Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ăn Uống Lành Mạnh cho Viêm Gan Kinh Niên - Healthy Eating for Chronic Hepatitis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.07 KB, 2 trang )

Vietnamese - Number 40c
Nutrition Series - June 2013
Ăn Uống Lành Mạnh cho Viêm Gan Kinh Niên
Healthy Eating for Chronic Hepatitis
Viêm gan kinh niên là gì?
Viêm gan kinh niên là bệnh sưng gan. Các loại
siêu vi khuẩn như viêm gan loại B hoặc C gây
sưng gan, làm hư các tế bào gan.

Mệt mỏi, hay cảm giác mệt vẫn không dứt dù đã
nghỉ ngơi, là triệu chứng thông thường nhất của
viêm gan kinh niên. Nhiều người cảm thấy biếng
ăn và đau bụng. Người bị viêm gan cũng có thể bị
sốt, tiêu chảy, và đau khớp.
Tôi có cần ăn uống đặc biệt gì không?
Không. Quý vị có thể đáp ứng các nhu cầu dinh
dưỡng của mình bằng cách áp dụng Eating Well
with Canada’s Food Guide (Ăn Uống Bổ Dưỡng
theo Tập Hướng Dẫn Thực Phẩm Canada). Cơ thể
quý vị, kể cả gan, cần có chất đạm và năng lượng
(calories), để khỏe mạnh. Hãy dùng Tập Hướng
Dẫn Thực Phẩm Canada để hoạch định các bữa ăn
chính và ăn vặt thường lệ lành mạnh để có các chất
dinh dưỡng quý vị cần.

Hãy đọc thêm về Eating Well with Canada’s Food
Guide tại www.hc-sc.gc.ca/fn-an/food-guide-
aliment/index-eng.php.
Nếu tôi không cảm thấy khỏe trong
người thì sao?
Nếu quý vị không cảm thấy khỏe, quý vị có thể


không muốn ăn. Nếu các triệu chứng của quý vị
trở nặng hơn, hãy đến chuyên viên chăm sóc sức
khỏe.

Nếu quý vị không cảm thấy muốn ăn nhiều, hãy ăn
chút ít thức ăn có nhiều năng lượng thường xuyên
hơn. Chọn các loại thức ăn có nhiều chất đạm
và/hoặc năng lượng như:
hạnh và hạt, hoặc bơ hạnh và hạt;
thịt, cá, gà vịt, đậu hũ và trứng; và
sữa thường lệ có chất béo, da ua và phô mai.


Nếu quý vị quá mệt mà không nấu ăn được, hãy ăn
những bữa vặt lành mạnh và các loại thức ăn dễ
làm như:
bánh mì, bánh bagels hoặc bánh lạt với phô
mai;
rau tươi hoặc đóng hộp với phô mai mềm
(cottage cheese);
trái cây tươi hoặc đóng hộp với da ua;
bánh pudding với trái cây khô và hạnh; và
cereal nóng với hạnh và hạt hoặc trộn nhiều thứ
với nhau.

Khi quý vị có sức để nấu, nấu nhiều hơn số lượng
quý vị cần. Cất thức ăn còn thừa vào tủ đông lạnh
để ăn bữa sau.
Tôi cần bao nhiêu chất đạm?
Trong mỗi bữa ăn nên ăn thức ăn có chất đạm.

Quý vị cần bao nhiêu chất đạm còn tùy theo thời
kỳ bệnh gan. Chuyên viên về ăn uống có thể giúp
quý vị biết quý vị cần bao nhiêu chất đạm.
Nói chung, đa số những người bị viêm gan cần:
2 đến 3 khẩu phần thịt và những loại thay thế
mỗi ngày như thịt, gà vịt, cá, trứng, đậu khô,
đậu hũ, hạnh và hạt.
2 đến 3 khẩu phần sữa và những loại thay thế
như sữa, sữa đậu nành, da ua, và phô mai. (Nếu
quý vị không dùng sữa và những loại thay thế,
hãy nói chuyện với một chuyên viên ăn uống).
Còn năng lượng thì sao?
Năng lượng là nhiên liệu cơ thể quý vị cần đến để
hoạt động. Cơ thể quý vị cần được tiếp tế nguồn
năng lượng đều hòa. Ăn đủ năng lượng mỗi ngày
giúp cơ thể quý vị sửa chữa các tế bào, duy trì sức
khỏe chung, và tham gia các sinh hoạt hàng ngày.
Tôi phải làm gì nếu bị xuống cân?
Nếu quý vị quá nhẹ cân hoặc sụt cân là quý vị
không ăn đủ calories. Muốn có thêm năng lượng:




Cố ăn đủ số khẩu phần từ mỗi nhóm trong 4
nhóm thực phẩm trong Tập Hướng Dẫn Thực
Phẩm của Canada được đề nghị cho tuổi và giới
tính của quý vị.
Ăn ít nhưng ăn thường xuyên hơn, dù quý vị
không đói. Cố ăn cách nhau từ 2 đến 3 tiếng

một lần.
Ăn thêm một số thức ăn có nhiều năng lượng
trong mỗi bữa ăn chính và ăn vặt:
O trái cây khô;
O hạnh và hạt;
O phô mai, phô mai mềm (cottage cheese) và
da ua;
O thịt, cá, và gà vịt; trái bơ; và dầu olive hoặc
canola (dùng để nấu ăn).
Giới hạn những loại như nước ngọt có ga, kẹo,
khoai tây chiên, và bánh donuts. Các loại thức ăn
này không cung cấp chất đạm, các loại sinh tố
(vitamins) và khoáng chất.
Thay vì cà phê hoặc trà, hãy uống sữa, sữa lắc, các
loại thức uống có da ua và trái cây hoặc nước xay
sinh tố, các loại thức uống thay bữa ăn và nước trái
cây.
Tôi phải làm gì nếu bị quá nặng cân?
Muốn có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, hãy nói
chuyện với chuyên viên chăm sóc sức khỏe và
chuyên viên ăn uống về việc thay đổi cách ăn uống
và vận động cơ thể. Quá nặng cân hay quá mập
béo có thể làm cho bệnh viêm gan trở nặng hơn.
Tôi có cần thuốc bổ và thuốc tăng
cường khoáng chất hay không?
Có thể. Người vị viêm gan loại B có thể không hấp
thụ hoặc sử dụng được các chất dinh dưỡng đúng
mức. Nếu quý vị không ăn uống đầy đủ chất bổ
sưỡng, hoặc bị ói mửa hoặc tiêu chảy, quý vị có
thể cần thuốc bổ đa sinh tố/thuốc tăng cường

khoáng chất.

Đừng uống nhiều thuốc bổ hoặc thuốc tăng cường
khoáng chất nào, nhất là chất sắt, đồng, mangan,
niacin và sinh tố A, trừ phi bác sĩ dặn uống. Uống
nhiều thuốc bổ và thuốc tăng cường khoáng chất
nào đó có thể độc.

Hãy nói chuyện với chuyên viên chăm sóc sức
khỏe trước khi quý vị uống bất cứ loại thuốc viên,
thuốc bổ hoặc các sản phẩm dược thảo nào.

Có thể uống rượu hay không?
Không. Rượu có thể làm hư hại gan, khiến tăng
thêm các vấn đề do viêm gan gây ra. Muốn an
toàn, tốt nhất là không uống rượu.
Còn vận động cơ thể thì sao?
Tập thể dục vừa phải có thể giúp ăn ngon, giảm
bớt căng thẳng, và giúp bớt các triệu chứng buồn
chán. Nếu quý vị không vận động đã lâu, quý vị có
thể gia tăng vận động từ từ.

Hãy nói chuyện với chuyên viên chăm sóc sức
khỏe trước khi bắt đầu một chương trình thể dục.
Muốn Biết Thêm Chi Tiết
Muốn biết thêm chi tiết, hãy đọc HealthLinkBC
Files #40a Nhiễm Siêu Vi Khuẩn Viêm Gan
Loại C và #40b Sống Khỏe Mạnh Dù Bị Nhiễm
Siêu Vi Khuẩn Viêm Gan Loại C.
Muốn có Các Tài Liệu Hướng Dẫn về Vận

Động Cơ Thể của Canada, hãy đến website tại
www.phac-aspc.gc.ca/hp-ps/hl-mvs/pa-
ap/04paap-eng.php.
Muốn biết thêm chi tiết về viêm gan loại C, hãy
đến website của Canadian Liver Foundation
(Tổ Chức Gây Quỹ cho Bệnh Gan tại Canada)
tại www.liver.ca, hoặc gọi số miễn phí 1-800-
856-7266.

Muốn biết chi tiết về dinh dưỡng và các chọn lựa
thực phẩm, hãy gọi số 8-1-1 để nói chuyện với một
chuyên viên ăn uống có ghi danh.
Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào
www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng
y tế công cộng tại địa phương quý vị.

Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1
để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp
thiết tại B.C.

Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính,
gọi số 7-1-1 tại B.C.

Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi
có yêu cầu của quý vị.

×