley giảng viên trường Đại học Hawai, tác giả cuốn Beyond the Brond
Pllars (Đi qua những cột đồng). Thơ đi sứ trung đại Việt Nam viết về danh
thắng ở Hồ Nam - Trung Hoa và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn Những
công trình đó đã đề cập đến lịch sử tiến trình thơ đi sứ qua các thời kì và
khẳng định sự đóng góp to lớn của mảng thơ đi sứ trong nền văn học Việt
Nam.
Riêng nghiên cứu về thơ của Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du đã có
nhiều công trình của nhiều tác giả đề cập đến trên nhiều bình diện về cuộc
đời, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm.
Với Ngô Thì Nhậm, có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến phương
diện cuộc đời, sự nghiệp, văn chương trên phương diện là một nhà chính
trị, nhà trí thức, nhà quân sự, một nhà bang giao kiệt xuất thời Tây Sơn. Về
thơ văn của Ngô Thì Nhậm có khá nhiều công trình nhưng chủ yếu nghiên
2
cứu chung các tập thơ của ông. Riêng bộ phận thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm
đã có một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng nhìn chung trong hành trình
thơ sứ trình trung đại Việt Nam như bài nghiên cứu Thơ đi sứ trung đại
Việt Nam viết về danh thắng ở Hồ Nam - Trung Hoa và trường hợp
Nguyễn Trung Ngạn của PGS.TS. Nguyễn Công Lý. Bài nghiên cứu
Chuyến đi đại sứ năm 1793 của Ngô Thì Nhậm của GS. Lê Văn Lan in trên
báo Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ 3, ngày 12 /3/2013. Nhưng để hiểu
sâu sắc hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật của tập thơ sứ trình của Ngô Thì
Nhậm, chúng tôi muốn mạnh dạn nghiên cứu tập thơ Hoàng hoa đồ phả
trong sự đối sánh với tập thơ Bắc hành tạp lục - một tập thơ sứ trình nổi
tiếng của Nguyễn Du, để thấy hết giá trị của các thi phẩm và sự đóng góp
có ý nghĩa to lớn trong hành trình thơ sứ trình trung đại Việt Nam đối với
nền văn học việt Nam nói chung.
Công trình này nghiên cứu đặc điểm chung hoặc những đặc điểm
riêng ở một số bài thơ sứ trình của Nguyễn Du, chưa lột tả hết giá trị của

tập thơ đi sứ mà Nguyễn Du để lại trong chuyến đi sứ.
Tìm hiểu về mảng thơ đi sứ của Nguyễn Du, chúng tôi muốn
khám phá hết giá trị trên các mặt nội dung, nghệ thuật của một tập thơ
cụ thể, để hiểu rõ hơn về con người của Nguyễn Du, hiểu rõ hơn giá
trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và có một cái nhìn nhận thấu đáo
về sự đóng góp của nhà thơ trong thơ sứ trình Việt Nam thời trung đại.
Đó là một dấu ấn góp phần tạo nên diện mạo phong phú, đa chiều của
văn học Việt Nam nói chung. Chính vì vậy mà tôi đã chọn tập thơ Bắc
hành tạp lục, tập thơ đi sứ nổi tiếng của Nguyển Du trong sự đối sánh
với tập thơ Hoàng hoa đồ phả của Ngô Thì Nhậm để khám phá, tìm
hiểu giá trị của tập thơ và thấy được vai trò to lớn của dòng thơ đi sứ
3
nói chung và các màu sắc riêng của tập thơ Bắc hành tạp lục. Thơ đi
sứ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du ở Bắc hành tạp lục đã có nhiều
nhà nghiên cứu đề cập đến như Hai trăm năm Bắc hành tạp lục của
nhà thơ Vương Trọng, Nguyễn Quan Tuấn có bài viết Trong kì đi sứ
Nguyễn Du có qua Hàng Châu không?, Nhân danh, địa danh trong
Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du- ý nghĩa văn hóa và lịch sử…
Tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về thơ đi sứ của Nguyễn Du và Ngô
Thì Nhậm để hiểu hơn về cuộc đời và văn thơ của hai tác giả này, đồng
thời nhìn nhận đánh giá sâu sắc hơn về những đóng góp to lớn của họ cho
dòng thơ đi sứ nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
Trong bài Thơ vịnh sử, thơ đi sứ và cảm hứng yêu nước thương nòi
(trong sách Khảo và luận một số tác giả - tác phẩm văn học trung đại Việt
Nam, tập II), PGS. Bùi Duy Tân đã nhìn nhận sơ lược lịch sử thơ đi sứ và
có những nhận định khái quát về bộ phận thơ này: “Trong tập thơ đi sứ,
không phải các tác giả chỉ đề cập mối quan hệ bang giao hoặc để vịnh về
vật và người của nước ngoài. Một tỉ lệ khá cao các bài thơ trong các tập thơ
ấy đề cập tới những vấn đề của Tổ quốc. Thường thì khi ở đất nước người,
những tình cảm hướng về Tổ quốc lại càng thấm thía…” [50, 379]. Và:

“Thơ vịnh sử… là những hiện tượng đáng chú ý của văn học dân tộc trong
các thế kỷ này. Đó xét cho kỹ thì cũng là sự phát triển của thơ văn yêu
nước. Đóng góp chủ yếu của nó là đem đến cho văn học tiếng nói tích cực
của sĩ phu yêu nước. Tiếng nói ấy là vang vọng của khí phách dân tộc,
ngay trong hoàn cảnh khó khăn của thời cuộc. Tiếng nói ấy đã làm phong
phú thêm văn học dân tộc với niềm tự hào, với tính chiến đấu và với tinh
thần nhân ái của người Việt” [50, 379].
4
Trong bài Vấn đề văn bản và tâm thế của Nguyễn Du trong Bắc
hành tạp lục đăng trên Nghiên cứu văn học số 12/2013, PGS. Nguyễn Văn
Hoàn cho rằng: “Thông thường các tập thơ đi sứ đều có nhiều bài xướng
họa, chúc tụng, tặng đáp lẫn nhau, với ngôn từ công thức, khách khí
nhưng Bắc hành tạp lục - ít nhất theo văn bản truyền lại - thì hầu như
không có bộ phận thơ văn đó. Có thể xem Bắc hành tạp lục là tập thơ
du ký của một thi nhân Việt Nam từng có thời gian dùi mài Nam sử, Bắc
sử, say mê Hán phú, Đường thi, nay có dịp may hiếm có được du hành
trên đất nước Trung Hoa rộng lớn, vừa lạ vừa quen, để đối chiếu những
điều đã học được trong sách vở với thực tế mắt thấy tai nghe trên đường đi.
Qua những bài thơ vịnh sử, tức cảnh, người đọc còn hiểu thêm về nhà thơ
Nguyễn Du có tri thức quảng bác, có một tâm sự sâu kín và ý thức sâu sắc
về quốc thể” [14, 26].
Cũng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 12-2013, Trần Thị Hoa Lê
có bài Cảm hứng đối thoại - phản biện trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn
Du. Tác giả nghiên cứu cảm hứng đối thoại - phản biện của Nguyễn Du khi
viết về các nhân vật lịch sử Trung Hoa, viết về những vấn đề hiện thực
đương thời và viết về phụ nữ. Tác giả cho rằng: “Về giọng điệu, Bắc hành
tạp lục tạo nên giọng điệu đa thanh với những cung bậc âm sắc rắn rỏi,
mạnh mẽ làm phai bớt âm điệu u hoài sầu cảm vốn đậm nét trong tác phẩm
Nguyễn Du. Về bút pháp thơ, Bắc hành tạp lục đem đến sự khởi sắc thể
loại, đánh dấu thành công mới của thể cổ phong bên cạnh thể luật thi vốn

đã có thành tựu ở hai tập thơ trước. Và việc ra con đường tiếp cận “cái uẩn
khúc xã hội” của nhân vật lịch sử trong khuynh hướng thơ vịnh sử thời
trung đại Việt Nam” [20; 47].
5
Tác giả Nguyễn Thị Nương đặt Bắc hành tạp lục trong dòng thơ đi
sứ để nghiên cứu và nhất là đặt tập thơ này trong hệ thống các tập thơ của
thi hào xem như là phản chiếu quá trình vận động trong tư tưởng của một
nghệ sĩ lớn. Tác giả nhận định: “Nếu Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp
ngâm là những bước khởi đầu thì Bắc hành tạp lục là đích đến. Trên chặng
đường thơ này, thi nhân không còn chìm đắm trong nỗi đau riêng của một
người, một thời mà mở rộng tầm nhìn, mở rộng cõi lòng để đón nhận, chia
sẻ, suy ngẫm, lý giải mọi nỗi đau của con người [ 45, 56].
Từ điển văn học (bộ mới) nhận định về Bắc hành tạp lục: “Bắc hành
tạp lục là một tập thơ sứ trình nhưng thơ thù phụng tuyệt đối không có.
Con người trong tập thơ chủ yếu là con người chủ thể đối thoại với lịch sử.
Và lịch sử cũng chỉ được mượn tên để ký thác những hình ảnh, tâm sự vấn
đề thời đại của nhà thơ. Tính chất vịnh sử vì thế rất mờ nhạt, trái lại cá tính
sáng tạo của tác giả biểu hiện rõ và sâu. Có thể nói tác giả đã sử dụng vốn
sống nhiều mặt tích lũy được trong thời đại bão táp của mình để tái hiện
diện mạo của lịch sử và văn hóa Á Đông truyền thống, thông qua cảm hứng
của cái “tôi” trí tuệ và trữ tình” [65, 104].
Về thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm, Từ điển văn học (bộ mới) nhận
định: “Cái đáng chú ý trong thơ ông là tinh thần lạc quan và ý thức trách
nhiệm đối với triều đại đương thời, là lòng tự hào dân tộc được thể hiện
một cách khá đậm nét trong những bài thơ đi sứ” [65, 1082].
Nhìn lại sự nghiên cứu về thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm và Nguyễn
Du có thể thấy: Sự nghiên cứu về thơ đi sứ của Nguyễn Du điều này càng
phù hợp với giá trị tự thân của thơ đi sứ Nguyễn Du các nhà nghiên cứu đã
khẳng định những giá trị nổi trội của Bắc hành tạp lục, tuy đây là một tập
thơ đi sứ nhưng rất ít bài thơ giao đãi, thù tạc mà chứa chất tâm sự. Chính

6
trong thời gian xa nước. Nguyễn Du có tâm thế thích hợp để suy ngẫm về
đời sống về lịch sử Trung Hoa và của nước mình. Nổi bật hơn hết là nhân
sinh quan nhân đạo chủ nghĩa.
Sự nghiên cứu về thơ đi sứ của Ngô Thì Nhậm đã khẳng định giá trị
của bộ phận thơ này trong trước tác của tác giả và trong dòng thơ đi sứ Việt
Nam. Tác giả đã phản ánh được tâm thế của con người Việt Nam, của triều
đại Tây Sơn trong khi giao thiệp với nhà Thanh và khi chứng kiến cuộc
sống của người Trung Hoa đương thời.
Vấn đề hầu như chưa được nghiên cứu là đối sánh thơ đi sứ của Ngô
Thì Nhậm và Nguyễn Du. Đây sẽ là trọng tâm của luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Nhận thức được giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tập
thơ Hoàng hoa đồ phả (Ngô Thì Nhậm) và Bắc hành tạp lục (Nguyễn Du).
3.2. Xác định vị trí của các tập thơ này trong sự nghiệp thơ của từng
tác giả.
3.3. Khẳng định những đóng góp của hai tập thơ cho thơ đi sứ của
Việt Nam thời trung đại.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu văn bản Hoàng hoa đồ phả trong Ngô Thì Nhậm: Tác
phẩm, tập II, Nxb Văn học &Trung tâm nghiên cứu quốc học, 2001.
Nghiên cứu văn bản Bắc hành tạp lục trong Nguyên Du : Niên phổ
và tác phẩm do Nguyễn Thạch Giang - Trương Chính biên khảo và chú
giải, Nxb Văn hóa thông tin, 2001.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu Ngữ văn: Thống kê –
phân loại, tổng hợp - phân tích và đặc biệt chú trọng phương pháp đối sánh…
7
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn có ba chương:

Chương 1: Hoàng hoa đồ phả và Bắc hành tạp lục trong sự nghiệp
thơ của hai tác giả và dòng thơ đi sứ .
Chương 2: Những điểm tương đồng và những điểm khác biệt lớn về
nội dung của hai tập thơ.
Chương 3: Những điểm tương đồng và những điểm khác biệt lớn về
hình thức của hai tập thơ

8
Chương 1
HOÀNG HOA ĐỒ PHẢ VÀ BẮC HÀNH TẠP LỤC TRONG SỰ NGHIỆP
THƠ CỦA HAI TÁC GIẢ VÀ TRONG DÒNG THƠ ĐI SỨ
1.1. Ngô Thì Nhậm và Hoàng hoa đồ phả
1.1.1. Tác giả Ngô Thì Nhậm
Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm; 1746 -1803), tự là Hy
Doãn, hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê -Tây Sơn, người có
công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì
Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người
làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Ngô Thì Nhậm thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về
lịch sử. Ông thi đỗ Giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ Tam giáp năm 1775.
Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê -Trịnh, được
chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái
Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi
tiếng văn chương trong thiên hạ.
Sau Vụ án năm Canh Tý (1780), ông bị nghi ngờ là người tố giác
Trịnh Khải nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn.
Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh "cầu hiền" tìm
kiếm quan lại của triều cũ. Danh sĩ Bắc Hà đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ
trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỉ, Ngô Văn Sở và Đặng Tiến Đông. Tuy
vậy, tới thời điểm này thì cả vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ. Ngô Thì

Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch;
các tiến sĩ Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lan; Đoàn Nguyễn
Tuấn (anh rể Nguyễn Du); Vũ Huy Tấn; Nguyễn Huy Lượng (tác giả Tụng
9
Tây Hồ phú) lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được
Thì Nhậm, Nguyễn Huệ mừng mà rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta
vậy", và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau lại thăng làm thượng
thư bộ Lại-chức vụ cao cấp nhất trong Lục bộ.
Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn
quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê.
Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn
(Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.
Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức
Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Thì Nhậm chính là người
chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là
người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.
Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về
nghiên cứu Phật học.
Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy
Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng
roi tại Văn Miếu năm 1803. Nhưng do trước đó có mâu thuẫn Đặng Trần
Thường cho người tẩm thuốc vào roi. Sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì
Nhậm chết.
1.1.2. Chuyến đi sứ năm 1793 của Ngô Thì Nhậm
Sứ bộ nước Việt do Ngô Thì Nhậm làm Chánh sứ, khởi hành từ
Thăng Long lên biên giới, ngày 20 tháng Hai, mùa xuân năm Quý Sửu
(tức: tháng Ba năm 1793). Ngày 27 tháng ấy, qua cửa ải. Ngày 8 tháng
Năm, mùa hạ, tới Yên Kinh. Ở kinh đô nhà Thanh 12 ngày, đến ngày 20
tháng Năm thì lên đường về nước. Tháng Chín, mùa thu năm Quý Sửu, về
đến kinh đô nước nhà - trong lời tiểu dẫn của bộ sách Hoàng hoa đồ phả,

10
(tức sách có kèm bản đồ về cuộc đi sứ năm Quý Sửu, 1793), Ngô Thì
Nhậm đã viết về thời gian của lịch trình, và từng chặng đường đi sứ của
mình, rất cụ thể, rành mạch, là như vậy. Và còn có thêm cả những kiểm
điểm cặn kẽ, chi tiết về không gian của chuyến đi nữa: “Đã đi qua các đất
(xưa) của những nước: Việt, Sở, Tống, Nguỵ, Trịnh, Triệu, Yên. Tính ra
đường đi dài tới một vạn hai nghìn ba trăm dặm. Khi về đường còn dài hơn,
đi cả ngày lẫn đêm không nghỉ, chẳng giống như cái thung dung đề thơ ở
Kim Lãng, Xích Bích của lần đi”.
Nhiệm vụ của sứ bộ Ngô Thì Nhậm trong chuyến đi này là báo tang
vua Quang Trung vừa đột ngột từ trần ngày 29 tháng Bảy nhuận, năm
Nhâm Tý (1792) và cầu phong cho vua trẻ Cảnh Thịnh kế vị. Đích chính
của việc tác động ngoại giao là vị đại lão hoàng đế Càn Long của triều đình
Yên Kinh.
Biết rõ Chánh sứ Ngô Thì Nhậm là văn thần số một của nước Việt
thời bấy giờ, đồng thời là người chủ trì cuộc bang giao của nước Nam với
phương Bắc trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt: chính là người đã dựng
“nước cờ Tam Điệp” giúp Quang Trung đại thắng 29 vạn quân Thanh xâm
lược, đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789), nên hoàng đế Càn Long và cả triều
đình nhà Thanh đều tỏ ra hết sức trọng thị. Sứ bộ được “dự yến, xem hý
kịch, ban thưởng những vật quý báu, mỗi ngày được đưa các thực phẩm ba
lần, suốt tuần luôn có yến tiệc, ca nhạc. Hoàng đế Càn Long thân làm thơ,
viết văn vào thiếp hoa, ban cho” - trong tài liệu Viện minh viên thị yến kỷ
sự đã có câu như vậy.
Còn các mục đích của cuộc đi sứ đều đã đạt được. Hoàng đế Càn
Long đọc xong tờ “biểu” báo tang Quang Trung đã ngự bút phê hai chữ
“Đáng tiếc”! Lại còn giao cho sứ bộ Ngô Thì Nhậm một tấm lụa quý, mỏng
11
và trong suốt - đặc sản của người Mãn Thanh, gọi là “đại cát đạt”, cùng ba
nghìn lạng bạc để rồi sẽ về làm chay cho Quang Trung. Và, khi được Ngô

Thì Nhậm kể cho biết chuyện (tưởng tượng) rằng vua Quang Trung, trước
khi từ trần, còn dặn dò quần thần là phải luôn luôn tôn kính thiên triều,
hoàng đế Càn Long đã tỏ ra rất hài lòng, thân chọn hai chữ “Trung Thần”,
đặt tên “thuỵ” cho Quang Trung!
Việc cầu phong cho vua trẻ Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản, còn
thuận lợi hơn nữa. Bỏ qua các thủ tục nghiêm cẩn, hoàng đế Càn Long đã
xuống đặc chiếu, phong ngay tước “Quốc vương” cho Quang Toản, với lý
do trước đã có phong cho làm “Thế tử” rồi!
Vậy là Chánh sứ Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành sứ mệnh một cách vẻ
vang. Nhưng còn vẻ vang hơn nữa, là những gì mà họ Ngô đã nghĩ, đã làm,
ở trong và bên lề cuộc hành trình đi sứ vạn dặm của mình, ở tuổi bấy giờ là
bốn mươi bảy. Tất cả đều được phản ánh vào trong Hoàng hoa đồ phả- một
trong những trước tác quan trọng nhất, giữa kho tàng sách vở đồ sộ mà Ngô
Thì Nhậm đã để lại cho hậu thế, trong suốt cuộc đời- từ năm 16 tuổi đến
năm 57 tuổi - đi học, đi thi, làm quan qua hai triều Lê - Trịnh và Tây Sơn
của mình.
1.1.3. Tập thơ Hoàng Hoa đồ phả
1.1.3.1. Vị trí tập thơ Hoàng hoa đồ phả trong sự nghiệp thơ văn của
Ngô Thì Nhậm
Nói đến Ngô Thì Nhậm, ta nghĩ ngay đó là một nhà chính trị, quân sự,
ngoại giao Ông còn là một tác gia lớn trong tùng thư Ngô Gia Văn Phái và
một trong những tác gia tiêu biểu của triều đại Tây Sơn. Ông đỗ tiến sỹ và
làm quan dưới triều Lê - Trịnh, và sau đó ra làm quan dưới triều Tây Sơn.
Những sáng tác của ông hiện còn lại khá lớn, khoảng 20 tác phẩm, trong đó
12
có 5 tác phẩm viết dưới thời Lê - Trịnh: Bút hải tùng đàm, Thủy vân nhàn
vịnh, Kim mã hành dư, Cúc hoa thi trận Có khoảng năm tác phẩm viết
dưới triều Tây Sơn: Cúc hoa thi thận, Thu cận dương ôn Tập thơ Hoàng
hoa đồ phả - một tập thơ sứ trình được viết khi tác giả làm quan dưới triều
Tây Sơn. Tập thơ Hoàng hoa đồ phả đã đóng góp lớn cho dòng thơ đi sứ

trung đại Việt Nam và có giá trị nổi bật trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của
Ngô Thì Nhậm Hoàng hoa đồ phả vừa vẽ đường đi sứ từ Lạng Sơn đến
Yên Kinh, vừa có thơ vịnh dưới mỗi cung đường hay thành quách, trạm
dịch. Tập thơ không chỉ đóng góp trong sự nghiệp thơ văn của Ngô Thì
Nhậm về mặt số lượng, mà còn khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm trong sự nghiệp văn chương đóng góp cho nền văn học nước
nhà. Tập thơ sáng tác trong thời gian đi sứ, nhưng thấm đẫm chất trữ tình.
Tác giả không ghi chép mọi việc một cách cứng nhắc dưới con mắt của một
nhà chánh sứ. Mọi chất liệu được thẩm thấu qua lăng kính chủ quan của tác
giả nhưng không phải thiếu độ tin cậy, mà nó trở thành một cứ liệu quan
trọng trong dòng thơ đi sứ thời trung đại. Tập thơ như một tập nhật ký hành
trình và nhật ký tâm hồn, nó thực sự có tâm hồn thi sỹ đã tự khắc họa bức
chân dung chân thực, sinh động khiến độc giả không chỉ biết đến một người
mà còn biết đến một thời, không chỉ xúc cảm, ngẫm nghĩ về những vấn đề
của cuộc sống đương thời mà còn bị ám ảnh về nhiều phương diện của kiếp
nhân sinh. Có thể có nhiều tập thơ khác của Ngô Thì Nhậm có giá trị hơn
nữa, nhưng tập thơ Hoàng hoa đồ phả đã chứng tỏ phần nào vị trí riêng
trong bộ phận trước tác của ông, đồng thời nó còn chứng tỏ vị trí không thể
thay thế của các nhà thơ - sứ thần cùng những thi phẩm của họ trong hành
trình thơ đi sứ nói riêng và lịch sử thơ ca Việt Nam thời trung đại nói chung.
13
1.1.3.2. Xuất xứ tập thơ Hoàng hoa đồ phả
Hoàng hoa đồ phả, tập thơ Ngô Thì Nhậm viết trong thời gian ông
làm chánh sứ, sang kinh đô nhà Thanh. Tập thơ Hoàng hoa đồ phả là tập
thơ vừa vẽ đường đi sứ từ Lạng Sơn đến Yên Kinh, vừa có thơ vịnh dưới
mỗi cung đường hay thành quách, trạm dịch cùng bản bản đồ đường đi.
Như vậy, loạt bài làm khi đi sứ trở về không thể ghi chung vào đây, vì Ngô
Thì Nhậm không thể không vẽ đường về. Chắc hẳn một số bài sáng tác trên
đường về đã đã được chép trong tập riêng.
Tập thơ có 95 bài, trong đó có 87 bài theo thể thất ngôn bát cú

Đường luật, số còn lại gồm các thể bài luật, trường đoản cú và thơ ba câu.
Khi nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dựa trên bản phiên âm và bản dịch
trong: Ngô Thì Nhậm Tác phẩm, tập 2, Nxb Văn học - Trung tâm nghiên
cứu quốc học, 2001.
Người đời sau đọc sách Hoàng hoa đồ phả đều thấy rõ: trong hơn vài
vạn dặm đường đi sứ của mình, Ngô Thì Nhậm đã rất có ý thức và cách
thức để có thể đến được tất cả những nơi trên đất nước Trung Hoa mênh
mông mà từ xưa cho đến lúc bấy giờ mọi người chỉ mới biết được qua văn
chương và sử sách: sông Tiêu Tương, hồ Động Đình, núi Côn Lôn, thành
Lệ Giang, ải Vũ Thắng, bến Hoàng Hà , rồi nữa, là: đài Đồng Tước, lầu
Hoàng Hạc, mộ Chiêu Quân, đền Nhạc Phi Để cho ở đó, làm ra và lưu
lại, trước hết là những áng thơ đẹp mượt mà của một thời phát triển vượt
bậc tài năng thi ca của mình.
1.1.4.2. Khái quát nội dung tập thơ Hoàng hoa đồ phả
Hoàng hoa đồ phả là tập thơ sứ trình nổi tiếng của Ngô Thì
Nhậm đồng thời đóng góp to lớn cho dòng thơ sứ trình nói chung. Tập
thơ đã ghi chép lại một cách tỉ mỉ về những điều mắt thấy tai nghe trên
14
đất phương Bắc. Với chức trách của một bang giao, Ngô Thì Nhậm
hoàn thành trọng trách được giao. Đi sứ là dịp tác giả gửi vào thiên
nhiên nỗi niềm ưu tư nặng trĩu về nỗi đau mất đi thủ lĩnh, mất người
tri ngộ. Tác giả ghi lại những điều mắt thấy tai nghe nhưng mấu chốt
để bộc lộ xúc cảm của mình. Cùng chuyến đi sứ này, Ngô Thì Nhậm
dường như đang cảm nhận thấy dư âm của Quang Trung trên đất
phương Bắc. Triều đại Quang Trung thuộc số những triều đại vẻ vang
bậc nhất của lịch sử Việt Nam thời trung đại bởi tuy tồn tại không dài
lâu nhưng triều đại này đã tạo nên những kỳ tích kinh thiên động địa
trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Tầm thước của thời
đại đó được phản ánh ít nhiều trong tâm thế của sứ thần Ngô Thì
Nhậm.

1.2. Nguyễn Du và Bắc hành tạp lục
1.2.1. Tác giả Nguyển Du
Nguyễn Du (1765 -1820) tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, hiệu
Hồng Sơn lạp hộ, là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt
Nam. Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của Việt Nam, Ông được UNESCO
tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại
Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn
Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân,
huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên
Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm
quan. Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708 -1775), đậu Nhị giáp tiến
sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới
15
triều Lê Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà
nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có tám vợ và 21 người con trai. Người con
trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới
chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng,
nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai
là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nguyễn Du
đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.
Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740 -1778), con gái một người
thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh
Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ
hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.
Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này
kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ
côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là
Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du 15 tuổi thì xảy ra Vụ mật án Canh Tý:
Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng
là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi
Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và
Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là kiêu binh) không phục, kéo đến
phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là
Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu
đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngả.
Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ Tam trường (tú tài), sau đó
không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không
rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế,
16
khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở
Thái Nguyên. Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.
Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã
kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm
Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793)
nhưng không kịp, đành trở về quê vợ , quê ở Quỳnh Côi Thái Bình, sống
nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).
Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia
Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào
theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do
tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà
Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi
chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm
quan cho nhà Nguyễn.
Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc
Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín
(Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm

1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương. Năm
1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi
Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du
17
lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì
mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc
bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9
năm 1820.
1.2.2. Chuyến đi sứ 1813 - 1814 của Nguyễn Du
Theo dõi các cuộc Bắc sứ từ thời Trần đến thời Nguyễn, trong cuốn
Thơ đi sứ các nhà nghiên cứu phác ra con đường đi sứ thông thường của
các sứ thần như sau: “Sứ bộ vượt Nhị Hà, lần lượt qua những trạm dịch để
đến Nam Quan. Binh lính mở cửa ải, đốt pháo mừng sức đi bộ và từ đó sứ
đi bộ sẽ đến Nam Kinh, rồi qua Hà Nam, qua Động Đình, Hán Khẩu… Lúc
đi ngựa, lúc đi thuyền để tới Yên Kinh”.
Cũng từ trục đường chính ấy và từ nhật kí hành trình tâm trạng mà
Nguyễn Du ghi lại trong Bắc hành tạp lục, Đào Duy Anh mô tả một cách
cặn kẽ hành trình Bắc sứ của Nguyễn Du từ lúc khởi hành đến lúc trở lại
tận cửa ngõ nước Việt như sau: Nguyễn Du khởi hành từ Huế, đi qua
Thăng Long, qua Nam Quan mà sang Trung Quốc, theo sông Minh Giang
và sông Tà Minh Giang mà đến Ngô Châu, ngược sông Quế Giang mà đến
Quế Lâm, nhờ kênh Hưng An mà sang sông Tương, xuôi sông Tương mà
đi suốt tinh Hồ Nam, qua Tương Đàm và Tương Âm, vào hồ Động Đình,
rồi đến Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc. Từ đây có lẽ sứ đi bộ theo đường bộ mà qua
Võ Thắng Quan để vào Hà Nam, qua Tín Dương, Yến Thành, Hứa Xương

mà đến Khai Phong và vượt sông Hoàng Hà, qua Triều Ca, Nghiệp Thành
trên sông Chương Hà, qua Hàm Đan kinh đô nước Triệu xưa, qua sông
Dịch mà vào địa phận nước Yên xưa để đến Bắc Kinh. Từ Vũ Hán, đường
bộ của Nguyễn Du khi về theo đường cũ ở khoảng Nam và Bắc sông
Hoàng Hà mới trải qua đói kém và loạn lạc, sứ đi bộ phải chuyển sang đi
18
đường phía đông mà theo đường tương đương với đoạn đầu của đường xe
lửa Tân Phố, qua phía tây Thái Sơn mà đến Khúc Phụ (quê của Khổng Tử)
và Trân huyện (quê của Mạnh Tử) và tỉnh Giang Tô mà đến Từ Châu và
Nam Kinh. Có lẽ bấy giờ lưu vực sông hoàn đang bị đói kém nên sứ bộ
không từ Nam Kinh đi thẳng xuống An Huy mà phải từ Nam Kinh đi theo
đường bộ xuống Chiết Giang, qua Tổ Sơn mà đến Hàng Châu, rồi từ Hàng
Châu lại theo đường bộ sang An Huy, qua đầm Đào Hoa ở Kinh huyện, rồi
vượt lên phía bắc sông Trường Giang mà qua núi Tiềm Sơn vào tỉnh Hồ
Bắc mà địa đầu là núi Hoàng Mai, rồi đến Vũ Hán. Từ đấy sứ bộ lại theo
đường sông cũ mà qua các tỉnh Hà Nam và Quảng Tây để bước vào Nam
Quan. Những mong tường minh từng bước chân của Nguyễn Du cùng sứ
bộ, Nguyễn Văn Hoàn đã men theo từng mốc ngày tháng cụ thể được ghi
chép để tìm ra lộ trình chuyến Bắc hành của Nguyễn Du như sau:
6/2 Quý Dậu: đi qua cửa Nam Quan
8/4: đến Ninh Minh Châu
2/5: đến thành phủ Ngô Châu
5/6: đến Quế Lâm, tỉnh lị Quảng Tây
18/7: từ Toàn Châu đến Trường Sa, tỉnh lị Hồ Nam
27/7: đến địa phận huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc
30/7: đến Vũ Xương, tỉnh lị Hồ Bắc
9/8: từ Hán Khẩu ra đi
22/8: đi khỏi địa phận huyện An Dương, tỉnh Hà Nam
21/9: đến trạm Từ Châu, tỉnh Trực Lệ, sau đó qua Bảo Định để lên
Bắc Kinh

4/10: tới Bắc Kinh
24/10: từ Bắc Kinh khởi hành về nước
19
2/11: về đến châu thành Cảnh Châu thuộc tỉnh Trực Lệ sau đó qua
Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, rồi đi qua tỉnh An Huy mà xuống Hồ Bắc
11/12: đến Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc
25/12: từ huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc đi đến huyện Lâm Tương tỉnh
Hồ Nam.
30/1 Giáp Tuất: đến huyện Kì Dương tỉnh Hồ Nam
12/2: đến Toàn Châu tỉnh Quảng Tây
4/2 nhuận: đến Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây
29/3: về qua Nam Quan
Chúng ta có thể hình dung rõ hơn về lộ trình của sứ bộ qua “bản đồ
chỉ đường đi của sứ bộ Nguyễn Du năm 1813 - 1814”.
1.2.3. Tập thơ Bắc hành tạp lục
1. 2.3.1. Vị trí của Bắc hành tạp lục trong sự nghiệp thơ Nguyễn Du
Gần đây, mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du mới được sự quan tâm
đúng mức của độc giả và giới nghiên cứu. Thậm chí mảng thơ chữ Hán của
Nguyễn Du còn được một vài nhà nghiên cứu đánh giá một cách ưu ái:
“Truyện Kiều thực ra là tác phẩm “diễn âm”, “lỡ tay” mà thành kiệt tác, còn
thơ chữ Hán mới đích là sáng tác, nên xem nó là phát ngôn viên chính thức
của Nguyễn Du (…). Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương
nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ
và độc đáo trong nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng
độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”.
Cùng cảm hứng với Mai Quốc Liên, Nguyễn Kim Hưng cũng đưa ra
nhận xét đáng chú ý. Nếu Truyện Kiều và Văn chiêu hồn là những công
trình nghệ thuật cho thấy những hiểu biết bậc thầy của Nguyễn Du về nỗi
khổ niềm vui của cả một thế giới diễn ra quanh mình thì thơ chữ Hán lại
20

cho thấy một cách trực diện sự khám phá tài tình của Nguyễn Du về cái
thế giới sâu thẳm ẩn náu trong bản thân ông. Cùng là những kiệt tác,
Truyện Kiều và Văn chiêu hồn là tấm gương đa diện của muôn vàn tâm
trạng khác nhau trong hiện thực cuộc đời mà nhà thơ sống; Trái lại, thơ chữ
Hán là tấm gương đa diện của cái “tôi” trữ tình giàu bản sắc của chính
Nguyễn Du”.
Đọc kĩ, đọc sâu thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng ta sẽ nhận ra điều
mà Đào Duy Anh đã nhận định: “Chính thơ chữ Hán chứa đựng bóng
hình, đời sống, nét mặt, mái tóc, dấu chân, tâm tình, suy nghĩ của
Nguyễn Du”, đó “không phải là tiểu thuyết, là kịch nữa, mà thuần là
tâm tình bản thân, Nguyễn Du đã để con người của mình trong thơ”.
Tương tự, Thanh Lãng cũng nhận thấy: “Thơ văn chữ Hán Nguyễn Du
mới tố cáo thực chất quái gở của cuộc đời ông. Ông hầu như là người
duy nhất không nói cái người khác đó, hay sẽ nói và cũng không nói
bằng ngôn ngữ giống người khác”.
Nguyễn Huệ Chi nhận định: “Khác với Truyện Kiều, một cuốn tiểu
thuyết trọn vẹn và Văn chiêu hồn một bài văn tế thay lời nhà Phật kêu gọi
chúng sinh, thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là những vần thơ tâm tình.
Truyện Kiều và Văn chiêu hồn nếu có bao hàm tâm sự của Nguyễn Du
cũng phải thông qua số phận khách quan của các nhân vật chính - những
hình tượng nghệ thuật kết tinh từ cuộc sống. Thơ chữ Hán Nguyễn Du, trái
lại, khắc họa hình ảnh trữ tình của chính Nguyễn Du, một hình ảnh rất
“động” trước mọi biến cố của cuộc đời” [5].
Trong các nhận xét, đánh giá trên, có một hiển ngôn rành rành rằng
Truyện Kiều và Văn chiêu hồn luôn là một đối trọng, một vế để đem so
sánh, đối chiếu với ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du với tổng số hơn hai
21
trăm bài thơ. Và cuối cùng, cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn
Du đều được khẳng định về mặt giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật, tâm
hồn ông cũng được nhìn nhận và hiểu một cách thấu đáo từ nhiều góc độ

của tác phẩm.
Vấn đề đặt ra là: Tại sao Nguyễn Du thành công đến vậy trong loại
hình thơ chữ Nôm nhưng ông không sáng tác nhiều, mà lại tỏ ra thích thú
thơ chữ Hán hơn? Phải chăng, trong thời đại Nguyễn Du, thơ chữ Nôm bị
coi là loại “bình dân”, không “xứng tầm” với vị Tòng nhị phẩm Tham tri
bộ lễ? Hay chỉ đơn giản là do Nguyễn Du muốn “thử bút” vì sở trường của
mình? Hay là, như sự lý giải của Mai Quốc Liên, “vào thời Nguyễn Du,
Hán học cực thịnh, Nguyễn Du làm thơ, trút tâm huyết, tài năng vào đó là
lẽ thường”. Hay do đặc thù của chữ Nôm không đủ độ sâu lẫn bề rộng để
“tải” hết những chất chứa tâm sự của con người “ưu thời mẫn thế” này?
Mỗi tâm trạng sẽ tìm cho mình một cách thể hiện, một môi trường
phát triển tối ưu nhất. Có lẽ, hiểu tâm trạng của mình hơn ai hết, Nguyễn
Du đã tìm được cho nó mảnh đất sống màu mỡ nhất để nó có thể sinh
trưởng, phát triển, từ đó Nguyễn Du có thể giãi bày một cách trọn vẹn tâm
trạng bời bời của mình. Và có thể, cũng nhờ đó, như hổ phách lưu giữ các
hóa thạch hàng ngàn vạn năm, thơ chữ Hán Nguyễn Du lưu giữ cho hậu thế
gần như trọn vẹn tâm tư tình cảm thật, sâu kín của ông mà văn thơ chữ
Nôm không làm nổi. Khó có thể phủ định rằng “Thơ chữ Hán Nguyễn Du
là đỉnh cao của thơ chữ Hán Việt Nam trong mười thế kỉ”.
Khi đã xác lập được vị trí của thơ chữ Hán trong sự nghiệp thơ ca
Nguyễn Du chúng ta có thể định vị rõ hơn địa vị của tập Bắc hành tạp lục
trong các mối tương quan trên, mà mới chỉ dừng lại ở một vài nhận định về
một số vấn đề của tập thơ. Bắc hành tạp lục là tập thơ đặc sắc nhất trong
22

×