Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.59 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ HOA

VẬN DỤNG KỸ THUẬT LIÊN VĂN BẢN
TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ HOA
VẬN DỤNG KỸ THUẬT LIÊN VĂN BẢN
TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN HUY DŨNG
NGHỆ AN - 2014
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Đóng góp của luận văn 10
7. Cấu trúc của luận văn 10


Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 11
1.1. Khái niệm liên văn bản; kỹ thuật liên văn bản 11
1.1.1. Liên văn bản 11
1.1.2. Kỹ thuật liên văn bản trong sáng tác 27
1.1.3. Kỹ thuật liên văn bản trong >ếp nhận 32
1.2. Tính khả thi, điều kiện và ý nghĩa của việc vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu
văn bản văn học ở THPT 38
1.2.1. Tính khả thi của việc vận dụng 38
1.2.2. Điều kiện để vận dụng có hiệu quả kỹ thuật liên văn bản 41
1.2.3. Ý nghĩa của việc vận dụng kỹ thuật liên văn bản 46
1.3. Thực tế vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT hiện nay
50
1.3.1. Vận dụng không tự giác 50
1.3.2. Vận dụng tự giác trên cơ sở hiểu biết về Lý thuyết liên văn bản 53
1.3.3. Nhìn chung về thành công và hạn chế của việc vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy
học đọc hiểu văn bản văn học ở THPT hiện nay 59
Chương 2 PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KỸ
THUẬT LIÊN VĂN BẢN TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 63
2.1. Phạm vi vận dụng (xét theo >ến trình giờ học) 63
2.1.1. Vận dụng ở phần dẫn nhập của giờ học 63
2.1.2. Vận dụng trong việc làm sáng tỏ các giá trị trong văn bản văn học 65
2.1.3. Vận dụng trong việc hệ thống hóa kiến thức 67
2.2. Nội dung vận dụng 68
2.2.1. Kết nối văn bản văn học với văn bản văn học 68
2.2.2. Kết nối văn bản văn học với những văn bản thuộc các loại hình sáng tác khác 70
2.2.3. Kết nối văn bản văn học với văn bản đời sống, văn bản văn hóa 72
2.3. Phương pháp vận dụng 74
2.3.1. Không để khách lấn át chủ 75
2.3.2. Ưu >ên tạo sự kết nối giữa các văn bản hay các thành tố văn bản từng quen thuộc với

học sinh 76
2.3.3. Phá bỏ độc quyền vận dụng kỹ thuật liên văn bản của giáo viên 77
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80
3.1. Thực nghiệm thăm dò về ^nh khả thi và hiệu quả của việc vận dụng kĩ thuật liên văn bản
trong dạy đọc - hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông 80
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 80
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm 80
3.1.3. Nội dung thực nghiệm 80
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm 81
3.1.5. Kết quả thực nghiệm 81
3.2. Thiết kế vận dụng kĩ thuật liên văn bản trong dạy học đọc - hiểu văn bản 84
3.2.1. Vận dụng kĩ thuật liên văn bản trong giờ đọc - hiểu về thơ 84
3.2.2. Vận dụng kĩ thuật liên văn bản trong giờ đọc - hiểu về truyện 84
KẾT LUẬN 119
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế giới đương đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới - giai
đoạn đa văn hóa và toàn cầu hóa. Một cuộc luân vũ mãnh liệt đang diễn ra
trong văn hóa - văn học nghệ thuật thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong bối cảnh ấy, việc đổi mới chương trình, nội dung - đặc biệt là phương
pháp dạy học đã và đang diễn ra ở các nhà trường phổ thông với tinh thần
“Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm; đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật
Giáo dục) đang dược thực thi với nhiều cố gắng nỗ lực và không ít gian truân.
Từ những năm đầu thế kỉ XXI, bộ sách giáo khoa Ngữ văn dành cho
học sinh trung học phổ thông đã được biên soạn trên cơ sở nguyên tắc tích

hợp - một quan điểm dạy học cơ bản, hiện đại.
Để hiện thực hóa quan điểm dạy học tích hợp hiện nay một cách sống
động, đạt hiệu quả cao thì việc vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong các giờ
đọc hiểu văn bản văn học đã trở nên một đòi hỏi tất yếu. Một số nhà giáo, nhà
nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu vấn đề khá thú vị và cũng không kém phần
gai góc này. Tuy nhiên, còn rất nhiều khía cạnh của vấn đề cần được bàn thảo
kỹ hơn, sâu hơn nhằm tạo thuận lợi cho việc vận dụng của giáo viên - với
mục đích nâng cao chất lượng của hoạt động đọc hiểu văn bản văn học, một
hoạt động trọng yếu của dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.
1.2. Lý thuyết liên văn bản là một thành tựu khoa học mới; có vai trò, ý
nghĩa to lớn trong nghiên cứu, dạy học ngữ văn nói chung và dạy học đọc
hiểu văn bản văn học ở THPT nói riêng. Liên văn bản là một hệ thống lý
thuyết phức tạp, kỹ thuật liên văn bản cũng muôn màu muôn vẻ trong sáng tác
6
và tiếp nhận. Để vận dụng lý thuyết liên văn bản thành công, rất cần có những
công trình nghiên cứu quá trình chuyển giao công nghệ đầy hấp dẫn song
không ít khó khăn này.
Với đề tài mình đã chọn, chúng tôi mong muốn góp phần tìm hướng
vận dụng, triển khai những tư tưởng, những quan điểm nghiên cứu văn học
và dạy học mới mẻ vào thực tiễn daỵ học và đọc hiểu văn bản văn học ở
trường THPT.
1.3. Trong quá trình dạy học ở THPT, chúng tôi đã vận dụng kỹ thuật
liên văn bản - dù chưa có ý thức thật đầy đủ về vấn đề. Vạn sự khởi đầu nan.
Hy vọng qua thực hiện đề tài này, một số thắc mắc từng có của bản thân sẽ
được giải đáp đồng thời nhiều kinh nghiệm dạy học chung và riêng sẽ được
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về lý thuyết liên văn bản và kỹ thuật liên
văn bản
Liên văn bản là một trong những khái niệm quan trọng nhất, có ảnh
hưởng nhất trong các lý thuyết văn học thế giới trong thế kỷ 20 và thập niên

đầu tiên của thế kỷ 21, có sức hút rất lớn với nhiều nhà nghiên cứu, phê bình
văn học. Khái niệm liên văn bản gắn liền với ba tên tuổi: J.Derrida, R.Barthes
và J.Kristeva - các lý thuyết gia tiên phong trong trào lưu Giải cấu trúc và phê
bình Hậu hiện đại. Khái niệm liên văn bản xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu
luận “Bakhtine, từ ngữ, đối thoại và tiểu thuyết” do J.Kristeva khởi xướng
vào mùa thu năm 1966, đọc tại seminar do R.Barthes chủ trì. Từ đó đến nay,
học giới quốc tế đã tiếp nhận và vận dụng rộng rãi khái niệm liên văn bản trên
nhiều lĩnh vực.
Những tư tưởng, diễn ngôn được triển khai từ khái niệm liên văn bản
đã trở nên vô cùng phong phú trong đó hàm chứa không ít quan điểm đối lập
đồng thời cũng được làm chỗ dựa để mở rộng sang các địa hạt khác nhau: tôn
giáo, lịch sử, xã hội học
7
Chính sự đồng tình, phát triển hay là đối thoại, phản biện ở một khía
cạnh nào đó đối với khái niệm liên văn bản đã làm nên lịch sử của lý thuyết
liên văn bản.
Ở Việt Nam chúng ta, các công trình, tài liệu giới thiệu lý thuyết liên
văn bản mới chỉ xuất hiện trong hơn chục năm nay. Đó là những bài mang
tính tổng thuật như: Liên văn bản - sự triển hạn đến vô cùng của tác phẩm
văn học của Nguyễn Minh Quân, Văn bản và liên văn bản của Nguyễn Hưng
Quốc, Điểm qua mấy hướng tiếp cận liên văn bản ngoài nước của Nguyễn
Nam Các công trình được dịch ra tiếng Việt như Liên văn bản - sự xuất
hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề của L.P. Rjanskaya, Văn
bản - Liên văn bản - Lý thuyết liên văn bản của G.K.Kosikov.
Đó còn là một số chuyên luận của R.Barthes, người đóng vai trò quan
trọng trong việc xây dựng và phát triển lý thuyết liên văn bản. Rồi một số
công trình đề cập nhiều đến khái niệm liên văn bản của Trần Đình Sử, Trương
Đăng Dung, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Văn Dân Nhiều công trình dịch thuật,
giới thiệu về chủ nghĩa Hậu hiện đại có mối quan hệ mật thiết với lý thuyết
liên văn bản và kỹ thuật liên văn bản cũng được quảng bá khá sâu rộng.

2.2. Những nghiên cứu về việc vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong
dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT
Cùng với hoạt động giới thiệu về lý thuyết liên văn bản và kỹ thuật liên
văn bản như đã trình bày ở phần trên thì những nghiên cứu thực hành vận
dụng kỹ thuật liên văn bản cũng đã xuất hiện thưa thớt song chưa có công
trình nào thực sự tạo được uy tín lớn cho bản thân lý thuyết này. Nổi bật và
thành công hơn cả là Đặng Tiến khi nghiên cứu Bóng chữ của Lê Đạt;
Nguyễn Hưng Quốc khi đọc bài thơ Con cóc, Hoàng Ngọc Tuấn khi “thử
thưởng thức” một tác phẩm Hậu hiện đại của D.Barthelme đã đem lại hứng
khởi cho nhiều nhà phê bình, những cây bút trẻ, các nhà giáo dạy văn
8
Gần đây, các tiểu luận: Về việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy
học ngữ văn ở trường phổ thông của Phan Huy Dũng; Liên văn bản thể loại và
tính đối thoại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 của Nguyễn Văn
Hùng; Truyện ngắn Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản của Nguyễn Thị Huế;
Tính liên văn bản và việc đọc - hiểu tác phẩm văn học - (Đọc truyện Chân, Tay,
Tai, Mắt, Miệng) của Trần Đình Sử; Liên văn bản trong “Đàn ghi ta của
Lorca” của Lê Huy Bắc giúp chúng ta một cái nhìn đa chiều trong vận dụng lý
thuyết - kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT.
Như vậy là những nghiên cứu vận dụng kỹ thuật liên văn bản ứng dụng
vào nhà trường phổ thông còn khá tản mạn và ít ỏi, chưa có những bài viết có
quy mô, hệ thống về vận dụng kỹ thuật liên văn bản vào dạy học đọc hiểu văn
bản văn học ở trường THPT.
Trong luận văn này, chúng tôi tiếp nhận những luận giải, kết quả
nghiên cứu của các tác giả nêu trên đồng thời lựa chọn, biện giải những luận
điểm khoa học về lý thuyết liên văn bản thích hợp để vận dụng trong dạy học
đọc - hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Làm sáng tỏ cơ sở khoa học của đề tài, bao gồm: thuyết minh các
khái niệm then chốt về lý thuyết liên văn bản và kỹ thuật liên văn bản; phân

tích khả năng, điều kiện và ý nghĩa của việc vận dụng kỹ thuật liên văn bản;
tìm hiểu thực tế vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc - hiểu văn bản
văn học ở THPT.
3.2. Nghiên cứu phạm vi, nội dung và phương pháp vận dụng kỹ thuật
liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT.
3.3. Tiến hành thực nghiệm để khẳng định khả năng vận dụng kỹ thuật
liên văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy đọc - hiểu văn bản văn học ở
THPT hiện nay.
9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Vận dụng kĩ thuật liên văn bản
vào việc dạy học đọc - hiểu ở trường phổ thông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng kĩ thuật liên văn bản trong giờ Ngữ văn ở THPT nói chung,
giờ đọc - hiểu văn bản nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thuộc hai
nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.
- Phương pháp mô hình hóa, quan sát, điều tra, thực nghiệm.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Với đề tài Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản
văn học ở trường THPT, người viết cố gắng hệ thống hóa những kinh nghiệm vận
dụng kỹ thuật liên văn bản trong việc dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT.
6.2. Đồng thời, đề xuất những biện pháp khả thi nhằm vận dụng kỹ
thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường THPT, góp
phần từng bước nâng cao chất lượng, hiêu quả của việc dạy học Ngữ văn ở
nhà trường phổ thông hiện nay.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Phạm vi, nội dung và phương pháp vận dụng kỹ thuật liên
văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
10
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm liên văn bản; kỹ thuật liên văn bản
1.1.1. Liên văn bản
1.1.1.1. Sơ lược về lý thuyết liên văn bản
Từ ngàn xưa, với thủy tổ nguyên sơ là loài vượn,con người - bằng lao
động, ngôn ngữ và tư duy đã vượt hẳn lên trên, đứng đầu sinh giới, chúa tể
của muôn loài. Mang trong mình bản chất nghệ sỹ - hướng tới Chân, Thiện,
Mỹ - con người luôn băn khoăn, day dứt, quặn xé, mặn chát như những giọt
nước biển, tung mình lên như muốn thoát khỏi đại dương mênh mông để rồi
lại rơi xuống, hòa đồng vào trùng dương xanh thẳm Cũng từ ngày ấy, con
Nnười bắt đầu sáng tạo ra Thượng đế, Thánh, Thần, Tiên, Phật để ngưỡng
vọng, để nghe nó phán xét và đôi khi lại nguyền rủa, mạt sát nó. Cái mảnh rực
sáng của sự sáng tạo đó tách ra khỏi mà vẫn có mối tương liên với con người
như mặt trăng với trái đất. Phải nhiều vạn năm trôi qua, chàng trai Địa Cầu
mới nhận ra “một nửa của mình” đâu còn là Hằng Nga diễm lệ mà lại là một
gương mặt rỗ chằng chịt với tính khí nóng lạnh thất thường. Chàng ta lại như
Hamlet bên Anh quốc cầm chiếc sọ trên tay nhìn ngắm mà suy tư: “tồn tại hay
không tồn tại”.
Cũng từ xa xưa, con người đã sử dụng ngôn ngữ - từ tiếng nói đến chữ
viết - như một công cụ đặc hữu để suy tư và hành dụng, sáng tạo nên lịch sử
văn hóa của mình bởi một phương tiện phổ biến và linh diệu mà ngày nay ta

gọi là “văn bản”. Và cũng gần như chừng ấy thời gian; các học gỉa nói chung
và các nhà nghiên cứu - phê bình về lý thuyết ngôn ngữ nói riêng, luôn tìm
mọi phương cách để cho thứ công cụ đặc hữu và phổ biến ấy ngày một linh
diệu, màu nhiệm và đắc dụng hơn.
11
Từ Plato, F.Saussure đến J.Kristeva - ít nhất là từ hơn một thế kỷ qua;
văn bản từng bước, dần tiệm cận rồi hòa nhập với liên văn bản.
Sự ra đời của khái niệm liên văn bản đã làm “thay đổi hẳn nội hàm khái
niệm văn bản để cuối cùng cả hai cơ hồ trở thành hai từ đồng nghĩa: không có
một văn bản nào không phải là một liên văn bản và ngược lại, không có một
liên văn bản nào không tồn tại như một văn bản ” [35].
Liên văn bản là một trong những khái niệm trọng yếu nhất trong các lý
thuyết văn học thế giới từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay, có sức hút mạnh mẽ với
các học giả quốc tế nói chung và các lý thuyết gia nghiên cứu phê bình văn
học nói riêng.
Khái niệm liên văn bản gắn liền với ba lý thuyết gia tiên phong trong
trào lưu Giải cấu trúc và Phê bình Hậu hiện đại: J.Derrida, R.Barthes và
J.Kristeva. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau về nguồn gốc
khái niệm: Nó xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu luận của Julia Kristeva vào
mùa Thu năm 1966: Bakhtine, từ ngữ, đối thoại và tiểu thuyết đọc tại seminar
do R.Barthes chủ trì.
Trong tiểu luận này, mục tiêu chính là để giới thiệu, luận giải về ngôn
ngữ và tiểu thuyết của M.Bakhtine - nhà bác học Nga đã vận dụng sáng tạo và
phát triển lý thuyết ngôn ngữ học tổng quát của F.Saussure theo một chiều
hướng mới - từ đó đã để lại nhiều dấu ấn trong lý thuyết văn học thế giới từ
những năm giữa thập niên 1970 trở lại đây. Trong khi Saussure tập trung chú
ý vào những quy ước và quy luật trừu tượng và chung nhất của ngôn ngữ; chỉ
tập trung vào khía cạnh đồng đại của ngôn ngữ; lược quy ngôn ngữ vào một
mối quan hệ chính giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt và cho rằng bản chất
của ngôn ngữ nằm ở sự khác biệt thì Bakhtine lại tin ngôn ngữ nào cũng gắn

liền với một quan điểm, một ngữ cảnh và một đối tượng nhất định - ngôn ngữ
là những gì đang được hành dụng trong cuộc sống chứ không phải “nằm chết”
12
trong từ điển; ông tin ở mọi thời điểm, ngôn ngữ đều chịu áp lực mang tính
lịch đại như một dòng chảy vô tận; mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt là vô cùng đa dạng: không có một ý niệm nào lại không là nơi giao
thoa giữa các quan điểm, các ý kiến, khuynh hướng khác nhau và đặc biệt,
Bakhtine cho bản chất ngôn ngữ là tính đối thoại: mọi lời nói đều là phản hồi
đối với lời nói trước đó và đều nhằm tới những đối tượng nhất định, nó là
“lãnh thổ chung của cả người nói lẫn người nghe”, là “cầu nối giữa ta và
người”, là “một nửa của người khác”.
Từ quan niệm về tính đối thoại của ngôn ngữ, Bakhtine thông qua sự
phân tích các tiểu thuyết của Dostoevsky - cho rằng bản chất của tiểu thuyết
cũng giống như các hội hóa trang (carnival) mang tính đa thanh; ở đó, mỗi lời
nói của nhân vật đều có nhiều giọng, một diễn ngôn mang tính nhị trùng
thanh: “Nó phục vụ hai kẻ phát ngôn cùng lúc, diễn tả hai ý định khác nhau
cùng một lúc: một ý định trực tiếp của nhân vật(người đang nói) và một ý
định trực tiếp của chính tác giả”. Đặc biệt, trong các tiểu thuyết đa thanh như
thế, không có giọng nói nào là hoàn toàn khách quan và có thẩm quyền hơn
hẳn: tiểu thuyết đa thanh phản ánh một thế giới - trong đó, mọi lời nói đều có
quan hệ hô ứng mật thiết với nhau, hơn nữa còn dựa vào nhau mà tồn tại và
phát nghĩa.
Những ý kiến, quan điểm về ngôn ngữ và tiểu thuyết của Bakhtine như
đã nói ở phần trên - cho đến những năm đầu thập niên 60 vẫn “chưa đến được
với giới nghiên cứu văn học phương Tây”. Chính J.Kristeva đã giới thiệu và
khai triển những ý kiến này trong bài viết Bakhtine, từ ngữ, đối thoại và tiểu
thuyết và dẫn đến một kết quả sáng chói là sự ra đời của một khái niệm - thuật
ngữ mới: liên văn bản.
Đối với J.K risteva: “Văn bản không được hình thành từ những ý đồ
sáng tác riêng tây của tác giả mà chủ yếu là từ những văn bản khác đã hiện

13
hữu trước đó: mỗi văn bản là một sự hoán vị của các văn bản, nơi lời nói từ
các văn bản khác gặp gỡ nhau, tan loãng vào nhau và trung hòa sắc độ của
nhau”. Nói cách khác, không có văn bản nào thực sự cô lập, một mình một
cõi, như một sự sáng tạo tuyệt đối: văn bản nào cũng chịu sự tác động của văn
bản văn hóa, cũng chứa đựng ít nhiều những cấu trúc ý thức hệ quyền lực thể
hiện qua các hình thức diễn ngôn khác nhau trong xã hội. Hậu quả là từ hay
văn bản nào cũng là một giao điểm với ít nhất là một từ hay một văn bản khác
được đọc. Là giao điểm nghĩa là: khác với điểm, không cố định. Trong ý
nghĩa này, Kristeva xem văn bản có tính sản xuất, lúc nào cũng là quá trình
vận động và tương tác liên tục. Ý nghĩa của các từ ngữ được sử dụng trong
văn bản thay đổi màu sắc theo những thay đổi trong xã hội. Kristeva cho ý
nghĩa của mỗi từ trong văn bản được quy định bởi hai trục khác nhau:
- Trục ngang: giữa tác giả và độc giả.
- Trục dọc: giữa nó với văn bản khác cũng như với chu cảnh văn hóa xã
hội trước đó cũng như cùng thời.
Từ đó, đi xa hơn - Kristeva cho mỗi văn bản là một liên văn bản, ở đó
các văn bản khác cùng hiện hữu để góp phần chi phối và làm thay đổi diện
mạo của văn bản ấy; mỗi văn bản là một sự hấp thụ và chuyển thể của văn
bản khác, là một “bức khảm các trích dẫn” - ở đó, có vô số những mảnh vụn
của các mã ngôn ngữ, các quy ước văn học, các khuôn mẫu nhịp điệu, các
hình thức diễn ngôn vốn từng phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên - theo
Kristeva, nên lưu ý là: phần lớn các mảnh vụn này đều vô danh và có khi vĩnh
viễn vô danh, không ai có thể truy nguyên được xuất xứ của chúng: đó chỉ là
những trích dẫn tự động, từ vô thức và không mang bất cứ một dấu hiệu đặc
biệt nào để nhận diện sự trích dẫn ấy cả.
Thực ra, tư tưởng về liên văn bản không phải là sự “độc sáng” của
J.Kristeva mà nó đã được manh nha từ lý thuyết Giải cấu trúc do J.Derrida
14
khởi xướng “trong cuộc tranh luận giữa ông với Saussure bằng cuộc giải phẫu

sự “trì biệt” (differance) bất tận, đầy năng động của ông để đối lập với phạm
trù tĩnh tại yêu thích của cánh cấu trúc luận: “khác biệt” (difference) [19].
J.Derrida nghiên cứu về tính bất ổn về nghĩa của ngôn từ, của ký hiệu và sự
phủ định ý niệm về tồn tại bất di bất dịch của cái gọi là Tuyệt đối, Trung tâm
hay Thần ngôn: “Cần nới lỏng, đập vụn, phân tán chúng: tính ổn định ngữ
nghĩa của ngôn từ là không thể có - (đó là ảo tưởng) trong chừng mực bất kỳ
ký hiệu nào cũng nhằm tới sự đa bội vô tận của ngữ cảnh sử dụng, bao gồm
cả ngữ cảnh của quá khứ và tương lai, và vì thế, nó làm tiêu tán sự đồng nhất
riêng biệt; sự tự đồng nhất ấy không bao giờ có “trong thực tại” bởi vì nó bị “
phân rã”, bị trầm lắng trong quá trình của những quá trình “trì biệt” vô tận:
mỗi yếu tố được xem là “ hiện hữu” đều có quan hệ với một yếu tố khác nào
đó so với chính nó, do duy trì trong bản thân vết tích của yếu tố xảy ra trước
đó và cho phép mài sắc bản thân tạo ra vết tích quan hệ của mình với yếu tố
tương lai
Cho nên, bất kỳ sự vật, khái niệm, ý nghĩa bất động nào đều bị thử
thách “độ bền vững”, cho tới khi chúng tự phân rã và tự hủy diệt; mọi kỳ
vọng vào sự tồn tại của lời nói “sau chót”, “cuối cùng” về thế giới, mọi ý đồ
sở đắc cái “đích thực khởi nguyên” của vũ trụ đều trở thành đối tượng hoài
nghi sâu sắc, mà mục đích của sự hoài nghi ấy là phát huy sự siêu việt và do
đó, phá hủy các bản thể luận như vốn dĩ: “Chúng tôi kỳ vọng sẽ tìm thấy một
điểm xác định của vị thế đứng ngoài trong quan hệ với thời đại lấy Thần ngôn
làm trung tâm nói chung.
Lý thuyết liên văn bản của J.Kristeva - một cô gái Pháp gốc Bungari
mới 25 tuổi - đề xướng lần đầu tiên trong tham luận Bakhtine, ngôn từ, đối
thoại và tiểu thuyết đọc tại seminar do R.Barthes chủ trì vào mùa thu 1966 tại
Pari - được giới Trí thức Pháp thời ấy tiếp nhận chưa mấy nồng nhiệt. Sau
15
này, phải nhờ vào uy tín của R.Barthes, người đi đầu cổ xúy, hết lòng ủng hộ
và phát triển một cách độc đáo, sâu sắc và toàn diện trong các tác phẩm nổi
tiếng của ông, những luận điểm cơ bản của lý thuyết liên văn bản mới được

cấp “quyền công dân”, thực sự thâm nhập vào đời sống khoa học,vào lịch sử
nghiên cứu phê bình và sáng tác văn học thế giới một cách sâu rộng.
R.Barthes không chỉ ủng hộ khái niệm liên văn bản của Kristeva mà
còn xây dựng những luận điểm quan trọng làm cơ sở cho sự phát triển mạnh
mẽ, vững bền và ngoạn mục của lý thuyết liên văn bản. Chính khái niệm liên
văn bản đã đưa R.Barthes đến một định nghĩa mới, có tính nền tảng về văn
bản: “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản khác có mặt trong nó ở
những cấp độ khác nhau, giữa những hình thái ít nhiều nhận thấy được: những
văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại chung
quanh. Mỗi văn bản đều như là một tấm vải mới được dệt bằng những trích
dẫn cũ. Những đoạn của các mã văn hóa, các định thức, các cấu trúc nhịp
điệu, những mảnh vụn biệt ngữ xã hội - tất cả đều bị văn bản ngốn nuốt và
đều bị hòa trộn trong văn bản, bởi vì trước văn bản và xung quanh nó bao giờ
cũng tồn tại ngôn ngữ. Với tư cách là điều kiện cần thiết ban đầu cho mọi văn
bản, tính Liên văn bản không thể bị lược quy vào nguồn gốc hay ảnh hưởng;
nó là trường quy tụ những định thức nặc danh, khó xác định nguồn gốc,
những trích dẫn vô thức hoặc máy móc được đưa ra không có ngoặc kép” [5].
Xem xét lại khái niệm liên văn bản của Kristeva, Brathes đã tạo cho nó
một tên gọi ngắn gọn và mạnh mẽ hơn: VĂN BẢN. Brathes nhấn mạnh, về
mặt thuật ngữ, “văn bản” có nghĩa là “tấm dệt”, “mạng lưới”, “tấm vải”
Vào năm 1970, trong cuốn S/Z, Brathes đã mô tả văn bản mở rộng như
là “tính đa bội đắc thắng”: “Một văn bản lý tưởng như thế đầy ắp vô số lối đi
giao cắt nhau ở bên trong, không chế áp lẫn nhau, nó là mạng lưới của những
cái biểu đạt, chứ không phải là cấu trúc của những cái được biểu đạt; nó
16
không có mở đầu, nó mang tính thuật nghịch khả hồi, có thể thâm nhập vào
đó qua vô số cửa ngõ, nhưng không một lối nào được xem là chính đạo,
chuỗi mã do nó khởi động đã mất biến ở đâu đó trong cõi xa xăm vô tận,
chúng “bất khả giải” (nghĩa là chúng không phụ thuộc vào nguyên tác khả
giải, cho nên mọi sự giải quyết đều mang tính ngẫu nhiên giống như khi ném

con thò lò); nhiều hệ thống ngữ nghĩa khác nhau có khả năng sở đắc cái văn
bản cực kỳ đa bôi ấy, nhưng phạm vi của chúng không khép kín, bởi vì mực
thước của những hệ thống như vậy là tính vô tận của bản thân ngôn ngữ.
Văn bản là sự biểu hiện chiều sâu “vô đáy” và “vô tăm tích” - nó là kho báu
có sức chứa vô hạn. Ký ức tập thể - vô thức của Văn bản là không gian hỗn
độn của một “trật tự chưa được tổ chức”, đó là sự phong túc ý nghĩa chảy
tràn ra mọi bến bờ, vượt qua mọi vật cản, có thể làm hồi sinh các hiện tượng
văn hóa bị quên lãng”.
Trong Bakhtine - Tuyển tập, ông viết: “Không có lời đầu tiên, không có
lời cuối cùng và không có ranh giới của ngữ cảnh đối thoại (chúng đã đi về
phía quá khứ vô hạn và tương lai vô cùng). Thậm chí cả những ý nghĩa thuộc
về quá khứ, được sinh ra trong cuộc đối thoại ở những thế kỷ đã qua cũng
không thể ổn định - chúng bao giờ cũng sẽ đổi mới trong tiến trình của cuộc
đối thoại tiếp theo, trong tương lai.”
Có thể nói, R.Brathes là người thành công hơn cả trong việc phát triển
Lý thuyết liên văn bản. Phân tích mối quan hệ từ tác phẩm đến văn bản, ông
cho rằng “Sáng tạo ra tác phẩm, mỗi tác giả tất yếu sẽ chắt từ “kho lưu trữ”
văn bản vô tận, kiến tạo cấu trúc ngữ nghĩa của mình với sự hỗ trợ của chất
liệu được cất giữ trong văn bản, có thể là những lời, những câu riêng lẻ hay cả
một đoạn văn được cố ý vay mượn từ tác phẩm của người khác, đọc được trên
báo chí, nghe được ngoài đường phố, từ màn hình ti vi những diễn văn
thuyết trình đủ loại, những thể loại, phong cách, mã xã hội, diễn ngôn tức là
17
những gì tạo nên các ngữ cảnh văn hóa riêng lẻ cũng như văn bản văn hóa nói
chung. Người nói/người viết không mấy hiểu rõ “văn bản” riêng của mình (ký
ức văn hóa của mình) nhưng ngoài ý muốn, ký ức ấy vẫn chi phối họ ngay từ
thời thơ ấu. Ông đi đến kết luận: “Vì trước văn bản và xung quanh văn bản,
bao giờ cũng có hoạt động ngôn ngữ, các mảnh vỡ của những bộ mã đủ loại,
những cách biểu đạt, mô hình tiết tấu khác nhau; những mảnh, miếng của
ngôn ngữ xã hội thâm nhập vào văn bản và tái phân bổ lại ở đó. Là điều kiện

thiết yếu của văn bản, dẫu nó là thế nào, tính liên văn bản dĩ nhiên hoàn toàn
không quy về vấn đề nguồn gốc và ảnh hưởng. Liên văn bản như phạm vi
rộng mở của những công thức vô danh khó xác lập nguồn gốc, của những
đoạn trích vô tình hoặc tự động không để trong ngoặc kép. Mọi văn bản đều
là liên văn bản: ở những cấp độ khác nhau, trong hình thức được nhận biết ít
hay nhiều, bao giờ cũng hiện diện những văn bản khác - những văn bản của
văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa bao bọc xung quanh, mọi văn
bản đều là tấm vải mới đan dệt từ những trích dẫn đã từng được sử dụng.”
Như phần trên đã đề cập, khi tiếp cận Lý thuyết liên văn bản, trước hết
ta cần xác định ý nghĩa của thuật ngữ liên văn bản trong việc gọi tên một thủ
pháp văn học xác định (trích dẫn, ám chỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay
mượn); cách hiểu như thế đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốc đã có từ trước
và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó. Trong cách tiếp cận này,
thuật ngữ liên văn bản được dùng để biểu thị - gọi tên các hiện tượng văn học
có lịch sử lâu dài như chính lịch sử văn học, đã có từ ngàn xưa.
Trong Lời giới thiệu cuốn Intertextuality, M.Worton và J.Still đã chứng
minh khá thuyết phục rằng: ý niệm liên văn bản đã manh nha từ trong các lý
thuyết về thơ thời cổ đại Hy Lạp. Trong tư tưởng của Plato, Airstotle, Horace
vv khi các triết gia này nói đến chức năng mô phỏng hiện thực của văn học,
họ không hiểu mô phỏng chỉ đơn giản là một sự lặp lại mà thực chất là một sự
18
bổ sung, ít nhất là bổ sung một cách diễn dịch. Trong ý nghĩa này - nói theo
ngôn ngữ của Plato - nó có chức năng của một thứ tiền văn bản. Hậu quả là
mọi văn bản văn học đều có tính liên văn bản.
Cùng với đó - khi tiếp cận Lý thuyết liên văn bản chúng ta cần minh định
ý nghĩa cách mạng của nó trong việc khám phá thuộc tính bản thể của mọi văn
bản và một quy luật khách quan chi phối sự tồn tại của con người nói chung.
1.1.1.2. Liên văn bản như là thuộc tính của văn bản
Nhận định của Barthes: “Liên văn bản được hiểu như là thuộc tính bản
thể của mọi văn bản “bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản” - tức là được

nhận định như là sự xóa nhòa ranh giới giữa các văn bản của các tác giả riêng
rẽ, giữa văn bản văn học cá nhân và văn bản vĩ mô của truyền thống, giữa các
văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau (không nhất thiết là mang
tính nghệ thuật) giữa văn bản và độc giả và cuối cùng, giữa các văn bản và
hiện thực. Như vậy, liên văn bản mô tả không phải các hiện tượng văn học,
mà một quy luật khách quan nào đấy của sự tồn tại của loại người nói chung
(theo L.P.Rjanskaya - Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và
lý thuyết của vấn đề).
Chính đây là cách diễn dịch gốc “từ ruột mà ra” của thuật ngữ liên văn
bản - lần đầu tiên xuất hiện trong công trình của J.Kristeva Bakhtine, ngôn từ,
đối thoại và tiểu thuyết. Về sau, khái niệm liên văn bản được các nhà Hậu cấu
trúc luận Pháp (R.Barthes, J.Derrida) triển khai, vay mượn với ý nghĩa gần
như nghĩa gốc. Theo quan niệm của họ, thế giới hiện ra với chủ thể trong
ngôn ngữ: cả thế giới, cả tâm lý của chủ thể đều được cấu trúc theo các quy
luật ngôn ngữ, ngôn ngữ bị mất đi chức năng biểu hiện và không còn là cái
biểu đạt siêu nghiệm, và như vậy, ý nghĩa nảy sinh không phải trong sự mô
phỏng mà trong ký hiệu, tức là trong trò chơi tự do với nghĩa của các văn bản
văn hóa - trò chơi ngôn ngữ.
19
Như R.Barthes viết: “mỗi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn
bản khác” nhưng không nên hiểu tính liên văn bản này theo kiểu là văn bản có
một nguồn gốc nào đó; mọi sự tìm kiếm “cội nguồn” và “ảnh hưởng” là phù
hợp với huyền thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì lại
được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm bắt được nhưng đồng
thời lại đã từng được đọc - những trích đoạn không để trong ngoặc kép. Tức
là theo R.Barthes, bất kỳ văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa
chiều, nơi có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà không một cái
nào là gốc cả. Vào nửa sau thập niên 80, các nhà Giải cấu luận Mỹ - như
M.Fucault - đã phát triển khái niệm liên văn bản bao trùm “các kiểu thực hành
diễn ngôn” trong tất cả các lĩnh vực tri thức: tôn giáo , sử học, xã hội học

Theo các nhà nghiên cứu quốc tế, phát hiện về tính liên văn bản vào
giữa thập niên 60 được đánh giá như vụ nổ khai thiên (Big Bang) trong lĩnh
vực ngôn ngữ học: nó phá vỡ khái niệm văn bản truyền thống và làm cho hai
khái niệm văn bản và liên văn bản trở thành đồng nghĩa; nó còn làm thay đổi
hẳn trọng tâm của phê bình và nghiên cứu văn học. Nó cũng làm thay đổi mối
quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và người đọc
Trước hết, ta cần chú ý là: việc phát hiện ra tính liên văn bản đã làm
thay đổi hẳn khái niệm văn bản đã khá thông dụng trước đó. Để làm nổi bật
các đặc điểm của văn bản (như một liên văn bản), R.Barthes đã so sánh khái
niệm văn bản (text) với khái niệm tác phẩm (work) theo ông, trong khi tác
phẩm là một cái gì cụ thể, đã hoàn tất, chiếm một không gian nhất định trong
thế giới sách vở - thì văn bản lại chỉ là một lĩnh vực mang tính phương pháp
luận; tác phẩm là những gì được phô bày ra, văn bản lại là tiến trình hiện thực
hóa việc phô bày ấy bằng ngôn ngữ. Nếu văn học là thế giới của các kí hiệu,
tác phẩm gần với những cái biểu đạt, vốn tương đối dễ diễn dịch thì văn bản
lại là chuỗi dài của những cái được biểu đạt. Những cái được biểu đạt này liên
20
hệ đến những cái được biểu đạt khác, kết quả là văn bản chỉ có thể được kinh
nghiệm trong một động thái sản xuất, hình thành tự sự giao động miên man
giữa sự có mặt và vắng mặt của những cái được biểu đạt khác nhau. Những sự
có mặt và vắng mặt này vốn vô tận, do đó, động thái sản xuất cũng kéo dài
liên tục - và cũng do đó, văn bản tất yếu mang tính đa nguyên, nó không giới
hạn trong một ý nghĩa nhất định và cố định nào cả; nó luôn luôn dẫn đến một
cái gì khác, ngoài nó.
Tác phẩm và văn bản liên quan tới hai dạng khác nhau của ý thức con
người. Tác phẩm gắn với ý thức cá nhân của chủ thể ý chí (tác giả) còn văn
bản - như đã nêu trên - gắn với ký ức vô thức của văn hóa. Văn bản có sự
phong phú ngữ nghĩa vô hạn, còn phạm vi đọc và kinh nghiệm văn hóa được
ý thức nói chung của mỗi tác giả là có giới hạn, nó chỉ giành lại cho hoạt động
Liên văn bản của anh ta một lãnh địa rất hẹp (bắt chước, mô phỏng, nhại, trích

dẫn kín đáo hay công nhiên, dùng điển, hồi tưởng theo kiểu mơ hồ, hỗn độn).
Chính vì thế, phía sau mỗi tác phẩm bao giờ cũng thấy nổi lên khối văn bản
khổng lồ, trong đó cái “được nói” bao giờ cũng lớn gấp bội so với điều bản
thân tác phẩm “muốn nói”, vì văn bản không chỉ ghi nhớ nền văn hóa trước
và cùng thời với tác giả, mà còn ghi nhớ cả nền văn hóa của tương lai. Theo
Barthes, tác phẩm bao giờ cũng nghèo hơn gấp bội so với văn bản của mình,
và chính cảm giác về sự khiếm khuyết ngữ nghĩa của mình sẽ trở thành động
lực khêu gợi ý thức tác giả (cũng như ý thức người đọc) khát vọng vượt qua
bản thân và những giới hạn của mình. Tác giả cần phải “quên mình”, quên
“cái tôi” cá nhân và tác phẩm của mình, “vui vẻ chết như cày xong thửa
ruộng” hân hoan chết đi trong văn bản và khi ấy ký ức của văn bản, ký ức
chứa vào bản thân “tất cả”, sẽ tự nói lên ở trong đó. Từ đây, Barthes đi đến
một kết luận quan trọng: tác giả không còn là nguồn cung cấp và bảo chứng
cho ý nghĩa của tác phẩm nữa. Thậm chí, tác phẩm cũng không thể được xem
21
như sự phát ngôn của tác giả: đó chỉ là nơi ngôn ngữ hành động và trình diễn.
Barthes đã có một cách diễn tả độc đáo và gây ấn tượng thật mạnh: “Tác giả
đã chết”. Từ năm 1968, Barthes đã nhạy bén chỉ ra “sự cáo chung vai trò chủ
quyền của tác giả - cũng là “sự ra đời” của người đọc và vận mệnh văn bản
không phải tùy thuộc vào xuất xứ mà được xác định bởi đích đến của nó:
Người đọc”. Ta có thể hiểu một cách dung dị là: tính chất liên kết từ văn bản
này đến văn bản khác không phải chỉ hàm chứa hành động chủ ý của tác giả
mà thực ra, ở nhiều tường hợp, ý nghĩa của văn bản nằm ngoại mọi hành động
ý thức của người viết, thay vào đó, nó được phát hiện bởi người đọc - người
đọc và chỉ có người đọc đã tạo nên tên tuổi của tác giả văn bản. Như thế, sự
phát hiện ra tính liên văn bản cũng đồng thời là sự phát hiện ra người đọc.
Đây là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong sinh hoạt phê
bình văn học thế giới ở thế kỷ 20.
Trước đây, trong thời kỳ văn học Cổ đại và Trung đại, chiếm vị trí
chung tâm trong tư tưởng văn học với các nhà cổ điển phương Tây là hiện

thực và bản tính con người, với các nhà cổ điển Trung Hoa và Việt Nam là
“đạo”, “chí”, “khí” hay “lý”. Mối quan tâm chính của họ không phải là các
yếu tố tác giả, văn bản hay người đọc mà là vấn đề bản chất, chức năng và thể
loại của văn học.
Song, khi tập trung vào các vấn đề bản chất, chức năng và thể loại văn
học người ta đều phải đề cập đến quan hệ giữa con người với con người, với vũ
trụ nên các học giả phương Tây cũng như phương Đông không thể không nói
đến vai trò của người đọc (như Hàn Dũ nói đến “văn dĩ minh đạo”, Chu Đôn
Di nói đến “văn dĩ tải đạo”; hay khi Plato đòi đuổi các nhà thơ ra khỏi vương
quốc Cộng hòa, Aristotle nói đến chức năng thanh tẩy cảm xúc của bi kịch ).
Họ chỉ nghĩ đến vậy thôi chứ không hề công nhận một vai trò nào của người
đọc. Vị trí của người đọc vẫn ở bên lề (Dẫn theo Nguyễn Hưng Quốc [35]).
22
Từ cuối thế kỷ 18, với các nhà lãng mạng chủ nghĩa, yếu tố tác giả đã
đánh bật các yếu tố khác để chiếm vị trí trung tâm trong lĩnh vực phê bình,
nghiên cứu văn học. Trên sân khấu văn học, một mình tác giả hiện ra như
những thiên tài với sự nhạy bén và khả năng tưởng tượng phi thường đến mức
trở thành cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời phàm tục, nói như Xuân Diệu Ta là
Một, là Riêng, là Thứ Nhất hay nói như Vũ Hoàng Chương - như những kẻ
“đầu thai lầm thế kỷ”. Và như thế, người đọc bị đẩy lùi vào quên lãng. Một
thời gian dài, người ta xem mục tiêu của việc đọc thơ văn là để tìm tòi những
bí ẩn giấu kín trong tâm hồn của những thiên tài. Dấu vết của cách nhìn này
vẫn tồn tại dai dẳng đến nay: đó là cảm giác sùng bái đối với khái niêm “độc
đáo”, “sáng tạo” và “cảm hứng”, ám ảnh về “cái tôi” của người nghệ sĩ, sự
nhấn mạnh quá đáng vào yếu tố cảm xúc - quan niệm cho việc đọc, trước hết
là để tìm hiểu tâm tình của một nhà văn hay một nhà thơ.
Từ đầu thế kỷ XX, đã có nhiều cuộc “đảo chính” nổ ra nhằm lật đổ
“ngai vàng” của tác giả. Cả Hình thức luận lẫn Phê bình mới đều cho những
dòng chữ trên giấy có giá trị hơn hẳn các yếu tố ngoài văn bản như tiểu sử, ý
đồ của tác giả hay bối cảnh lịch sử và ý thức hệ trong đó tác phẩm được hình

thành - cả hai đều chủ chương truất phế tác giả như là một đối tượng nghiên
cứu chính và cả hai hệ phái ấy đều loại trừ người đọc: các nhà Hình thức luận
không hề quan tâm đến những hồi âm của người đọc, còn các nhà Phê bình
mới thì tuyên bố việc phê bình dựa trên những ấn tượng của người đọc chỉ là
một thứ ngụy luận. Các nhà Cấu trúc luận, trên nguyên tắc, cũng không thừa
nhận vai trò của người đọc trong lĩnh vực nghiên cứu văn học.
Sang nửa sau thế kỷ XX, khi đi tìm cấu trúc làm nảy sinh ra ý nghĩa,
người ta dần dần khám phá ra tính liên văn bản, và từ tính liên văn bản, mới
khám phá ra người đọc. Từ đây, khuynh hướng phê bình căn cứ trên những
hồi âm của người đọc được ra đời và thay thế khuynh hướng phê bình chỉ dựa
23
trên văn bản. Quá trình khám phá này cũng chính là quá trình tiếp biến từ cấu
trúc luận thành Hậu cấu trúc luận và sau đó là Giải cấu trúc.
1.1.1.3. Vấn đề liên văn bản từ những góc nhìn khác nhau
Quan niệm về tính liên văn bản - một thành quả, phát hiện sáng chói
của J.Kristeva - nhanh chóng nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều lý
thuyết gia lớn trên thế giới; những người sẽ khai triển tính liên văn bản theo
nhiều chiều hướng khác nhau, từ những góc nhìn khác nhau, mở rộng nội hàm
của nó; biến nó thành một thuật ngữ vừa được phổ biến rộng rãi, có tính thời
thượng, lại vừa phức tạp - thậm chí, chứa đầy nghịch lý. Sau đây, chúng tôi
lược thuật những ý kiến, quan điểm của các lý thuyết gia ấy để có thêm cái
nhìn đa chiều về khái niệm liên văn bản.
Trước hết là M.Riffaterre - một nhà lý luận có vai trò trọng yếu trong
việc phát triển Lý thuyết liên văn bản.
Ông đặc biệt quan tâm đến phương diện quan trọng nhất của liên văn
bản - sự tiếp nhận của độc giả như nguồn cội của các liên văn bản; ông tin
tưởng vào sự tồn tại của một liên văn bản cụ thể và vào khả năng nhận ra
được đúng nó. Riffaterre chỉ ra sự tương tác giữa người đọc và văn bản là
nguồn gốc biện chứng của ý nghĩa. Văn bản và người đọc tạo nên sự thống
nhất cần thiết trong hành động đọc, sự thống nhất mà ông gọi là “hồi đáp có

tính cưỡng bách của người đọc” và “lực dẫn liên văn bản”. Tiến trình liên văn
bản được miêu tả đồng thời như sự hữu lý hóa và dẫn lực. Hữu lý hóa là phần
diễn giải, đi từ một ma trận còn thiếu của ý nghĩa và tính bất hợp ngữ pháp
đến một thông điệp hợp ngữ pháp và có tổ chức trong tiến trình hồi cố của
diễn giải. Trong cơ cấu của hành động đọc có sự hiện diện vô thức của liên
văn bản như dẫn lực của người đọc đến một văn bản ngoại lai. Sự hiện diện
này có sẵn trong văn bản như phần thiếu vắng hay bổ nghĩa. Người đọc đối
diện với một thể hiện có rào cản, và mong muốn tìm được phần ma trận
24
không thể hiện ấy. Ông ví phần văn bản mà người đọc có được như chiếc
bánh rán khuyên tròn: trong khi tiêu thụ phần bánh, người đọc vẫn cảm thấy
chưa đủ vì sự hiện diện của khoảng tròn trống không ở giữa. Chính sự khát
thèm phần thiếu vắng này mà tiến trình liên văn bản nảy sinh. Phần thiếu
vắng của một văn bản, được gọi là “liên văn bản”, tựa như một lời chú gắn lên
người đọc, buộc họ phải hồi đáp vì nhu cầu hoàn thiện tinh nguyên (Dẫn theo
Nguyễn Nam [31]).
Michel Foucault thì chủ chương “biên giới của một cuốn sách không
bao giờ thực rõ ràng: vượt ra ngoài nhan đề, dòng chữ đầu tiên và dấu chấm
cuối cùng, vượt ra ngoài cấu trúc nội tại và hình thức mang tính tự trị của nó,
nó bị bắt gặp quả tang là đang hòa lẫn vào một hệ thống quy chiếu đến các
cuốn sách khác, các văn bản khác, các câu văn khác: nó chỉ là cái gút trong
một mạng lưới lớn. Cuốn sách không phải là một vật thể chúng ta cầm trên
tay Sự thống nhất của nó thường biến dạng và rất tương đối”.
Ứng dụng vào lĩnh vực thi pháp học trong khuôn khổ của Cấu trúc
luận, G.Genette biến khái niệm tính liên văn bản thành tính xuyên văn bản,
một khái niệm khá rộng: thâu tóm cả năm khái niệm khác, nhỏ hơn - liên văn
bản, bàng văn bản, siêu văn bản, cực đại văn bản và cổ văn bản. Chính
G.Genette là người chủ xướng lý thuyết tự sự học về phân loại các kiểu tương
tác văn bản.
Harold Bloom tiếp cận khái niệm tính liên văn bản từ cả góc độ tu từ

học lẫn phân tâm học. Theo ông, tất cả mọi văn bản đều là liên văn bản, và
liên văn bản lại là sản phẩm của “sự lo lắng về ảnh hưởng”.
Song, lý thuyết gia có nhiều đóng góp hơn cả trong việc khai triển khái
niệm tính liên văn bản không ai khác hơn là Roland Barthes. Trong bài viết
Cái chết của tác giả hoàn tất hai năm sau bài viết của Kristeva, R.Barthes cho
văn bản không phải là chuỗi từ ngữ toát ra một ý nghĩa duy nhất, cố định mà
25

×