Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.91 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Quan điểm lịch sử cụ thể là một trong những nguyên tắc quan trọng của
phương pháp biện chứng duy vật. Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta
khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu nó trong điều kiện thời gian
và không gian nhất định, phải nghiên cứu quá trình vận động của nó trong quá
khứ, hiện tại và dự kiến trong tương lai.
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh
tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. So với các nước
trên thế giới, nước ta vẫn là nước nghèo, nền kinh tế chậm phát triển. Chính vì
thế, việc nghiên cứu, tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với
khu vực và thế giới là hết sức cần thiết. Điều đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta
phải phân tích các yếu tố kinh tế trong tổng thể các mối quan hệ, trong sự vận
động, phát triển không ngừng. Do vậy, việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ
thể vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta là hết sức cần thiết. Có như thế
chúng ta mới tìm được những nhân tố, yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự phát
triển kinh tế ở nước ta, tìm được con đường phát triển kinh tế phù hợp với
tình hình hình thực tiễn trong nước, với tình hình khu vực và thế giới. Để từ
đó có được định hướng, những kinh nghiệm, bài học quý báu giúp đất nước ta
thoát khỏi khủng hoảng, trở thành một nước có nền kinh tế phát triển.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về quan điểm lịch sử cụ thể và sự vận
dụng quan điểm vào điều kiện thực tiễn ở nước ta, trong bài tiểu luận của
mình em đã chọn đề tài: “Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng
và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Mai Xuân Hợi đã hướng dẫn
em trong quá trình tìm kiếm nguồn tư liệu và hoàn thiện đề tài.
Ngoài phần đặt vấn đề, phần kết luận và mục lục, danh mục các tài liệu
tham khảo, đề tài được trình bày theo 3 phần:.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần 1: Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường


định hướng XHCN ở nước ta.
Phần 2: Thực trạng của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta.
Phần 3: Giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta hiện nay.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta.
1.1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1.1.1. Kinh tế thị trường.
1.1.1.1. Khái niệm.
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong
đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều được mua bán trên
thị trường.
1.1.1.2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
- Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao: Các chủ thể trong nền kinh
tế thị trường bao gồm các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, các cá nhân và cả
Nhà nước. Họ chính là người đưa ra các quyết sách kinh tế, các quyết định
trong kinh doanh. Họ phải tự chịu trách nhiệm về tính khả thi của các quyết
sách, quyết định được ban hành cũng như phải gánh chịu các rủi ro nếu có.
- Số lượng, chủng loại hàng hoá trong nền kinh tế thị trường rất phong
phú, đa dạng. Do vậy, mọi nhu cầu tiêu dùng của con người dễ dàng được
thoả mãn.
- Giá cả được xác định ngay trên thị trường: Do giá cả là sự biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hoá mà giá trị hàng hoá là sự kết tinh của hao phí
lao động xã hội cần thiết. Trên thực tế, giá cả còn chịu sự ảnh hưởng của quan
hệ về cung cầu trên thị trường.
- Cạnh tranh là một tất yếu của kinh tế thị trường: Động lực của cạnh
tranh là lợi nhuận. Cạnh tranh góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp không

ngừng nâng cao năng suất lao động, số lượng và chất lượng hàng hoá, dịch
vụ, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong kinh doanh.
- Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở. Vì nó lấy trao đổi làm mục
đích của sản xuất kinh doanh.
1.1.1.3. Ưu, nhược điểm của nền kinh tế thị trường.
1.1.1.3.1. Ưu điểm của nền kinh tế thị trường.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Kinh tế thị trường là một nền kinh tế năng động. Ở đây tồn tại một quy
luật là hễ ai là người đầu tiên đưa ra thị trường một loại hàng hoá mới thì họ
có khả năng thu được nhiều lợi nhuận. Còn nếu biết sản phẩm của mình
không còn nhu cầu nên họ ngừng sản xuất và cung ứng sản phẩm đó thì sẽ tiết
kiệm được chi phí. Chính điều đó đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải năng
động sáng tạo, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu trên thị trường để cung ứng cho thị
trường những sản phẩm mới, làm cho thị trường luôn xuất hiện những sản
phẩm mới và bỏ đi những sản phẩm không còn nhu cầu.
- Kinh tế thị trường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng.
Do yêu cầu sản xuất phải tính toán tới chi phí và chiến thắng trong cạnh tranh,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất, tăng năng suất lao động. Điều đó, làm cho lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ.
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có nhiều hàng hoá, dịch vụ. Do
đó, trong nền kinh tế thị trường không còn tình trạng người chờ hàng mà
ngược lại là hàng chờ người. Ở đây người mua được nâng lên vị trí quí khách,
là “thượng đế “ trên thị trường. Chính nhờ có nhiều hàng hoá và dịch vụ nên
kinh tế thị trường có khả năng thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất
và tinh thần của con người.
1.1.1.3.2. Nhược điểm của kinh tế thị trường.
Bên cạnh những thành tựu của mình, kinh tế thị trường cũng bộc lộ một

số khuyết tật, cụ thể:
- Tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp.
Khủng hoảng kinh tế là tình trạng sản xuất thừa, sản xuất tăng lên lớn
hơn tiêu dùng, còn tiêu dùng không đầy đủ, dẫn đến tình trạng hàng hoá
không bán được, doanh nghiệp không có thu nhập để bù đắp chi phí sản xuất
nhằm tiếp tục quá trình tái sản xuất nên phải đóng cửa. Tình trạng đó làm cho
doanh nghiệp không có lợi nhuận, người lao động bị thất nghiệp không có
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
việc làm, không có tiền lương. Điều đó làm tăng mâu thuẫn kinh tế - xã hội
trong nền kinh tế.
- Tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng.
Dù nền kinh tế thị trường có hoạt động tốt như thế nào thì bản thân cũng
tạo ra sự phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng. Nguyên nhân của tình trạng là ở
chỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh, do tác động của cạnh tranh, mục tiêu
chạy theo lợi nhuận, giảm giá trị hàng hoá, có người tài giỏi, gặp may, phát tài
làm giàu. Trong khi đó nhiều người kém cỏi, không gặp may bị lỗ vốn phá
sản. Điều đó dẫn đến sự phân hoá, xuất hiện quan hệ chủ thợ, tư sản – vô sản,
thống trị - bị thống trị, bóc lột - bị bóc lột.
- Tình trạng độc quyền đã lấn át cạnh tranh làm mất tính năng động và
hiệu quả của nền kinh tế. Độc quyền còn làm cho nền kinh tế trì trệ.
- Tình trạng suy thoái môi trường. Trong nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên làm cho môi trường bị ô
nhiễm, làm ô nhiễm bầu không khí, gây bẩn nguồn nước, bạc màu đất đai, tàn
phá môi trường.
1.1.2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1.1.2.1. Khái niệm.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế dựa trên cơ sở
kết hợp ưu thế của chế độ kinh tế năng động với ưu thế của chế độ chính trị

tiên tiến, kết hợp mặt tích cực của cơ chế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước nhằm hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường,
kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các thành phần kinh
tế cùng phát triển trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
1.1.2.2. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng và phát triển kinh tế thị
trường ở nước ta.
* Điều kiện trong nước.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hiện tại, Việt Nam đang hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết cho sự tồn
tại và phát triển của kinh tế thị trường:
Thứ nhất, phân công lao động xã hội đang ngày càng phát triển về cả
chiều rộng lẫn chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa
phương ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể
hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm
đưa ra trao đổi trên thị trường.
Thứ hai, nền kinh tế đang tồn tại nhiều thành phần với nhiều hình thức
sở hữu khác nhau, có nhiều chủ thể kinh tế. Các chủ thể này độc lập, tách biệt
nhau. Do vậy, trong sản xuất kinh doanh, họ vừa cạnh tranh với nhau lại vừa
hợp tác với nhau, quan hệ giữa các chủ thể được thực hiện bằng quan hệ hàng
hoá tiền tệ.
* Điều kiện khu vực và thế giới.
Phát triển kinh tế thị trường là một xu hướng phổ biến diễn ra trên thế
giới trong giai đoạn hiện nay. Ngay từ thế kỷ XVIII, XIX một số nước tư bản
phương Tây đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, sang đến thế kỷ XX sau
khi lý thuyết của Keynes ra đời, những nước trước đây đã chuyển sang kinh tế
thị trường thì vẫn tiếp tục phát triển kinh tế thị trường nhưng thực hiện sự kết
hợp cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước theo mô hình kinh tế thị

trường hỗn hợp. Còn một số nước trước đây là thuộc địa của các nước tư bản
nay giành lại được độc lập cũng bắt đầu chuyển dần từ kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang kinh tế thị trường.
Chính những điều kiện trong nước, khu vực và thế giới đòi hỏi kinh tế
nước ta phải tuân theo quy luật khách quan chuyển sang nền kinh tế thị
trường.
1.2. Vai trò của kinh tế thị trường trong xây dựng CNXH ở nước ta.
1.2.1. Đặc điểm của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường ở nước ta.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Mục tiêu chiến lược của đường lối phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài
nước để thực hiện CNH – HĐH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH,
nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân,
gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế nhiều thành phần,
trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế tồn tại
một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời
kỳ quá độ. Tuy nhiên, điểm khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng XHCN là vai trò chủ đạo
của kinh tế Nhà nước.
- Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
là Nhà nước pháp quyền XHCN, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà
nước công nông, nhà nước của đại đa số nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nó có đủ bản lĩnh, khả năng và đang tự
đổi mới để bảo đảm giữ vững định hướng XHCN trong việc phát triển nền
kinh tế thị trường ở nước ta.
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo

kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp
vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã
hội.Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước phát triển.Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn
hoá và giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát
triển nguồn nhân lực cho đất nước.
- Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường là cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước XHCN. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng vận
động theo yêu cầu của những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy
luật giá trị, quy luật cung - cầu …, giá cả do thị trường quyết định, thị trường
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5

×