Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Khai thác và sử dụng internet trong dạy học phần điện học lớp 11 ban cơ bản trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



NGUYỄN QUỐC HÙNG







KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET
TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HỌC LỚP 11
BAN CƠ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 60.14.01.11





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI VĂN TRINH
















NGHỆ AN, NĂM 2013
R
2

R
1

R
3

PHỤ LỤC 1
ĐỀ KIỂM TRA ( Bài Số 1 )
MÔN : VẬT LÍ 11
Thời gian : 45 PHÚT
Câu 1: ( 1điểm ) Trình bày hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc, giải thích?
Câu 2: ( 1điểm ) Cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào ?

Câu 3: ( 1điểm )Hai quả cầu nhỏ có điện tích 3.10
-6
(C) và 4.10
-6
(C), tương tác với
nhau một lực 30 (N) trong chân không. Tính khoảng cách giữa chúng.
Câu 4: ( 1điểm ) Cho hai điện tích điểm q
1
= 3
C
và q
2
= - 4
C
lần lượt đặt tại hai
điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 10cm. Xác định cường độ điện
trường tổng hợp tại M có AM = 6cm, BM = 4cm.
Câu 5: ( 1điểm ) Dòng điện không đổi là gì? Nêu điều kiện để có dòng điện?
Câu 6: ( 1điểm ) Thế nào là hiện tượng đoản mạch? Viết công thức tính cường độ
dòng điện khi có hiện tượng đoản mạch?
Câu 7: ( 2điểm ) Một bóng đèn có ghi 100W – 200V.
a. Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi 200V .Tính điện năng
tiêu thụ của đèn trong 15 phút và điện trở của bóng đèn?
b. Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi 160V. Tính công suất
của đèn lúc này và cường độ dòng điện qua đèn.
Câu 8: ( 2điểm ) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết suất điện động và điện trở mỗi
nguồn
V5

;

r = 0,5


R
1
= 12

;R
2
=4

,
R
3
= 5


a. Tính suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong bộ nguồn.
b. Tính điện trở tương mạch ngoài, cường độ dòng điện trong mạch
chính.







ĐỀ KIỂM TRA ( Bài số 2 )
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian: 45 phút

Câu 1: ( 1điểm ) Nêu đặc điểm ( điểm đặt, phương, chiều, độ lớn ) vectơ cường độ
điện trường tại một điểm gây bởi điện tích Q?
Câu 2: ( 1điểm )
- Bản chất dòng điện trong kim loại là gì?
- Nêu 2 nguyên nhân gây nên điện trở trong kim loại.
Câu 3: ( 1 điểm) Hiện tượng siêu dẫn là gì?
Câu 4: ( 1điểm )
- Phát biểu định luật bảo toàn điện tích.
- Giả sử hai điện tích điểm có độ lớn q
1
và q
2
cho tiếp xúc nhau. Sau khi
tiếp xúc điện tích của hai quả cầu có độ lớn như thế nào và hút nhau hay
đẩy nhau?
Câu 5: ( 1điểm ) Cho hai điện tích điểm với q
1,
q
2
đặt tại hai điểm A và B trong
không khí. Tìm điểm M mà tại đó đặt điện tích q
0
thì lực tác dụng lên điện tích q
0

bằng 0. Biết rằng AB = 100cm và q
1
= -81.q
2
Câu 6: ( 1điểm )

- Phát biểu định luật Jun-Lenxơ
- Một bếp điện có ghi 220V - 800W. Bếp hoạt động đúng công suất và mỗi
ngày sử dụng 1 giờ. Hỏi trong 1 tháng ( 30 ngày ) bếp tiêu thụ bao nhiêu
KWh.
Câu 7: ( 1điểm ) cho bình điện phân dung dịch CuSO
4
với anốt làm bằng đồng.
Trong thời gian điện phân là 1 giờ thì lượng đồng giải phóng ở anốt là 5,97g. Tìm
cường độ dòng điện qua bình điện phân. Biết F = 96500C/mol, A
Cu
= 64 và n = 2
Câu 8: ( 3điểm ) Ba pin giống nhau ghép song song, mỗi pin có

= 6 V, r = 0,3 Ω.
Hai cực của bộ pin mắc với một biến trở R.
- Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. ( 1điểm )
- Cho biết R = 5,9 Ω. Tìm công suất của bộ nguồn. ( 1điểm )
Tìm R để công suất của mạch ngoài lớn nhất. ( 1điểm )
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ CÁC BÀI KIỂM TRA CỦA HS
Nhóm TN
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM 1 TIẾT
( Bài số 1 )
ĐIỂM 1 TIẾT
( Bài số 2 )
1
Nguyễn Minh Châu
6

7
2
Lâm Khánh Duy
6
5
3
Nguyễn Nhựt Em
3
5
4
Bùi Thị Hảo
7
4
5
Nguyễn Thị Hạnh
7
5
6
Đặng Thị Thu Hạnh
5
7
7
Đỗ Thị Hằng
5
6
8
Nguyễn Ngọc Hân
3
6
9

Phạm Thị Ngọc Hân
5
4
10
Lê Trung Hậu
7
7
11
Nguyễn Thị Ngọc Linh
4
5
12
Trần Thị Linh
6
9
13
Đào Duy Long
6
5
14
Nguyễn Minh Luân
6
6
15
Bạch Thị Ly
4
6
16
Ngô Bích Ngọc
5

3
17
Trà Văn Nguyên
4
9
18
Hoàng Thanh Minh Nguyệt
6
4
19
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
6
3
20
Nguyễn Ngọc Nhung
7
5
21
Nguyễn Thanh Phương
5
6
22
Phan Vinh Quang
7
4
23
Nguyễn Tuấn Thanh
8
5
24

Vũ Văn Thành
5
6
25
Đinh Thị Thảo
6
6
26
Trần Thị Kim Thoa
5
4
27
Diêm Thị Thuần
5
4
28
Tô Sỹ Tiền
8
6
29
Trần Diệu Trang
6
7
30
Nguyễn Thị Thùy Trang
8
5
31
Lê Ngọc Trâm
7

6
32
Phan Đức Trọng
4
4
33
Nguyễn Văn Tươi
5
5
34
Phạm Thị Thu Hương
5
5
35
Trần Ngọc Chi
4
3
36
Nguyễn Quốc Dũng
4
4
37
Lê Văn Đoàn
5
6
38
Lê Quỳnh Đức
8
7
39

Nguyễn Thị Thu Hồng
7
7
40
Nguyễn Bá Khanh
5
6
41
Nguyễn Quốc Khánh
8
8
42
Huỳnh Hồng Lạc
8
8
43
Nguyễn Thành Long
6
5
44
Triệu Văn Long
6
5
45
Nguyễn Hữu Luân
8
7
46
Thiều Thị Mận
4

5
47
Nguyễn Thị Khánh My
6
7
48
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
5
5
49
Nguyễn Văn Nhàn
8
6
50
Hồ Thị Tuyết Nhi
6
5
51
Nguyễn Thị Tuyết Nhi
7
8
52
Đinh Thị Yến Nhi
5
4
53
Phan Thị Yến Nhi
4
5
54

Huỳnh Quỳnh Như
10
8
55
Vũ Tấn Phát
5
6
56
Nguyễn Thị Phượng
2
4
57
Trần Thị Như Quỳnh
7
5
58
Tạ Văn Sến
9
8
59
Đinh Trọng Tâm
2
3
60
Nguyễn Minh Thanh
5
4
61
Nguyễn Chí Thành
7

6
62
Nguyễn Thị Thanh Thảo
7
8
63
Nguyễn Thị Thảo
3
3
64
Lê Thị Thủy
6
5
65
Trần Thị Thúy
5
4
66
Nguyễn Nam Tiến
5
5
67
Giáp Minh Toàn
5
2

Nhóm ĐC

STT
HỌ VÀ TÊN

ĐIỂM 1 TIẾT
( Bài số 1 )
ĐIỂM 1 TIẾT
( Bài số 2 )
1
Hoàng Thị Quế Anh
7
4
2
Lê Thắng Anh
6
4
3
Phạm Duy Bình
5
5
4
Huỳnh Thị Thu Cúc
7
7
5
Nguyễn Trí Cường
8
5
6
Phạm Thị Mỹ Dung
8
5
7
Nguyễn Thị Thu Dung

5
4
8
Nguyễn Thùy Dương
5
7
9
Lý Thành Đạt
6
3
10
Nguyễn Duy Đông
5
6
11
La Hoàng Hà
5
5
12
Hoàng Thị Thu Hoài
5
3
13
Nguyễn Ngọc Lâm
5
5
14
Đặng Thị Lưu
5
6

15
Chung Thị Tuyết Minh
3
4
16
Huỳnh Văn Minh
5
4
17
Lý Thị Kim Ngân
6
3
18
Nguyễn Thị Ngân
6
3
19
Lê Thị Thanh Nhàn
5
5
20
Lê Thị Hồng Nhung
4
6
21
Nguyễn Thị Như
4
4
22
Huỳnh Tấn Phi

5
4
23
Lương Quốc Phương
7
5
24
Lê Thanh Phương
5
6
25
Nguyễn Văn Quyết
6
3
26
Nguyễn Ngọc Sơn
3
4
27
Giang Ngọc Tài
3
4
28
Nguyễn Tấn Tài
4
3
29
Trương Văn Tâm
4
5

30
Nguyễn Minh Thành
8
6
31
Giang Thị Thu Thảo
6
5
32
Nguyễn Thị Thơm
2
4
33
Phạm Thị Thùy
4
3
34
Trần Thị Thanh Thủy
7
4
35
Lê Thị Minh Thư
7
7
36
Đặng Thị Thanh Tiền
3
5
37
Nguyễn Thị Bích Trâm

5
6
38
Nguyễn Thị Huyền Trâm
4
5
39
Nguyễn Khắc Trung
5
5
40
Nguyễn Hà Thị Như Tuyết
3
2
41
Nguyễn Thị Mỹ Yến
8
6
42
Nguyễn Thanh Sinh
6
5
43
Lê Quốc Anh
3
2
44
Phương Á
5
5

45
Nguyễn Văn Cường
6
5
46
Huỳnh Thị Mộng Dân
5
6
47
Trần Thị Diễm
3
2
48
Lê Châu Duy
2
3
49
Nguyễn Thị Hồng Đào
8
6
50
Huỳnh Thị Kim Em
3
2
51
Nguyễn Thị Thu Hà
3
2
52
Nguyễn Đức Hạnh

6
7
53
Trần Thị Thúy Hằng
4
3
54
Nguyễn Công Hậu
7
8
55
Trần Trọng Hiếu
4
4
56
Huỳnh Quốc Huy
8
7
57
Đỗ Thị Lộc
2
4
58
Thái Thị Mai
5
4
59
Vũ Thị Tuyết Mai
8
8

60
Trần Phước Minh
6
5
61
Lê Vương Bảo Ngọc
6
5
62
Phạm Thị Bích Ngọc
8
8
63
Võ Thị Yến Nhi
2
2
64
Nguyễn Thị Tú Oanh
5
4
65
Lý Thành Phát
7
5



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG 5
INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 5
1.1. Các khái niệm cơ bản về Internet 5
1.1.1. Khái niệm Internet 5
1.1.2. Khái niệm trang web 5
1.1.3. Vai trò của Internet trong xã hội hiện đại 7
1.2. Vai trò của Internet trong việc đổi mới phương pháp dạy học 9
1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học 9
1.3. Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học Vật lí 16
1.3.1. Vai trò của Internet trong dạy học vật lí ở trường THPT 16
1.3.2. Qui trình khai thác và sử dụng thông tin trên Internet trong dạy học vật
lí 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 39
Chương 2: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐIỆN
HỌC LỚP 11 THPT 41
2.1. Nghiên cứu nội dung phần Điện học 41
2.2. Giới thiệu thư viện tư liệu khai thác trên Internet 43
2.2.1. Thư viện tư liệu văn bản 43
2.2.2. Thư viện tư liệu hình ảnh, thí nghiệm ảo 44
2.2.3. Thư viện tư liệu videoclips 48
2.3. Xây dựng website dạy học phần Điện học với nguồn thông tin khai thác
trên Internet 52
2.3.1. Giới thiệu trang Web 52
2.3.2. Xây dựng website liên kết 55
2.3.3. Thiết kế tiến trình dạy học các bài học phần Điện học ban cơ bản vật
lí 11 56
2.3.4. Hướng dẫn sử dụng Website cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 79
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 81
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 81
3.2.1. Đối tượng 81
3.2.2. Nội dung 81
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 82
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm 82
3.3.2. Các
bước
tiến hành thực nghiệm 82
3.3.3. Các bài kiểm tra 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
TN : Thực nghiệm
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
THPT : Trung học phổ thông
TNA : Thí nghiệm ảo
TNMP : Thí nghiệm mô phỏng
PPDH : Phương pháp dạy học
TBDH : Thiết bị dạy học
DH : Dạy học
BGH : Ban giám hiệu





1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão và nó gần như
được áp dụng ngay lập tức vào tất cả các lĩnh vực, là động lực thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ về mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Vì vậy người lao động không những
phải có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ nhất định còn phải có tính độc lập, tự
chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, có khả năng đào tạo
và tự đào tạo để không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và sản
xuất. Thực tiễn đó đặt ra cho nền giáo dục của mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới
cả về nội dung cũng như phương pháp giáo dục và đào tạo con người.
Định hướng đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học đã được cụ
thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong điều 28 Luật giáo dục qui
định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh”.
Ngành giáo dục nước ta đã có chủ trương đổi mới nội dung, chương trình sách
giáo khoa sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Với nội dung chương trình sách
giáo khoa mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh thật sự cần thiết.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương
thức dạy học. Nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong dạy
học nên hiện nay hầu hết ở các trường trung học phổ thông điều đã được trang bị

phòng máy vi tính. Sự kết hợp máy vi tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện
cùng với mạng thông tin toàn cầu Internet đang góp phần đổi mới phương pháp dạy
học, tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Với Internet, người sử dụng có
thể tìm kiếm mọi thông tin cần thiết, tra cứu tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy học, mở
rộng kiến thức, ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, học trực tuyến, tham gia các
2
diễn đàn để trao đổi kiến thức Từ đó giúp cho người dạy thay đổi phương pháp dạy
học của mình theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, đồng thời
người học có thể rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức của
nhân loại.
Để việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học đạt hiệu quả cao mỗi giáo
viên cần biết, nắm vững để làm chủ các phương tiện mới và ứng dụng trong công việc
giảng dạy của mình. Phần lớn giáo viên hiện nay biết cách tìm kiếm thông tin nhưng
chưa biết cách lưu giữ, xử lí chúng một cách khoa học hoặc những thông tin đó chưa
thật sự có chất lượng. Học sinh thì chủ yếu sử dụng Internet để giải trí vì không có nhu
cầu và không biết cách tìm thông tin trên Internet. Đây cũng là một vấn đề cấp thiết
trong công tác dạy học hiện nay khi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
đang được chú trọng nhằm thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy vật lý ở trường THPT, tôi nhận thấy phần “Điện
học” chiếm một tỉ lệ lớn trong chương trình vật lý 11( chiếm toàn bộ số tiết học kì I).
Phần “Điện học” bao gồm những kiến thức rất căn bản của vật lý, nó có vị trí rất quan
trọng là tiền đề để giúp HS hiểu và tiếp thu những kiến thức về phần từ trường, cảm
ứng từ,…cũng là cơ sở để HS tiếp thu những kiến thức vật lý hiện đại tiếp theo. Nội
dung kiến thức phần này tương đối khó, phức tạp khó hiểu như: khái niệm ( điện
trường, lực điện trường, điện thế, lực lạ, …), định luật vật lý (định luật Cu-lông, định
luật bảo toàn điện tích), hiện tượng vật lý ( nhiễm điện, dương cực tan, ). Thế nhưng
đa số kiến thức phần này nặng về thông báo, các bài học trên lớp cũng rất ít phần có
thể sử dụng thí nghiệm. Điều đáng nói là các thí nghiệm rất khó làm, khó thành công
hoặc không thể hiện được hết bản chất vật lý cần trình bày cho HS thấy rõ.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐIỆN HỌC LỚP 11 BAN CƠ BẢN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học “điện học” lớp 11 ban cơ bản THPT
nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
3.1. Đối tượng:
Hoạt động dạy học vật lí lớp 11 trung học phổ thông có sự hỗ trợ của Internet.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu phần “Điện học” trong chương trình vật lí lớp 11 ban cơ bản THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được qui trình khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí
để từ đó thiết kế bài giảng điện tử phù hợp thì sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy
học và nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật
lý ở trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình vật lí 11 ban cơ bản THPT phần “Điện học”.
- Nghiên cứu khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí THPT.
- Nghiên cứu xây dựng website liên kết.
- Thiết kế một số bài giảng trên máy tính thông qua việc khai thác và sử dụng
Internet và website đã xây dựng.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc
sử dụng Internet trong dạy học Vật lí ở trường THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Nghiên cứu luật Giáo dục, văn kiện của Đảng, các tạp chí Tin học & Nhà trường,

tạp chí Giáo dục, các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học vật lí,
- Nghiên cứu tài liệu về khai thác và sử dụng Internet.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 11 cơ bản THPT
phần “Điện học”.
6.2.Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Sử dụng và khai thác Internet để lấy các tư liệu hỗ trợ dạy học phần “Điện
học”

- Sử dụng các tư liệu từ Internet để thiết kế một số bài học cụ thể.

- Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.

4
6.3.Phương pháp thống kê toán học:
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm
nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và xác định tính khả thi của đề tài.
7. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học
Vật lí ở trường THPT .
Chương 2: Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học “Điện học” lớp 11 ban
cơ bản THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục













5
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1. Các khái niệm cơ bản về Internet
1.1.1. Khái niệm Internet
Internet là một tập hợp của các máy tính được liên kết nối lại với nhau thông qua
hệ thống dây cáp mạng và đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi,
chia sẻ dữ liệu và thông tin. Bất cứ nguời nào trên hệ thống cũng có thể tiếp cận và đi
vào xem thông tin từ bất cứ một máy tính nào trên hệ thống này hay hệ thống khác.
Trước đây mạng Internet được sử dụng chủ yếu ở các tổ chức chính phủ và trong
các trường học. Ngày nay mạng Internet đã được sử dụng bởi hàng tỷ người bao gồm
cả cá nhân các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các trường học và tất nhiên là nhà nước và các
tổ chức chính phủ. Phần chủ yếu nhất của mạng Internet là World Wide Web.
Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó với tư
cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau nhưng
không ai, không một thực thể nào cũng như không một trung tâm máy tính nào nắm
quyền điều khiển mạng. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức
nhằm tạo nên một mạng toàn cầu.
Internet là một mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN (Local AreaNetwork),
MAN (Metropolitan Area Network) và WAN (Wide AreaNetwork) trên thế giới kết

nối với nhau. Mỗi mạng thành viên này được kết nối vào Internet thông qua một
router.
Internet là sự kết nối của hệ thống các mạng máy tính thông qua các phương tiện
viễn thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường điện thoại
Khả năng truyền tải của những phương tiện này rất lớn, có thể chứa được nhiều loại
thông tin như dữ liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động
1.1.2. Khái niệm trang web
World Wide Web được gọi tắt là Web-là mạng lưới nguồn thông tin cho phép
mọi người khai thác thông tin qua một số công cụ hoặc là chương trình hoạt động dưới
6
các giao thức mạng. World Wide Web là một trong số các dịch vụ của Internet nhằm
giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên thuận tiện và dễ dàng.
Sở dĩ Web trở nên phổ biến vì Web cung cấp cho người sử dụng khả năng truy
cậpdễ dàng từ đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin đa dạng trên Internet
bao gồm văn bản, hình ảnh thậm chí cả âm thanh và video, nghĩa là những gì mà
chúng ta có thể cảm nhận được, vì thế Web đôi khi còn được gọi là đa phương tiện của
mạng Internet.
Thông tin được biểu diễn bằng “trang Web”theo đúng nghĩa của một trang mà
chúng ta có thể nhìn thấy trên màn hình máy tính. Mọi thông tin đều có thể biểu thị
trên trang Web đó, kể cả âm thanh, hình ảnh động, nhưng vấn đề lý thú nhất của Web
nằm ở khía cạnh khác, đó là trang Web mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình máy tính
có khả năng liên kết với những trang Web khác, dẫn chúng ta đến những nguồn thông
tin khác. Khả năng này của Web có được là nhờ thông qua các “siêu liên kết”
(hyperlink), siêu liên kết về bản chất là địa chỉ trỏ tới nguồn thông tin (trang Web) nằm
đâu đó trên Internet. Bằng những siêu liên kết này, các trang Web có thể liên kết với
nhau thành một mạng chằng chịt, trang này trỏ tới trang khác.
Trang web là một tập tin chương trình được lập trình bằng ngôn ngữ html (hyper
text markup language), tạm gọi là tập tin html. Tập tin html có đuôi .htm hoặc .html.
Chúng có khả năng nhúng hoặc liên kết với nhiều tập tin khác như tập tin ảnh, video,
âm thanh, text,… kể cả tập tin html khác. Nơi chứa các trang web của một tổ chức

hoặc cá nhân gọi là website.
Web trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ
dàng. Từ đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên Internet dưới dạng văn
bản, hình ảnh thậm chí cả âm thanh và video. Vì thế, web còn được gọi là đa phương
tiện của mạng Internet.
Để dùng web, người sử dụng phải có trình duyệt web như Microsoft Internet
Explorer, Netscape Navigator, hoặc Opera. Trình duyệt web là một ứng dụng tương
thích với máy tính cho phép người sử dụng nhìn thấy các trang web trên màn hình máy
tính.
Microsoft Internet Explorer – Bộ thám hiểm Internet
7
Viết tắt Internet Explorer hoặc gọi là IE hay MSIE, đây là trình duyệt web thông
dụng nhất hiện nay được đi kèm với hệ điều hành hệ Windows của hãng Microsoft.IE
là trình duyệt web chiếm thị phần lớn nhất hiện nay. Phiên bản hiện tại là Internet
Explorer 7, sẽ được tích hợp với hệ điều hành Windows Vista.
Netscape Navigator ( Mozilla FireFox )
Là một trình duyệt tự do, mã nguồn mở, có khả năng chạy trên nhiều hệ điều
hành khác nhau, có giao diện đồ họa. Nó là trình duyệt đầu tiên có tất cả các tính năng
như ngăn chặn cửa sổ quảng cáo kiểu pop-up, duyệt tab, đánh dấu trang động ( live
bookmarks ), hỗ trợ chuẩn mở và mở rộng để thêm chức năng cho chương trình.
Opera
Là một bộ phần mềm Internet điều khiển các tác vụ liên quan đến Internet bao
gồm duyệt web, gửi và nhận thư điện tử, tin nhắn, quản lý danh sách liên hệ và trò
chuyện trực tuyến. Nó có thể chạy trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm
Windows, Mac OS X, Solaris, FreeBSD và Linux.
1.1.3. Vai trò của Internet trong xã hội hiện đại
1.1.3.1. Lợi ích
Internet ra đời đã thật sự tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực. Với Internet, con
người có thể tiếp cận được với thế giới xung quanh một cách hiệu quả hơn. Người sử
dụng có thể tìm kiếm bất kì nguồn thông tin nào trên mạng Internet, từ những thông tin

về văn hóa, chính trị, xã hội đến những thông tin về giải trí như điện ảnh, ca nhạc, thể
thao, trên toàn thế giới; có thể giao tiếp nhanh chóng với nhau thông qua các hình
thức như e-mail, facebook, nhắn tin, bao gồm cả hình ảnh và âm thanh; có thể trao đổi
thông tin, ý kiến và giao lưu kết bạn; có thể download thông tin hữu ích từ các nguồn
khác nhau. Internet còn giúp thúc đẩy thương mại điện tử thông qua các dịch vụ quảng
cáo, bán hàng trên mạng, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu
quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.
Đối với nước ta, Internet là một trong những phương tiện hữu hiệu giúp Ðảng,
Nhà nước tuyên truyền các chủ trương chính sách của mình ra quốc tế trong khi các
phương tiện truyền thống khó có thể đạt được. Bên cạnh đó, Internet đã góp phần hỗ
trợ các cơ quan quản lý Nhà nước hoạch định chính sách tiếp cận được với môi trường
quản lý theo xu hướng toàn cầu hoá. Trước đây, các cơ quan hành chính nhà nước
8
cung cấp dịch vụ cho dân chúng tại trụ sở của mình, thì nay, nhờ vào Inernet các trung
tâm dịch vụ trực tuyến được thiết lập, hoặc là ngay trong trụ sở cơ quan hành chính
hoặc gần với dân. Qua các cổng thông tin này, người dân nhận được thông tin, có thể
hỏi đáp pháp luật, được phục vụ (giải quyết) các việc trong cuộc sống hàng ngày, như
công chứng, đăng ký lập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu, sang tên trước bạ … tại
các mạng dịch vụ của chính phủ mà không phải đến tại trụ sở các cơ quan trên như
trước đây. Mọi quan hệ giữa chính phủ và công dân bảo đảm tính minh bạch, công
khai, thuận tiện, bảo đảm sự kiểm soát và giám sát lẫn nhau giữa công dân với chính
phủ; tiến lên hoàn thành mục tiêu xây dựng một chính phủ của dân, vì dân và vì sự
phồn thịnh của đất nước trong một môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nó
giúp các nhà nghiên cứu khoa học tiếp cận được với kho dữ liệu khổng lồ và ngày càng
to lớn của nhân loại. Cũng nhờ Internet, các nhà doanh nghiệp đã có điều kiện tiếp xúc
với nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, bước đầu nhận thấy rõ hơn những thời cơ và thách
thức mới trong môi trường của nền kinh tế thị trường và hoà nhập. Từ Internet, hoạt
động của nhiều ngành nghề ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tốt như: du lịch,
thông tin báo chí, giáo dục góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam phát
triển.

Internet dễ dàng cập nhật và có thể tương tác. Với nhiều lợi ích mà chi phí lại rẻ,
không đòi hỏi những kiến thức phức tạp về công nghệ thông tin cũng như những thao
tác khó khăn nên Internet đang dần dần đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống
của con người.
1.1.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những lợi ích to lớn, tất nhiên, Internet cũng như bất kì phương tiện
nào khác đều có tính hai mặt. Mặt trái của nó là mất an ninh thông tin. Các luồng văn
hoá thông tin độc hại, hậu quả tấn công phá hoại đối với các máy chủ dịch vụ, nạn
virus và thư rác. Đồng thời do sự bùng nổ thông tin trên mạng nên người sử dụng
không định hướng được thông tin nào chính xác. Từ đó có thể tiếp nhận những thông
tin lệch lạc. Đặc biệt là những tư tưởng chính trị xấu mang tính phản động trên mạng
Internet. Ngoài ra, cũng không ít người ( nhất là trong giới trẻ ) lạm dụng Internet vào
những trò chơi vô bổ như chơi điện tử, xem những loại phim không lành mạnh, Tất
9
cả những vấn nạn đó đang được các cơ quan an ninh mạng hạn chế được đến mức thấp
nhất.
1.2. Vai trò của Internet trong việc đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học
Trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông hiện nay là tập
trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích
cực, chủ động của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm góp
phần phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu
tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Dạy học
vật lí ngày nay là tiếp tục tận dụng những ưu điểm của phương pháp truyền thống và
dần dần làm quen với phương pháp dạy học mới. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là
hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Có nghĩa
là, người giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà
phải là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh. Khi đó,
học sinh trở thành người khám phá, người thực hiện và giải quyết vấn đề. Họ tự lực
chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tức là chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ

năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
Đổi mới PPDH luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy
học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học ở trong
phòng học và ngoài hiện trường; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với
thực hành và vận dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua nội
dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá
truyền thống với các trắc nghiệm khách quan đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực
mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh.
Nhìn chung, đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH vật lí nói riêng có thể cụ
thể hóa bằng những định hướng sau:
1. Định hướng thứ nhất: Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
Dựa theo phương thức tiếp nhận thông tin của HS, các PPDH truyền thống
có thể phân làm ba nhóm:
10
- Nhóm các phương pháp dùng lời như: diễn giảng, trần thuật, vấn đáp, đọc
SGK, hội thảo, dùng phiếu học tập, nghe băng, đĩa CD,…
- Nhóm các phương pháp trực quan như: biểu diễn vật thật, biểu diễn thí
nghiệm, biểu diễn mô hình, xem tranh ảnh, xem phim,…
- Nhóm các phương pháp thực hành như: quan sát, đo đạc, thí nghiệm, thực hành,
khảo sát, nghiên cứu thực địa, sưu tầm tài liệu,… Đây là nhóm phương pháp quan
trọng trong việc rèn luyện kĩ năng và thói quen của HS.
Trong các nhóm phương pháp trên, xét về mặt hoạt động nhận thức thì các
phương pháp thực hành và trực quan là “tích cực” hơn phương pháp dùng lời. “Tích
cực” ở đây có nghĩa là tích cực trong hoạt động nhận thức, HS được kích thích, ham
mê, hứng thú và chủ động trong việc chiếm lĩnh nội dung bài học dưới sự hướng dẫn
của GV. Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn các
PPDH truyền thống mà có thể sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp với nhau theo
quan điểm mới là phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, đồng thời

có thể vận dụng phù hợp một số PPDH mới như: phương pháp vấn đáp tìm tòi,
phương pháp dạy và học giải quyết vấn đề,…
2. Định hướng thứ hai: Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của giáo
viên sang phương pháp nặng về tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức
và kĩ năng
Dựa theo cấu trúc khái quát của tiến trình khoa học, hoạt động học tập của học
sinh có thể được phân chia thành các nhóm hoạt động sau:
- Nhóm hoạt động thu thập thông tin gồm có: quan sát hiện tượng thiên nhiên,
tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, xem băng, đĩa hình; thực hành
thí nghiệm như đo đạc, lấy số liệu; nghe thông báo của giáo viên hay thông báo của
bạn bè; tìm thông tin trên sách báo, mạng Internet,…
- Nhóm hoạt động xử lí thông tin gồm có: suy luận logic (phân tích, tổng hợp, so
sánh, quy nạp, diễn dịch, khái quát hóa,…) để rút ra một kết luận dữ liệu đã thu thập;
lập bảng biểu, vẽ đồ thị để từ đó rút ra quy luật của hiện tượng; đề ra một phương
án thí nghiệm nhằm kiểm tra một dự đoán hay giả thuyết,… Hoạt động xử lí thông
tin đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo cao của HS.
- Nhóm hoạt động truyền đạt thông tin gồm có: thông báo bằng lời những kết quả
11
xử lí thông tin, kết quả thí nghiệm, những dữ liệu điều tra cá nhân hay nhóm; tham gia
thảo luận, tranh luận về một nội dung học tập; trả lời câu hỏi của GV; viết báo cáo;
trình bày một biểu đồ, một đồ thị, một tranh vẽ. Hoạt động truyền đạt thông tin giúp
HS củng cố kiến thức, phát triển khả năng ngôn ngữ, đồng thời rèn luyện các phẩm
chất cần thiết để hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
Ngoài ra, trong học tập còn có hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã chiếm
lĩnh được để giải quyết một vấn đề, một bài tập,… là tổng hợp của các hoạt động thu
thập, xử lí và truyền đạt thông tin.
Trong mỗi hoạt động, giáo viên giữ vai trò tổ chức và hướng dẫn các hoạt
động học tập của học sinh. HS tự lực hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng
mới. Các hoạt động học tập của HS không những diễn ra trên lớp mà còn diễn ra ở nhà.
3. Định hướng thứ ba: Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài

hòa với học tập hợp tác
Quan niệm đổi mới PPDH vẫn khẳng định trong các PPDH tích cực, hình
thức học tập cá nhân vẫn là hình thức học tập cơ bản nhất, nhưng ở đó HS phải học
tập một cách hứng thú, tự giác và chủ động. Hình thức học tập hợp tác hay học tập
theo nhóm là hình thức học tập hỗ trợ, góp phần làm cho việc học tập cá nhân có
hiệu quả hơn, đồng thời rèn luyện cho HS tinh thần hợp tác trong lao động, thái độ
chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, ý thức trách nhiệm trong công việc chung.
Các hình thức dạy học thường được xen kẽ nhau trong giờ học và bổ trợ cho nhau.
Tuy nhiên, cần tránh quan niệm sai lầm khi cho rằng tổ chức HS hoạt động theo
nhóm mới là đổi mới PPDH và là tiêu chí bắt buộc của dạy học tích cực. Nếu GV
không chuẩn bị kĩ khi tổ chức HS hoạt động theo nhóm thì dễ dẫn đến lãng phí thời
gian mà không đem lại hiệu quả. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân là chủ
yếu, GV cần cân nhắc khi nào thì sử dụng hình thức học tập theo nhóm là phù hợp nhất
để phát triển năng lực của từng HS trong lớp học.
4. Định hướng thứ tư: Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, giai đoạn mà thông tin và truyền
thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển xã hội. Mỗi cá nhân phải
biết nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và biến nó trở thành tri thức
của bản thân. Mỗi cá nhân luôn luôn phải biết tự đào tạo mình, biết cập nhật thông
12
tin nhằm tránh sự tụt hậu trong thời đại mới. Vì vậy, rèn luyện khả năng tự học cho
HS là rất quan trọng. Rèn luyện tự học ngay trong mỗi hoạt động học tập của HS, cả
trên lớp và ở nhà.
5. Định hướng thứ năm: Coi trọng rèn luyện kĩ năng ngang tầm với truyền thụ
kiến thức. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
Bên cạnh việc truyền thụ cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản và phổ thông,
việc bồi dưỡng cho HS những kĩ năng sống và lao động là rất cần thiết. Trong các kĩ
năng cần bồi dưỡng cho HS, nhóm kĩ năng thực hiện các tiến trình khoa học là đặt biệt
quan trọng, gồm có: kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng xử lí thông tin và kĩ năng

truyền đạt thông tin.
Việc đổi mới PPDH cũng phải bao gồm cả đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của HS. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nhằm xem xét mục tiêu
dạy học của môn học có hoàn thành hay không. Từ đó mới có sự điều chỉnh một cách
thích hợp nhất các khâu trong quá trình dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học đã đề ra.
Tuy nhiên, hình thức kiểm tra đánh giá cũng rất quan trọng bởi vì nó quyết định đến độ
tin cậy và chính xác việc phản ánh kết quả học tập của HS. Hiện nay, ngoài hình thức
kiểm tra bằng tự luận còn có hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan giúp GV
và HS đánh giá được kết quả dạy và học.
6. Định hướng thứ sáu: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, chú trọng làm
thí nghiệm, ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí
Vật lí học là một khoa học thực nghiệm. Do đó, thí nghiệm và thực hành là rất
cần thiết trong dạy học vật lí. Qua thí nghiệm, thực hành mà các khái niệm, định luật
vật lí được hình thành một cách thuyết phục đối với HS, đồng thời HS cũng được
rèn luyện các kĩ năng thực hành (quan sát, sử dụng cụ vật lí, lắp ráp thí nghiệm, vẽ đồ
thị,…), phát triển óc phán đoán và tư duy vật lí. Tuy nhiên, việc thực hiện thí nghiệm
thường mất nhiều thời gian nên GV cần chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch thực hiện trước
tiết dạy, có thể cho HS thực hiện ở nhà nếu là thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện.
Hiện nay, ngoài các phương tiện dạy học truyền thống như phấn bảng, người GV
cần phải biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình
giảng dạy, đặc biệt là sử dụng CNTT trong dạy học. Các phương tiện dạy học thuộc
CNTT gồm có (phần cứng lẫn phần mềm): máy vi tính, máy chiếu, mạng Internet, bài
13
giảng điện tử, các phần mềm dạy học, phim dạy học, các thí nghiệm ảo,… Các
phương tiện này giúp làm gia tăng giá trị lượng tin trong dạy học, giúp quá trình trao
đổi thông tin diễn ra nhanh và hiệu quả. Do đó, người GV không còn là trung tâm
phát thông tin vào đầu HS và HS cũng không còn thụ động trong tiếp nhận thông tin
vì có nhiều nguồn thông tin phong phú để HS có thể tự đánh giá, lựa chọn: sách, CD-
ROM, Internet,…Với vai trò là công cụ dạy học, CNTT có thể tham gia xuyên suốt
trong quá trình dạy học và đặc biệt là góp phần đổi mới PPDH ở các mặt như: thực

hiện dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, tăng cường tự học trong quá trình
dạy học, sử dụng luân chuyển những hình thức dạy học đa dạng, hình thành và sử
dụng công nghệ dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
7. Định hướng thứ bảy: Đổi mới cách soạn giáo án

Theo quan niệm đổi mới PPDH thì giáo án là bản kế hoạch chuẩn bị trước của
GV, ước lượng những hoạt động học tập của HS trong tiết học, đề xuất những tình
huống có thể gặp phải và dự kiến cách giải quyết để giúp HS thực hiện được mục
tiêu bài dạy.
Quy trình thực hiện một giáo án đổi mới gồm có:

- Lượng hóa các mục tiêu kiến thức và kĩ năng của bài học.

- Chia bài học thành những nội dung tương đối độc lập (hay đơn vị kiến thức).

- Hoạch định các hoạt động học tập của HS thích hợp cho việc nắm bắt từng đơn
vị kiến thức nói trên; nêu mục tiêu của từng hoạt động.
- Tìm những hình thức học tập phù hợp với mỗi đơn vị kiến thức.

- Hoạch định các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên tương ứng với mỗi
hoạt động học tập của HS.
- Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động.

- Xác định các điều kiện chuẩn bị cho mỗi tiết học: thiết bị thí nghiệm, phương
tiện dạy học như tranh ảnh, máy chiếu,… [6], [10], [11]
Nhìn chung, trong các định hướng trên, CNTT chiếm một vai trò quan trọng, là
một phương tiện dạy và học hiện đại. Nó có thể tham gia vào các khâu trong quá trình
dạy học. Có nhiều hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học, trong đó có việc khai
thác và sử dụng Internet vào trong dạy học vật lí.


14

1.2.2. Vai trò của Internet trong việc đổi mới PPDH

Hiện nay, Internet gần như là một phương tiện không thể thiếu trong cuộc
sống hiện đại. Nó được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Internet
đã và đang trở thành một trong những công cụ dạy và học hiện đại. Trong dạy học
vật lí phổ thông cũng vậy, Internet đóng một vai trò không nhỏ trong việc đổi mới
PPDH hiện nay.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang Web dạy học vật lí trên Internet đã tạo ra
một nguồn tư liệu dạy học cực kì phong phú, đặc biệt là nguồn tư liệu đa phương tiện
(multimedia) bao gồm hình ảnh, âm thanh, hoạt hình, video và các mô phỏng tương
tác (interactive simulation) như Flash animation, Java applet,… Các tư liệu này có một
vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ hoạt động nhận thức của HS.
Giá trị của hình ảnh và video chính là sự trực quan, dễ hiểu. Thông tin dưới dạng
hình ảnh bao giờ cũng dễ dàng gây sự tập trung, chú ý đối với người học hơn là
dùng ngôn từ của lời nói hay chữ viết để trình bày.
“Một bức tranh có giá trị bằng một ngàn từ” [8, tr.52], nhận định của Tony
Buzan cho thấy sự biểu đạt bằng hình ảnh trực quan sẽ giúp chuyển tải một lượng
thông tin rất lớn so với truyền đạt bằng ngôn từ. Mặt khác, sự trực quan của các hình
ảnh, video giúp giảm thiểu sự tưởng tượng sai lệch của HS về đối tượng vật lí hay
quá trình vật lí mà ngôn từ khó có thể diễn tả trọn vẹn. Từ đó, HS có được sự nhận
thức một cách đầy đủ và đúng đắn về các đối tượng vật lí. Ngoài ra, các mô phỏng
tương tác như Flash animation hay Java applet có thể dùng để giả lập các mô hình vật
lí, các thí nghiệm vật lí hay các quá trình vật lí,… Các chương trình này có tính
tương tác rất cao. HS có thể thao tác trực tiếp với chuột, bàn phím để điều khiển
chương trình hay nhập các thông số,… để từ đó khám phá ra các quy luật vật lí một
cách nhanh chóng và hiệu quả.
Brenda Pfaus, một giáo viên, chuyên gia về CAL (computer – aided learning, dạy
học với sự hỗ trợ của máy tính) ở Ottawa, Hoa Kỳ từng nhận định rằng: “Học sinh có

khả năng ghi nhớ tốt hơn những gì họ nghe, nhìn và được tương tác,… Người ta có
khả năng nhớ khoảng 10% những gì họ được đọc, 50% những gì họ được quan sát và
hơn 90% những gì họ được tham gia tương tác” [7]. Thật ra, sự trực quan sinh động
của các tư liệu đa phương tiện làm cho các thông tin trên Web có khả năng thu hút tối
15
đa sự chú ý của các giác quan HS, đặc biệt là thính giác (nghe âm thanh) và thị giác
(quan sát hình ảnh và video thí nghiệm,…). Tính tương tác cao của các mô phỏng cho
phép HS chủ động tham gia tác động vào các mô hình ảo, thực hiện các thí nghiệm
ảo,… Điều đó làm cho HS tập trung, ham mê và hứng thú hơn với bài học. Sự hứng
thú đó sẽ tạo tiền đề cho tính tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố quan trọng tạo
nên và duy trì tính tích cực nơi HS. Tính tích cực lại là điều kiện để rèn luyện và phát
triển tư duy, tính sáng tạo của HS [17]. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả các tư liệu đa
phương tiện khai thác từ Internet vào trong hoạt động dạy học sẽ làm cho HS tích cực,
chủ động hơn trong học tập. Từ đó, kết quả học tập được nâng cao.
Theo quan niệm của khoa học nhận thức hiện nay, các HS có nhiều kiểu và phong
cách học tập khác nhau. Những HS thuận về bán cầu não trái thường phát triển mạnh
về mặt logic và ngôn ngữ. Họ thích trình bày thông tin dưới dạng chữ viết, có khuynh
hướng hiểu các kí hiệu (chữ, số, thuật ngữ) và thường tích lũy kinh nghiệm qua việc
đọc sách. Những HS này thường rất chăm chỉ, nghiêm túc nên kết quả học tập rất tốt.
Ngược lại, những HS thuận về bán cầu não phải thường phát triển mạnh về trực giác
và thị giác phi ngôn ngữ. Họ thích thông tin trình bày dưới dạng hình ảnh, sơ đồ, có
khuynh hướng chán đọc chữ, những chỉ dẫn cần phải có tranh minh họa để hình dung
hiện thực. Những HS này thường hay nghịch ngợm, xao lãng trong giờ học nên kết quả
học tập không tốt, mặc dù đôi khi họ tỏ ra rất sáng dạ [17]. Trong thực tế dạy học vật
lí, chúng tôi cũng đã nhận ra điều đó nhưng làm cách nào để có một PPDH phù hợp
với tất cả các HS ? Trong khi đó, Internet là một môi trường tương tác đa phương tiện.
Các thông tin trên Web có thể kết hợp hiển thị cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh lẫn
video cho đến các mô phỏng tương tác như Flash animation hay Java applet,… Thông
tin được trình bày dưới dạng này giúp các HS thuận não trái lẫn các HS thuận não
phải đều có thể tiếp nhận được. So với cách tiếp cận thông tin truyền thống (đọc SGK

chỉ gồm chữ và các hình ảnh tĩnh, nghe thầy cô giảng bài,…), Internet đã đem lại một
cách tiếp cận thông tin hoàn toàn mới lạ. Thông tin dưới dạng đa phương tiện hoàn
toàn phù hợp với đa số HS có phong cách học tập đa dạng khác nhau.
Với Internet, HS còn được phát triển các kỹ năng nghiên cứu khoa học như tìm
kiếm thông tin, thu thập thông tin và xử lí thông tin từ Internet. Khi truy cập thông tin
trên Internet, HS sẽ học được cách làm việc với chuột và bàn phím như click vào

×